Xã hội đen bảo kê xã hội đỏ.

 Chân dung Hoàng Văn Chánh – Đại ca “xã hội đen”, tác giả “kịch bản” và là kẻ trực tiếp “điều phối” âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt.

Chân dung Hoàng Văn Chánh

  Hoàng Văn Chánh là loại người đặc biệt bí hiểm, một kẻ sở hữu nhiều khối tài sản tổng giá trị lên hàng chục nghìn tỷ đồng (rất nhiều bất động sản và cổ phần do các tập đoàn “thưởng” cho Chánh sau những phi vụ kiểu như phi vụ chiếm đoạt Ngân hàng Bảo việt) nhưng lại không đứng tên bất kỳ tài sản gì (rất nhiều đàn em đứng tên dùm cho Chánh), và không xác định được Hoàng Văn Chánh hiện đang ở nhà nào trong hàng chục biệt thự riêng tại trung tâm thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, có một căn mà Chánh thường xuyên lui tới, đó là cănsố 10 Nguyễn Gia Thiều, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, đối diện xéo bên kia là biệt thự của vị “chính trị gia đáng kính”, đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Mặc dù là một nhân vật đầy quyền lực, nhưng tuyệt đối không tồn tại bất kỳ thông tin gì về Chánh trên hệ thống truyền thông. Chính vì vậy, trong liên minh Mafia tài chính Hà Nội, Hoàng Văn Chánh được gọi riêng một cách kính cẩn là “đại ca xã hội”.

Tiểu sử Hoàng Văn Chánh cũng được bảo mật tuyệt đối, chỉ biết rằng, thuở hàn vi của Chánh là thời gian công tác tại Công ty Điện lực Tp Hà nội, chi nhánh Đống Đa. Nhờ lập một “đại công” trong việc phát hiện Vợ ông anh “chính trị gia đáng kính” Nguyễn Sinh Hùng (lúc ấy đang là một nghiên cứu sinh đi học tại Bungari) đang ngoại tình với tài xế riêng, cuộc đời Chánh bắt đầu sang trang kể từ đây

Điện lực Đống Đa, nơi ghi dấu thuở “hàn vi” của Hoàng Văn Chánh

Sau khi lập được “đại công”, Chánh chính thức trở thành “đàn em thân tín”, tháp tùng đàn anh trong mọi chuyến công cán dù chưa có “danh phận” gì. Cuối năm 1992, sau khi nắm chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông anh ngay lập tức kéo Chánh về Bộ tài chính làm trợ lý thân cận. Sự nghiệp của Chánh lên như diều gặp gió, nhưng bản chất “xã hội đen” thể hiện rõ trong Chánh khi chỉ nhận chức trợ lý suốt 14 năm trường từ thời ông anh làm Thứ trưởng BTC, rồi đến Bộ trưởng Bộ tài chính. Nếu so sánh, “duyên nợ” của Chánh và vị đàn anh này cũng không khác gì mấy so với chuyện Hòa Thân và vua Càn Long bên Tầu. Hãy điểm lại một số hình ảnh đã gắn chặt cuộc đời Hoàng Văn Chánh và vị “chính trị gia đáng kính”:






Dù không có quyền xuất hiện trong các buổi họp công vụ nhưng Hoàng Văn Chánh

luôn có mặt trong hậu trường suốt chặng đường sự nghiệp chính khách của ngài “Chính trị gia đáng kính”

Ai cũng biết Chánh là người đã lập “đại công” phát hiện Vợ của Nguyễn Sinh Hùng ngoại tình với tài xế, nhưng có một điều hiếm người biết, Chánh cũng chính là người đã mai mối cho vị “chính trị gia đáng kính” này một cô gái làng chơi gốc Nam Định tên Lê Thị Mai Hương, sinh năm 1969 (chỉ nhỉnh hơn cậu con trai đầu Nguyễn Sinh Nhật Tân vài tuổi) để làm Vợ hai. Chánh đã thay mặt ngài “chính trị gia đáng kính” xóa sạch quá khứ nhơ nhớp của cô vợ bé bằng cách biến cô thành cán bộ công chức nhà nước. Hiện cô là “chuyên viên” thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều buồn cười là cô bán bia ôm năm nào đã được kết nạp vào Đảng và nực cười hơn là cô đang được giao phụ trách mảng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ!!! Năm 2004, cô đã tặng một nàng công chúa cho vị “chính trị gia đáng kính” khi “chàng” đã gần tròn 60 tuổi (không biết đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đã cho đi xét nghiệm ADN chưa?!). Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son cũng là người “biết làm chính trị” khi trong hai năm Son làm Bộ trưởng là 2 năm liên tục Lê thị Mai Hương đạt thành tích “chiến sĩ thi đua” cấp Bộ (?!) và Son cũng vừa tự tay kí đề nghị Thủ tướng tặng bằng khen cho Hương để kịp tranh thủ những ngày tháng còn lại (qua năm 2014 Nguyễn Bắc Son sẽ về hưu) để quyết liệt chỉ đạo tổ chức làm thủ tục để đưa Lê Thị Mai Hương lên chức “vụ phó vụ tổ chức” (CBNV của Bộ 4T hiện đang rất bất bình về việc này). Trong vụ Ngân hàng Bảo Việt, Lê Thị Mai Hương cũng chính là cầu nối để Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son tiếp cận “riêng” với “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng qua con đường thân tình. Với quá khứ nhơ nhớp, Lê Thị Mai Hương cũng đã rất hạn chế xuất hiện trước công chúng trong suốt thời gian qua.

Từ cô bán bia ôm Lê Thị Mai Hương đã trở thành bà mệnh phụ quý phái bên cạnh

“vị chính trị gia đáng kính” – Hình ảnh hiếm hoi trong một chuyến công du nước ngoài

Năm 2006, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “thoát ly” Bộ Tài chính để vào Bộ chính trị nhận chức vụ cao hơn, vừa không đủ tiêu chuẩn mà cũng vừa nhằm tránh tiếng cho đại ca, Chánh rút lui vào hậu trường, một mặt Chánh vẫn dùng uy quyền của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng để khống chế các đời Bộ trưởng Tài chính kế nhiệm, mặt khác Chánh cũng thay mặt đại ca điều hành “hệ thống” kinh tài sân sau kiêm việc điều phối nơi ăn, chốn ở cho vị đại ca này.
Ngoài các hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính quan trọng mà Chánh gián tiếp lũng đoạn, Hoàng Văn Chánh còn trực tiếp đứng sau hàng loạt các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp “ma” để “kinh doanh dự án” là chính như: Công ty Cổ phần Đức Hoàng (địa chỉ: 28B Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội); Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất nội thất KB (281Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội); Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Zinnia (263 Thụy Khuê – Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam); Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng Việt Thành (Số 475 Trần Khắc Chân, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội); Công ty CP Đầu tư Bình Minh Xanh (H10 Ngõ 132 Trung Kính P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội); Công ty Cổ phần Thương mại Minh Đức Lộc (Số 326 Đường Lạc Long Quân Q. Tây Hồ Thành phố Hà Nội) và gần đây là thành công chiếm “thầu dự án” công trình Vườn Cây Bác Hồ tại Đông Anh, Hà Nội, biến khu vực này thành căn cứ địa vững chắc cho vị “chính trị gia” và phe nhóm mỗi dịp hội kín. Vòi bạch tuộc của Chánh còn vươn vào cả Tp.HCM khi miếng mồi “gói thầu dự án cầu Thủ Thiêm 2” cũng đã rơi vào tay liên doanh Tập đoàn Đại Dương và Tập đoàn SSG !!! (2 tập đoàn sân sau và em ruột của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng)
Với quyền lực được củng cố liên tục “leo thang” theo bước tiến sự nghiệp của vị “chính trị gia đáng kính” Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Văn Chánh được “đặc quyền” điều phối nguồn tài chính khổng lồ của Bộ Tài chính thông qua các đời Bộ trưởng Bộ tài chính từ thời 1997 đến nay, bao gồm cả đặc quyền quyết định nguồn vốn của Bộ Tài chính tại Tập đoàn Bảo Việt (Bộ Tài chính nắm tới 70.91% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt và Tập đoàn Bảo Việt lại nắm 52% cổ phần của Ngân hàng Bảo Việt). Dù hiện Chánh đã không còn biên chế thuộc Bộ Tài chính nhưng tiếng nói của Chánh vẫn là “nghiêm lệnh” đối với các vị Bộ trưởng tài chính sau này, từ Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, Vương Đình Huệ đến Đinh Tiến Dũng hiện nay đều không thể “thoát” được cái “vòng kim cô” mà Chánh đã tròng lên (các vị trí từ chuyên viên chính đến vụ trưởng hầu hết là người do Chánh đưa vào từ thời Nguyễn Sinh Hùng còn làm Thứ trưởng, Bộ trưởng và Phó thủ tướng phụ trách BTC); với sự “am hiểu về bộ máy” của Bộ tài chính và các đặc quyền Chánh có được ở Bộ này từ năm 1997 đến nay, cả 3 Bộ trưởng Bộ tài chính sau này đều phải nhờ đến sự “sắp đặt” của Chánh, và “vòng kim cô” của Chánh lại có dịp phát huy sở trường khi trong kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua đã thông qua “NQ lấy phiếu tín nhiệm hàng năm” đối với các vị Bộ trưởng, và “đặc quyền sinh sát” một lần nữa lại rơi vào tay vị “thứ trưởng bộ tài chính năm xưa” mà Chánh là người đứng sau.
Quay lại “vụ Bảo Việt”, qua một số thông tin trên, có lẽ độc giả đã rõ phần nào kịch bản của vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt mà Chánh là “tác giả kịch bản kiêm đạo diễn” giật dây 4 mũi tấn công: Mũi thứ nhất là dùng truyền thông Vietnamnet để “tạo dư luận”, triệt hạ uy tín của Ngân hàng Bảo Việt và những kẻ thuộc phe “bảo thủ, chống đối” trong thành phần lãnh đạo ngân hàng (như anh Lê Trung Hưng), nhằm biến ngân hàng Bảo Việt từ chỗ là nạn nhân thành tội phạm; Mũi thứ hai là dùng tay trong Trần trọng Phúc, Dương đức Chuyển để vừa có thông tin “mật” bên trong ngân hàng, vừa từng bước thâu tóm những cổ phần rớt giá liên tục để nâng “quyền biểu quyết”, và thêm dự phòng nữa là dùng 50.2% vốn nhà nước (của Bộ Tài chính mà những kẻ tay trong đang là đại diện) để tiếp tục dùng áp lực để bãi nhiệm những “kẻ cứng đầu” này trong Đại hội cổ đông sắp đến; Theo một nhà phân tích tài chính am hiểu Chánh còn cho biết thêm: điều hết sức nguy hiểm là mục tiêu mà Chánh nhắm đến không chỉ là Ngân hàng Bảo Việt mà chính là Tập Đoàn Bảo Việt, hiện Chánh đã “phù phép” để Hà Văn Thắm và Nguyễn Hồng Phương biến hơn 15% vốn sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Bảo Việt thành cổ phần sở hữu cá nhân đứng dưới nhiều tên tuổi khác nhau!!!
Ai là kẻ đã bao che cho Hoàng Văn Chánh cùng đồng bọn tự tung tự tác thao túng Tập đoàn Bảo Việt và Ngân hàng Bảo Việt??? Ai là kẻ đã bật đèn xanh cho truyền thông Vietnamnet tự do vi phạm pháp luật để công khai triệt hạ uy tín Ngân hàng Bảo Việt và thành phần lãnh đạo Ngân hàng này để Chánh và nhóm Mafia tài chính dễ bề thâu tóm? Tại sao những kẻ thâu tóm tham lam này là ngân hàng sân sau Ocean Bank, là đệ ruột Hoàng Văn Chánh, là em gái Nguyễn Hồng Phương (tập đoàn SSG) của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mà không phải là ai khác ??? Những câu hỏi lớn này sau khi xem qua loạt bài viết, độc giả đã phần nào tự đưa ra được câu trả lời.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những liên quan đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các hành động “phản ứng quyết liệt” của Nguyễn Sinh Hùng trong “vụ Bảo Việt”.
@Badamxoe VOV

