Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù

dencu-1

Phó-mát và Phở

Cùng thời điểm cuối hè 2014, ở Paris, dư luận ồn ào, Điện Elysée chao đảo vì quyển Hồi ký «Cảm ơn cho lúc đó» của bà Valérie Trierweiler, bồ cũ của Ông Tổng thống François Hollande, độc giả Việt Nam hải ngoại và cả ở trong nước cũng một lúc xôn xao không kém vì quyển «Đèn Cù» của Ông Trần Đĩnh. Một thứ tự truyện mà tác giả gọi là «Chuyện của tôi». Cái khác nhau của 2 quyển sách, thể loại cùng na ná nhau, là «Cảm ơn cho lúc đó» bán ngay trong mấy ngày hết 200 000 quyển. Và đang in thêm 270 000 quyển nữa. Tác giả tạm đút túi không dưới nửa trìệu euros. Còn «Đèn Cù» chắc in nhiều lắm là 4000 quyển ở 2 nhà xuất bản «Người Việt» ở Californie và «Tiếng Quê Hương» ở Virginie. Tác giả Trần Đĩnh nhận được bản quyền là bao nhiêu, không biết. Nhưng chắc không có tác quyền, mà chỉ có «chút ân tình với nhau». Phía tác giả không đòi hỏi. Phía nhà xuất bản cũng không thể làm «hơn» được. Cả hai bên đều vui lòng viết và in sách là chỉ nhằm phục vụ độc giả đồng bào những thông tin hữu ích.

Buồn cho người viết, mà buồn cho độc giả nhiều hơn vì cho tới nay vẫn chưa biết thương người viết! Cũng buồn không ít cho nửa triệu độc giả Pháp là thích tìm đọc chuyện giường chiếu hơn là những sách mở mang trí tuệ. Bởi sách về tư tưởng hay có giá trị thật thường không bán tới 50 000 quyển!

Cả hai quyển đều nhắc tới lãnh tụ. «Cảm ơn cho lúc đó» đã làm cho Tổng thống Phủ phải chới với, Ông Hollande phải công khai lên tiếng đính chánh. Nhưng đính chánh lại làm cho người ta hiều đó là thừa nhận sách nói đúng. «Đèn Cù» đưa thâm cung cộng sản Hà Nội ra ánh sáng. Hà Nội đã lật đật tổ chức triển lãm Cải Cách Ruộng Đất để nói cho dân chúng biết cái hay chỉ cộng sản mới có, đó là cuộc cách mạng long trời lở đất do Hồ Chí Minh vâng lời Staline và Mao-Trạch-Đông ban hành, nhằm tước đoạt bằng bạo lực ruộng đất của người giàu đem chia cho người nghèo để rồi năm sau, đưa người nghèo địa chủ mới vào Hợp tác xã, trở thành công nhơn nông nghiệp . Lao động tùy sức, hưởng thụ tùy khả năng!

«Đèn Cù» phát hành được nửa tháng. Cả trên internet miễn phí. Lời khen nhiều mà lời phê bình cũng có tuy ít. Có độc giả không đồng ý, nêu lên những điểm mà họ cho rằng làm lợi cho cộng sản. Tây có hơn 300 thứ phó-mát nên khó có được sự nhứt trí. Việt nam mình cũng có lắm thứ phở, tái, nạm, gầu, dòn, béo, …nên nếu vấn đề có được sự đồng ý nhưng cách đưa ra không thích hợp hay không bìết cách đưa vấn đề ra thì vẫn khó có được sự đồng thuận.

Vì vậy nhận xét «Đèn Cù» mà làm hài lòng hết mọi người là việc khó làm. Khó hơn việc đánh đổ được cộng sản hà nội hiện nay nữa.

Giờ đây, Cỏ May chỉ dám lướt qua, ghi lại vài nét về con người Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù .

Đèn cù 

Khi nhận được thông tin, vào cuối tháng 8/2014, nhựt báo Người Việt sẽ phát hành quyển sách «Đèn Cù» của Trần Đĩnh. Cỏ May chưa nghe nói tới tên Trần Đĩnh bao giờ nên chưa biết ông này là ai? Làm gì, ở đâu? Còn «Đèn Cù», Cỏ May ngờ ngợ phải chăng Đèn Cù là Đèn Kéo quân của ngày Tết Trung thu người ta treo trước nhà? Còn đèn ông sao, đèn bươm bướm, …mà trẻ con cầm đi vào tối vừa hát « Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi … Đi khắp phố phường …*» có phải là biến thể của Đèn Cù không?

Khi biết chắc Đèn Cù đúng là Đèn Kéo quân, Cỏ May bỗng nhớ tới một giai thoại về Đèn Kéo quân mà ngày nay đọng lại ở chữ Song Hỉ thường thấy trong lễ cưới.

Vào thế kỷ XI đời nhà Tống ở bên Tàu, có một sĩ tử tên Vương An Thạch, 20 tuổi, sau này làm tới Tể tướng, trên đường đi tới Kinh đô dự thi Trạng Nguyên, dừng chơn lại ở một Thị trấn nghỉ qua đêm . Họ Vương trông thấy trước nhà Mã Viên ngoại có treo một lồng đèn, tức Đèn Cù hay Đèn Kéo quân, với một vế câu đối kẻ trên hông đèn « Tẩu mả đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ » (Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng đi).

Liếc mắt đọc qua, Vương An Thạch buộc miệng «Câu này dể đối mà!». Nói rồi, ông bỏ đi cho kịp trường thi.

Đèn, Đèn Cù hay đèn gì cũng vậy, phải tỏa ánh sáng. Nhưng Đèn Cù hay Đèn Kéo quân chắc chắn không cho ánh sáng mạnh có thể đẩy lùi xa bóng tối hay làm cho người ta trông thầy rỏ ràng, rành mạch người và vật. Dưới ánh sáng của Đèn Cù, người ta chỉ trông thấy lờ mờ mà thôi. Mà Đèn Cù soi rọi vào chuyện củ, chuyện lịch sử, thì người và vật lại chỉ hiện ra mông lung lắm. Ai muốn nhận diện Hồ Chí Minh, có lẽ chỉ thấy được một con người lung linh mà thôi. Nhưng nếu thấy được con người đó, qua Đèn Cù, mặc dầu có mông lung nhưng đúng hắn, con người thật của hắn, thì cũng hay lắm rồi. Người làm nên Đèn Cù như vậy cũng đã đóng góp rất lớn cho vìệc đẩy lui được phần nào cái bóng đêm dày đặc bao trùm lên đất nước Việt Nam từ gần thế kỷ nay.

Hồ chí Minh dưới ánh sáng Đèn Cù 

Một nét mặt thật khá nổi cộm của riêng Hồ Chí Minh và của nhóm lãnh đạo cộng sản Hà Nội được Trần Đĩnh phơi bày ra trong vụ án Bà Nguyễn thị Năm Cát Hanh Long bị Tòa án Cải Cách Ruộng Đất hành quyết. Khi nghe Hoàng Quốc Việt về Hà nội báo cáo vụ xử tử Bà Nguyễn thị Năm, Hồ Chí Minh bảo; «Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này”.

Nhưng trước đó, Hồ Chí Minh viết bài «Địa chủ ác ghê» cổ vũ tiến hành Cải Cách Ruộng Đất phải triệt để đối với địa chủ, dưới tên tác giả ẩn danh CB, tức «Của Bác», đăng trên báo Nhân Dân. Trong đó, Hồ Chí Minh còn bịa chuyện kể ra số nạn nhân của Bà Nguyễn thị Năm để xách động lòng căm thù của nông dân và giải thích lý do tử hình Bà Nguyễn thị Năm là chánh đáng.

Gian ác hơn nữa là cả hai người đầu não Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh và Trường Chinh, đều tới dự khán phiên xử án Bà Nguyễn thị Năm. Hồ Chí Minh bịt bộ râu cá chốt ngụy trang. Trường Chinh mang kiếng đen che bớt cái mặt.

Khi sửa sai, Hồ Chí Minh khóc và xin lỗi đã phạm những sai lầm. Nhưng theo kế hoạch, Cải Cách Ruộng đất đã hoàn tất.

Về quan hệ mật thiết với Tàu, Trần Đĩnh kể lại rất chi tiết. Lý Ban có mặt sát cánh và trong nội tình cộng sản Việt Nam ngay từ đầu kháng chiến. Tên này là người tàu 100%, có vợ cũng người tàu, làm Hoa kiều vận của đảng cộng sản Hà Nội, vừa là Tỉnh ủy viên Tỉnh Quảng đông của cộng sản tàu. Hắn ta hướng dẫn Hồ Chí Minh qua Tàu lần đầu tiên với tư cách Chủ tịch nước để yết kiến Mao trạch đông sau khi Mao chiếm được lục địa hai tháng. Cùng với Lý Ban có thêm mấy tên tàu nữa, Tắc Vầy, Trương Đức Duy, …với Tàu là vô danh tìểu tốt nhưng sau đó làm Đại sứ Tàu ở Hà nội và « lời lời vào tai Hà Nội đều nặng cân lạng vô cùng».

Hồ Chí Minh qua Tàu là để kiểm thảo với Mao trạch-đông, Lưu Thiếu kỳ và Châu Ân lai vì đảng cộng sản Hà Nội được thừa nhận là một Chi bộ của Quốc tế cộng sản. Được làm Chi bộ Quốc tế cộng sản là nhờ Mao giới thiệu Hồ chí Minh cho Staline và Staline phân công cho Mao phụ trách cộng sản Hà Nội. Hệ lụy của sự phân công này đã nằm sâu trong vô thức của đảng viên Việt Nam nên từ đó, Hà Nội luôn luôn ý thức rỏ địa vị của mình là đàn em, kẻ dưới, yên phận đời đời biết ơn Mao Chủ tịch, đã trở thành nền móng văn hóa cộng sản Hà Nội phục tùng Tàu.

Xuân Trường cho biết «bác nhà mình chủ động khẳng định với bác Mao quan hệ giữa hai nước theo phương chăm môi hở răng lạnh».

Tôn ti này, chính Hồ Chí Minh tự đặt ra. Và cũng chính Hồ Chí Minh tự nguyện mình chỉ có thể nêu ra được tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao. Hồ Chí Mình đề cao Mao, đem chủ trương phụ thuộc Tàu  làm bài học giáo dục cho đảng viên. Ông thêm vào Bản Điều lệ đảng câu «Lấy tư tưởng Mao trạch-đông làm kim chỉ nam». Còn gởi đìện văn cho đảng cộng sản tàu «Đảng Lao động việt nam nguyện học tập đảng cộng sản trung quốc, học tập tư tưởng Mao trạch-đông, tư tưởng lãnh đạo của nhân dân trung quốc».

Từ 1951, trên báo Nhân Dân, tuần nào cũng có vài mẫu chuyện của CB (Của Bác) phổ biến kinh nghiệm mọi mặt của Tàu. Đảng viên hảnh diện làm đàn em của Liên-xô, Anh Cả, và Tàu, Anh Hai. Sau đó, Việt Nam sẽ làm Anh Ba với các nước cộng sản ở Phi châu và Nam Mỹ.

