Rượu, ma túy, các chất gây nghiện có ảnh hưởng tới tất cả bộ phận của cơ thể con người. Chúng hủy hoại dần và dẫn đến cái chết một cách từ từ.
Lan Lan (Theo Activeinternetmarketing.com)
BLACKSBURG, Virginia (NV) – Vượt qua hàng trăm sinh viên khắp các tiểu bang, Ðan Nguyễn, sinh viên gốc Việt sang Mỹ mới 5 năm và hiện theo học tại Virginia Tech, vừa được Hiệp Hội Quản Lý Bất Ðộng Sản (IREM) bình chọn là “Sinh Viên Của Năm.”
Ðan Nguyễn, “Sinh Viên Của Năm” do Hiệp Hội Quản Lý Bất Ðộng Sản IREM bình chọn. (Hình: Ðan Nguyễn cung cấp) |
“Những khi chấm điểm các bài luận, khả năng sử dụng kiến thức và liên tưởng lý thuyết vào thực tế của Ðan Nguyễn luôn khiến tôi ngạc nhiên, dù cô chỉ mới làm quen với đời sống Hoa Kỳ 5 năm nay.” Giáo Sư Rosemary Goss, phó giám đốc ngành Bất Ðộng Sản của đại học Virgina Tech, viết về Ðan Nguyễn trong một lá thư giới thiệu cô cho ban giám khảo.
Ngoài Giáo Sư Goss, Ðan còn mời được tám thành viên IREM và những chuyên gia khác trong ngành viết thư tiến cử cho mình.
Người sinh viên duy nhất được IREM chọn là “Sinh Viên Của Năm” sẽ được tham dự hội nghị dành cho thành phần lãnh đạo trong ngành quản lý bất động sản, IREM’s 2014 Fall Leadership Conference, để có mặt trong buổi vinh danh cô. Hội nghị năm nay diễn ra vào Tháng Mười, tại thành phố Orlando, tiểu bang Florida.
“Rất vui và tự hào,” Ðan Nguyễn chia sẻ cảm xúc khi nhận được tin báo. “Em rất may mắn khi có cơ hội gặp gỡ và quen biết nhiều doanh nhân thành đạt rất tốt và luôn quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ. Em cảm thấy mãn nguyện với những quyết tâm mà mình đã bỏ ra và cảm thấy có nhiều động lực để cố gắng giỏi hơn nữa.”
Ðan Nguyễn, tên đầy đủ là Nguyễn Tuệ Ðan. Khoảng 5 năm trước, gia đình gồm bố mẹ, anh trai, và cô lần đầu đặt chân đến Mỹ. Cô cho biết đã chọn học trung học thay vì vào đại học cộng đồng để có thêm thời gian học tiếng Anh và hòa nhập với văn hóa Hoa Kỳ.
Ðan Nguyễn nay là sinh viên năm cuối của Virginia Tech, một lúc theo hai ngành học quản lý bất động sản (Property Management) và phát triển, quy hoạch, đầu tư vào bất động sản (Real Estate). Bên cạnh đó, cô sẽ tốt nghiệp với chứng chỉ cho hai ngành phụ là quản trị kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
“Ngành chính của em lúc vào trường là quản lý bất động sản vì em cảm thấy công việc quản lý chung cư phù hợp với mình,” Ðan cho biết. “Ngành này cũng có tỉ lệ tìm được việc làm lúc tốt nghiệp rất cao; gần như tất cả mọi người tốt nghiệp đều có ít nhất ba công ty mời về làm việc.”
Ðan nói mình học thêm một ngành chính và hai ngành phụ “để thử thách bản thân và để lúc ra trường xin việc làm sẽ được đánh giá cao hơn những học sinh khác.”
“Ngành học của em không quá khó nhưng cũng không dễ,” cô gái trẻ nhận xét. “Cũng như mọi học sinh gốc Việt, giao tiếp là khó khăn lớn nhất vì dù sao thì tiếng Anh cũng không phải là tiếng mẹ đẻ của mình.”
Nói về thời gian 5 năm đầu sống tại Mỹ, Ðan Nguyễn gửi tặng bức vẽ “The Poetry of Sticks” của cô. Ðây cũng là tranh từng đạt giải National Silver Key vào năm 2009. (Hình: Ðan Nguyễn cung cấp) |
“Em cảm thấy học và làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi chủ yếu là kỹ năng “mềm,” mình phải tự tin, khéo léo, và giao tiếp tốt. Học sinh Việt Nam nhìn chung học thì rất giỏi, nhưng thường kém chủ động và không tự tin trước đám đông. Em trước đây cũng rất ít nói và thiếu tự tin và phải mất một vài năm mới có thể thay đổi được. Em nghĩ là các bạn học sinh gốc Việt nên nhận ra được rằng học giỏi không thì chưa đủ.”
“Kỹ năng giao tiếp hay sự tự tin trước đám đông hoàn toàn có thể học và tiến bộ qua thời gian. Sau một thời gian mình sẽ cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn nhiều khi nói chuyện với người khác. Em không chỉ nói đến việc nói chuyện với thầy cô hay với học sinh Mỹ, mà em còn nói đến việc bắt chuyện và nói chuyện với những doanh nhân thành đạt, những người là giám đốc, quản lý, chủ tịch… của những công ty lớn,” Ðan chia sẻ kinh nghiệm.
“Khi được những người có tầm ảnh hưởng lớn như vậy biết đến, thích, và tin tưởng, mình sẽ được ủng hộ và giúp đỡ rất nhiều trong sự nghiệp,” cô nói.
Ðan Nguyễn là một trong các sinh viên được trường cử đi Ðan Mạch, Thụy Ðiển, Phần Lan… cũng như các hội nghị về bất động sản trong các tiểu bang của Mỹ.
Ngoài việc học tập, Ðan Nguyễn sinh hoạt cùng nhiều hội sinh viên, từng là chủ tịch của VietTech, phó chủ tịch Real Estate Club, và một số vai trò trong các hội khác.
