kHOA HỌC – ĐỜI SỐNG

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn trong năm 2015?

Trong suốt 365 ngày của năm 2015, cơ thể của mỗi chúng ta sẽ hoạt động không ngừng nghỉ, tạo ra một khối lượng “thành phẩm” khổng lồ.

cơ thể, năm 2015, bài tiết, chớp mắt, cơ thể

Dựa vào kết quả các nghiên cứu đã được tăng trải trên website và tạp chí khoa học, trang World Science Festival đã tạo ra một bức đồ họa tổng kết những “thành tựu” mà cơ thể của chúng ta dự kiến sẽ đạt được sau một năm lao động vất vả.

Theo tổng kết, tính trung bình, trong cả năm 2015, một người có thể bài tiết tới 135 gallon (tương đương 511 lít) nước tiểu, đủ để đổ đầy 2 bồn tắm. Và đây không phải là “sản phẩm” chất lỏng duy nhất của cơ thể người. Cơ thể của mỗi chúng ta dự kiến sẽ sản sinh 91 gallon (khoảng 344,5 lít) nước bọt, tức là cần tới 230 chai rượu sâm banh cỡ lớn, loại 1,5 lít mới chứa hết.

Các bộ phận trong cơ thể cũng phải đảm đương khối lượng công việc khổng lồ. Chẳng hạn như, trái tim của chúng ta sẽ đập khoảng 25 triệu lần và đôi mắt sẽ chớp nháy tới 5.606.400 lần.

Gần 18 – 25 nghìn tỉ tế bào cơ thể sẽ bị đào thải do quá trình tự chết theo chu trình (apopotosis). Một phần trong số này sẽ là các tế bào da, nên cơ thể tổng cộng sẽ bong tróc hơn 3,6kg da trong 365 ngày.

Các sợi tóc sẽ phát triển thêm khoảng 15cm, trong khi các móng tay sẽ mọc dài thêm từ 2,5 – 4cm. Ngoài những thay đổi thường được chờ đón như thế này, cơ thể có thể gây bất tiện cho chủ nhân khi đánh rắm tới 5.475 lần trong cả năm.

Dù là mệt mỏi, buồn chán hay cả hai, hầu hết chúng ta sẽ ngáp tới 1.825 lần/năm và ngủ trung bình khoảng 2.920 tiếng đồng hồ.

Máu sẽ lưu thông tổng cộng 7,05 triệu km khắp cơ thể, tương đương việc di chuyển quanh đường xích đạo Trái đất 176 lần hoặc từ Australia tới Nam cực 50 lần.

Tuấn Anh(theo Daily Mail, WSF)

————————————————–

Viêm gan Siêu vi C, chữa khỏi 99%

 Đó là một trong những thành tựu khoa học ấn tượng trong năm 2014. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,8 triệu nghiên cứu y học được công bố trên 28.000 tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, những nghiên cứu được công nhận là “đột phá” là rất hiếm hoi. Những thành tựu này có thể chưa được ứng dụng ngay hôm nay, nhưng rất có thể tương lai cần chúng. Bởi vậy, những phát hiện này có khả nang tác động trên các lĩnh vực khoa học, y tế và thậm chí là cuộc sống sau này của bạn

Viêm gan Siêu vi C, chữa khỏi 99%

Xét nghiệm ung thư ruột kết tại nhà

Vào tháng 8-2014, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt thử nghiệm xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (noninvasive DNA-screening test) nhằm xác định ung thư ruột kết. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà riêng của mình. Các xét nghiệm không những xác định được số lượng hồng cầu, mà còn có thể nhận ra các đột biến ADN: Một dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư. Đây được gọi là nghiên cứu mang tính đột phá bởi vì phát hiện sớm làm tăng khả năng đánh bại ung thư.

Phát hiện ung thư với một xét nghiệm đơn giản

Một nghiên cứu mới đến từ Đại học Bradford (Anh) đã cho ra đời xét nghiệm chẩn đoán ung thư đơn giản. Các nhà khoa học đã phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản để phân tích tế bào máu trắng bị hư hại sau khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Các mô hình hư hại cho thấy sự khác biệt giữa những người ung thư, tiền ung thư và bình thường.

Bạn có thể tự thực hiện xét nghiệm ung thư ruột kết tại nhà riêng của mình.

Đánh bại Viêm gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do vi-rút, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Từ lâu, căn bệnh này không có vắc-xin để phòng ngừa. Cho đến gần đây, thuốc Harvoni mới được giới thiệu. Thuốc cũng tự hào có tỷ lệ thành công cao lên đến 99%. Nhược điểm duy nhất là chi phí thuốc này còn khá đắt đỏ.

Nhãn mác phát hiện thực phẩm hỏng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta (Canada) đang phát triển một nhãn mác thông minh, cho phép người dùng biết thịt đã hư hỏng. Nhãn này sẽ tự thay dổi màu sắc khi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh như E.coli, salmonella và listeria.

Cánh tay giả được điều khiển bởi não

Cánh tay giả này được đặt tên là Luke, nó là cánh tay giả đầu tiên có thể thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp thông qua các tín hiệu điện từ não, cho người đeo nó cảm giác tự nhiên hơn.

Cánh tay giả thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp

Cánh tay giả thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp

Hy vọng cho người tiểu đường loại 1

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển thành công các tế bào sản xuất insulin trong môi trường nằm ngoài tế bào gốc. Sau đó, các nhà khoa học đã cấy ghép những tế bào này vào chuột tiểu đường. Kết quả khả quan khi những con chuột này có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong nhiều tháng sau đó.

Công nghệ “in 3D” cơ quan nội tạng con người

Các máy in 3D có triển vọng sản xuất các tế bào, cơ quan với số lượng lớn, được xem là một giải pháp tương lai nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt cơ quan nội tạng cấy ghép. Các nhà khoa học có thể “in” mô con người, nhưng nó lại không có khả năng tồn tại một mình, bởi vì chúng cần các mạch máu và dưỡng chất.

Nhưng mới đây, các nhà khoa học Harvard (Mỹ) đã có bước tiến lớn khi có thể “in” 3D các mạch máu nhằm nuôi dưỡng tế bào. Với kỹ thuật này, việc đưa các cơ quan nội tạng được tạo ra bằng cách “in” 3D vào thực tế là không xa.

V.Nữ (Theo Men’s Health)

“Chân Dung Quyền Lực”, cuộc chiến trên mạng không có ý nghĩa thực tế

Vào lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khoá 11 (HN TW6 ĐCSVN) sắp diễn ra, tờ “Quan Làm Báo” xuất hiện (khoảng tháng 5/2012), đã thu hút sự quan tâm rất lớn của bạn đọc trong, ngoài nước và của báo chí nước ngoài.

Tính đến 10 tháng 9 năm 2012 đã có hơn 37 luợt triệu người truy cập, được Alexa Traffic Ranks xếp hạng 82 tại Việt Nam.

“Quan Làm báo” chĩa mũi nhọn vào các âm mưu lũng đoạn và nạn tham nhũng liên quan tới Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích của ông ta. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tờ báo đặt ra những nghi ngờ về mối quan hệ thân hữu giữa giới đầu sỏ ngân hàng với gia đình Nguyễn Tấn Dũng.

Trong văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ CSVN, và tiếp theo, trên truyền hình HTV và trên nhiều tờ báo lề đảng, tờ  “Quan Làm Báo” bị nêu đích danh.

Bằng văn bản trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên quan “xử lý” những trang trang mạng “phản động” bôi xấu, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong một thời gian ngắn “Quan Làm Báo” đã bị đánh sụp, còn người trong nước gặp khó khăn truy cập vào trang này.

Lúc bấy giờ khi vào địa chỉ “http://www.quanlambao.info” hiện ra dòng chữ:

“Yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngay các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà đang tị nạn”.

Tuy nhiên, cuộc tấn công khá toàn diện của “Quan Làm Báo” vào ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh đã không đạt kết quả như sự mong chờ của dư luận. Từ Nguyễn Tấn Dũng, đến tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn của ông Dũng, hay Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng, v.v… chẳng ai bị trầy da tróc vảy gì.

