Trần Đông Phong
Sau khi người Nhật lật đổ người Pháp tại Đông Dương vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Vua Bảo Đại
tuyên bố hủy bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình nhà Nguyễn đã bị ép buộc phải ký kết với
nước Pháp hồi thế kỷ thứ 19 và lần đầu tiên kể từ khi bị người Pháp đô hộ, một vị hoàng đế Việt Nam
được quyền thành lập một chính phủ mà không hề bị sự chi phối hay chỉ thị nào của viên khâm sứ người
Pháp tại Huế hoặc viên toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội.
Hơn một tháng sau ngày Nhật đảo chánh người Pháp, ngày 17 tháng 4 năm 1945, Hoàng Đế Bảo Đại đã
tấn phong một nội các gồm tất cả là 11 người do học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Nội các này là
chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, tuy nhiên lại rất là vắn số vì chỉ hơn 3 tháng sau thì Thủ
Tướng Trần Trọng Kim từ chức rồi thì sau đó Hoàng Đế Bảo Đại cũng thoái vị.
Ngay từ hồi năm 1945 và cả cho đến sau này, có nhiều dư luận nói rằng Hoàng Đế Bảo Đại đã mời ông
Ngô Đình Diệm làm thủ tướng nhưng ông Diệm từ chối, do đó mà cuối cùng thì Vua Bảo Đại phải mời
cụ Trần Trọng Kim đảm nhiệm chức vụ này.
Trước đây, Cựu Hoàng Bảo Đại không hề chính thức nói gì về vấn đề này và trước năm 1963, khi còn
sinh tiền, ông Ngô Đình Diệm cũng không bao giờ đề cập đến chuyện này một cách công khai, do đó mà
việc ông Ngô Đình Diệm có từ chối lời mời của Vua Bảo Đại hay không vẫn còn có nhiều khúc mắc.
Vua Bảo Đại có mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng hay không?
Ông Ngô Đình Diệm có từ chối không nhận lời mời này hay không?
Đâu là sự thật?
Bảo Đai: Có Mời Ông Diệm Hai Lần
Muốn biết rõ sự thật về vấn đề này, thiết tưởng người có đủ thẩm quyền hơn hết để trả lời cho câu hỏi
này thì không ai khác hơn là chính ông Bảo Đại. Trong suốt thời gian từ sau ngày tuyên bố thoái vị vào
tháng 8 năm 1945 cho đến sau ngày bị Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để
truất phế ông khỏi chức vụ quốc trưởng của Quốc Gia Việt Nam vào ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông
Bảo Đại không hề tuyên bố điều gì về chuyện này. Tuy nhiên, 35 năm sau ngày bị truất phế, Cựu Hoàng
Bảo Đại đã cho xuất bản một cuốn hồi ký mang tên là Con Rồng Việt Nam vào năm 1990 trong đó ông
có kể lại rất nhiều chuyện trong suốt thời gian ông làm Hoàng Đế trước năm 1945 và làm Quốc Trưởng
cho đến năm 1955.
Trong cuốn hồi ký này, Cựu Hoàng Bảo Đại đã cho biết về chuyện có mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ
tướng hồi năm 1945 như sau: Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, chính phủ Pháp không còn nữa. Lính Nhựt
chiếm đóng hết các công sở. Không có phương tiện giao thông liên lạc gì hết, tôi trở thành cô lập hoàn
toàn với bên ngoài.Thế là tôi bị đặt trong tình trạng trống rỗng ghê gớm.
Những tin tức mà tôi thu lượm được về các nơi trong nước lại còn mơ hồ hơn nữa. Chính viên Đại sứ
Yokoyama báo cho tôi biết sự bắt giam Đô Đốc Decoux và toàn bộ tham mưu của đô đốc ở Sài Gòn.
Một số đồng bào tôi, từ nhiều tháng hay nhiều năm trước, vẫn nhằm vào lá bài Nhựt Bản, bỗng sống
trong những giờ phút huy hoàng. Không đếm xỉa gì đến tình hình quốc tế, vốn dạy ta điều thận trọng
hơn, họ lao đầu thục mạng vào sự thâu đoạt được quốc gia, hoan hô sự giải phóng này do Nhựt đem cho.
Vậy thì cần nhứt là phải nắm ngay lấy số người này mà lèo lái họ như điều mà Đại Sứ Nhựt Yokoyama
đã nói bóng gió trước đây. Trong óc tôi, người tiêu biểu nhứt trong số này là Ngô Đình Diệm. Ông ta
đang ở Sài Gòn. Tôi biết ông ta đang có liên lạc với người Nhựt và sự có mặt của ông ta sẽ giúp tôi mọi
sự dễ dàng với nhà cầm quyền Nhựt. Tôi liền cho vời đại sứ Nhựt tới để nói cho biết ý định của tôi và
yêu cầu đại sứ Nhựt làm mọi cách để Ngô Đình Diệm có thể tới kinh đô Huế gặp tôi ngay. Đại Sứ
Yokoyama nhận lời và đoan kết với tôi là sẽ cố gắng tìm gặp ông ta. Ngày 19 tháng 3 năm 1945, tôi báo
cho Phạm Quỳnh biết tôi sẽ tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Ý thức được tình thế, Phạm
Quỳnh liền đệ đơn xin từ chức tập thể của cả nội các.
Ba tuần lễ trôi qua mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đình Diệm ở đâu. Trước thúc giục ngày càng khẩn thiết
của tôi, Đại sứ Yokoyama trả lời là chưa thể tìm thấy vị thủ tướng được chỉ định này. Sự chậm trễ làm
tôi suy nghĩ. Người Nhựt rất thành thạo những sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Cơ quan tình báo của họ rất
đắc lực và họ biết chỗ và biết cách tìm thấy nhân vật này. Về sau tôi biết, qua lời nói của Đại sứ
Yokoyama là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của chính phủ Nhựt. [1]
Như vậy thì Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết là ông đã nhờ Đại sứ Yokoyama chuyển lời mời của ông đến
ông Ngô Đình Diệm lúc đó đang sống ở Sài Gòn dưới sự che chở của người Nhật và ba tuần lễ sau đó
thì lại thúc giục ông đại sứ Nhật thêm một lần nữa nhưng vẫn không thấy tăm hơi ông Diệm. Sau cùng,
vì không thể nào chờ đợi lâu hơn nữa cho nên ông Bảo Đại đã mời ông Trần Trọng Kim, lúc đó đang có
mặt ở Huế, làm thủ tướng.
Trần Trọng Kim: Nên Mời Ông Diệm
Cụ Trần Trọng Kim là một nhà giáo, đã từng giữ chức vụ Thanh Tra Học Chánh Bắc Kỳ và đã về hưu trí
vào năm 19ø42. Ngoài công việc dạy học, cụ Trần Trọng Kim còn là một học giả được nổi tiếng trên
khắp nước về đức độ và tài năng, nhất là trong các lãnh vực giáo dục, triết học, văn học và sử học…
Những tác phẩm của cụ còn để lại như bộ Việt Nam Sử Lược, Nho Giáo, Đường Thi v.v. rất được nôåi
tiếng không những trong nước mà còn cả ở hải ngoại, không những từ trước năm 1945 mà cho cả đến
ngày nay.
Sau khi về hưu trí thì vào cuối năm 1943, người Nhật báo tin cho cụ biết rằng mật thám của người Pháp
sắp sửa bắt cụ và họ đã bí mật đưa cụ trốn vào Sài Gòn. Sau đó vào tháng Giêng năm 1944, người Nhật
lại đưa cụ sang trú ẩn ở Singapore cùng với các cụ Dương Bá Trạc, Trần Văn Ân. Ít lâu sau đó, người
Nhật đưa cụ sang Bangkok và đến cuối tháng 3 năm 1945 thì cụ được đưa về Sài Gòn.
Trần Trọng Kim không phải là một con người chính trị và cũng không hề được quen biết gì với Vua Bảo
Đại, cho nên cụ rất ngạc nhiên khi thấy tên cụ trong số những người được vua Bảo Đại mời về Huế để
tham khảo ý kiến, huống hồ được mời làm thủ tướng.
Trong cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi, cụ Kim cho biết rằng vào cuối tháng 3 năm 1945 thì cụ được đưa
bằng phi cơ từ Bangkok về Sài Gòn và đã được viên Trung tướng Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Nhật
Bản (chú thích của người viết: theo cụ Trần Quốc Anh, tác giả cuốn Ký Sự Đềnh Đoàng thì viên tướng
này tên là Trung Tướng Kawamura) cho biết rằng:
… ông Phạm Quỳnh và các ông thượng thư cũ đã từ chức cả rồi. Vua Bảo Đại điện mời những người này
về Huế để hỏi ý kiến.
Trung Tướng đưa cho tôi xem tờ giấy kê tên những người ấy là ông Hoàng Trọng Phu, Vũ Ngọc Oánh,
Trịnh Bá Bích, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Cẩm và tên tôi mà lại không thấy tên ông Ngô Đình Diệm.
Tôi lấy làm lạ sao lại có tên tôi đứng vào đấy.
Tôi nói với Trung tướng rằng: Tôi không có hoạt động gì và không có phe, đảng nào cả. Gọi tôi về Huế
không có ích lợi gì. Xin cho tôi ra Hà Nội thăm nhà và uống thuốc. Lúc ấy tôi còn đau, người gầy ốm,
chỉ mong về nhà yên nghỉ, dưỡng bệnh.
Trung tướng nói: Đó là ý của Vua Bảo Đại muốn hỏi ông về việc lập chính phủ mới, ông cứ ra Huế rồi
sẽ biết.
3
Tôi thấy trong những người được gọi về Huế có tên ông Hoàng Xuân Hãn, tôi quen lâu, có thể rõ sự
tình, vả lại ra Huế rồi ra Hà Nội cũng một con đường. Tôi bèn nhận lời ra Huế…
Cụ Trần Trọng Kim cho biết trong khi chờ đợi phương tiện ra Huế bằng xe lửa, cụ tạm trú tại nhà ông
Tùng Hạ là giám đốc Dainan Koosi, tức là Đại Nam Công Ty và cụ đã gặp ông Ngô Đình Diệm tại đó:
…Tôi nghĩ bụng ông Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Xuân Chữ là hai người Tư Lệnh Bộ Nhật đã chú ý
lâu ngày và các ông ấy lại có tổ chức và đảng phái, sao người Nhật lại không nói gì hết? Đang nghĩ ngợi
như thế thì chợt thấy ông Diệm đến. Ấy là lần đầu tôi gặp mặt ông Diệm vì trước tôi chỉ nghe nói thôi
chứ không bao giờ gặp. Ông Diệm hỏi tôi: Cụ mới về đây à? Cụ có biết tin gì không? Tôi đáp: Tôi mới
về, chưa biết gì cả, chắc có tin gì thì ông biết trước tôi. Người Nhật lạ quá, họ chẳng cho chúng tôi biết
gì cả. Tôi vừa thấy trong Tư Lệnh Bộ nói ở Huế các bộ thượng thư đã từ chức rồi. Vua Bảo Đại gọi ông
Hoàng Trọng Phu vào bàn việc lập chính phủ mới.
Ông Diệm nói: Thế à! Sao người Nhật không cho tôi biết?
Ngồi nói chuyện qua loa vài câu rồi ông Diệm đứng dậy nói: Tôi phải vào Tư Lệnh Bộ có chút việc,
sáng sớm mai tôi lại về Vĩnh Long. [2]
Cụ Trần Trọng Kim cho biết sau đó đến ngày 2 tháng 4 năm 1945, cụ đã được người Nhật đưa ra Huế
bằng xe lửa và đã được yết kiến Vua Bảo Đại:
Từ trước tôi không biết Vua Bảo Đại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình
như Ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm 7 tháng 4 năm 1945, tôi vào yết
kiến, thấy Ngài có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đứng đắn. Ngài nói:
Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta để quân Nhật đánh
đổ, vậy những điểu trong Hiệp Ước 1884 không có hiệu quả nữa nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp
ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.
Tôi tâu rằng: Việc lập chính phủ, Ngài nên dùng người đã dự định từ trước, như Ngô Đình Diệm chẳng
hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt
động về chính trị, tôi xin Ngài cho tôi về nghỉ.
Ngài nói: Trẫm có điện gọi cả Ngô Đình Diệm về, sao không thấy về?
Tôi tâu: Khi tôi qua Sài Gòn, có gặp ông Ngô Đình Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì
cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng? Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin Ngài cho ra
Bắc.
Ngài nói: Vậy ông hãy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.
Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm và có mấy người như bọn ông Hoàng Xuân Hãn đều bảo tôi ở lại. Tôi chờ đến
gần 10 ngày. Cách độ ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông Tối cao Cố vấn Nhật (Yokoyama) xem có tin tức gì
về ông Diệm chưa. Trước thì Cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về
được. Đó là lời Tối cao Cố vấn chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.
Vua Bảo Đại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.
Ngài nói:
Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ
ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhậït bảo mình bất lực, tất họ lập cách
cai trị theo thể lệ nhà binh (quân phiệt) rất có hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập một chính
phủ để lo việc nước.
Tôi thấy Vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng:
Nếu vì quyền lợi riêng, tôi không dám nhận chức vụ gì cả, song Ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì
dù sao tôi củng cố hết sức. Vậy tôi xin Ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu
lại… [3]
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Cụ Trần Trọng Kim đã trình lên Vua Bảo Đại một nội các gồm có 11 người:
-Trần Trọng Kim, Giáo sư: Nội Các Tổng Trưởng (Thủ Tướng).
-Trần Đình Nam, Y sĩ: Nội Vụ Bộ Trưởng.
4
-Trần Văn Chương, Luật sư: Ngoại Giao Bộ Trưởng.
-Trịnh Đình Thảo, Luật sư: Tư Pháp Bộ Trưởng.
-Hoàng Xuân Hãn, Toán học Thạc sĩ: Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng.
-Vũ Văn Hiền, Luật sư: Tài Chánh Bộ Trưởng.
-Phan Anh, Luật sư: Thanh Niên Bộ Trưởng.
-Lưu Văn Lang, Kỹ sư: Công Chính Bộ Trưởng.
-Vũ Ngọc Anh, Y Khoa Bác Sĩ: Y Tế Bộ Trưởng.
-Hồ Tá Khanh, Y Khoa Bác Sĩ: Kinh Tế Bộ Trưởng.