Ðan Nguyễn cũng cho biết có sở thích là vẽ, đọc sách, và nấu ăn. Tranh của cô từng đạt giải National Silver Key, và được mời theo học tại RISD, trường mỹ thuật hàng đầu của Mỹ. Ít người biết, Ðan từng thắng một giải trang trí bánh và được học bổng mời theo học trường ẩm thực Culinary Art School.
@NguoiViet
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 của UBND TP HCM, trong những năm qua, tình hình tệ nạn mại dâm tại địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Thành phố cho biết, hoạt động mại dâm diễn ra không chỉ bằng hành vi giao cấu giữa kẻ mua và người bán tại khách sạn hoặc một số nhà hàng, vũ trường, karaoke mà phổ biến là các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các điểm kinh doanh cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, xông hơi, cạo gió, giác hơi, spa…
![]() |
Theo thống kê, có khoảng 5.500 tiếp viên nữ bị nghi bán dâm tại tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội. Ảnh: An Nhơn. |
Gần đây, thành phố tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm “gái gọi hạng sang” với những người xưng danh là diễn viên, người mẫu tham gia bán dâm với giá hàng nghìn USD, đồng thời hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố nước ngoài và xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm ngày càng gia tăng. Cá biệt, tại một số cơ sở spa có biểu hiện hoạt động mại dâm đồng tính của giới “gay”.
Bên cạnh đó, hiện tượng chào hàng, môi giới mại dâm trên mạng Internet, giao dịch qua điện thoại di động diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Hoạt động mại dâm ở một số công viên, tuyến đường, nơi công cộng nay có chiều hướng công khai và đa dạng hơn như sử dụng xe máy di chuyển trên đường mời chào khách đi mua dâm đã tác động xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội của thành phố.
UBND thành phố cho biết, theo số liệu thống kê đến cuối năm 2013, thành phố có 58 điểm, tụ điểm, tuyến đường có phát sinh tệ nạn mại dâm. Qua kết quả khảo sát, điều tra thống kê, trên địa bàn có khoảng 15.200 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội với hơn 17.600 tiếp viên nữ làm việc tại các cơ sở này. Trong đó, số người nghi bán dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ khoảng 5.500 người và số người nghi bán dâm ở nơi công cộng là 200 người.
Cũng theo UBND thành phố, việc đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm đang gặp nhiều khó khăn như pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2004 của Chính phủ chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định xử lý vi phạm hành chính đối với người trực tiếp thực hiện các hành vi biến tướng của tệ nạn mại dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, chuyển giới, hành vi khiêu dâm, kích dục… khiến các hoạt động biến tướng, trá hình mại dâm một cách tinh vi, thu lợi bất chính diễn biến ngày càng phức tạp.
Đồng thời, các quy định của pháp luật như người hoạt động mại dâm khi bị công an bắt thì chỉ bị xử phạt hành chính chứ không đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc chịu sự quản lý của chính quyền địa phương (theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ) nên họ ngang nhiên lách luật, thực hiện việc trao đổi, ngã giá để mua bán dâm.
Vì vậy, chính quyền TP HCM kiến nghị Trung ương điều chỉnh, bổ sung Pháp lệnh phòng chống mại dâm cho phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ, tránh chồng chéo giúp công tác phòng chống tệ nạn này đạt hiệu quả; Tăng cường quản lý đối với các website, blog cá nhân và các hình thức khác trên mạng Internet nhằm ngăn chặn tình trạng môi giới, chào hàng mại dâm bằng hình thức này. Đồng thời, thành phố cũng kiến nghị Trung ương giao thẩm quyền cho Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực phòng chống tệ nạn nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng.
Trung Sơn / vnEpress
Human Rights Watch nói phúc trình sắp công bố phơi bày hàng loạt các vi phạm của công an Việt Nam mà Hà Nội muốn che đậy.
Trà Mi /VOA
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch sẽ mở họp báo công bố phúc trình mới về tình trạng tra tấn, bạo hành trong ngành công an Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, diễn giả chính của buổi họp báo, cho hay sự kiện này được tổ chức vào sáng ngày 16/9 tại Câu lạc bộ Ký giả Nước ngoài ở Bangkok, Thái Lan. Ông Phil Robertson nói:
“Ngày mai diễn ra cuộc họp báo của chúng tôi trình bày những ghi nhận trong báo cáo về các vi phạm nhân quyền của công an Việt Nam. Đây là phúc trình đầu tiên của Human Rights Watch phản ánh về nạn tra tấn bạo hành trong ngành công an Việt Nam.”
Ông Robertson cho biết thêm Human Rights Watch đã mất gần 2 năm để thu thập dữ liệu, bằng chứng để đúc kết bản phúc trình.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói các trường hợp thường dân bị hành hung, sát hại ngay trong đồn công an đã trở nên quá phổ biến đến nỗi ngay cả báo chí kiểm duyệt gắt gao của nhà nước cũng đã loan tải các thông tin này.
Tuy nhiên, vẫn theo Human Rights Watch, thế giới bên ngoài vẫn chưa ghi nhận đúng mức độ của vấn nạn đang lan tràn này và báo cáo sắp công bố của tổ chức sẽ hé lộ tình trạng khủng hoảng nhân quyền còn bị che dấu, vốn gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống thường nhật của người dân Việt Nam.
Human Rights Watch nói phúc trình sắp công bố phơi bày hàng loạt các vi phạm của công an Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn che đậy.
Thư mời Human Rights Watch gửi tới giới truyền thông quốc tế nêu rõ báo cáo nhan đề ‘Bất an công cộng: Những cái chết trong đồn công an và sự tàn bạo của công an Việt Nam’ ghi chép những vụ sát hại và những cái chết không được giải thích trong đồn công an; các trường hợp được giải thích là ‘tự tử’ đáng ngờ khi bị bắt về đồn công an; và nạn công an tra tấn, đánh đập người bị bắt giữ hay các nghi can, kể cả trẻ em.
Báo cáo của Human Rights Watch cho thấy nạn nhân bị công an bạo hành đa số là thường dân bị tố cáo vi phạm các tội vặt vãnh như tranh chấp trong gia đình hay vi phạm luật giao thông.
Phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đề ra hàng loạt các khuyến nghị cải cách để giải quyết các vi phạm không bị xử lý ngày càng lan tràn trong ngành công an Việt Nam, trong đó có đề nghị thành lập các tổ chức độc lập chuyên thu thập dữ kiện và lập hồ sơ khiếu nại vi phạm của công an.
Việt Nam ký Công ước về Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc từ tháng 11 năm ngoái.
Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc, nói việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.
Việc luật hóa Công ước này cũng như các biện pháp xử lý vi phạm trên thực tế vẫn còn mờ nhạt trong khi báo cáo về các trường hợp bị hành hung hay bị chết oan dưới tay công an không ngừng gia tăng.
Dù đều là những người vận động tích cực cho nhân quyền tại Việt Nam nhưng lại có ý kiến khác nhau về việc đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát thanh trực tiếp trên một đài của nhà nước CSVN.
![]() |
Logo của đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). (Hình: Internet) |
Mới đây, nhật báo Người Việt phỏng vấn Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân ở vùng thủ đô Washington, DC, chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản và là bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến trong nước, và Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, hiện sống ở San Diego, California, và từng là trưởng ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.
Bác Sĩ Quân là người tiếp xúc, vận động thường xuyên với các dân cử liên bang và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mỗi khi có vấn đề gì liên quan tới nhân quyền Việt Nam. Ông rất ngạc nhiên và chống đối khi thấy đài VOA có dự tính như thế vì cho rằng trái với pháp luật và hiến chương thành lập đài.
Ngược lại, ông Nguyễn Thanh Trang lại cho nó có tác dụng có lợi cho việc gián tiếp tuyên truyền về tự do dân chủ, nhân quyền. Không cần phải đả kích các sự đàn áp nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN vì các hành động này được rất nhiều người, tổ chức, cơ sở truyền thông khắp nơi đã và đang làm rồi.
Như trong bản tin cách đây vài ngày, nhật báo Người Việt đã đưa tin về việc chương trình phát thanh Việt Ngữ của đài VOA đang tiến hành kế hoạch phát thanh trực tiếp ở Việt Nam. Chương trình phát thanh sẽ có tên là “Chào nước Mỹ” (Welcome to America) trên tần số 91FM của đài ‘VOV Giao Thông,’ thuộc đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) được mô tả là được phát thanh “toàn vẹn, không bị tước quyền ưu tiên, không cắt xén sửa đổi, không bị rút gọn hay bị trích lại.”
Mỗi ngày 15 phút từ Thứ Hai tới Thứ Sáu, các chương trình phát thanh của VOA trực tiếp tại Việt Nam tuy không bị cắt xén nhưng không được đụng chạm chuyện chính trị. Theo sự thỏa thuận giữa hai bên (Hội Đồng Thống Đốc Điều Hành của đài VOA là BBG) và phía chính quyền Việt Nam thì Hà Nội có quyền kiểm duyệt, dẹp bỏ tất cả các chương trình phát thanh nào “không phù hợp” và “trái với luật pháp Việt Nam.”
“Đứng trên lập trường của một người Mỹ gốc Việt tôi đã tường trình sự việc và cực lực phản đối với các nhà lập pháp và Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ về việc một số các viên chức thâm niên của đài VOA và BBG đã điều đình với chính quyền độc tài Cộng Sản để đài VOV tiếp vận phát thanh một chương trình mới của đài VOA,” Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân trả lời qua điện thư khi được phỏng vấn.
Theo Bác Sĩ Quân, như thế là “đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phải bỏ qua những đóng góp và phát biểu ý kiến của những người Mỹ gốc Việt và của những người chỉ trích chế độ độc tài CSVN.”
Ông Quân cho rằng hệ lụy của những cam kết (chấp nhận kiểm duyệt) này là “vi phạm trắng trợn Hiến Chương của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ được Công Luật 94-350 quy định và do Tổng Thống Gerald Ford ban hành ngày 12 Tháng Bảy, 1976, trong đó quy định tin tức phát đi từ đài VOA phải được đầy đủ, chính xác, vô tư và đài phải đại diện cho mọi thành phần chứ không thể đại diện cho một thành phần nào trong xã hội Hoa Kỳ. Đài có trách nhiệm trình bày chính sách của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ một cách rõ ràng và hữu hiệu. Đài cũng phải phụ trách vấn đề thảo luận và đóng góp ý kiến đối với các chính sách này.”
Bác Sĩ Quân cho biết: “Hầu hết các nhà lập pháp thuộc lưỡng viện Hoa Kỳ và tất cả các tổ chức nhân quyền mà tôi tiếp xúc đều đồng quan điểm với chúng tôi. Đối với các viên chức của Bộ Ngọai Giao tôi đã thông báo và xin hẹn gặp , tôi chưa nhận được quan điểm chính thức của họ. Còn về phía cộng đồng Việt Nam hải ngọai và dư luận trong nước đều ủng hộ quan điểm của tôi.”
Ông viết: “Có rất nhiều tai hại trong việc đài VOA cộng tác với truyền thông một chiều Việt Nam. Thứ nhất, nó tạo một tiền lệ nguy hại đến quyền tự do báo chí mà pháp luật Hoa Kỳ luôn luôn bảo vệ. Thứ nhì, nói công nhận và khuyến khích quyền kiểm duyệt báo chí và truyền thông của chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam. Việc làm này đi ngược lại những giá trị cổ truyền mà chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ vẫn luôn cổ súy và ủng hộ. Thay vì đại diện cho chính sách ,và đường lối của chính phủ Hoa Kỳ, đài VOA phần Việt Ngữ lại trở thành một đài dưới sự kiểm soát và chi phối của chế độ độc tài. Điều này làm giảm uy tín, làm mất sự tín nhiệm của thính giả khắp năm châu đối với một tiếng nói đại diện của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ.”