Trần Đĩnh nói ra vài chi tiết rất thú vị. Từ tên Đảng Cộng sản Đông dương, Đảng Lao động, đều do Staline đặt cho. Mới thấy ở con người Hồ chí Minh, không có cái gì thật tình là của hắn ta, do chính hắn sáng tạo cả, ngoại trừ tình thần tuân phục và bản tánh gian ác cùng cực! Có thể nói trong đời, kẻ đánh cha, chém chú, lắt vú chị dâu, cạo đầu bà thím, cũng phải bái Hồ Chí Minh làm sư phụ!

Nhắc lại 2 tên tàu Lý Ban, sau này có lúc làm Chánh án, quyền uy tột bực, thủ tiêu không biết bao nhiêu đảng viên hà nội và Trương Đức Duy là người thu xếp hướng dẩn Đỗ Muời, Lê Đức Anh, Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng tham dự Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Hà Nội lệ thuộc Bắc kinh không phải ở ngày nay, mà đã bắt đầu từ ngày Hồ Chí Minh tự tuyên bố Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Và mối quan hệ «sông liền sông, núi lìền núi» đã ngấm sâu vào tiềm thức của cộng sản Hà Nội. Họ không có ý thức phân biệt Việt Nam là một nước riêng biệt, người Việt Nam là một dân tộc khác hơn người tàu. Nên trong suy nghĩ của người cộng sản Hà Nội không có vấn đề mất nước cho Tàu. Chỉ có những người Việt Nam không cộng sản hay không còn cộng sản nữa mới thấy đất nước bị mất.

Đọc Đèn Cù sẽ gặp nhiều chi tiết về ngôn ngữ lạ hoắc mà Cỏ May vì lúc nhỏ ham chơi, không chịu học kỹ, nên đành ngớ ra. Số những chữ lạ này không ít.

Và khó quên giai thoại về câu đối «Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng đi» . Và vế đối «Cờ bay hổ, hổ bay cờ, cờ cuộn lại, hổ biến mất».

Không biét lúc nào Đèn Cù tắt để quân cộng sản ngừng đi, đi bán nước, đi cướp giựt tài sản của nhân dân. Và ngày nào lá cờ vẽ hình con hổ bị gió cuộn lại, hổ biến mất? Đảng cộng sản ác ôn sẽ biến mất!

Thi đậu Trạng nguyên và đối được câu đối, Vương An Thạch được vợ. Hai cái vui song song. Song Hỉ!

Hết cộng sản, Việt Nam sẽ có cả ngàn cái vui. Vạn cái Vui. Vạn Hỉ!

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

Blogger Phạm Viết Đào trả lời RFA về “tội danh 258”

dd

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Blogger Phạm Viết Đào sau khi thi hành bản án 15 tháng tù giam vì vi phạm luật 258 bộ luật hình sự, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đã trả lời đài Á Châu Tự Do về những nghi vấn đẩy ông vào nhà giam qua tội danh mù mờ 258 này.

Nguy hiểm và dễ bị quy chụp

Mặc Lâm: Thưa ông, được biết trong phiên phúc thẩm ngày 9 tháng 6 tòa đã xử kín ông và vẫn y án của tòa sơ thẩm. Ông có thể cho biết thêm ý nghĩa của việc xử kín là như thế nào và tại sao ông không chấp nhận luật sư biện hộ trong phiên phúc thẩm?

Blogger Phạm Viết Đào: Trên danh nghĩa thì họ xử công khai chứ không phải là xử kín, thế nhưng họ không cho người ta vào. Buổi sáng xử thì tối họ cho biết. Khi xử thì rất không bình thường. Thông thường khi tôi tự bào chữa hay tự bảo vệ thì tôi không mời luật sư vì tôi thấy có thể rơi vào cái bẫy được gọi là “bẫy câu giờ”.

Do tôi ở chung với một ông bạn cùng tù, do ông ta tranh luận và tòa đã trả hồ sơ vụ án để điều tra lại. Do điều tra lại thì vụ án kéo dài thêm vài tháng nữa. Trường hợp của tôi cũng vậy, họ đã xử án rồi và tôi biết rằng vụ của tôi thì chắc họ cũng không xử nặng được bởi vì các bài viết của tôi tôi cũng nhìn thấy và tôi cũng phân tích cho họ và họ cũng chia sẻ là lỗi của tôi không phải là lỗi lớn.

Tôi xác định blog của tôi không phải là đưa tin và tôi rất hạn chế việc đưa tin. Tôi chỉ bình luận căn cứ trên những gì báo chí loan tải hay sử dụng các nguồn khác.
-Blogger Phạm Viết Đào

Mặc Lâm: Ông từng giữ chức vụ thanh tra Bộ Văn hóa và đã xử lý nhiều vụ sai phạm trong báo chí, vì vậy ông phải biết rõ điều 258 nguy hiểm và rất dễ bị quy chụp, thế tại sao ông vẫn viết trên trang blog những bài viết để nhà nước cáo buộc vào tội danh này?

Blogger Phạm Viết Đào: Bởi vì tôi xác định blog của tôi không phải là đưa tin và tôi rất hạn chế việc đưa tin. Tôi chỉ bình luận căn cứ trên những gì báo chí loan tải hay sử dụng các nguồn khác. Blog của tôi chẳng đưa tin gì sai cả tôi chỉ dựa vào thông tin có sẵn và tôi chỉ bình luận với những lời lẽ mà tôi quan hệ vỉa hè và tôi cũng có nói đó là dân chúng nói chứ không phải là báo chí chính thống.

Tôi cũng có tranh luận và tôi chứng minh. Ví dụ trong ba bài viết của tôi tôi có nhận lỗi trong vụ án Đoàn Văn Vươn tôi có viết “quan tòa tiếp tay với cướp ngày” thì tôi có nhận là tôi sai trong cách dùng từ ngữ thôi chứ nội dung thông tin không có gì sai cả. Rõ ràng vụ án này sai do trách nhiệm của tòa án xử ông chủ tịch cưỡng chế sai luật chứ nếu ông xử từ đầu thì nội dung đâu có sai?

Còn cách tôi dùng từ quan tòa tiếp tay với cướp ngày thì sai về diễn đạt ngôn từ, chứ không sai về nội dung.

Mặc Lâm: Người theo dõi vụ án của ông cho rằng ông bị bắt vì loạt bài điều tra trận đánh tại Hà Giang vì có nhiều điều khuất tất liên quan với Trung Quốc. Phải chăng đây là lý do thầm kín dẫn tới việc bắt giữ ông như một cách bịt miệng?

Blogger Phạm Viết Đào: Tôi cũng nghi tôi bị bắt vì cái đó bởi vì trong loạt bài của tôi về chiến tranh biên giới cố tình chứng minh ngay trong thời chiến tranh về phía Việt Nam đã có những bộ phận người ta thâu tóm dẫn đến thua trận và phát tán thông tin cho họ. Tôi đã mở một cuộc điều tra trên trang của tôi để tìm nhân chứng nhằm chứng minh cái trận 12 tháng 7 năm 84 thì chính thông tin này từ báo chí Trung Quốc đưa ra chứ không phải tôi đưa ra.

viet-trung-1979
Tù binh Việt Nam trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. File photo.

Tôi đưa lại thông tin báo chí Trung Quốc đưa tin sở dĩ Việt Nam thiệt hại nặng do có một sĩ quan tình báo của Việt Nam đã bán thông tin cho Trung Quốc. Tin này do báo mạng Trung Quốc đưa, tôi chỉ dịch lại từ trang đó và tôi bị phản ứng. Tôi bị phản ứng, bị ném đá nên tôi phải đưa loạt bài ấy ra chứng minh cái điều mà người Trung Quốc nói là có cơ sở. Trong trận đánh của chú em tôi thì tôi cũng có những bằng chứng cho thấy có nhân chứng nói với tôi rằng tiểu đoàn mũi nhọn đánh vào ngày 12 tháng 7 bị hủy diệt là do pháo Việt Nam bắn vào họ. Ông ta nói với tôi “khi bọn em áp sát tuyến Trung Quốc 100 mét và theo sơ đồ tác chiến là phải để cho pháo Việt Nam bắn trước rồi sau đó ba phút quân mình tràn lên”. Nhưng đến khi vào đánh thì thông tin bị mất hết và pháo mình bắn cách đội hình chỉ 5 mét và ngay loạt đầu tiên đã có 5-6 chiến sĩ của mình hy sinh và anh ta khẳng định đấy là pháo của mình, của Việt Nam bắn chứ không phải của Trung Quốc.

Hay là có một chi tiết như thế này: trong những ngày ra trận thì thị xã Hà Giang hồi đấy chất đầy quan tài. Điều này chứng minh ngay thời chiến trông khốc liệt như thế thì Việt Nam có Trung Quốc len vào rất sâu. Có lẽ do tôi tìm cách chứng minh những cái đó cho nên người ta ngại việc rút giây động rừng chăng?

Cái nghĩa trang Hà Giang chẳng hạn nơi có 1707 ngôi mộ thì thời chiến tranh năm 1985 tôi hỏi thăm đồng đội thì người ta nói trận ấy diễn ra 5 ngày 5 đêm liền. Xe quân sự chở thi hài về tới tấp vậy mà bây giờ tôi lên nghĩa trang Hà Giang tôi chụp hình quay phim lại thì cái trận ấy chỉ có gần một trăm ngôi mộ. Vậy thì có ý đồ nào muốn xóa cái trận ấy không?

Trong tình thế hiện nay tôi giống như một cầu thủ chỉ đá trong khu vực 16 mét 50 mà mình đã bị thẻ đỏ rồi bây giờ mình đá lại thì rất nguy hiểm vì ở VN họ khép tội “tái phạm nguy hiểm” thì mức án sẽ rất nặng nề.
-Blogger Phạm Viết Đào

Trong khi Trung Quốc nói trận đấy họ giết Việt Nam 3.700 bộ đội còn sau khi tôi kiểm tra lại theo nhiều nguồn tin thì theo tôi phải có từ 1.200 tới 1.400 bộ đội hy sinh trong trận 12 tháng 7. Tôi muốn chứng minh điều Trung Quốc nói là đúng, và mục đích của tôi muốn là cần phải cảnh giác Trung Quốc vì ngay trong thời kỳ đó chúng ta đã có những thế lực làm ăn với Trung Quốc rồi.

Tôi nói những điều ấy thì người ta ngại chăng? Hiện nay thì rất nhiều phát biểu của một số cấp chỉ huy hay lãnh đạo có những lời lẽ, khẩu khí có vẻ có lợi cho Trung Quốc thì tôi đưa ra làm người ta khó chịu. Người ta khó chịu mình ngay những loạt bài tôi mở những nguồn tin độc lập để kiểm chứng trận đánh Hà Giang.

Mặc Lâm: Khi tuyên án tòa có ra lệnh ông không được tiếp tục viết blog nữa hay không? Nếu không, ông có dự định sẽ viết lại trong những ngày sắp tới?

Blogger Phạm Viết Đào: Cấm thì họ không cấm trong bản án nhưng tôi cũng ngại không viết vì như thế này: Ngay tại phiên tòa phúc thẩm thì vị đại diện Kiểm sát tối cao không tán thành mức án đối với tôi. Họ phát biểu trước tòa và trong mức án mà giấy tờ vẫn ghi là không tán thành đưa tôi vào khoản 2 khi xét xử nhưng mà tòa án không nghe.