-Nguyễn Hữu Thi, cựu Y sĩ: Tiếp Tế Bộ Trưởng.
Chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và đã quy tụ được những
bậc nhân tài được xem là nổi tiếng và có nhiều uy tín nhất vào thời đó.
Như vậy thì theo cụ Trần Trọng Kim, khi được Vua Bảo Đại mời làm thủ tướng, cụ viện cớ tuổi già sức
yếu và không hoạt động về chính trị cho nên đã đề nghị với nhà vua nên mời ông Ngô Đình Diệm. Vua
Bảo Đại cho biết đã đánh điện mời ông Diệm về Huế và Cố vấn Tối cao của Nhật là ông Đại sứ
Masayuki Yokoyama cũng cho biết lần đầu rằng chưa biết ông Diệm ở đâu và lần thứ nhì thì nói rằng
ông Diệm bị đau chưa về được. Vì đợi mãi cũng không thấy ông Diệm về cho nên Vua Bảo Đại sốt ruột
và một lần nữa lại yêu cầu cụ đứng ra lập chính phủ để lo việc nước và cuối cùng thì vì nghĩa vụ cụ phải
nhận lời đứng ra thành lập chính phủ.
Nhận xét về việc người Nhật không sốt sắng tìm ông Ngô Đình Diệm để đưa về Huế thành lập chính
phủ, như đã nói ở đoạn trên, ông Bảo Đại cho biết rằng:
Về sau tôi biết, qua lời nói của Đại sứ Yokoyama, là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của chính
phủ Nhựt.
Cụ Trần Trọng Kim thì cũng có nhận xét về chuyện đó như sau:
Cho đến ngày nay, tôi vẫn chưa hiểu rõ tại sao bọn ông Diệm* là người của Cường Để ủy quyền cho tổ
chức việc lậäp chính phủ khi có đảo chánh ở Đông Dương và lại có một số người Nhật Bản ủng hộ mà
chính phủ Nhật lại bỏ rơi. Chỉ có một cách giải thích cái thái độ ấy là những người Nhật cầm quyền lúc
đó, sau khi đánh quân Pháp rồi họ sợ đem Cường Để về thì có điều bất tiện, để vua Bảo Đại thì về
đường chính trị lại có lợi hơn. Đã không dùng quân cờ Cường Để thì tất nhiên phải để bọn ông Diệm ra
ngoài cuộc. Đó là theo ý tôi hiểu, còn lẽ gì khác nữa thì tôi không biết… [4]
Ông Ngô Đình Diệm
Vào năm 1945, ông Ngô Đình Diệm là một nhân vật như thế nào mà lại được học giả Trần Trọng Kim
mấy lần tiến cử với Vua Bảo Đại để làm thủ tướng, là một nhân vật như thế nào mà lại được Vua Bảo
Đại hai lần nhờ người Nhật đi tìm đưa về Huế để đảm nhận chức vụ thủ tướng và là một nhân vật như
thế nào mà người Nhật lại không muốn đưa ông về Huế để làm thủ tướng?
Ông Ngô Đình Diệm là con của Thượng Thư Ngô Đình Khả, người đã được dân chúng rất kính trọng vì
đã chống lại việc người Pháp truất phế và đày vua Thành Thái sang đảo Réunion qua câu vè: Đày Vua
không Khả, đào mả không Bài. Theo sử gia Phạm Văn Sơn trong cuốn Việt Sử Toàn Thư xuất bản tại
Sài Gòn vào năm 1960 thì Màn cuối của triều đại Thành Thái đã kết thúc ở việc các quan vào lạy nhà
vua và đệ trình một tờ biểu yêu cầu Ngài thoái vị. Tờ biểu này đã có đầy đủ chữ ký của họ. Riêng ông
Ngô Đình Khả không chịu ký vào tờ biểu mặc dù có sự đe dọa của Pháp và bè lũ vong nô, cho nên sau
này từ cưả miệng sĩ phu Trung Phần có câu: Phế Vua Không Khả.
5
Ông Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 tại Huế, tốt nghiệp trường Hậu Bổ (tương tự như trường Hành
chánh) vào năm 1922, sau đó được giữ những chức vụ như tri huyện, tri phủ (quận trưởng), Quản Đạo
Đà Lạt và Tuần Vũ Ninh Thuận (tương đương với chức vụ tỉnh trưởng) và đến năm 1933 được bổ nhiệm
làm Thượng thư Bộ Lại, tức là người đứng đầu Lục Bộ, tương đương với chức vụ thủ tướng thời đó của
triều đình nhà Nguyễn. Nhưng chỉ có mấy tháng sau ông đã từ chức lui về trí sĩ để phản đối thực dân
Pháp đã không chịu thi hành đúng theo tinh thần của bản Hiệp định Patenôtre ký kết vơiù triều đình Huế
vào năm 1884, nhờ đó ông đã được cảm tình của đa số quần chúng, nhất là tại Miền Trung và Miền Bắc.
Theo dư luận hồi đó thì một thời gian trước ngày người Nhật đảo chánh, vào khoảng giữa năm 1944,
mật thám (công an) của người Pháp ở Huế dự định bắt giam ông Ngô Đình Diệm, tuy nhiên Hiến Binh
(công an) của người Nhật biết được tin đó cho nên đã cứu ông Diệm và đưa ông vào Đà Nẵng bằng xe
hơi rồi sau đó bí mật đưa ông vào ẩn náu tại Sài Gòn và Vĩnh Long. [5] Tuy nhiên, theo cụ Trần Quốc
Anh, một nhân vật có rất nhiều liên hệ với Vua Bảo Đại, Thượng Thư Phạm Quỳnh, Hoàng thân Vĩnh
Cẩn, ông Ngô Đình Diệm, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một số các nhà cách mạng Việt Nam hồi đó như
ông Trần Văn Ân, cụ Trần Trọng Kim v.v. và cả người Nhật, sau năm 1945 đi theo kháng chiến chống
Pháp, thì chuyện ông Ngô Đình Diệm bị mật thám định bắt giữ lại chỉ là một âm mưu của người Nhật:
Tôi theo dõi hoạt động của lãnh sự Nhật và Hiến Binh Nhật ở Huế thì hai cơ quan này thúc giục ông
Ngô Đình Diệm phải đi ngay vào Sài Gòn để đợi thời cơ, nhưng hình như ông Diệm vẫn ngần ngại
không dám đi cho nên Hiến Binh Nhật mới giả tạo một vụ Liêm Phóng Pháp vây bắt Diệm.
Hôm ấy, hình như vào ngày 12 hay 13 tháng 7 năm 1944, vào buổi trưa, mấy tên tình báo của Nhật giả
làm nhân viên Liêm Phóng Pháp vây quanh nhà Diệm và bắn vào mấy phát súng sáu, thế là ông Diệm
vội vàng quàng áo dài trắng chạy sang nhà Ishida. Sau này người không biết sự thật cứ cho rằng Liêm
Phóng Pháp vây bắt Ngô Đình Diệm chứ thật ra Hiến Binh Nhật giả tạo cuộc vây bắt để ông Diệm sợ
mà trốn vào Sài Gòn vì Hiến Binh Nhật sửa soạn lá bài Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại. Liền xế trưa
hôm ấy, xe HiếnBinh Nhật trùm kín đưa ông Diệm vào Tourane (Đà Nẵng) rồi sau đưa vào Sài Gòn.
Đến Sài Gòn, Diệm ở chung phòng với Kuga và cụ Nguyễn Xuân Chữ. Nhưng ông Diệm không hề biết
việc được đưa vào Sài Gòn là để cho cơ quan Ngoại giao và Hiến Binh Nhật yên trí về lá bài Ngô Đình
Diệm.
Nhật muốn dùng Ngô Đình Diệm như Uông Tinh Vệ bên Trung Hoa và vua Pu Yi (Phổ Nghi) bên Mãn
Châu làm bù nhìn cho chính sách cai trị của Nhật. Ngô Đình Diệm ở đó cho đến sau ngày 9 tháng 3 năm
1945 để đợi điện văn mời ra lãnh đạo và mãi cho đến khi nội các TrầnTrọng Kim thành lập xong thì Bộ
Tổng Tư Lệnh Nhật mới để cho ông Diệm được tự do muốn đi đâu thì đi [6]
Sau khi Nhật Bản đảo chánh người Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Vua Bảo Đại dự định mời ông
Ngô Đình Diệm làm thủ tướùng nhưng lúc bấy giờ ông Diệm đang bị kẹt ở Sài Gòn. Lúc bấy giờ tình
thế đang ở vào giai đoạn cuối cùng của trận Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đang gia tăng các hoạt động
quân sự chống lại quân Nhật tại Á Châu nhất là dùng phi cơ oanh tạc các nơi đồn trú cũng như là các
trục lộ và phương tiện giao thông trong đó có cả Đông Dương do người Nhật chiếm đóng, vì vậy sự liên
lạc bằng đường bộ giữa Hà Nội, Huế và Sài Gòn vô cùng khó khăn, ngay đến cả vua Bảo Đại cũng
không có đủ phương tiện để liên lạc với các địa phương, do đó mà nhà vua đã phải nhờ đến Đại sứ Nhật
Yokoyama chuyển thư mời ông Ngô Đình Diệm về Huế để làm thủ tướng vì chỉ có người Nhật mới có
máy bay và máy vô tuyến điện để liên lạc mà thôi.
Đại sứ Yokoyama đã nhận lời nhưng hai lần vua Bảo Đại yêu cầu mà ông Ngô Đình Diệm, lúc đó đang
ở Sài Gòn, lúc đó vẫn thường lui tới thường xuyên tại văn phòng của ông Tùng Hạ, giám đốc công ty
Dainan Koosi mà ai cũng đều biết đó là cơ sở của tình báo Hải Quân Hoàng Gia Nhật tại Việt Nam, lại
không hề nhận được lời mời của ông Bảo Đại.
6
Đại sứ Yokoyama có tìm cách chuyển thư của Vua Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm hay không? Sau
này, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho biết ông đại sứ Nhật Jean-Marie Yokoyama tuy là người Nhật nhưng
nói tiếng Pháp như là người Pháp và có vợ là người Thụy Sĩ, ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp
và rất trọng chữ tín, tuy nhiên vào thời gian đó thì quyền hành thực sự lại nằm trong tay viên tướng
Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhật ở Đông Dương cho nên dù ông Yokoyama có thật tâm muốn chuyển thư
cho ông Diệm nhưng mà ông lại phải nhờ đến quân đội để làm việc đó, do đó việc bức thư này có được
chuyển đi hay không đều do quân đội Nhật quyết định.
Theo ông Nguyễn Trân, một đồng chí của ông Ngô Đình Diệm vào thời đó, thì không những vua Bảo
Đại chỉ mời ông Ngô Đình Diệm hai lần mà đến những ba lần:
Với việc ông trả ấn từ quan, ông Ngô Đình Diệm gây một tiếng vang lớn trong giới sĩ phu trong nước,
khi mà các bậc tiền bối cách mạng như hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu lần lượt khuất bóng.
Nhiều người theo ông Ngô Đình Diệm và bị Pháp bắt…
Sau cuộc đảo chánh (ngày 9 tháng 3 năm 1945), Bảo Đại ba lần đánh điện vào Sài Gòn mời chí sĩ Ngô
Đình Diệm về Huế lập nội các, hai lần trước khi Nội các Trần Trọng Kim được thành lập và một lần sau
khi nội các ấy từ chức vào cuối tháng 7 năm 1945. Nhưng các điện tín ấy không được người Nhật trao
lại cho ông Diệm. [7]
Tại sao người Nhật lại cố tình không muốn chuyển lời mời của Vua Bảo Đại và không chịu đưa ông
Ngô Đình Diệm từ Sài Gòn về Huế để đảm nhận chức vụ thủ tướng?
Hồi đó chưa có ai tìm được câu trả lời, tuy nhiên mấy chục năm sau thì mới có người nói rõ về chuyện
này, đó là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, cựu Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật trong nội các Trần Trọng
Kim.
Thạc Sĩ Hoàng Xuân Hãn
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một nhà đại trí thức, một bậc đại nhân tài của nước Việt Nam thời tiền bán
thế kỷ thứ 20 và có thể nói tất cả những thế hệ người Việt Nam sinh từ năm 1930 trở về sau đều không ít
thì nhiều chịu ảnh hưởng của nhà học giả này vì tất cả những người đó đều theo học những chương trình
bậc trung học phát xuất từ Chương Trình Hoàng Xuân Hãn. Chương trình này đã được soạn thảo dưới
sự hướng dẫn của Giáo sư Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật kiêm Chủ
tịch Hội Đồng Cải Cách Giáo Dục trong nội các Trần Trọng Kim vào năm 1945 õ cùng với một nhóm
các nhà trí thức và giáo dục thời đó như các giáo sư Phạm Đình Ái, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Dương
Đôn (Toán), Nguyễn Huy Bảo, Linh Mục Nguyễn Văn Hiền (Triết học), Tạ Quang Bửu (Vật Lý), Ưng
Quả (Pháp văn), Hà Thúc Chính (Anh văn), Ngô Đình Nhu (Sử-Địa), Hoài Thanh, Đào Duy Anh (Việt
văn), Lê Văn Căn, Nguyễn Hữu Quán (Vạn Vật) v.v.
Đặc điểm của Chương trình Hoàng Xuân Hãn là đã dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ thay cho tiếng Pháp
từ hơn nửûa thế kỷ qua và đồng thời cũng thêm vào một số môn học mới như Kinh Tế học, Triết học,
Hán tự và nhất là Lịch sử Việt Nam… Ngay cả sau khi chính phủ Trần Trọng Kim không còn tồn tại
nữa, chương trình Hoàng Xuân Hãn vẫn còn được áp dụng trong toàn quốc. Giáo sư Phạm Đình Ái, sau
này là Thượng Nghị Sĩ dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa và hồi năm 1946 cũng là Giám Đốc Học Chánh
Trung Bộ thời kháng chiến của Việt Minh, cho biết rằng vào thời đo,ù tất cả các trường trung học trong
vùng kháng chiến đều được dạy theo chương trình Hoàng Xuân Hãn.