Với lý thuyết “đánh chuột không để vỡ bình”, “để giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng”, “kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ”, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đã bỏ phiếu “quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị”. “Một đồng chí trong Bộ Chính Trị” ở đây có biệt danh “X”, mà ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đạt con số khoảng 15-16 triệu luợt nguời vào đọc trong vòng một tháng (kể từ giữa tháng 12 năm 2014) là một con số kỷ lục của trang “Chân Dung Quyền lực”.

Cũng theo Alexa Traffic Ranks, “Chân Dung Quyền Lực” vào giữa tháng 01 năm 2015 đứng vị trí 273 trong không gian điện tử ở Việt Nam, đến cuối tháng 01 xuống 296, nhưng vẫn là thứ hạng rất cao.

“Chân Dung Quyền Lực” ra đời trong bối cảnh trước và sau Hội nghị 10 của ĐCSVN vào đầu năm 2015, vào lúc mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã khôi phục và củng cố được vị trí của mình kể từ sau Hội nghị Trung ương 7.

Giữa tháng 01 năm 2015, “Chân Dung Quyền Lực” tiết lộ kết qủa cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí thư trong Hội nghị Trung ương 10 với vị trí đầu bảng về mức tín nhiệm cao của Nguyễn Tấn Dũng.

“Chân Dung Quyền Lực” khen ngợi Nguyễn Tấn Dũng và dường như muốn dọn đường dư luận cho tham vọng thâu tóm quyền lực tại Đại hội đảng lần thứ 12 diễn ra vào đầu năm 2016.

Đặt câu hỏi phải chăng “Chân Dung Quyền lục” nằm trong phe nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng? Và mặc dù có ý kiến phải ngăn chặn, điều tra truy tố, nhưng không thấy một hành động nào thích ứng từ phía Chính phủ, khác hẳn như với “Quan Lam Báo”?

Hôm 23 tháng 01, ông Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với BBC Việt ngữ:

“Tôi cho rằng người ta vẫn cứ im lặng để người ta hiểu như rằng đây cũng coi nó như một bức thư nặc danh vậy.

“Và người ta lờ đi, và trong cái lờ đi như thế này thì chắc chắn người ta quan tâm, người ta đọc thì sẽ có lợi cho một số người và cũng lại không có lợi cho một số người khác về mặt vận động hoặc đặc biệt là về nhân sự trước Đại hội 12 này.”

Nhận định ra sao về ảnh hưởng của “Chân Dung Quyền Lực” trong cuộc chơi này? Theo tôi, không nhiều.

Ngoài việc cung cấp thông tin về bệnh tật của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính, về sự tham nhũng, tài sản từ tham nhũng của một số nhân vật cao cấp như Phùng Bá Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Hoà Bình, những người có thể là rào cản trên buớc đường vươn tới danh vọng cao nhất của Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta không thấy gì to tát hơn.

Người dân có thể vui thích đón nhận những thông tin này được xem như là “thâm cung bí sử” của triều đại Hà Nội, nhưng thực tế ai ai cũng biết rằng, cả bộ máy công quyền là hang ổ của tham nhũng. Không chừa một ai. Dân chúng đủ thông minh để nhận thấy rõ mục đich của cuộc chơi thiên lệch này.

Việc phát quang dọn đường cũng không mấy suôn sẻ. Có nhiều ý kiến về Nguyễn Tấn Dũng gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Không ít người nghĩ rằng nếu quyền lực tập trung vào Nguyễn Tấn Dũng, một người có tư tưởng cải cách, dân chủ, thân thiện với Mỹ, thì đất nước sẽ có cơ hội thay đổi. Trong các lãnh đạo Việt Nam hiện nay không tìm ra khuôn mặt nào hơn Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cũng có những người cho đấy là nhận thức sai lầm, ngây thơ về chính trị, xuất phát từ bối cảnh bí bách, không tìm thấy lối thoát nào ra khỏi ách độc tài của ĐCSVVN hiện nay.

Ông Nguyễn Tấn Dũng là một người không có học thức, và chắc chắn không phải là nguời có tư tưởng cải cách, dân chủ. Ông ta ã ký các nghị quyết đàn áp nhân quyền, phản dân chủ, bóp nghẹt báo chí tự do. Ông ta đã thực hiện các chính sách đưa nền kinh tế VIêt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Ông ta cũng là nguời hám danh lợi lâu dài, kiến thiết và đặt hai con trai vào các chức vụ công quyền và tạo điều kiện cho con gái trong việc thâu tóm ngân hàng.

Mặc dù trên các phương tiện truyền thông đại chúng người ta vẫn không ngừng tuyên truyền ghét Mỹ, cảnh giác với “thế lực thù địch” Mỹ, quan hệ của Việt Nam với Mỹ dường như bắt buộc, vì Mỹ là thị trường kinh tế và tín dụng cực kỳ quan trọng.

Quan hệ với Mỹ nằm trong chiến lược “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc như ông Nguyễn Tấn Dũng đã tùng tuyên bố. Chơi với Trung Quốc nhằm bảo vệ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, kiếm lợi ích kinh tế nhưng mặt khác không muốn Trung Quốc đè đầu, cuỡi cổ. Có thể mô tả Việt Nam Cộng sản trong hình ảnh của một ả điếm, đồng ý làm tình cùng thoả mãn với Trung Quốc, nhưng không muốn Trung Quốc sử dụng bạo lực cưỡng hiếp. Mỹ là yếu tố có thể ngăn chặn việc đó xảy ra.

Mặt khác, cấu trúc tổ chức hiện nay của ĐCSVN còn rất mạnh. Trong Đại hội 12 sẽ tăng từ gần 200 lên 290 Uỷ viên Trung ương và 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị, vẫn là bộ não của trung tâm quyền lực.

Dù có thể giữ chức Tổng Bí Thư, thậm chí kiêm Chủ tịch nước và nắm sân sau công an-quân đội, Nguyễn Tấn Dũng cũng khó có thể khuynh loát hoàn toàn sự lãnh đạo của ĐCSVN. Vào thời điểm hiện nay, chưa có điều kiện chuyển từ cơ cấu “Vua Tập Thể”- độc tài toàn trị qua cơ cấu độc tài cá nhân, như Vladimir Putin ở nước Nga, là tổng thống thông qua bầu cử tự do. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể có những quyết định mạnh và thuận lợi hơn cho phe nhóm và gia đình mình.

Qua “chân Dung Quyền Lực”, chúng ta thấy một phần của cuộc đấu đá sau hội trường. Những kẻ tham vọng đi săn lùng những bàn tay nhúng chàm để làm con tin, dí súng vào mạng sườn nhau. Nhưng chỉ đến mức ấy. Không bóp cò!

“Còn đảng còn mình” là nguyên tắc mà bất cứ kẻ nào nằm quyền lực cũng sẽ gìn giữ, bảo vệ. Nguyễn Tấn Dũng càng hiểu hơn ai hết.

Cuộc đấu đá sẽ kết thúc bằng thoả hiệp. Bởi vì trong suốt 85 năm tồn tại kể từ năm 1930, thời nào ĐCSSV cũng có chuyện tranh giành ảnh hưởng giữa những người lãnh đạo cao nhất và bao giờ cũng như thế. Nguyên lý “trường tồn” của họ dựa vào nền tảng này.

Có làm sôi động, đình đám một thời gian “Chân Dung Quyền Lực” cuối cùng cũng chỉ là cuộc đấu đá trên mạng, không mang ý nghĩa thực tế nào, rồi cũng sẽ đi theo số phận của “Quan Làm Báo”.