Trong tình thế hiện nay tôi giống như một cầu thủ chỉ đá trong khu vực 16 mét 50 mà mình đã bị thẻ đỏ rồi bây giờ mình đá lại thì rất nguy hiểm vì ở Việt Nam họ khép tội “tái phạm nguy hiểm” thì mức án sẽ rất nặng nề.

Bây giờ nếu tôi viết lại blog nếu mình hăng lên thì dễ đụng chạm với họ, và họ muốn bắt mình thì rất dễ, cái gì họ bắt chả được? Mình có cãi đúng nhưng người ta bảo sai thì cũng phải chịu chứ làm gì?

Bây giờ viết lại thì chắc người ta không cấm nhưng tôi nghĩ trong một thời gian ngắn tôi chưa thể viết trong tình thế đất nước hiện nay đang rối ren thế này thì chắc sẽ không viết lại blog.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Tướng Giáp và ‘lá thư bà Bảy Vân’

g1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhiều người ngưỡng mộ

Một lá đơn được cho là của người vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đang lưu truyền trên mạng Internet vào dịp một năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Văn bản gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh việc dùng quá khứ cuộc chiến Việt Nam vẫn còn được sử dụng cho các mục tiêu hiện thời.

Lá thư của người ký tên là Nguyễn Thị Vân (thường được biết đến với tên Bảy Vân), nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, là vợ thứ hai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nhưng văn bản này, kể cả có được xác thực, cũng chỉ là một bằng chứng nữa minh họa thêm cho điều giới nghiên cứu đã mô tả là ‘cuộc chiến quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam’ thời kỳ bắt đầu cuộc chiến với Hoa Kỳ, đặc biệt giữa nhóm của ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp.

Quá khứ chưa đóng lại

Trong cố gắng chứng thực lá thư, BBC đã liên lạc với ông Lê Kiên Thành, con trai bà Nguyễn Thị Vân, nhưng ông từ chối xác nhận.

Đại tá Nguyễn Văn Huyên, vốn là thư ký của Tướng Giáp, thì nói ông có nghe tin về lá thư nhưng “chưa đọc” và cũng từ chối bình luận.

Trong khi đó, một số nguồn ẩn danh ở Việt Nam nói đây là văn bản thật.

Một người trong đó nói rằng trong thời gian Tướng Giáp còn sống, đã từng có một lá thư khác của bà Vân gửi các lãnh đạo Đảng với nội dung tương tự.

Nhưng cũng có nguồn cho rằng lá thư là giả.

Điều này khiến các sử gia mà BBC liên hệ tỏ ra thận trọng khi đánh giá độ chân thực của văn bản.

Tuy vậy, họ cho rằng sự xuất hiện của những tài liệu như vậy, dù thật hay giả, cho thấy những mâu thuẫn trong quá khứ vẫn chưa tan đi cho đến hôm nay.

‘Cảm thấy bất công’

Tiến sĩ Shawn McHale, từ Đại học George Washington, đang viết một cuốn sách về cuộc chiến Đông Dương lần một (1945-1954).

Sau khi đọc lá thư trực tiếp bằng tiếng Việt, ông nói không dám chắc lá thư có phải do bà Vân viết hay không.

g2Ông Lê Duẩn là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986

Nhưng ông xem bà Vân là người cố gắng gìn giữ “di sản bị lu mờ” của ông Lê Duẩn.

Theo cái nhìn của ông, bà đại diện cho nhóm trung thành với ông Lê Duẩn “cảm thấy bất công vì bị đánh giá thấp sau những cống hiến của họ cho lịch sử Việt Nam hiện đại”.

Họ tin rằng Tướng Giáp “nhận được quá nhiều lời khen ngợi”.

Văn bản đang lưu truyền trên mạng cáo buộc ông Giáp từng “làm gián điệp cho thực dân Pháp” và đứng đầu “mạng lưới gián điệp” thân Liên Xô giữa những năm 1960.

Tiến sĩ Shawn McHale chỉ ra rằng “đây không phải lần đầu tiên có các cáo buộc ghê gớm với những đảng viên cộng sản hàng đầu”.

“Một ví dụ thú vị là Trần Văn Giàu, lãnh đạo cuộc nổi dậy tháng Tám 1945 ở miền Nam, cũng là nạn nhân của các cáo buộc tương tự.”

“Ông Giàu bị tố cáo hợp tác với Pháp để ‘vượt ngục’, và còn bị tố cáo là chỉ điểm người cộng sản Pháp cho cảnh sát Pháp.”

“Hay năm 1948, nhiều đảng viên bị cho là điều hành mạng lưới gián điệp trong vụ án H122.”

Một nhà nghiên cứu khác, Tiến sĩ Tường Vũ, khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ, cũng nói các cáo buộc trong thư đã được đề cập trước đây.

“Hầu như tất cả những cáo buộc đối với tướng Giáp cũng như mâu thuẫn giữa ông ta và Lê Duẩn trong lá thư chỉ xác định thêm những điều đã được Huy Đức, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, v.v.. viết từ lâu.”

Theo tiến sĩ Tường Vũ, “duy nhất một thông tin mới chưa đâu có là việc tướng Giáp đến an toàn khu trước Hồ Chí Minh và Lê Duẩn, nhưng dù việc này có thực cũng không đủ để nói tướng Giáp là hèn nhát.”

“Việc chia Bộ Chính Trị làm hai nhóm cũng là một chi tiết lạ và thật khó tin; nếu không có thông tin thêm thì chi tiết này không nói lên điều gì cả,” ông Tường Vũ nhận xét.

Giành di sản xưa

Vậy các nhà nghiên cứu sẽ dùng tài liệu này như thế nào?

Tiến sĩ Tường Vũ cho rằng lá thư “không có ích đối với người nghiên cứu vì không có thông tin gì mới”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Shawn McHale lại xem văn bản này thể hiện cuộc đấu tranh nội bộ “gay gắt” trong Đảng từ sau 1945.

“Đáng quan tâm khi một số mục tiêu, như Trần Văn Giàu, Võ Nguyên Giáp hay Hoàng Minh Chính, hoặc xuất thân từ nguồn gốc ‘trí thức’ hoặc được xem là đối thủ ý thức hệ của Lê Duẩn.”

Nói như Tiến sĩ Shawn McHale, cuộc chiến giành di sản của quá khứ ở Việt Nam như thế “vẫn còn chưa kết thúc”.

Cải cách điền địa ở VNCH ra sao?

ng1
Ông Ngô Đình Diệm đã tiến hành cải cách nông thôn khi còn làm Thủ tướng

Trong khi miền Bắc phóng tay Cải cách Ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.

Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.

Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.

Chương trình được thực hiện trong ôn hòa, dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp, hoà giải và hòa hợp xã hội. Một mặt tôn trọng quyền lợi của chủ đất, khôi phục và bảo vệ quyền tư hữu đất đai. Mặt khác giúp tòan thể nông dân có ruộng cày.

Thành công một phần nhờ vào sự đóng góp của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.

Nhưng chính yếu vẫn là từ hai vị lãnh đạo miền Nam: Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình ngay khi về nước và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết tâm nối tiếp thực hiện chương trình.

Ông Thiệu hiểu rõ Luật NCCR không phải chỉ là thành quả của nền dân chủ nghị viện non trẻ, mà còn là một chính sách mang lại chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản.

Những tài liệu phổ biến gần đây cho thấy, sau Mậu Thân 1968 số thanh niên miền Nam theo cộng sản càng ngày càng ít đi, không đủ bổ xung số cán binh cộng sản ra hồi chánh, lên đến trên 200.000 người.

Chính vì lý do này cộng sản Bắc Việt đã phải mang quân chính quy từ miền Bắc vượt biên giới xâm lấn miền Nam.

Tình hình ruộng đất miền Nam

Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, miền Nam vẫn còn nhiều vùng chưa được khẩn hoang, nhiều vùng vì chiến tranh nông dân đã phải bỏ ruộng vườn.

Lợi dụng cơ hội một số người Pháp và người theo Pháp đã chiếm, rồi thông đồng với nhà cầm quyền Pháp hợp thức hóa quyền sở hữu đất đai họ chiếm được. Trước 1945, theo ước tính trong số 6.530 đại điền chủ (trên 50 ha đất) có 6.316 là ở miền Nam.

Miền Nam không xảy ra Cải cách Ruộng đất, không có nghĩa là cộng sản miền Nam nhân đạo hơn cộng sản miền Bắc.

Từ cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940, cộng sản đã thẳng tay tàn sát tiêu diệt giai cấp điền chủ. Các sử liệu cộng sản tóm tắc việc này như sau: “…lập tòa án cách mạng xét xử bọn phản động, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, xóa các khoản nợ, tịch thu đất thóc gạo của địa chủ chia cho dân nghèo và nuôi nghĩa quân.”

Khi Việt Minh cướp được chính quyền năm 1945, hầu hết các đại điền chủ đều bỏ ruộng vườn về sống tại Sài Gòn hoặc các thành phố lớn. Việt Minh tịch thu ruộng đất rồi chia cho tá điền canh tác và lấy thuế.

Ở các vùng thuộc Hòa Hảo và Cao Đài, nông dân cũng tự thực hiện việc chia lại ruộng đất hoặc chấm dứt nộp địa tô cho ruộng vườn mà họ đang trồng cấy.

ng2Sắc lệnh Cải cách Điền Địa của Cựu Hoàng Bảo Đại vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên không mang lại kết quả cụ thể

Năm 1949, khi người Pháp bắt đầu trao trả độc lập Cựu Hoàng Bảo Đại cho ban hành sắc lệnh về Cải cách Điền Địa (CCĐĐ), nhưng vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên sắc lệnh này không mang lại kết quả cụ thể nào.

Sau hiệp định đình chiến Genève chia đôi đất nước, miền Nam đã trải qua hai cuộc CCĐĐ và một số chính sách về ruộng đất.

Cải cách điền địa lần một

Bước đầu của chính sách cải cách điền địa, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho ban hành Dụ số 2 và Dụ số 7 nhằm thiết thiết lập quy chế tá canh.

Địa tô được tính không quá 25% vụ lúa thu hoạch chánh. Thời gian cho thuê được quy định là 5 năm. Tá điền và điền chủ có thể xin hủy bỏ họăc tái ký hợp đồng.

Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang, ước lượng 500 ngàn ha, thì thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền thu và cấp phát không cho tá điền.

Các tá điền trước đây theo Việt Minh được tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến. Địa tô và quyền tá canh nay được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.

Ngày 22-10-1956, Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách CCĐĐ.

Mỗi điền chủ chỉ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, còn 70 ha phải cho tá điền thuê theo đúng quy chế tá canh.

Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại: 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt, phần còn lại được trả bằng trái phiếu trong thời hạn 12 năm, với lãi suất là 3% mỗi năm.

Ruộng bị truất hữu được bán lại cho các tá điền, mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha và phải trả cho nhà nước trong vòng 12 năm.

Giá tiền bán bằng với giá Chính phủ trả cho chủ điền. Như vậy chủ yếu Chính phủ chỉ làm trung gian trong việc chuyển nhượng quyền tư hữu đất đai.

Chiếu theo Dụ số 57, chính phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ.

Ngày 11-9-1958, Chính phủ còn ký kết Hiệp định Việt Pháp, truất hữu thêm 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều. Như vậy tổng số diện tích đất đai được truất hữu là 651.182 ha.

