Thơ Bút Tre – Tình yêu

(2248)1Tình yêu đâu phải phân trâu,
Mà anh lại sợ để lâu hóa bùn.
Tình yêu đâu phải con lươn
Mà anh lại sợ nó trườn khỏi tay.

Chọn mãi mới được một ngày
Gặp em để quyết giãi bày yêu thương
Hai đứa ngồi trên bờ mương
Công nông thì chạy trên đường, bụi ghê!
Cứ thế mà buôn dưa lê
Mãi không đề cập vấn đề trọng tâm.

THÊM MỘT CHÚT VỀ ĐỜI TƯ CỦA NHÀ THƠ BÚT TRE
Chị Vi Thị Lương, con dâu ông kể lại: Ngày ông về, cả nhà ở trong ngôi nhà tuềnh toàng, hai hàng cột, tranh tre nứa lá. Nhà nghèo có gì ăn nấy. Ông thích nhất là món súp sắn. Nói là súp cho sang, chứ thực ra là sắn khô giã thành bột, rồi quấy thành cháo. Ốc, trai, rau cỏ ngoài đồng kiếm được thứ gì, nấu thứ ấy. Cái món súp này ăn một hai bữa là ngán tận cổ, nhưng không hiểu sao ông vẫn thích.

BỨC THƯ CỦA CẬU BÉ HỌC SINH NGHÈO.

 Photo By Tung Lam Do
Photo By Tung Lam Do

“Em viết dòng này trong lúc đợi bàn tay chai sạn của cha xách xô vữa cuối cùng và đợi bàn tay gầy guộc của mẹ nhặt nhạnh nốt những túi nilong, những vỏ bia, vỏ nước ngọt còn sót lại sau những bữa liên hoan…
Thưa thầy cô, mỗi lần cầm giấy báo nộp khoản tiền này, tiền kia, ánh mắt bố mẹ em chứa đầy ưu tư lo lắng. Sau những đêm thao thức tính toán, bố mẹ chúng em như già đi thêm vài tuổi. Năm nay, đứa em trai của em thi đỗ vào lớp 10 trường mình, gánh nặng ăn học của chúng em lại càng đè nặng lên đôi vai chín rạn của cha mẹ. Nhiều lúc, thương cha mẹ, em đã định bỏ học nhưng bố mẹ luôn động viên em, cho dù phải bán máu của mình cha mẹ cũng lo đủ tiền cho chúng em đóng góp…
Em xin thầy cô cho em của em không phải đóng tiền ghế nhựa. Em xin nhường chiếc ghế nhựa em đã đóng tiền hồi lớp 10 cho em. Em xin kê dép ngồi cũng không sao đâu thầy cô ạ. Chúng em xin thầy cô miễn cho chúng em tiền nước uống. Chúng em hứa sẽ uống no nước ở nhà để không phải uống nước mà mình không có đủ tiền để đóng. Hàng ngày, vào những lúc ra chơi, chị em em xin phép thầy cô được mang chổi, gầu hót rác đến trường quét dọn để không phải đóng khoản tiền vệ sinh…”

Tùng Lâm Đỗ

Blogger Phạm Viết Đào ra tù

Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào vừa được trả tự do sau khi mãn hạn 15 tháng tù vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.


Tòa phúc thẩm hồi tháng 6 đã xử kín và quyết định y án với ông Phạm Viết ĐàoTrả lời BBC ngày 13/9/2014, ông Đào cho biết ông chính thức ra tù vào lúc 8 giờ sáng ngày 13/9.

Ông cho biết sức khỏe vẫn bình thường, dù “hơi mệt”.

Ông Đào, người có nhiều bài viết trên blog chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt hồi 13/6 năm ngoái tại Hà Nội.

Đến ngày 19/3, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án ông 15 tháng tù vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Trong tin đăng ngày 19/3, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) dẫn cáo trạng được đọc tại tòa sơ thẩm cho biết từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2013, ông Đào đã lập ra ba blog và đăng tải 91 bài “có nội dung nói xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, công kích Đảng, Nhà nước, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

‘Thừa nhận, xin lỗi’

Vẫn theo cơ quan thông tấn của nhà nước, tại phiên tòa, “bị cáo Phạm Viết Đào thừa nhận việc đăng tải các bài viết nói trên”, “thừa nhận toàn bộ nội dung luận tội của Viện kiểm sát là đúng” và “xin được xem xét cho hưởng mức án thấp nhất.”