Trong vùng do Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam kiểm soát thì cũng áp dụng chương trình đó. Người viết
có một thời được may mắn phục vụ dưới quyền Bác Sĩ Phan Huy Quát, vào năm 1949 ông là vị Tổng
Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong chính phủ Nguyễn Văn Xuân. Có lần người viết đã hỏi Bác Sĩ
Quát về chính sách giáo dục hồi đó thì được ông cho biết rằng khi nhận lời mời làm tổng trưởng bộ Giáo
7
Dục, ông đã được Quốc Trưởng Bảo Đại chỉ thị phải Việt Nam hóa chương trình giáo dục và do đó ông
đã lấy chương trình Hoàng Xuân Hãn làm căn bản cho chương trình giảng dạy bậc trung học. Tuy
chương trình này về sau cũng có một vài thay đổi tại Miền Nam Việt Nam, nhưng trên căn bản thì
những nguyên tắc và yếu tố chính thì vẫn không có gì thay đổi mấy.
Theo Nguyễn Q. Thắng, tác giả cuốn sách Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam do Văn Hóa xuất bản tại Hà
Nội vào năm 1994 thì Điều này cũng được Bác sĩ Phan Huy Quát (cựu Bộ Trưởng Giáo Dục chế độ Sài
Gòn) khẳng định: Chương trình trung học năm 1949 vẫn còn giữ căn bản khoa học như chương trình
Hoàng Xuân Hãn. Phần Toán, Lý-Hóa được giảm nhẹ để thêm phần Công dân giáo dục và Ngoại ngữ…
(Thư riêng của Bác sĩ Phan Huy Quát).
Ông Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908 tại làng Yên Hồ, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, cùng quê với ông
Nguyễn Thiếp tức là La Sơn Phu Tử, do đó ông đã lấy tên hiệu là La Sơn Yên Hồ. Lúc thiếu thời, ông
Hoàng Xuân Hãn học chữ Hán và chữ quốc ngữ trong gia đình, sau đó theo học trường Trung Học Vinh
rồi Trường Bưởi ở Hà Nội. Ông đậu bằng Tú Tài II ban Toán của người Pháp vào năm 1928 rồi sau đó
sang Pháp và thi đậu vào cả hai trường được xem như là ưu tú nhất của nước Pháp là Trường Cao Đẳng
Sư Phạm (École Normale Supérieure, rue d’Ulm) và Trường Bách Khoa (École Polytechnique.) Ông
chọn theo học trường Polytechnique và là sinh viên người Việt Nam thứ nhì được trúng tuyển vào học
trường này, người thứ nhất là ông Nguyễn Văn Xuân, tốt nghiệp trường Polytechnique khoảng thập niên
1910, sau này là vị thủ tướng của Chính phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên thời Quốc Trưởng Bảo Đại.
Năm 1932, ông thi vào trường Kỹ Sư Cầu Cống (École des Ponts et Chaussées) và đậu bằng kỹ sư vào
năm 1934. Năm 1935, ông lại học thêm về Toán và đậu cử nhân rồi đến năm 1936 thì đậu bằng Thạc sĩ
Toán Học và sau đó về nước dạy học tại Trường Bưởi tức là Trường Trung Học Chu Văn An sau này tại
Hà Nội…
Năm 1945, ông tham gia vào Chính Phủ Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ
Thuật tuy nhiên sang năm 1946 thì tuy có được mời tham gia chính phủ liên hiệp của Hồ Chí Minh
nhưng ông từ chối. Đến năm 1951, vì nghe tin người Pháp tại Hà Nội dự định bắt giam, ông đã sang
Pháp làm việc về nghiên cứu trong các ngành khoa học, văn hóa, văn chương và nhất là sử học cho đến
khi qua đời tại Paris vào năm 1996, ông đã để lại trên 50 tác phẩm vô cùng giá trị.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là người duy nhất trong chính phủ Trần Trọng Kim có quen biết rất thân thiết
với Vua Bảo Đại, đã có mặt tại Huế trước ngày cụ Trần Trọng Kim nhận lời thành lập chính phủ, có
quen biết với các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Luyện, lại cũng có tiếp xúc nhiều
với người Nhật cho nên ông là một trong những nhân chứng sống thời sau ngày 9 tháng 3 năm 1945.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một nhà giáo dục, một nhà khoa học và cũng là một nhà sử học, do đó ông
có quan niệm rất khách quan trong việc diễn giải cũng như là phê bình về các nhân vật lịch sử. Trong bài
Tựa viết cho cuốn sách Những Hoạt Động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925 của Tiến sĩ Sử học
Thu Trang, Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn đã viết: Muốn phê bình một cách vô tư một nhân vật vì công tâm
mà hành động, thì phải xét họ trong bối cảnh đương thời và so kiến thức họ với kiến thức chung quanh,
rồi đoán trong hoàn cảnh và với kiến thức ấy, hành động như họ có thể thành công hay không, hay là với
tư tưởng khác đương thời có thể làm hơn thế chăng? [8]
Là một nhân chứng, một nhà khoa học, một nhà văn hóa, một nhà sử học, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là
một người rất đáng được tin cậy khi ông kể lại một vài sự kiện lịch sử thời 1945 và một trong những sự
kiện đó là chuyện Vua Bảo Đại có mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng hay không.
G. S. Hoàng Xuân Hãn: Người Nhật Không Muốn Ông Diệm Làm Thủ Tướng
8
Tuy người Nhật ủng hộ ông Diệm, tuy tình báo Nhật giúp cho ông Diệm tránh khỏi bị người Pháp bắt
giữ, tuy ông Diệm là người ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là người đang sống ở Nhật Bản, nhưng
dường như người Nhật ở Đông Dương lại có ý e ngại về ông Diệm, cho nên họ đã đưa cụ Trần Trọng
Kim đang tỵ nạn ở Singapore qua Bangkok, về Sài Gòn rồi về Huế để giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên
của nước Việt Nam sau khi Nhật đảo chánh người Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945.
Trong cuốn Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn Và Tạ Trọng Hiệp cuả Thụy Khuê do Nhà Xuất Bản Văn
Nghệ ấn hành năm 2002, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, cựu Bộ trưởng Giáo Dục trong nội các Trần Trọng
Kim năm 1945, có tiết lộ nhiều chi tiết liên quan đến việc này.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho biết ông là bạn cuả Vua Bảo Đại hồi cả hai người còn học ở bên Pháp và
có quen biết với cả Cụ Trần Trọng Kim lẫn ông Ngô Đình Diệm. Vào tháng 3 năm 1945, sau khi người
Nhật đảo chánh người Pháp thì ông Hoàng Xuân Hãn được Vua Bảo Đại mời từ Hà Nội vào Huế để nhà
vua tham khảo ý kiến và ông đã được mời ở lại ngay trong hoàng cung.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nói rằng khi được mời về Huế để hỏi ý kiến thì dường như tất cả mọi người,
kể cả ông Hãn, ai cũng đều khuyên Vua Bảo Đại nên mời ông Ngô Đình Diệm:
Cái vai trò thì lúc mà làm chính phủ, chúng tôi cũng bàn với nhau nhiều lắm, bởi vì tôi nói thực, cụ Kim
lúc mà nhận lời rồi. Đầu hết cụ không nhận đâu. Ai cũng khuyên Bảo Đại là mời Ngô Đình Diệm vào.
Ngô Đình Diệm được Nhật nó che chở từ trước, mà cũng nhiều người ở Huế họ theo. Hai nữa là làm
việc lúc bấy giờ mà có Nhật nó bằng lòng thì mới làm việc được. Chứ không, nếu mà nó phá thì cũng
khó lắm. Cho nênCụ Kim nói với ông Bảo Đại rằng là cụ không có thể nhận được. Đối với tôi, đối với
Hãn này, cụ vào nói với ông Bảo Đại thế, cứ đưa Ngô Đình Diệm về rồi thì Ngô Đình Diệm lấy người
của ông ta để làm việc. Nhưng sau ông Diệm không về…
Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì Vua Bảo Đại cũng có ý muốn mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ
tướng và đã có viết thư mời ông Diệm về Huế, tuy nhiên Cụ Trần Trọng Kim lại nói cho ông Hãn biết
rằng Cụ mới gặp ông Diệm ở văn phòng Đại Nam Công Ty (Dainan Kosi: Tình báo cuả Hải Quân
Nhật) tại Sài Gòn trước khi Cụ ra Huế: Cụ Kim nói rằng ông Ngô Đình Diệm hỏi cụ đi đâu đấy? thì cụ
trả lời rằng :tôi về Huế vì có giấy cuả ông Bảo Đại mời về để hỏi ý kiến. Rồi Cụ Kim hỏi lại ông Diệm
ông không nhận được giấy cuả ông Bảo Đại mời sao? thì ông Diệm trả lời Không. Không ai mời cảù!
Ông Hoàng Xuân Hãn nói rằng ông Diệm không nhận được giấy mời chứ không phải mời mà ông ấy
không về. Ông lấy làm ngạc nhiên và có ý không bằng lòng: sao mời cụ Kim và các người khác mà
không mời ông ấy! Cụ Trần Trọng Kim cũng lấy làm ngạc nhiên vì Vua Bảo Đại mời nhiều người mà
lại không mời ông Diệm và ông Hoàng Xuân Hãn thì lại càng ngạc nhiên hơn vì Vua Bảo Đại nói với
ông rằng nhà vua đã gởi thư mời ông Diệm.
Lúc bấy giờ người Nhật đã cử ông Jean-Marie Yokoyama Masayuki làm Conseiller Supérieur (Cố Vấn
Tối cao), như là đại sứ, với chức vụ là Cố Vấn cuả Vua Bảo Đại, thực ra thì chức vụ cuả ông Yokoyama
chỉ là một thứ khâm sứ mới cuả người Nhật thay cho viên khâm sứ người Pháp trước đây mà thôi.
Sau khi nghe ông Hoàng Xuân Hãn kể lại việc ông Ngô Đình Diệm nói là không hề nhận được giấy mời
cuả vua Bảo Đại thì ông Bảo Đại rất ngạc nhiên vì nhà vua đã nhờ ông Yokoyama chuyển thư mời đến
ông Ngô Đình Diệm, lúc đó đang được người Nhật bảo vệ. Khi Vua Bảo Đại hỏi ông Yokoyama về việc
đó thì ông Yokoyama trả lời rằng ông ấy đã nhờ Quân Đội Nhật chuyển thư cho ông Diệm đang ở Sài
Gòn. Sau đo, Vua Bảo Đại lại nhờ ông Yokoyama chuyển thêm một lá thư thứ hai mời ông Diệm về
làm thủ tướng và ông Yokoyama lại nhờ quân đội Nhật để chuyển thư này. Hai ngày sau thì đại diện cuả
Quân đội Nhật đến gặp Vua Bảo Đại và nói với nhà vua là ông Ngô Đình Diệm nhờ họ trả lời rằng ông
bị bệnh, không thể về Huế được.
9
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho biết về việc vua Bảo Đại nhờ Đại sứ Yokoyama chuyển thư mời ông Ngô
Đình Diệm như sau: Ông Bảo Đại hỏi ông Yokoyama việc ấy như thế nào. Ông Yokoyama nói có
chuyển thư cho ông Diệm, nhờ binh đội Nhật chuyển cho ông Diệm, nhưng không thể biết gì hơn nữa.
Rồi đến cái thư thứ hai mời về làm thủ tướng, chúng tôi cũng đưa cho bộ đội Nhật nhờ họ chuyển cho.
Không biết ông Diệm trả lời thế nào. Nhưng được hai ngày thì có thư trả lời. Nhà binh Nhật đến nói:
Ông Diệm nhờ họ trả lời rằng ông ốm, ông đau không về được. Thế thôi.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nói thêm rằng Vua Bảo Đại cuống lên và vì Cụ Trần Trọng Kim đang ở Huế
cho nên ông đã níu lấy Cụ Kim: bây giờ có cụ ở đây và cụ là người nhiều tuổi hơn cả. Cụ lại có tiếng từ
trước tới giờ, ai cũng trọng Cụ, vậy thì Cụ tạm lập cho cái nội các. Cụ Kim do dự sau rồi Cụ hỏi ý tôi.
Lúc ấy các anh kia đi vắng cả, chỉ có mình tôi và cụ ở Huế. Tôi khuyên cụ: cái chuyện bất đắc dĩ thì cụ
cũng phải nhận chứ không thể bỏ rơi như thế. Hai nưã, ông Bảo Đại có nói Cụ cũng như mấy người
quốc gia, các anh cứ đòi độc lập, bây giờ Nhật nó cho các anh độc lập thì cứ tuyên bố độc lập, rồi sau
này nó ủng hộ. Mình không làm cái gì thì rồi nó coi mình ra cái gì, ra sao? Đến lúc đó thì cụ nể, và hai
nưã là cái thế không thể từ chối được cho nên cụ đành phải lập nội các. [9]
Sau này, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho biết rằng vào lúc đó, cụ Trần trọng Kim cũng như là những
người đồng ý tham gia nội các của cụ. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là người đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc thành lập nội các Trần Trọng Kim. Trong tập hồi ký Ký Sự Đềnh Đoàng, cụ Trần Quốc
Anh cho biết như sau:
Trước ngày nội các Trần Trọng Kim được thành lập, Ngài (Hoàng Đế Bảo Đại) có bảo anh Hoàng Xuân
Hãn hãy gặp tôi để hiểu rõ tình hình, cho nên thỉnh thoảng anh Hãn với tôi gặp nhau bên bến Phu Văn
Lâu. Tôi nói cho anh Hãn về tư cách người Nhật và những việc gì thuộc về tình hình dân chúng để anh
lập kế hoạch trong nội các, chứ thật ra nội các Trần Trọng Kim là nội các Hoàng Xuân Hãn, cho nên bất
cứ vấn đề gì đưa ra Hội Đồng Nội Các thì đều do anh Hãn lập kế hoạch
Vào đầu tháng 6 năm 1945, tôi biết nhóm ông Diệm thấy chủ không được triệu về làm thủ tướng thì từ
sau khi nội các Trần Trọng Kim thành lập xong, họ cho điều tra xem vì đâu mà mấy lần Yokoyama bên
Cố Vấn phủ can thiệp cũng không đắc lực. Khi họ biết là Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhật ghìm chân
ông Ngô Đình Diệm ở trong trại Petrus Ký (ở Sài Gòn) cho đến khi nội các Trần Trọng Kim lập xong
mới để cho ông Diệm được tự do đi đâu thì đi [10]
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nói rõ hơn về sự thật đằng sau nguyên nhân khiến cho giới lãnh đạo quân sự
Nhật ở Việt Nam đã nhiều lần chống lại ý định của Vua Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ
tướng vào năm 1945 như sau:
Nhưng sau này lúc Nhật thua rồi, Pháp trở lại, ông tướng cựu tổng tư lệnh Quân đội Nhật ở Việt Nam là
Tướng Tsuchi-Hashi Yuitsu, người Việt gọi là Thổ Kiều, được tụi Tây đưa về Đông Dương để xử phạm
nhân chiến tranh. Ông gặp tôi nhiều lần ở Hà Nội, ông kể chuyện từ trước về chính trị của người Nhật,
ông có cho tôi biết là hồi đó chính ông ta phản đối việc đưa Cường Để về Việt Nam. Bởøi vì ông có
trách nhiệm giữ ở bên Đông Dương cho yên ổn. Nếu người Mỹ đổ bộ vào thì để cho binh đội Nhật rảnh
tay chống lại quân Mỹ, chứ họ không muốn có chuyện gì lôi thôi hết cả. Cho nên họ sợ ông Cường Để
về thì sẽ chống lại Pháp, sẽ gây khó khăn cho Nhật Bổn. Nhật Bổn giải giáp người Pháp nhưng không
muốn kiếm chuyện gì với người Pháp cả.
