Phim triệu đô ế khách và chuyện Chánh Tín vỡ nợ

Chánh Tín vay chưa đầy 8 tỷ, phim thất bại thì bị ngân hàng tịch thu nhà cửa, nay số tiền làm bộ phim Sống cùng lịch sử này gần gấp 3 lần số tiền Chánh Tín đã mất!

Phim triệu USD, không ai xem, đạo diễn vẫn… hài lòng

Gần 1 triệu USD (21 tỷ) là tiền đầu tư cho phim Sống cùng lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Tuấn, hãng Phim truyện Việt Nam. Phim làm trong một năm ròng rã với 300 người tham gia. Rõ là tiền nhiều, đạo diễn giỏi và biên kịch nổi tiếng, diễn viên đông, hãng phim lớn nhất VN. Ấy vậy mà phim làm xong dù được ưu tiên hết mức như chiếu khung giờ đẹp, giá vé rẻ mà rạp vẫn phải hủy chiếu vì… chẳng ai đến xem.

Nhưng nói cho cùng, bộ phim triệu đô này chỉ được công chúng lẻ tẻ biết đến khi… nó ế. Còn lý do chính dẫn đến việc phim không ai xem này được người trong cuộc cho là vì không có ai quảng bá. Kinh phí 21 tỷ chỉ để dành cho làm phim. Mà thực làm theo đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cũng chỉ có 13 – 14 tỷ, số 7-8 tỷ bạc còn lại để chi phí cho Hãng phim. Kinh phí hậu kỳ chỉ vẻn vẹn 100 triệu và kinh phí quảng bá thì không thấy đâu.

Chính vì thế mà hiện nay người hài lòng với nội dung bộ phim này theo báo chí lại chính là… đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. Còn phim hay dở thế nào thì là một bí ẩn, bởi vì ngay khi vài ba người xem đến rạp trong từng suất chiếu thì phim cũng đã bị hủy chiếu. Giới báo chí cũng chỉ biết vài ba dòng về nội dung phim, còn lại cũng chưa được xem.

Phim 21 tỷ, triệu đô, Chánh Tín, vỡ nợ, phim lịch sử, đạo diễn, diễn viên, Nguyễn Thanh Vân, phim đắp chiếu
Một cảnh trong bộ phim triệu đô

Phim phải ra thị trường, nhưng nhà quản lý ru rú bàn giấy…

Mặc dù tiền thuế của dân bỏ ra là hàng 21 tỷ bạc, nhưng cách quản lý quá trình từ khi làm bộ phim này cho đến khi ra rạp này hình như chưa bám vào hiệu quả đem đến lợi ích cho người dân để hiểu biết và tự hào hơn về lịch sử dân tộc .

Mặc dù cách quản lý chi phí của phim xem ra rất là “chặt chẽ”. Theo đó, Bộ VHTT DL là chủ đầu tư của các dự án phim, và Bộ này lại giao trách nhiệm cụ thể cho Cục Điện ảnh. Phim trước khi sản xuất phải do Liên bộ Văn hóa – Tài chính – Cục Điện ảnh – Cục quản lý giá duyệt kinh phí đầu tư. Tức là cả một  bộ máy công quyền hùng hậu cho việc quản lý 21 tỷ, chưa tính thêm tiền chi phí để nuôi bộ máy quản lý.

Nhưng giờ do làm hỏng, làm sai khiến 21 tỷ bạc này “bay theo gió” thì  chưa rõ  ai trong số đó sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, nhận kỷ luật, bồi hoàn?

Xem ra, làm phim bằng tiền dân thực dễ dàng biết bao. Cứ xem tình cảnh của một hãng phim được đầu tư tiền túi bởi nghệ sỹ gạo cội như Chánh Tín thì biết. Ông mới vay chưa đầy 8 tỷ bạc để làm phim, phim thất bại thì bị ngân hàng tịch thu hết nhà cửa. Nay số tiền làm bộ phim Sống cùng lịch sử này gần gấp 3 lần số tiền Chánh Tín đã mất!

Nhìn rộng ra cách làm phim này, có thể thấy khó mà có hiệu quả. Bởi Sống cùng lịch sử không phải là bộ phim “đắp chiếu” đầu tiên. Từ trước đến nay, làm phim sao cho hay, thu hút người xem là việc của các đạo diễn, còn làm sao để phim không lỗ là trách nhiệm của nhà sản xuất.

Nếu vậy, sao các quan chức hùng hậu của cả một Liên bộ kia không giao béng việc này cho nhà sản xuất và đạo diễn  nhận kinh phí Nhà nước thì phải chịu mọi trách nhiệm từ A đến Z, miễn đạt hiệu quả là thu hồi kinh phí hay có lãi? Bởi thiết tưởng dù có giỏi cách mấy nhưng chỉ là quan chức mà không phải nhà chuyên môn cứng cựa, đang lăn lộn trong thị trường phim thì làm sao có thể thành công?

Ai bảo phim lịch sử không hấp dẫn dân ta?

Mặc dù phim thị trường đang chiếm ưu thế tại các rạp chiếu phim ở VN, tuy nhiên, chắc chắn người dân  cũng yêu thích cả các loại phim khác, trong đó có cả phim lịch sử. Nhất là khi lịch sử của VN có biết bao biến cố và sự kiện hào hùng và bi thương tác động đến số phận của từng con người. Cái người Việt cần là phim hay từ những đạo diễn tài ba, có tâm và có tầm nhìn vượt thời gian.