Số ruộng được truất hữu được giao cho 123.198 tá điền. Ngoài ra còn có 2.857 tá điền khác đã trực tiếp mua lại đất của các đại điền chủ.

Một số ruộng truất hữu cũng được bán cho các cựu chiến binh, những nông dân trốn Việt Minh nay hồi hương và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.

Giới điền chủ đều ủng hộ chính sách CCĐĐ. Trong thời chiến ruộng đất của họ bị xem như đã mất.

Nay chính phủ khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu. Đại điền chủ vẫn còn được giữ lại 100 ha.

Các chính sách khác

Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào miền Bắc di cư, giải quyết nạn thất nghiệp hậu chiến và đồng thời cũng để cô lập họat động du kích cộng sản, Tổng thống Ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách xây dựng các khu dinh điền, khu trù mật và các ấp chiến lược.

Đến năm 1961, chính phủ đã thành lập 169 trung tâm tái định cư, với 25 Khu Trù Mật tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận 50 ngàn gia đình, với 250 ngàn người tái định cư. Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh đạt 109.379 ha.

Tháng 4-1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho nông dân vay tiền một cách dễ dàng, nhẹ lãi và không đòi hỏi thế chấp hay người bảo lãnh.

Đến năm 1963, Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay số tiền lên đến 4 tỷ 600 triệu đồng, 85% số tiền để giúp các tiểu điền chủ hay tá điền. Nhưng vì không có thế chấp và vì chiến tranh nên rất ít nông dân chịu trả nợ.

Chính phủ cũng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó năng suất lúa đã tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, lên đến 2 tấn/ha năm 1960-1963.

Thành quả và giới hạn

Nhờ các chính sách nói trên, việc sản xuất, xuất cảng và lợi tức nông nghiệp đã không ngừng gia tăng. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn.

Các điền chủ có ruộng đất truất hữu nhận các các khỏan bồi thường lớn, họ đầu tư xây dựng các nhà máy, các phân xưởng tại nông thôn, hay trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Nhờ đó không chỉ riêng nông thôn, mà tòan miền Nam sống trong cảnh thái bình.

Giới hạn của chính sách CCĐĐ là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thuộc 65.757 trung điền chủ (từ 5 đến 50 ha) và 6.316 đại điền chủ (trên 50 ha). Vẫn còn 795.480 gia đình nông dân chưa được làm chủ mảnh ruộng đang cày.

Khi đời sống nông dân nâng cao thì ảnh hưởng của cộng sản cũng bị giảm sút. Để tồn tại cộng sản đã tiến hành bạo lực chính trị ám sát, bắt và thủ tiêu cán bộ và chuyên viên phát triển nông thôn.

Cộng sản cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu, cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, buộc điền chủ hủy bỏ địa tô. Một số ngừơi đã bị giết vì không tuân theo các lệnh cấm nói trên.

Cùng lúc cộng sản cho trưng thu thóc lúa của nông dân, tiến hành chiến tranh du kích, khủng bố phá họai làng xã miền Nam.

Sau đảo chánh 1/11 năm 1963 cho đến năm 1965, các vụ đảo chánh liên tục xảy ra, các chính phủ thường xuyên thay đổi. Chính sách CCĐĐ không được tiếp tục. Chính sách dinh điền và khu trù mật cũng bị đình chỉ. Nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ.

Cộng sản lợi dụng tình thế đưa cán bộ và quân đội từ miền Bắc vào gia tăng họat động. Sẵn cơ sở hạ tầng rộng rãi chỉ sau một thời gian ngắn cộng sản đã kiểm sóat được một phần nông thôn. Ở những vùng chiếm được cộng sản chia lại ruộng đất cho nông dân.

Đến năm 1965, với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, an ninh tại nông thôn dần dần được vãn hồi.

Ngày 3-9-1966, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra. Ngày 1-4-1967, Hiến Pháp mới được ban hành. Ngày 3-9-1967 cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra, Tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống của nền Ðệ nhị cộng hòa ra quyết định tiếp tục áp dụng Chương Trình CCĐĐ.

Cải cách điền địa lần hai

Cuộc tổng công kích Mậu Thân cộng sản thất bại, tại nông thôn cơ sở hạ tầng cộng sản bị cô lập, an ninh được vãn hồi. Số ruộng trước đây bị bỏ hoang nay được cấp phát cho nông dân.

Đến năm 1969, có thêm 261.874 gia đình được cấp ruộng để canh tác, nâng tổng số người có ruộng lên 438,004 người.

Tháng 7-1969, Chương trình bình định và phát triển nông thôn được tiến hành. Chính phủ cho tổ chức lại cơ cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẩn, giúp đỡ kỹ thuật nông nghiệp cho dân.

Ngày 25-8-1969, Tổng Thống Thiệu đưa dự luật Người Cày Có Ruộng ra quốc hội thảo luận.

Điểm chính của dự luật là giảm số ruộng đất tối đa điền chủ xuống còn 15 ha, trưng thu và cấp (không bồi hoàn) cho hơn tãm trăm ngàn nông dân chưa có ruộng cày.

ng3Chiến tranh đã tàn phá miền Nam Việt Nam

Nhiều dân biểu nghị sĩ thuộc tầng lớp đại điền chủ không muốn bị truất hữu ruộng đất nên đã tìm cách ngăn cản thông qua dự luật. Mãi đến ngày 6-3-1970 đạo luật mới được Thượng viện thông qua. Ngày 16-3-1970 được Hạ viện thông qua.

Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.

Tại Cần Thơ vào ngày 26-3-1970, ngày ban hành Luật NCCR Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:

“Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.” Ông cho biết: “Tôi đã từng tham gia Việt Minh. Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”.

Các ruộng đất không được trực canh bị truất hữu phát cho các tá điền đang canh tác. Mỗi tá điền được phát 3 ha ở Nam phần hay 1 ha ở Trung phần.

Điền chủ trực canh được giữ lại tối đa 15 ha.

Đất truất hữu được trả 20% bằng hiện kim và 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi trong tám năm. Giá trị của đất ruộng quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc (hay lợi tức) từ khoảnh đất đó.

Trong vòng 3 năm, 1970-1973, đã có 51.704 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770.105 mẫu. Trong thời chiến đa số ruộng đất bị ảnh hưởng, nên đa số các điền chủ bị truất hữu đều không bất mãn.

Để đền đáp chính phủ cho phổ biến rộng rãi các bích chương: “Người Cày có ruộng ghi ơn tinh thần hy sinh của điền chủ.”

Nhìn chung ông Thiệu thu phục được nhân tâm của giới cựu điền chủ miền Nam.

Luật NCCR cũng quy định nông dân lãnh ruộng do cộng sản cấp cũng được nhận bằng khoán chính thức sở hữu số ruộng.

Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình CCRĐ coi như đã hòan tất. Đã có 858.821 tá điền được hữu sản hóa 1.003.323 ha ruộng đất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.

Chương trình NCCR đã tạo ra một tầng lớp tiểu và trung điền chủ lên đến 1,3 triệu người.

ng4
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) công bố luật Người Cày Có Ruộng

Chỉ còn chừng 10% là có từ 5-15 ha đất, với 10% diện tích trồng trọt và họ cũng phải tự chăm sóc cho đất đai. Đại điền chủ không còn và việc tá canh coi như đã chấm dứt.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thêm cán bộ xây dựng nông thôn, khuyến khích nghiên cứu và áp dụng phương pháp canh tác mới với kỹ thuật mới thúc đẩy gia tăng năng suất.

Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Với bằng khóan đất, nông dân được vay lãi nhẹ để đầu tư sản xuất.

Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp được đưa về nông thôn. Nông dân bắt đầu trang bị cơ giới để canh tác, sử dụng phân bón hóa học, cải tiến giống lúa, trồng lúa Thần Nông, tăng gia sản xuất gia súc lai giống… Cơ sở hạ tầng phát triển nông dân hăng say học hỏi và sản xuất.

Năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Năm 1974, sản lượng gạo sản xuất đã tăng đến 7,2 triệu tấn với viễn tượng xuất cảng. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện một cách rõ ràng.

Số điền chủ có ruộng bị truất hữu, cũng được chính phủ giúp đỡ sử dụng vốn kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, dịch vụ lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, dịch vụ chế biến thực phẩm nông sản, hướng đến việc xuất cảng bán thành phẩm nông nghiệp, giúp nền kỹ nghệ miền Nam khởi sắc đóng góp xây dựng nền kinh tế quốc gia.

Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương trình Người Cày Có Ruộng của Việt Nam Cộng Hòa là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân.

Chính phủ tương lai ở Việt Nam cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.

Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam và lịch sử đã chứng minh họ luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả Nguyễn Quang Duy từ Canberra, Úc.

@bbc

Lượm lặt tin 24-9-14

Khánh thành đường cao tốc nối liền Việt-Trung

Đường cao tốc dài nhất Việt Nam nối liền Nội Bài (Hà Nội) với tỉnh Lào Cai ở Tây Bắc giáp ranh với Trung Quốc có tổng chiều dài 245km chính thức khai trương hôm 21/9.

Dự án đường cao tốc chạy từ Nội Bài sang các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, tới Lào Cai được hoàn thành sau 5 năm, với tổng chi phí đầu tư trên 1,4 tỉ đô la. Trong số này có khoảng 1 tỉ Mỹ kim vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Với tuyến đường mới này, thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Lào Cai sẽ mất từ 3 đến 4 tiếng thay vì là 10 tới 12 giờ đồng hồ như trước đây.

Ngoài ảnh hưởng quan trọng với sự phát triển quốc gia của Việt Nam, đây cũng là một trong những dự án chính của ADB trong Chương trình Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng gồm các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan, và Việt Nam.

Giới chức ADB nói đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại Việt-Trung và biến hành lang vận chuyển khu vực thành một hành lang kinh tế thật sự.

Ngân hàng ADB cho biết dự án này là một phần không thể tách rời của hành lang kinh tế Bắc-Nam Tiểu Vùng Sông Mekong Mở rộng, chạy dọc theo khu vực Côn Minh của Trung Quốc tới thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng của Việt Nam và cũng sẽ được nối liền với đường cao tốc Côn Minh ở Trung Quốc.

Cửa khẩu Thanh Thủy, cách thành phố Hà Giang 22km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Cửa khẩu Thanh Thủy, cách thành phố Hà Giang 22km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

***********************************

Hình ảnh mới nhất Trung Quốc thôn tính xong đảo Gạc Ma

LONDON (NV) .- Những hình ảnh mới nhất do vệ tinh chụp cho thấy Trung Quốc tiến rất nhanh trong việc xây dựng đảo nhân tạo Gạc Ma thành một căn cứ lớn trên biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những tấm hình mới nhất do vệ tinh của công ty Airbus Defense and Space chụp ngày 14/8/2014 được nêu ra trên tạp chí Quốc phòng Jane’s Defense ngày 22/9/2014 cho thấy những tiến bộ đáng kể và đạt được rất nhanh của Trung quốc tại Gạc Ma mà họ gọi là Chigua Jiao (Xích Qua Tiêu) tên quốc tế là Johnson South Reef.

