Giường ‘công chúa’, gối gỗ sưa của đại gia Kinh Bắc

 Không chung sở thích giường tiền tỷ như đại gia đất Vũng Tàu, nhiều đại gia giấu mặt xứ Kinh Bắc đi sưu tầm giường công chúa, gối gỗ sưa…

Giường công chúa là loại giường cổ, hoành tráng như một cung điện thu nhỏ. Mặt giường được lát đá hoa cương nguyên khối, xung quanh quây gỗ. Đầu giường được chạm trổ tinh vi các họa tiết, hoa văn mà chỉ giới quý tộc mới được dùng.

đại-gia-bắc-kỳ, giường-đại-gia, đại-gia, gỗ-xưa, nhà-đẹp, nhà-đại-gia

Hình ảnh chiếc giường công chúa của đại gia đất Kinh Bắc vừa được chuyển ra từ Sài Gòn.

Bốn xung quanh của chiếc giường này được thiết kế bằng những vai gỗ nguyên khối để lắp rèm làm màn.

Tương truyền, chiếc giường cổ công chúa này có từ thời xa xưa và được làm riêng cho công chúa – ái nữ của vị vua chức quyền thời kỳ phong kiến.

đại-gia-bắc-kỳ, giường-đại-gia, đại-gia, gỗ-xưa, nhà-đẹp, nhà-đại-gia
đại-gia-bắc-kỳ, giường-đại-gia, đại-gia, gỗ-xưa, nhà-đẹp, nhà-đại-gia
đại-gia-bắc-kỳ, giường-đại-gia, đại-gia, gỗ-xưa, nhà-đẹp, nhà-đại-gia
Chiếc giường có thiết kế cầu kỳ

Đại gia xứ Kinh Bắc, cũng là dân sư tầm đồ cổ lâu năm cho biết: gần chục năm trước, anh mua được chiếc giường công chúa cổ được đóng bằng gỗ trắc. Sau đó, anh đã nhượng cho một đại gia khác.

Mới đây nhất, đại gia này vừa nhập từ Sài Gòn về một chiếc giường công chúa khác, có giá trên chục ngàn USD. Chiếc giường được gửi ra bằng xe container, vẫn còn đóng nguyên đai nguyên kiện, chưa dỡ ra.

Chiếc giường này được đóng theo lối giả cổ, nhưng hình dáng, kiến trúc hoa văn không khác so với chiếc giường công chúa cổ mà anh này trước đó đã “sang tên” cho người khác.

đại-gia-bắc-kỳ, giường-đại-gia, đại-gia, gỗ-xưa, nhà-đẹp, nhà-đại-gia
Những món đồ khủng của đại gia

Ngoài việc sưu tầm, chơi giường công chúa, để đồng bộ, đẳng cấp dân chơi còn đi săn lùng gối gỗ sưa để cho nó “có đôi có bạn”.

Gối gỗ sưa hình chữ nhật, rộng chừng 30cm, dài 60cm, là các thanh được kết lại với nhau.
Những người không biết, thường nghĩ đây là một chiếc “ghế mát-sa đầu” mà các trung tâm vật lý trị liệu thường dùng. Tuy nhiên, khi đã biết, họ sẽ không khỏi kinh ngạc vì giá trị của nó nằm ở chất liệu: gỗ sưa.

“Gỗ sưa để dùng làm gối đương nhiên phải là loại sưa đỏ, nhưng chọn phần lõi gỗ. Các thanh được tiện, chuốt phẳng, đục lỗ rồi kết lại với nhau bằng dây dù, rất chắc chắn.

Hai tấm gỗ bưng ở hai mặt hai bên, sau đó cố định các mảnh gỗ sưa kết lại, bên trong gối rỗng ruột nên có cảm giác như một tấm đệm không khí ở giữa, rất thoải mái” – “trùm” đồ cổ Kinh Bắc cho hay.