Khác với ý kiến của ông Quân, ông Nguyễn Thanh Trang cho rằng: “Dù CSVN đòi đài VOA không phát thanh các chuyện chính trị mà chỉ có các chương trình về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, âm nhạc thì ngay những chuyện đó vẫn có lợi cho tuyên truyền. Người dân Việt Nam thấy đó là hình ảnh là sự sinh động của một xứ sở có tự do dân chủ thật sự. Người dân ở Hoa Kỳ có quyền tự do cá nhân, phát huy được sáng kiến, thúc đẩy lợi ích xã hội. Người dân Việt Nam sẽ so sánh đường lối cai trị của nhà nước Cộng Sản độc tài tại Việt Nam, luôn luôn tuyên truyền một chiều trong khi tại xứ sở tự do như Hoa Kỳ thì hoàn toàn ngược lại.”
Ông Trang đơn cử: “Thí dụ đài VOA phát thanh các chương trình giới thiệu âm nhạc, văn chương phong phú của các tác giả Hoa Kỳ được sáng tạo trong bầu khí xã hội hoàn toàn tự do, người dân Việt Nam vốn thông minh sẽ thấy những sinh hoạt đó vừa đa diện vừa phong phú và rất cao về giá trị nghệ thuật. Người dân Việt Nam hiểu ra ngay lý do tại sao chủ trương kềm kẹp của CSVN làm đất nước thua sút thế giới. Như thế, nếu để cho đài VOA phát thanh trực tiếp từ một đài nhà nước CSVN chỉ có hại cho chế độ Hà Nội mà thôi.”
Được hỏi ông nghĩ gì nếu CSVN đòi Hoa Kỳ để cho họ lập các đài truyền thanh truyền hình ngay trên đất Mỹ để tuyên truyền cho chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội, ông Trang cho rằng: “Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bởi vì không cho đài Hoa Kỳ phát thanh trọn vẹn mọi mặt bản tin về mọi hoạt động trong xã hội dính dáng tới chính trị thì cũng không thể cho Hà Nội tuyên truyền chính trị. Còn nếu nói về văn hóa, xã hội, giáo dục, văn chương để tuyên truyền thì họ chẳng có gì đáng để mà khoe khoang.”
Ngay khi hay tin VOA chuẩn bị phát thanh hàng ngày ngay tại Việt Nam, tổ chức quan sát hoạt động của chính phủ BBG Watch cũng đã bày tỏ sự bất bình và cho rằng thực hiện việc này là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ
@NguoiViet
Nga và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận khí đốt khổng lồ
Chưa kịp vuốt giận Bắc Kinh sau khi toan ‘tư tình’ với Mỹ, Việt Nam giờ đã phải đứng trước tình huống mới khi Nga và Trung Quốc đưa nhau đi ‘hưởng tuần trăng mật’.
Để chữa cháy cuộc bao vây của Tây Phương sau hành động ngang ngược của mình ở Ukraine, Nga quay sang dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc.
Thế giới hiện đang chứng kiến hai nước một thời là cộng sản anh em, đang dồn dập gia tăng các liên kết kỷ lục. Tháng Năm vừa qua là một mùa trăng mật của cặp tái hôn Trung-Nga.
Về kinh tế: hai nước vừa ký với nhau một thoả thuận được xem là lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp khí đốt thiên nhiên trị giá 400 tỉ, kéo dài trong 30 năm; về quân sự: lực lượng hải quân hai nước phối hợp tổ chứccác cuộc tập trận trên diện rộng ở biển Hoa Đông, gửi một thông điệp trực tiếp, mang tính đe dọa đến Nhật, đồng minh khu vực của Mỹ.
Và, cũng không thể không kể đến những nỗ lực hợp tác trên không, trên biển và trên mặt trận chiến tranh không gian mạng giữa Nga và Trung Quốc trong thời gian qua trong mục tiêu “thu hẹp khoảng cách công nghệ” với Mỹ như nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi ông nói về liên minh Nga Trung trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tuần trước.
Rõ ràng, liên minh Nga-Trung đã bắt đầu chuyển dịch rõ nét sau sự kiện ở Ukraine cùng với thái độ căng thẳng bất ngờ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với Trung Quốc trong chuyến đi châu Á vào tháng Tư vừa qua.
“Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực.“
Tất cả đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga dù không tin, thậm chí không ưa nhau trong lịch sử phải bắt đầu cùng oán ghét Mỹ hơn bao giờ. Lý do của Nga là hiển nhiên ở Ukraine. Còn Trung Quốc, tình cảm lạnh nhạt đã bùng nổ thành cơn giận tràn ly khi Washington thổi bùng các vụ tình báo mạng và tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Kết quả là Bắc Kinh và Moscow chưa bao giờ gần nhau hơn như bây giờ trong nửa thế kỷ qua, và ‘cuộc trăng mật ấy’ đang gây đau đầu cho cả Mỹ và Việt Nam.
Mối căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á trong các tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc về lãnh thổ, lãnh hải, với các nước láng giềng đặc biệt với Việt Nam hiện là cơ hội để Nga chứng minh với Trung Quốc về khả năng hoà giải, vai trò trung gian cân bằng chiến lược nhằm tiến đến một quan hệ đối tác lớn hơn.
Và chính cuộc khủng hoảng hiện nay của Nga ở Ukraine và của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn đồng thời sẽ khiến các nước láng giềng của họ ở châu Âu và châu Á phải tăng cường khả năng quân sự của mình và tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Đáng tiếc thay, trong cuộc chạy đua để mưu tìm an toàn ấy, Hà Nội lại ở vào hoàn cảnh éo le nhất so với các nước Đông Nam Á khác đã từng hoặc đang là đồng minh của Hoa Kỳ.
Với Việt Nam, thật là mỉa mai khi mối quan hệ Nga-Việt, được xây dựng trong thời chiến tranh lạnh để đối trọng với Trung Quốc, giờ đây lại được sử dụng để giúp Bắc Kinh trong một quan hệ phức tạp.
Chính phủ Việt Nam đang đứng trước lựa chọn không dễ̉ dàng
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện rộng, Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực. Dù Moscow và Bắc Kinh vẫn có bất hoà vì lợi ích của Nga ở Biển Đông, nhưng chắc chắn hai chính phủ này sẽ có cách giải quyết sự khác biệt của họ vì quyền lợi chung trong việc phản đối Mỹ tiến vào sân sau của mình.