Trong khi đó, hãng thông tấn AFP cho biết ông Đào đã “xin lỗi” vì “đăng tải một số thông tin không đúng sự thật”, nhưng cũng nói thêm rằng ông không nghĩ những bài viết của ông “ảnh hưởng xấu đến xã hội”.

Tòa phúc thẩm ngày 12/6 đã xử kín và y án sơ thẩm.

Ông Phạm Viết Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của bộ này cho tới năm 2007.

Sau đó ông làm Trưởng phòng Thanh tra Hành chính và Phòng chống Tham nhũng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ông là Hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nơi ông đã tu nghiệp đại học chuyên ngành văn chương.

Ông Đào cùng bị bắt một đợt với một blogger khác cũng được nhiều người biết đến là ông Trương Duy Nhất và cả hai ông đều được nhiều tổ chức quốc tế và một số quốc gia từ EU tới Hoa Kỳ đề nghị với chính quyền trao trả tự do ‘ngay lập tức và vô điều kiện’ ngay sau khi các ông bị bắt cũng như vào thời điểm các phiên tòa xét xử các ông.

Ông Đào ra tù chỉ hai ngày sau khi một nhà hoạt động nhân quyền trong nước của Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Nghĩa ra tù sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống phá Nhà nước’ theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Vâng, dĩ nhiên chỉ là ánh sáng

Đợt triển lãm “Cải cách Ruộng đất” vừa khai mạc ngày 8 tháng 9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, đã đột ngột đóng cửa 2 ngày sau đó, với lời giải thích rằng “trục trặc kỹ thuật về ánh sáng”.

Buổi triển lãm ở bảo tàng vào ngày cuối cùng, được mô tả là tràn ngập các nông dân miền Bắc mất đất vào xem, theo một lời mời tinh nghịch và cũng hết sức thông minh từ trang blog Xuân Việt Nam.

Trong bản video ghi lại, người ta nhìn thấy sự hốt hoảng của các nhân viên bảo tàng khi cố gắng ngăn chận những nông dân này vào xem một cuộc triển lãm công cộng. Rõ là các nhà tổ chức, đang vinh danh cho một chiến dịch về đất đai của Đảng lãnh đạo, đã cảm thấy mắc nghẹn khi bất ngờ gặp phải những hình ảnh đối chiếu sống động và quá sắc cạnh.

Trong lịch sử, Đảng Lao Động Việt Nam dưới quyền chỉ huy của ông Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc cách mạng điền địa kéo dài 11 năm (từ 1946 đến 1957), tịch thu của cải và vườn tược của hàng trăm ngàn người ở miền Bắc Việt Nam, chuyển qua cho Nhà nước quản lý. Nhưng kể từ cuộc cách mạng đó, người ta chứng kiến đến nhiều thập niên sau, là quan chức và nhiều tầng lớp cán bộ, đảng viên Cộng sản lại giàu có hơn gấp triệu lần những người bị đấu tố trong quá khứ. Họ “địa chủ” hơn, “tư bản” hơn và đáng bị đấu tố hơn bao giờ hết.

Vâng, vấn đề chỉ là ánh sáng. Sự có mặt của những nông dân Việt Nam lang thang khắp các cơ quan công quyền, cầm trên tay những xấp đơn rách nát vì mưa gió để cầu xin công lý cho đất đai tổ tiên đã mất vào tay các “nhóm lợi ích” đầy quyền lực từ Đảng, chính là một ánh sáng của sự thật. Ánh sáng đối chiếu đó làm run sợ mọi ngôn luận cực hữu, bao gồm sự thô bỉ mạt hạng như lời phát biểu của ông giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia “không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử”.