Phạm Nhật Vượng sẽ bị bắt sau Hà Văn Thắm ?

 Pham-Nhat-VuongCách đây vài ngày, Hà Văn Thắm – đại gia giàu thứ hai tại Việt nam đã bị bắt sau khi kịp tẩu tán phần lớn tài sản, bán cho đại gia giàu nhất Việt nam – Vượng Vincom – một số tài sản, pháp nhân có giá trị lớn. Cũng trước đó vài tuần, hàng loạt đại gia khác cũng lần lượt bị làm thịt : Minh sâm Bắc ninh – tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng, chưa kể số 400 tỷ mà Bắc Ninh còn đang nợ Minh sâm trong gói thầu làm đường, vốn do nhà thầu ứng ra trước.
 Hôm qua cũng bắt thêm vào đại gia có tài sản khoảng vài trăm tỷ : nguyên giám đốc sổ số Miền nam, trước đó hàng ngũ đại gia cỡ vài trăm tỷ như Dương Chí Dũng, Bình Vinashin, ba đại gia mở sàn vàng lậu cũng bị tóm khi được nuôi béo, tiền trong tài khoản đạt mức trên 500 tỷ đồng…
 Những cái bẫy  ?
 – Vì sao để cho tư nhân mở chui sàn vàng, cho kinh doanh ba năm sau mới bắt ? sàn vàng một tay nhà nước quản lý, chỉ có mấy đại gia như Phú Quý, Tiên phong bank và hơn chục ngân hàng mới được mua bán vàng, còn các sàn kia của ai đứng sau mà tồn tại vài năm giờ mới hốt trọn ?
– Vì sao để Hà Văn Thắm thâu tóm hàng loạt tài sản Quốc gia : từ kem Tràng tiền, Ngân hàng Bảo Việt, Ocean bank…rồi mới bắt ?
– Vì sao để Bình Vinashin chết đến đít rồi , ba X vẫn đổ tiếp 750 triệu đô vay của nước ngoài, ném hết vào Vinashin tiếp, mặc sự can ngăn của giới cố vấn ..?
 Vì sao và vì sao…?
 Khi ngân khố đã rỗng, không còn xu nào, phải đi vay ngoài về ăn, vay về đảo nợ, giờ là lúc làm thịt những con dê béo để tiếp máu cho bộ máy đang trở lên cần tiền chạy thận, chữa ung thư giai đoạn cuối, con dê nào béo thì thịt trước, béo ít hơn thịt sau, gày cũng sẽ thịt … đàn dê là đám tài phiệt vốn được nuôi bao lâu nay giờ sẽ là mồi ngon cho đám nghiện tiền. Các đại gia ngân hàng là ưu tiên số 1 cho lên giàn nướng, tiếp theo là đại gia bất động sản, tiếp theo là các đại gia  nắm giữ cac tập đoàn nhà nước, hưởng bổng lộc độc quyền bấy lâu nay. Hàng ngũ đại gia nhỏ hơn : sân sau của các bộ ngành nắm giữ đất, cắt xén đất cho làm dự án : sân sau của bộ công thương như : Dệt may, Hoàng Huy, Vinh Hạnh, Chi Honda, Vin com …rồi sẽ lần lượt được cho tắm rửa sạch sẽ …tiến vua.
 Vin com của Phạm Nhật Vượng đang hối hả bán tháo các dự án, thu tiền về. Ngay chiều nay, trang nhà của Nguyễn Tấn Dũng đăng bài đánh báo Giáo dục, vu cho tội bôi xấu ngành công an, bôi xấu thủ tướng…
Báo giáo dục được cho là có ý tấn công ngành công an. Mà báo này lại là của Phạm Nhật Vượng.
Đó là tiếng chuông cảnh báo sớm cho Phạm Nhật Vượng, chuẩn bị tắm rửa rồi nhận nhiệm vụ đây.
  Vậy sau Thắm Đại Dương sẽ là Vượng ? sau Vượng sẽ là … Đường Bia, Vinh Hạnh, Tân Hoàng Minh, Hoàng Huy, Thanh Thản Lai Châu …?
 Dân chúng hãy chờ xem một màn Z 30 thời @ đã được khai màn từ khi bắt bầu Kiên, màn Z30 mới này tuy không ồn ào nhưng số tài sản thu về để nuôi guồng máy ung thư giai đoạn cuối trong vòng 3 tháng nay cũng có thể thống kê được hàng vài chục tỷ đô, đủ cho con bệnh chữa trị và cầm cự trước khi sụp đổ tòan diện, vỡ nợ, phá sản.
 Khỏi cần giới đấu tranh dân chủ phải ra tay làm gì, con nghiện sẽ giết đám tài phiệt, tạo ra làn sóng đổ vỡ không gì ngăn cản nổi.
@Bà Đầm Xòe VOV

Kết luận điều tra: Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh bị truy tố theo điều 258 BLHS

Dân Luận tổng hợp
Chiều ngày 30/10, Luật sư Hà Huy Sơn thông báo trên trang facebook cá nhân về việc Cơ quan điều tra đã ra Kết luận điều tra đề nghi truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy theo điều 258 – BLHS.

vinhbs.jpg
Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang Anh Ba Sàm và nhiều trang web khác.Khuya 30/10, facebook Tin không lề cho biết:

“Mình vừa nhận được bản “Kết luận điều tra” về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân“, do Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an lập ra.

Đặc biệt, bản KLĐT này hoàn toàn không có chữ nào nhắc tới trang Ba Sàm, hay cái tên Ba Sàm, mà chỉ nói về DĐ Xã hội Dân Sự và trang Chép Sử Việt. So với các bản KLĐT trước đây, trong các vụ án xét xử các nhà bất đồng chính kiến khác, các chi tiết trong bản KLĐT này không thấy những chi tiết mập mờ như “cấu kết với 1 số phần tử nước ngoài”, “thế lực thù địch”…”

Theo Wikipedia:

Anh Ba Sàm tên thật là Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956) là một người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Ông từng là công an và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, từng công tác ở Ủy ban Việt kiều Trung Ương.