Trong hoàn cảnh đó, mối liên minh Nga-Trung sẽ là trở ngại cho nhu cầu củng cố an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Trong suốt cuộc đối đầu với hiếp đáp từ Bắc Kinh, bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ, Hà Nội đã củng cố khả năng phòng thủ bằng vũ khí của Nga. Chỉ riêng trong năm qua, Việt Nam đã chi 714 triệu Mỹ kim trang bị quân sự từ Nga. Dù là cuộc chạy đua trang bị có giá trị về chính trị nhiều hơn, giúp mang lại an tâm phần nào trong so sánh lực lượng với Trung Quốc và xoa dịu những nghi ngại có thể bùng nổ bất cứ lúc nào của tình ái quốc từ người dân đối với Hà Nội, ý nghĩa ấy cũng đang kém đi rất nhiều.
Có lẽ ngay trong tình hình này, Mỹ là lối thoát cho Việt Nam với Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp giải quyết bế tắc về kinh tế và việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương giúp củng cố an ninh quốc phòng chống lại Trung Quốc. Nhưng chính ở đây mà ta sẽ nhìn thấy: Hà Nội sẽ tiếp tục phải ‘khiêu vũ giữa bầy sói’ để bảo vệ quyền lực của mình.
Trừ khi, thực tế chính trị có thể khác nếu Mỹ thấy mình không còn nhiều lựa chọn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi nhu cầu phát triển Việt Nam thành một đối tác chiến lược để thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong khu vực có thể lớn hơn nhu cầu cải thiện nhân quyền (đừng quên rằng nước Mỹ từng ủng hộ một số chế độ độc tài tai tiếng nhất trong quá khứ).
Chỉ hy vọng rằng lựa chọn bi thảm ấy sẽ không xảy ra.
Nền móng cho quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt chắc chắn đã hiện hữu. Hai nước đã ký kết hợp tác toàn diện, chi tiết đến từng lãnh vực mà Mỹ và Việt Nam cùng hợp tác, bao gồm các lĩnh vực như xây dựng năng lực hàng hải, tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những thách thức về môi trường, cũng như giáo dục và thúc đẩy nhân quyền. Một số nỗ lực còn được Mỹ thực hiện để giúp Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
“Vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất. “
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vẫn còn không thể tháo gỡ vì thành tích nhân quyền quá kém của Hà Nội. Từng là một người ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ McCaincũng như ứng cử viên chức vụ Đại sứ tại Việt NamTed Osius từng tuyên bố rằng việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí có thể được thực hiện nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào các cải thiện nhân quyền và đối xử với tù chính trị từ phía Hà Nội.
Về kinh tế, Việt Nam đang cần cánh cửa TPP hơn bao giờ để giải quyết thị trường. Về an ninh lãnh thổ và tính chính danh của chế độ, vụ giàn khoan là bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ lén lút, thua thiệt của Hà Nội với Bắc Kinh. Giờ đây, trong cuộc chuyển dịch mới của liên minh Nga Trung, Hà Nội lại tiếp tục xoay sở trên sợi dây xiếc căng thẳng giữa các quyền lực lớn đan chéo. Chọn lựa nào của Hà Nội cũng sẽ phải trả lời câu hỏi cơ bản: Tổ quốc hay quyền lực cai trị ?
Có một nỗi oán hận không nguôi, tình ái quốc đặc thù có tính lịch sử của người Việt đối với người Trung Quốc phương Bắc. Đó là tình cảm có thật đã khắc chạm bằng xương máu của người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử và đó là quả bom nổ chậm cảnh báo chính quyền Hà Nội trong mỗi quyết định chọn lựa giữa Tổ quốc và quyền lực.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của các tác giả, ý kiến đóng góp xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.
Nguyễn văn Tuấn
Sự kiện mang tên “Cải cách ruộng đất” xảy ra ở ngoài Bắc và lúc tôi mới sinh, nên tôi cũng như phần lớn các bạn chỉ biết về sự kiện qua báo chí, văn học, phim ảnh. Sự thật kinh hoàng và đau thương là hàng vạn, thậm chí hàng trăm ngàn người bị giết oan. Con số đó chắc chẳng làm ai xúc động, nhưng hãy thử tưởng tượng 120.000 xác người! Bẵng đi một thời gian dài, bây giờ người ta đem ra triển lãm về sự kiện kinh hoàng đó! Thật chẳng khác gì triển lãm thành tích… giết người. Trong bài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn vài suy nghĩ cá nhân liên quan đến mục tiêu, con số tử vong, và những câu chuyện tan thương trong vụ Cải cách ruộng đất.
Cuộc Cải cách ruộng đất không chỉ xảy ra trong một thời điểm ngắn, mà kéo dài từ 1953 đến 1956, tức khoảng 4 năm qua 5 giai đoạn. Những người chủ trương Cải cách ruộng đất làm có vẻ rất bài bản và có hệ thống. Khởi đầu là vận động và chuẩn bị hậu thuẫn của quần chúng, sau đó là ra sắc lệnh, rồi làm thí điểm, và vào cuộc ồ ạt. Có vài nguồn nói rằng lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn làm Cải cách ruộng đất, nhưng vì Trung Quốc gây áp lực lớn quá nên đành phải làm. Tôi không biết luận điểm này khả tín ra sao, nhưng cảm thấy rất khó chấp nhận, vì nó cho thấy rõ ràng là miền Bắc Việt Nam lúc đó chịu lệ thuộc Tàu quá lớn.
Cải cách ruộng đất để làm gì? Một văn bản có tên là “Luật cải cách ruộng đất” do Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh kí (1) ghi rõ:
“Điều 1. Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển,
Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến,
Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc”.
Dĩ nhiên, đó là “bề nổi” của mục đích, còn “bề chìm” thì có lẽ hiểu một cách khác. Có thể mục tiêu chính là xóa bỏ sự ảnh hưởng của giới giàu có và có học ở nông thôn. Thời đó, đại đa số nông dân không biết chữ, và giới có học thường là người nhà giàu, và những người này có thể nói là “proxy” lãnh đạo ở nông thôn. Người cộng sản muốn độc quyền lãnh đạo nên phải xóa bỏ thành phần giàu và có học này. Theo tôi nghĩ đó mới là lí do chính họ phát động cuộc Cải cách ruộng đất.