Thụy Châu 

@vef.vn

Hong Kong và Trung Quốc: Khóc Thương Giấc Mộng Dân Chủ

Yang Hengjun | Hong Kong’s Apple’s Daily
Trần Quỳnh Vi – Trịnh Hữu Long chuyển ngữ

Con Đường Việt Nam: Sinh viên các trường Đại học Hong Kong vừa đưa ra những tuyên bố ủng hộ biểu tình để đòi hỏi quyền tự do bầu cử cho chức vụ Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong năm 2017.

Người dân Hong Kong trước đó đã đồng loạt xuống đường, có lúc lên đến cả trăm nghìn người. Vậy họ đang đòi hỏi điều gì? Họ đang đòi hỏi chính quyền Trung Quốc phải chấm dứt sự can thiệp vô lý và sự tước đoạt trắng trợn quyền tự do bầu cử theo luật định của Hong Kong cho chức vụ Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong năm 2017.

Ngày 31 tháng Tám 2014, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc đã ra một nghị quyết về việc bầu chọn cho chức vụ nêu trên và nội dung của nghị quyết đã làm người dân Hong Kong quyết định đã đến lúc họ phải có hành động cụ thể để bảo vệ nền dân chủ của mình. Chính quyền Bắc kinh, thông qua nghị quyết của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội muốn biến cuộc bầu cử năm 2017 tại Hong Kong thành một hình thức “Đảng cử dân bầu” khi những ứng cử viên phải được chính quyền Trung Quốc đề cử và chấp nhận. Đây là một hành động vi phạm luật pháp Hong Kong hiện hành cũng như là sự vi phạm các cam kết mà Trung Quốc đã ký với Quốc Tế khi Hong Kong được trao trả vào năm 1997.

Chúng ta hoàn toàn có khả năng ủng hộ những người dân Hong Kong trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền dân chủ của họ trước nhà cầm quyền Bắc Kinh. Ủng hộ họ bằng cách đưa tin, theo dõi và cả vận động cho họ nếu bạn ở các nước Tây phương. Occupy Central Movement là một tổ chức đã đứng ra vận động cho cuộc đấu tranh này tại Hong Kong:

http://oclphkenglish.wordpress.com/

Chúng ta phải cho chính quyền Trung Quốc biết họ không thể ngang ngược tước đi tự do, dân chủ ở Hong Kong vì chúng ta sẽ đồng hành bảo vệ những giá trị ấy với người dân ở đó.

Phong Trào Con Đường Việt Nam (Vietnam Path Movement) và các thành viên sẽ tiếp tục đưa tin cập nhật cũng như sẽ có thông báo chính thức về sự ủng hộ của Phong Trào đối với cuộc đấu tranh giữ gìn nền dân chủ của người dân Hong Kong.

#hongkongfightfordemocracy #occupycentralmovement

Yang Hengjun – Hong Kong và Trung Quốc: Khóc Thương Giấc Mộng Dân Chủ

Phương pháp hành xử của Bắc Kinh về vụ việc Hong Kong là một đòn đập tan những hy vọng cao xa hơn về một nước Trung Hoa dân chủ

Ngày 31 tháng 8, tôi nhìn thấy đoạn tin trên Tân Hoa Xã: cuộc bầu cử cho chức vụ Trưởng Đặc khu hành chính Macau đã hoàn tất. Ứng cử viên duy nhất Fernando Chui (Thôi Thế An), đã nhận được 380 phiếu bầu để chiến thắng cuộc tuyển cử lần thứ tư ở Macau cho chức vụ Trưởng Đặc khu hành chính. Trong buổi trưa cùng ngày, tôi đọc thêm tin tức từ Tân Hoa Xã: Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua “Nghị quyết của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội trong những vấn đề liên quan đến việc bầu chọn Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong.” Ngay sau đó, tôi nhận được môt tin nhắn trên điện thoại cầm tay: “Occupy Central sẽ họp tối nay từ 19 giờ đến 21 giờ.”