Ngày 05/5/2014, thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an, cho biết đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh. Cùng bị bắt với ông Vinh có bà Nguyễn Thị Minh Thúy, nguyên là nhân viên cũ của ông Vinh tại công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ – VPI.

Theo cáo trạng, Ông Nguyễn Hữu Vinh đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn với đài RFI, nhà báo Phạm Đoan Trang nhắc tới một giả thuyết, cho rằng “việc bắt Anh Ba Sàm là để ngăn chặn trước phe chống Trung Quốc trong chính quyền và tâm lý chống Trung Quốc trong người dân.”

Hai luật sư cùng bảo vệ ông Nguyễn Hữu Vinh là luật sư Nguyễn Minh Long (đoàn Luật sư Hà Nội) và luật sư Trịnh Minh Tân (đoàn luật sư TPHCM).[6]

Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Right Watch) yêu cầu thả ông Vinh, coi việc bắt giữ này là vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận.

Trước đó, ông Vinh đã từng bị bắt khẩn cấp vào tháng 7/2012

Dân Luận xin được đăng tải toàn bộ bản kết luận điều tra về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn”. Nguồn: Anhbasam

nguyenhuuvinh1.jpgnguyenhuuvinh2.jpgnguyenhuuvinh3.jpgnguyenhuuvinh4.jpgnguyenhuuvinh5.jpgnguyenhuuvinh6.jpgnguyenhuuvinh7.jpgnguyenhuuvinh8.jpgnguyenhuuvinh9.jpg

Tín nhiệm Quốc Hội sẽ quyết định nhân sự Bộ Chính Trị?

Phạm Chí Dũng

Chính trường Việt Nam đang ngầm chứa những đột biến. Nếu đột biến lại có khả năng dẫn đến đảo lộn. Đảo lộn ấy lại có thể kéo theo sự lệch pha lớn lao về tương quan nhân sự trước đại hội đảng 12.

nguyen-tan-dung-dac-cu.jpg

Công bố phút 89

Chi tiết rất đáng chú ý là chỉ đúng vào sáng khai mạc Quốc Hội lần thứ 8 ngày 20 tháng 10, 2014, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng mới công bố “tại kỳ họp này, Quốc Hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc Hội bầu hoặc phê chuẩn.”

Trước đó, đã có tin tức lấy phiếu tín nhiệm đối với khoảng 50 chức danh chủ chốt, so với 47 người vào năm 2013, nhưng chưa được xác định về thời gian cụ thể. Hình như mọi chuyện được giữ kín trong vòng bí mật. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ mới về nước sau khi kết thúc chuyến đi Tây Âu với kết quả hầu như không có gì ấn tượng.

Một năm rưỡi sau kỳ lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên và mang tính lịch sử của Quốc Hội chưa có thói quen độc lập về suy nghĩ, có thể nói đây là lần thử thách đáng kể thứ hai đối với giới quan chức chính phủ và đặc biệt với người bị Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng đặt vấn đề mới đây “Thủ tướng độc lập với ai” liên quan đến dự luật “tăng quyền cho thủ tướng.”

Cần nhắc lại, trong một động thái bất ngờ diễn ra song trùng với chuyến đi Tây Âu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, phía chính phủ đã phát ra dự luật tổ chức chính phủ với quyền hạn dự kiến dành cho thủ tướng là bổ nhiệm hoặc cách chức các quan lại đầu bộ ngành và đầu tỉnh thành. Nếu được Quốc Hội thông qua, đương nhiên vai trò thủ tướng sẽ trở nên nổi bật nhất và cũng thâm sâu nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị toàn trị ở Việt Nam.

Tuy nhiên trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngay trước kỳ họp Quốc Hội, dự luật trên đã phải tiếp nhận khá nhiều phản bác từ những người mới xây nhà đắt tiền (*).

Trong lúc đó, cử chỉ ấn tượng nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi Châu Âu lại là cái bắt tay gây dư luận với Giáo Hoàng Phanxico tại Tòa Thánh Vatican. Giới quan sát tỏ ra hoài nghi về tư thế của ông Dũng khi giáo hoàng bắt tay ông qua bàn làm việc chứ không phải “bằng vai phải lứa” như với các nguyên thủ quốc gia.

Trạng thái đáng thất vọng hơn là ngay sau khi trở về từ Tây Âu, bản báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của ông Nguyễn Tấn Dũng lại vấp phải thái độ phản ứng không che giấu của giới quan chức Quốc Hội cùng nhiều lời giễu cợt của báo giới nhà nước. Ngược hẳn với “tình hình kinh tế-xã hội đang chuyển biến tích cực” của báo cáo chính phủ, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng lại cho rằng “vẫn còn nhiều khó khăn.” Trước đó, một nhân vật khác trong “tứ trụ triều đình” là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cũng đánh giá “kinh tế chưa bao giờ khó khăn như lúc này.”

Những thất bại đầu tiên

Chỉ vài ngày sau khi Quốc Hội khai mạc kỳ họp thứ 8, tin thất trận liên tiếp bay về tổng hành dinh chính phủ.

Thất bại đầu tiên là việc Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh phải yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư “rút đề xuất chi ngân sách để xử lý nợ xấu.”

Thực ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vẻ “vô can,” mà đề xuất dùng ngân sách để bù đắp nợ xấu đến từ nhóm lợi ích đặc thù và là “bị can” đặc biệt nguy hiểm ở Việt Nam: giới ngân hàng.

Mới đây, chính Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…, trong khi Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào.

Nhưng quá nhiều người thừa hiểu rằng nếu ngân sách nhà nước đang kiệt quệ đến mức không còn tiền tăng lương mà lại làm theo “sáng kiến” của Nguyễn Văn Bình, sự thể sẽ tồi tệ đến thế nào khi người dân nghèo bị móc túi đến tận cùng!

Thất bại thứ hai ứng với “đợt trình ra Quốc Hội lần này không phải để phê duyệt dự án triển khai ngay mà mới chỉ là xin chủ trương” – lần đầu tiên một quan chức cao cấp ngành giao thông vận tải như ông Đinh La Thăng tiết lộ “đường bay” của nhóm lợi ích ODA về dự án sân bay Long Thành.

Cho tới gần sát kỳ họp Quốc Hội lần này, thông tin mà nhóm lợi ích ODA truyền đạt qua một số tờ báo chân rết vẫn là “trình dự án sân bay Long Thành để Quốc Hội thông qua.”

Tuy nhiên phản ứng của dư luận và báo chí về tương lai “đổ nợ lên đầu con cháu” trong thời gian qua là quá xứng đáng để Bộ Chính Trị và Quốc Hội không thể nhắm mắt “gật” bừa.

Theo nhận định của giới quan sát, có thể đã xuất hiện tín hiệu “bất tuân dân sự” từ giới chính khách bên đảng và Quốc Hội đối với thói tham lam không còn biết kềm chế của phe quan chức bộ ngành. Một nguồn tin cho biết cho biết mặc dù phía Chính phủ đã “nhanh đến mức có thể” gửi đề án sân bay Long Thành cho Bộ chính trị, nhưng tới giờ tập thể quyền uy này vẫn chưa có ý kiến gì mà đang chờ thảo luận của đại biểu Quốc Hội.

Cũng như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam bị phản ứng và nghi ngờ quá nhiều trước đây, nhóm lợi ích ODA sân bay Long Thành có lẽ đang tính cách chuyển “đường bay” sang một lộ trình mới và “an toàn” hơn, thay vì phải đối mặt với cơn thịnh nộ của các đại biểu Quốc Hội.

Thất bại thứ ba có lẽ trực tiếp thuộc về thủ tướng. Mọi chuyện bắt đầu bằng việc tại kỳ họp Quốc Hội lần này, ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ phát ra một con số mới về tỷ lệ nợ công: 26,2% GDP, nếu tính cả vay để đảo nợ và nợ vay về cho vay lại…, trong bối cảnh ngập ngụa nợ xấu và nợ công quốc gia.

Nhưng ngay sau đó, hàng loạt phản biện từ đại biểu Quốc Hội, chuyên gia và báo chí đã nhắc lại tỷ lệ nợ công thực tế đang lên tới 98% GDP, ứng với hậu quả mỗi năm ngân sách phải tìm ra đến 350,000 tỷ đồng để trả nợ công.

Người ta đặt câu hỏi: Không biết vào lần này, thủ tướng có ý gì khi đưa ra tỷ lệ 26,2% GDP? Một cách an ủi rằng nợ công vẫn còn quá thấp, và do đó Bộ Giao Thông Vận Tải cùng các ngành khác vẫn nên thoải mái vay mượn ODA để xây dựng các công trình “đổ nợ đầu con cháu” như sân bay Long Thành chăng?

Một hậu họa khác là dù chưa có xác nhận chính thức từ phía chính phủ, song tín hiệu “vỡ quỹ tăng lương” đã hầu như rõ ràng, tính đến thời điểm này. Tình trạng đó được hiểu là bắt nguồn từ con số 7% bội chi ngân sách của chính phủ theo cách “ăn hết lấy gì mà tiêu” (lời của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng), trong bối cảnh các nhóm lợi ích “ăn của dân không chừa thứ gì” (lời bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan).