Cho nên chuyện Cường Để không về là thế. Ngô Đình Diệm không lên là thế. Sau Tsuchi-haschi cho tôi
biết thế. [11] Như vậy thì sự thật rõ ràng là Vua Bảo Đại đã có ý định mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ
tướng và đã hai lần nhà vua nhờ Đại Sứ Nhật Yokoyama tại Huế chuyển thư mời của ông đến ông Diệm
đang sống trong sự che chở của người Nhật tại Sài Gòn. Tuy nhiên các tướng lãnh Nhật tại Đông Dương
đã chống đối việc ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng vì ông Diệm là người cầm đầu phong trào ủng hộ
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cho nên dù rằng ông Ngô Đình Diệm là người được chính quyền quân sự Nhật
10
ủng hộ và che chở nhưng họ lại e ngại nếu ông Diệm làm thủ tướng thì sẽ gây ra nhiều xáo trộn về chính
trị và đó là điều mà họ không muốn. Do đó, tuy ông Ngô Đình Diệm đang sống tại thành Pétrus Ký ở
Sài Gòn (tức là Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia thời Việt Nam Cộng Hòa) do quân đội Nhật trú đóng
nhưng người Nhật không bao giờ giao thư mời của Vua Bảo Đại gửi cho ông Diệm hai lần qua Đại sứ
Yokoyama.
Ông Ngô Đình Diệm là Người Chống Nhật?
Sau này có nhiều người cho rằng ông Ngô Đình Diệm đã không nhận lời của Vua Bảo Đại mời làm thủ
tướng vào năm 1945 vì ông Diệm chống lại người Nhật, do đó mà ông Bảo Đại phải mời cụ Trần Trọng
Kim thành lập nội các. Ông Ngô Đình Diệm có thật sự chống người Nhật hay không?
Quân đội Nhật vào Việt Nam từ năm 1940 khi Toàn Quyền Georges Catroux bị áp lực của chính phủ
Nhật phải đóng cửa biên giới Việt Nam-Trung Hoa cũng như là đóng cửa hải cảng Hải Phòng và đường
xe lửa Hải Phòng-Hà Nội-Vân Nam để ngăn chận không cho Đồng Minh tiếp tế cho các lực lượng
Trung Hoa Quốc Dân Đảng dưới quyền Thống Chế Tưởng Giới Thạch. Cùng với quyết định này, Tướng
Catroux còn phải chấp nhận cho một phái đoàn khoảng 40 sĩ quan Quân Đội Nhật vào Đông Dương để
thanh tra các phi trường tại Bắc Việt. Chỉ ít lâu sau đó, Tướng Catroux bị chính phủ thân Đức Quốc Xã
Vichy cách chức và Đô Đốc Jean Decoux được bổ nhiệm làm Toàn Quyền Đông Dương vào tháng 7
năm 1940.
Sau khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, phe chủ trương Nanshin tức là Nam Chinh tại Nhật đã cổ
võ cho việc xua quân Nhật từ Hoa Nam vào Đông Dương dù rằng lúc đó chính phủ Vichy vẫn còn có
liên lạc ngoại giao với Nhật. Ngày 6 tháng 9 năm 1940, một tiểu đoàn bộ binh thuộc Lộ Quân thứ 22 của
Nhật Bản trú đóng tại Nam Ninh, Hoa Nam tiến qua biên giới Việt Nam vào thị xã Đồng Đăng. Sau đó
thì cả hai phe Nhật và Pháp ngồi vào bàn thương thuyết và vào ngày 21 tháng 9 thì Pháp đồng ý cho
phép người Nhật đưa 6,000 quân vào trấn đóng ở phía bắc sông Hồng Hà và được quyền sử dụng 4 phi
trường tại Bắc Kỳ, đồng thời Nhật Bản cũng được quyền di chuyển một số quân khoảng 25,000 người
qua hải cảng Hải Phòng và lãnh thổ Bắc Kỳ để sang Trung Hoa. Tuy nhiên khi quân Nhật đưa Sư Đoàn
5 Bộ Binh vào Đồng Đăng và Lạng Sơn thì có một sự hiểu lầm sao đó mà cả hai bên đều nổ súng và sau
đó thì quân Pháp ở Lạng Sơn phải treo cờ trắng đầu hàng, hàng trăm binh sĩ người Đông Dương bỏ chạy
khỏi hàng ngũ quân đội Pháp. Cùng thời gian đó quân Nhật đổ bộ xuống hải cảng Hải Phòng sau khi 9
chiếc phi cơ của Không Quân Nhật oanh tạc vào thành phố này gây cho 37 thường dân bị chết.
Sau những biến cố này, cả hai phe Nhật và Pháp mở lại những cuộc thương thuyết, sau đó chính phủ
Nhật bèn xin lỗi chính phủ Pháp và Tướng Nishihara Issaku, đại diện Quân Đội Nhật tại Đông Dương bị
Tướng Tojo Hideki, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật ép buộc phải từ chứùc. Tuy nhiên người Nhật đã đạt
được mục tiêu chiến lược của họ là đã nắm được quyền kiểm soát người Pháp tại Đông Dương để một
năm sau, sau khi tấn công Trân Châu Cảng, dùng Đông Dương làm bàn đạp tấn công Mã Lai, Singapore,
Borneo, Miến Điện và Phi Luật Tân sau khi bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ vào đầu
tháng 12 năm 1941. Người Nhật đã sử dụng 88 phi cơ oanh tạc cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhứt ở
Sài Gòn để tiêu diệt Hạm Đội Thái Bình Dương của Anh trong đó có hai thiết giáp hạm Prince of Wales
và Repulse, được mệnh danh là unsinkable (không thể đánh chìm được) ngoài khơi Tân Gia Ba vào năm
1941, đó là một điều mà giới tình báo Anh và Hoa Kỳ lúc đó đã nghĩ rằng không thể nào thực hiện được
(impossible.) Người Nhật đã dùng hải cảng Cam Ranh để làm bàn đạp cho các cuộc hành quân của Hải
Quân Nhật nhằm khống chế toàn thể vùng Tây-Nam Thái Bình dương và Aán Độ Dương. Sài Gòn đã
được dùng làm đại bản doanh của Bộ Tư Lệnh Vùng Nam Á của quân đội Nhật kiểm soát tất cả các đơn
vị của Nhật Bản trong vùng Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á [12]
11
Trên bình diện chính trị, Lộ Quân Hoa Nam (South China Army) của người Nhật đã tuyển mộ, huấn
luyện và trang bị cho một số đoàn viên của Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội do Hoàng Thân Kỳ
Ngoại Hầu Cường Để thành lập tại Thượng Hải vào năm 1939. Nhóm này còn được gọi là Phục Quốc
Quân đã theo chân quân đội Nhật tiến vào Đồng Đăng và Lạng Sơn vào tháng 9 năm 1940, đã được
người Việt Nam vùng biên giới cũng như là các binh sĩ người Việt rời bỏ hàng ngũ quân đội Pháp tham
gia và ủng hộ nhiệt liệt.
Theo tài liệu của Trung Hoa thì phái thân Nhật (ở Trung Hoa) đã lấy Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh
Hội do ông Cường Để tổ chức làm trung tâm. Hội này cũng có tổ chức vũ trang do Nhật giúp đỡ gọi là
Phục Quốc Quân. Cường Để nguyên là lãnh tụ của Việt Nam Quang Phục Hội, là một vị thủ lãnh nổi
tiếng của phe thân Nhật. Ông sống ở Nhật đã lâu năm, rất ít liên lạc với quốc nội Bản bộ của Phục Quốc
Đồng Minh Hội được đặt tại Tokyo.
Con nuôi của Cường Để là Nguyễn Phúc An (lai có tên là Trần Văn An) được sự giúp đỡ của Nhật, đã
trở về Việt Nam hô hào chống Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1940, khi quân Nhật tiến vào Lạng Sơn đánh
nhau với quân Pháp, Nguyễn Phúc An được sự chi viện của Nhật đã dùng cán bộ của Phục Quốc Đồng
Minh Hội là Trần Trung Lập và của Đảng Độc Lập là Hoàng Lương để tổ chức Phục Quốc Quân tập
kích quân Pháp. Khẩu hiệu của họ là Kháng Pháp. Các thanh niên nam nữ tại địa phương được được
khích động bởi khẩu hiệu này, ùn ùn kéo nhau tham gia chiến đấu chống Pháp, các binh sĩ Việt Nam
trong quân đội Pháp cũng được kêu gọi chống lại người Pháp và đã có rất nhiều binh lính Việt Nam
phản lại người Pháp. Quân Nhật còn mở cửa các trại tù của Pháp phóng thích hết tội nhân làm cho người
Việt rất vui lòngBởi vậy, cuộc vận động kháng Pháp của ngừi Việt (Phục Quốc Quân) tại Lạng Sơn, thật
ra, chỉ là công trình đạo diễn của người Nhật [13]
Trong cuốn hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả, Hoàng VănHoan có cho biết rằng: Ở Long Châu lúc bấy
giờ có một nhóm Phục Quốc Quân bị Pháp đánh và bị Nhật bỏ rơi nên chạy qua đây, do đương cục
Trung Quốc thu dụng. Nhóm này có khoảng 500 người tập trung ở huyện Thượng Kim do Hoàng Lương
và Một Ý chỉ huy; còn một nhóm nữa độ hơn 40 người tập trung ở Lũng Già gần thị trấn Bắc Kiều do
một người Việt Nam vận động đưa từ Thất Khê ra, cũng được quân bộ thu dụng, đãi ngộ như là một
trung đội của Phục Quốc Quân. [14] Trong phần chú thích, Hoàng Văn Hoan cho biết rằng Một Ý tức là
Thiếu Úy (Quan Một) Lương Văn Ý. Thiếu úy Lương Văn Ý là sĩ quan của quân đội Pháp đã dẫn một
số binh sĩ dưới quyền ông đào ngũ theo phe Phục Quốc Quân rồi trốn sang Trung Hoa. Về sau dường
như ông bị Việt Minh thủ tiêu khi trên đường trở về Việt Nam.
Tuy nhiên sau khi đạt được những mục tiêu chiến lược, người Nhật đã thỏa hiệp với người Pháp cho
nên phản bội lại phe Phục Quốc Quân và họ đã để cho quân Pháp dùng quân đội và cả phi cơ đại pháo
tàn sát nhóm cách mạng này. Theo Tảo Đảng Báo tại Quế Lâm ngày 21 tháng 12 năm Dân Quốc thứ 29
(1940) thì trong tháng 12 năm 1940 quân Pháp đã không ngừng tiếp viện cho Lạng Sơn, tận diệt nghĩa
quânViệt Nam ờ khu vực Đông-Nam Lạng Sơn. Ba nghìn nghĩa quân do thủ lãnh Phục Quốc Quân là
Trần Trung Lập chỉ huy đã không kháng cự nổi với máy bay, đại pháo và vũ khí tối tân của quân Pháp
nên đành thất bại. Sau khi Trần Trung Lập bị bắt, một thủ lãnh khác là Hoàng Lương dẫn được hơn một
ngàn tàn quân chạy sang Quảng Tây. Người Pháp yêu cầu dẫn độ nhưng Tướng Trương Phát Khuê, Tư
Lệnh Đệ Tứ Khu Chiến tại Hoa Nam đã từ chối và cho phép nhóm nghĩa quân này được tỵ nạn tại
Quảng Đông. [15]
Sau cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, trong những năm kế tiếp, chính sách của người Nhật tại Đông
Dương là vẫn duy trì chính quyền của người Pháp để cai trị người Việt Nam, Cao Miên và Lào. Như vậy
thì người dân Đông Dương phải chịu cảnh một cổ hai tròng: người Pháp vẫn là người cai trị và mọi
oán hận thì người dân Đông Dương trút lên đầu bọn thực dân người da trắngï, trong khi đó thì quân
phiệt Nhật mới chính là chủ nhân ông của người Pháp nhưng họ lại không bị ác cảm vì họ tuyên truyền
12
rằng chủ nghĩa Đại Đông Á của Nhật là nhắm vào việc giải phóng cho các dân tộc Á Châu thoát khỏi
ách nô lệ của người Aâu Châu. Vào năm 1943, chính Thủ Tướng Nhật Tojo Hideki đã đến chủ tọa một
Hội Nghị Khu Vực Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á (Greater East Asia Assembly) tại thủ đô Tokyo
gồm đại biểu của nhiều quốc gia Á châu như Hoàng thân Wan Watthayakon của Thái Lan, ông Jose
Laurel của Phi Luật Tân, Bác sĩ Ba Maw của Miến Điện v.v., tuy nhiên điều đáng chú ý là trong hội
nghị này người Nhật không hề nhắc nhở gì đến Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng
không mời đại diện Việt Nam tham dự dù rằng lúc đó Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đang sống tại Nhật
Bản.[16]
Tuy vậy, tại Việt Nam thì Tình báo của Nhật lại dùng chiêu bài ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong
công cuộc đấu tranh chống lại người Pháp nhằm giành lại độc lập cho Việt Nam để lôi kéo người Việt
Nam ủng hộ người Nhật. Một sĩ quan cao cấp của Kempetai (Hiến Binh tức là tình báo của Nhật) là
Trung Tá Hayashi Hidezumi đã được giao cho nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch đầy đủ mọi chi tiết về
việc sử dụng người Việt Nam sau khi người Nhật lật đổ người Pháp.