Những tin tức cập nhật này nhấn chìm tôi vào một cảm giác khủng hoảng. Rất nhanh chóng, tôi cảm thấy buồn rầu mà không rõ lý do. Tôi được gửi đến Hong Kong với tư cách là nhân viên của một công ty Trung Quốc và tôi đã làm việc ở đây từ năm 1997. Tôi cũng đã ở Hong Kong hơn phân nửa thời gian trong vòng bốn năm qua. Bạn có thể nói tôi là một người đại lục khá thân thuộc với Hong Kong. Nhưng quan trọng hơn cả là những gì tôi hiểu về người Hong Kong đã giúp tôi có được sự thấu hiểu sâu xa hơn về bản thân cũng như về những người Trung Hoa đại lục nói chung. Dân trí của người Hong Kong và đặc tính chung của họ được xếp vào hạng đáng nể nhất trển thế giới. Tuy rằng Hong Kong đã và đang tồn tại ở khe hở giữa Trung Hoa và Anh quốc từ năm 1840, mảnh đất này đã đạt được vị trí của một thành phố tự do trưởng thành nhất trên thế giới và là nơi nhà nước pháp quyền lên ngôi. Tôi tự suy ra từ những kinh nghiệm của bản thân về sự khác biệt giữa người đại lục và người Hong Kong.

Nhưng hôm nay, điều này lại chính là cội nguồn cho nỗi buồn của tôi. Tôi vẫn luôn quan tâm đến Hồng Kông. Tôi có những mối liên hệ với vài quan chức nhà nước ở đại lục cũng như giới trí thức có nghiên cứu về Hong Kong, và cũng chẳng cần nhắc đến là tôi đã luôn nhìn thấy các vị ấy trả lời với đầy vẻ tự tin trên các chương trình truyền hình hoặc trên các tạp chí. Mỗi lần tôi nghe họ nói về Hong Kong, tôi luôn có một cảm giác lo lắng và thậm chí là sợ hãi. Tôi có một nỗi lo sợ sâu xa là họ sẽ bất chợt nảy ra những sáng kiến mới để kiến tạo một phương pháp “quản lý” người Hong Kong.

Không có gì để phải ngạc nhiên ở đây – Các quan chức Đảng luôn luôn có cùng thái độ và phương thức để quản lý từng thành phố ở Trung Quốc. Trong mắt họ, những người dân cư trú tại nỗi địa phương đều như nhau. Khi họ nói về “lòng yêu nước,” có bất kỳ người đại lục nào mà lại không hiểu? Cho đến cuối cùng, điều mà họ thật sự muốn nói đó là tình yêu dành cho các quan chức nhà nước của Đảng. Nhưng xin hãy nhìn vào sự tham nhũng ở từng cấp bậc: hãy nhìn vào sự vô liêm sỉ của Xu Caihou, người đã từng nắm giữ quyền lực quân đội, và tên đáng ghét Zhou Yongkang, người giám sát mạng lưới an ninh quốc nội của Trung Quốc. Hãy nhìn vào tình hình hiện nay, khi mà dường như mỗi vị lãnh đạo đều tham nhũng: Như vậy, họ có thể nào mong đợi người dân đồng thuận việc yêu mến các quan chức Đảng viên với lòng yêu nước? Tạm thời, người dân đại lục không có chọn lựa – nhưng người Hong Kong, với sự tự do và nhà nước pháp quyền của họ, có.