© Lê Diễn Đức – RFA

Ba kịch bản cho tương lai Việt Nam

Đặng Xương Hùng
« Có những thời điểm mà lịch sử chạy nhanh hơn bình thường. Tôi thậm chí dám khẳng định rằng có khả năng Việt Nam bước vào giai đoạn chính trị có tính quyết định nhất kể từ sau 1975 ». Đây là nhận định khá lý thú, đáng được quan tâm của Giáo sư Jonathan London, trường Đại học Hồng Công.
Tuy nhiên, tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu, vẫn còn là câu hỏi rất khó với bất cứ ai quan tâm, lo lắng cho đất nước này. Nó khó như giải một phương trình gồm nhiều ẩn số. Trong đó, ẩn số quan trọng nhất, khó phán đoán nhất là các tính toán và cân nhắc của giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay.
Điều đó khẳng định rằng tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của giới lãnh đạo. Cơ hội đã đến, mọi cánh cửa đã mở. Tiếp tục lối mòn xưa hay chuyển hướng đưa đất nước vào con đường phát triển theo văn minh của nhân loại.
Dựa trên sự phán đoán các tính toán và cân nhắc của giới lãnh đạo, có thể phác thảo ra ba kịch bản chính cho tương lai Việt Nam, như sau:
1. Trò chơi cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục được áp dụng.
Đây là kịch bản dễ xẩy ra nhất. Nó dựa trên sự suy luận rằng giữ chế độ là nhu cầu lớn nhất của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Theo kịch bản này, quan hệ Việt – Trung không còn ở mức « 4 tốt, 16 chữ vàng » nữa, nhưng vẫn giữ ở mức « hai bên cùng có lợi ». Lãnh đạo Việt Nam không đặt vấn để thoát hẳn ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc mà lợi dụng mối quan hệ này để củng cố chế độ. Đổi lại Trung Quốc không có thêm sự khiêu khích lộ liễu nào nữa ngoài Biển Đông, hoặc nếu có cũng dựa trên những thỏa thuận ngầm với lãnh đạo Việt Nam và được hai bên giữ kín. Trung Quốc không «làm xấu mặt» Việt Nam thêm nữa, để đổi lấy việc làm ngơ trước các kế hoạch xác định chủ quyền ở những khu vực Trung Quốc đã chiếm. Đợi một thời gian im ắng, Trung Quốc lại tiếp tục xây phi trường và căn cứ quân sự ở Gạc Ma, xây các ngọn hải đăng tại quần đảo Hoàng Sa.
Hai bên Việt-Trung tiếp tục chủ trương « gác tranh chấp, cùng khai thác ». Việt Nam dựa vào ưu thế của Trung Quốc để gỡ gạc những lợi ích tối đa nhất, trong hành xử với các nước láng giềng tranh chấp. Hai bên tiếp tục giữ tuyên bố « các tranh chấp được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương giữ các bên liên quan trực tiếp ». Đề án kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế được cất kỹ trong ngăn kéo.
Trong khi đó, những bước xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam chỉ giữ ở mức « đủ để cân bằng với Trung Quốc ». Mỹ được đáp ứng để thỏa mãn là Trung Quốc không hung hăng thêm nữa. Tình hình « nguyên trạng » như trước giàn khoan được cam kết giữ, đủ để hài lòng cả ba bên Mỹ, Trung, Việt. Cả Mỹ và Trung Quốc đều ngầm hiểu « mi không đụng đến lợi ích của ta, thì ta không đụng đến lợi ích của mi » như phương châm đã hình thành từ thời Thượng Hải 1972.
Một số lĩnh vực trong quan hệ Mỹ-Việt có thể tiến bộ nhất định. Nhưng không đạt đến mức Mỹ mong đợi, do Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ những điều kiện mà phía Mỹ đưa ra. Những tiến bộ được giữ ở mức đủ để Mỹ đừng buông tay. Nhịp điệu « bắt thả » rất nhịp nhàng để đổi lấy việc thực hiện cam kết của Mỹ.
Những tiến bộ về dân chủ và nhân quyền, nếu có thì chỉ là hình thức bề ngoài. Tư tưởng đi theo Mỹ là mất đảng, là mắc mưu « diễn biến hòa bình » ít nhiều vẫn đang còn tồn tại trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vừa tuyên bố tại Bộ Công an: « dứt khoát không để nhen nhóm hình thành tổ chức chống đối phá hoại đất nước ». Tuyên bố này đi ngược phát biểu dân chủ đầu năm, đã được Ngài John Mc Cain « biểu dương » trong chuyến thăm vừa rồi tại Việt Nam.
Kịch bản này có thể mô tả một cách sơ lược là: ve vãn Mỹ, để không bị o ép mạnh trong quan hệ với Trung Quốc như trước đây, làm lắng dịu tình hình căng thẳng do dàn khoan gây ra. Được giới lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn tự hào như là một « đường lối mềm dẻo, khôn khéo ». Kịch bản này có thể xẩy ra từ nay đến Đại hội đảng XII, có thể kéo dài được thêm một vài năm sau đó, trước khi dẫn đến thất bại, đổ vỡ.
2. « Đường lối mềm dẻo, khôn khéo » bị thất bại.
Việt Nam bị kẹt trong xung đột về chủ trương của Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ Việt-Trung dần trở nên căng thẳng. Quan hệ Việt-Mỹ được thúc đẩy nhưng không đủ để Mỹ can dự trực tiếp. Có khả năng đụng độ trên Biển Đông, trong đó Việt Nam được hậu thuẫn bởi vũ khí của Mỹ.
Kịch bản này khả năng ít nhưng vẫn có thể xảy ra. Nó dựa trên suy luận là một nước nhỏ như Việt Nam hiện nay không đủ tài và lực để cùng lúc lèo lái hai cường quốc hòng trục lợi cho riêng mình
Kịch bản này là hậu quả chính sách « mềm dẻo, khôn khéo », trong khi Mỹ và Trung Quốc đều có tính toán riêng của mình.
Với Trung Quốc, sự kiện đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một phần của kế hoạch của Trung Quốc vươn ra biển khơi, độc chiếm Biển Đông, hợp pháp hóa đường lưỡi bò và kiểm soát các đường hàng hải huyết mạch.
Trước đó, Trung Quốc đã âm thầm, lặng lẽ, xây dựng các công trình như sân bay, đảo nhân tạo, đặt căn cứ quân sự ở Trường Sa. Trên đất liền, xây dựng các đặc khu kinh tế Vũng Áng – Hà tĩnh, dự án Bô xít Tân Rai và Nhân Cơ – Đắc Nông. Từ đó, hình thành tam giác với đảo Hải Nam và đảo Tam Sa (Hoàng Sa), chia cắt và dễ dàng khống chế Việt Nam khi tình huống xảy ra.
Những hành động mới đây của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ làm Trung Quốc rất nóng mắt. Họ tiếp tục tiến hành đồng loạt các biện pháp vừa hăm dọa, cưỡng ép và bắt chẹt đối với Việt Nam. Họ không muốn Việt Nam ngã quá nhiều với Mỹ để ngăn cản chủ trương trên của họ.
Thời gian tới, họ tiếp tục gây sức ép lên giới lãnh đạo để Việt Nam tiếp tục trấn áp các hoạt động chống Trung Quốc, gây rối làm bất ổn cả về kinh tế lẫn xã hội ở Việt Nam, làm các nhà đầu tư nước ngoài không dám tiếp tục đầu tư, dùng các biện pháp về tài chính và thương mại để khống chế Việt Nam chặt chẽ hơn.
Với Mỹ, các chuyến đi liên tiếp vừa rồi đến Việt Nam của Thượng nghị sĩ John Mc Cain và của Tướng George Martin Dempsey chứng tỏ Mỹ đã cảm thấy quá muộn trong những biện pháp ngăn chặn sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. Việc các quan chức Mỹ có những phát biểu đầy « khích lệ » cho quan hệ Mỹ- Việt chứng tỏ Mỹ thật sự mong muốn có hậu thuẫn cho Việt Nam là mắt xích yếu nhất, nhưng đồng thời cũng là đối tượng chống lại Trung Quốc hiệu quả nhất, nếu được tăng cường sức mạnh. Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ cho biết một trong những yếu tố « thú vị » trong quan hệ Mỹ- Việt là « tâm lý chống Trung Quốc sâu sắc » ở Việt Nam.
Người Mỹ có thể hào phóng nhưng rất thực dụng. Một mặt, họ ra sức ca ngợi và cổ vũ cho một « đối tác chiến lược » trong tương lai của quan hệ Mỹ-Việt, với những cam kết kế hoạch giúp đỡ khá rõ ràng. Nhưng mặt khác họ không quên đưa ra những điều kiện ràng buộc và giới hạn để thực hiện theo một tiến trình nhất định. Hầu như người Mỹ đã rút ra bài học « No more Vietnam » của cố Tổng thống Richard Nixon. Họ có thể tiêu tốn tiền bạc và vũ khí trong tình huống này, nhưng để đổi lại họ có thể « dùng cộng sản chống lại cộng sản ở Biển Đông ».
Kịch bản hai xẩy ra khi Việt Nam bị nằm ở thế, trên thì bị Trung Quốc o ép không thoát ra khỏi được vòng kiểm tỏa, ở dưới thì bị Mỹ thúc ép « có hành động thêm nữa về dân chủ và nhân quyền ». Kịch bản này có thể đi kèm với tình trạng giới lãnh đạo Việt Nam bị chia rẽ một cách sâu sắc bởi hai phe cải cách và bảo thủ, nhưng không bên nào giành thắng thế.
3. Lãnh đạo Việt Nam buộc phải thay đổi với một kịch bản tương tự như đã diễn ra ở Miến Điện.
Ít có khả năng giới lãnh đạo Việt Nam tự nguyện thay đổi. Kịch bản này có thể xảy ra khi kịch bản đầu thất bại hoặc do một tác động bên ngoài như: sự nổi dậy của nhân dân, vỡ nợ hoặc sụp đổ về kinh tế, một biện pháp trừng phạt của các nước lớn (thí dụ như dự luật chế tài về nhân quyền Ed Royce HR4254).
Đây là kịch bản duy nhất có lợi cho nhân dân và dân tộc Việt Nam.
Kịch bản này cũng dựa trên suy luận rằng, có một nhân vật hoặc một nhóm lãnh đạo, có tư tưởng cải cách, tập hợp đủ lực lượng tạo ra một diễn biến như đã từng xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu
Tóm lại, phán đoán các kịch bản cho tương lai Việt Nam hầu tìm ra được mấu chốt quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thay đổi, mau chóng đến với đất nước Việt Nam.
Là nhà lãnh đạo thì nhận cho mình trọng trách cao nhất đối với vận mệnh đất nước. Phải có đủ lòng dũng cảm và thành tâm chính trị, lãnh đạo quốc gia phải thực sự vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, chứ không thể vì lợi ích của một đảng, một phe nhóm hoặc chỉ vì lợi ích cá nhân.
Là con dân Việt Nam, thì việc đòi hỏi để có được một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc trong một quốc gia thịnh vượng, không thể chỉ còn là một lời thỉnh cầu mà phải ý thức tự đứng lên giành lấy nó. Xây dựng một xã hội dân sự mà trong đó mọi công dân Việt Nam quan tâm đến các tổ chức lãnh đạo đang điều hành đất đất nước, hiểu được cơ chế mà nó đang hoạt động, nắm được những biện pháp, chính sách mà các cơ quan này đang tiến hành. Tương lai, vận mệnh của mình nằm trong đó.
Việt Nam đang có cơ hội tốt để hướng tới một tương lai thực sự độc lập, dân chủ và tự do.
Đặng Xương Hùng.
@Tintuchangngay