Tại Nam Kỳ, nơi mà các lực lượng quần chúng được tổ chức chặt chẽ dưới hình thức tổ chức tôn giáo,
người Nhật đã tích cực ủng hộ Giáo Hội Cao Đài, khuyến khích Cao Đài tổ chức một lực lượng lên tới
trên ba vạn thanh niên và người Nhật đã huấn luyện về quân sự cho nhóm này, tuy nhiên họ không vũ
trang cho lực lượng đó. Cố Trung Tướng Trình Minh Thế là một trong những thanh niên Cao Đài đã
được người Nhật huấn luyện trong giai đoạn này. Về phương diện chính trị, người Nhật ủng hộ Việt
Nam Phục Quốc Hội của Cao Đài vì đảng này ủng hộ Kỳ Ngoại hầu Cường Để đang sống tại Nhật.
Tháng 8 năm 1940, người Pháp nghi ngờ các hoạt động của Cao Đài cho nên đã đưa lính mật thám đến
bố ráp Tòa Thánh Tây Ninh. Sang năm 1941, người Pháp đã bắt giam Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
cùng 5 vị chức sắc cao cấp trong giáo hội Cao Đài rồi đưa họ lên chiến hạm Dumont d’Urville đày sang
quần đảo Comoros ở gần Madagascar trong 5 năm trời.
Người Nhật cũng ủng hộ Phật Giáo Hòa Hảo: người Pháp bắt giam Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ tại Bạc
Liêu nhưng đến tháng 10 năm 1942 thì Huỳnh Giáo Chủ đã trốn thoát được và trốn về Sài Gòn nhờ sự
giúp đỡ của người Nhật. Ông Lâm Ngọc Thạch, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã kể lại câu chuyện này
có đoạn như sau:
Trong thời gian bị đày ở Bạc Liêu, khoảng tháng 9 năm 1942, Đức Thầy nói riêng với ông Biện Hùm
biết Pháp có ý định đưa Ngài đi đầy xa, ở ngoại quốc, giống như đã đầy Hộ Pháp Cao Đài đi
Madagascar. Biện Hùm về gặp cha tôi (Lâm Thu Cưu) bàn tính kế hoạch đưa Đức Thầy đi nơi khác
trước khi Pháp thực hiện ý định. Cha tôi liền đến sở Hiến Binh Nhựt tại Sài Gòn, nhờ họ giúp đỡ thực
hiện kế hoạch bằng cách cho mượn một chiếc xe của sở Hiến Binh chạy xuống Bạc Liêu bất thần chở
Đức Thầy đi nơi khác thoát khỏi tay người Pháp.
Nhưng Kampetai không cho mượn xe của Hiến Binh, họ tìm giùm được chiếc xe hơi dân sự, giao cho
viên thượng sĩ Hiến Binh Nhựt Kishi cùng đi với cha tôi và tài xế Ba Xạ trực chỉ Bạc Liêu. Khi đến tỉnh
này ngày 12 tháng 10 năm 1942, xe đến thẳng nhà ông Võ Văn Giỏi, nơi Đức Thầy đang cư ngụ. Đức
Thầy lên xe ngay. Rủi ro xảy ra là tài xế chạy xe lạc hướng, thay vì đi hướng Bắc về Sài Gòn lại chạy về
hướng Nam xuống Cà Mau. Dọc đường xe hư tại Tắc Vân. Viên thượng sĩ Kampetai phải đến nhà ông
Bang trưởng Triều Châu tại đây mượn xe hơi ông đang đậu trước nhà rồi trở lại Bạc Liêu để tiếp tục
chạy về Sài Gòn. Do sự trễ nải này, nhà cầm quyền Pháp kịp thời bố trí để chận bắt giữa đường.
Xe vừa tới Trung Lương, mật thám Pháp giàn sẵn, chận đường. Tài xế liều mạng lái lách qua bên lề
đường để tránh nhưng không lọt, xe bị lăn xuống ruộng. Cha tôi bị thương ở xương sống mũi, Đức Thầy
bị thương ở tay và viên thượng sĩ Nhật cũng bị thương sơ sơ. Mật thám Pháp điệu tất cả về Sài Gòn.
Viên thượng sĩ HiếnBinh Nhật cự nự nên bị còng tay luôn.
13
Tới Sài Gòn, viên thượng sĩ đòi phải có mặt đại sứ Nhựt để giải quyết vấn đề. Khi đại diện đại sứ Nhựt
đến nơi, thượng sĩ Nhựt hét lên một tiếng, xô nguyên chồng hồ sơ của Pháp từ trên bàn xuống đất và
nằng nặc đòi mổ bụng harakiri tự sát vì bị người Pháp làm nhục. Sau khi đại diện đại sứ Nhựt là Kimura
nói chuyện thì mật thám Pháp đến mở còng cho Kishi nhưng ông ta hất tay người Pháp không cho mở
và chìa tay đợi vị đại diện Nhựt mở còng. Viên thượng sĩ Hiến Binh sau đó liền cặp tay Đức Thầy và
cha tôi ra xe, chạy thẳng về trụ sở Hiến Binh tại đường Lefèvre trong vòng cao ốc Phòng Thương Mại
Sài Gòn (sau này là Hội Trường Diên Hồng.) [17]
Qua câu chuyện tình báo Nhật trợ giúp cho việc giải cứu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ vào năm 1942 tức là
3 năm trước ngày người Nhật đảo chánh người Pháp thì cũng đủ chứng tỏ rằng người Nhật muốn tranh
thủ cảm tình của người dân miền Nam Việt Nam dù rằng lúc đó người Pháp vẫn còn làm chủ nhân ông
của xứ thuộc địa này. Nhờ sự che chở của Người Nhật cho nên từ đó về sau người Pháp không dám gây
khó dễ gì với Đức Thầy nữa.
Tại miền Bắc và miền Trung, tình báo Nhật cũng tích cực giúp đỡ các nhóm chính trị chống Pháp nhưng
đặc biệt nhất là ủng hộ, nâng đỡ và che chở cho những nhân vật chính trị có khuynh hướng ủng hộ Đức
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lúc bấy giờ đang sinh sống tại Nhật Bản. Nhóm này không phải là một đảng
chính trị nhưng bao gồm những nhân vật có hoạt động về chính trị tại hai miền Bắc và Trung kỳ, được
nhiều người mệnh danh là đảng Cường Để. Một trong những nhân vật đó là ông Ngô Đình Diệm, cựu
Thượng Thư Bộ Lại của Chính Phủ Nam Triều nhưng đã treo ấn từ quan từ năm 1933.
Cụ Trần Quốc Anh cho biết rằng vào khoảng tháng 10 nẳm 1943, khi được biết cụ từ Sài Gòn sắp ra
Huế, ông Trần Văn Aân có dặn cụ:
Nếu anh ra Huế thì anh nên đến gặp anh Ngô (Ngô Đình Diệm) để xem tổ chức của anh ấy ra thế nào?
Theo tin tức cho biết thì Nhật có đưa cho anh ấy một số tiền để tổ chức, hình như gần 40 ngàn đồng, anh
ấy cho biết số đảng viên ở Trung lên tới 200,000 người.
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên vì con số ấy quá sức tưởng tượng của tôi là một người dân miền Trung.[18]
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cũng cho biết về mối liên hệ giữa ông Ngô Đình Diệm và nhóm Cường Để
như sau:
Sau khi vào làm nội các được 2 tháng, lúc ấy khoảng tháng 6 năm 1945, có tin là ông Vũ Văn An ở bên
Nhật Bổn gặp ông Cường Để, về qua Huế, muốn tới thăm Cụ Kim và chúng tôi. Vũ Văn An sau này
không ai biết nưã chứ ngày xưa là một nhân vật lớn ở Hà Nội, là một người tân tiến, Tây học, giàu có,
muốn làm viện trưởng Viện Dân Biểu như Phạm Lê Bổng, hạng như thế intriguant (mưu mô) lắm, thân
Tây lắm. Nhưng ông ấy xoay chiều thì cũng chóng lắm. Lúc Nhật sang, ông thân Nhật rồi ông liên lạc
với Cường Để. Lúc ông sắp sưả tới Huế, mộât người consul (lãnh sự) Nhật quen tôi, họ sang gặp và dặn
tôi: ông Vũ Văn An về thì binh đội Nhật ở đây không bằng lòng đâu. Nếu ông có nói chuyện gì cũng
đừng để ý lắm.
Đến lúc Vũ Văn An về gặp chúng tôi, ông ấy lại đưa một cái giấy ra cho chúng tôi xem, nói rằng ông
Diệm, vì có một sự giao kết với ông Cưòng Để cho nên đã không thể nào giúp ông Bảo Đại lúc trước
được. Cái giấy ấy, tôi có xem. Tôi biết rõ ràng lắm. Trong cái giấy ký chúng tôi cam đoan ủng hộ Đức
Cường Để dưới có chữ ký tên 5 ngưới, đứng đầu là ông Ngô Đình Diệm. Tức là ông Ngô Đình Diệm
đứng đầu đảng Cường Để hồi ấy. Thứ hai là ông Vũ Văn An, thứ ba là ông Đốc Chữ (bác sĩ Nguyễn
Xuân Chữ), thứ tư là ông Đốc Toàn. Ngày trước là những người này có tiếng lắm. Người thứ năm là một
ông-tôi ngạc nhiên hơn-ông này là người hơi mác-xít, tôi quên tên (trong phần chú thích bà Thụy Khuê
cho biết trong cuốn hồi ký của Nguyễn Xuân Chữ với lời đề tựa của Giáo sư Pierre Huard xuất bản vào
năm 1996 thì người thứ năm này mà Giáo sư Hoàng Xuân Hãn quên tên là ông Vũ Đình Dy, bị giết năm
1945), hồi trước có viết báo Le Travail (Lao Động) ở Hà Nội, một tờ báo gọi là socialiste (xã hội) nhưng
thực ra là communiste clandestin (Cộng Sản bí mật), ông Võ Nguyên Giáp, ông Đặng Thái Mai có viết.
14
Lúc ấy chúng tôi mới hiểu tại sao ông Diệm, khi trước được mời, Nhật nó không chuyển thư vì nó biết
ông Diệm ủng hộ ông Cường Để, và nếu ông về (làm thủ tướng) thì sợ ông ấy với ông Bảo Đại không ăn
ý với nhau.
Ông Vũ Văn An này là thân phụ của ông Vũ Văn Thái, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa được Tổng thống
Ngô Đình Diệm cử làm Tổng Giám Đốc Ngân Sách và Ngoại Viện.
Ông Vũ Đình Dy là một trong những người lãnh đạo của Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội tại Bắc
Kỳ và đã có sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để:
Vào năm 1943, người ta cảm thấy dường như người Nhật có vẻ sẽ làm áp lực để mở màn cho những sự
thay đổi về chính trị có lợi cho nhóm người Việt Nam thân Nhật. Tổ chức Việt Nam Phục Quốc Đồng
Minh Hội đã được tái hoạt động và mở rộng cơ sở. Trong nhiều trường hợp, người Nhật đã cho phép
một số người lãnh đạo tổ chức này mang giấy căn cước chứng nhận là nhân viên của Nhật hay là được
phép mặc quân phục Nhật do Kampetai cung cấp để được tự do đi lại và tổ chức các buổi hội họp mà
Mật thám của Pháp không dám bắt giữ. Một tổ chức được người Nhật tin cậy nhất là Việt Nam Aùi
Quốc Đảng, một tổ chức ngoại vi của Phục Quốc Đồng Minh Hội. Một trong những người lãnh đạo
đảng này là ông Vũ Đình Dy đã được người Nhật đưa sang Tokyo để yết kiến Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
và thảo luận về việc thành lập một chính phủ lưu vong [19] Như vậy thì trong số 5 người lãnh đạo
Phong trào Cường Để do Giáo sư Hoàng Xuân Hãn tiết lộ, có hai người đã được phép sang tận Nhật Bản
để tiếp xúc với Hoàng thân Cường Để.
Còn người cầm đầu phong trào này là ông Ngô Đình Diệm thì lúc đó có liên hệ như thế nào với người
Nhật? Nhân vật có thể nói rằng biết rõ ông Ngô Đình Diệm nhất trong giai đoạn này là vị phó lãnh tụ
trong nhóm Cường Để và cũng là người được người Nhật đưa từ Hà Nội vào Sài Gòn sống chung với
ông Diệm tại một bệnh viện do người Nhật trưng dụng trong một thời gian trước ngày Nhật đảo chánh,
đó là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, người mà Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi là Đốc Chữ trong đoạn trên.
Trong một cuốn hồi ký được xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1996, cụ Nguyễn Xuân Chữ cho biết rằng sau
khi đã mời được hai cụ Trần Trọng Kim và Dương Bá Trạc vào Sài Gòn rồi đưa sang TânGia Ba để
tránh người Pháp, người Nhật đã có ý mời cụ và một người bạn là Bác sĩ Lê Toàn, (người mà Giáo sư
Hoàng Xuân Hãn gọi là Đốc Toàn), vào trú ẩn nơi quân Nhật trấn đóng. Ban đầu cụ từ chối, tuy nhiên
về sau thì Bác sĩ Lê Toàn nhận được thư của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để triệu sang Tokyo cho nên cụ phải
nhận lời của người Nhật đưa vào Sài Gòn để tránh người bị Pháp theo dõi tại Hà Nội. Sau khi đến Sài
Gòn bắng phi cơ, Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết:
Chúng tôi được đưa đến một trường học là trường Pétrus Ký mà chính quyền Pháp đã trưng dụng cũng
như trường Bưởi ở Bắc nhường cho quân đội Nhật làm căn cứ quân sự. Tối ngày ấy, kẻ viết được đưa
đến gặp Vũ Đình Dy, trú ngụ trong sở Hiến Binh Nhật ở trại mà ngày nay là trụ sở của Uûy Hội Quốc
Tế ở đường Cống Quỳnh. Vũ Đình Dy cho hay tin tức về Kỳ Ngoại Hầu và các đồng bào ở Nhật tập họp
dưới cờ của vị lãnh đạo tôn quý, giải bầy quan niệm về tình hình hiện tại và tương lai. Bạn cũng kể
những hoạt động riêng trong chính giới và trong dân chúng Nhật để nước và dân tộc Việt được biết hơn
lên.