Sau bao nhiêu năm biết về Hong Kong, tôi nhận ra rằng tất cả người Hong Kong đều là người Trung Quốc, tuy nhiên người Hong Kong chắc chắn không muốn trở thành người đại lục trong văn hóa và suy nghĩ. Điều mong mỏi mà mỗi người Hong Kong cố gắng đòi hỏi là một cuộc bầu cử dân chủ, mỗi người dân có một lá phiếu cử tri. Tôi không bao giờ tin dù chỉ trong một giây là người Hong Kong sẽ bầu lên một người chống lại chính quyền trung ương, hoặc là căm ghét Trung Quốc và yêu nước ngoài. Nhưng người Hong Kong thật sự lo ngại rằng nếu những ứng cử viên cho chức vụ Trưởng đặc khu hành chính được đề cử bởi một nhóm nhỏ, thì như vậy vị Trưởng đặc khu hành chính của họ cũng sẽ như các vị bí thư Đảng hay thị trưởng cùng một kiểu na ná nhau, mà chúng ta hiện đang có ở đại lục. Điều lo ngại này có thật sự khó hiểu lắm không?

Khi các vị quan chức chính phủ dùng đến những cây dùi cui với tên gọi “lòng yêu nước” hay “an ninh quốc gia” để dạy người Hong Kong một bài học, họ có biết rằng những người Trung Quốc trong chúng tôi mà đã từng được ra nước ngoài thường xuyên khoe khoang về Hong Kong, “hòn ngọc phuơng đông” của Trung Quốc? Hong Kong có được một nhà nước pháp quyền với phẩm chất tốt nhất và những chuẩn mực đạo đức cao; một xã hội ngăn nắp và tình trạng an ninh tốt.

Tại sao nỗi buồn của tôi lại tột cùng đến thế? Đó là bởi vì, mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm dân chủ và chủ nghĩa hợp hiến cả trăm năm trước, những điều đó vẫn là những ước mơ xa tầm tay ngày hôm nay. Đầu tiên, người ta cho rằng Trung Quốc vốn quá nghèo và không thể chấp nhận nổi dân chủ, vì vậy mọi người dồn hết sức lực để kiếm tiền, bất chấp đó là “mèo trắng hay mèo đen”. Khi chúng ta đã giàu có lên, thì họ lại nói đặc tính của người Trung Quốc còn quá thấp kém và cũng không thích hợp cho dân chủ, và chúng ta lại một lần nữa nghe lời – chúng ta cố gắng học hành thật chăm chỉ và hy vọng rằng họ sẽ nghĩ là chúng ta đã chạm đến được trình độ tính cách mà họ đòi hỏi. Khi hệ thống giáo dục đã đạt đến một điểm nhất định, họ lại đột ngột bảo rằng dân chủ không thích hợp cho Trung Quốc – đó là một hệ thống Tây phương.

Và vì vậy, chúng ta đã bắt đầu phản đối bằng cách đòi hỏi, “Hãy cho chúng tôi một hệ thống Đông phương – cho chúng tôi dân chủ với đặc tính của Trung Quốc.” Và họ đã trả lời: “Quý vị đang sống trong một thể chế dân chủ đấy chứ, quý vị không cảm nhận được sao? Quý vị không biết đến sự may mắn của bản thân!” Và như thế họ đã bắt đầu bảo vệ sự ổn định; họ đã bắt đầu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Nhìn đến Hong Kong và nghĩ về Trung Quốc, nỗi buồn của tôi như lớp màn khói bụi ở Bắc Kinh – thật khó để xua tan.

Yang Hengjun là một học giả Trung Quốc độc lập, một nhà văn, và một blogger. Ông đã từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao Trung Quốc và là một nghiên cứu sinh tốt nghiệp tại Atlantic Council ở Washhington, D.C. Giáo sư Yang nhận bằng Tiến sĩ từ trường Đại học Công nghệ ở Sydney, Úc. Trang blog tiếng Trung Quốc của ông nổi bật trong các vấn đề Trung Quốc đương đại, quan hệ quốc tế và các bài viết của ông nhận được hàng triệu lượt đọc. Trang blog của giáo sư Yang có thể được truy cập tại www.yanghengjun.com.

Bài viết này được đăng bằng bản gốc tiếng Trung trên trang bình luận (op-ed) của nhật báo Apple Daily ở Hong Kong. Bài gốc có thể tìm thấy tại đây.