Lượm lặt tin 30-1-2015

Hồ sơ nguyên chủ tịch mới bị bắt của OceanBank

42 tuổi, với 15 năm hoạt động trong ngành tài chính, bà Nguyễn Minh Thu là sự lựa chọn của HĐQT OceanBank cho vị trí chủ tịch ngay sau khi ông Hà Văn Thắm vướng vòng lao lý.

Bà Nguyễn Minh Thu (sinh năm 1973) tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà từng đảm nhận vị trí cán bộ kinh doanh tài chính tiền tệ tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong 8 năm, từ 2000 đến 2008. Năm 2007, bà đầu quân về Ocean Bank với vị trí phó giám đốc chi nhánh Hà Nội.

Năm 2008, bà Thu được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc OceanBank. 3 năm sau, vào tháng 1/2011, bà Thu trở thành CEO của nhà băng này. Ngày 24/10, bà Nguyễn Minh Thu được bầu làm chủ tịch HĐQT thay ông Hà Văn Thắm sau khi ông này bị bắt tạm giam.

ngân-hàng, Nguyễn-Minh-Thu, Hà-Văn-Thắm, bị-bắt, lãnh-đạo, Oceanbank, sếp, CEO
Bà Thu bị bắt sau khi đã có 8 năm gắn bó với OceanBank trên nhiều vị trí. Ảnh: Tri Thức trẻ.

Ngay thời điểm ông Hà Văn Thắm bị bắt và bà Thu được bầu ngồi ghế chủ tịch HĐQT, một lãnh đạo cấp cao trong giới ngân hàng cho biết rất tin tưởng và kỳ vọng vào nữ doanh nhân 42 tuổi này bởi trình độ chuyên môn và sự nhiệt huyết.

Tuy nhiên, nữ chủ tịch này chỉ tại vị vỏn vẹn 2 tháng, trước khi nhường lại vị trí lãnh đạo cao nhất cho bà Đào Thị Thúy vào ngày 28/12/2014. Ngày 28/1, tức chỉ một tháng sau khi rời ghế chủ tịch, bà Thu bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra vì bị tình nghi liên quan đến hành vi vi phạm của bị can Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank.

Nắm giữ vị trí lãnh đạo trong ngân hàng từ năm 2007, nguyên chủ tịch OceanBank từng cho rằng việc bà đến với nghề là một “cơ duyên”, bởi bà vốn học ngành tự nhiên, làm trong lĩnh vực kỹ thuật rồi mới chuyển sang ngân hàng, tài chính. “Mình không chọn nghề, mà nghề đã chọn mình… Mình gắn bó với công việc trước hết vì sự yêu thích, niềm đam mê và đó cũng là trách nhiệm”, bà Thu từng chia sẻ.

Thời điểm vừa trở thành chủ tịch OceanBank, bà Thu từng nhận xét rằng việc chủ tịch Hà Văn Thắm bị bắt giam được xem là biến cố lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng. Tuy nhiên, “ngân hàng sẽ kiên định thực hiện các mục tiêu hoạt động bền vững, an toàn, tập trung xử lý nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng”.

————————-
5 điều người ta thường hối tiếc khi về già
Eric Barker, tác giả cuốn sách nổi tiếng Barking Up the Wrong Tree, tạm dịch là “đừng sủa nhầm cây”, có bài phân tích về sự hối hận trong đời mỗi người, với những số liệu và dẫn chứng cụ thể.

“Ước gì tôi đã sống theo cách mà tôi muốn, không chạy theo cách mà người ta muốn tôi.” (Hình: Getty Images)

Theo khảo sát, nhìn chung, người ta thường hối tiếc về những việc mình chưa làm (75%), hơn là hối tiếc về những sai lầm mình đã phạm (25%). Bên cạnh đó, người ta cũng tiếc cho các chi phí để mua sắm đồ đạc, vật dụng, thay vì dùng số tiền đó để “mua” các kinh nghiệm sống, mà những chuyến du lịch là một ví dụ.

Tác giả lên danh sách năm điều mà người ta thường hối tiếc khi về già, theo hai mục, một là những việc làm cụ thể, và một là những vấn đề trong cuộc sống.

Về những việc làm cụ thể mà người ta thường hối tiếc, sau đây là năm điều mà nhiều người có cùng chia sẻ nhất:

1. Ước gì tôi đã sống theo cách mà tôi muốn, không chạy theo cách mà người ta muốn tôi.
2. Ước gì tôi đã không đặt công việc là quan trọng trên hết, tôi làm việc quá nhiều.
3. Ước gì tôi đã nói ra những gì thực sự trong lòng mình.
4. Ước gì tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho người thân.
5. Ước gì tôi cho phép bản thân mình hạnh phúc hơn.

Về những vấn đề trong cuộc sống mà người ta thường hối tiếc, sau đây là năm điều mà nhiều người có cùng chia sẻ nhất:

1. Học vấn. Phần lớn người ta tiếc về những quyết định về việc học hành. Người thì tiếc chưa kiên trì để tốt nghiệp, người thì ước đã học lên, người lại thấy mình bỏ ra quá nhiều thì giờ vào bằng cấp… Việc học gì và học như thế nào có vẻ là điều khiến nhiều người ưu tư và tiếc nuối nhất.
2. Sự nghiệp.
3. Tình cảm.
4. Cách dạy dỗ con cái.
5. Cách thức và thời gian thưởng thức cuộc sống.

Theo tác giả Barker, để sống một cuộc sống không phải nuối tiếc, bạn nên thư giãn, bớt lo lắng, quyết đoán, tập trung, và cố gắng giữ sự lạc quan

Ảnh những vườn phật thủ tiền tỉ ngoại ô Hà Nội

vuon phat thu tien ti

Những vườn phật thủ sai trĩu quả, chín vàng ươm đang chuẩn bị vào mùa Tết của người dân Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) có giá trị đến hàng tỉ đồng mỗi vườn.

ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-1
 Đắc Sở là một trong những địa phương tiên phong trong việc đưa cây phật thủ phát triển ở miền Bắc. Toàn xã có khoảng 900 hộ dân thì có đến gần 700 hộ trồng phật thủ với tổng diện tích khoảng 20ha, mỗi năm lãi khoảng 1,4-1,5 tỉ đồng/ha.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-2
 Người dân bắt đầu đưa cây phật thủ vào trồng từ năm 2004 và người đầu tiên nhân giống thành công phật thủ trên đất Đắc Sở là ông Nguyễn Văn Thiết ở xóm 4, thông Đông Hạ
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-3
 Phật thủ là loài quả thuộc chi Cam chanh, có hình dáng giống tay phật, thường được bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. 
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-4
 Trồng phật thủ rất dễ bán nhưng lại đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, bởi phật thủ rất dễ mắc một số bệnh như rầy, rệp, sương muối. Thời gian từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch phật thủ là khoảng 2 năm. Sau đó, cây sẽ cho quả đều đặn trong khoảng 5 năm sẽ tàn.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-5
 Đặc biệt, sau khi hết tuổi cây, người trồng không thể trồng vụ tiếp theo trên đất đó vì “cay đất”. Người Đắc Sở thường đi thuê đất ở những xã, huyện lân cận để tiếp tục trồng phật thủ.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-6
Cận Tết Nguyên đán, người dân tích cực chăm sóc để phật thủ chín đúng dịp bán rộ nhất năm.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-7
  Người dân tưới nước 2-3 ngày/lần để cung cấp đủ nước cho quả phật thủ nhanh chín hơn và có màu vàng tươi.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-8
 Những quả phật thủ đẹp phải là những quả phật thủ đầy đủ các yếu tố “Thịnh – suy – vy – thái”.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-9
 Gia đình ông Nguyễn Quang Ổn thuê gần 2 mẫu đất ở Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) để trông phật thủ. Ông cho biết, 2 vườn phật thủ nhà ông đã được bán cho thương lái với giá gần 1 tỉ đồng. Chỉ chờ đến giáp Tết là người ta đến cắt đi bán.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-10
 Vườn phật thủ nhà ông Ổn rất sai quả, mỗi cây cho khoảng 40-50 quả. Giá mỗi quả dao động trong khoảng từ 100.000-600.000 đồng. 
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-11
 Trong ảnh là một quả phật thủ rất đẹp và độc mà theo ông Ổn đánh giá nếu gặp được khách chơi thực thụ có thể bán với giá hơn 10 triệu đồng.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-12
 Những quả phật thủ có tay dài, vàng óng mượt thường được bán với giá cao hơn.
Anh nhung vuon phat thu tien ti o ngoai o Ha Noi-hinh-anh-1
  Người trồng phật thủ có thể bán quanh năm vào những ngày thường, ngày Tết, rằm hay mùng 1…thậm chí, phật thủ khô cũng được thu mua để làm thuốc.
ngam-nhung-vuon-phat-thu-tien-ty-ban-Tet-cua-nguoi-dan-Dac-So-hinh-anh-14
 Phật thủ chín vàng ươm cũng là món đồ không thể thiếu trên mâm ngũ quả của nhiều gia đình.
 Triệu Quang

Vụ OceanBank nhiều dây mơ rễ má?

Nội bộ OceanBank đã có nhiều xáo động sau hàng loạt vụ bắt giữ các lãnh đạo cao cấp

Còn nhiều tổ chức và cá nhân liên quan đến vụ vi phạm tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), theo ý kiến của một nhà quan sát trong nước.

Nhận định trên được Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 29/1.

Trước đó, hôm 28/1, Bộ Công an Việt Nam ra thông cáo cho biết đã khởi tố và tạm giam 4 tháng đối với Bà Nguyễn Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank về hành vi ‘Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.

Hồi tháng 10, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại dương, đã bị khởi tố và bắt tạm giam bốn tháng vì tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Điều 179 Bộ Luật Hình sự.

Cuối tháng 12 năm ngoái, nguyên Phó Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) Nguyễn Văn Hoàn cũng bị khởi tố và bắt giam để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179 Bộ luật Hình sự.

Các báo trong nước mô tả điều họ gọi là “bước đầu xác định ông Hà Văn Thắm đã ký cho Cty TNHH TMDV Trung Dung vay khoảng 500 tỷ đồng không đúng quy định”.

“Còn ông Nguyễn Văn Hoàn đóng vai trò đồng phạm với ông Thắm để ra các quyết định cho Cty Trung Dung vay số tiền lớn mặc dù biết hồ sơ vay vốn không đủ điều kiện.”

‘Bắt đúng’

Trả lời BBC qua điện thoại, Luật sư Triển cho rằng bà Thu có thể không phải là người cuối cùng bị bắt giữ do các vụ vi phạm liên quan đến OceanBank và cho rằng còn có nhiều cá nhân, tổ chức khác liên quan đến vụ việc.

“Tôi cho rằng việc bắt giữ của cơ quan tố tụng và của Bộ Công an là đúng”, ông nói.

“Nó xuất phát từ điểm đầu tiên đó là việc đưa một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn ở Hải Dương trở thành một ngân hàng cổ phần đô thị và để một nhóm người thao túng hoạt động của ngân hàng, sử dụng đồng tiền huy động vốn của dân, không phải đầu tư chung cho nền kinh tế”.

“Họ nấp dưới nhiều hình thức khác nhau của những công ty mẹ, công ty con hay những tay chân của họ để đầu tư những lĩnh vực khác.”

Ông Triển cho rằng việc khởi tố ông Hà Văn Thắm và những người liên quan là “hết sức cần thiết”.

“Đây không chỉ là vấn đề phòng chống tội phạm mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về việc chấn chỉnh lại hoạt động tài chính ngân hàng để là nơi huy động vốn cho vay để phát triển kinh tế bình đẳng, không để một số nhóm người quấy rối, làm lợi bản thân mình mà phá hoại nền kinh tế.”

“Nó còn liên quan đến Ngân hàng Cổ phần Xây dựng và một số đối tượng nữa trong việc cho vay trái nguyên tắc, thậm chí là hồ sơ khống trong các vụ việc liên quan đến tiền thân của Ngân hàng Cổ phần Xây dựng và một số vấn đề liên quan tới đất đai trong Sân vận động Chi Lăng.”

“Còn rất nhiều khoản đầu tư khác trái quy định pháp luật để thao túng nền kinh tế, làm quấy rối hoạt động lành mạnh của nền kinh tế.”

“Tôi cho rằng việc trách nhiệm của ông Hà Văn Thắm và các cá nhân liên quan trong OceanBank cũng như Ngân hàng Cổ phần Xây dựng, tiền thân của Ngân hàng Cổ phần Xây dựng, các cán bộ nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng cần khởi tố để xử lý nghiêm minh.”

Cũng theo ông Triển, vụ OceanBank và những vụ vi phạm tại các ngân hàng trong những năm qua cho thấy một vấn đề lớn hơn về cơ chế.

“Thực sự ra đây không chỉ có một mình Hà Văn Thắm mà là cả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ việc đổi mới, sáp nhập, giải thể hay mua bán lại,” ông nói.

“Đây là cả cơ chế cần xem xét lại.”

@bbc

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và vụ chạy án rúng động trong nội bộ cấp cao ngành Kiểm sát

Cách đây 1 tuần, chúng tôi nhận được những tài liệu hết sức đắt giá về một vụ chạy án chấn động trong nội bộ cấp cao ngành kiểm sát, liên quan trực tiếp đến Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Qua quá trình thẩm tra, chúng tôi xác nhận đây là thông tin xác thực, xin tổng hợp và tóm tắt với độc giả.

