LƯỢM LẶT TIN 30-9-14

Người Khmer Krom sắp biểu tình chống VN

kk
Người Khmer Krom cho rằng Nam Bộ là lãnh thổ của Campuchia

Hàng ngàn người Campuchia dự kiến sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình kéo dài trong năm ngày kể từ ngày thứ Bảy 4/10 đến để phản đối điều mà họ cho rằng ‘Việt Nam chiếm lãnh thổ’ của họ.

Cuộc biểu tình này do Liên hiệp Khmer Kampuchea Krom (AKKK), tức đại diện cho người Khmer sinh ra ở miền Nam Việt Nam, và Liên minh Thanh niên Khmer đứng ra tổ chức.

Dự kiến sẽ có 2.000 người tham gia các cuộc biểu tình này, theo tờ Kampuchea Thmey.

Chính quyền thủ đô Phnom Penh đã nói rằng kế hoạch biểu tình như vậy sẽ ‘ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng’ và phải chờ quyết định từ cấp cao hơn.

Thỉnh nguyện thư

Đoàn biểu tình có kế hoạch sẽ trình thỉnh nguyện thư đến chính quyền Campuchia và các cơ quan quốc tế.

Tờ báo Kampuchea Thmey dẫn kháng nghị của ông Thạch Setha, chủ tịch của AKKK, cho biết cuộc biểu tình lần này sẽ có năm mục tiêu chính:

Thứ nhất là đến Quốc hội trình thỉnh nguyện thư yêu cầu cơ quan này can thiệp buộc ngoại trưởng phải giải thích về việc ‘Chính phủ Việt Nam làm giả lịch sử Campuchia’.

Thứ hai là tuần hành đến chỗ Thủ tướng Hun Sen trình thỉnh nguyện thư yêu cầu tạm thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Thứ ba là tuần hành đến Đại sứ quán Pháp để yêu cầu Chính phủ Pháp giải thích cho rõ về các thỏa thuận mà họ đã ký kết với Việt Nam dẫn đến việc ‘cắt đất Khmer Kamuchea Krom sáp nhập vào Việt Nam’.

Thứ tư là tuần hành đến văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh để yêu cầu làm rõ tại sao ‘Việt Nam lại nhận Khmer Kampuchea Krom là đất của mình’.

Cuối cùng là tuần hành đến các khu chợ ở Phnom Penh để vận động người dân Campuchia chấm dứt dùng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Kháng nghị của ông Thạch Setha đề ngày 26/9 gửi đến ông Pa Socheat-vong, Thị trưởng Phnom Penh, nói họ phải tổ chức các cuộc biểu tình bởi vì ‘Chính phủ Việt Nam chưa có lời xin lỗi người dân Campuchia và cũng chưa có thừa nhận bằng văn bản sự thật về lịch sử Campuchia’.

Không những thế, theo ông Thạch Setha, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam còn yêu cầu Chính phủ Campuchia ngăn chặn biểu tình trước Đại sứ quán của họ.

Kể từ tháng Sáu, AKKK đã kêu gọi sinh viên và sư sãi biểu tình liên tiếp để yêu cầu ông Trần Văn Thông, phát ngôn nhân của Sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh, phải xin lỗi vì đã nói rằng ‘Kampuchea Krom (tức Nam Bộ) là lãnh thổ của Việt Nam trong nhiều năm theo nhiều tư liệu lịch sử’.

Tuy nhiên, những người biểu tình Campuchia đã không đạt được mục tiêu của họ.

Trong một chuyến thăm Campuchia mới đây, ông Phạm Quang Vinh, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói với phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong rằng Việt Nam sẽ sớm rút tham tán Trần Văn Thông về nước.

*************************************

TQ ngang nhiên tính đưa ‘nhà máy cá’ ra Trường Sa

Thông tin do trang điện tử Ecns.cn phiên bản tiếng Anh của tờ China News dẫn từ Nhật báo Khoa học TQ.

Theo Ecns.cn, các nhà khoa học TQ đã lên kế hoạch đẩy mạnh khai thác thủy hải sản ở Biển Đông, trong đó phải kể đến việc triển khai trái phép một tàu chở cá sống có tải trọng 200.000 tấn vào khu vực đảo Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TQ, bãi Vành Khăn, Trường Sa
Trạm gác TQ xây dựng trái phép gần bãi Vành Khăn

Tàu chở cá sống là một cơ sở chế biến cá di động. Nó cung cấp nhiều dịch vụ cho các tàu quân sự và dân sự của TQ hoạt động trong khu vực.

Theo Lei Jilin thuộc Viện nghiên cứu ngư nghiệp Hoàng Hải, con tàu có nguồn gốc là tàu chở dầu cũ. “Ngoài việc bảo vệ đảo đá, nó sẽ góp phần tích cực trong quá trình chế biến và lưu trữ thủy sản, nó cũng giống như một nguồn cung cấp tin cậy cho các tàu đánh bắt biển sâu”, Lei nhấn mạnh.

Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học thủy sản TQ còn ngang ngược tuyên bố nếu kế hoạch ở Đá Vành Khăn thành công, TQ nên triển khai cả một hạm đội tàu chở cá sống khác ở Biển Đông và Hoa Đông dưới sự bảo vệ của hải quân TQ.

*******************************

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất

Nhìn lại tình hình kinh tế xã hội từ đầu năm 2014 đến nay, Chính phủ dành gần một trang nói về ảnh hưởng của tình hình biển Đông đến xuất nhập khẩu.

Theo đó, 9 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng khoảng 16% và chiếm tỷ trọng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn nhập khẩu từ Trung Quốc tăng trưởng trên 16% và chiếm tỷ trọng trên 28,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Chính phủ đánh giá, tính đến nay, quan hệ thương mại nói chung với thị trường Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi diễn biến tình hình biển Đông. Mức tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.

Riêng tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc 9 tháng đầu năm nay cao hơn mức tăng trưởng 7% của năm 2013, báo cáo nêu.

Trọng Nghĩa – Khẩu chiến Việt-Trung tại Liên Hiệp Quốc về Biển Đông

Trọng Nghĩa

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014. ReutersTại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên của chương trình nghị sự, đại diện Trung Quốc và Việt Nam đã cùng phát biểu trong một phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.

Được lên tiếng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lập lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh theo đó các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng, do đó cần phải áp dụng luật lệ quốc tế một cách « công minh và đúng đắn » trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Ngoại trưởng Trung Quốc đã nêu lên trường hợp Gaza, Irak, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, nhưng lại không nói gì về các tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với các láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam hay Philippines tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là không ngần ngại ỷ thế nước lớn dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp, mặc nhiên coi thường luật pháp quốc tế.