Trần Quỳnh Vi – Trịnh Hữu Long chuyển ngữ

Nguồn: The Diplomat

***********************

Phe dân chủ Hong Kong phản đối Bắc Kinh

Hôm Chủ nhật 31/8, chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất đề cử trực tiếp vào chức chủ tịch hành chính đặc khu năm 2017. Cùng thời gian, đông đảo người Hong Kong đã biểu tình bày tỏ sự ủng hộ cho phe dân chủ.

Đây không phải là lần đầu tiên người Hong Kong biểu tình. Hồi tháng Sáu, gần 800.000 người tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cách thức chọn lãnh đạo Hong Kong do phong trào Chiếm giữ Trung tâm tổ chức.

Thanh niên, sinh viên, giáo viên đại học Hong Kong là lực lượng đi đầu trong phong trào đòi thể hiện quyền dân chủ dù Bắc Kinh bác bỏ hoàn toàn ý nghĩa cuộc trưng cầu dân ý. Trong hình giữa là ông Benny Tai (Đới Diệu Đình), giảng viên đại học, nhà vận động cho phe dân chủ.

Hôm thứ Bảy 30/08, Trung Quốc cảnh báo các quốc gia nước ngoài không được “can thiệp” vào chính trị Hong Kong.

Khi ông Lý Phi, Phó Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, chuẩn bị đọc bài phát biểu ở Hong Kong một số dân biểu địa phương và người biểu tình dự họp đứng dậy, giương biểu ngữ và hô lớn: “Chính quyền trung ương thất hứa, thật hổ thẹn”.

Hong Kong từng là thuộc địa của Anh và nay do Trung Quốc quản lý với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Đặc khu vẫn giữ được quyền lực về kinh tế và pháp luật kể từ được khi trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Nhiệm kỳ sắp hết của chủ tịch hành chính Hong Kong, Lương Chấn Anh mở ra cơ hội bàn về quy trình bầu chọn tân lãnh đạo, căn cứ vào Luật Cơ bản (Basic Law) nhưng nay Trung Quốc nói hai đến ba ứng viên sẽ được đề cử bởi một ủy ban gồm các ‘đại diện rộng rãi’, chứ không phải ứng viên do cử tri bầu chọn trực tiếp.

@bbc

Tàu tiền tỷ bán như sắt vụn, Vinashin Vinalines vẫn chờ

 Dây chuyền phương tiện nạo vét đường thủy có giá 7,18 tỷ đồng từ ngân sách nằm đắp chiếu được bán đấu giá giá 562 triệu đồng.

Bán giá sắt vụn

Cụ thể, năm 2006 Đoạn Quản lý đường thủy nội địa (QLĐTNĐ) số 1 (trụ sở tại tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận dây chuyền tàu cuốc nạo vét gồm hai sà lan (SL-01 và SL-02), tàu trục thả phao, tàu lái, tàu cuốc có tổng trị giá 7,18 tỷ đồng, để phục vụ nạo vét luồng chạy tàu kết hợp với tận thu sản phẩm cát, sỏi trên sông Hồng, sông Đà thuộc tuyến Hải Phòng – Sơn La.

Thế nhưng, chỉ sau khi nhập được vài tháng, đơn vị này đành phải để nằm đắp chiếu vì máy móc cồng kềnh, chi phí nhiên liệu lớn, khiến cho “càng làm càng lỗ”.

Theo kết quả thẩm định giá trị tài sản này của đơn vị đánh giá độc lập hồi tháng 7/2014, sà lan SL-01 có nguyên giá khi bàn giao là 851,5 triệu đồng nhưng qua 8 năm đã khấu hao trên 798 triệu đồng và giá trị chỉ còn khoảng 53 triệu đồng. Sà lan SL- 02 nguyên giá 850 triệu đồng, khấu hao trên 797 triệu đồng và chỉ còn giá trị khoảng 53 triệu đồng….