Một lí do quan trọng nữa theo tôi nghĩ là họ muốn làm cho nông dân phải biết sợ sức mạnh của người cộng sản. Nên nhớ rằng phần lớn các cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy đều xuất phát từ nông dân. Nông dân tuy không có học nhiều nhưng một khi họ đoàn kết lại thì trở thành một lực lượng rất khó khống chế. Do đó, người cộng sản phải thị uy quyền lực của họ qua Cải cách ruộng đất. Rất có thể mục đích này giải thích tại sao họ xử bắn nạn nhân ngay trước mặt công chúng và người thân của nạn nhân. Có thể lúc đó những người hành xử như thế không thấy họ là dã man hay thú tính, mà họ thấy họ đã thị uy để khuất phục đám đông.
Một lí do khác là hệ quả của hai lí do trên có thể là họ muốn xóa bỏ nền tảng đạo lí vốn đã tồn tại qua hàng ngàn thế hệ của nông thôn Việt Nam. Họ muốn thay vào đó cái nền tảng đạo đức xã hội chủ nghĩa mà họ mới du nhập từ Nga và Tàu vào. Đó chính là lí do tại sao rất nhiều di tích lịch sử, đền đài, chùa chiềng bị đập phá một cách không thương tiếc. Họ muốn đoạn tuyệt với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Một cách trớ trêu, tôi nghĩ người cộng sản đã đạt được cả 3 mục tiêu chìm trên. Họ đã xóa sạch ảnh hưởng của giai cấp giàu và có học ở nông thôn và biến họ thành những phế nhân của xã hội. Họ đã thành công làm cho nông dân và cả xã hội nói chung phải sợ trước họng súng, đúng như Mao từng nói “chính quyền sinh ra từ họng súng”. Và sau cùng họ đã thành công một phần nào đó đoạn tuyệt với quá khứ và xóa bỏ ảnh hưởng của tôn giáo. Nhưng thành công nào cũng đi kèm theo những hệ quả khôn lường. Cái hệ quả lớn nhất, đau thương nhất, và kinh khủng nhất là giết chết hàng vạn người vô tội.
Hậu quả kinh khủng nhất của Cải cách ruộng đất là cái chết. Không ai có một con số thống kê chính xác về số người bị xử và số người bị giết, chỉ có ước tính. Những ước tính từ các chuyên gia trong và ngoài nước chênh lệch nhau rất lớn. Nhưng dù chênh lệch, họ đều nhất quán một điều là số người bị giết cao hơn 50.000. Tính trung bình mỗi ngày có gần 70 người bị các đội Cải cách ruộng đất giết chết. Đó là một con số rất lớn, một vết thương dân tộc mang tính lịch sử mà tất cả chúng ta đều không được quên.
Trước hết, chúng ta hãy thử đọc thống kê chính thức của Nhà nước. Giáo sư Đặng Phong, một sử gia về kinh tế Việt Nam, đã dày công làm thống kê về Cải cách ruộng đất và trong một cuốn sách “Lịch sử kinh tế Việt Nam” ông đưa ra con số người bị giết trong thời kì Cải cách ruộng đất là 172.008. Đó là những người bị kết tội là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của giai cấp (2).
Nhưng chưa hết! Trong số 172.008 người bị kết án và giết chết đó, sau khi tổng kết thì Nhà nước kết luận rằng có đến 123.266 bị kết án oan. Nói cách khác, cứ 10 người bị kết án, thì có 7 người bị oan. Thật ra, “oan” ở đây có nghĩa là theo quan điểm của họ (người cộng sản) chứ trong thực tế có lẽ 100% đều là oan.
Nhưng giả dụ như 7/10 là oan, thử hỏi trên thế giới này có nơi nào mà án oan nhiều đến như thế. Điều này không ngạc nhiên, bởi vì những người gọi là “chánh án” hay ngồi ghế xử tử hình người khác toàn là loại “cóc nhái”. Sau đây là lời nói của một người từng chứng kiến Cải cách ruộng đất: “Ôi! Tôi còn nhớ như thế này, tôi chưa bao giờ thấy lịch sử con người lại ngược đời như thế, đến nỗi phải nói là thời đại trâu bò đi “bí tất”, cóc nhái nhẩy lên làm người, mõ sãi ngày xưa nhẩy lên làm chánh án, làm thẩm phán. Thậm chí ngồi trên tòa đấu bố mình” (3).
Các chuyên gia nghiên cứu ở nước ngoài cũng đưa ra những con số nạn nhân bị giết chết trong Cải cách ruộng đất. Các chuyên gia này dựa vào nguồn từ Việt Nam và suy luận, và kết luận rằng khoảng 50.000 đến 172.000 người bị giết chết (4-6) vì bị kết án là kẻ thù của nhân dân.
Theo Wikipedia, một nguồn từ Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam thì chỉ tiêu tối thiểu là giết 1/1000 người Việt (miền Bắc) trong giai đoạn “giảm tô”. Con số này có nghĩa là tối thiểu 14.000 người bị giết trong thời giảm tô. Dĩ nhiên, con số bị giết chết trong các đợt Cải cách ruộng đất kế tiếp phải cao hơn con số đó nhiều lần.
Một chuyên gia về đất đai của Việt Nam là Lâm Thanh Liêm (miền Nam) người đã phỏng vấn nhiều cán bộ miền Bắc đã hồi chánh cũng đưa ra một ước tính khác. Ông ước tính rằng số người bị giết dao động trong khoảng 120.000 đến 200.000. Con số này có vẻ phù hợp với số nhà và chòi của “địa chủ” được giao cho những người nông dân (những ông chủ mới). Lúc đó, người ta (ai đó?) đặt ra một chỉ tiêu là 5,68% dân số phải là “địa chủ”.