Ngay tại Hàn Quốc, nơi mà phim thị trường đang thắng thế thì phim lịch sử vẫn có vị trí quan trọng. Phim Đồng hồ cát của đạo diễn  Kim Jong Hak  làm năm 1995 khai thác vụ “Kwangju” – sự kiện có thật xảy ra vào ngày 18/5/1980, sau vụ ám sát Tổng thống Park Jung Hee. Khi đó, Kwangju dấy lên làn sóng biểu tình phản đối, thu hút hàng ngàn sinh viên và người dân. Cuộc biểu tình ấy trở thành cuộc thảm sát đẫm máu đầy bi thương.

Việc khắc hoạ sự thật một cách đậm nét trong tác phẩm qua chuyện tình yêu của ba thanh niên trẻ đã tác động mạnh đến người xem. Phim hay đến nỗi ở Hàn Quốc hồi đó, cứ vào giờ chiếu phim là vắng bóng xe cộ và người qua lại trên đường phố, bởi người dân không sao có thể rời mắt khỏi màn hình vô tuyến. Mức rating lý tưởng (trung bình hơn 50%) khiến Đồng hồ cát cực kỳ ăn khách.

Năm 2010, Phim Giant (tên tiếng Việt là Cuộc đời lớn) của đạo diễn Yoo In Sik- Lee Chang Min cũng là một phim lịch sử, với dàn diễn viên không mấy nổi danh nhưng vẫn trở thành phim cực kỳ ăn khách. Giant lấy bối cảnh của Hàn Quốc những năm 1960-70 gắn với sự phát triển của đô thị Kang Nam – Seoul  của giới nhà giàu. Bộ phim dựa vào cuộc đời của 3 anh em, nhưng phác họa cả xã hội Hàn Quốc trong thời kỳ xây dựng kinh tế với những cuộc đấu tranh sinh tồn chứa đựng cả máu và nước mắt.

Điều đáng nói là cả 2 bộ phim rất lịch sử này cũng cũng được người dân VN chào đón và hâm mộ, kể cả những người dân thường, học vấn khiêm tốn và chưa biết bao nhiêu về lịch sử Hàn Quốc. Bởi qua phim họ có thể hiểu về lịch sử, có thể chia sẻ và yêu thương… Hẳn trong số đó không ít người ước ao người VN các thế hệ cũng được xem những phim lịch sử hay như thế của VN để hiểu rõ về lịch sử nước nhà.

Hàn lưu là làn sóng văn hóa đã làm cho Hàn Quốc nổi danh và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh cho nước này trên toàn thế giới. Và đó là một chiến lược ở tầm quốc gia. Hồi đầu năm nay, thậm chí Quốc hội Hàn Quốc đã mời các nghệ sĩ K Pop hàng đầu là Super Junior Shindong, Eunhyuk, và Sungmin đến thuyết giảng. Bài nói chuyện của các nghệ sĩ trước các nghị sĩ với tựa đề “Thế giới đầy màu sắc của K-Pop” dài 90 phút về những nỗ lực và các chiến lược trong quá khứ lẫn hiện tại để đưa Kpop trở nên đặc biệt trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, đây không phải là một sự kiện khác thường. Các nhà lập pháp quốc gia này từ lâu đã nhận thấy cần  học hỏi gì để cho phim ảnh, âm nhạc, các nghệ sỹ xứ Kim Chi thống lĩnh thị trường trong nước cũng như toàn cầu.

Xem ra họ làm thật thì ăn thật. Giá các nhà quản lý và nghệ sỹ của ta học được tinh thần cũng như những cách làm này, thì có lẽ Việt Nam sẽ không còn cảnh làm phim tiền tấn chẳng ma nào xem.

Nguyễn Anh Thi

@ Vietnamnet

 

Nhân kiến nghị của Bà 7 Vân Nhìn lại sự nghiệp của Lê Duẩn

Ông Lê Duẩn và bà Bẩy Vân

Võ Nguyên Giáp, Tướng Quân Đội Nhân dân Hà Nội mất năm nay được một năm. Đám tang trọng thể. Mồ mả «hoành tráng». Có lính bồng súng đứng hầu. Truyền thông nhà nước Hà Nội hết mực đánh bóng. Mà phải làm như vậy để vớt vát sự thất sủng dài hạn của ông? Hay phải làm cho phù hợp với tuyên truyền trước kia đã lỡ gây dấu ấn đậm nét trong dư luận thế giới, Tướng Võ Nguyên Giáp là một vĩ nhơn của chìến tranh Việt Nam? Nhứt là dư luận phản chiến của Tây phương. Sự đề cao Tướng Giáp là nhơn vật lịch sử Việt Nam thứ hai, sau Hồ chí Minh, đã làm cho Bà 7 Vân nổi tam bành.

Những điều tốt đẹp cực kỳ về Tướng Giáp có đúng hay không, người ta phần lớn chưa biết và cũng chưa tin hoàn toàn. Ngày mai sẽ có không ít người nói lại cho rõ. Cũng như về Hồ Chí Minh. Nhưng giờ đây, hào quang của Tướng Giáp đã thật sự làm cay mắt, làm chảy nước mắt ở Bà 7 Vân, vợ bé của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (vì lúc Lê Duẩn chôm bà thì bà vợ chánh thức của Lê Duẩn hãy còn sống ở quê), nên bà đã viết kìến nghị yêu cầu Trung ương đảng Cộng sản Hà Nội khôi phục địa vị cho Lê Duẩn xứng đáng đúng với địa vị và sự nghìệp của ông . Bà thề đời của bà làm không được thì đời con, đời cháu, đời chắc của bà sẽ tìếp tục tranh đấu.