Không chỉ sai lầm có tính lịch sử vừa được nhắc tới, mà hiện tại cũng đã đang rầm rộ trình diễn sự tối tăm đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Tháng 5/2012, hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bản báo cáo mở ra một khung cảnh Việt Nam tan nát: trong số hàng triệu các đơn khiếu kiện, kêu oan, tố cáo… Có đến 70% là liên quan về đất đai. Các con số này chưa bao giờ lạc hậu. Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ cho năm 2013, thì trung bình có 120.000 vụ/năm đệ đơn khiếu nại, tố cáo… về đất đai.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất đẫm máu trong lịch sử đã được chính quyền miền Bắc tuyên bố nhận sai, sửa sai. Nhưng thông tin minh bạch về một nửa Việt Nam kinh hoàng trong những ngày tháng đó, phần nhiều chỉ tìm thấy trong các bản tin không chính thức.

Hội PNVN có dám nhắc tới tên người phụ nữ này?

Việt Nam cũng có một ngày phụ nữ Việt Nam nhưng bao giờ có ai dám nhắc đến tên bà Cát Hạnh Long (Nguyễn Thị Năm) trong ngày Phụ nữ vinh quang ấy – người đã từng nuôi giấu ông Hồ Chí Minh, nhưng cũng là người bị giết đầu tiên trong chiến dịch ghê sợ này. Và cũng nửa thế kỷ trôi qua, người ta chưa bao giờ thấy một Đài tưởng niệm những nạn nhân Cải Cách Ruộng đất được hình thành. So với số lượng những nghĩa trang và đài tưởng niệm lính Trung Quốc ở Việt Nam, những linh hồn đồng bào Việt chắc chắn có quyền hờn tủi. Hãy tự hỏi, phải chăng chúng ta đã có và luôn chấp nhận một đoạn lịch sử tối tăm và thiếu ánh sáng?

Trong những ý kiến cực hữu tìm thấy trong các cuộc tranh cãi do cuộc triển lãm này mở ra, có ý cho rằng mọi phản ứng mang tính bất bình về chính sách Cải cách Ruộng đất trong quá khứ chỉ là “phong trào”, và những người lên tiếng không có liên hệ trực tiếp nào đến sự kiện đó cả. Những lập luận này cho thấy thái độ chưa đủ chân thành và thẳng thắn của Nhà nước trong việc nhìn nhận lịch sử, đã tạo cơ hội cho những suy nghĩ giòi bọ vô lương tâm đến đồng bào mình. Loại người mà ngạn ngữ Nga vẫn hay trả lời với đại ý rằng “chỉ có loại heo chết mới không bàn đến nước sôi luộc thịt”.

Cuộc triển lãm đóng cửa vì lý do ánh sáng, hay nói một cách khác là vết thương cũ đã hơn nửa thế kỷ lại bộc phát do thiếu minh bạch.

Bóng ma của câu chuyện Cải cách Ruộng đất vẫn còn ám ảnh, một khi cái gọi là sửa sai, nhận sai chưa đủ thuyết phục. Dù đó là giọt nước mắt xin lỗi hay hình thức đền bù theo kiểu chương hồi. Nói ám ảnh là không quá đáng, theo hồ sơ công bố của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, hiện tại chỉ trong 4 năm mà miền Nam đã có hơn nửa triệu đơn tố cáo, kêu oan… về đất đai. Có hay không một cuộc Cải cách Ruộng đất với hình thức khác đã chuyển từ Bắc vào Nam?

Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất hôm nay đóng cửa vì thiếu ánh sáng, nhưng rồi có thể sẽ quay lại bằng một ánh sáng khác, một ngày nào đó. Và chúng ta cũng mong những vấn nạn về đất đai hôm qua cũng như hiện tại rồi sẽ được soi chiếu bằng một ánh sáng khác. Vâng, tất cả chỉ là chuyện ánh sáng mà thôi.

Theo blog NhacsiTuanKhanh

Triển lãm Cải cách ruộng đất: Làm sao bây giờ?

Nguyễn Tường Thụy
Chẳng hiểu ai xui khiến thế nào mà Bảo tàng lịch sử quốc gia tự nhiên đi tổ chức phòng trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lở đất” cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014.

Phàm những gì họ làm đều có mục đích cả, chứ không phải bày ra để chơi.