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình là người nắm quyền sinh sát mà lại rất gian manh, không chỉ kiếm tiền qua con trai Nguyễn Tuấn Anh mà còn thông qua Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang, chỉ đạo Quang mượn tay vợ chồng “Liên – Tỷ” (tức bà Trần Thị Bích Liên và ông Vương A Tỷ, địa chỉ 118/10 đường 1-5, phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng là chủ của công ty TNHH V.A.T) để làm 2 dự án tại Lâm Đồng với tổng giá trị lên đến 750 tỷ đồng. Tháng 8/2013, vì có hành vi gian dối, lừa đảo, bà Liên bị ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn lệnh tạm giam để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Trước nguy cơ bị lộ nguồn vốn bí mật, ông Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Lại Viết Quang trực tiếp dàn xếp với cấp dưới là ông Vũ Văn Diến.
Dự án “Chợ Trung tâm Bảo Lộc” đang chuẩn bị khánh thành và dự án “Khách sạn và Văn phòng cho thuê” với tổng trị giá 750 tỷ chuẩn bị khởi công của dàn lãnh đạo Viện KSND Tối cao

Tháng 11/2013, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát đi chỉ thị miệng yêu cầu đình chỉ vụ án vợ chồng “Liên – Tỷ” nhưng ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến vẫn phớt lờ, tiếp tục phê chuẩn lần 2, gia hạn thêm 4 tháng tạm giam để mở rộng điều tra theo đề xuất của ông Lê Tự Mật, Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Trọng.
Bà Trần Thị Bích Liên, GĐ công ty V.A.T
Vì bị khinh thường, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã vô cùng tức giận, lập tức chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong ra tay “bằng biện pháp mạnh” với Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến. Tháng 3/2014, kế hoạch đã hoàn chỉnh và đích thân Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang trực tiếp chỉ đạo. Ông Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật dễ dàng sa vào cạm bẫy chết người khi mọi chứng cứ về việc nhận tiền chạy án, ăn chơi trác táng đã bị tay chân của ông Lại Viết Quang ghi âm, ghi hình đầy đủ. Ngày 6/6/2014, Lại Viết Quang đã gửi đến nhà riêng Lê Tự Mật lá thư nặc danh in bằng tờ giấy A4 kèm theo đĩa USB chứa các đoạn ghi âm, ghi hình trên.
Lá thư được ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao gửi đến nhà riêng ông Lê Tự Mật, nội dung ghi rõ về nguồn vốn của dự án chợ Bảo Lộc “của anh em bọn anh” và đe dọa: “Nếu anh sử dụng chứng cứ này để minh oan cho bà Liên và thu hồi vốn thì quá dễ và nhanh chóng. Nhưng cuộc đời chú, sự nghiệp, công danh… sẽ ra sao”

https://anle20.files.wordpress.com/2015/01/c4c8a-thu-gui-chu-mat.jpg

Thế là rõ, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã xác nhận vốn đổ vào dự án của vợ chồng “Liên-Tỷ” là “của anh em bọn anh” và muốn được xử lý êm thấm, không ồn ào vụ này. Hãy xem những nội dung mà ông Lại Viết Quang nhấn mạnh là “một số file đặc trưng để chú biết trách nhiệm của mình phải làm gì… để cả nhà cùng được vui”:
Các nội dung ghi âm:
  • 07:25 ngày 22/3/2014: Tay chân của ông Lại Viết Quang trong vai trò người chạy án, tạm gọi là “L” (mà các ông Lại Viết Quang, Lê Tự Mật, Vũ Văn Diến là những người trong cuộc biết rõ là ai) khôn khéo mớm lời để Lê Tự Mật gợi ý: “trước mắt phải đưa cho bác hai trăm”. “L” đồng ý phương án này. Giọng ông Mật: “hôm tết anh đưa cho em “một trăm” em mang đến cho ổng”; “thôi giờ cố gắng đưa cho bác 200 để em khỏi mất uy tín với bác”…

          Nghe ghi âm:

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ thẻ audio, vui lòng cập nhật lên phiên bản mới nhất hoặc đổi trình duyệt.

  • 16:24 ngày 25/3/2014: Ông Lê Tự Mật báo cho “L” bên cơ quan điều tra “lộn số liệu” trong bản kết luận, Mật sẽ làm việc để bên cơ quan điều tra đính chính lại; “L” hẹn đưa “ấy” cho “nó” để “nó” nộp cái khoản kia; Mật đồng ý và cho rằng nếu không thì bên kia sẽ “chọt” mấy ổng có ý kiến sẽ rất mất công.

          Nghe ghi âm:

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ thẻ audio, vui lòng cập nhật lên phiên bản mới nhất hoặc đổi trình duyệt.

  • 09:36 ngày 26/3/2014: Ông Lê Tự Mật thông báo: “” đã nộp tiền, “L” bảo nó mang phiếu qua cho Mật; Mật cho “L” biết đã làm “lệnh” sẵn; “L” nhắc lại: trong số 200 triệu có xấp 5 chục lẻ sắp lộn, không khéo em lộn đấy”.

          Nghe ghi âm:

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ thẻ audio, vui lòng cập nhật lên phiên bản mới nhất hoặc đổi trình duyệt.

Các nội dung ghi hình:
  • 06:44 ngày 26/3/2014: “L” đưa 200 triệu cho ông Lê Tự Mật và bảo: “đưa cho anh Diến” (ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng) để “bác Diến bác vui vẻ tí”. Lê Tự Mật bảo “dạ, như vậy cho khỏi mất uy tín, còn anh em mình tính sau”; Tiếp đó ông Mật cho biết: “Rất sợ lằng nhằng vì bên công an nó rất mạnh, còn Tòa với Viện không mạnh bằng, công an có chân trong thường vụ, nếu nó dùi thì lắm chuyện lắm, sợ vậy nên mới hối anh làm cho sớm rồi tính sau”.
Ông Lê Tự Mật nhận gói tiền 200 triệu đồng chạy án để chuyển cho ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng (ảnh cắt từ clip)

Ông Lê Tự Mật hứa: “em làm luôn, nếu được chiều em cho nó ra”; “L” nói: “Em cố cho nó ra trong ngày hôm nay đi, mai em hãy làm việc với mấy thằng công an chứ không thì rắc rối, phức tạp”; Mật nói: “Nếu hôm nay ông Diến ổng có ở cơ quan thì em làm luôn”; Tiếp theo Mật dặn dò: “nếu cho ra mà “anh” có “đón nó” thì đón ở ngoài đường lộ, tự động nó đi bộ ra, đừng vô trong kẻo lộ”.

  • 13:27 cùng ngày 26/3/2014: Quay cảnh bắt đầu buổi ăn nhậu của dàn lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng tại một quán bia ôm.
Dàn lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng
Dễ dàng nhận diện khuôn mặt các lãnh đạo Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng còn mặc nguyên đồng phục ngành Kiểm sát trong một quán bia ôm (ảnh cắt từ clip)
Trước sự đe dọa cáo chung của sinh mạng chính trị, ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật xem như đã bị chiếu bí, phải thực hiện mọi mệnh lệnh của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Đây chính là nguyên nhân của quyết định số 02/KSĐT ngày 14/8/2014 nhằm đình chỉ vụ án hình sự bà Trần Thị Bích Liên dẫn đến việc trả lại các dự án mà tổng trị giá lên tới 750 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn bí mật của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình, Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang.
https://anle20.files.wordpress.com/2015/01/fa7af-bien-ban-1.jpg
Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 1)
https://anle20.files.wordpress.com/2015/01/27cb2-bien-ban-2.jpg
Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 2)

https://anle20.files.wordpress.com/2015/01/7bfc6-bien-ban-3.jpg

Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 3)
Thế là từ một vụ án hình sự chiếm đoạt tài sản được chuyển thành dân sự và cuối cùng trắng án, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên tiếp tục thực hiện dự án Chợ Trung tâm Bảo Lộc và chuẩn bị bắt tay vào dự án Khách sạn và Văn phòng cho thuê có tổng giá trị lên đến 750 tỷ tại cùng địa điểm trung tâm thành phố Bảo Lộc. Một lần nữa, bao nhiêu vốn liếng của người dân vô tội đã bị băng đảng của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cướp trắng.
Vẫn chưa hả hê, hệ thống “truyền thông chính thống” gồm các tờ báo Bảo vệ Pháp luật của Viện KSND Tối cao, Công lý của TAND Tối cao và Người bảo vệ Quyền lợi của Hội luật gia TPHCM (nơi nhận rất nhiều tiền để bào chữa cho bà Liên) liên tục tung chưởng, bẻ cong sự thật, đổi trắng thay đen nhằm bênh vực bà Liên, ông Tỷ với những lời lẽ vô cùng đanh thép.
Ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao, người đích thân giăng bẫy chiếu bí ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng
Như vậy trong vụ chạy án thần không biết, quỷ không hay này, để bảo vệ bí mật nguồn vốn 750 tỷ, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình đã dùng bàn tay nhớp nhúa chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang ra tay “chiếu bí” ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND Tỉnh Lâm Đồng.
Ai cũng biết, việc chạy án trong ngành Công an, Tòa án và Kiểm sát là chuyện hết sức bình thường từ cấp địa phương lên tới trung ương. Nhưng việc ông Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Viện phó tối cao Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra VKS Lại Viết Quang gài bẫy cấp dưới để khống chế, thu lợi bất chính là điều vô cùng hèn hạ và đã đi đến tận cùng của giới hạn.
Một lần nữa, được nhìn thấy chân dung của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, độc giả có thể tự đánh giá là ông Nguyễn Hòa Bình đã NHÚNG CHÀM HAY CHƯA ???
Nguồn: Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Nhân Dân