Ngày hôm sau có sự gặp gỡ của ba hành khách từ Bắc mới vào với Ngô Đình Diệm, trú ẩn ở một bệnh
viện cũng bị trưng dụng nhường cho quân đội Nhật ở đường Hồng Bàng. Sau cuộc gặp gỡ, họ Ngô được
tôn làm lãnh tụ chung, mỗ y sĩ (tôi) là phó lãnh tụ. Về công việc thì Tổng Tư Lệnh Nhật ngỏ ý muốn giữ
hai lãnh tụ ở Sài Gòn để tiện đàm luận và hoạt động về chính trị, còn ba người thì một nhân vật thứ ba,
vốn đã là đồng chí trong đoàn thể của họ Ngô (ông Vũ Văn An) sẽ sang Đông Kinh đại diện Ngô lãnh
tụ bên cạnh Kỳ Ngoại Hầu, còn hai anh em, Vũ Đình Dy và Bác sĩ Lê Toàn là đại diện cho lãnh tụ Việt
Nam Ai Quốc Đoàn.
15
Các bạn đi rồi, kẻ viết được đưa lại cùng ở với Ngô lãnh tụ ở bệnh viện. Mỗi người ở một phòng. Trong
một phòng khác có một hạ sĩ quan Nhật và một thường dân Nhật biết nói tiếng Việt để giúp hai chính
khách về mọi công việc thường
Còn có một vài cuộc tiếp xúc với các tướng lãnh trong Tổng Tư Lệnh Nhật và các nhân vật trong phái
bộ Nhật Các tướng lãnh úp mở nói ra là triều đình Huế là bước đầu nền cai trị ở Việt Nam. Sau này còn
có thể đề cập đến một nền cai trị chung cho cả ba nước Đông Dương và khi ấy, thủ lĩnh chung của Liên
Hiệp Việt-Miên-Lào sẽ là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để [20]
Ông Hồ Sĩ Khuê là bạn thân của ông Ngô Đình Cẩn và là một người cộng sự rất mật thiết với ông Ngô
Đình Diệm tại Sài Gòn từ 1947 đến 1950 về sau có được chính ông Diệm cho biết về kế hoạch Cường
Để hồi đó cũng tương tự như lời của Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ: Tôi nhắc đến lá bài Cường Để, hỏi ông
Diệm về các hoạt động và đường lối của tổ chức Kỳ Ngoại Hầu, về chế độ chính trị ông dự kiến thực
hiện nếu tranh thủ được chính quyền. Ông cho tôi biết như sau: Một chế độ thay thế cho chế độ toàn
quyền Pháp. Ba quốc gia Đông Dương sẽ được tổ chức thành liên bang, Cường Để giữ địa vị quốc
trưởng liên bang. Bảo tồn địa vị quốc vương cho Bảo Đại tại Huế, Sihanouk ở Nam Vang, Sisavang
Vong ở Vạn Tượng. Ông Diệm sẽ cầm đầu chính phủ, làm toàn quyền liên bang thay cho toàn quyền
Pháp ở Đông Dương. [21]
Như trên đã nói, người được giao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch về chính trị của Nhật sau khi lật đổ chính
quyền của Pháp tại Đông Dương là Trung Tá Tình báo Hayashi. Trung tá Hayashi chỉ là một sĩ quan
trung cấp cho nên không được biết rõ mục tiêu chiến lược về chính trị của các tướng lãnh Nhật nắm
quyền tại Đông Dương:
Trong chiều hướng đó, Trung Tá Hayashi tin rằng sau cuộc đảo chánh thì Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sẽ
thay thế Bảo Đại làm vua ở Huế. Hayashi đã nuôi dưỡng và huấn luyện ông Ngô Đình Diệm, một nhân
vật quan lại theo Thiên Chúa giáo cứng đầu (a stiff-necked Catholic mandarin) để thay thế vai trò của vị
thủ tướng thân Pháp là Phạm Quỳnh. [22]
Có lẽ kế hoạch mà Bác sĩ Nguyễn XuânChữ cũng như ông Ngô Đình Diệm đề cập đến là do Hayashi
soạn thảo. Tuy nhiên Hayashi và ngay cả Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cũng đều không được biết gì chính
sách của chíng phủ và Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhật Bản tại Nam Á châu về Đông Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng, nhất là sự tranh chấp ảnh hưởng giữa hai phe Ngoại Giao và Quân đội
Nhật tại Việt Nam. Dựa vào những cuộc phỏng vấn các nhân vật Nhật Bản vào năm 1967, tác giả David
Marr cho biết:
Trong giới những viên chức người Nhật thì họ vẫn tiếp tục không đồng ý kiến với nhau về việc sẽ thành
lập một chế độ như thế nào tại Việt Nam một khi mà Nhật Bản thấy rằng đã đến lúc cần phải ra tối hậu
thư cho Toàn Quyền Decoux tức là lật đổ quyền cai trị của người Pháp tại Đông Dương. Những người
của Bộ Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á thì nghĩ rằng muốn cho người Việt Nam cộng tác với người
Nhật để chống lại những cuộc tấn công cửa phe Đồng Minh thì cần phải cho người Việt được hưởng nền
độc lập dưới một hình thức nào đó và ý kiến này cũng được các giới chức trong Bộ Ngoại Giao tán
thành. Tuy nhiên cũng có một số người cảm thấy rằng người Nhật đang trên đà thua trận, nếu mà người
Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam thì điều đó là một việc điên rồ vì sẽ chọc giận phe De Gaulle đã bị
mất hết chủ quyền tại Đông Dương. Về phía phe quân sự thì họ nghiêng về chủ trương tiếp tục thi hành
thỏa uớc Pháp-Nhật tức là vẫn để cho người Pháp được quyền cai trị về hành chánh và điều đó không có
nghĩa là ủng hộ quyền tự chủ của người Việt Nam. Hầu hết các tướng lãnh cao cấp Nhật đều đồng ý
rằng thay vì trao lại chủ quyền cho người Việt , người Nhật nên giữ nguyên tình trạng chế độ thưộc địa
củ người Pháp chừng nào còn có thể được và đến lúc tối cần thiết thì người Nhật mới phải lật đổ người
Pháp để thiết lập một chế độ thiết quân luật do quân đội Nhật trực tiếp nắm quyền cai trị.
16
Vào ngày 1 tháng 2 năm 1945, Hội Đồng Lãnh Đạo Chiến Tranh Tối Cao (Supreme War Leadership
Council) tại Tokyo đã quyết định cần phải chấm dứt vai trò cai trị của người Pháp tại Đông Dương, tuy
nhiên quyết định này không hề nhắc nhở gì đến vấn đề trả lại độc lập cho Việt Nam. Để dung hòa vai trò
của quân đội và phe Ngoại Giao, sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đại Tướng Tsuchihashi được bổ nhiệm
giữ vai trò Toàn Quyền tại Đông Dương thay thế cho toàn quyền Pháp Decoux trong khi đó thì những
chức vụ khác của người Pháp thì lại do các nhà ngoại giao Nhật nắm giữ. Trong vai trò tân Toàn Quyền
Đông Dương này, Tướng Tsuchihashi đã quyết định giữ Hoàng Đế Bảo Đại ở lại ngai vàng vì quyền lợi
của trật tự xã hội và vào cuối tháng 2 năm 1945, tức là chỉ hơn một tuần lễ trước ngày đảo chánh người
Pháp, chính ông đã bác bỏ đề nghị của Trung Tá Tình báo Hayashi nhằm đưa Cường Để từ Nhật Bản trở
về Việt Nam và đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng trong chính phủ mới của Vua Bảo Đại. [23]
Trong phần phụ chú tác giả David Marr có nói rõ thêm về những tin đồn về việc ông Ngô Đình Diệm
không tham gia chính phủ do Nhật ủng hộ như sau:
Có nhiều tin đồn đại về việc Cường Để và Ngô Đình Diệm không tham gia vào chính phù sau khi ngừơi
Nhật đảo chánh người Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945. Khi được hỏi về vấn đề này thì một số viên
chức có thẩm quyền Nhật Bản đã tỏ ra tránh né trả lời một cách trực tiếp, tuy nhiên họ thường nói một
cách mơ hồ rằng lúc đó Cường Để đã quá già và suy nhược (too old and infirm), hoặc họ nói rằng ông
Bảo Đại có gửi thư vào Sài Gòn mời nhưng ông Diệm không trả lời. Một số người Việt Nam tin vào lời
đồn đại cho rằng ông Ngô Đình Diệm có nhận được thư mời nhưng đã bác bỏ (declined) vì ông nghĩ
rằng ngườiNhật sẽ không cho ông có đầy đủ quyền hành.
Nếu căn cứ vào những vận động chính trị đầy tích cực (energetic political maneuvering) của cả toàn thể
gia đình họ Ngô vào lúc đó thì tôi không thể tin được vào những sự giải thích này cũng như là những sự
giải thích của người Nhật. Rõ ràng là Tướng Tsuchihashi đã cố tình loại bỏ cả hai ông Cường Để và Ngô
Đình Diệm ra khỏi những chức vụ then chốt trong những kế hoạch hậu đảo chánh mà Trung Tá Hayashi
đã soạn thảo. Vào cuối tháng 7 năm 1945, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đã tổ chức một bữa dạ tiệc từ biệt
(farewell banquet) tại khách sạn Imperial Hotel tại Tokyo, tuy nhiên sau đó thì ông Cường Để đã không
xin được một chỗ nào trên các chuyến bay từ Tokyo đi Sài Gòn. Tại Sài Gòn, người ta đã thông báo cho
các giới chức Cao Đài biết về sự hồi hương của Cường Để và nhóm Cao Đài đã dựng một khải hoàn
môn để chào đón ông Cường Để hồi hương, tuy nhiên sau đó thì khải hoàn môn này đã phải hạ xuống
một cách kín đáo trong đêm khuya
Gần đây nhất, người ta có thể đọc thấy chuyện kỳ cục này trong cuốn sách Vietnamese Revolution của
tác gỉa Stein Tonesson khi ông ta trích dẫn bản dịch một trang nhật ký viết bằng tiếng Nhật của ông
Hayashi. Trang nhật ký này được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh rồi được dịch lại từ tiếng Anh sang
tiếng Pháp và đang được lưu trữ tại Trung Tâm Văn Khố Hải Ngoại Pháp (AOM) tại Aix-en-Provence.
Tài liệu này được tác giả người Nhật Shiraishi trong chương Backround (trang 137-139) ghi chú rằng
vào khoảng cuối tháng 3 năm 1945, sau khi đàm đạo với Trung Tá Hayashi, ông Ngô Đình Diệm hiểu
rằng các kế hoạch quân sự (military plans) của người Nhật đã thay đổi, ông ta đã viết thư phúc đáp cho
Vua Bảo Đại từ chối bất cứ lời mời nào (any invitation) vì lý do sức khỏe.. [24]
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
Vào năm 1903, cụ Phan Bội Châu vào Quảng Nam gặp cụ Tiểu La Nguyễn Thành lần đầu tiên và trong
dịp này hai cụ đã cùng đồng ý nên tìm một vị hội chủ để lãnh đạo việc tiếp tục công cuộc cách mạng
chống Pháp của Phong trào Cần Vương hồi thế kỷ thứ 19. Cụ Tiểu La đề nghị nên chọn một người dòng
dõi chính thống của Vua Gia Long vì đa số người Nam Kỳ vốn còn có rất nhiều cảm tình với Chúa
Nguyễn Aùnh và người Nam Kỳ thì nhiều người giàu có cho nên họ sẽ có phương tiện để giúp cho
phong trào về mặt tài chánh. Cụ Tiểu La đề nghị ông Tôn Thất Toại, một người quen biết của cụ, tuy
nhiên sau khi tiếp xúc với nhân vật này thì Cụ Phan thấy ông ta chẳng có gì xuất sắc cho nên cụ đã
17
không chọn ông Toại. Sau đó cụ Phan về Huế và vào khoảng tháng 3 hay tháng 4 năm 1903 thì cụ Phan
đã tìm được một nhân vật lý tưởng, đó là Hoàng thân Cường Để, hậu duệ của Hoàng tử Cảnh, trưởng
nam của Vua Gia Long bị chết vì bệnh đậu mùa vào năm 1801.
Cuong De sinh khoang 1881
Chuyện ông Ngô Đình Diệm được người Nhật ủng hộ và che chở thì rất được nhiều người biết đến, nhất
là sau vụ ông Diệm được người Nhật cứu khỏi tay người Pháp ở Huế rồi bí mật dưa vào Sài Gòn bằng
phi cơ. Chính những người ủng hộ ông Diệm đã loan truyền câu chuyện này không những ngay từ hồi
đó mà mãi cho đến về sau họ cũng còn nhắc nhở đến huyền thoại đó để đề cao uy tín của ông Diệm về
thành tích chống Pháp.
Cụ Trần Trọng Kim có kể lại khi cụ về Sài Gòn thì được gặp ông Ngô Đình Diệm tại văn phòng của
Dainan Koosi mà ai cũng đều biết đó là cơ sở trá hình của Tình báo Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản tại
khắp các nước Á Châu thời trước năm 1945. Cụ Trần Quốc Anh có nhận xét như sau về ý đồ của người
Nhật đối với ông Diệm: Người Nhật muốn dùng Ngô Đình Diệm như Uông Tinh Vệ bên Trung Hoa và
Vua Pu Yi (Phổ Nghi) bênMãn Châu làm bù nhìn cho chính sách của Nhật. Sau này tôi được Kuga nói
lại cho biết người Nhật giữ ông Diệm ở đó (Dainan Koosi) cho đến sau ngày 9-3-1945 để đợi điện văn
mời ra lãnh đạo, và mãi cho đến khi Nội các Trần Trọng Kim thành lập xong thì Bộ Tổng Tư Lệnh Nhật
mới để ông Diệm tự do muốn đi đâu thì đi [25]
Sau này khi sử gia David Marr hỏi Giáo sư Hoàng Xuân Hãn về những nguồn tin liên quan đến vai trò
của Kỳ Ngoại hầu Cường Để và ông Ngô Đình Diệm trong giai đoạn đó thì Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
nói rằng: vào khoảng giữa năm 1944 thì những tin đồn về chuyện đó xảy ra rất thông thường trong giới
trí thức người Việt Nam và do đó mà đã khiến cho ông Diệm phải yêu cầu người Nhật bảo vệ để chống
lại Mật Thám của Pháp. [26]
Nếu Ông Diệm Làm Thủ Tướng Thì Liệu Tình Thế Có Gì Thay Đổi ?