Tàu cuốc được đầu tư ban đầu có máy sản xuất ở Trung Quốc, phần vỏ do Viện Khoa học công nghệ tàu thủy thiết kế – đóng mới năm 2006, có giá trị ban đầu gần trên 2,4 tỷ đồng nhưng đến thời điểm này đã khấu hao hết 2,3 tỷ đồng và giá trị còn lại chỉ gần… 154 triệu đồng.

Dây chuyền tàu cuốc được đầu tư hơn 7,1 tỷ đồng, sau 8 năm nằm bờ chỉ còn giá trị 562 triệu đồng
Dây chuyền tàu cuốc được đầu tư hơn 7,1 tỷ đồng, sau 8 năm nằm bờ chỉ còn giá trị 562 triệu đồng

Theo đó, tất cả thiết bị trong dây chuyền đều đã bị hư hỏng nghiêm trọng và giảm giá trị rất nhiều. Ví dụ như phần máy của tàu lái không hoạt động được do hỏng trục cơ, xéc măng, piston, xi lanh bị mài mòn, hệ thống điện bị chập cháy.

Sau 8 năm, tại phiên đấu giá được tổ chức vừa qua, HTX vận tải CP Mùa Xuân (tỉnh Nam Định) đã trúng đấu giá với tổng số tiền 562 triệu đồng.

Trả lời Báo Giao thông Vận tải về việc vì sao không bán đấu giá sớm hơn để giảm thiệt hại cho Nhà nước, ông Trần Văn Cừu – Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (thời gian đó chưa giữ chức Cục trưởng) cho biết, dây chuyền này nằm trong dự án nâng cấp tuyến đường thủy nội địa Hải Phòng – Sơn La, thuộc dự án nguồn vốn trong nước, do Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1 xin cấp. Hiện đơn vị này đang làm các thủ tục để chuyển sang công ty cổ phần nên cần thanh lý dây chuyền này.

“Phương tiện được đóng mới nên lỗi là của “ông” thiết kế. Hồi đó chỉ sau khi thi công thử đã thấy không hiệu quả, dây chuyền phải đắp chiếu, nhưng không ai dám đề xuất thanh lý vì tâm lý ai cũng sợ”, ông Cừu nói.

Tàu ma Vinashin, Vinalines

Dây chuyền phương tiện nạo vét đường thủy tiền tỷ đã được thanh lý như bán sắt vụn nhưng đây cũng là “mơ ước” của những con tàu ma Vinashin, Vinalines.

Theo đó, đã hơn nửa thập kỷ trôi qua, tại khu vùng nước hòn Cặp Bè, thuộc phường Bạch Đằng (TP.Hạ Long) luôn chình ình 9 con tàu vận tải của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin được đóng mới tổng giá trị trăm tỷ đồng gần như  chưa từng đưa vào sử dụng do làm ăn thua lỗ và không có khả năng chi trả lãi vay ngân hàng.

Trước dư luận phản ánh, UBND tỉnh Quảng Ninh, vào trung tuần tháng 11/2013, đã ra văn bản yêu cầu phía chủ tàu và chính quyền TP Hạ Long sớm có biện pháp, khẩn trương giải tỏa ngay các con tàu trên đang làm xấu cảnh quan bên bờ vịnh Hạ Long.

Không nên thả xuống biển để nuôi tôm cá mà nên bán sắt vụn
Tàu ma của Vinashin, Vinalines mòn mỏi chờ bán sắt vụn

Từng trao đổi trên Đất Việt, ông Hoàng Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định: “Nếu tàu của thành phố thì chúng tôi xử lý được ngay, nhưng đây là tàu của Vinashin, tự nhiên mang đến để ở đó, chính quyền đã có nhiều cuộc làm việc, cũng như văn bản yêu cầu di chuyển, nhưng hiện nay công ty đó vẫn không chịu di chuyển, gây khó khăn, làm xấu cảnh quan của Vịnh Hạ Long”.