Thậm chí, tình hình trở nên quái đản đến mức ngân sách không có nổi vài chục ngàn tỷ để tăng lương, trong khi tại hệ thống ngân hàng thương mại đang tồn đọng ít nhất 200,000 tỷ đồng “không biết để làm gì.”

“Đội sổ” và “tính sổ”

Khi kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2014 mới trôi qua 4 ngày, đã xuất hiện ý kiến để nghị: Người có 2/3 tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, thậm chí chỉ cần 1/2, sẽ “được” từ chức, hoặc được Quốc Hội “tính sổ.”

Tháng 6, 2013, Quốc Hội đã bỏ phiếu 47 chức danh chủ chốt, với kết quả mang tính “thảm họa” dành cho khá nhiều gương mặt bên chính phủ. Nhân vật đội sổ với xấp xỉ 42% số phiếu tín nhiệm thấp là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình – người bị tạp chí quốc tế Global Finance bình chọn “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới.”

Nhân vật có thành tích khả quan hơn Thống Đốc Bình đôi chút trong lần bỏ phiếu trên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông nhận được hơn 32% số phiếu tín nhiệm thấp.

Ai có thể đoán được là trong cuộc bỏ phiếu lần này, những nhân vật chủ chốt nào sẽ đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất?

Nghe nói sau kỳ họp Quốc Hội này sẽ là một hội nghị trung ương cuối năm, trái với thông lệ “trung ương trước – Quốc Hội sau” như trước đây. Liệu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp của kỳ họp Quốc Hội sẽ được “nâng lên một tầm cao mới” để hội nghị trung ương tới đây “quyết” nhân sự, thậm chí là nhân sự then chốt phục vụ cho đại hội đảng 12 vào năm 2016?

Lương cán bộ và ‘dư luận viên’ chưa xứng?

b1
Đại biểu Quốc hội bàn về việc tăng mức lương tối thiểu tại VN.
Vài ngày trước, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng mức lương tối thiểu của cán bộ không thể 3 triệu/tháng như bây giờ mà mới ra trường phải 10 triệu/tháng trở lên mới đủ sống. Mới nghe qua thì ai cũng hào hứng, nhưng thực tế có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như tăng làm gì, tăng với mức nào là hợp lý và tăng bằng cách nào bây giờ?

10 triệu là cao hay thấp?

10 triệu là mức lương phải đóng thuế, đó là nấc thang đầu tiên mà một người Việt Nam bình thường nghĩ tới khi nhắc đến khoản thu nhập cao hàng tháng. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – 2 thành phố lớn nhất nước, cũng không nhiều người có được 10 triệu 1 tháng. Phần lớn thu nhập của người lao động kể cả các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chỉ là 5-6 triệu.

10 triệu là mức lương đáng mơ ước và có thể đem khoe của phần lớn người dân Việt Nam, nó không phải thu nhập đại trà

Như vậy ta thấy rằng, 10 triệu là mức lương đáng mơ ước và có thể đem khoe của phần lớn người dân Việt Nam, nó không phải thu nhập đại trà. Tăng lương là tốt nhưng lấy mức lương đáng tự hào và là mục tiêu phấn đấu của nhiều người để làm mức thu nhập đại trà liệu có ổn?

Có đại biểu cho rằng tăng lương để chống tham nhũng. Nhưng hỡi ôi, nếu người ta đã giàu mà không tham nhũng nữa thì người Việt Nam sẽ hết sạch các quan tham chỉ sau một ngày.

Mức hối lộ cho quan càng to thì số tiền phải càng lớn, quan chức càng giàu thì càng nguy hiểm cho dân chúng hơn, họ sẽ không thỏa mãn với số tiền đáng lẽ trước đây có thể “chấp nhận” được.

Tăng để thu hút nhân tài? Nói vậy có nghĩa là Doanh nghiệp Nhà nước không hấp dẫn. Vậy tại sao người ta vẫn xếp hàng dài để thi công chức – một kỳ thi vô cùng tốn kém như một vị đại biểu cũng thừa nhận nhiều người vẫn “chạy” hàng trăm triệu vào công chức để rồi lãnh lương khởi điểm chỉ 3 triệu/tháng.

Kỳ thi công chức này cũng mang một màu sắc vô cùng bí hiểm khi mà người thi không thể nào biết trước mình có đậu hay không dù giỏi đến mức nào, kể cả khi đã “đi tiền” cũng chưa chắc vì biết đâu còn có người đóng nhiều tiền, quen biết nhiều hơn mình. Kỳ thi công chức vốn đã “hấp dẫn”, nếu tăng lương lên 10 triệu có lẽ nó sẽ còn nóng bỏng hơn nữa.

Chúng ta sẽ đi tiếp đến vấn đề sau để rõ nhà nước có thật sự cần người tài hay không.

Tăng bằng cách giảm biên chế?

b2
10 triệu là mức lương mơ ước của phần lớn người dân Việt Nam.

Giảm ai bây giờ khi Bộ Nội vụ từng triển khai việc tự đánh giá cán bộ nhưng làm xong thì không có đơn vị nào xin giảm mà đều xin tăng! Người ta đã quen với việc chỉ đưa ra nhiệm vụ, kế hoạch, phương hướng… mà chẳng bao giờ nêu ai sẽ chịu trách nhiệm nếu không đạt chỉ tiêu và quan trọng hơn là chịu trách nhiệm như thế nào.

Các “hình phạt” rốt cuộc cũng chỉ là “nghiêm túc nhận khuyết điểm” rồi sẽ “cố gắng”, “phấn đấu”… Cuối cùng thì ai cũng hay cũng cần thiết cả.

Cấp dưới có khuyết điểm cũng có lợi cho sếp, vì có lỗi người ta mới cần phải “nịnh” sếp. Cấp trên nữa của sếp cũng không buồn vì đơn vị cấp dưới có điều không tốt mới phải hay lên trên “thăm hỏi”.

Đó là một chuỗi liên quan đến nhau chặt chẽ, ai cũng có lợi, rốt cuộc chỉ có nhà nước chịu. Nhà nước ở đây là ai, đương nhiên không phải các quan chức nhà nước cao nhất rồi, vì họ là đỉnh của chuỗi liên kết trên.

Nhà nước chính là nhân dân, tiền đóng thuế của nhân dân. Mình làm nhưng người khác phải chịu, vậy tại sao phải loại nhau ra trong cái chuỗi lợi ích đó.

Có nhân viên một doanh nghiệp Nhà nước vô tư nói với người đến làm việc: “Các anh đừng lo bị lừa vì ở đây chúng tôi chỉ làm để lấy thành tích chứ không cần lãi.”

Khi mà doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết phải có lãi, nếu kiếm được tiền có nhất thiết phải nộp vào ngân sách không? Chắc chắn là không rồi, đầu tiên đó sẽ là khoản tiền giám đốc bù vào số vốn đã mất để được ngồi vào vị trí, rồi sau khi “hòa vốn” mới bắt đầu “có lãi”.

Chỉ khi nào có cơ chế tự đào thải như doanh nghiệp tư nhân thì mới có thể loại bỏ được những vị trí không cần thiết.

Doanh nghiệp tư nhân khi làm ăn không có lãi đương nhiên không có tiền hoạt động, tự họ phải cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu để duy trì hoạt động, ai là nhân sự không cần thiết thì các nhà quản lý là những người nắm rõ nhất.

Cuối cùng, nếu tinh giản bộ máy thật sự thì lấy đâu ra chỗ cho những Lê Trương Hải Hiếu, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Thanh Nghị, … vào các vị trí lãnh đạo? Nếu làm “quyết liệt”, những người vào cơ quan nhà nước bằng năng lực thực sự sẽ bật bãi đầu tiên nếu không có “ô dù”.

Các đại biểu Quốc hội nói “phải” giảm, nhưng từ “phải” đến làm thực sự thì còn xa lắm. Các đại biểu có thể lập ra trước một danh sách chỉ đích danh những vị trí cần giảm không?

Nếu chỉ “quyết tâm” không thôi thì không được đâu, vì các cơ quan đoàn thể còn “quyết tâm” gấp vạn lần các đại biểu mà chưa có kết quả.

Tăng bằng cách chống lãng phí?

b3
Tập đoàn Vinashin Vinashin do nhà nước quản lý đã thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Nghe thì đơn giản nhưng thực chất chống lãng phí chính là chống tham nhũng. Giảm các công trình, dự án thất thoát ư? Chủ dự án chẳng bao giờ có thể bòn rút một mình. Chiếm một khoản lớn trong món bòn rút đó là tiền “vi thiềng” quan trên mới được cấp phép và an toàn về sau.

Việt Nam muốn chống được tham nhũng thì phải chống cả những quan chức cao cấp nhất. Ai dám làm điều này?

Có thể kết luận, chống tham nhũng và tinh giản bộ máy là việc hiện thời không thể làm được. Thế thì kiếm đâu ra 40.000 tỷ để tăng lương. Và rồi tăng lương lên cao cho rất nhiều người không cần lương cao có phải thêm một lần lãng phí?