Sau năm 1945, có nhiều người thắc mắc về việc tại sao ông Ngô Đình Diệm không được mời làm thủ
tướng năm 1945, có người lại cho rằng Vua Bảo Đại không ưa và không tin ông Ngô Đình Diệm, do đó
ông đã không mời ông Diệm vì vậy mà ông Diệm hận ông Bảo Đại và sau này ông Diệm đã truất phế
ông Bảo Đại vào năm 1955. Sự tiết lộ cuả Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đánh tan phần nào cái dư luận
này vì chính người Nhật đã không muốn cho ông Diệm làm thủ tướng chứ không phải Vua Bảo Đại. Có
một điều vô cùng đáng tiếc là người biết rất rõ nhất về chuyện này lại là ông Ngô Đình Huân, con của
ông Ngô Đình Khôi và cháu gọi ông Ngô Đình Diệm là chú ruột, hồi năm 1945 làm bí thư kiêm thông
ngôn cho ông Đại sứ Nhật Yokoyama tại Huế, nhưng ông Huân đã bị Việt Minh thủ tiêu cùng với thân
phụ của ông ở Huế vào tháng 9 năm 1945, do đó đã không gặp được ông Diệm lúc đó đang ở Sài Gòn để
cho ông Diệm biết chuyện Vua Bảo Đại đã hai lần nhờ ngườøi Nhật mời ông Ngô Đình Diệm về Huế
làm thủ tướng.
Sự tiết lộ cuả Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã làm sáng tỏ một nghi vấn thời 1945, đó là việc chính người
Nhật đã không muốn cho ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng vàø sau này có nhiều người đã đặt câu hỏi:
nếu ông Ngô Đình Diệm nhận được lời mời của Vua Bảo Đại và về Huế làm thủ tướùng thay vì Cụ Trần
Trọng Kim thì liệu tình hình có thể đổi khác hay không?
Trong cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi, cụ Trần Trọng Kim cho biết hồi đầu tháng 8 năm 1945, cụ cùng
với một vài vị bộ trưởng như Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh, Vũ Văn Hiền ra Bắc gặp Tướng Tsuchi-
Hashi Yuitsu, Tổng Tư Lệnh Nhật tại Đông Dương và đã được người Nhật hứa trả lại ngay 3 thành phố
Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cho chính phủ Việt Nam còn Nam Bộ thì sẽ trả lại sau khi cụ vào Sài
18
Gòn vào khoảng giữa tháng 8 năm đó. Sau đó cụ về Huế và tâu với Vua Bảo Đại xin từ chức nhưng ông
Bảo Đại đã yêu cầu cụ lập một lâm thời chính phủ để chờ xem tình thế biến đổi như thế nào.
Nói về ảnh hưởng của nhóm Việt Minh, cụ Kim cho biết:
…Đảng Việt Minh lúc ấy rất hoạt động, đánh huyện này, phá phủ kia, lính Bảo An ở các nơi phần nhiều
bị Việt Minh tuyên truyền, tuy chưa theo hẳn nhưng không chống cự nữa. Dân gian lúc bấy giờ rất
hoang mang, một đường có chính phủ quốc gia, nhưng vì thời gian eo hẹp chưa kịp sắp đặt gì cả, công
việc thấy có nhiều sự khốn khó mà thường nghe sự tuyên truyền của Việt Minh nói rằng họ đã có các
nước đồnh minh giúp đỡ cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập. Dân ta từ khi bị người Pháp sang
cai trị cứ khao khát độc lập, nay nghe Việt Minh nói như thế, lại nghe nói đảng Việt Minh lên cầm
quyền thì dân không phải đóng thuế nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc, thành ra ai cũng
tin theo. Ngay cả những đạo Thanh Niên Tiền Tuyến do bộ Thanh Niên lập ra cũng có ý ngả về Việt
Minh… [27]
Nói về ngày 19 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội, Cụ Trần Trọng Kim cho biết thêm:
Lâm thời chính phủ vừa làm việc mấy ngày, ông Phan Kế Toại điện vào xin từ chức. Lúc ấy bọn ông
Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Lai xin lập Ủy Ban Cứu Quốc. Chính phủ nhận lời. Cách hai ngày hôm
sau, ngày 19 tháng 8 năm 1945, các công chức ở Hà Nội nghe bọn Việt Minh xúi tổ chức cuộc biểu tình.
Đảng Việt Minh nhân cơ hội ấy chiếm lấy Bắc Bộ[28] . Được mấy ngày ông Hồ Chí Minh về làm chủ
tịch chính phủ lâm thời. Các đoàn thể thanh niên và các người trí thức ở Bắc Bộ điện vào Huế xin Vua
Bảo Đại thoái vị và nhưòng cho Hồ Chí Minh. Trong tình thế nguy ngập như thế, ở Huế còn có người
bàn sự chống cự. Tôi muốn biết rõ sự thực, liền gọi Trung Úy Phan Tử Lăng, người đứng coi đoàn
Thanh Niên Tiền Tuyến ở Huế, hỏi xem có thể trông cậy bọn ấy được không. Trung Úy Phan Tử Lăng
nói: Tôi có thể nói riêng về phần tôi thì được. Còn về các thanh niên tôi không dám chắc.
Bọn Thanh Niên Tiền Tuyến trước rất nhiệt thành nay còn thế, huống chi những lính Bảo An và lính Hộ
Thành, tất cả độ vài trăm người, những lính để canh giữ công sở súng ống không ra gì, đạn dược không
đủ thì còn làm gì được. Họ cũng bị Việt Minh tuyên truyền nên xiêu lòng hết cả rồi. Lúc ấy chỉ có cách
lui đi là phải hơn cả.
Cụ Trần Trọng Kim cho biết rằng sau đó, cụ đã tâu lên vua Bảo Đại rằng vì dân ta đã bị bọn Việt Minh
tuyên truyền và đang hăng hái về việc cách mạng như nước đang lên mạnh, mình ngăn lại thì vỡ lở hết
cả. Mình thế lực đã không có, bọn Việt Minh lại có dân chúng ủng hộ, nên để cho họ nhận lấy trách
nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước
Vua Bảo Đại là ông vua thông minh nên hiểu ngay và nói: Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn
Việt Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ.
Trẫm muốn là người dân một nước độc lập còn hơn là làm vua một nước nô lệ.
Nhờ Ngài có tư tưởng quảng đại nên có tờ chiếu thoái vị. Khi tờ chiếu ấy tuyên bố ra, nhân dân có nhiều
người ngậm ngùi cảm động, nhưng lúc ấy phần tình thế nguy ngập, phần sợ hãi, còn ai dám nói năng gì
nưã. Đến bọn Thanh Niên Tiền Tuyến, những người mà chính phủ tin cậy, cũng bỏ theo Việt Minh, bọn
lính Hộ Thành của nhà vua cũng không nghĩ đến nưã. Còn các quan cũ lẫn nấp đâu mất cả. Thật là tình
cảnh rất tiều tuỵ. Nếu không mau tay lui đi, tính mệnh nhà vua và hoàng gia chưa biết ra thế nào [29]
Cụ Trần Trọng Kim đã trình bày rất rõ ràng về những ngày cuối cùng của triều đình Bảo Đại và nguyên
nhân đưa đến chỗ Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị là vì nhân dân cũng như là Thanh Niên Tiền Tuyến,
lính Bảo An và lính Hộ Thành đã nghe theo lời tuyên truyền cho nên đều theo Việt Minh còn các quan
lại của nhà vua thì cũng đều lẫn nấp đâu mất cả cho nên ông Bảo Đại chung quanh chẳng còn ai nưã.
Ông Bảo Đại là người thông minh cho nên ông đã không muốn ông và cả gia đình đều bị trở thành nạn
nhân như gia đình của Vua Louis XVI của Pháp và Nga Hoàng Nicolas II của Nga, do đó mà ông Bảo
Đại đã thoái vị.
Tuy nhiên về sau thì cũng có một số dư luận cho rằng cụ Trần Trọng Kim là người không có tinh thần
tranh đấu vì khi Cụ được mời làm thủ tướng thì Cụ đã ngoài 60 tuổi, đã về hưu trí từ hơn 4 năm về
19
trước và không hề có kinh nghiệm gì trong việc cai trị. Họ cho rằng nếu ông Ngô Đình Diệm làm thủ
tướng lúc đó thì ông trẻ tuổi hơn, mới có 45 tuổi, ông Ngô Đình Diệm không thích Cộng sản và có kinh
nghiệm đối đầu với Cộng sản trong suốt thời gian ông làm quan, từ cấp phủ huyện lên đến cấp tỉnh và
sau cùng làm thượng thư đứng đầu Lục Bộ, do đó cái chính phủ mà ông Ngô Đình Diệm sẽ thành lập
hồi đó có thể đã không quá tiêu cực như chính phủ cuả Cụ Trần Trọng Kim sau khi Nhật đầu hàng, có
thể cái chính phủ cuả ông Ngô Đình Diệm đã không khuyên Vua Bảo Đại thoái vị, có thể cái chính phủ
của ông Ngô Đình Diệm sẽ nhận lời yêu cầu của quân đội Nhật bảo vệ cho chính quyền của Vua Bảo
Đại và cũng rất có thể với một chính phủ như vậy, Việt Minh cũng khó mà cướp được chính quyền
một cách quá dễ dàng như đã xảy ra
Vào năm 1945, Bác Sĩ Phan Huy Quát giữ chức vụ Đổng Lý Văn Phòng cho Thủ Tướng Trần Trọng
Kim tại Huế. Người viết có hỏi Bác sĩ Phan Huy Quát về điểm này thì được ông Quát trả lời như sau:
Nếu vào tháng 3 năm 1945 mà ông Ngô Đình Diệm về được đến Huế thì chắc chắn ông Diệm sẽ làm
thủ tướng theo lời mời của Vua Bảo Đại chứ không phải là cụ Trần Trọng Kim. Tuy nhiên nếu ông
Diệm có làm thủ tướng đi nưã thì tôi nghĩ rằng những thành phần mà ông Diệm sẽ chọn vào nội các
cũng chẳng có gì thay đổi mấy vì ông ta cũng phải chọn lưạ những người mà Vua Bảo Đại đã gửi thư
mời về Huế để tham khảo ý kiến. Trong chính phủï Trần Trọng Kim, hầu như tất cả các vị bộ trưởng đều
là những người đã được Vua Bảo Đại mời về Huế, chỉ có Kỹ Sư Lưu Văn Lang, Bộ trưởng Công Chánh,
là đang ở Sài Gòn và vì vậy mà về sau thì ông ta không về nhận chức
Cụ Trần Quốc Anh, một nhân vật có nhiều liên hệ với Hoàng Đế Bảo Đại, cụ Trần Trọng Kim, Giáo sư
Hoàng Xuân Hãn, ông Phạm Quỳnh, Hoàng thân Vĩnh Cẩn từ thời trước năm 1945, cũng đã có tiết lộ về
chuyện nhân sự trong nội các Trần Trọng Kim trong một tập hồi ký do cụ viết trên giường bệnh vào năm
1966 như sau:
Tối hôm 17 tháng 3 năm 1945, ông Vĩnh Cẩn đến nhà tôi. Tôi đã biết ông Cẩn đến có việc gì. Tôi mời
ông ngồi, rồi ông hỏi tôi:
-Ngài (Bảo Đại) ban ra trước hết anh có nhận được trọng trách lập nội các không?
Tôi trả lời ngay lập tức:
-Đức Ông tâu với Ngài: 1/ Tôi không đủ tài và cũng không và cũng không có đức tính để lập một nội
các trong lúc giao thời này; 2/ là tôi đang còn trẻ và cũng không có bằng cấp gì để gây tín nhiệm trong
giới trí thức hiện đại.
Ông Cẩn nói tiếp:
-Ngài có ban, nếu anh không nhận được thì anh đề nghị những người đủ tư cách để lập nội các.
Tôi nghĩ ngay đến cụ Trần Trọng Kim vừa mới ở Singapore về Bangkok, tôi liền viết ngay bản danh
sách từng nhân vật một, vị nào ở địa vị nào. Sở dĩ tôi đề nghị cụ Kim ra lập nội các để cụ biết rõ sự
thông ninh của hoàng đế vì từ bao nhiêu năm nay cụ cũng như nhiều người khác coi rẻ hoàng đế cho
hoàng đế là một thanh niên ngốc (xin lỗi Ngài.) Vậy tôi viết danh sách:
-Thủ Tướng : Trần Trọng Kim kiêm Ngoại giao.
-Bộ Nội Vụ: Một trong 3 vị đường quan là Hoàng Trọng Phu, Vi Văn Định và Trần Văn
Thông. Tuy tôi chưa biết chắc 3 vị này ai đã chịu nhận nhưng vì cấp bách nên đợi giờ phút cuối cùng sẽ
liệu.
-Bộ Giáo Dục : Hoàng Xuân Hãn
-Bộ Công Chánh : Kỹ sư Lưu Văn Lang
-Bộ Tài Chánh : Vũ Văn Hiền hay Trịnh Bá Bích (tôi không biết cụ Bích đã chết rồi.)