Hình do vệ tinh chụp giữa Tháng 8, 2014 cho thấy đảo nhân tạo Gạc Ma đang được Trung Quốc gấp rút xây dựng. (Hình: Airbus DS / Spot Image S.A. / IHS)

Trung Quốc cướp bãi đá ngầm này từ Việt Nam năm 1988 qua một trận tấn công làm 64 binh sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Cho đến đầu năm nay, Gạc Ma vẫn chỉ là một bãi đá ngầm mà trên đó, Trung Quốc xây dựng một pháo đài nhỏ, trang bị vệ tinh viễn thông và một cầu cảng ngắn.

Bây giờ, sau nhiều tháng được tàu hút cát từ lòng biển bồi đắp, Gạc Ma trở thành một đảo nhân tạo có chiều ngang khoảng 400 mét và một diện tích ước chừng 100,000 m2 hay 10 ha.

Không có một đảo nhân tạo nào tại Biển Đông thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích lớn như vậy.

Nhìn vào tấm không ảnh, người ta thấy nhân công đã xây dựng bờ kè bao bọc toàn thể hòn đảo. Có hai cầu cảng kiểu cho xe cộ chạy lên xuống tàu (roll-on/roll-off) và một cầu cảng cho tàu cặp hông ở phía Tây Bắc.  Nền móng để xây dựng những tòa nhà to lớn được nhìn thấy ở phía Tây Nam hòn đảo trong khi có những trang bị lớn như máy bơm lọc nước mặn, máy trộn làm xi măng, kho nhiên liệu.

Ngoài những gì nhìn thấy ở Gạc Ma, những hình ảnh phổ biến trên báo chí Trung Quốc ngày 13/9/2014 còn đồng thời cho thấy họ đang xây dựng tương tự ở bãi đá ngầm Việt Nam gọi là đá Châu Viên, Trung Quốc gọi là Huayang Jiao (Hoa Dương Tiêu), tên quốc tế là Cuateron Reef.

Hình ảnh nơi này chứng tỏ họ cũng có hệ thống lọc nước mặn, cần cẩu trục, máy khoan cùng với rất nhiều vật liệu xây dựng.

Các dữ kiện vệ tinh theo dõi sự di chuyển tàu biển thế giới (AISLive) mà tạp chí IHS Jane tường thuật hồi Tháng Sáu vừa qua cho thấy tàu nạo hút cát của Trung Quốc có tên là Ting Jing Hao chịu trách nhiệm hầu hết về công tác hút cát làm đảo ở Trường Sa đã đến đá Châu Viên ba lần kể từ Tháng 9-2013 và hai lần sau là khoảng 10/4/2014 rồi từ ngày 22/5/2014 trở đi.

Tàu nạo vét Ting Jing Hao phụ trách hút cát làm đảo Gạc Ma và cũng đã từng đến nhóm bãi đá ngầm đá Ga Ven Trung quốc gọi là Nanxun Jiao (Nam Huân Tieu) và Xinan Jiao (Tây Nam Tiêu). Nơi đây ở trung tâm của quần đảo Trường Sa và cũng gần với đảo Thái Bình (Itu Aba) hiện đang do Đài Loan chiếm giữ.

Hình ảnh do chính phủ Philippines công bố hồi Tháng 8 vừa qua cũng cho thấy những hoạt động làm đảo nhân tạo gấp rút ở bãi đá ngầm Kennan  nằm trong nhóm bãi đá ngầm do Việt Nam kiểm soát.

Theo nhận định của tạp chí Jane, Trung Quốc gấp rút biến các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa là vi phạm nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002. Dù không có ràng buộc pháp lý nhưng rõ ràng Trung Quốc ngang nhiêu hành động vì sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ phía Nam. Thỉnh thoảng Hà Nội hay Manila chỉ lên tiếng phản đối chiếu lệ.

Tuy Việt Nam và cả Đài Loan có tăng cường các cơ sở trên các đảo đang trấn giữ, nhưng không thể so sánh với những hành động vượt bậc của Trung Quốc trong khoảng hai năm trở lại đây. Những đảo nhân tạo rộng lớn của Trung Quốc tại Trường Sa sẽ là những căn cứ quân sự tầm cỡ trên biển, thay đổi cục diện ở khu vực.

Cuối Tháng 8-2014, tạp chí Jane’s Defense cho hay Trung Quốc cũng nạo hút cát bồi đắp tăng diện tích cho đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Một phần trong những việc này là kéo dài phi đạo từ 2,400 mét lên thành 2,800 mét để các các máy bay quân sự cỡ lớn có thể lên xuống an toàn.

Nếu một phi trường quân sự được thiết lập ở Gạc Ma thì sẽ là sự đe dọa trực tiếp và rất gần với các cơ sở trên các đảo ở Trường Sa mà các nước khác đang trấn giữ.

Lịch sử các sự xung đột trên Biển Đông cho người ta cảm tưởng rằng các căn cứ lớn hơn đang được Trung Quốc xây dựng sẽ là những xuất phát điểm để mở cuộc tấn công những căn cứ, cơ sở của Việt Nam, Philippines gần đó khi Bắc Kinh muốn ra tay thâu tóm.

Dù sao, tới nay, người ta mới chỉ thấy Trung Quốc sử dụng các lực lượng bán quân sự để uy hiếp và ngăn cản

******************************************

Hơn 4 triệu đàn ông Việt Nam có nguy cơ ế vợ?

Các chuyên gia dân số học cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội.

Các chuyên gia dân số học cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội.

Báo chí trong nước hôm nay đăng tải nhiều bài viết cảnh báo về nguy cơ “ế vợ” của đàn ông Việt sau khi có tin về tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tăng dần từ 105, 106 lên 120 bé trai trên 100 bé gái.

Các chuyên gia dân số học nói rằng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội.

Theo nhận định của các giới chức, nếu không can thiệp kịp thời, thì dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa từ 2,3-4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến được trích lời nói rằng “các làng xã sẽ thiếu phụ nữ, cô dâu, rất nhiều điều bất lợi, và Việt Nam chưa phải nước giàu như Hàn Quốc để lấy cô dâu ở nước ngoài”.

Theo giới chức trong nước, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng, khu vực mà người dân được cho là “thích con trai hơn con gái”.

Ông Tiến cho rằng các biện pháp nhằm giảm sự gia tăng tỷ lệ mất cân bằng giới tính “cơ bản vẫn là thay đổi tư tưởng”.

Báo chí trong nước dẫn lời Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng “thách thức của Việt Nam là làm sao thực hiện nghiêm việc cấm lựa chọn giới tính khi sinh và phá thai vì lựa chọn giới tính”.

 

Sinh viên Hồng Kông biểu tình lớn phản đối chính quyền Bắc Kinh

Hồng Phúc

Tại Hồng Kông, từ 14h ngày 22-9-2014, hàng chục ngàn sinh viên đã bắt đầu chiến dịch bãi khóa dự kiến kéo dài một tuần để đòi quyền dân chủ cho đặc khu hành chính này.


Sinh viên các trường đang tập trung tại Đại học Trung văn Hồng Kông chiều ngày 22-9-2014 – Ảnh: AFPChiến dịch bãi khóa thu hút sinh viên từ hơn 20 trường đại học và cao đẳng trên khắp Hồng Kông. Ngoài chiến dịch bãi khóa, sinh viên Hong Kong tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức một loạt các cuộc tuần hành lớn vào ngày 1/10/2014 tới đây.

Sinh viên Hồng Kông cho rằng kế hoạch chỉ định ứng cử viên vào vị trí trưởng đặc khu hành chính trong nhiệm kỳ 3 năm là sự phản bội lời hứa của chính quyền Bắc Kinh về việc trao thêm quyền dân chủ cho vùng đất này sau khi nó được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Tuy nhiên, báo chí quốc tế cho biết sinh viên cũng đã vấp phải những phản ứng quyết liệt đầu tiên từ phía chính quyền. Bưu điện Hồng Kông đã từ chối gửi những truyền đơn kêu gọi bãi khóa, trong khi một loạt trường học đe dọa sẽ hạ điểm hạnh kiểm nếu học sinh, sinh viên bỏ lớp.


Joshua Wong, thủ lĩnh sinh viên Hong KongRất đông sinh viên và cả học sinh trung học đã kéo đến tập trung trong học xá của Đại học Trung văn Hồng Kông, nằm ở ngoại ô. Trong trang phục áo thun trắng có cài ruy băng màu vàng, biểu tượng dân chủ mà các hiệp hội sinh viên chọn, những người biểu tình trẻ tuổi ngồi tập trung thành từng nhóm dưới cái nóng 30 độ C, theo Reuters. Họ đàn hát, vẽ biểu ngữ kêu gọi mọi người bỏ trường lớp tham gia biểu tình.

Tờ South China Morning Post dẫn lời các nhà tổ chức cho biết số người tham gia bãi khóa là khoảng 13.000.

Tammy Wu, sinh viên năm nhất Đại học Thụ Nhân Hồng Kông nói khi xã hội Hồng Kông đang bị chia rẽ, cô không muốn im lặng. Tham gia bãi khóa không phải là quyết định dễ dàng bởi cô phải giấu cha mẹ mình. “Làm sao tôi có thể nói với họ tôi đang trốn học? Mà cả 1 tuần cơ đấy”, Wu nói với tờ South China Morning Post. “Bãi khóa phải xảy ra. Bất tuân lệnh và hãy nắm bắt vận mệnh của bạn”, đó là một trong những biểu ngữ được trương lên trong cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài 1 tuần nhằm tập dượt cho cuộc biểu tình được cho là quy mô hơn vào ngày 1.10 tới, theo tờ Telegraph.


Những người đòi dân chủ đang chuẩn bị cho chiến dịch phong tỏa khu trung tâm tài chính – hành chính Hồng Kông để phản đối quyết định của chính quyền trung ương về bầu cử lãnh đạo đặc khu. Mặc dù cho phép người dân Hồng Kông được trực tiếp bầu trưởng đặc khu, chính sách mới được thông qua vào tháng 8 trao cho Bắc Kinh quyền loại bỏ những ứng viên mà họ không thích. Phát biểu tại buổi bãi khóa hôm qua, Chủ tịch Hội Liên hiệp sinh viên Hồng Kông Châu Vĩnh Khang đe dọa sẽ đẩy mạnh phong trào hơn nữa nếu Bắc Kinh không đáp ứng lời kêu gọi cho phép người dân được đề cử ứng viên lãnh đạo.

Theo tờ South China Morning Post, địa điểm tập trung bãi khóa sẽ chuyển từ Đại học Trung văn Hồng Kông sang công viên Tamar, gần trụ sở chính quyền, trong hôm nay. Tại đây, nhiều giáo sư, học giả ủng hộ chiến dịch sẽ trình bày các bài giảng có chủ đề về dân chủ hoặc văn hóa.

Cũng trong ngày 22-9-2014, hơn 60 nhà tài phiệt hàng đầu của Hồng Kông do nguyên Trưởng đặc khu Đổng Kiến Hoa dẫn đầu đã đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bàn về vấn đề chính trị của đặc khu, theo The Wall Street Journal. Theo AFP, tại buổi gặp mặt, ông Tập Cận Bình đã nói: “Chính sách căn bản của chính quyền Trung Quốc đối với Hồng Kông đã và sẽ không thay đổi”.

Cuộc biểu tình này ít nhiều làm gợi nhớ đến sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989. Khi đó hàng chục ngàn sinh viên thủ đô Bắc Kinh cũng đã xuống đường đòi dân chủ và nhà cầm quyền đã “giải quyết” bằng một cuộc đàn áp đẫm máu. Một vết đen không báo giờ xóa được trong lịch sử nhân loại.