Nhưng Ông Lê Duẩn là người anh hùng vĩ đại như thế nào? Sự nghiệp của ông to lớn cở nào đối với dân tộc Việt Nam? Có đáng khôi phục hay không?

Thư gởi TW đảng của bà không được hồi đáp nên nay bà chọn cách công bố .

Rìêng về Bà 7 Vân

Bà 7 Vân, với tư cách là vợ bé của Lê Duẩn, chịu khó viết một bức thư khá dài đòi cái đảng của bà mà bà được 65 tuổi đảng, phục hồi địa vị và sự nghiệp cho chồng của bà. Vợ đòi hỏi quyền lợi cho chồng con là chuyện bình thường. Làm điều này còn nói lên phẩm hạnh và tình nghĩa của người phụ nữ. Nhưng ở đây, trong trường hợp của Lê Duẩn, điều mà bà đòi hỏi có đáng làm trước lịch sử Việt Nam hay không? Bà lên án những người theo Ông Giáp, tức theo Liên-xô là phản quốc. Theo Tàu mới ái quốc vì theo Tàu làm chiến tranh biển người kiểu Mao Trạch Đông để thống nhứt đất nước và cho quyền lợi của Tàu . Không thấy có Việt Nam trong đó .

Riêng về bức thư, sau khi đọc qua, chắc nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên trình độ kiến thức của bà như vậy mà đã làm Phó Tổng Biên tập nhựt báo Sài gòn Giải phóng. Bà viết một câu «Anh Ba», hai câu «Anh Ba» làm như Anh Ba của bà là Anh Ba của mọi người. Bà sợ mất Anh Ba vì thân phận vợ bé chăng? Bà không nghĩ người đọc sẽ ngượng đến khó chịu. Nhưng nay, bà đã trên 80 tuổi rồi còn gì nữa?

Ông Xuân Hồng, ký giả BBC, trong cuộc phỏng vấn, có hỏi bà «Nghe nói Ông Lê Duẩn có nhiều vợ, nhiều nhơn tình lắm, phải không?» . Bà biến đổi sắc mặt và trả lời lảng đi. Chính cái tâm lý «hoạn thư » này, ngày nay biến thành sự ganh tỵ, đã thúc đẩy bà viết thư yêu cầu đảng Cộng sản phục hồi sự nghiệp làm « giải phóng miền Nam và thống nhứt đất nước » chăng ? Hay cánh gia nô Tàu , vốn không ưa Võ Nguyên Giáp, như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, …bảo bà làm việc này để tiếp tục Hán hóa Việt Nam cho lý tưởng Hán ngụy của họ ?

Trong thư, Bà 7 Vân đề cao Lê Duẩn cũng như Hồ Chí Minh, là người khiêm tốn, đơn giản, vì mọi người quên mình, không hề viết hồi ký hay bất kỳ một câu nào nói riêng về bản thân . Vì già cả hay không đọc sách mà bà đã quên Hồ Chí Minh có hai Hồi ký tự bốc thơm mình dưới tên Trần Dân Tiên, đó là « Vừa đi đường vừa kề chuyện » và « Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch » . Hai hồi ký này được Hà Minh Đức, nhà văn học của đảng, công bố là « Tác phẩm văn của Hồ Chí Minh » (NXB Khoa Học Xã hội ), Hồ Chí Minh viết để « Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và của bạn bè trên thế giới » . Số sách in để phát hành khá lớn, lên tới 8200 quyển . Còn « Những sự kiện lịch sử Đảng » xuất bản tới cả 100 000 quyển . Tức phổ biến khá rộng trong đảng . Dân chúng thì chẳng mấy ai để ý tới chuyện của đảng cộng sản .

Lý do của Hà Minh Đức phổ biến là chánh thức, nói bằng lưỡi gổ. Lý do kín đáo nhằm tác dụng chánh trị là của Lê Duẩn, chủ yếu bêu xấu Hồ chí Minh, đánh mất uy tín Hồ Chí Minh được đảng cộng sản tuyên truyền là « con người trong suốt như pha-lê » mà phơi bày rõ Hồ chí Minh chỉ là một con người tầm thường ham danh, tuy 2 quyển hồi ký này về mặt văn chương khó có thể xếp vào loại văn .

Chuyện kín này, chỉ có những người trí thức, tương đối có suy nghĩ độc lập ở Hà Nội mới biết . Năm 1987, Ông Phan Đinh Diệu qua Paris, với vài người bạn, nói rõ việc công bố Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh do Lê Duẩn chủ trương . Đây là một « cú ân huệ » Lê Duẩn ban cho Bác sau khi đã hạ Bác sát ván từ mấy năm trước rồi . Sau 30/04/75, Lê Duẩn mang não trạng « đỉnh cao trí tuệ loài người » nên đạp hết mọi người để chỉ còn mình làm vua một cõi .

Bà 7 Vân không đủ trình độ để bìết những chuyện này tuy là vợ bé của Tổng Bí thư đảng.