Nếu Trung Quốc cố tình không nói đến Biển Đông, thì ngược lại Việt Nam, qua phát biểu của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ít phút sau đó, đã công khai nêu vấn đề Biển Đông thành ví dụ về việc không được dùng võ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã dành riêng một đoạn trong bài phát biểu để nêu lên tranh chấp Biển Đông và lập trường tôn trọng luật lệ quốc tế của Việt Nam: « Chúng tôi kiên trì lập trường nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết bất đồng, tranh chấp trong quan hệ quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) ».

Các nước không phân biệt lớn nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Phần đề cập đến Biển Đông được ông Phạm Bình Minh đưa ra sau khi ông bày tỏ quan ngại về các « nguy cơ tiềm ẩn về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ », đe dọa hòa bình và ổn định.

Theo Ngoại trưởng Việt Nam: « Những con đường dẫn đến chiến tranh và xung đột đều xuất phát từ học thuyết đã lỗi thời về chính trị cường quyền, từ tham vọng thống trị và áp đặt, và từ việc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm các tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. »

Do đó, đối với ông Phạm Bình Minh, tất cả các nước « không phân biệt lớn – nhỏ, giàu – nghèo đều phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tất cả các quốc gia cần từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ».

Trong bài tường trình về cuộc khẩu chiến gián tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại nghị trường Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, Thông tín viên báo Philippines Rappler tại New York đã mỉa mai tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi nhận định như sau:

« Sau khi cho tàu tiến vào vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, và cho xây dựng cơ sở tại đấy, Trung Quốc lại nói là cần phải có luật lệ « công bằng và đúng đắn » để giải quyết các tranh chấp toàn cầu… Quốc gia bị cáo buộc không chấp hành luật pháp quốc tế khi đòi hỏi chủ quyền quá đáng trên Biển Đông lại kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng luật lệ ‘công bằng và đúng đắn’ trong việc giải quyết tranh chấp ».

Chân dung trưởng đặc khu Hong Kong: Lương Chấn Anh, ông là ai?

Mạnh Kim

Ngay khi chưa đắc cử đặc khu trưởng Hong Kong, Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) đã bị dư luận nghi là “hàng gài”, tức là “người của Bắc Kinh”! Tìm vài thông tin cũ liên quan, trong đó có bài viết của James Pomfret trên Reuters (30-7-2012), một chân dung đáng ngờ của Lương Chấn Anh hiện ra…

Xuất thân từ gia đình với bố là cảnh sát, Lương không chỉ là doanh nhân giàu có mà còn làm chính trị từ hồi trẻ khi đóng vai trò trung gian đàm phán giữa Trung Quốc và Anh trong tiến trình trao trả Hong Kong cho Hoa lục. Hai tuần trước khi nhậm chức đặc khu trưởng, Lương đã dính vào xìcăngđan liên quan 6 công trình xây trái phép tại biệt thự trị giá 64 triệu USD (500 triệu đôla HK) của đương sự. Trong khi trước đó một năm, Lương đã sử dụng đòn xìcăngđan xây dựng trái phép để hạ đối thủ tranh cử Đường Anh Niên (Henry Tang), người lúc đó được giới tài phiệt Hong Kong ủng hộ thay Tằng Ấm Quyền ngồi ghế đặc khu trưởng.

Học trung học tại King’s College, Lương tốt nghiệp trường Kỹ thuật Hong Kong (nay là Đại học kỹ thuật Hong Kong) năm 1974, sau đó sang Anh nghiên cứu về kiểm định chất lượng công trình xây dựng tại Bristol Polytechnic (nay là Đại học West of England). Trở về Hong Kong, Lương làm cho công ty bất động sản Jones Lang Wootton. Năm 1993, đương sự thành lập một công ty thanh tra công trình rồi sau đó làm chủ tịch Viện thanh tra công trình… Về chính trị, năm 1998, Lương được đặc khu trưởng Đổng Kiến Hoa bổ nhiệm vào Hội đồng Hành pháp Hong Kong. Đó là lúc dư luận bắt đầu râm ran chuyện Lương Chấn Anh là “hàng gài”.

Tin đồn càng rộ vào thời điểm Lương tranh cử đặc khu trưởng. Lý Trụ Minh (Martin Lee), một chính trị gia khuynh hướng ủng hộ chính trị dân chủ, đã đặt câu hỏi rằng liệu chính sách “một quốc gia, hai thể chế” có giá trị hay không, nếu Lương được bầu vào ghế đặc khu trưởng, bởi Lương hiển nhiên là đảng viên cộng sản Trung Quốc từ khi đương sự được bổ nhiệm làm tổng thư ký Ủy ban cố vấn Luật căn bản (“Hương Cảng Cơ Bổn Pháp” – một bộ luật có giá trị như một “Hiến pháp” của Hong Kong sau thời điểm được trao trả năm 1997). Lúc đó, Lương mới 31 tuổi (năm 1985).

Nghi ngờ này được ủng hộ từ cựu đảng viên “cộng sản nằm vùng” Lương Mộ Nhàn (Florence Leung). Hồi ký Lương Mộ Nhàn thuật rằng, Lương Chấn Anh đích thị là dân cộng sản Hoa lục. Lương Mộ Nhàn giải thích thêm, để có thể đưa Lương Chấn Anh thay Mao Quân Niên (Mo Kwan-nin; người mà vỏ bọc cộng sản đã bị lộ) lên ghế tổng thư ký Ủy ban cố vấn Luật căn bản, thì theo truyền thống, Lương Chấn Anh phải là “người của Đảng”. Bà Lương Mộ Nhàn còn kể vài chi tiết: trong khi Đường Anh Niên bày tỏ bất mãn trước sự kiện Thiên An Môn thì Lương Chấn Anh lại lấp la lấp lửng. Không chỉ trường hợp Thiên An Môn, năm 2010, khi được hỏi về sự kiện nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba được trao Nobel Hòa bình, Lương Chấn Anh trả lời rằng Đặng Tiểu Bình mới là người Trung Quốc đầu tiên cần được vinh danh!