Nói tóm lại, các ước tính trên đây rất chênh lệch nhau, nhưng tất cả đều nhất quán rằng có ít nhất 50.000 người bị giết trong thời kì Cải cách ruộng đất. Con số “trung bình” có lẽ là 120.000 người. Dân số miền Bắc lúc đó là khoảng 12 triệu. Như vậy, có thể ước tính rằng cuộc Cải cách ruộng đất giết chết 1% dân số. Nếu tính trung bình trong 3 năm “cải cách” thì mỗi ngày các đội Cải cách ruộng đất giết chết gần 110 người. Nên nhớ là mỗi ngày có đến ~110 người bị hành quyết. Thật kinh khủng!
Có rất nhiều câu chuyện đau thương về hậu quả của Cải cách ruộng đất. Đã có nhiều người viết thành sách, tiểu thuyết. Ngay cả một người sắc máu như Tố Hữu mà còn phát biểu rằng “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động”.
Người bị xử bắn đầu tiên trong vụ Cải cách ruộng đất là bà Nguyễn Thị Năm. Bà là một ân nhân lớn của các ông như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, v.v. Bà từng đóng góp cho Cácn mạng Tháng 8 20,000 đồng bạc Đông Dương (tương đương 700 lượng vàng). Con trai của bà có người làm đến chức trung đoàn trưởng trong quân đội Việt Minh.
Vậy mà khi Cải cách ruộng đất xảy ra, người ta đem bà ra xử và bắn chết! Các ông như Trường Chinh (lúc đó là trưởng ban Cải cách ruộng đất) và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu mà không can thiệp? Họ trả nghĩa bà Năm như thế chăng? Thứ tình nghĩa gì mà quái gở như thế? Trong cuốn “Trần Huy Liệu – Cõi đời”, tác giả Trần Chiến kể lại buổi đấu tố bà Năm như sau:
“Hôm ấy là ngày 22/5/1953, trời nắng chói chang. Để tránh cái nắng nóng nhiều người đã lấy cành cây che đầu, nhưng vì làm như thế thì người ngồi sau sẽ bị che khuất nên Chủ tịch đoàn đã yêu cầu mọi người vứt lá đi. Phiên tòa hôm ấy khoảng 1 vạn người. Cũng như ngày trước, Chủ tịch đoàn lại ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Khi bà Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công (2) cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu được Đội dân quân dẫn vào các bần cố nông đã bật dậy hô đả đảo vang trời. Có người còn đòi “bọn địa chủ gian ác” phải đứng lên cao và quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo.
Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên “địa chủ ác ôn” và ngắc ngứ đọc lý lịch, nhưng không nêu tội ác cụ thể. Cứ sau mỗi lần như vậy những người tham dự phiên tòa lại hô vang 3 lần: “Đã đảo, đã đảo, đã đảo!”.
Đám đông đã tỏ ra hết sức phẩn nộ trước thái độ của đội Hàm. Đôi mắt anh này cứ gườm gườm đầy thách thức. Nhiều người đã hét lên yêu cầu lính gác phiên tòa “tát cho nó nảy đom đóm mắt ra để nó cúi gằm mặt xuống mà nhận tội”. Rút kinh nghiệm lần trước, Chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò”…
Cũng có những người lên tố, nhưng do trình độ, học vấn không có nên nói không đạt ý, không rõ việc. Không ai hiểu họ nói gì. Một bà tên là Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội bà Năm ở đâu.
Còn một ông tên là Giồng tố cáo bà Năm đã cướp gánh cỏ của ông ta để cho ngựa của bà ăn và cướp cả giỏ củ mài làm cho cả nhà ông ta phải nhịn đói.
Hài hước hơn cả là trường hợp của một chị có tên là Lý. Chị Lý tố cáo rằng, chị ta là con nuôi của bà Năm, được bà Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị bà Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Nội dung tố cáo chỉ là thế, nhưng vì chị ta vừa nói vừa khóc nên không ai rõ chị ta nói gì”.
Sau khi bà Năm bị tử hình, một bài báo xuất hiện trên tờ “Nhân dân” có tựa đề là “Địa chủ ác ghê” của tác giả kí tên là C.B. Bút danh này đã được ông Hồ Chí Minh dùng rất nhiều lần trong thời gian đó. Do đó, người ta nghi ngờ rằng chính ông Hồ là tác giả bài viết mang tính đấu tố này.
Đài RFA có hẳn một mục dành cho những câu chuyện mang tính cá nhân về Cải cách ruộng đất. Sau đây là vài câu chuyện thật mà đọc lên chúng ta thấy không biết tại sao con người lúc đó quá tàn ác với nhau.
Về những người tố cáo, qua lời kể của Nhà văn Nguyễn Chí Thiện:
“Họ bị kích động nhiều, bị kích động hơn là bị ép buộc anh ạ. Nhưng số người mà sau này họ hăng say lao theo thì đông, chứ còn số người miễn cưỡng lên thì ít thôi. Nhưng phải nhớ một điều là từ đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Những người hăng say thì không phải là tự họ họ lên đâu, mà họ không lên cũng không được. Qua quá trình kể khổ rồi khơi sâu lòng hận thù thì nhiều người trở thành hận thù thật. Họ lên họ làm việc đó.
Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự miễn cưỡng rõ rệt anh ạ. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say như những người khác.
Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó – con gái mình đẻ ra đấy ạ”.
Còn người ngồi ghế xử án:
“Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm “chánh án”, tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình. Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền “nhận tội” – nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả”.
Họ làm gì với nạn nhân đã bi tử hình?
“Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét… thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng – không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi. Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt”.
Ông Nguyễn Văn Thủ kể lại vụ xử cha mẹ của vợ nhà thơ Hữu Loan:
“Bà ấy lên, lật ngửa mặt cụ ra, rồi chỉ vào tận mặt và nói: con Ly, tên bà cụ là Ly, vợ chồng mày ép buộc tao, phải gả con gái cho con mày…rồi bà ấy khóc hu hu lên…rồi xin đội cải cách cho đem con gái về… rồi bà ấy bảo là mày dụ dỗ con tao đi Nam để cho bố mẹ lià con…
Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu… Đấu tố bố mình, bắt phải ra nhìn…Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ ràng rồi, mấy trường hợp…Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi, thế thôi!”.