Một chút quan hệ gia đình của bà 7 Vân:

Bà 7 Vân là em gái thứ 7 của Bảy Bốp Nguyễn Ngọc Tân, Ủy viên Trung ương đảng Tân Đại Việt, Đại Việt Quốc Dân đảng, Dân biểu VNCH, Trưởng Khối Dân quyền trong Quốc Hội VNCH trước 30/04/1975 (Chuyện trong đảng, ai cũng biết) . Khi nhắc tới 7 Vân, Bảy Bốp chửi thề « Tao mà bắt được con nhỏ đó, tao xé xác nó ra ! » . Sau 75, ông đi tù, Bà 7 Vân lãnh ông ra sớm . Sau đó, ông ở tù trở lại hơn mười năm nữa . Bà 7 Vân có người em gái thứ 9 đang sanh sống ở Melbourne, Úc . Và khá đông bà con ở Pháp .

Con trai của bà là Lê Kiến Thành giàu sụ ngay sau 30/04/75 nhờ Lê Duẩn vào Sài Gòn kiểm tra trở về . Nay là một doanh nhơn vĩ đại ở Việt Nam . Cha làm Tổng Bí thư, con Đại gia ! Nên Bà 7 Vân phải bảo vệ sự nghìệp của Lê Duẩn ! Đại gia phải được kéo dài tới đời cháu, chắc chớ !

Sự nghiệp của Lê Duẩn

Đảng viên cộng sản lớn tuổi, ai cũng biết cá tánh đặc biệt của cặp họ Lê : Lê Duẩn và Lê Đức Thọ . Lê Duẩn du côn, tàn bạo . Lê Đức Thọ thâm hiểm, gian ác . Ngay sau ngày 30/04/75, Lê Duẩn vào Sài gòn tuyên bố « Ta giải phóng miền Nam, thống nhứt đất nước là cho Trung quốc và Liên-xô » .

Ngày nay đa số người dân trong nước có để ý ít nhiều đến tình hình đất nước đều khẳng định «Việt Nam đã mất cho Tàu rồi». Khi nói như vậy là họ chỉ nhìn thấy thực tế . Cái mất nước – xin nói lại cho rõ là « mất nước » chỉ có ở những người còn Việt Nam, tức không Cộng sản hoặc từ bỏ Cộng sản – đã bắt đầu từ năm 1950 sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa nước Tàu .

Ở Hội nghị 9, Lê Duẩn đã nói « Tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin của thời đại 3 dòng thác cách mạng Á-Phi-La (Á châu, Phi châu và Châu Mỹ La-tinh, tức Nam Mỹ) . Chủ tâm của Lê Duẩn là suy tôn Mao để Mao đưa Duẩn lên thay Hồ Chí Minh .

Nội dung chủ yếu của Nghị quyết 9 là làm chiến tranh, tức đưa chiến tranh vào miền Nam . Mao chủ trương thống nhứt Việt Nam bằng võ lực được Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh chấp hành triệt để . Những ai trong đảng còn «suy nghĩ» đều bị Lê Duẩn gạt phăng ra ngoài và còn cho đi tù.

Từ nay, Hồ Chí Minh « được phép không phải tham dự những buổi họp của Bộ chánh trị » nữa vì sức khỏe . Còn những người khác như Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì dành thì giờ trao dồi nghệ thuật, học dương cầm, …Ung văn Khìêm nghỉ ngoại giao (Đèn Cù, trg 213, 275) .

Hạ Tướng Giáp xong, thấy Tướng Giáp không phản ứng, Lê Duẩn còn chửi thêm là « đồ hèn » (id, trg 270).

Tệ hơn nữa đối với đồng chí, Lê Duần còn ra lệnh cho Hoàng Tùng đục bỏ 2 chữ « Đại tướng » trên nhựt báo Nhân Dân . Một số đảng viên khác không thuộc phe cánh Lê Duẩn bị đi tù hoặc đi cải tạo . Nhưng cải tạo vẫn chưa phải như « ngụy quân ngụy quyền » đi cải tạo sau 30/04/75 cũng theo lệnh khoan hồng của Lê Duẩn vì lúc đầu Lê Duẩn làm dấu đưa bàn tay phát qua cổ (ý giết hết) để trả lời số phận của những người này !

Lê Duẩn không chỉ nhằm hạ những người thân Liên-xô, mà thật ra là hạ tất cả mọi người có thể là đối thủ với anh ta . Trường Chinh cũng là đảng viên kỳ cựu theo Tàu cũng bị cho yên phận . Tại hội trường Ba Đình, tháng 1/1964, Trường Chinh, trước đảng viên cao cấp và trung cấp học tập Nghị quyết 9, giải thích « …Về cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của ta đã thống nhất với Trung quốc » . Khi Mao Trạch Đông đưa ra tập tài liệu « 9 Đại phát xét lại của Liên-xô », Trường Chinh đã tổng kết đó là « chín quả đấm thôi sơn đánh sập chủ nghĩa xét lại của Liên-xô » . Còn ai ở đất này theo Tàu hơn Trường Chinh !

Lê Duẩn hăng hái làm gia nô Tàu để Tàu cho thay thế Hồ Chí Minh . Tàu chủ trương làm chiến tranh đến người Việt Nam cuối cùng thì Lê Duẩn là người thi hành . Tàu cần gây ra chiến tranh ở Việt Nam để chiếm lấy biển đông và làm chủ Á châu khi « thiên hạ đại loạn » thì Lê Duẩn phất cờ giải phóng Miền nam . Nhơn dân Việt Nam 2 miền tử vong đến 10 triêu để xây dựng sự nghiệp Lê Duẩn . Điều này được Bà 7 Vân xác nhận trong cuộc phỏng vấn của BBC với Ông Xuân Hồng . Bà còn nói thêm : « Lê Duẩn cầu viện Bắc Kinh để nhơn dân khỏi phải hy sinh thêm nữa . Nếu Bắc Kinh từ chối thì ông sẵn sàng cho nhơn dân Việt Nam chết thêm nữa để giải phóng được miền Nam . Những người bộ đội cũ còn nhớ những cảnh tượng rùng rợn trên đường xâm nhập . Xác thanh niên, cả thiếu niên chất thành đống, trên những dòng suối làm tắc nghẽn dòng nước . Chim rừng ăn xác chết bay lên không nổi!