Chiến dịch bầu cử Lương Chấn Anh cũng có không ít chi tiết mờ ám. Điền Bắc Tuấn (James Tien), chủ tịch danh dự đảng Tự Do và là người ủng hộ Đường Anh Niên, kể rằng, vào thời điểm sắp bỏ phiếu, các thành viên Ủy ban bầu cử đã nhận được loạt điện từ Văn phòng Liên lạc (“Trung Ương Nhân Dân Chánh Phủ Trú Hương Cảng đặc biệt hành chánh khu liên lạc biện công thất”), yêu cầu phải bỏ phiếu cho Lương Chấn Anh! Ngày 25-3-2012, Lương Chấn Anh trở thành đặc khu trưởng với 689 phiếu (Đường Anh Niên 285 phiếu). Loan bố vụ này, bản tin online của Nhân Dân nhật báo (Hoa lục) đã gọi ông tân đặc khu trưởng là “đồng chí Lương Chấn Anh”. Hai người tiền nhiệm, Đổng Kiến Hoa và Tằng Âm Quyền, chưa bao giờ hân hạnh được gọi tương tự. Sự nghi ngờ Lương Chấn Anh là “cộng sản nằm vùng” vẫn chưa ngưng, vì ngay sau khi đắc cử, Lương Chấn Anh đã đưa vào guồng máy hành chính một nhân vật tên Trần Nhiễm (Chen Ran). Vốn là tổng thư ký Hiệp hội nhân tài trẻ Hong Kong (“Hương Cảng Tinh Anh hội”), một tổ chức công khai ủng hộ cộng sản Trung Quốc, bà Trần là con gái một viên chức cấp trung tại Thượng Hải, từng là thành viên Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc đóng ở Hong Kong gần 7 năm. Và nữa: trong lễ nhậm chức, Lương Chấn Anh đọc diễn văn bằng tiếng Quan Thoại chứ không phải tiếng Quảng Đông!

Trở lại với thời sự. Cuộc biểu tình rầm rộ “dậy mà đi” của sinh viên-học sinh Hong Kong vẫn tiếp tục, cho đến thời điểm này – dù dùi cui và đạn cay đã bắt đầu được bắn; và một trong những thủ lĩnh tinh thần, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã bị bắt. Lương Chấn Anh vẫn từ chối nói chuyện trực tiếp với sinh viên. Đương sự đã hành xử theo đúng những gì từng nói trong chiến dịch tranh cử đặc khu trưởng: ủng hộ trấn áp bằng bạo lực cảnh sát (ý nhắc đến vụ biểu tình của nửa triệu người Hong Kong năm 2003, thời Đổng Kiến Hoa, phản đối việc triển khai một điều luật ảnh hưởng đến quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận…; chẳng hạn: bất kỳ tổ chức nào bị Chính phủ trung ương Bắc Kinh cấm thì đương nhiên bị cấm ở Hong Kong; bất cứ phát biểu nào có tính xúi bẩy, dưới hình thức nói, viết và định dạng điện tử, đều bị xem là phi pháp!).


Người biểu tình Hong Kong tự nguyện nhặt rácNói cho đúng ra, khi chuẩn bị cuộc bàn giao lịch sử 1997, Bắc Kinh hẳn đã tổ chức “kế hoạch nhân sự” cho Hong Kong. Khó ai không có chủ trương “thân Bắc Kinh” có thể được vận động hậu trường để tranh cử ghế đặc khu trưởng. Việc cựu đặc khu trưởng Đổng Kiến Hoa vội vã đến Bắc Kinh (22-9-2014) để gặp trực tiếp và trấn an Tập Cận Bình là một bằng chứng. Bắc Kinh cũng thành công trong việc đưa ra con mồi kinh tế để câu các con cá mập tư bản Hong Kong (tháp tùng Đổng là nhóm doanh nhân sừng sỏ: hai cha con Lý Gia Thành và Lý Trạch Giai; Lý Triệu Cơ; Lã Chí Hòa; Trịnh Gia Thuần…). “Phân hóa tư tưởng”, lũng đoạn chính trường, xây dựng “lực lượng đối lập” thân Bắc Kinh là những gì Bắc Kinh làm trong 17 năm qua. Chia để trị là thủ đoạn cổ điển của các tay chơi chính trị Trung Quốc.

Dù vậy, chừng đó dường như là chưa đủ. Cần phải thêm một liều nặng đô hơn để làm tê liệt tinh thần dân chủ đối với xã hội Hong Kong. Thế nên mới sinh ra cái gọi là chương trình “cải cách bầu cử” (cho cuộc bầu cử đặc khu trưởng 2017), trong đó yếu tố “ái quốc” của ứng cử viên (phải là những người nhất thiết được Bắc Kinh chấp thuận) – hiểu theo nghĩa “không có thái độ chống đảng cộng sản Trung Quốc” – đã được cố gắng nhào nặn “luật hóa” một cách phi pháp, hệt như mô hình luật rừng của thể chế “bầu cử dân chủ” Hoa lục.


Andrew Pang – PV của hãng tin AP phát hiện ra 1 lá cờ của Trung Cộng bị treo ngược tại Hong Kong. Phía bên dưới, các cuộc biểu tình đòi dân chủ vẫn tiếp tụcCuộc chiến giữa những thanh thiếu niên Hong Kong với nhà cầm quyền chưa biết kết thúc như thế nào nhưng phải nói rằng giới trẻ Hong Kong đang trải qua những giờ phút tuyệt vời nhất của họ, khi họ dám đứng thẳng để hét vào mặt những kẻ âm mưu xóa bỏ dân chủ. Bởi yếu tố địa lý và bởi quan hệ kinh tế gắn chặt, điều họ đang làm rất có thể mang lại ảnh hưởng trong giới trẻ Hoa lục, ít nhất cũng là những thì thầm thán phục, trong hành lang giảng đường Thanh Hoa hay quanh bàn café đâu đó ở Thượng Hải. Bất luận thế nào, nhiều năm nữa, họ sẽ nhắc lại với con cháu về những ngày tháng sôi nổi hừng hực tháng 9-2014. Chắc chắn, đó là những câu chuyện đầy cảm xúc và ngợp tự hào.

Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì?

Căng thẳng đang gia tăng trên đường phố Hong Kong. Tại Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đang nghĩ gì về những cảnh như vậy trên đường phố?

1) “Tôi tự chuốc vào mình”

Bắc Kinh đã không cho các nhà dân chủ Hong Kong một cơ hội nào để lùi bước trong việc đề cử ứng viên của cuộc bầu cử 2017. Một số người cảnh báo rằng sẽ có rắc rối, nhưng ôngTập Cận Bình rõ ràng đã quyết định thà đối mặt với các cuộc biểu tình bây giờ hơn là mạo hiểm để một nhà lãnh đạo địa phương thực sự hợp pháp xuất hiện. Hôm nay là hệ quả tất yếu của thông báo tháng trước từ quốc hội Trung Quốc về các hạn chế phổ thông đầu phiếu, nhưng nó cũng là một thách thức chính trị trực tiếp tới Bắc Kinh – và do đó chắc chắn là một phép thử trước lời hứa của Trung Quốc về một quốc gia, hai hệ thống.

2) “Tôi phải thắng”

140929114437_hongkong_protests_512x288_getty_nocreditHai năm kể từ khi lên nắm Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực cá nhân ở mức không có đối thủ và rõ ràng ông là người đã đưa ra tất cả các quyết định quan trọng. Chiến dịch chống tham nhũng của ông đã khiến ông có những kẻ thù nội bộ đầy quyền lực, và họ đang chờ thời cơ, đợi khi ông có một bước đi sai lầm. Vì vậy, những gì xảy ra ở Hong Kong không còn chỉ là chuyện Hong Kong nữa. Những người biểu tình muốn Bắc Kinh phải đảo ngược các quy định về bầu cử, nhưng ông Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ và ông cũng không thể làm điều đó.