Hongkong thách thức Bắc Kinh

Chân dung Joshua Wong, người thanh niên 17 tuổi đang làm rung chuyển Hong Kong

Dân Luận tổng hợp

Đâu cứ phải thần thánh, đâu cứ phải người tài ba đầy kinh nghiệm chính trị, quân sự, kinh tế … mà chỉ cần người dám đứng ra. Người làm rung chuyển Hồng Kông là một thanh niên 17 tuổi tên là Joshua Wong

Tuổi trẻ Hong Kong thường ít quan tâm đến chính trị. Đối với họ: học hành nghiêm túc, tìm được việc làm tốt và cầm trên tay những chiếc iPhone mới nhất là những gì ưu tiên hơn so với chính trị. Tuy nhiên,từ khi Trung Quốc xiết dần đời sống dân chủ ở cựu đảo quốc này và áp đặt những chương trình giảng dạy nhằm tẩy não, đầu độc trong mái nhà trường, giới trẻ Hong Kong lập tức đứng dậy thách thức.

Giữa những người trẻ tuổi đó, là Joshua Wong. Áo thun đen, quần bò, dáng gầy, mặt xương, Joshua Wong trông như mọi sinh viên đại học khác ở Hong Kong.

Ngay từ khi 15 tuổi, năm 2011, Joshua Wong đã kêu gọi học sinh chống lại chương trình tẩy não mà Bắc Kinh định đưa vào trường học Hồng Kông, ví dụ như “yêu nước là yêu CNXH” … Tháng 8 năm 2012, 8000 người đã tràn vào các cơ quan Chính phủ, làm cho chính quyền rút lại kế hoạch của Trung Quốc.

Kể từ khi thành lập một phong trào sinh viên mang tên Scholarism vào năm 2011 khi mới 14 tuổi, anh đã xuất bản một cuốn sách mang tên “Tôi không phải là một anh hùng”, chủ xướng một chương trình phát thanh, phụ trách một chương báo và thực hiện các cuộc phỏng vấn…

Trong bản tuyên ngôn của Scholarism, Johua khi ấy 15 tuổi đã thẳng thắn bày tỏ “Chính phủ đã khiến chúng tôi chán ngấy. Chúng tôi sẽ không lấy mạng sống của mình ra để đe dọa chính phủ. Nhưng chúng tôi đã không từ bỏ hy vọng”

Dù chưa lớn hơn ai, Joshua Wong đã biết nói về thế hệ nhỏ hơn mình “Chúng tôi chỉ không muốn nhìn thấy thế hệ tiếp theo của mình mất tự do và trở thành những con rối “.

“Chương trình giáo dục quốc dân muốn bồi dưỡng lòng yêu nước mù quáng trong giới sinh viên. Chúng tôi lo ngại rằng nhiều sinh viên sẽ bị tẩy não.”

Mặc dù các nhà phê bình đều cho rằng Trung Quốc sẽ không đảo ngược tiến trình để cho phép các nhà phê bình Bắc Kinh ứng cử chức giám đốc điều hành Hồng Kông, Wong vẫn kêu gọi các sinh nên tiếp tục đấu tranh cho các quyền rộng lớn hơn.

“Cải cách chính trị là cốt lõi cho mọi vấn đề,” Wong nói. “Ai cũng biết rằng dưới sự lãnh đạo của Cộng sản Trung Quốc, cuối cùng rồi sẽ đi đến việc thiếu vắng khả năng chiến đấu [cho] một cuộc phổ thông đầu phiếu thực sự … nhưng các sinh viên nên đứng ở tuyến đầu của từng thế hệ.”

Tự mô tả mình là một đứa trẻ bình thường, lớn lên với Game Boy và xem truyền hình. Anh nói hàng ngày mình dành 18 giờ mỗi ngày cho các nghiên cứu và hoạt động chính trị. Khi được hỏi đã sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào, anh nửa đùa nửa thật “ngủ và ngủ”.

Anh thú nhận: “Mệt mỏi lắm, chỉ có sinh viên mới có thể chịu một gánh nặng như vậy.”Nhưng anh cũng khẳng định “Giới trẻ tuổi luôn là những người tích cực nhất trong mọi thế hệ,”


Trong cuộc đấu tranh 2 năm trước, Joshua từng nói: “Trong một cuộc biểu tình, ai là người có thể đi nhanh hơn? Một người rất trẻ hay một chú 40 ?”Đứng trước việc có thể bị bắt, bị đàn áp thô bạo, anh không lên gân, không khoa trương hô hào hoa mỹ, anh thẳng thắn : “Nếu quân đội kéo đến, tất cả chúng tôi sẽ đi về nhà. . . chúng tôi không muốn nhìn thấy đổ máu, “

Nhưng lời lẽ của anh quả quyết khi kêu gọi các bạn cùng trang lứa cùng vào cuộc:

“Chúng ta chiến đấu cho mục tiêu của mình mà không cần phải phân tích đến khả năng thành công,”

“Nếu phải xem xét đến khả năng đạt được mục tiêu, thì bạn không nên tham dự vào các phong trào xã hội, phong trào sinh viên. ”

Theo Hu Jia, một người tham gia phong trào Thiên An Môn năm 1989, thì Joshua Wong có khả năng bị bỏ tù.

Joshua Wong dành 18 giờ mỗi ngày cho học và các phong trào dân chủ.

Theo liên đoàn sinh viên, có khoảng 13.000 sinh viên của 24 trường Đại học, Cao đẳng khởi đầu cho cuộc bãi khoá dự tính trong vòng 1 tuần.

Sinh viên kêu gọi người dân chống lại “bầu cử giả tạo” – “đảng cử dân bầu” mà Bắc Kinh áp đặt vào Hồng Kông, lãnh thổ mà Anh Quốc trả lại Trung Quốc năm 1997, sau 150 năm thuê từ nhà Thanh. Theo thoả thuận giữa Anh quốc và Trung Quốc, thì Hồng Kông được hưởng một chế độ chính trị tự do ngôn luận, …, trong vòng 50 năm tiếp theo 1997.

Người đứng đầu Hồng Kông Leung Chun-ying kêu gọi người dân chấp nhận chính sách của Trung Quốc trên báo Finances Times vì ông cho rằng thoả thuận giữ Hồng Kông và Trung Quốc năm 1984 không bắt buộc bầu cử tự do.

400 viên chức các trường, trong đó có 300 giáo viên, ủng hộ phong trào của sinh viên.

Sinh viên dự tính bắt đầu từ ngày 1/10 tới, ngày Quốc khánh của Trung Quốc, họ sẽ làm tê liệt con đường tập trung các hãng tài chính quan trọng nhất của Hồng Kông.

Với những cuộc phản đối từ đầu tháng 7, hiện nay khoảng 1/5 dân Hồng Kông tính đến chuyện rời lãnh thổ.

Từ năm 1997, khi Hồng Kông bị trả lại trung Quốc, mỗi năm có khoảng 60.000 người từ bỏ nơi được coi là thiên đương của người Trung Quốc lục địa. Nghĩa là mất khoảng 1% dân số mỗi năm. Nhưng số dân Hồng Kông gần như không giảm vì Bắc Kinh đưa người sang lấp chỗ.

——————————————————————

Nguồn: FB Lê Quốc Tuấn & Con Đường Việt Nam

Tổng hợp từ: http://www.slate.fr/story/92453/joshua-wong#xtor=RSS-2

https://fr.news.yahoo.com/les-%C3%A9tudiants-d%C3...

http://www.spiegel.de/…/hongkong-tausende-studenten...

https://fr.news.yahoo.com/%C3%A9tudiants-hong-kong-gr%C3...

(Và từ các bài báo về Joshua Wong 2011-1014)

Đèn cù và Những lời trăn trối

Nguyễn Văn Tuấn

Tôi đọc 2 cuốn “Đèn cù” (của Trần Đĩnh) và ” Những lời trăng trối ” (Trần Đức Thảo) một lúc. Vì đọc chưa xong nên chỉ có thể viết linh tinh vài cảm nhận đầu tiên. Cả hai cuốn sách đều nói về chế độ cộng sản cùng những con người trong chế độ đó, và qua đó chúng ta có thể giải thích tại sao VN bị lệ thuộc vào Tàu suốt mấy mươi năm qua và tại sao VN vẫn còn ở dưới đáy của bậc thang phát triển như hiện nay và có thể cả tương lai.

Nhưng cách tiếp cận hay cấu trúc thì rất khác nhau giữa hai tác phẩm. Đèn cù có vẻ tập trung vào những cá nhân gầy dựng chế độ và những con người yểm trợ chế độ cộng sản ở VN. Tác giả được sống gần các nhân vật đó một thời gian dài và có thể tiếp cận nhiều thông tin có thể nói là thú vị. Chẳng hạn như tác giả được phân công viết một phần tiểu sử ông Hồ và có dịp tiếp cận thông tin về cá nhân ông ở địa phương, và ông cả Khiêm (anh ruột ông Hồ) cho biết ông Hồ sinh năm 1891 (chứ không phải 1890) nhưng tác giả không đào sâu phân tích chi tiết này. Tác giả cũng không viết một cách rạch ròi về gia phả của ông Hồ. Thật ra, hầu như bất cứ nhân vật nào, tác giả chỉ phác hoạ sơ sơ, bề mặt, chứ không hề có đào sâu. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi khi đọc những đoạn trong Đèn cù, ông cụ Hồ là một người có vẻ thờ ơ và lạnh lùng với thân nhân, anh em của ông. Ông không hề nhắc đến cha mẹ, anh chị em, và từ ngày ông đạt được quyền lực tột đỉnh, cũng không về thăm và ở lại quê.

Lại có những đoạn mô tả các nhân vật chóp bu trong đảng làm cho độc giả ngạc nhiên về trình độ văn hoá và nhận thức của họ. Chẳng hạn như đoạn tác giả thuật lại chuyện Lê Duẩn hỏi Bs Phạm Ngọc Thạch rằng rau muống luột và rau muống xào cái nào tốt hơn. Một đoạn khác, tác giả cho chúng ta biết về quan điểm của Lê Duẩn liên quan đến in tiền. Chuyện kể rằng ông Duẩn phàn nàn với Thành uỷ Hà Nội sao không bán giường tủ cho công nhân viên và trừ lương hàng tháng, nhưng Thành uỷ nói không có tiền, ông Duẩn bèn phán không có tiền thì in tiền. Ông giảng giải thêm: “Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”

Ở một đoạn khác, tác giả thuật lại một chuyện khá bi hài về số phận của ông Trần Đức Thảo (TĐT). Chuyện kể rằng Lê Duẩn mới viết xong một đề cương về con người, và triệu tập TĐT đến để nghe và cho ý kiến. Khi ông Duẩn đọc xong đề cương, ông TĐT im lặng không nói gì, nhưng khi được đốc thúc thì ông Thảo nói ông chẳng hiểu gì cả. Thế là ông Duẩn đùng đùng nổi giận “hai tay quàng ôm lấy ngực triết gia, xốc lên, dội xuống mấy lần, rồi ‘buông thịch’ xuống một cái cho ông giáo sư rơi xuống ghế ngồi.”