Vâng, mục đích là đây: theo Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thì “Bảo tàng muốn hướng tới là những thành tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã mang lại cho nhà nước mới được thành lập, cho người dân Việt Nam nghèo khổ đang từ phận nô lệ mất nước được hưởng thành quả cách mạng đó”.

Tuy nhiên, mới qua mấy ngày đầu, mục đích của Bảo tàng có vẻ như không đạt được. Dấu ấn kinh hoàng của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã ghi quá sâu vào ký ức những người dân Việt Nam. Hẳn là không nhiều người tìm đến phòng trưng bày để xem nông dân Việt Nam được hưởng thành quả của Cải cách ra sao. Có vẻ như người ta không hào hứng về việc này khi chuyện chia ruộng thì ai cũng biết và ai cũng biết sau đó, ruộng đất lại được gom vào HTX. Khi mô hình HTX thất bại, ruộng đất được chia lại để rồi lại tập trung vào quan chức nhà nước và những người giàu có. Người ta đến triển lãm còn vì tò mò, muốn biết xem thái độ của nhà cầm quyền đối với CCRĐ ra sao, họ nhìn nhận thế nào hay hướng người xem nhìn nhận thế nào?

Người xem nhận ra ngay ý đồ của Ban tổ chức (BTC) khi nhìn vào cách sắp xếp hiện vật và số lượng hiện vật cho mỗi khời kỳ. Theo Thanh niên online, trong tổng số 133 hiện vật thì dành cho phần đời sống của nông dân trước cải cách là 45 hiện vật, tức là chiếm 1/3. Điều này cho thấy, bảo tàng muốn nhấn mạnh sự so sánh cuộc sống của nông dân với địa chủ.

Phần đấu tố địa chủ có lẽ là phần khách quan tâm nhất thì Ban tổ chức giấu nhẹm. Được hỏi về cách sắp xếp có chủ ý, ông Cường trả lời đại rằng “Không nhất thiết phải phơi bày toàn bộ những sai lầm của lịch sử” làm cho nhiều phóng viên tỏ ý không hài lòng. Ông đã làm đúng đường lối tuyên truyền của Đảng, nhưng xem ra, lần tuyên truyền này lợi bất cập hại.

Có một điều thú vị là, phần giấu giếm của ban tổ chức đã được báo Vnexpress tìm cách bù đắp bằng bài “Khoảng lặng bên trong triển lãm Cải cách ruộng đất“với việc phỏng vấn khách thăm là những nhân chứng, kể về giai đoạn đau thương ấy và họ “chưa thỏa mãn với những thông tin, hình ảnh, ánh sáng và cách trưng bày. Rất tiếc khi có cơ hội lại không được cung cấp thêm những hiểu biết chân thực về lịch sử, một giai đoạn đau buồn của dân tộc”.

Bài báo cũng dẫn lời nhà sử học Dương Trung Quốc “Với những vấn đề này, chúng ta không nên né tránh để ít nhất nhân dân không nghi ngờ về quá khứ”,

Trên mạng internet, tràn ngập những bài viết kể về một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc, khơi dậy những đau thương mà người ta kìm nén sáu chục năm nay, nay có dịp bùng lên. Phần đấu tố địa chủ – nội dung mà ban tổ chức cố tình ém nhẹm, với lý do như ông Cường đã nói là không cần thiết lại là đề tài bàn luận sôi nổi nhất. Hàng chục bài viết về chủ đề này được đưa lên mạng mỗi ngày. Riêng phần điểm tin sáng trên trang Ba Sàm hôm nay (12/9) đã có tới 34 bài nói về CCRĐ. Blog Tễu còn kỳ công tập hợp đường dẫn tất cả những bài viết về CCRĐ để hầu bạn đọc Những người có cha mẹ ông bà bị đấu tố, bị bắn trong CCRĐ, nỗi uất ức kìm nén bấy lâu nay được dịp bùng lên. Họ kể về nỗi đau mất mát của gia đình, dòng họ, hệ lụy sau đó và không ngần ngại bày tỏ luôn cả lòng căm thù.