Lê Duẩn bám theo Tàu để được ủy nhiệm lo chánh trị thay thế Hồ chí Minh. Nguyễn Chí Thanh lo quân sự thay thế Tướng Giáp . Nguyễn Chí Thanh chết bất ngờ đã làm cho Mao tức giận đã buột miệng « Các đồng chí đừng buồn nữa » khi đích thân đi tới Tòa Đại sứ Hà Nội ở Bắc Kinh phúng điếu . Ngụ ý ta sẽ lấy miền Nam và cả Việt Nam, chớ không phải Liên-xô. Lúc Hồ Chí Minh chết, Mao không đi phúng điếu như đối với Nguyễn Chí Thanh .

Về Mao Trạch Đông, thầy của Lê Duẩn

Khoảng 1964 , Giáo sư Đặng Thái Mai đăng ở trang nhứt báo Văn Nghệ một bài ca ngợi “ Thơ và Từ ” bất hủ của Mao chủ tịch . Sáng tác phản ảnh những vĩ đại này nọ ở Người (id, trg 234) . Đặng Thái Mai làm việc này để nâng bi Mao và tìm cho mình cây dù .

Ông viết tiếp “ Trong tập “ Thơ và Từ ”, chúng ta có thể nhìn thấy một người anh hùng kiểu mới , người anh hùng của giai cấp vô sản , người anh hùng lý tưởng của thời đại chúng ta .

Đọc xong tập “Thơ và Từ” của Mao chủ tịch , chúng ta có lý do để mà nghĩ rằng : “Phải là con người vĩ đại mới có thể viết được văn chương thật sự vĩ đại , vì một tác phẩm văn chương vĩ đại bao giờ cũng biểu hiện một cá tính vĩ đại ” .

Mời đọc thơ của Mao Trạch Đông :

 Núi Côn-Lôn

Mà nay ta bảo Côn-Lôn:

Không cần quá cao , không cần bấy nhiêu tuyết .

Sao tựa được trời , rút bảo kiếm ,

Đem ngươi chặt làm ba khúc ,

Một gửi châu Âu ,

Một tặng châu Mỹ ,

Một trả về Đông quốc .

( NXB Văn Học , 1966 , trang 95-97)

Qua bài thơ Núi Côn-lôn, phải chăng ý của Mao muốn chia thiên hạ ra làm 3, phá thế siêu cường Nga-Mỹ lãnh đạo thế giới . Mao phải nhảy vô và giành phần Á châu về mình . Bởi Mao không gọi Á đông mà gọi Đông quốc : Á châu là nước phía Đông của Tàu . Hay rõ hơn, Đông ở đây là Mao Trạch Đông, nước của Mao Trạch Đông ?

Trong quyển Mao Tsé-toung, NXB Voix, Paris, 2003, do M.H.Bernard trích dịch:

“Tần Thủy Hoàng không có gì siêu quần . Y chỉ chôn 460 nho sĩ ; còn chúng tôi , chúng tôi chôn 46.000 người ” .

“ Tất cả phe Cộng sản lúc ấy là một chậu nước lớn , nhưng đã ngầu đục , bị Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió , và bên trong chậu đó , các anh hùng hảo hán , các kẻ vệ đạo nghiêng ngửa hò hét hủy diệt nhau . Trong sóng gió tối tăm ấy của Cộng sản (id, trg 215), mới thấy đúng “ thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ”!

Những người Cộng sản ở Hà Nội đánh nhau, giết nhau, vận dụng mưu lược, hoàn toàn không cho Vìệt Nam, mà chỉ nhằm quyền lợi bản thân là trên hết . Sự nghiệp của Lê Duẩn là làm chiến tranh giết 10 triệu người cho địa vị của anh ta và phục vụ chánh trị bá quyền của Tàu . Hoàn toàn không có Việt Nam. Đó là tội phản quốc, diệt chủng . Tội chống nhơn loại. Bà 7 Vân có thấy không ?

Ai có thể chỉ giùm một người Cộng sản chuyên chính là người Việt Nam thương nước! Hay chỉ gồm toàn gia nô cho Tàu hoặc cho Lìên-xô?

©  Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT, XUYÊN THẾ KỶ TRẦN TƯ ĐÃ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Chí Sỹ Trần Tư “Tung Cánh Chim Tim Về Tổ Ấm”

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm nay 25 tháng 9 năm 2014 thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng thích vào ngày 24 tháng 9 năm 2014 vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số 10, khu phố 4, phường An Phú, quận 02, Sài gòn vào lúc 5 giờ sáng hôm nay, giờ Việt Nam. Điện Thoại: (+84)942 305 591
Xin được nhắc lại rằng Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong một gia đình Công Giáo tại làng Phủ Cam, xã Thủy Trường quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học sinh trường Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những học trò cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère Camille.