-Bộ Kinh Tế & Tiếp Tế : Hồ Tá Khanh
-Bộ Y Tế : Bác sĩ Vũ Ngọc Anh
-Bộ Quốc Phòng : Đại Tá Nguyễn Văn Xuân
-Bộ Tư Pháp : Trịnh Đình Thảo
-Thanh Niên & Thể Thao: Phan Anh
20
Những người này không ai biết tôi và tôi cũng không quen ai. Tôi chỉ biết họ qua nhận xét của tôi về
đức tính và tài năng. Khi ông Cẩn cầm danh sách về cho Hoàng Đế thì Ngài thỉnh Đại sứ Yokoyama để
đưa danh sách ấy và yêu cầu cố vấn phủ mời những vị này đến Huế [30]
Sự tiết lộ của cụ Trần Quốc Anh cho thấy danh sách mà cụ đề nghị đã được trình cho Hoàng Đế Bảo
Đại đúng một tháng trước ngày Nội Các Trần Trọng Kim ra mắt và chỉ có ba người không có tên trong
danh sách này mà lại có tên trong nội các là Luật sư Trần Văn Chương, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bác sĩ
Trần Đình Nam, Bộ Trưởng Nội Vụ và Nguyễn Hữu Thi, Bộ Trưởng Tiếp Tế. Sự tiết lộ này đã cho thấy
rằng nhận xét của Bác Sĩ Phan Huy Quát là đúng khi ông nói rằng dù ông Ngô Đình Diệm có được làm
thủ tướng hồi đó thì thành phần nhân sự trong nội các của ông cũng chẳng có gì thay đổi nhiều cho lắm.
Bác sĩ Phan Huy Quát còn cho biết thêm về chương trình hành động của Hoàng Đế Bảo Đại:
Một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu mà Vua Bảo Đại muốn chính phủ phải thực hiện ngay lúc đó
là đòi lại 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cùng với Nam Bộ trong tay người Nhật để dành
lại nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn cho đất nước. Những việc đó thì cho đến đầu tháng 8 năm 1945
cụ Trần Trọng Kim mới thực hiện được nhưng chỉ vài ngày sau thì Nhật Bản bị bom nguyên tử và phải
đầu hàng khoảng một tuần sau đó. Tôi nghĩ rằng nếu ông Diệm có làm thủ tướng thì cũng phải tuân theo
chỉ thị của Vua Bảo Đại mà dành mọi ưu tiên cho những việc này như cụ Trần Trọng Kim đã làm.
Trong nội các Trần Trọng Kim không hề có Bộ Quốc Phòng mà hồi trước gọi là Bộ Binh vì lúc đó Việt
Nam chưa có quân đội. Vua Bảo Đại có ý muốn thành lập quân đội nhưng nhà vua lại giao việc đó cho
Bộ Thanh Niên do Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng. Luật sư Phan Anh và giáo sư Tạ Quang Bửu đã
thành lập trường Thanh Niên Tiền Tuyến ở Huế với nhiệm vụ đào tạo các cấp chỉ huy cho quân đội và
người được họ giao cho chức vụ chỉ huy lớp huấn luyện này cũng như là các lực lượng Bảo An chừng
khoảng chưa tới hai trăm người là Trung Úy Phan Tử Lăng. Có thể nói Trung Úy Phan Tử Lăng là vị sĩ
quan người Việt Nam cao cấp nhất giữ chức vụ chỉ huy tất cả các lực lượng quân sự trong chính quyền
của Vua Bảo Đại hồi đó. Vào tháng 8 năm 1945 thì đại đa số trong nhóm các Thanh Niên Tiền Tuyến
cũng như là lính Bảo An đều theo Việt Minh và sau này thì chính ông Phan Tử Lăng cũng theo Việt
Minh luôn.
Tôi nghĩ rằng nếu được nắm giữ vai trò thủ tướng thì có lẽ ông Ngô Đình Diệm cũng có thể làm được
nhiều điều khác, tuy nhiên với sự thiếu phương tiện để liên lạc với các tỉnh ở khắp ba miền Nam Trung
Bắc như hồi đó, nhất là với một lực lượng quân sự hồi đó như thế, liệu ông Diệm có thể làm được điều
gì khác hơn để giữ cho ông Bảo Đại không thoái vị và chống lại được cuộc tổng khởi nghiã của Việt
Minh hay không?
Tưởng cũng nên nhắc lại là Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Đổng Lý Văn Phòng của Thủ Tướng Trần
Trọng Kim về sau trở thành Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục và Tổng Trưởng Quốc Phòng dưới thời
Quốc Trưởng Bảo Đại, và sau đó làm Tổng Trưởng Ngoại Giao vào năm 1964 và Thủ Tướng Chính Phủ
vào năm 1965. Vào năm 1950, chính Bác Sĩ Phan Huy Quát đã nhận được lệnh của Quốc Trưởng Bảo
Đại thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và ông chính là người đã ký nghị định thành lập trường Võ
Bị Liên Quân Đà Lạt để huấn luyện sĩ quan hiện dịch và hai trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Sĩ Quan
Trừ Bị Nam Định để huấn luyện các sĩ quan trừ bị cho Quân Đội Quốc Gia sau này trở thành Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa.
Luật sư Phan Anh, cựu Bộ Trưởng Thanh Niên trong chính phủ Trần Trọng Kim về sau trở thành bộ
trưởng Kinh tế và giáo sư Tạ Quang Bửu trở thành thứ trưởng Quốc phòng trong chính phủ của Hồ Chí
Minh vào năm 1946. Ông Phan Anh là một trong những đoàn viên trong Phái đoàn Việt Minh tham dự
Hội Nghị Genève do Phạm Văn Đồng cầm đầu, ông Tạ Quang Bửu là người đại diện cho Việt Minh
cùng với Thiếu Tướng Delthei đại diện cho Quân Đội Pháp ký kết vào bản Hiệp định Genève về Đông
Dương vào năm 1954. Về phần các thanh niên tham gia vào Thanh Niên Tiền Tuyến dưới thời chính
21
phủ Trần Trọng Kim hồi năm 1945 tại Huế, đa số là những người đã đậu bằng Tú Tài phần I hay phần II
hồi đó, sau này họ đều trở thành sĩ quan cao cấp kể cả cấp tướng lãnh trong Quân Đội Nhân Dân Việt
Nam của Cộng sản Bắc Việt.
Về nhân vật Phan Tử Lăng, cụ Trần Quốc Anh có cho biết thêm một vài chi tiết như sau:
Pháp biết Nhật sắp lật mình nhưng không biết ngày giờ nào để đề phòng. Trái lại, Nhật biết ngày nào
Pháp sẽ đánh Nhật. Hợp tác viên có lợi nhất cho Nhật ở Huế là Trung Uùy Phan Tử Lăng, (sau này làm
Phó Tổng Tham Mưu Kháng chiến,) đã cung cấp cho Nhật một bản đồ có chi tiết tỉ mỉ về vị trí Đồn
Mang Cá. Cách đó ít lâu, Pháp biết có sự mật giao giữa Nhật và Trung Uùy Lăng, Pháp đã phái ông này
đi thanh tra ở Nghệ An và ông này đã bị thương ở bả vai hôm 9-3-1945 vì người Nhật ở Vinh không biết
ông. [31]
Trong một cuốn sách dày trên 600 trang nói về năm 1945, Tiến sĩ David Marr, một sử gia người Mỹ đã
cho biết thêm một vài chi tiết về Trung Uùy Phan Tử Lăng:
Khi đã đến lúc mà sự đối nghịch (giữa Việt Minh và chính quyền của Vua Bảo Đại) đã cận kề thì mọi
ngươi đều chú ý đến Trung úy Phan Tử Lăng, chỉ huy trưởng các đơn vị Bảo An Binh trong vùng Thừa
Thiên-Huế, một vị sĩ quan có tài và được nhiều người kính trọng. Trong những ngày trước đó, Tôn
Quang Phiệt đã giới thiệu Lê Tự Đồng, một đảng viên Cộng sản đóng vai trò quan trọng trong Uûy Ban
Khởi Nghĩa ở Huế với Trung Uùy Phan Tử Lăng. Trong cuộc hội kiến này, Trung úy Lăng đã đặt rất
nhiều câu hỏi về những chính sách đối nội cũng như là đối ngoại của Việt Minh với Lê Tự Đồng. Vào
ngày 17 tháng 8 năm 1945, Hoàng Anh, bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên đã đến gặp Phan Tử Lăng tại tư gia
của ông khi ông đang ở trần bửa củi trong sân. Sau đó, Phan Tử Lăng đã đồng ý để cho tức là cho phép
một cách gián tiếp người đại diện của Mặt Trận Việt Minh nói chuyện với các đơn vị Bảo An Binh.
Phan Tử Lăng cũng còn cố vấn cho Hoàng Anh biết rõ trong những đơn vị đó những người nào có cảm
tình với Việt Minh, những người nào còn đứng giữa không theo ai và những người nào là chống lại Việt
Minh. Tuy vậy nhưng nói chung thì Phan Tử Lăng lúc đó chưa tỏ ra có thái độ bất tuân những lệnh của
Vua Bảo Đại hay chính phủ của ông ban ra.
Ngày 22 tháng 8, khi cụ Trần Trọng Kim cho mời Trung úy Phan Tử Lăng đến hỏi xem các đơn vị
Thanh Niên Tiền Tuyến và Bảo An Binh dưới quyền chỉ huy của ông ta còn có thể tin cậy được hay
không thì ông Phan Tử Lăng đã trả lời một cách mơ hồ. Khi kiểm soát lại thì cụ Trần Trọng Kim mới
biết rằng ngay cả đơn vị lính Hộ Thành tức là lính gác của nhà vua với quân số lên tới mấy trăm người
cũng đã bị Việt Minh xâm nhập và đã mất hết tinh thần. Do đó ông đã đề nghị Vua Bảo Đại thoái vị đề
tránh khỏi nạn bị giết như trường hợp Pháp Hoàng Louis XVI và Nga Hoàng Nicolas II [32]
Trung Úy Phan Tử Lăng thì về sau cũng có tham gia Việt Minh, sau năm 1975 ông Phan Tử Lăng vẫn
còn sống và làm thanh tra ngành kỹ nghệ kim khí tại Sài Gòn. Một trong những người con của ông về
sau được đi du học tại Liên Xô, đó là Tiến sĩ Phan Lương Cầm. Bà Phan Lương Cầm hiện nay là phu
nhân của ông Võ Văn Kiệt, cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam và cựu thủ tướng
của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã.
Ngoài một số người Việt Nam, cũng có một vài sử gia ngoại quốc đã nghĩ rằng nếu ông Ngô Đình Diệm
được làm thủ tướng vào năm 1945 thì tình thế có thể thay đổi. Trong một cuốn sách được xuất bản vào
năm 1997, Giáo sư Sử Học Robert D. Schulzinger, Giám Đốc Chương Trình Các Vấn Đề Quốc tế tại
Viện Đại Học Colorado tại Boulder cũng có đồng quan điểm như vậy:
Trần Trọng Kim, một sử gia có tinh thần quốc gia, trở thành thủ tướng và đả chọn quốc hiệu là Việt
Nam, chọn lá cờ vàng làm quốc kỳ và một bài quốc ca. Tuy nhiên ông là một nhà lãnh đạoyếu ớt, phải đi
giây giưã người Nhật đang nắm quyền và sự tạo lập một chính phủ độc lập thật sự, ông đã được người
đương thời gọi là Kerensky Việt Nam để so sánh với ông Alexander Kerensky, vị thủ tướng chính phủ
lâm thời tại Nga trước khi từ chức nhường quyền lại cho phe Cộng sản Bolchevik vào năm 1917. Thực
ra thì Bảo Đại muốn mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng thay vì ông Trần Trọng Kim vì ông Diệm
là người đã chống lại sự hợp tác với người Nhật, do đó ông ta có nhiều uy tín hơn nếu đứng đầu một
22
chính phủ. Nhưng người Nhật đã chống lại việc mời ông Diệm vì họ sợ rằng ông ta có tinh thần độc lập
quá cao.
Lịch sử nước Việt Nam có thể đã có nhiều thay đổi nếu mà ông Ngô Đình Diệm được làm thủ tướng
chính phủ Việt Nam sau khi người Nhật lật đổ người Pháp vào tháng 3 năm 1945. [33]
Có thay đổi hay không, điều đó cũng chỉ là một trong những cái nếu, một trong những cái có thể trong
lịch sử mà thôi.
Trần Đông Phong
***********************
Trần Đông Phong (1887-2 tháng 5 năm 1908) trong một nhà giàu có ở Thanh Chương, Nghệ An.[1] Theo Đỗ Thông Minh trong Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du, Trần Đông Phong từng quyên góp nhiều tiền bạc cho Phong trào Đông Du, vì vậy khi qua Nhật Bản, anh đã được Phan Bội Châu giao làm thủ quỹ cho nhóm sinh viên Đông Du. Tuy nhiên do nắm bắt được kế hoạch Đông Du của Phan Bội Châu, Chính quyền đô hộ Pháp tại Đông Dương đã chặn nguồn cung cấp tài chính từ trong nước sang Nhật Bản cho phong trào Đông Du, cả những lá thư của Trần Đông Phong gửi về cho gia đình về việc quyên góp tiền cũng bị giữ lại. Ngày 2 tháng 5 năm 1908, Trần Đông Phong vì quá lo lắng trước trách nhiệm nặng nề, lại cảm thấy hổ thẹn với đồng chí của mình vì tưởng rằng gia đình anh không chịu gửi tiền quyên góp cho phong trào đã quyết định tự vẫn. Trần Đông Phong có để lại di thư như sau:[2]
“ |
Nhà tôi giàu có, cả tiền với thóc, kể đến hàng vạn, mà gần đây học phí trong trường, chỉ là nhờ Nam Kỳ cấp cho anh em, tôi đã nhiều lần viết thư về nhà, khuyên cha tôi bắt chước làm như ông Trương Tử Phòng, phá sản vì nước, cha tôi không trả lời. Tôi nghĩ tôi là con một nhà giàu, xấu thẹn với anh em quá, nên tôi phải tự vận cho cha tôi biết chí tôi, và cũng để tạ tội với anh em. |
” |
Cảm kính trước nghĩa khí của Trần Đông Phong,[3] Kỳ ngoại hầu Cường Để đã đích thân đứng ra xây mộ phần cho Trần Đông Phong tại Nghĩa trang Zoshigaya (雑司ヶ谷霊園), Tokyo. Trên bia mộ của Trần Đông Phong có ghi dòng chữ “Đồng bào chí sĩ Trần Đông Phong chi mộ”. Năm 1951 sau khi Kỳ ngoại hầu qua đời tại Nhật Bản, một phần di cốt của ông cũng được an táng tại mộ phần này.[2] Ngày nay mộ phần của Trần Đông Phong nằm ở dãy 1-4A-5-14 (1種4A号5側14番) của Nghĩa trang Zoshigaya và vẫn thường có người tới thăm viếng, tưởng niệm.[1]
Thích bài này:
Thích Đang tải...