Đấu tố, xử tử địa chủ ở Miền BắcCó người phát hiện ra có những hình ảnh trưng bày được diễn hoặc đóng lại. Nhiều người tinh quái, tìm ngay ra những hình ảnh tương phản để vô hiệu việc tuyên truyền trong phòng trưng bày. Họ đặt bữa cơm của nông dân hồi ấy cạnh bữa ăn của nông dân hiện nay để cho thấy sáu chục năm qua, đời sống của nông dân hóa ra là… thụt lùi. Trưng bày về ngôi nhà lụp xụp của nông dân so với nhà địa chủ thì họ đưa ra hình ảnh nhà nông dân VN bây giờ cũng lụp xụp không kém và nhà quan chức thì nguy nga tráng lệ gấp nghìn lần nhà địa chủ ngày xưa. Những cảnh đấu tố, bắn giết được đưa lên cùng con số hàng trăm nghìn người bị tố oan, hàng vạn người bị giết để minh chứng cho sự “thành công” của CCRĐ. Nói về thành quả chia ruộng đất cho bần cố nông, thì bị phỏng vấn những câu hóc hiểm, như “ông nghĩ gì về việc ruộng đất hiện nay lại tập trung vào tay quan chức nhà nước và đảng cộng sản”, khiến cho người được phỏng vấn chỉ còn cách lảng.


Bữa ăn của nông dân sau cải cách và hiện nayTai hại hơn, nhiều người còn đem cải cách điền địa ở Miền Nam ra so sánh để cho rằng, cải cách điền địa ở miền Nam vẫn là mục tiêu người cày có ruộng nhưng không có cảnh tước đoạt, bắn giết. Nhà nước mua ruộng của địa chủ chia cho nông dân. “Nhiều quan sát viên quốc tế đã cho chương trình “Người Cày Có Ruộng” là một trong những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến. Nó là điểm vàng son của nền Đệ nhị Cộng hòa”. Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện”

Trái phiếu thu mua đất của địa chủ để cấp cho nông dân trong cải cách điền địa ở miền NamCũng là mục tiêu người cầy có ruộng nhưng công hay tội thành công hay thất bại là ở cách làm. Tại sao nông dân vẫn có ruộng nhưng ở Miền Bắc phải cướp đoạt, phải bắn giết, gieo rắc hận thù, làm đảo lộn gia phong còn ở Miền Nam thì không?

Bất ngờ, ngày 12/9, gần trăm dân oan Dương Nội trong đồng phục dân oan kéo nhau đến đòi xem triển lãm. BTC đối phó bằng cách bắt cởi áo dân oan rồi mới được vào. Ai dè họ cũng cởi phắt ra luôn nhưng cũng không vào được vì BTC thông báo tạm thời đóng cửa do sự cố …ánh sáng.

Được biết, phòng trưng bày sẽ mở cửa đến 31/12/2014, nghĩa là tới 4 tháng lận. Thế nhưng mới mở cửa được mấy ngày đã xảy ra sự cố ánh sáng. Không biết thực hư thế nào nhưng nhiều ý kiến cho rằng chẳng qua BTC tìm cách đối phó mà thôi.

Mới chỉ có mấy hôm mà những thông tin về hiệu ứng của triển lãm xem ra theo xu hướng bất lợi so với mục đích ban đầu. Còn những ba tháng rưỡi nữa, không biết rồi sẽ xảy ra những chuyện gì? Kéo dài đến hết năm có vẻ thật là khó. Còn đóng cửa ư? Giải thích với công luận thế nào đây? Lý do về sự cố ánh sáng, điện đóm không thể đưa ra mãi. Dân oan Dương Nội còn “dọa” sẽ tìm cách vào phòng triển lãm cho bằng được.

Hình như khi triển khai dự án này, Ban tổ chức không lường trước được hệ quả. Hướng tới cho người dân về thành quả của CCRĐ đâu không biết, chỉ thấy những phản ứng bất bình.

Rất khó hiểu về cuộc triển lãm này. Thực sự người ta không hiểu nổi họ tính toán ra sao để cho mục đích đạt được. Trao đổi với tôi về việc này, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, có gì đâu, nó bày ra để lấy tiền dự án thôi mà. Nhưng cũng có người nói tay nào thầy dùi tổ chức triển lãm này nếu không ngu thì cũng là thằng đểu.

12/9/2014