Năm 1960, ông Trần Tư nhập ngũ, được huấn luyện thành hạ sỹ quan thông dịch viên tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông Trần Tư không ra trình diện ban quân quản Sài gòn để tập trung cải tạo mà trốn về Miền tây tìm đường vượt biên và ông đã bị bắt, bị đưa đi cải tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981.

Thầy Giáo Anh Ngữ Trần Tư tại trại tỵ nạn Panatnikhorn, Thái Lan
 Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom Thái Lan, nơi ông đã phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức COERR, ông Trần Tư đã thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.
Ông Trần Từ tại California
Không lâu sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, ông Trần Tư đã thành lập công ty dịch vụ du lịch ASIA TRAVEL nhằm tạo lợi tức để giúp đỡ cho các thuyền nhân còn kẹt lại tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan. 
Sau 4 năm định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1990 ông Trần Tư nhập nội trong vai một nhà từ thiện, về ủy lạo quần áo, thuốc Tây và sữa bột cho các bệnh nhân Phong đang điều trị tại trại phong Thanh Bình, xã An Khánh, Thủ Thiêm, bên kia sông Sài gòn. Trong chính thời gian về nước làm từ thiện này, ông Trần Tư đã xây dựng và phát triển được Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội nhằm tập hợp những người yêu nước có khát vọng chấn hưng dân tộc, quang phục quê hương và đấu tranh một cách ôn hòa nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. 
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam cũng như để phổ biến phương hướng đấu tranh mới trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sự sụp đổ hoàn toàn của các nước cộng sản ở Đông Âu. Không may là ngay sau khi về đến Sài gòn chưa hoạt động được bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ. 
Cơ quan an ninh của CSVN tiến hành khám xét nhà của ông ở gần Giáo Xứ Thiên Thần, tại số 354 thuộc Khu An Bình, An Phú, quận Thủ Đức, và đã tịch thu một số tài liệu của tổ chức cùng số hiện kim là 195.000 Đô La Mỹ. Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ Kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án của CSVN tại Sài gòn xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. 
Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, bộ công an CSVN đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Với chế độ tù đày khắc nghiệt, đói khát triền miên, bệnh tật không thuốc men điều trị, trong điều kiện thời tiết quá cực đoan, không ít tù nhân đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn ở nhà tù nhỏ đó. 
Một số tù nhân khác còn sống sống sót đã lần lượt đã mãn án tù và đã trở về với gia đình. Một số khác có quốc tịch Mỹ đã được sự can thiệp của chính phủ Mỹ và đã được trở về Mỹ như các anh Lý Tống, Jimmy Quỳnh. Riêng ông Trần Tư, vì mới là thường trú nhân của Hoa Kỳ, nhưng chưa nhập quốc tịch, nên không được sự can thiệp của chính phủ Mỹ, lại do tinh thần quật cường, bất khuất của một cựu quân nhân QLVNCH cùng chí hiên ngang của một tù nhân chính trị, ông Trần Tư đã không cúi đầu trước bạo quyền, không khuất phục trước chế độ cộng sản, và luôn nêu cao dũng khí của một huynh trưởng Hướng Đạo trước các tên giám thị và cán bộ quản giáo, nên ông vẫn tiếp tục bị giam cầm bị hành hạ tại nhà tù nhỏ Ba Sao, khi đến nay ông đã bước sang tuổi 72, với ngót 20 năm tù đày lao lý. 
Có một điều cần được minh bạch ở đây là khi ông Trần Tư bị cơ quan an ninh của cộng sản bắt giam và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lập đổ chính quyền, dù không có bất cứ bằng chứng nào mang tính chất bạo lực về hoạt động lật đổ chính quyền của ông Trần Tư mà chỉ có một số tài liệu về các cuộc Cách Mang Nhung ở Ba Lan và Đông Âu và cùng với số tiền 195.000 Mỹ Kim mà cơ quan an ninh đã thu giữ như là một bằng chứng để chúng buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền. Trong khi đó, những người thuộc tổ chức của ông Trần Tư ở hải ngoại thì hoàn toàn làm ngơ trước bản án tù chung thân mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên phạt ông, bởi trong tổ chức đã một số người đã vu cáo rằng ông Trần Tư đã biển thủ số tiền 195.000 Mỹ Kim đó để mua đất, sắm nhà cho vợ con ở Sài gòn, thật oan khuất cho một chính khách đã dấn thân, đã hy sinh tất cả mọi phúc lợi của bản thân, của gia đình khi đã định cư trên đất Mỹ, đã thành lập được ASIA TRAVEL với lợi tức hàng trăm ngàn Mỹ kim mỗi năm, để trở về xây dựng cơ sở, kiện toàn tổ chức để đấu tranh cho quê hương được tự do, cho dân tộc hưởng đầy đủ các quyền làm người.
Để minh oan cho tù nhân chính trị Trần Tư, chúng tôi đã liên lạc với các tổ chức Human Rights Watch Asia và với Amnesty International và được họ cung cấp biên bản tịch thu số hiện kim khi họ tiến hành khám xét tư gia của ông tại Sài gòn. Chúng tôi xin phép được đăng tải biên bản khám xét và tịch thu tài liệu và tiền bạc của cơ quan an ninh Việt Nam khi họ bắt giam ông Trần Tư với mong mỏi các chiến hữu của tù nhân Trần Tư xóa bỏ định kiến và những nghi hoặc về hành động biển thủ số tiền 195.000 Mỹ kim của tổ chức mà suốt cả một thời gian dài họ đã nghi oan cho ông Trần Tư. Ngay khi chưa nhận được biên bản khám xét và tịch thu tang vật này, chúng tôi đã hoàn toàn tin vào sự trong sáng của tù nhân chính trị Trần Tư, bởi một người đã từng thừa hưởng một nền giáo dục căn bản của các frère ở trường Pellerin, là một giáo dân có lòng tin kính như ông lại được trưởng thành trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa và khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hoa Kỳ thì ông Trần Tư không phải là hạng người “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để đổi lấy cuộc đời tù ngục bằng một số tiền không bằng lợi tức hàng năm của ông như thế. 
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam hân đón mừng chí sỹ Trần Tư, một người tù xuyên thế kỷ vừa rời khỏi địa ngục trần gian, Xin chúc mừng bà Nguyễn Ngọc Hoa và đại gia đình sắp được đoàn tụ với người chồng, người cha vì đáp đền nợ non sông mà đã lụy vòng lao lý ngót phần tư thế kỷ.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài gòn đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh để người tù bất khuất Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình
Mong rằng các tổ chức và cá nhân đang hoạt động vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, các cựu tù nhân chính trị kịp thời ghé qua thăm gặp và chúc mừng chí sỹ, người bạn tù bất khuất Trần Tư trước khi ông rời Việt Nam vào những ngày sắp tới
Nguyễn Thu Trâm, 8406