Lượm lặt tin 29-7-15

‘Đã quyết dàn ủy viên trung ương ̣Đảng’

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa cho hay Bộ Chính trị Đảng CSVN đã quyết định danh sách 290 trung ương ủy viên cho các khóa tới.

Bên cạnh đó, danh sách nhân sự 22 người quy hoạch cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư cũng đã được chốt lại.

Như vậy, công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XII đã vào giai đoạn chót.

Đại hội XII sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

Ông Rứa được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói tới đây “sẽ tiếp tục giới thiệu, bổ sung theo đúng quy định, quy trình”.

Ông cũng khẳng định quá trình chọn nhân sự “rất chặt chẽ, lựa chọn chính xác, qua nhiều bộ lọc, đặc biệt là chống tiêu cực”.

“Mặc dù có đồn thổi nhưng chắc chắn là không có ‘chạy'”.

Ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh “không có tiếp xúc trực tiếp, không gặp riêng” đối với các nhân sự dự kiến và cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương.

” Nếu anh tiếp xúc ở cơ quan, ở nhà hay quán xá là anh vi phạm.”

Tổ chức cán bộ

Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương cũng được khuyến cáo nếu gặp các nhân sự “cũng phải qua đăng ký trước, không gặp riêng mà gặp nhiều người và được công bố công khai”.

Theo Ban Tổ chức Trung ương, trong năm 2014, ban này đã tham mưu cho Bộ Chính trị Đảng CSVN về công tác nhân sự đối với 12 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; sáu bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 21 thứ trưởng và tương đương.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Trung ương cũng cố vấn về phong, thăng quân hàm cấp tướng đối với 146 sỹ quan quân đội và công an.

Thời gian từ tháng 12 năm 2014 đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016 cũng là lúc có nhiều bình luận về bố trí nhân sự của tổ chức này.

Bình luận về sự kiện này, nhà báo Huy Đức từ Tp HCM viết trên facebook cá nhân:

“Những người “được quy hoạch” là “đồng chí” chứ có phải “thế lực thù địch” của Đảng đâu mà “cấm tiếp xúc” với Ban Tổ chức.

“Con người chứ đâu có phải kiến mà hy vọng có thể ngăn chặn bằng cách lấy phấn vẽ vòng. Chỉ khi áp dụng cơ chế “tranh cử trong Đảng” (tôi đang nói đến công tác nhân sự nội bộ của Đảng) thay cho cơ chế “quy hoạch cán bộ” thì mới tránh được nạn “mua quan, bán chức”; mới tránh được bệnh “thoái hóa do sinh sản cận huyết” (cha, chú chọn con, cháu, hoặc những kẻ kém hơn mình và chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời) mà chúng ta đang chứng kiến.”

Từ bên ngoài, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát hàng đầu tại Úc nói với BBC rằng tin rằng dù đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí mạnh, việc quyết định ai là thủ tướng nhiệm kỳ tới sẽ vẫn phải đợi tới Đại hội 12 năm 2016.

“Tôi nghĩ rằng điều gì xảy ra tại chính hội trường Đại hội (floor of the Congress) tới sẽ mang tính quyết định về chuyện ai là thủ tướng mới,” ông nói với BBC Tiếng Việt hôm 14/1/2015.

GS Thayer cũng tin rằng cả vị trí thủ tướng, bộ máy điều hành đã trở nên rất mạnh thời gian qua, mạnh hơn bộ máy Đảng hiện nay.

Điều này hiện đã và đang có tác động đến chuyển biến nhân sự của bộ máy cầm quyền tại Việt Nam, theo nhà quan sát từ Úc. @bbc

——————————————

Nguyên Tổng Giám đốc OceanBank bị bắt

Thông báo bắt giữ bà Nguyễn Minh Thu của Bộ Công an đăng hôm 28/01

Bà Nguyễn Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương đã bị khởi tố tạm giam bốn tháng, trong quá trình điều tra vụ án Hà Văn Thắm, theo trang mạng của Bộ Công an đưa tin hôm 28/01.

Bà Thu bị khởi tố theo điều 165 của Bộ luật hình sự về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Hồi tháng 10, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại dương, đã bị khởi tố và bắt tạm giam bốn tháng vì tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Điều 179 Bộ Luật Hình sự.

Thông cáo ngày 24/10được đăng tải trên trang web của Bộ Công an Việt Nam nói quyết định trên được đưa ra “căn cứ vào kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an và tài liệu thanh tra của Ngân hàng Nhà nước”.

Bà Thu lên thay vị trí của ông Thắm sau khi ông này bị tạm giam khởi tố điều tra hồi tháng 10/2014

“Ngày 21/10/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng và lệnh khám xét đối với Hà Văn Thắm về tội danh trên”, thông cáo cho biết.

Thông cáo của bộ Công an hôm 28/01 viết, bà Thu bị khám xét khẩn cấp và bị bắt giữ trong cùng ngày phê chuẩn quyết định khởi tố: “Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn, cùng ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt, khám xét đối với: Nguyễn Minh Thu (nữ), sinh ngày 04/10/1973…”

“Quá trình thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Minh Thu đã được thực hiện đúng quy định tại Điều 80 và Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự; bị can đã được dẫn giải về Trại tạm giam Bộ Công an để điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.”

Bà Nguyễn Minh Thu được bầu vào thay vị trí của ông Hà Văn Thắm cũng từ tháng 10, sau khi ông này bị bắt giữ, Tuổi Trẻ đưa tin hôm 28/01.

Bà Nguyễn Minh Thu trước đó giữ chức Tổng giám đốc kiêm Ủy viên Hội đồng Quản trị tại Ocean Bank từ năm 2011.

Trang VNEconomy dẫn phát biểu của bà Thu lúc mới nhận vị trí thay ông Thắm nói: “Những vi phạm của cá nhân được Ngân hàng Nhà nước phát hiện qua thanh tra sẽ được các cơ quan pháp luật xem xét xử lý theo quy định hiện hành.

“Về phía Ocean Bank, chúng tôi kiên định thực hiện các mục tiêu hoạt động ổn định, bền vững, an toàn, tập trung xử lý nợ xấu và đảm bảo tăng trưởng ổn định theo đúng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, Ocean Bank tiếp tục nâng cao hơn nữa giá trị và tài sản của cổ đông, đảm bảo mọi lợi ích cho khách hàng, đối tác cũng như cán bộ nhân viên Ngân hàng”, bà Thu được dẫn lời nói hôm 25/10/2014.

Băng ghi âm giọng được cho là của ông Thắm được đưa lên mạng cho thấy bàn về mối quan hệ của ông với các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.

Đầu tháng Một năm nay, Bộ Công an Việt Nam yêu cầu Ocean Bank phong tỏa tài khoản của Ocean Group sau khi người sáng lập Hà Văn Thắm bị bắt giữ.

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) cho biết họ nhận được công văn của công an ngày 31/12/2014 về việc phong tỏa tài khoản CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group).

Hôm 7/1, Ocean Group công bố tài khoản của họ tại Ocean Bank bị phong tỏa từ ngày 6/1.

Truyền thông trong nước nói khoản đầu tư của Ocean Group tại Ocean Bank là 986,5 tỷ đồng.