Những người cần mức lương tương xứng hãy đến doanh nghiệp tư nhân để được chứng tỏ năng lực thực sự của mình.

Từ trước tới nay đều như vậy cả, “nhà nước” chỉ là nơi cho những người không thực sự giỏi hoặc có tư tưởng an phận, hay đơn giản là gia đình có điều kiện nên chỉ cần công việc ổn định (người có tâm huyết cũng còn nhưng không nhiều).

Việc bỏ 300 triệu để đổi lấy công việc 3 triệu/tháng đã nói lên điều đó.

Ở các doanh nghiệp tư nhân, những vị trí quan trọng đều có mức lương từ 10 triệu trở lên, nhưng đó là tiền mà chính họ kiếm được. Tại đây, lương sẽ tăng tùy theo tình hình tài chính của công ty, không có doanh nghiệp nào làm ăn lỗ mà lại tăng lương cả.

Với tình hình kinh tế đất nước hiện nay, tăng lương quá cao như vậy liệu có thực tế?

Đóng góp thật sự ở “tư nhân” cũng chính là cách đóng góp vào sự phát triển của đất nước một cách thiết thực nhất.

Nhưng tất nhiên ai có dũng khí “ra ngoài làm” phải chấp nhận sức ép lớn hơn nhiều vì ở những nơi này hiệu quả làm việc quan trọng hơn là “Đảng phân công” và “không thoái thác nhiệm vụ được giao”.

Và cũng tất nhiên, kết quả kém thì mất việc là hoàn toàn thực tế chứ không đơn thuần là “nghiêm khắc kiểm điểm” hay “nghiêm túc nhận khuyết điểm”.

Tăng lương tức là phải tăng cho cả các dư luận viên, đừng để ngân sách nhà nước phải gánh thêm một khoản khổng lồ để nuôi những vị trí như vậy – những người được Đảng phân công để làm công việc được nhà nước cho rằng cần thiết.

Cần thiết vì lý do gì, chỉ người có chức có quyền mới hiểu. Thế nên đừng hy vọng bộ máy nhà nước sẽ thu hẹp lại trong ngày một ngày hai.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

‘Kinh tế VN còn trong vòng luẩn quẩn’

b1
Kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có dấu hiệu ổn định trở lại

Kinh tế Việt Nam vẫn còn trong vòng lẩn quẩn chưa có lối ra với nhiều vấn đề nghiêm trọng chưa giải quyết được bất chấp những báo cáo lạc quan của chính phủ, một kinh tế gia từ trong nước nhận định với BBC.

Trước đó, trong một phiên họp thường kỳ, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng kinh tế Việt Nam ‘đang tiếp tục đà phục hồi trong tất cả các ngành’ với các chỉ số như tăng trưởng GDP cao hơn, sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng thấp..

Riêng về nợ công, Thủ tướng Dũng cho rằng vẫn an toàn vì ‘trong giới hạn cho phép’ mặc dù thừa nhận là nợ công có tăng nhanh trong thời gian qua. Ông Dũng cũng cam kết chính phủ của ông sẽ ‘dứt khoát kiểm soát nợ công’ trong giới hạn 65% GDP mà Quốc hội đã đặt ra, theo website chính phủ.

Ba vấn đề lớn

Trao đổi với BBC, bà Phạm Chi Lan, người từng nằm trong ban cố vấn về kinh tế cho thủ tướng, cho rằng đánh giá lạc quan của chính phủ là chỉ ‘căn cứ vào những con số của Tổng cục Thống kê và những phân tích của các bộ, ngành’.

Bà chỉ ra rằng chính báo cáo của chính phủ cũng đã chỉ ra ‘không ít những vấn đề lớn vẫn còn tồn tại’.

Theo bà Lan thì ba vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam hiện nay là sức khỏe của các doanh nghiệp, nợ công và nợ xấu của các ngân hàng.

Bà chỉ ra rằng nợ công của Việt Nam đã rất sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội đặt ra và việc ngân sách dành ra đến 26% để trả nợ đã khiến bội chi ngân sách vẫn cao.

Bà dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp ngưng hoạt động vẫn tăng so với năm trước chứng tỏ ‘hoạt động của doanh nghiệp nói chung vẫn hết sức khó khăn’ khiến việc đóng thuế của họ giảm mạnh.

“Nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn rất lớn,” bà nói thêm.

Tuy nhiên, bà Lan cũng thừa nhận rằng ‘kinh tế vĩ mô có ổn định hơn’, rõ nét nhất là ‘lạm phát thấp’ mà bà cho là ‘chỉ số đáng mừng nhất của năm nay’.

Nhưng bà cũng lưu ý rằng lạm phát thấp phản ánh ‘sức mua đã xuống thấp’ và ‘đầu tư doanh nghiệp cũng xuống thấp’.

Do đó, bà Lan không tin tưởng lắm về việc chính phủ nói họ sẽ đạt được chỉ tiêu tăng trưởng là 5,8% trong năm nay.

“Liệu 5,8% có nói được thật sự xu hướng ở Việt Nam là hoàn toàn ổn định và có thể yên tâm với đà tăng trưởng tiếp tục hay không?”

“Không hiểu con số tăng trưởng này nguyên nhân là do đâu,” bà nói thêm, “Mức độ đầu tư nước ngoài đóng góp vào kinh tế Việt Nam là có hạn chứ không làm cho kinh tế phục hồi như vậy.”

“Trong khi khu vực trong nước là đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng thì vẫn còn khó khăn thì lấy đâu ra cơ sở để cho tăng trưởng Việt Nam tiếp tục lên trong những năm tới?”

Nợ công có an toàn?

b2
Bà Phạm Chi Lan không yên tâm với tình hình nợ công Việt Nam

Kinh tế gia cũng nói bà ‘không thật sự an tâm’ với lời khẳng định về nợ công sẽ an toàn của chính phủ.

“Nếu cộng thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước vào thì con số nợ công Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều chứ không phải 65% GDP,” bà phân tích.

Ngoài ra, theo bà Lan thì tình hình nợ công thực tế của Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với con số thống kê.

“Thời gian gần đây có tình trạng các địa phương, thậm chí cấp xã, cũng có thể có những khoản nợ doanh nghiệm như thường,” bà cho biết, “Khi họ muốn làm công trình này nọ họ sẽ thuê doanh nghiệp làm với cam kết sẽ có tiền ngân sách trả.”

Bà Lan cũng cảnh báo về khả năng trả nợ của Việt Nam là ‘rất đáng lo ngại’.

“Khu vực công đầu tư không hiệu quả và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài chính. Họ không làm ra được của cải – nhân tố có thể trả nợ trong tương lai,” bà giải thích.

Ngoài ra, theo bà Lan, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm ăn kém hiệu quả thì sẽ không đảm bảo phần nợ rất lớn của khối này sẽ được họ tự trả chứ không phải nhà nước đứng ra trả cho họ.

Vấn đề thứ ba trong khả năng trả nợ của Việt Nam là việc họ vay để đảo nợ, tức là phát hành trái phiếu vay tiền trong nước để trả những khoản nợ đã đến hạn. Bà Lan cho rằng các khoản vay để trả nợ như vậy ‘không làm ra sản phẩm để trả nợ’.

Chưa kể việc huy động trái phiếu trong nước để trả nợ nhiều như vậy còn làm ‘mất đi nguồn tín dụng có tiềm năng để cho doanh nghiệp vay’, bà Lan phân tích và nói thêm vay theo kiểu trái phiếu như vậy thì thời hạn trả nợ đến rất nhanh chỉ trong vòng 2, 3 năm càng làm việc trả nợ thêm khó khăn.

“Không có vốn vay thì càng dồn thêm gánh nặng cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cải thiện thì tình hình kinh tế không khá lên được,” bà nói.

Bà cũng phân tích rằng sau khi dành hết tiền để chi thường xuyên và trả nợ thì ngân sách chỉ còn lại 3% thì ‘làm sao đáp ứng nhu cầu đầu tư công’.

“Không có tiền đầu tư công, Nhà nước lại đi vay tiếp,” bà nói thêm. “Như vậy tạo thành cái vòng lẩn quẩn rất khó cho Việt Nam.”

“Trong thời gian tới nếu không cương quyết cắt giảm chi thường xuyên và cải thiện mạnh mẽ quản lý nợ công thì rất khó cho kinh tế Việt Nam khởi sắc.”

@bbc

Lượm lặt tin 30-11-14

Việt Nam ‘trêu ngươi rồng Trung Quốc’

141029080750_dung_modi_640x360_elvis_nocredit
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ Thủ tướng Modi trong chuyến viếng thăm chính thức Ấn Độ

Truyền thông Ấn Độ đánh giá Delhi và Việt Nam đang sẵn sàng đón nhận khả năng gây khó chịu cho Trung Quốc với việc tuyên bố một loạt các kế hoạch hợp tác về quân sự và dầu khí.