Bắc Kinh bắt đầu đàn áp phong trào sinh viên tại Hongkong

Tình hình đã trở nên hỗn loạn tại Civic Square. Cuối ngày hôm qua (thứ sáu 27/9/2014) hơn 100 sinh viên ủng hộ dân chủ đã tấn công trụ sở chính quyền Hồng Kông và xô xát với cảnh sát.

Theo thông tin được biết, khuôn viên Civic Square vốn là một quảng trường nhỏ ngay tại trung tâm chính phủ Hong Kong và là nơi những người biểu tình hay ngồi để bày tỏ thái độ bất tuân dân sự nhằm phản đối chính phủ trong những lần biểu tình trước.

Lần này, chính phủ Hong Kong lại dùng những hàng rào sắt bao quanh khu vực này lại để các sinh viên không thể bày tỏ thái độ bất tuân dân sự của mình. Một hành động rất phản dân chủ của chính quyền Hong Kong và càng cho thấy sự ảnh hưởng sâu rộng của Bắc Kinh đến thành phố này.

Như ông Benny Tai, một trong ba người sáng lập viên của Phong Trào Occupy Central đã nói vào sáng hôm nay, “các em sinh viên đã dẫn chúng ta lại Civic Square, nơi thuộc về người dân. Hành động leo rào để được vào ngồi trong “Civic Square” – Quảng trường Dân sự được xem như là một biểu tượng của việc đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng các quyền công dân và dân sự của người dân Hong Kong cũng như quyền bày tỏ thái độ bất tuân dân sự đối với chính phủ khi chính phủ không biết lắng nghe ý kiến của người dân.”
Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay vào những sinh viên biểu tình muốn vượt qua rào cản và hàng rào cao xung quanh khu nhà chính phủ.




cảnh sát bắt đầu bắt giữ những sinh viên tham gia bãi khóa

Civic Square lúc 10.35am. Photo: SCMP Pictures

Cảnh sát tiến vào khu vực around lúc 12 giờ trưa. Photo: SCMP Pictures

Cảnh sát ở Legco building. Photo: SCMP Pictures

Cho đến 7 giờ sáng, hàng ngàn sinh viên và những người ủng hộ họ vẫn chiếm giữ Đại lộ Tim Mei. Những người biểu tình tại trung tâm chính phủ lúc 8:30 sáng. Photo: SCMP Pictures

Sinh viên giúp nhau rửa mắt vì hơi cay của cảnh sát. Photo: SCMP Pictures

Hình ảnh cảnh sát dùng hơi cay để giải tán biểu tình. Photo: SCMP Pictures

Cảnh sát bao vây những người biểu tình ở Civic Square. Photo: Sam Tsang

Sinh viên xung quanh hàng rào ở Civic Square. Photo: SCMP Pictures

Sinh viên Vinci Yim cho xem vết thương mà cô cáo buộc là đã bị cảnh sát làm bị thương. Photo: SCMP Pictures. Nhiều người trong cuộc biểu tình cho biết cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức.Thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong đã bị bắt đi một cách thô bạo

Lãnh đạo sinh viên Joshua Wong đã gào thét, vùng vẫy, tuôn máu trên tay khi bị cảnh sát lôi kéo đi giữa những thanh niên sinh viên khác hát to, hô vang và giành giật cứu anh.

Trước khi bị bắt đi, Wong, người thanh niên gầy ốm 17 tuổi đã nói với đám đông ủng hộ anh: “Tương lai của Hồng Kông thuộc về các bạn”

“Tôi muốn nói với CY Leung và Tập Cận Bình rằng sứ mạng chiến đấu cho cuộc bầu cử sẽ không chỉ từ giới trẻ, mà đó là trách nhiệm của tất cả mọi người”, anh hét lên khi nhắn gửi thông điệp đến nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hồng Kông.





Joshua Wong bị cảnh sát áp giải đi một cách thô bạo“Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho thế hệ sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi”

Khoảng 100 người biểu tình khoác tay khóa vào nhau khi cảnh sát vây quanh bằng khiên chắn kim loại, một số hô vang “bất tuân dân sự”.