Đối xử với nạn nhân như là thú vật. Trung tá Trần Anh Kim kể:
“Toàn bộ những cái bố tôi kể thì tôi còn ghi được nguyên cuốn băng. Cứ làm như thế, hàng ngày làm như thế, làm để bắt nhận là Quốc Dân Đảng. Bố tôi không nhận Quốc Dân Đảng, bố tôi bảo rằng bố tôi chẳng biết Quốc Dân Đảng là ai cả, chỉ biết đảng viên đảng cộng sản thôi. Thế người ta không quy được cho bố tôi Quốc Dân Đảng thì người ta lại đưa bố tôi lên địa chủ luôn.
Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ mỗi một thôn là mấy địa chủ thì cứ thế người ta đưa lên thôi. Cuối cùng thì cũng bị tù không án, hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi.
Lúc bấy giờ tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, tôi mang cơm cho bố tôi thì khổ thế này: đầu tiên mang ra ngõ thì mình cũng chẳng biết gì cả, lúc bắt bố tôi thì tôi biết nhưng bắt ông tôi thì tôi không biết. Lúc bắt bố tôi thì tôi chỉ biết khóc thôi. Tôi thấy tự nhiên người ta đến nhà mình, 5 người đến, người ta dằn bố mình ra người ta trói mang đi, nói thằng này là Quốc Dân Đảng, trói mang đi thì mình chỉ biết khóc thôi. Không biết làm gì cả.
Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: “thằng này con nhà Quốc Dân Đảng, cháu địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quì xuống”. Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi. Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta là phải quỳ xuống, xong lại xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai thôi.
Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông thôi thì rất hăng. Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau không, chúng ta phải kiểm tra.
Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô cho ông – nó đổ đi một nữa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì, chỉ biết như thế thôi.
Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột, hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế – tôi cũng chỉ biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến chỗ thì lại về rồi”.
***
Những câu chuyện thương tâm về Cải cách ruộng đất thì cả bộ sách viết cũng chưa chắc đủ. Nhưng tôi có cảm giác là hình như vẫn chưa có những nghiên cứu hàn lâm về Cải cách ruộng đất và hậu quả của nó, một phần có lẽ do thiếu thông tin (vì Nhà nước Việt Nam không cung cấp), một phần do bản chất “tế nhị” của vấn đề nên các nhà nghiên cứu trong nước không muốn/dám động đến.
Với hàng trăm ngàn người chết mà cho đến nay chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm về những tang thương xảy ra trong thời Cải cách ruộng đất. Ngược lại, người ta còn có vẻ tự hào triển lãm những thành quả của Cải cách ruộng đất! Mà, cuộc triển lãm cũng chỉ là những trưng bài mang tính một chiều, mà không dám trưng bày những góc cạnh tối của sự kiện. Người ta chỉ tuyên bố theo kiểu sáo ngữ như “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”, nhưng không dám nói lên sự thật về hàng trăm ngàn cái chết oan. Thật tình mà nói, tôi không rõ Cải cách ruộng đất đã đem lại cuộc sống mới và giá trị mới gì, nhưng có lẽ đó là sự thành công trong việc xóa bỏ giai cấp “trí hào” ở nông thôn và nền tảng đạo lí của xã hội Việt Nam. Chúng ta đã thấy xóa bỏ giai cấp đó thì dần dần hình thành một giai cấp thống trị mới xem ra còn khắc nghiệt hơn và hệ thống hơn giai cấp trí hào cũ.
Cuộc Cải cách ruộng đất còn làm đảo lộn luân thường đạo lí của xã hội Việt Nam. Có người Việt bình thường nào có thể tưởng tượng nổi con đấu tố cha, con dâu tố cha chồng, vợ đấu tố chồng, v.v. Tất cả đều chỉ là làm theo những vở kịch đã được diễn tập, hoặc bị kích động. Đây phải nói là một đề tài nghiên cứu tâm lí rất độc đáo. Một con người bình thường khi được trang bị cho một thứ chủ thuyết nào đó họ sẽ trở thành những tên sát nhân nguy hiểm. Đó là bằng chứng từ nghiên cứu vào thập niên 1950. Có lẽ những người đứng đằng sau cuộc Cải cách ruộng đất đã rành những chứng cứ đó nên họ áp dụng rất thành thục, và hệ quả là một xã hội bị đảo lộn về tôn ti trật tự. Sự đảo lộn vẫn còn để lại hệ quả cho đến ngày hôm nay.
Một trong những ông tổ cộng sản và cũng là tên đồ tể giết người không gớm tay là Josef Stalin từng nói rằng “một cái chết là một thảm trạng; hàng triệu cái chết là một con số thống kê” (The death of one man is a tragedy; the death of millions is a statistic). Câu nói lạnh lùng hàm ý rằng giết một người thì sẽ có người quan tâm làm lớn chuyện vì họ động lòng, nhưng giết hàng triệu người thì chẳng mấy ai quan tâm vì người ta sẽ mệt mỏi với sự thương tâm (emotional fatigue) và nó chỉ là con số thống kê. Đối với nhà độc tài như Stalin thì mạng sống con người chẳng có nghĩa lí gì vì nó như là một con số thống kê.
Chúng ta thường hay kinh hãi trước những cái chết trong cuộc “cách mạng văn hóa” ở Tàu với hàng chục triệu người bị giết oan. Nhưng trớ trêu thay, ít người trong chúng ta kinh hãi trước 120.000 người hay 1% đồng hương của mình bị giết chết trong thời Cải cách ruộng đất!
Có người nghĩ rằng sự kiện Cải cách ruộng đất là chuyện quá khứ, Đảng và Nhà nước đã chính thức xin lỗi, nhắc lại làm gì. Nhưng tôi nghĩ suy nghĩ đó không đúng. Nhắc lại hay nghiên cứu về sự kiện trong lịch sử không phải để trả thù ai, mà để học hỏi từ những bài học quá khứ. Có triết gia từng nói và tôi đồng ý: Những kẻ nào không học từ lịch sử thì sẽ có ngày lặp lại những sai lầm của quá khứ. Do đó, phải học từ những sai lầm trong quá khứ để không vấp phải chúng một lần nữa.