Tại buổi họp giữa Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận nhằm tăng vai trò của Delhi trong hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại biển Đông, nơi Trung Quốc và Việt Nam đang có những tranh chấp lớn về chủ quyền.

Ấn Độ cũng sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng, gồm cả việc cấp tín dụng trị giá 100 triệu đô la trong thương vụ Việt Nam mua tàu tuần tra của Ấn.

“Ấn Độ phớt lờ thái độ khó chịu của Trung Quốc và đề nghị giúp Việt Nam tăng cường quốc phòng,” Thời báo Ấn Độ chạy dòng tin chính.

Tờ báo nói thêm rằng Ấn Độ cũng đã ra tín hiệu cho thấy sẽ bán cho Việt Nam hỏa tiễn tuần du siêu thanh trên biển, Brahmos.

Việt Nam rất muốn có vũ khí nhằm đối trọng với sự hùng mạnh của hải quân Trung Quốc và đây là loại vũ khí được Ấn cùng phối hợp phát triển với Nga, nhưng Moscow nay đã từ bỏ mục tiêu phát triển tiếp loại vũ khí này, tờ nhật báo nói.

Hợp tác cùng có lợi?

So sánh về tình hữu nghị mới với “quy mô của Vạn lý Trường thành của Trung Quốc”, Thời báo Hindustan Times nói các nguồn tin Ấn Độ thừa nhận Bắc Kinh “sẽ không hài lòng”, nhưng nói thêm rằng các quan hệ quân sự gần gũi sẽ là lời đáp trả cho các sự kiện như vụ Trung Quốc đặt tàu ngầm hạt nhân tại Sri Lanka.

“Quan điểm của Ấn Độ là Ấn Độ cần Việt Nam đưa ra cú chọc tương tự về hải quân đối với Trung Quốc khi cần,” tờ báo nói.

Trong cái mà Deccan Chronicle mô tả là bước đi nhằm “trêu ngươi con rồng Trung Quốc”, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam khai thác hai dự án dầu khí nữa ở khu vực biển Đông, ngoài ba dự án đã có sẵn.

Theo Asian Age, “cú đá xoáy” Bắc Kinh đã khiến Trung Quốc nhanh chóng ra lời cảnh cáo về các hoạt động khai thác dầu khí là làm tổn hại tới “chủ quyền và lợi ích” của Trung Quốc.

Nhưng Telegraph có quan điểm khác, theo đó nói rằng ông Modi trên thực tế đã “lặng lẽ kéo Ấn Độ lui ra khỏi cuộc đối đầu ngoại giao âm ỉ”.

Cũng đặt nghi ngờ về thương vụ mua bán hỏa tiễn Brahmos, tờ báo này chỉ ra rằng hai dự án dầu khí mới được thực hiện ở vùng biển của Việt Nam không bị Trung Quốc tranh chấp, và rằng Ấn Độ sẽ thực sự giảm bớt vai trò của mình ở một dự án triển khai tại vùng biển đang tranh cãi.

***************************************

Cựu tướng hàng đầu TQ nhận ăn hối lộ

140613072707_xu_caihou_624x351_reuters
Ông Từ Tài Hậu hiện đang bị ung thư bàng quang

Báo chí Trung Quốc đưa tin một trong các cựu tướng lĩnh hàng đầu nước này, ông Từ Tài Hậu, đã nhận tội ăn những khoản tiền hối lộ khổng lồ để đổi lấy các quyết định thăng quan tiến chức.

Ông này chuẩn bị phải ra tòa án binh vì tham nhũng.

Ông Từ từng giữ các chức vụ quan trọng như Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông thôi vị trí ở quân ủy hồi năm ngoái và ở Bộ Chính trị vào năm 2012.

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình từng tuyên bố cam kết đấu tranh chống tham nhũng, nhất là trong quân đội Trung Quốc.

Với 2,280 triệu binh lính, quân đội Trung Quốc thuộc loại lớn nhất thế giới và Tướng Từ Tài Hậu từng phụ trách nhân sự của quân đội.

Ông bắt đầu bị điều tra cáo buộc tham nhũng từ hồi tháng Sáu, sau đó bị cách chức và tước quân tịch. Ông cũng sẽ sớm bị khai trừ Đảng, theo Tân Hoa Xã.

Thú nhận tội lỗi

Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho hay: “Các công tố viên quân đội sau khi điều tra đã xác minh là Từ Tài Hậu lợi dụng chức quyền để phong quan tiến chức cho một số người nhằm ăn những khoản tiền hối lộ khổng lồ trực tiếp hoặc thông qua gi ađình”.

Tân Hoa Xã cũng nói ông Từ đã “thú nhận toàn bộ tội lỗi”.

Cuộc điều tra sai phạm với ông này đã kết thúc và quá trình xét xử đang được xúc tiến, khởi đầu bằng việc đưa ông ra tòa án binh.

Tân Hoa Xã không đưa thêm chi tiết.

Việc kết tội ông Từ Tài Hậu được cho là rất quan trọng vì ông làm công tác nhân sự cho quân đội trong suốt 13 năm do vậy các nhân vật tướng lĩnh hiện tại phần lớn đều do ông ký lệnh phong chức.

Ông Từ đã gần như bị quản thúc nhiều tháng nay sau khi bị triệu tập hỗ trợ điều tra cáo buộc tham nhũng đối với cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn năm 2012. Ông Cốc bị buộc tội tham nhũng hồi đầu năm nay còn bản thân ông Từ thì bị điều tra từ ngày 15/3.

Hiện ông đang bị ung thư bàng quang, khiến việc khởi tố ông trở nên khó khăn.

Việc mua quan bán chức trong quân đội tuy bị cho là khá phổ biến nhưng lại không được nhắc đến nhiều.

Hội nghị Trung ương Đảng CSTQ hồi tuần trước đã thống nhất tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần tuyên bố sẽ đấu tranh chống các thành phần tham nhũng từ trên xuống dưới.

Một trong các nhân vật cao cấp, trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cũng đang bị điều tra.

Trung Quốc bắt đầu chống tham nhũng trong quân đội từ cuối những năm 1990, cấm quân đội làm kinh tế nhưng vi phạm vẫn thường xuyên xảy ra.

*******************************

Chuyện bé gái Việt huấn luyện voi lên báo Anh

Trang Daily Mail ngày 28/10 đăng bài về tình bạn khăng khít giữa một con voi lớn và cô bé chỉ mới 6 tuổi người dân tộc thiểu số Việt Nam.

Kim Luan, cô bé 6 tuổi người dân tộc M’Nông ở miền trung Việt Nam, cảm thấy không thể rời xa người bạn thân nhất chính là một chú voi to lớn hơn em rất nhiều lần.

Người M’Nông có tài huấn luyện voi thành vật nuôi, xem chúng giống như thành viên trong cộng đồng. Voi sau khi huấn luyện có thể phụ giúp nhiều công việc khác nhau, như đi ra đồng cùng người dân làm việc, vận chuyển hàng hóa, giúp họ xây nhà.

bé gái, voi, nước ngoài
Con voi to lớn tỏ ra vâng lời cô bé. Ảnh: Caters News Agency

“Là người nước ngoài, tôi từng rất ngạc nhiên khi chứng kiến mối liên kết giữa người M’Nông và những con voi. Họ nuôi chúng xung quanh nhà giống như chúng ta nuôi mèo vậy. Tôi có thể cảm nhận sự tôn trọng dành cho nhau giữa người và voi”, Rehahn, nhiếp ảnh gia người Pháp thực hiện bộ ảnh về bé Kim Luan, chia sẻ.

Rehahn đã sống ở Việt Nam khoảng 7 năm và chụp khoảng 45.000 tấm ảnh ở các địa phương khác nhau, nhưng đây là lần đầu tiên anh chứng kiến sự tương tác giữa người M’Nông và đàn voi. Rehahn thừa nhận, điều khiến anh lo ngại khi thực hiện bộ ảnh chính là Kim Luan, vì chỉ cần một hành động của con voi cũng sẽ gây nguy hiểm cho cô bé.

bé gái, voi, nước ngoài
Tình bạn giữa con voi và bé Kim Luan như không thể tách rời. Ảnh: Caters News Agency

Tuy nhiên, Rehahn sau đó đã thay đổi suy nghĩ. “Con voi không đe dọa tính mạng cô bé hay con người khác. Chúng rất hiền hòa, cho đến khi chúng ta gây ra hành động sai trái. Người M’Nông sống giữa thiên nhiên cùng bầy voi và giúp chúng điềm tĩnh”, Rehahn nói.

Thư mời tham dự buổi Hội Luận Truyền Thông với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và đài SBTN trân trọng kính mời quý vị đến tham dự buổi Hội Luận Truyền Thông với blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải sẽ được tổ chức:

Thời Gian: 2 giờ trưa thứ Sáu, ngày 31 tháng 10, 2014

Địa Điểm: Đài Truyền Hình SBTN

10517 Garden Grove Blvd. Garden Grove, CA 92843

Trong buổi sinh hoạt này, blogger Điếu Cày, người vừa bị áp giải ra khỏi nhà tù để đến Hoa Kỳ sẽ chia sẻ những gì đã xảy cho ông qua 11 trại giam trong 6 năm rưỡi qua, những hướng hoạt động sắp tới, đồng thời cảm tạ những nỗ lực tranh đấu của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước cho tự do của cá nhân ông cũng như tất cả những tù nhân lương tâm khác.