3) “Học sinh sinh viên lý tưởng lại một lần nữa là gót chân Achilles của chúng ta”

Các học giả trung niên, những người dẫn đầu phong trào Occupy Central là chuyện Bắc Kinh có thể dễ dàng dự đoán và ngăn chặn trước. Mối đe dọa thực sự là sinh viên đại học, những người bắt đầu bãi khóa từ thứ Hai tuần trước và nói rằng họ muốn đứng lên và được lắng nghe, ngay cả khi Bắc Kinh vẫn giả điếc trước những đòi hỏi của họ.

b2Ông Tập Cận Bình tin vào một sự lãnh đạo cứng tay để giải quyết những yếu kém của Trung Quốc

Thông qua lập trường không nhượng bộ của mình về cải cách bầu cử, Trung Quốc đã tạo ra một phong trào đối lập với một ý thức rõ ràng về mục đích – một điều không nhỏ từ một nhóm cử tri vốn thường chỉ tập trung vào sách vở và triển vọng nghề nghiệp. Tới cuối tuần, sinh viên vẫn cất lên tiếng nói của mình, bất chấp bình xịt hơi cay, dồn sinh viên vào một khu, và bắt giữ những người lãnh đạo trong sinh viên. Tới lúc đó người lớn tuổi hơn trong phong trào Occupy Central cảm thấy họ cũng phải mang theo mặt nạ, kính mắt, bánh quy và cùng tham gia với sinh viên.

4) ‘Đuôi rồng sẽ không chỉ đạo được rồng’

Tính đến chiều chủ nhật không có một tin tức nào về các cuộc biểu tình ở Hong Kong được chạy tại những phần còn lại của đất nước Trung Quốc. Bắc Kinh không muốn công dân của mình biết về chuyện này. Có 7,2 triệu người ở Hong Kong và có 1,3 tỷ tại đại lục Trung Quốc. Tập Cận Bình cần phải thể hiện với cả hai phía rằng ông là người quyết định kịch bản.

Ở đại lục, một cuộc biểu tình chính trị công khai sẽ bị giải tán chỉ trong vài phút. Hong Kong lại khác nhờ công thức một đất nước hai hệ thống, và nó đảm bảo Hong Kong được quyền tự trị và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, một cuộc cách mạng màu – cách mạng phi bạo động – là một trong những cơn ác mộng khủng khiếp nhất của Trung Quốc và hình ảnh các công dân Trung Quốc trẻ tuổi có lý tưởng với băng-rôn và khăn vàng buộc trên trán đang đặt chính phủ tại Bắc Kinh vào tình thế tiến thoái lưỡng nan “làm thì sẽ bị nguyền rủa mà nếu không làm cũng sẽ bị nguyền rủa” .

Đặt áp lực vào cảnh sát Hong Kong phải có hành động cứng rắn và do đó có nguy cơ sẽ kích động thêm người dân xuống đường ủng hỗ học sinh? Hay không làm ầm ĩ lên và đứng trước nguy cơ sẽ khuyến khích những nhà dân chủ rằng sau cùng thì tham gia là cũng an toàn, không sao cả?

5) “Hãy tìm cho tôi chiếc chìa khóa để đến với trái tim và khối óc Hong Kong”

b3Lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ không mấy dễ dàng là phải kiểm soát được tình hình.

Thật khó biết liệu nên ve vuốt, đe dọa hay phủ dụ vào thời điểm này. Tuy nhiên, cử tri tối quan trọng chính là công chúng. Bắc Kinh sẽ cố gắng thuyết phục công dân Hong Kong hãy ở nhà bằng cách vẽ ra hình ảnh người biểu tình là như những người bộp chộp nguy hiểm và cảnh báo rằng nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu Bắc Kinh muốn thắng trong trận chiến giành trái tim và khối óc của người Hong Kong, thì họ sẽ phải thật bình tĩnh và để cho các cuộc biểu tình diễn ra với sự nhẹ tay của cảnh sát. Một điều Trung Quốc cảm thấy rất khó thực hiện.

6) Trung Quốc có bao nhiêu đồn cảnh sát ở Hong Kong?

Tôi tin là khoảng 500 – nhưng ông Tập Cận Bình sẽ biết rõ hơn tôi. Cuộc biểu tình này là trái phép và vì vậy là bất hợp pháp. Cảnh sát Hong Kong có thể tìm cách bắt giữ tất cả mọi người. Nhưng một khi các đồn cảnh sát này đầy chật rồi thì rõ ràng là sẽ không có chỗ để giam giữ những người bị bắt. Vì vậy, cuộc biểu tình này có một điểm tới hạn mà dưới điểm đó thì tình trạng kiệt sức, bình xịt hơi cay và các mối đe dọa bị ngồi tù có thể khiến người biểu tình bỏ về nhà, nhưng nếu trên điểm tới hạn này thì sự an toàn về con số và khả năng có thêm người mới tham gia có thể sẽ tạo ra dây chuyền phản hồi và tăng thêm thái độ bất tuân.

7) “Sao chúng lại dám nhắc tôi về Đặng Tiểu Bình?”

Những người biểu tình xem họ là người nối tiếp di sản của cố lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc, người qua đời ngay trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, nhưng là người đàm phán với người Anh về việc chuyển giao từ cách đó 30 năm trước. Một sự lựa chọn kỳ lạ vì Đặng Tiểu Bình chính là người đã ra lệnh cho quân đội dập tắt các cuộc biểu tình dân chủ của sinh viên ở Bắc Kinh vào năm 1989.

Nhưng các nhà dân chủ Hong Kong chỉ ra rằng chính Đặng Tiểu Bình là người đã đưa ra công thức “một quốc gia, hai chế độ” để đảm bảo lối sống của Hong Kong trong thời gian 50 năm. Vào giai đoạn đó, họ nói, ông tin rằng Trung Quốc sẽ tự do hơn và khoảng cách về ý thức hệ có thể đã thu hẹp lại. Nếu ông đã thực sự tin như vậy thì ông đã nhầm. Đất nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang đi theo một chiều hướng khác, hướng tới sự kiểm soát độc đảng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và nếu ông Đặng Tiểu Bình đã nhìn xuống từ thế giới bên kia, tôi không dám tự tin mà nói rằng ông sẽ reo mừng cổ vũ những người biểu tình.