Có lẽ điểm làm cho Đèn cù thu hút nhiều độc giả là ở cái tính cá nhân, mà theo đó, tác giả mô tả có vẻ rất thật cá tính của từng người mà ông có dịp tiếp xúc. Thỉnh thoảng trong sách tác giả còn chêm vào những câu chuyện sex hay có màu sắc sex, rất dễ thu hút những người Việt tò mò. Có những chi tiết buồn cười như tác giả chạy theo để dòm ông Hồ Chí Minh… đi tiểu, và khi bị phát hiện, tác giả “liếc nhanh vào chỗ kia của Cụ. Và chỉ thấy vùng ấy hơi tôi tối – nâu nâu hay hồng hồng? Ô, cũng như mọi người?” Đọc đoạn đó chỉ làm cho chúng ta tức cười. Nhưng cũng có vài đoạn làm cho người đọc phẫn nộ về sự dã man của quân du kích khi họ dẫm đạp thi thể bà Nguyễn Thị Năm xuống áo quan vốn quá hẹp so với thân thể của bà. Có lẽ chi tiết quan trọng nhất trong phần “Cải cách ruộng đất” là ông Hồ từng viết bài dưới bút hiệu “CB” tố cáo bà Nguyễn Thị Năm, và ông cũng bịt râu để xem đấu tố bà Năm. Chi tiết này cho thấy ông Hồ hoàn toàn đứng đằng sau vụ đấu tố chứ không phải chỉ làm theo áp lực của cố vấn Tàu như nhiều người nghĩ.

Qua cách mô tả rất sinh động của Trần Đĩnh, độc giả sẽ thấy được những con người trong hệ thống đảng đã và đang được hệ thống tuyên truyền đề cao (hay thậm chí thần thánh hoá) chỉ là những con người rất bình thường và rất tầm thường. Họ không tỏ ra là những người minh triết hay có những phát kiến gì đáng chú ý. Qua ngòi bút của tác giả, ai cũng có thể thấy họ là những người cực kì giáo điều, tin tưởng vào Mao và Stalin gần như tuyệt đối. Họ sẵn sàng chấp nhận “giáo lí” Mao – Stalin, và có vẻ háo hức tình nguyện được làm “tín đồ” của tôn giáo đó. Họ muốn đưa VN thành một thành viên trong cái thế giới đại đồng mà tôn giáo Mao-Stalin vẽ ra. Còn sự tầm thường của họ sẽ làm cho nhiều người hâm mộ cảm thấy thần tượng bị sụp đổ hay khó tin.

Khác với “Đèn cù” có xu hướng tập trung vào nhân vật trong hệ thống, cuốn “Những lời trăng trối” thì tập trung vào phân tích nền móng của chế độ và chủ thuyết cộng sản. Những lời trăng trối cũng có những đoạn mô tả cá nhân, nhưng đó chỉ là một chất liệu để tác giả TĐT phân tích và diễn giải thêm. Chẳng hạn như đoạn mô tả TĐT gặp ông Hồ trong An Toàn Khu (ATK cũng được Trần Đĩnh nhắc đến) đầy kịch tính. Người ta phải đến nói cho ông TĐT biết về qui tắc gặp lãnh tụ ra sao, như phải đứng cách lãnh tụ 3 mét, không được giơ tay bắt tay trước mà phải chờ, không được nói leo, phải xưng là “bác” và “cháu” chứ không được xưng “tôi”, v.v. Đến khi lãnh tụ đến nơi, cuộc diện kiến chỉ có 1-2 phút với chưa đầy 4 câu nói:

– À! Chào chú Thảo! Chú về đây đã được bao lâu rồi?

– Cháu xin kính cháo bác! Cháu về đây được 5 hôm rồi.

– À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng bây giờ về đây, thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không? Thôi bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.

Thế là “bác đi”. Nhưng cái câu “nhưng bây giờ về đây, thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không” được TĐT bỏ ra gần chục trang để phân tích! Ông cảm thấy ông là một đối tượng có vấn đề, và vấn đề là nhiễm tư tưởng phương Tây. Ông cảm thấy mình bị răn đe. Ông phân tích rằng trong cái nhìn của đảng, nhân dân chính là đảng, thành ra học tập nhân dân tức là học tập đảng! Ông TĐT lật đi lật lại cái câu “học tập nhân dân” và lí giải trong bối cảnh của ông. Ông đi đến kết luận rằng ông Hồ là một người rất phức tạp, hành tung bí mật (lúc thì đóng vai tình báo, lúc là sĩ quan mang lon thiếu tá trong Bát bộ quân, lúc vận áo cà sa, v.v.), thái độ khó hiểu, lời nói có khi đầy mâu thuẫn. Ông TĐT kết luận rằng đó là một “con người có tung tích bí ẩn, có tâm thức đa nghi, có phản xạ đa diện, nhạy bén, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội, dù là mâu thuẫn với lí tưởng, với học thuyết, đối nghịch với lương tri, nhưng điều cốt yếu là để đạt tới mục tiêu.”

Trong Những lời trăng trối không có những câu chuyện cá nhân mang tín vụn vặt như Đèn cù. Thay vào đó, Những lời trăng trối có những kiến giải theo tôi là sâu sắc về chế độ và những phân tích tâm lí rất đáng học hỏi. Những kiến giải đó chỉ để tác giả kết luận rằng “Chính ông Marx đã sai”, và “không một ai muốn phấn đấu để trở thành con người vô sản”. Tác giả lặp đi lặp lại 2 khẳng định đó như để nói rằng chủ thuyết cộng sản (mà tác giả từng có thời ủng hộ) là sai, là nguyên do của những thất bại và đau khổ cho một thế giới không nhỏ trong một thời gian dài. Ông giải thích:

“Chính vì lâu đài tư tưởng của Marx, mà từ đó đi ra nhữg lãnh tụ đã thành những ác quỉ tuỳ tiện, lộng hành quyền lực, khiến hàng vạn chiến sĩ cộng sản đã bị hi sinh một cách oan uổng và vô ích… và ở nước ta có hàng triệu người bỏ làng mạc, bỏ mổ mả tổ tiên để di tản vào Nam năm 1954, và rồi đã có hàng triệu người đã liều chết bỏ cửa bỏ nhà chạy ra biển gây thảm cảnh “thuyền nhân” sau 1975… làm cả thế giới rơi lệ. Thành phần dân chúng khốn khổ ấy, vì đã hiểu, đã nếm mùi lâu đài ‘thế giới đại đồng’ của Marx, nên họ đã liều chết bỏ chạy! Là vì họ muốn đi tìm nơi có công bằng, bác ái, có tự do và hạnh phúc thật sự” (Trang 342).

Một đoạn khác, ông giải thích cái gọi là “quỉ” như sau:

“Quỉ ấy là thứ đầu óc đầy gian sảo, hung bạo của quyền lực. Quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác ở trong đầu con người, nó thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ độc tài, độc đảng. Những vinh quang độc tài, độc đảng ấy đều là phù phiếm, vì chúng làm khổ con người! Xét như vậy là thấy rõ là quỉ nó vẫn ở với người, vẫn ở trong con người lãnh đạo.”

Còn rất nhiều đoạn như tôi vừa trích để cho thấy TĐT không quan tâm nhiều đến cá nhân, mà chỉ kiến giải hành vi của cá nhân. Một số người cho rằng một điểm yếu của Những lời trăng trối là do người khác ghi lại lời nói của ông TĐT, và nghi ngờ chẳng biết ghi chép có chính xác. Đến nay thì người ghi chép đã công bố cuốn băng có lời nói của ông TĐT:

http://bit.ly/Xe2fTC

Có thể nói rằng Những lời trăng trối có hàm lượng tri thức hơn hẳn cuốn Đèn cù. Nhưng trong thực tế, tôi thấy hai cuốn này bổ sung cho nhau. Một cuốn phân tích những sai lầm của chủ thuyết từ cơ bản, và một cuốn thì mô tả sự ứng dụng của chủ thuyết đó bởi những con người cuồng tín đầy ấp những bất cập và khiếm khuyết. Hệ quả là đất nước lâm vào cảnh điêu tàn trong một thời gian dài, và cho đến ngày nay vẫn còn nằm dưới đáy của bậc thang phát triển.

Trục Nga – Trung: Mối đe dọa cho thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc tham dự lễ khai mạc cho cuộc tập trận chung tại trung tâm chỉ huy của căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải vào ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc tham dự lễ khai mạc cho cuộc tập trận chung tại trung tâm chỉ huy của căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải vào ngày 20 tháng 5 năm 2014

Việt Hà, phóng viên RFA

Trung tuần tháng 9 vừa qua, tác giả Douglas Schoen, một chiến lược gia hàng đầu của đảng Dân chủ Mỹ và nhà báo Melik Kaylan, giới thiệu một cuốn sách mới có tựa ‘Trục Nga Trung’.

Cuốn sách nói đến mối nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lạnh đang tiềm ẩn với sự hình thành của liên minh Nga Trung để đối phó với Hoa Kỳ, và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra thế giới.

Phương Tây lo ngại

Để tìm hiểu thêm về sự hình thành mối liên minh Nga – Trung và sự nguy hiểm của mối liên minh này với các nước, nhất là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Hà phỏng vấn tác giả Melik Kaylan. Trước hết, nói về các nhân tố cho thấy sự hình thành trục Nga Trung, tác giả Kaylan cho biết:

Điều mà chúng ta đã biết rất rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc và Nga đã có sự hiểu biết về mặt chiến lược với nhau qua sự hình thành của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đây là một dạng giống như cơ cấu của phương Tây. Họ vẫn đang xây dựng tổ chức này. Họ có khoảng 10 nước hoặc hơn là những nước đã tham gia hoặc là thành viên quan sát. Vấn đề bắt đầu kể từ sau khi Mỹ bắt đầu tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan.

Theo tôi điều này tạo ra một cú sốc với Nga và Trung Quốc vì họ không quen với việc có bất cứ ai vào sân sau của họ như vậy, tìm cách thống trị khu vực đó và sử dụng nguồn tài nguyên ở đó. Cho nên họ đưa ra sáng kiến này mà theo tôi cuối cùng là để khóa chặt khu vực đó và đồng thời để không có sự bất đồng giữa họ với nhau và cho phép họ mở rộng từ đó. Điều này là những gì họ đã làm kể từ khi Nga quay trở lại tham vọng là đế quốc của châu Âu và Trung Quốc thì tiến ra khắp châu Á và nền kinh tế của họ mở rộng ra thế giới. Khi một đế quốc mở rộng về kinh tế thì họ cũng phải tìm cách bảo vệ sự mở rộng của mình bằng quân sự. Trung Quốc đang làm điều đó rất công khai. Họ xây dựng căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương, ở châu Á. Mục đích của họ là để thống trị khu vực vì mục đích kinh tế thương mại. Và đó là điều chúng ta đang chứng kiến trên thế giới.

Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội.
– Melik Kaylan

Việt Hà: Tại sao nước Mỹ và phương Tây bây giờ phải lo ngại về mối nguy của trục Nga – Trung khi mà hiện tại chúng ta có những mối đe dọa khác như nhà nước Hồi giáo ISIS mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc thấy trên báo chí và xem trên TV, hay những lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế?