Sự hiện diện của quý vị sẽ là niềm khích lệ lớn lao đối với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và đó cũng là bước đầu cho chặng đường đồng hành cùng nhau tranh đấu cho tự do báo chí cũng như dân chủ tại Việt Nam.

Trân trọng kính mời,

Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và đài SBTN*

Đài STBN sẽ tuyền hình trực tiếp toàn bộ buổi hội luận truyền thông trên hệ thống SBTN toàn thế giới.*

Blogger Điếu Cày viếng thăm đài truyền hình SBTN, Trung Tâm Asia và Nhật báo Người Việt

Điếu Cày và Nhạc sĩ Trúc Hồ (ảnh Danlambao)CTV Danlambao

Vào lúc 1 giờ trưa ngày 28.10.2014 Blogger Điếu Cày đã viếng thăm SBTN, Trung Tâm Asia. Đây là buổi hội ngộ đầu tiên của CLBNBTD với một trung tâm truyền thông hải ngoại và được xem là bước khởi đầu cho những kết nối chặt chẽ hơn giữa truyền thông tự do trong vào ngoài nước.

Tiếp đón anh Điếu Cày là nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài SBTN, anh Mai Phi Long trưởng ban tin tức của SBTN cùng nhiều nhân viên của đài.

Trong phần trao đổi thân mật, anh Trúc Hồ đã chia sẻ rằng anh xem blogger Điếu Cày là một người có tầm nhìn xa, tinh thần tranh đấu kiên cường nhưng nhân bản và đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết; với quá trình tranh đấu cho tự do báo chí và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tinh thần bất khuất của anh trong suốt 6 năm 6 tháng tù đày, Điếu Cày là một người có khả năng và uy tín để nối kết người Việt trong và ngoài nước, xoá đi những khoảng cách trong ngoài, hiểu nhau hơn và cùng nhau sát cánh tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Trong mục tiêu kết nối đó, SBTN và Trung Tâm Asia sẽ hỗ trợ hết sức mình cho những nỗ lực trong tương lai của blogger Điếu Cày và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Đài SBTN với 12 năm hoạt động và nhiều chi nhánh tại Hoa Kỳ, Canada, Úc châu sẽ đồng hành cùng Điếu Cày cho những vận động của anh về tự do ngôn luận và nhất là sẽ phối hợp cùng CLBNBTD trong một chiến dịch vận động tự do cho blogger Tạ Phong Tần, một thành viên của CLBNBTD mà mẹ của chị đã tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền đã đàn áp và cầm tù Tạ Phong Tần một cách bất công và trái phép.

Anh Điếu Cày cũng đã chia sẻ về những câu chuyện trong tù, đặc biệt là trường hợp của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, về những bài nhạc mà những tù nhân bất khuất này vẫn tiếp tục sáng tác từ ngục tù. Điếu Cày cho biết tinh thần của Việt Khang và Anh Bình vẫn rất tốt.

Trao đổi với Trúc Hồ, anh Điếu Cày cho biết rằng ngay khi ở trong tù chúng ta vẫn có thể sử dụng được sức mạnh truyền thông, người tù vẫn có thể tranh đấu, tạo sự kiện, thông tin vẫn có thể được chuyển tải ra bên ngoài. Và chính nhờ vào sức mạnh truyền thông được lan toả từ bên ngoài mà đã có những kết quả dội ngược lại chốn lao tù dẫn đến những nhượng bộ của cai tù và tình trạng của tù nhân được cải thiện hơn.

Do đó, sự kết nối truyền thông trong và ngoài là một nhu cầu cần thiết và sự gặp gỡ giữa hai người đại diện CLBNBTD và SBTN là một bước đầu vô cùng tốt đẹp cho nhiều kết hợp khác với những cơ quan, tổ chức truyền thông hải ngoại khác.


Anh Điếu Cày đã thắp nhang tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Nhạc sĩ Việt Dũng tại Trung tâm Asia (ảnh DLB)

Ghé thăm SBTN studio (ảnh DLB)


Cùng với anh Mai Phi Long tại phòng thâu (ảnh DLB)

Trong tinh thần kết hợp truyền thông, blogger Điếu Cày cũng đã đến Nhật báo Người Việt vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Tại đây anh đã trò chuyện với các đồng nghiệp báo chí của Người Việt trong suốt 2 giờ và chia sẻ những thông tin, những mẫu chuyện tranh đấu tại quê nhà trước và trong khi ở trong tù.


Tại tòa soạn báo Người Việt (ảnh DLB)


Trao đổi với bạn đồng nghiệp (ảnh DLB)

Sau cùng blogger Điếu Cày cũng đã gặp gỡ xướng ngôn viên Bích Huyền của đài Bolsa (do nhạc sĩ Việt Dzũng điều hành trước khi anh qua đời. Buổi trao đổi thân tình đã kết thúc một ngày sinh hoạt rất thành công của blogger Điếu Cày cho những bước khởi đầu trong nỗ lực kết nối truyền thông của anh.

Ảnh DLB

Một mẫu chuyện nhỏ rất cảm động là trong buổi ăn tối với những bạn bè truyền thông, một phụ nữ đã bước đến bàn ăn chào anh Điếu Cày và chia sẻ: “Cháu đến Hoa Kỳ lúc còn bé và chỉ lo đi học đi làm, không quan tâm nhiều đến những sinh hoạt cộng đồng, không bao giờ nghe đài, đọc báo Việt ngữ. Nhưng gần đây cháu đã chú ý những tin tức trong nước và cháu nhận ra chú từ những bức ảnh đã nhìn thấy trên mạng. Nên cháu đến để chào chú và xin gửi một chút quà, mong chú nhận.”


Cô gái đồng hương, cô Bích Huyền và Điếu Cày (ảnh DLB)
Đây là một minh chứng cảm động về vai trò cần thiết của truyền thông trong việc đánh động sự quan tâm của người dân đối với những nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam.CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chúng ta có biết đứng dậy và bước đi hay không?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Người Việt chúng ta đang sống lúng túng, nhiều lúc hoang mang. Đã bao người, bao lần đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại thế? Với tôi, vì chúng ta không xác lập được mình là ai trong khi dân tộc Việt Nam được xác lập rõ ràng, mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

nguyen_quang_thieu.jpg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.Chúng ta đã từng đi qua một thời mà có người gọi là “thời ngạo mạn”. Cái thời như thế chưa từng có trong lịch sử của dân tộc chúng ta trước đó cho dù ông cha ta đã làm nên những điều kỳ vỹ.

Trong cái “thời ngạo mạn”, chúng ta nói: Người Việt ta yêu nước nhất thế giới. Chúng ta nói: Người Việt ta anh hùng nhất thế giới. Chúng ta nói: Người Việt ta thông minh nhất thế giới. Chúng ta nói: Người Việt ta nhân đạo nhất thế giới. Chúng ta nói: Thủ đô ta nhiều cây xanh nhất thế giới….

Nhưng đến một ngày, chúng ta nhận ra sự thật không phải hoàn toàn như vậy. Mỗi người dân trên thế gian này đều yêu dân tộc của mình nhất, mỗi dân tộc đều anh hùng nhất khi đấu tranh cho độc lập, tự do của họ, mỗi dân tộc đều có lòng nhân đạo của họ…

Sự ngạo mạn ấy chẳng làm cho chúng ta lớn lên mà ngược lại nó làm cho dân tộc ta yếu đi. Sự ngạo mạn ấy làm cho chúng ta chẳng còn biết thế giới này như thế nào nữa. Chúng ta sống trong cái thế giới như câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” của mình một cách thỏa mãn. Và chúng ta được cảnh cáo công khai nhiều lần về nguy cơ sẽ bị thế giới bỏ quên.

Cuối cùng thì người Việt chúng ta cũng rút khỏi cái “thời ngạo mạn” rất… lặng lẽ. Nhưng ngay sau đó, chúng ta lại rơi vào một cái “thời” khác: “Thời tự ti dân tộc”.

Cái thời này cũng tệ hại không kém gì cái thời “ngạo mạn” chúng ta vừa thoát ra được. Bây giờ, cứ hễ nói đến đất nước Việt Nam, nói đến người Việt Nam là không ít người Việt Nam chúng ta tự chê bai mình không tiếc lời. Chúng ta tự vẽ lên chân dung chúng ta xấu xí đến không tưởng. Không ít người nước ngoài trố mắt kinh ngạc khi nghe chính người Việt nói về người Việt.

Một số bạn bè nước ngoài của tôi nói: Người Việt Nam có rất nhiều đức tính đẹp nhưng sao tôi nghe không ít người Việt nói về người Việt cứ như người Việt là những người kém cỏi và xấu xí nhất thế giới này? Chúng ta đã đi từ cái nhất này đến cái nhất khác một cách dễ dàng. Trạng thái này cho thấy sự bất ổn về nhân cách của chúng ta.