8) “Hãy đổ lỗi cho người nước ngoài”

Trong thời gian vài tuần trước khi diễn ra các cuộc biểu tình ở Hong Kong, đại diện của Trung Quốc đã ngày càng khẳng định rằng các nhà dân chủ bị người nước ngoài khuấy động, muốn làm tổn hại đến sự ổn định và thịnh vượng của Hong Kong và sử dụng nơi này như một đầu cầu để lật đổ chính phủ đại lục.

b4Truyền thông tại đại lục hoàn toàn không đưa tin về những cuộc biểu tình ở Hong Kong

Cuối tuần qua, báo chí thân Bắc Kinh ở Hong Kong đã đăng những cáo buộc rằng lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong có mối liên kết với chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ và Anh đã tìm cách tránh xa lập luận này, và thật khó để có thể thấy việc lật đổ chính phủ Trung Quốc sẽ mang lại cho họ lợi lộc gì. Vấn đề thực sự của chính phủ Bắc Kinh là ý tưởng nước ngoài chứ không phải là chính phủ nước ngoài.

9) “Tôi đã không đạt được những gì tôi có bằng việc nhượng bộ. Giờ tôi cũng sẽ không nhượng bộ.”

Chủ tịch Trung Quốc được cho là đã nêu nguyên nhân Liên Xô tan vỡ năm 1991 là không ai “đủ can đảm dám đứng dậy bảo vệ nó”. Kể từ khi lên nắm quyền cách đây hai năm, điều ngày càng trở nên rõ ràng là ông tự xem mình như lãnh tụ mà con dân phải nghe lời và tin rằng sự lãnh đạo mạnh mẽ là giải pháp cho những yếu kém của Trung Quốc. Hong Kong hãy lắng nghe.

10) “Một dịp kỷ niệm chẳng ra gì?”

Tuần này một bức chân dung mới của Chủ Tịch Mao được treo tại Cổng Thiên An Môn để chuẩn bị cho ngày Quốc Khánh. Ngày mùng Một tháng Mười là kỷ niệm lần thứ 65 cách mạng cộng sản Trung Quốc, thời điểm khi Chủ tịch Mao tuyên bố: “Người dân Trung Quốc đã đứng lên” và đám đông đã thực sự reo mừng.

Sáu mười lăm năm sau, ông Tập Cận Bình đứng đầu một đảng và một quốc gia rất khác. Giàu thì có đấy. Quyền lực cũng có đấy. Nhưng vào lần sinh nhật thứ 65, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại không có một thông điệp thống nhất vượt lên trên chủ nghĩa dân tộc bài ngoại. Ông Tập Cận Bình đang rất cần xác định “Giấc mơ Trung Hoa” của ông theo một cách thức tạo được cảm hứng cho người dân Trung Quốc, bất kể là ở Hong Kong hay Trung Quốc đại lục

b5

Lượm lặt tin 29-9-14

Một nửa số con nghiện ma túy ở Việt Nam là nông dân

Bộ Công An CSVN vừa đưa ra con số làm bất kỳ người dân Việt Nam cũng phải giật mình và bất ngờ, đó là 50% con nghiện ma túy là nông dân.

Việc tiêm chích ma túy đã lan rộng đến mọi ngóc ngách tại Việt Nam. (Hình: báo An Giang)

Tại phiên giải trình “Thực hiện chính sách pháp luật về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện” do Ủy Ban Các Vấn Ðề Xã Hội Quốc Hội tổ chức ngày 27 tháng 9 cho biết, tính đến cuối tháng 8, 2014 trong số hơn 185,000 người nghiện ma túy thì nông dân chiếm tới 49,57%; công nhân chiếm 6,11%.

Như vậy, phần lớn số người nghiện tập trung vào nhóm những người lao động và đều tăng qua từng năm.

Báo Lao Ðộng dẫn phúc trình của Bộ Công An Việt Nam giải thích thêm, tình trạng mang lậu ma túy vào Việt Nam ngày càng phức tạp theo mọi tuyến đường hàng không, đường bộ và đường thủy.

Bắt đầu từ thuốc phiện, cao hơn là heroin, hiện nay ma túy tổng hợp, ma túy đá và các chất sử dụng gây nghiện tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều, làm tăng số lượng người nghiện ma túy hàng năm.

Vẫn theo phúc trình, trong số các con nghiện, thì nghiện heroin chiếm 83%, ma túy tổng hợp chiếm hơn 10%. Ðáng chú ý là con nghiện ma túy tổng hợp đang dần nhích lên. Hình thức tiêm chích là chủ yếu, song hiện xu hướng hít tăng lên thay cho tiêm chích.

Phúc trình cho biết thêm, tại tất cả các tỉnh, thành phố, gần 90% quận huyện và khoảng 60% số xã, phường, thị trấn đều đã có người nghiện ma túy. Một số địa phương có nhiều người sử dụng ma túy tổng hợp là Ðà Nẵng, Tây Ninh, Trà Vinh…

Người ta dự đoán rằng, tình trạng nghiện ma túy sẽ còn tăng cao và phức tạp hơn một khi đời sống xã hội ở Việt Nam ngày càng phân cấp, tỉ lệ thất nghiệp và dân trí vùng miền còn quá chênh lệch chưa được nhà nước quan tâm.

******************************

Mỹ: Một người gốc Việt trúng xổ số hơn 200 triệu đôla

Nhiều người Việt từng trúng xổ số với giá trị lớn ở Mỹ trong những năm vừa qua.

Nhiều người Việt từng trúng xổ số với giá trị lớn ở Mỹ trong những năm vừa qua.

Một thợ làm móng tay gốc Việt ở California, Hoa Kỳ, đã trúng số gần 230 triệu đôla trong đợt quay xổ số Powerball hôm thứ Tư vừa qua.

Người đàn ông may mắn có tên là Vinh Nguyen cho biết ông đã bỏ ra 30 đôla để mua 15 vé Powerball.

Ông nói với công ty phát hành xổ số ở California rằng ông đã tự chọn số cho mỗi vé.

Ông Vinh được trích lời nói: “Tất cả các số đều là ngẫu nhiên. Tôi chọn bất kỳ số nào tôi nghĩ đến lúc đó”.

Người đàn ông gốc Việt cho biết ông chưa biết dùng khoản tiền trúng thưởng vào việc gì. “Tôi chỉ muốn là một người đàn ông bình thường,” ông Vinh nói.

Thay vì lấy tất cả một lúc, ông Vinh sẽ nhận khoản tiền trúng số gần 230 triệu đôla trong vòng hơn 30 năm.

Báo chí Mỹ đưa tin, ông Vinh cho biết ông đã chơi xổ số trong suốt 5 năm qua.

Theo tân triệu phú này, số tiền ông bỏ ra chơi xổ số mỗi tuần phụ thuộc vào tiền bo (tip) ông nhận được tại nơi làm việc.

Cửa hàng nơi ông Vinh mua vé số cũng sẽ nhận được khoản tiền thưởng 1 triệu đôla vì đã bán vé trúng số độc đắc.