Melik Kaylan: Theo tôi điều chúng ta phải lo lắng là những gì sẽ xảy ra trong vòng 10 hay 20 năm nữa, khi trò chơi kết thúc và chúng ta ‘khó thở’ về kinh tế và không thể bảo vệ các đồng minh của mình và giữ trật tự thế giới trong vòng nửa thế kỷ qua hoặc hơn. Vào lúc này, điều mà chúng ta nhìn thấy trên truyền hình là nhà nước Hồi Giáo – ISIS và các vấn đề về kinh tế nhưng khi chúng ta phải đối đầu với các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, bạn phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác, và đó là sự đe dọa cho toàn thế giới. Những  cường quốc đó có thể có kế hoạch dài hạn.

Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội. Họ có thể xây dựng kế hoạch dài hạn từ đó, và đã làm như vậy từ khi chúng ta bị xao nhãng. Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc về kinh tế trên thế giới trong thời gian đó và bây giờ họ có thể tạo nguy hiểm cho các trao đổi vệ tinh của chúng ta ở phương Tây, và các nơi khác.

Chúng ta phải lo lắng về những mối đe dọa đó, vốn là những mối đe dọa có tính tổng thể hơn loại đe dọa chỉ làm chúng ta xao nhãng, những mối đe dọa không trực tiếp hướng vào chúng ta và chỉ có mang nặng kịch tính trên truyền hình.

Chiến tranh lạnh “thế hệ mới”

Việt Hà: Trong cuốn sách, ông nói đến sự tiềm ẩn của một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai trên thế giới. Chiến tranh lạnh lần này nếu xuất hiện, sẽ khác với cuộc chiến tranh lạnh trước kia ở điểm nào?

000_DV1733888-400.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tham dự lễ khai mạc Hợp tác Hải quân 2014 tại căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải hôm 20/5/2014. AFP photo

Melik Kaylan: Theo tôi thì chiến tranh lạnh này sẽ nguy hiểm hơn với chúng ta so với trước rất nhiều, vì trong chiến tranh lạnh trước kia, sự chia rẽ giữa các bên rất rõ. Chúng ta có những lựa chọn về tư tưởng rõ ràng và sự ảnh hưởng về kinh tế hoàn toàn tách rời nhau. Điều này bây giờ đã khác. Các đối thủ của chúng ta cũng có quan hệ phụ thuộc với chúng ta. Đức phụ thuộc Nga về đường ống dẫn khí, chúng ta phụ thuộc Trung Quốc về các khoản vay và đầu tư …

Cho nên bây giờ sẽ khó hơn cho chúng ta khi nói rằng họ là mối đe dọa của chúng ta và chúng ta phải đối mặt với nó vì mối đe dọa đã nằm ngay trong ‘phòng máy’ của chúng ta. Nó làm cho chúng ta khó mà nhìn nhận mối nguy hiểm. Đó là một phần mục đích của cuốn sách mà chúng tôi viết. Nga và Trung Quốc biết họ là ai và họ chống lại ai. Nhưng thực sự là Mỹ và phương Tây đã từ chối nhìn vào bức tranh tổng thể đó.

Việt Hà: Mỹ có chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái Bình Dương để đối phó với một Trung Quốc đang lên, theo ông thì chiến lược này có hiệu quả hay không trong việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc như ông đề cập?

Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự.
– Melik Kaylan

Melik Kaylan: Chiến lược chuyển trục về châu Á là một loại kế hoạch chiến lược dài hạn mà chúng ta cần phải làm. Và nó đã mất một phần động lực vì những gì đang diễn ra tại Trung đông và ISIS và đó là lý do vì sao chúng ta cần tập trung vào chiến lược dài hạn thay vì chỉ lo lắng cho những gì ngắn hạn và có tính kịch tính, tức thời mà thực sự cuối cùng cũng không thực sự nguy hiểm.

Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự. Họ làm những điều này không bằng những sự kiện có tính gây kích động trầm trọng như những gì chúng ta thấy của nhà nước Hồi giáo ISIS. Họ làm bằng những cách khiến chúng ta không thể phản ứng một cách dữ dội. Trung Quốc không làm theo cách để khiến phương Tây phải tập trung lực lượng để đối phó với họ. Không có gì quá lớn mà họ cứ làm từng thứ nhỏ một dần dần.

Trung Quốc sẽ không xâm chiến Senkaku theo một cách rõ ràng mà họ cứ làm dần dần, họ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình dần dần để không ai có phản ứng dữ dội với họ và cuối cùng thì những đồng minh của chúng ta ở đó sẽ bị chìm vào trong những đe dọa và ảnh hưởng của Trung Quốc đến một lúc họ không cựa quậy nổi nữa và cho đến lúc đó thì đã là quá muộn.

Việt Hà: Trong cuốn sách, ông nói rằng NATO cần phải đề cao cảnh giác trước mối đe dọa từ trục Nga Trung, nhưng NATO là ở châu Âu, còn ở châu Á thì sao, Hoa Kỳ có thể làm gì với các đồng minh của mình ở châu Á?

Melik Kaylan: Theo tôi vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương chính là chất kết dính giữa các nước mà Trung Quốc đang đe dọa từng nước một. Trung Quốc sẽ không thể đe dọa được các nước nếu các nước đi cùng với nhau. Nhưng vấn đề là các nước ở đó thường không có sự thông cảm với nhau. Họ không có mối lợi chung với nhau để khiến họ kết dính với nhau một cách hiệu quả. Điều mà Mỹ đã làm sau chiến tranh thế giới ở châu Âu đã giúp các nước vốn là địch thủ của nhau trở nên gắn kết với nhau. Và mối đe dọa thống nhất từ Liên Xô là điều mà Mỹ có thể áp dụng tương tự như ở châu Á để giúp các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Philippines gắn kết với nhau đối đầu với một thế lực có thể gây chia rẽ trong họ và thống trị họ từng nước riêng rẽ.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Chưa thức tỉnh thì mãi mãi tụt hậu

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Xích lô đợi khách hàng bên ngoài quán cà phê Starbucks đầu tiên tại TPHCM hôm 31/1/2013Tại diễn đàn Phát triển Châu Á (ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 tại Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam sẽ mất 40 năm tức tới 2058 mới vượt ngưỡng thu nhập trung bình. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế Việt Nam hay là một đánh giá quá bi quan.

Theo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD một năm. Tuy vậy Việt Nam mới chỉ bước vào các nấc thang đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình, vì người Việt Nam mới chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD. Đây là cách tính máy móc lấy tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số.

Để người Việt Nam tiến tới mức GDP đầu người 12.000 USD/năm thì có lẽ đã quá tầm mơ ước của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vượt qua ngưỡng này và bước vào câu lạc bộ các nước thu nhập cao vào năm 2058 được xem là một đánh giá có phần lạc quan chứ không phải bi quan.

Trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định rằng Việt Nam có thể bị ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình. Ông nói:

“Hoàn toàn có thể xảy ra nếu không thực hiện cải cách thể chế, cải cách quyết liệt tạo sự bình đẳng sân chơi giữa các thành phần kinh tế; coi con người là nhân tố quyết định, cốt lõi là phải tạo ra năng suất cao. Hiện nay năng suất lao động so với thế giới và khu vực thì Việt Nam đứng vào loại thấp nhất. Đây là mối nguy hiểm tạo một rào cản rất lớn cho động lực phát triển kinh tế. Cho nên nếu tất cả những thách thức, những khó khăn tồn tại bất cập hiện nay nếu không được giải quyết, không được xử lý một cách quyết liệt triệt để, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.”

So với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa, cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD. Những láng giềng này cũng đang nằm trong mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan và năm 2031. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2026.

Theo VnExpress, phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Châu á tổ chức ở Hà Nội, Giáo sư Keun Lee thuộc Đại học Quốc gia Hàn Quốc, lấy kinh nghiệm phát triển thành công của quốc gia mình và lập luận: “yếu tố có thể giúp các nước vươn lên thoát bẫy thu nhập trung bình là con người và sự đổi mới sáng tạo.”

Vì đâu nên nỗi?

Phải chăng những vấn đề vừa nêu đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:

Một người buôn bán vỉa hè đang đếm tiền. Ảnh chụp ngày 27/1/2014 tại Hà Nội. AFP photo

“Đây là cách nhận định hoàn toàn đúng mà nhiều chuyên gia cũng đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng cũng như với chính phủ. Bởi vì cho tới hiện nay nếu không có sức sáng tạo, cũng như đặc biệt về năng suất lao động mà không phát huy, không đổi mới thể chế thì chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và sẽ tụt hậu hơn nữa so với các nước trong khu vực. Đây là điều nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy và đang quyết tâm đẩy mạnh. Thế thì giữa quyết tâm đấy và việc có thực hiện được hay không hãy chờ xem xét ở phía trước.”

Yếu tố con người và tinh thần đổi mới sáng tạo có thể hiểu như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam. Gần bốn thập niên sau khi Cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước và thiết lập thể chế một đảng toàn trị, nền kinh tế Việt Nam được Ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá kém sáng tạo và xếp một bậc sau nước Lào. Đánh giá này có thể máy móc dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu và có thể không mang nhiều ý nghĩa lắm.

Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới được báo Đất Việt Online trích lời, đã đề cập đến nhược điểm của người Việt Nam là thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất, cho đến nay từ cây kim sợi chỉ, cái lược chải đầu cũng nhập từ Trung Quốc. Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh, chỉ số thông minh IQ của người Việt cao hơn nhiều nước khác, IQ xét về xử lý bộ não nhưng xử lý cái gì lại là chuyện khác. Theo lời vị chuyên gia Việt Nam có tiềm năng nhưng không đi vào thực tế.

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của mình. Ông nói:

“Nguyên nhân chính là do cả cái cơ chế này ở Việt Nam, người ta sống trong một thời kỳ giả dối thời gian rất dài. Giả dối biểu hiện rõ nhất là trong thời kỳ làm ăn hợp tác xã, việc công người ta làm ẩu. Làm hợp tác xã kẻng rồi mãi bà con mới đi, đi thì làm qua quýt chưa kẻng đã thấy về nhà. Tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó đó của người Việt nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng nhiều thế hệ, đặc biệt giới lãnh đạo thì nói dối kinh khủng…

Trong ngành giáo dục chúng tôi tỷ lệ nói dối thật khủng khiếp, thầy cô cũng nói dối, học sinh sẽ học được bệnh nói dối ngay từ sớm và như thế thì còn cái gì là sáng tạo nữa, còn cái gì là động lực trung thực nữa.”

Việc Việt Nam sập bẫy thu nhập trung bình là điều đã được dự báo từ lâu. Nhưng dự báo thẳng thắn là Việt Nam có thể mất 40 năm mới ra khỏi cái “ao” thu nhập trung bình, thì quả là một thông tin gây sốc cho người dân.

Bên cạnh sự kiện Diễn đàn Phát triển Châu Á diễn ra hôm 19/9 tại Hà Nội. Cùng ngày Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Takehiko Nakao có họp báo ở Thủ đô Việt Nam nhân chuyến viếng thăm hai ngày. Ông Nakao khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện hiệu quả những luật lệ và qui định trong kinh doanh để tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Theo lời Chủ tịch ADB, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tránh bẫy thu nhập trung bình.

Thế nhưng Việt Nam dường như đã bỏ lỡ một cơ hội để sửa sai thể chế kinh tế ngược đời của mình. Việt Nam kiên định với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vẫn minh định kinh tế Nhà nước là chủ đạo nền kinh tế.