Thế giới đang quá nhiều bất ổn. Mỗi quốc gia có những sự bất ổn khác nhau như bất ổn kinh tế, bất ổn chính trị, bất ổn giáo dục, bất ổn tôn giáo hay bất ổn môi trường… Bất ổn nào cũng là vật cản đường cho sự phát triển của một quốc gia.

Nhưng sự bất ổn về nhân cách là sự bất ổn nguy hiểm nhất. Một trong những vấn đề của sự bất ổn về nhân cách là việc không xác lập được mình là ai. Khi không xác lập được mình là ai thì con người đó, quốc gia đó không có cơ hội phát triển và hoàn thiện mình.

Những gì mà dân tộc Việt Nam tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử của mình đã cho chúng ta một nền tảng đầy đủ để đứng dậy kiêu hãnh và bước đi vững vàng.

Điều còn lại là chúng ta có biết đứng dậy và biết bước đi hay không mà thôi.

Lượm lặt tin 29-11-14

Tổng mức đầu tư sân bay Long Thành là 18,7 tỷ USD

Ngày 28-10, các đại biểu Quốc hội nhận được “Báo cáo giải trình bổ sung về báo cáo đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành” do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký.  
 
Quy hoạch sân bay Long Thành do ADPi thực hiện và giới thiệu trên website của mình
Quy hoạch sân bay Long Thành do ADPi thực hiện và giới thiệu trên website của mình

Mô tả về hiện trạng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, báo cáo của Bộ GTVT cho biết: Hiện diện tích đất hàng không dân dụng quản lý chỉ có 590,48ha. Phần diện tích 517ha do quốc phòng quản lý (trong đó có khoảng 160ha sử dụng làm sân golf).

Hai nhà ga hành khách nội địa và quốc tế với tổng công suất thiết kế 25 triệu khách/năm (tính cả phần mở rộng nhà ga đang thực hiện). Theo tính toán, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đạt hết công suất là 25 triệu khách/năm vào năm 2016 và quá tải vào các năm sau đó.

Hiện nay, tổng diện tích nhà ga hành khách quốc tế và nội địa là 123.000 m2, đáp ứng công suất tối đa 20 triệu khách/năm, thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm.

Về khả năng mở rộng sây bay Tân Sơn Nhất: theo tính toán, để nâng được công suất lên 40-50 triệu hành khách/năm phải xây thêm một nhà ga hành khách công suất 15-25 triệu hành khách/năm (có thể sử dụng đất quốc phòng). Tổng chi phí theo phương án này khoảng 9,1 tỷ USD và phải giải tỏa, di dời khoảng 140.000 hộ dân.

Với trường hợp mở rộng sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động dân dụng với công suất 25 triệu khách/năm, ước tính chi phí lên đến 7,5 tỷ USD.

Liên quan đến vấn đề cơ cấu đầu tư và giải pháp huy động vốn sân bay Long Thành, báo cáo nêu: Khái toán tổng mức đầu tư ba giai đoạn của dự án là 18,7 tỷ USD. Giai đoạn một khoảng 7,8 tỷ, giai đoạn hai hơn 3,8 tỷ và giai đoạn ba hơn 7 tỷ USD (giai đoạn sau cùng có quy mô 100 triệu khách).

Sau khi cập nhật lại chi phí giải phóng mặt bằng thì vốn đầu tư từ ngân sách cho giai đoạn một là 21.849 tỷ đồng (giảm 2.000 tỷ so với dự tính trong báo cáo trước đây – PV).

Để giảm phần vốn ngân sách trong giai đoạn này, Chính phủ đề nghị cho phép Tổng công ty Cảng hàng không VN sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa Tổng công ty và các công ty con để giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư phân kỳ một với số tiền dự kiến 5.000 tỷ đồng.

Vốn vay ODA dự kiến cho giai đoạn một là 47.859 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức tài chính quốc tế. Tổng công ty Cảng hàng không VN sẽ vay lại Chính phủ và tự trả nợ.

Đối với các hạng mục huy động vốn từ khu vực ngoài Nhà nước (ngoài vốn ngân sách và ODA) sẽ kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

LÊ KIÊN
*****************************

Lâu đài ‘cặp đôi’ 100 tỷ miễn bình luận ở Quảng Ninh

Những tòa lâu đài nguy nga cùng với những dãy nhà biệt thự khủng trên tuyến đường Vành đai bao biển Vịnh Hạ Long là tâm điểm chủ ý của nhiều người khi đi qua tuyến đường này.

Khi tuyến đường vành đai bao biển tại TP. Hà Long được hình thành dài khoảng 5km bao quanh một phần bờ biển Vịnh Hạ Long khiến cho đất đai nơi đây trở thành “khu đất vàng” và rơi vào tầm ngắm của không ít đại gia lắm tiền nhiều của.

Hàng loạt những căn biệt thự sang trọng cùng với dãy nhà hàng khách sạn dần mọc lên, khiến cho tuyến đường vành đai này trở thành nơi quy tụ của hàng loạt những căn biệt thự khủng với giá trị lên đến hàng trăm tỷ.

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân
Để hoàn thiện cặp đôi biệt thự này, gia chủ phải bỏ ra số tiền gần 100 tỷ đồng

Đang chú ý trên tuyến đường này là cặp đôi biệt thự khủng của một đại gia hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó có hoạt động kinh doanh “vàng đen” tại miền đất giàu tài nguyên này.

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân
Mỗi lâu đài có giá không dưới 50 tỷ đồng

Cặp đôi biệt thự này nằm ngày mặt đường vành đai, mặt tiền hướng ra biển Vịnh Hạ Long. Để hoàn thiện cặp biệt thự song song này, chủ nhân đã phát đầu tư số tiền lên đến gần 100 tỷ đồng.

Theo như vị quản gia của cặp đôi biệt thự này cho biết, thì nguyên hai bộ cửa cổng được thiết kế tinh xảo và chất liệu thép mạ đồng đã ngốn của gia chủ gần 1 tỷ đồng. Chưa nói đến hệ thống tường bao của tòa nhà cũng được đầu tư xây dựng với số tiền không nhỏ.

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân
Bộ đôi cửa cổng của tòa biệt thự được chế tác từ thép đặc biệt mạ đồng có già gần 1 tỷ đồng

Cặp đôi biệt thự này được xây dựng trên diện tích đất hơn 600m2, theo như phân tích của người quản gia của cặp đôi biệt thự này thì ngay tiền đất tại khu vực đắc địa này lên hàng chục tỷ đồng.

Toàn bộ hệ thống cửa của ngôi biệt thự được làm từ gỗ lim, các đường nét, họa tiết của tòa nhà được thiết kế và hoàn thiện một cách rất công phu. Hệ thống lan can vác bậc thang được ốp đá nhập khẩu từ Phillipines.

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

Toàn bộ hệ thống cửa của hai tòa biệt thự được chế tác từ gỗ lim nhập khẩu tử nước ngoài

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

Tường bao xung quanh hai tòa nhà được thiết kế với những bức tranh mạ đồng độc đáo

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

Lan can cầu thang tòa nhà cũng được tạc bằng đá “độc” nhập khẩu

Nguyên hệ thống cây xanh và đặc biệt là hai cây ô liu được nhập khẩu cũng có giá không dưới tiền tỷ. Được biết, một trong hai ngôi biệt thự này được chủ nhân xây dựng dành riêng cho con trai của mình.

Một số biệt thự đep bên biển Hạ Long:

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

biệt-thự, lâu-đài, đại-gia, Hạ-Long, đất-mỏ, triệu-đô, doanh-nhân

Theo Đại Lộ

******************************************************

Hoa hậu Sonya Sương Đặng óng ả trong dáng hình cô gái Hà Nội

Trong tà áo dài màu trắng, dáng suông mượt mà, quần lĩnh đen… của NTK Nhật Dũng, Hoa hậu quý bà Châu Á tại Mỹ Sonya Sương Đặng đã tái hiện hình ảnh người con gái Hà Nội xưa óng ả, dịu hiền. Dù đã 3 con, U 40 nhưng Hoa hậu như mới đôi mươi trong những shoot hình dịu dàng này.

Hoa hậu Sương Đặng chia sẻ, từ lâu lắm, từ trong ký ức và mơ ước của chị, chị luôn muốn được một lần diện áo dài, đeo kiềng cổ, tóc vấn buông lơi đúng hình ảnh người phụ nữ Hà Nội mà chị thường nhìn thấy trên ảnh, trên internet. Trong dịp trở về Việt Nam tham gia một số sự kiện lần này, Hoa hậu đã thực hiện bộ hình với hình ảnh người con gái Hà Nội cho thỏa những ước mong. Hình ảnh của chị cũng được gắn với những địa điểm khá cổ xưa của Hà Nội.

Hoa hậu Sương Đặng sinh ra ở Nha Trang, chị luôn thích những nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Hà Nội truyền thống, học tập sự đảm đang, khéo léo của phụ nữ Hà Nội cũng là một trong những bí quyết thành công trong đời sống của Hoa hậu.

This slideshow requires JavaScript.