Hồi tháng Giêng, một người gốc Việt tên là Steve Tran ở California đã trúng giải độc đắc xổ số Mega Millions gần 650 triệu đôla với một người khác

****************************************

Năm 2014: thế giới tăng thêm 155 tỷ phú

Năm nay, thế giới đón chào sự xuất hiện của thêm 155 tỷ phú, nâng tổng số tỷ phú toàn thế giới lên thành 2.325 người, tăng so với năm 2013 là 7%, theo Billionaire Census 2014.

Kết quả khảo sát còn cho biết trung bình họ 63 tuổi, sở hữu 3,1 tỷ USD, 90% đã kết hôn và có 2 con. Hầu hết các tỷ phú có mối quan hệ gần gũi với những người cùng đẳng cấp: mỗi tỷ phú quen khoảng 3 tỷ phú khác. Nam giới chiếm tỷ lệ cao, chỉ có 286 người là nữ giới.

87% tỷ phú tự thân lập nghiệp. Trung bình mỗi người sở hữu 4 điền sản có giá trị trung bình 23,5 triệu USD/điền sản; 35%tỷ phú có tổ chức từ thiện riêng; và 1/3 sở hữu đội thể thao hoặc ngựa đua.

Thực tế cho thấy giáo dục truyền thống không quan trọng lắm: 35% tỷ phú không có bằng cử nhân, 35% sống tập trung tại 20 thành phố. Số lượng tỷ phú xuất thân từ Mỹ cao nhất, chiếm đến 25% tổng tỷ phú toàn cầu.

Mỹ và Việt Nam thảo luận về việc kiềm chế những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông

David Brown
Huỳnh Phan chuyển ngữ
Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh

Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.

Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.

Sáu năm trước, Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ sơ sài minh họa cho yêu sách của họ về “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với khu vực giới hạn bởi đường chín đoạn bao quanh gần như toàn bộ 3,5 triệu km vuông trên biển Đông.

Kể từ đó cứ mỗi năm trôi qua, Trung Quốc đều nâng mức đặt cược lên. Triển khai hàng trăm tàu thuyền đánh cá biển sâu và nhiều chục tàu cảnh sát biển, Bắc Kinh đã thách thức chủ quyền của các nước láng giềng trong vùng đặc quyền kinh tế vẽ theo các quy định của UNCLOS. Họ đã tống ngư dân Việt Nam ra khỏi ngư trường truyền thống, giành các nguồn tài nguyên thủy sản của bãi cạn Scarborough khỏi sự kiểm soát của Manila, quấy rối thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, và thả các bia chủ quyền xuống bãi ngầm James (TQ gọi là Tăng Mẫu), chỉ cách bờ biển Malaysia khoảng 50 hải lí và cách đảo Hải Nam khoảng 860 hải lí về phía nam. Năm nay, Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ ra rất thành thạo về các sáng kiến chiến thuật, triển khai một giàn khoan dầu nước sâu và một đội tàu hộ tống vào vùng biển gần bờ biển miền Trung Việt Nam đồng thời phái một đội tàu máy bơm, tàu nạo vét và máy trộn xi măng xa về phía nam với nhiệm vụ chuyển đổi một vài rạn san hô thành các đảo nhân tạo.

Bắc Kinh tỏ ra chai lì và giận dữ vì phát biểu cứng rắn của các nhà ngoại giao Mỹ, từ bà Hillary Clinton và ông John Kerry tới cấp dưới. Chính phủ của Tập Cận Bình có thể biết rõ rằng các hồ sơ làm chỗ dựa cho “yêu sách lịch sử” của họ đối với biển Đông là không thể chấp nhận được về mặt pháp lý, nhưng dư luận Trung Quốc lại thấy những hồ sơ đó có sức thuyết phục. Những người dân thường Trung Quốc rất tức giận vì các nước kề cạnh “Nam Hải” đang “đánh cắp tài nguyên của Trung Quốc” khi họ đánh cá trong vùng biển quốc tế hoặc khoan dầu khí ngoài khơi.

Hình như Trung Quốc không có ý định nộp yêu sách lãnh thổ rộng lớn nhờ toà án quốc tế phán quyết. Họ cho thấy ít quan tâm tới việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử với Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Quá lắm thì những người phát ngôn của Trung Quốc chỉ cho thấy có xu hướng hào phóng chỉ khi nào Việt Nam hay Philippines thừa nhận sự vượt trội của các yêu sách của Trung Quốc.

Do đó, khó có thể coi biển Đông như một sàn diễn phụ nhỏ đối với những hi vọng về hiểu biết lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và siêu cường mới nổi Trung Quốc. Cuộc xung đột này không phải là không quan trọng; các tuyến đường biển ở đó chuyển tải gần một nửa khối lượng giao thương thế giới. Bây giờ lại thêm nỗi lo sâu sắc về chiến thuật của Bắc Kinh ở biển Đông ngày càng hung hăng hơn và việc họ bác bỏ các quy tắc của trật tự quốc tế mỗi khi thấy bất tiện, cho thấy bản chất thực sự của Trung Quốc – hành động và thái độ mà cộng đồng quốc tế phải đấu tranh ở những nơi khác trong thời gian tới. Do đó, cuộc đối đầu tại biển Đông thành mối quan tâm chính của ngoại giao và hoạch định chiến lược của Mỹ.

Ở biển Đông, sự tham gia của Mỹ là cốt yếu để ngặn chặn tham vọng của Trung Quốc. Chỉ phát biểu cứng rắn thôi sẽ không làm cho ASEAN mạnh hơn hay gây ấn tượng với Bắc Kinh.

Từ góc độ chiến thuật, Mỹ đã cư xử như không có lựa chọn khả thi nào trong không gian rộng lớn từ việc lên án hành động khiêu khích của Trung Quốc tới việc triển khai Hạm đội 7. Trái lại, Trung Quốc đã liên tục khai thác các cơ hội trong khoảng trung gian. Họ đã dựa vào lực lượng bán quân sự, các tàu cảnh sát biển và các “tàu đánh cá” phụ trợ để đẩy xa thêm tham vọng chủ quyền của mình trong khi Hải quân Trung Quốc kín đáo chờ thời ở đằng xa.

Bắt chước chiến thuật của Trung Quốc, Mỹ, bạn bè và các nước đồng minh châu Á có thể đẩy mạnh hợp tác giữa các lực lượng cảnh sát biển với nhau, nổi bật trong đó có một lịch trình mạnh mẽ các cuộc tập dợt đa phương trên biển. Trợ giúp quân sự làm tăng thêm khả năng canh phòng biên giới biển của các nước Đông Nam Á sẽ làm giảm khả năng Trung Quốc tung ra những điều bất ngờ khó chịu. GS Carlyle Thayer lập luận, nếu được sắp xếp khéo léo, các hoạt động như vậy sẽ “đặt lên Trung Quốc trách nhiệm phải cân nhắc mức nguy hiểm trong việc đối đầu với đội hình hỗn hợp tàu thuyền và máy bay”.