Ông Hoàng Quang Hải cho biết, phải trục vớt những con tàu đó lên, rồi xem những máy móc nào còn dùng được thì tiếp tục sử dụng, phần nào không dùng được thì chúng ta có thể bán sắt vụn.

Thực tế, việc nhập những con tàu cũ, có “tuổi cao” từng diễn ra, tình trạng kỹ thuật kém không thể nhổ neo đã được đại diện ngành vận tải hàng hải Việt Nam thừa nhận.

Cụ thể từ năm 2006, Vinashin đã để Tổng Cty CNTT Nam Triệu nhận bàn giao tàu Bạch Đằng Giang từ Cty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương với giá trị khoảng 155 tỷ đồng nhưng tàu vẫn không thể nhổ neo do đã hư hỏng.

Trong năm 2006 và 2007, Cty TNHH một thành viên Vận tải Viễn Dương thuộc Vinashin mua 10 tàu vận tải biển số tiền 3.136 tỷ đồng (gần 200 triệu đô la). Số tàu này đều có tuổi đời trên 15 năm.

Với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines, giai đoạn 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.005 DWT với tổng số vốn đầu tư là 22.853 tỷ đồng.

Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu (chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam. Thậm chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài.

Đầu năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng.

Hà Anh 

@DatViet

 

Việt Nam tiến chậm, các đối thủ bay nhanh

 Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu cho thấy Việt Nam tiếp tục thăng hạng. Tuy nhiên, các nước cùng khu vực lại có tốc độ cao và thành quả cải cách được ghi nhận lớn hơn Việt Nam nhiều.

Rồng, hổ… tung cánh

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) 2014-2015. Điểm sáng trong báo cáo lần này không phải thuộc về nhóm các nước mới nổi mà thuộc về một góc trong khu vực năng động châu Á – Thái Bình Dương.

Một điểm nổi bật là các nước Đông Nam Á tăng khá ấn tượng với Philippines tăng 7 bậc lên vị trí 52; Thái Lan lên 6 bậc lên vị trí thứ 31; Malaysia tăng 4 bậc lên vị trí 20; Indonesia tăng 4 bậc lên vị trí thứ 34 và Việt Nam tăng 2 bậc lên vị trí 68. Singapore tiếp tục duy trì vị trí thứ á quân trong bảng xếp hạng tổng 144 nước trên toàn thế giới.

Nổi bật nhất có lẽ là Philippines. Đây là nền kinh tế có nhiều sự tiến bộ nhất kể từ năm 2010. Đất nướcliên tục phải đối mặt với siêu bão có thể quét đi hàng chục tỷ USD dường như đã chứng minh cho các nỗ lực của người dân nước này cũng thành quả của Tổng thống Aquino trong cải cách phục vụ phát triển.

GCI, WEF, 2014, năng-lực-cạnh-tranh, Việt-Nam, ASEAN
Các nước cùng khu vực có tốc độ cao và thành quả cải cách được ghi nhận lớn hơn Việt Nam nhiều.

Thái Lan, trong khi đó, đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng vẫn vững vàng tăng 6 bậc lên vị trí thứ 31 trong bảng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Điều khiến nhiều người giật mình là cuộc khủng hoảng kéo dài mà kết cục là thêm một lần quân đội đảo chính hồi tháng 5 và vẫn đang nắm giữ chính quyền cho đến nay đã không làm nền kinh tế này đảo lộn. Nền kinh tế vẫn vận hành tốt cho dù nhiều khi chính phủ bị tê liệt.

Sức cạnh tranh của Malaysia và Indonesia tăng trưởng ổn định trong khi Singapore đánh bại hầu hết các đối thủ lớn khác để giữ vững vị trí á quân của mình. Singapore tiếp tục chứng tỏ vẫn là một trong những nền kinh tế đầu tàu. Dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và trước đó là huyền thoại Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành mãnh hổ thần kỳ tại châu Á, vượt qua cả Hong kong, Đài Loan và Nam Triều Tiên.