Vào sáng ngày thứ Bảy, khoảng một ngàn sinh viên vẫn ở bên ngoài khu trụ sở chính phủ.


Nhiều sinh viên bị bắt giữ

Ít nhất có 4 sinh viên đã bị tạm giữ ở Civic Square vào đêm hôm qua, Tin cũng đưa thêm có hai sinh viên thuộc hội Scholarism đã bị thương.

Phát ngôn nhân của Liên hội Sinh viên, hội đã tổ chức chiến dịch bãi khóa tuần này cho biết thêm ngoài Joshua Wong, các thủ lĩnh sinh viên khác, Alex Chow Yong-kang and Lester Shum cũng đã bị bắt giữ.

Tin HONG KONG (AP) sáng nay cho biết — Cảnh sát chống bạo động của Hong Kong đã bắt giữ 50 học sinh cuối cùng chiếm giữ khu vực quảng trường dân sự ở khu trung tâm chính phủ để phản đối sự từ chối của chính quyền Trung Quốc để cho khu tự trị này có được một cuộc cải cách dân chủ thật sự.



Cảnh sát Hong Kong lần này thật đáng xấu hổ khi sử dụng hơi cay để đàn áp học sinh, sinh viên. Có những em còn chưa đủ 18 tuổi.Có khoảng 100 sinh viên khác tiếp tục la to những khẩu hiệu bên ngoài khu vực quảng trường nơi bên cạnh các toà nhà chính phủ.

Hành động giải tán này xảy ra sau khi có đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình khi họ muốn leo qua hàng rào để vào được khu vực quảng trường dân sự. Trong đêm thứ sáu, cảnh sát đã sử dụng hơi cay để đẩy lui những sinh viên biểu tình. Cảnh sát cho biết khoảng 29 người đã bị thương.
Các giáo sư cùng biểu tình ủng hộ sinh viên


Ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man đã đến Civic Square sáng thứ Bảy, 27 tháng 9 năm 2014 (giờ địa phương) để đứng chung với các sinh viênHôm nay 27/9 tờ South China Morning Post đã đưa tin: Chiến dịch bất tuân dân sự sẽ không thể bắt đầu trước ngày 1 tháng 10, là ngày đã được lên kế hoạch trước, do Phong trào Occupy Central with Love and Peace kêu gọi mặc dù các sinh viên học sinh đã đòi hỏi chiến dịch này phải bắt đầu sớm hơn sau khi đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát đã xảy ra vào đêm thứ sáu, 26 tháng 9 năm 2014 rạng sáng thứ Bảy.

Ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man đã đến Civic Square sáng thứ Bảy, 27 tháng 9 năm 2014 (giờ địa phương) để đứng chung với các sinh viên. Ông Benny Tai cho biết do kế hoạch bất tuân dân sự Occupy Central đã có những phương án rất rõ ràng và chặt chẽ để tổ chức ngày 1 tháng 10, nên sẽ không bắt đầu trước kế hoạch. Tuy nhiên ông sẽ ở lại Civic Square cho tới khi các cảnh sát giải tán tất cả mọi người. Ông cho biết, cho dù ông có bị bắt thì chiến dịch bất tuân dân sự vẫn xảy ra vào ngày 1 tháng 10.


Những đoàn xe cảnh sát Hong Kong đang kéo đến khu vực các sinh viên Hong Kong tập trung biểu tình trong đêm hôm qua!

Trang 王丹网站 Wang Dan’s Page bình luận: Sau hơn 40 năm củng cố và xây dựng một nền tư pháp độc lập, thành công bài trừ tham ô hối lộ, cũng như vấn nạn lạm quyền của lực lượng cảnh sát. Hôm nay, mỉa mai thay, Hong Kong sau khi nhận sự tiếp quản của Trung Quốc liền lập tức đi ngược lại những gì kiến tạo được trong những thập niên qua. Đúng là không ai phá giỏi bằng Cộng sản!Các sinh viên đã đòi hỏi chiến dịch được bắt đầu ngay lập tức khi ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man gặp gỡ họ. Ông Tai cho biết tuy không thể đáp ứng lời yêu cầu đó, nhưng ông hứa sẽ ở lại cùng sinh viên đến giây phút cuối cùng. ông Tai nói: “Các sinh viên đã dẫn chúng ta về lại Civic Square, nơi thuộc về người dân. Hôm nay, chúng tôi đến đây để bảo vệ các em sinh viên.”. Ông cũng chỉ trích cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức để đàn áp sinh viên.

Phong trào Occupy Central đã ra thông cáo báo chí chỉ trích chính phủ Hong Kong phải chịu trách nhiệm về cuộc đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên khi từ chối lắng nghe nguyện vọng của người dân và thực thi một nền dân chủ đích thực cho Hong Kong. Tuyên cáo báo chí cũng nói thêm các cuộc xuống đường của học sinh sinh viên vốn bất bạo động và không nhắm vào gây tổn thương cho bất kỳ ai.

————————————————————–
Nguồn tổng hợp từ: FB Con Đường Việt Nam, Lê Quốc Tuấn, Vi K. Tran

Thông tin bởi Phila Siu, Peter So, Jennifer Ngo, Joyce Ng, Amy Nip, Jeffie Lam, Timmy Sung, Danny Mok, Alice Woodhouse

Theo dõi phong trào sinh viên Hokong tại: https://www.facebook.com/hkfs1958

Fanpage Joshua Wong: https://www.facebook.com/joshuawongchifung