Washington cũng nên tăng cường quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, nước Đông Nam Á duy nhất có cả khả năng răn đe quân sự lẫn ý chí, khi có bảo đảm sự hậu thuẫn của Mỹ, đứng lên đương đầu với Trung Quốc. Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan hồi tháng 5 đã làm các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội kinh ngạc và có thể đã làm đảo lộn thế cân bằng trong Bộ Chính trị, chống lại việc tiếp tục những nỗ lực kiên trì xoa dịu Bắc Kinh.

Hà Nội và Washington đã tìm cách xích lại gần nhau từ mùa hè năm 2012 và gia tăng thêm vào mùa hè này. Chủ yếu vì lý do thể diện – không thích bị gộp chung với Bắc Triều Tiên, Iran, Syria và Trung Quốc – Việt Nam muốn Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Trong khi đó, Washington lại ra điều kiện không bán vũ khí đến khi có “chuyển biến” trong các vấn đề quyền con người – một vấn đề có nhiều khả năng xuất hiện trong cuộc nói chuyện giữa Kerry-Minh.

Tăng cường quan hệ hiểu biết chiến lược không phải là điều dễ dàng cho Hà Nội hoặc Washington. Mỗi bên phải bỏ đi một ít về các quyền tham gia chính trị. Tuy nhiên, với con sói trước cửa Hà Nội, các điều chỉnh thực tế có thể đặt nền tảng cho việc chống lại hiệu quả những thôi thúc của Bắc Kinh, muốn giành quyền bá chủ đối với Biển Đông và thống trị các quốc gia lân cận.

Mỹ đã can thiệp có hiệu quả trong việc hậu thuẫn Philippines. Các bước để nâng cấp và tăng cường khả năng giám sát biển và tự vệ của Philippines đã có một ảnh hưởng bổ ích, làm giảm mối lo ngại một cách tuyệt vọng, rằng Manila có thể can dự vào hành vi nguy hiểm.

Một cách can dự cao tay hơn của Mỹ trong việc đối mặt với Trung Quốc ở biển Đông là phải củng cố thế ngoại giao. Về mặt này, Mỹ có thể thúc giục Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tìm cách giải quyết các yêu sách của họ với nhau. Mỹ có thể nuôi dưỡng các sáng kiến lôi kéo chính quyền Trung Quốc vào cuộc thảo luận về quản lý đa phương nguồn thuỷ sản đại dương đang cạn kiệt nhanh chóng cũng như các công ty Trung Quốc về việc cùng nhau thăm dò đáy biển tìm dầu khí.

Không có cách nào khác để Hoa Kỳ can dự tích cực hơn vào các vấn đề biển Đông mà không chọc giận Trung Quốc. Điều đó có thể sẽ có những hậu quả tiêu cực trong ngắn hạn cho việc hợp tác Mỹ-Trung trong các lĩnh vực khác, mặc dù Bắc Kinh khó có thể ngừng việc hợp tác vì lợi ích riêng của họ để trừng phạt Washington. Hậu quả lâu dài của việc hạn chế tham vọng quá vênh váo của Trung Quốc sẽ có tác dụng tốt – Bắc Kinh sẽ hiểu rằng họ không thể tuỳ ý viết lại các quy tắc trong quan hệ quốc tế.

David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, viết về Việt Nam đương đại.

Nguồn: YALE GLOBAL

Tin Hongkong: Occupy Central bắt đầu kế hoạch phong tỏa thành phố

Sáng sớm chủ Nhật, tận dụng không khí và nhiệt tình sôi nổi của sinh viên, học sinh, tổ chức “Chiếm lấy khu Trung Tâm”, một chiến dịch bất tuân dân sự thúc đẩy phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông, đã quyết định khởi động các cuộc biểu tình của họ sớm hơn dự kiến. Quyết định được đưa ra ngay sau khi xảy ra các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát gần trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông.

Chan Kim Man, một trong những nhà tổ chức hướng dẫn: “Trong trường hợp có xung đột, hãy giơ cả hai tay lên để cho thấy rằng bạn không có ý định tấn công người thi hành pháp luật.” Anh nhắc nhở người biểu tình luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc hòa bình và bất bạo động.
Cuộc biểu dương ấy đang đi đến những phút căng thẳng nhất. Đã bắt đầu các va chạm bạo lực giữa sinh viên và cảnh sát Hồng Kông khi hàng chục ngàn người ủng hộ dân chủ bắt đầu một kế hoạch làm tê liệt trung tâm tài chính châu Á vào sớm ngày Chủ nhật.

Trong hơn 24 giờ qua, những người lãnh đạo phong trào và các sinh viên nhóm Sholarism đã bị cảnh sát dùng võ lực và bình xịt hơi cay chống trả khi họ phá vỡ rào cản của cảnh sát để xông vào trụ sở chính quyền thành phố.

“Hành động này là cho tương lai của thành phố, những ai yêu thương Hồng Kông hãy đến tham gia với chúng tôi”, Jimmy Lai. ông trùm ngànhh xuất bản, người công khai chỉ trích chính quyền cộng sản Trung Quốc, nói với Reuters.

Đồng thời, Đức Hồng Y Joseph Zen, 82 tuổi, trước đây là Giám Mục Công Giáo của Hồng Kông, nói với Reuters. “Đã đến lúc chúng ta thực sự cho thấy mình muốn được tự do chứ không chịu làm nô lệ, chúng ta phải đoàn kết với nhau,”

Cuộc biểu dương đã thu hút được hàng ngàn người biểu tình trang bị kính bảo hộ, mặt nạ và áo mưa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu bạo lực với cảnh sát, là một trong những hành vi ngoan cường nhất của biểu hiện bất tuân dân sự từng diễn ra trong cựu thuộc địa Hồng Kông.

Wong Kai-keung, một sinh viên biểu tình cho biết, “Chúng tôi không sợ bị tổn thương hay bị bắt giữ. Chúng tôi chỉ cần dân chủ thực sự.”

Trong khi đó, một số tài phiệt thế lực nhất Hong Kong đã tuyên bố chống lại phong trào “Chiếm lấy Trung Tâm”. Họ báo động rằng cuộc biểu dương này sẽ đe dọa đến kinh tế thịnh vượng ổn định của thành phố.

Lai Tung-Kwok,chỉ huy an ninh Hồng Kông, đã bác bỏ những cáo buộc của công chúng cho rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức và hung bạo với các sinh viên.

“Cảnh sát có trách nhiệm duy trì trật tự trong xã hội theo quy định của pháp luật. Vì vậy họ cần phải được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo rằng những người muốn bày tỏ ý kiến của mình phải thể hiện một cách hòa bình và hợp pháp “, ông nói.