Cũng trong báo cáo ngày 3/9 của WEF, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 2 bậc so với năm ngoái từ 70 lên vị trí thứ 68 trong tổng số 144 nền kinh tế sau khi đã tăng 5 bậc trong năm liền trước và hiện xếp thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Nỗ lực và thách thức của Việt Nam

Xét về thứ hạng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện trong 2 năm vừa qua. Tuy nhiên, chỉ số GCI của Việt Nam không được cải thiện trong kỳ đánh giá lần này, vẫn là 4,2/7 điểm. Và trong các năm trước đó, Việt Nam đã bị tụt khá nhiều bậc từ vị trí 59/139 năm 2010 xuống 65/142 trong năm 2011, so với vị trí 68/144 hiện nay.

Một điểm đáng lưu tâm là mặc dù nằm trong khu vực năng động châu Á Thái Bình Dương nhưng tính trong 4-5 năm qua, năng lực cạnh tranh của Việt Nam không có cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng chung trên thế giới.

GCI, WEF, 2014, năng-lực-cạnh-tranh, Việt-Nam, ASEAN
Việt Nam đang quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.

Trong khu vực, Việt Nam vẫn đứng trên Lào (92), Campuchia (94), Myanmar (134), Đông Timor (136) và rộng hơn ở châu lục là Nepal (102), Bhutan (103), Bangladesh (109)…

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trực tiếp với nhóm các nền kinh tế đứng ngay trên Việt Nam trong khu vực là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, thì ngày càng có khoảng cách rộng.

Việt Nam ngày càng bị các nước này bỏ xa do tốc độ cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam chậm hơn rất nhiều so với các nền kinh tế cùng khu vực. Chỉ xét trong lần xếp hạng này, Việt Nam tăng được 2 bậc thì Philippines tăng 7 bậc, Thái Lan tăng 6 bậc, Malaysia và Indonesia tăng 4 bậc. Đó là chưa kể đến việc các nước này đã cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh của mình trong nhiều năm trước đó và đang vấp phải những ngưỡng cản nhất định.

Xét kỹ báo cáo của WEF có thể thấy, xếp hạng của Việt Nam năm nay được cải thiện cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường lao động, môi trường kinh doanh và quy mô thị trường. Ở chiều ngược lại, các tiêu chí như chống tham nhũng, trình độ công nghệ, các yếu tố sáng tạo của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và giáo dục – đào tạo bậc cao … ở mức rất thấp.

Một điểm cũng được WEF đưa ra là lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Việt Nam vẫn dễ tổn thương (xếp thứ 90). Đây là lĩnh vực mà Việt Nam đã chú trọng giải quyết, nhất là vấn đề tỷ lệ nợ xấu quá cao. Tuy nhiên, đây là việc không thể xử lý một sớm một chiều bởi nguồn lực để giải quyết cho khối nợ khổng lồ được tích tụ từ cả chục năm trước.

Trên thực tế, nguy cơ tiến chậm, mất lợi thế năng lực cạnh tranh so với các nhiều nước trong khu vực đã được nhắc đến khi so sánh năng suất lao động thấp đến đáng ngạc nhiên của Việt Nam so với Singapore, Malaysia… hay khi nói đến hạ tầng yếu kém hay thủ tục hành chính rườm rà. Đó là còn chưa nói tới thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ bằng khoảng 20% so mức thu nhập tương ứng với các vị trí xếp hạng mà Việt Nam đang có.

Có thể thấy, Việt Nam đang quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh như những cải thiện về thủ tục thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… gần đây. Tuy nhiên, những cải cách này vẫn đang trong quá trình thực hiện và kết quả vẫn còn ở phía trước.

Sự tăng tốc của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ vừa qua là đáng khâm phục. Tuy nhiên, phép màu của Việt Nam liệu có tiếp tục hay không có lẽ phụ thuộc nhiều vào những nỗ lực cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Đó luôn luôn là thách thức.

Mạnh Hà

@ Vef.vn