Cuối tháng 12 năm ngoái, nguyên Phó Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) Nguyễn Văn Hoàn bị khởi tố và bắt giam để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179 Bộ luật Hình sự.

Các báo trong nước mô tả điều họ gọi là “bước đầu xác định ông Hà Văn Thắm đã ký cho Cty TNHH TMDV Trung Dung vay khoảng 500 tỷ đồng không đúng quy định”.

“Còn ông Nguyễn Văn Hoàn đóng vai trò đồng phạm với ông Thắm để ra các quyết định cho Cty Trung Dung vay số tiền lớn mặc dù biết hồ sơ vay vốn không đủ điều kiện.”

Cuối tháng 10/2014, Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại dương, ông Hà Văn Thắm, bị khởi tố và bắt tạm giam cũng theo điều 179 Bộ Luật Hình sự.

Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank và Ocean Group, bị bắt tháng 10 năm ngoái và đang bị tạm giam.

Ông bị điều tra về hành vi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Sau khi ông Thắm bị bắt, trên mạng internet xuất hiện một số đoạn băng ghi âm. Những người tung lên mạng đã mô tả đây là những cuộc hội thoại của ông Thắm khi ông trao đổi việc làm ăn với các “nhóm lợi ích”.

Người bị ghi âm, trong các đoạn băng, đã đề cập tới tên của một số vị lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam.

—————————————-

‘Tủ rượu’ quan trọng hơn ‘tủ sách’: Người Việt không thể khá nối?

Trong nhiều ngôi nhà ở Việt Nam, tủ rượu thường xuất hiện “bề thế” ở những nơi dễ nhìn thấy; trong khi tủ sách có thể không được dành cho một vị trí nào, dù là khiêm tốn.

Năm 2012, trong một chuyến đi thực tế, một anh phóng viên hỏi một ông nguyên tổng biên tập người Đan Mạch về việc làm sao để Việt Nam phát triển như các nước Bắc Âu? Ngay lập tức, ông thì thào trả lời “đọc sách” với rất nhiều hàm ý.

Châu Âu có cuộc dịch thuật vĩ đại vào thế kỷ 11 – 12, làm nền tảng phát triển khoa học, văn hóa và phổ cập tri thức cho mọi tầng lớp xã hội. Trong ngôi nhà của họ, qua nhiều thế hệ, không thể thiếu một tủ sách. Dễ dàng nhận ra sách cũng là món hàng thiết yếu đối với họ. Các dịch vụ vận chuyển phân phát sách của Amazon vẫn tấp nập như việc giao sữa, phát báo mỗi sáng. Mỗi cuốn sách được coi như một sản phẩm chắt lọc mà mỗi người có thể nhận được những giá trị riêng tùy thuộc vào nhận thức của bản thân. Nói như nhà văn nổi tiếng người Mỹ Edmund Wilson, “không có chuyện hai người cùng đọc một cuốn sách giống nhau”. Theo nghiên cứu của Eurostat năm 2011, người Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển đọc khoảng 12 cuốn sách mỗi năm.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013, người Việt Nam trung bình không đọc được một cuốn sách mỗi năm. Tôi nói tới đây chắc sẽ có nhiều người đổ lỗi cho các phương tiện nghe nhìn lấn át. Không ai phủ nhận Internet như một cái chợ tự do về thông tin, tra cứu kiến thức. Truyền hình bùng nổ các nội dung giải trí đang thống trị thời gian rỗi của con người. Trong “ngôi làng toàn cầu”, nhiều người tìm đến sách điện tử bởi sự tiện lợi, tuy nhiên nhìn xung quanh chúng ta, bao nhiêu người Việt Nam dùng điện thoại smartphone, Ipad để đọc sách. Người dùng đang dần trở thành nô lệ của công nghệ thay vì trở thành người tạo ra công nghệ, nếu không có thói quen tiếp nhận tri thức của nhân loại thông qua sách vở. Tại một buổi hội thảo, một CEO phương Tây nói rằng anh ta không ngại sử dụng chiếc điện thoại Nokia rẻ tiền với chức năng nghe gọi cơ bản, nhưng sợ không đọc những cuốn sách hay và tự loại bỏ mình khỏi những cuộc đàm luận thú vị với bạn bè, đồng nghiệp.

Sách nói ở đây không chỉ những tiểu thuyết giải trí, mà cả những tác phẩm cung cấp tri thức và các loại sách chuyên khảo. Tôi nhiều lần nhận được bài tập của sinh viên mà trong danh sách tham khảo không quá nổi ba cuốn chuyên khảo, và chỉ lật vài trang tôi biết được xào từ Internet. Nói rộng hơn, nhiều trí thức còn lười đọc sách thì đông đảo người dân xa lạ với sách là điều dễ hiểu.

Chúng ta biết rằng 40% chủ nhân các giải Nobel chính là người Do Thái, và bí quyết của họ là tạo thói quen đọc sách cho trẻ em từ nhỏ. Họ thậm chí còn ướp nước hoa lên sách để hấp dẫn trẻ em. Bàn về văn hóa đọc của người Việt Nam, nhiều người thường ví “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái. Trong nhiều ngôi nhà ở Việt Nam, tủ rượu thường xuất hiện “bề thế” ở những nơi dễ nhìn thấy; trong khi tủ sách có thể không được dành cho một vị trí nào, dù là khiêm tốn.

Cuộc dịch thuật vĩ đại văn hóa và tri thức của phương Tây có thể được ví như mang lửa văn minh về khai sáng, khiến văn hóa đọc của họ bùng nổ, để có sự phát triển khiến thế giới nể trọng ngày nay. Nói như nhiều học giả, sách là nền tảng để chấn hưng đất nước. Nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga cho rằng: “Có những tội nặng hơn chuyện đốt sách. Một trong những tội đó là không đọc sách!”.

PHẠM HẢI CHUNG (VNEXPRESS)

Một số hình ảnh để thấy cuộc sống của bà con Quảng Ngãi dưới sự chăn dắt quan tham – Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình:

Hàng trăm héc ta đất của người dân đã bị cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình cướp trắng
Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện vì mất đất, mất nhà bởi các dự án của cha con ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình
Một góc mặt tiền căn biệt thự BL09-02 của ông Nguyễn Hòa Bình tại Vinhomes Riversides, Hà Nội
Gia đình anh Đỗ Văn Quý, Hội Đức, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi phải cố gắng làm thuê lắm mới dựng được một căn nhà vách đất để che nắng che mưa
Các cháu nội tên Phúc, Đức của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chơi đùa với iPhone, iPad trong chăn ấm nệm êm
Cháu Đỗ Xuân Mến, con trai anh Đỗ Văn Quý, đang tuổi cần được đầy đủ, vậy mà bữa ăn của cháu cũng chưa được như cơm thừa canh cặn của cháu Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Thường xuyên những buổi tiệc tại nhà hàng sang trọng của ông Nguyễn Hòa Bình và cô con dâu Hoàng Minh Thủy
Một ngày của chị Chị Phan Thị Sơn, Bình Sơn, Quảng Ngãi bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng và chỉ về nhà nghỉ ngơi khi đã bẩy giờ tối…
Căn biệt thự AD01-58 của Nguyễn Việt Anh, cậu quý tử sinh năm 1990 của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Căn nhà của bà Châu Thị Bưởi, Hương Nhượng Bắc, Quảng Ngãi dột nát, vách đất cũng xiêu vẹo và sạt lở
Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại
Bà Nguyễn Thị Lan, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn phải vất vả kiếm ăn từng bữa với việc làm thuê, làm mướn
Nguyễn Tuấn Anh, con cả ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ăn chơi phè phỡn cùng nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp
Bà Phạm Thị Liền, Đông Yên 3, Bình Sơn, Quảng Ngãi tuổi đã xế chiều vẫn còn phải vất vả bữa đói bữa no
Phu nhân Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nâng ly chúc tụng thành quả
Bà Châu Thị Bưởi vất vả lên rừng kiếm từng miếng cơm
Hai cháu nội Phúc và Đức của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình được hưởng nền giáo dục Quốc tế
Các em nhỏ miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi không đủ cơm ăn áo mặc
Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bận rộn với những buổi tiệc thâu đêm
Gia đình anh Đỗ Văn Quý cơ cực với những bữa ăn thường xuyên thế này