Một số nhà quan sát đã so sánh cuộc biểu tình này với cao điểm của cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào năm 1989.

Cho đến hôm nay, cảnh sát bắt giữ hơn 70 người, trong đó Joshua Wong, người lãnh đạo 17 tuổi của nhóm học sinh Scholarism. Anh vẫn còn bị giam cùng với các nhà lãnh đạo học sinh khác là Alex Chow và Lester Shum.

Một số chính trị gia dân chủ tại Hồng Kông cho biết sức mạnh bất ngờ của những người biểu tình trẻ tuổi, những người đã bao vây trụ sở chính quyền thành phố kể từ tối thứ Sáu, đã thuyết phục thế hệ trước phải nhường lại nhiều ảnh hưởng cho các nhà hoạt động sinh viên, những người dường như ít chịu thoả hiệp với độc tài Bắc Kinh.

Lịch sử đang chứng kiến một bước ngoặc tuyệt vời, thể hiện ý chí khao khát dân chủ mãnh liệt của người Hồng Kông, đặc biệt từ giới trẻ, tham gia biểu tình có những em chỉ vừa đến 12 tuổi.

“Những gì đã xảy ra kể từ ngày hôm qua đã vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi”, Albert Ho, 62 tuổi, một thành viên của Đảng Dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Bảy.

“Bây giờ những người trẻ đã nắm quyền kiểm soát và tạo được tình huống bất ngờ của mình”, ông Ho nhấn mạnh: “Đây là những sự việc khiến chính phủ phải quan tâm sâu sắc”

Phim triệu đô ế khách và chuyện Chánh Tín vỡ nợ

Chánh Tín vay chưa đầy 8 tỷ, phim thất bại thì bị ngân hàng tịch thu nhà cửa, nay số tiền làm bộ phim Sống cùng lịch sử này gần gấp 3 lần số tiền Chánh Tín đã mất!

Phim triệu USD, không ai xem, đạo diễn vẫn… hài lòng

Gần 1 triệu USD (21 tỷ) là tiền đầu tư cho phim Sống cùng lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Tuấn, hãng Phim truyện Việt Nam. Phim làm trong một năm ròng rã với 300 người tham gia. Rõ là tiền nhiều, đạo diễn giỏi và biên kịch nổi tiếng, diễn viên đông, hãng phim lớn nhất VN. Ấy vậy mà phim làm xong dù được ưu tiên hết mức như chiếu khung giờ đẹp, giá vé rẻ mà rạp vẫn phải hủy chiếu vì… chẳng ai đến xem.

Nhưng nói cho cùng, bộ phim triệu đô này chỉ được công chúng lẻ tẻ biết đến khi… nó ế. Còn lý do chính dẫn đến việc phim không ai xem này được người trong cuộc cho là vì không có ai quảng bá. Kinh phí 21 tỷ chỉ để dành cho làm phim. Mà thực làm theo đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cũng chỉ có 13 – 14 tỷ, số 7-8 tỷ bạc còn lại để chi phí cho Hãng phim. Kinh phí hậu kỳ chỉ vẻn vẹn 100 triệu và kinh phí quảng bá thì không thấy đâu.

Chính vì thế mà hiện nay người hài lòng với nội dung bộ phim này theo báo chí lại chính là… đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. Còn phim hay dở thế nào thì là một bí ẩn, bởi vì ngay khi vài ba người xem đến rạp trong từng suất chiếu thì phim cũng đã bị hủy chiếu. Giới báo chí cũng chỉ biết vài ba dòng về nội dung phim, còn lại cũng chưa được xem.

Phim 21 tỷ, triệu đô, Chánh Tín, vỡ nợ, phim lịch sử, đạo diễn, diễn viên, Nguyễn Thanh Vân, phim đắp chiếu
Một cảnh trong bộ phim triệu đô

Phim phải ra thị trường, nhưng nhà quản lý ru rú bàn giấy…

Mặc dù tiền thuế của dân bỏ ra là hàng 21 tỷ bạc, nhưng cách quản lý quá trình từ khi làm bộ phim này cho đến khi ra rạp này hình như chưa bám vào hiệu quả đem đến lợi ích cho người dân để hiểu biết và tự hào hơn về lịch sử dân tộc .

Mặc dù cách quản lý chi phí của phim xem ra rất là “chặt chẽ”. Theo đó, Bộ VHTT DL là chủ đầu tư của các dự án phim, và Bộ này lại giao trách nhiệm cụ thể cho Cục Điện ảnh. Phim trước khi sản xuất phải do Liên bộ Văn hóa – Tài chính – Cục Điện ảnh – Cục quản lý giá duyệt kinh phí đầu tư. Tức là cả một  bộ máy công quyền hùng hậu cho việc quản lý 21 tỷ, chưa tính thêm tiền chi phí để nuôi bộ máy quản lý.

Nhưng giờ do làm hỏng, làm sai khiến 21 tỷ bạc này “bay theo gió” thì  chưa rõ  ai trong số đó sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, nhận kỷ luật, bồi hoàn?

Xem ra, làm phim bằng tiền dân thực dễ dàng biết bao. Cứ xem tình cảnh của một hãng phim được đầu tư tiền túi bởi nghệ sỹ gạo cội như Chánh Tín thì biết. Ông mới vay chưa đầy 8 tỷ bạc để làm phim, phim thất bại thì bị ngân hàng tịch thu hết nhà cửa. Nay số tiền làm bộ phim Sống cùng lịch sử này gần gấp 3 lần số tiền Chánh Tín đã mất!

Nhìn rộng ra cách làm phim này, có thể thấy khó mà có hiệu quả. Bởi Sống cùng lịch sử không phải là bộ phim “đắp chiếu” đầu tiên. Từ trước đến nay, làm phim sao cho hay, thu hút người xem là việc của các đạo diễn, còn làm sao để phim không lỗ là trách nhiệm của nhà sản xuất.

Nếu vậy, sao các quan chức hùng hậu của cả một Liên bộ kia không giao béng việc này cho nhà sản xuất và đạo diễn  nhận kinh phí Nhà nước thì phải chịu mọi trách nhiệm từ A đến Z, miễn đạt hiệu quả là thu hồi kinh phí hay có lãi? Bởi thiết tưởng dù có giỏi cách mấy nhưng chỉ là quan chức mà không phải nhà chuyên môn cứng cựa, đang lăn lộn trong thị trường phim thì làm sao có thể thành công?

Ai bảo phim lịch sử không hấp dẫn dân ta?

Mặc dù phim thị trường đang chiếm ưu thế tại các rạp chiếu phim ở VN, tuy nhiên, chắc chắn người dân  cũng yêu thích cả các loại phim khác, trong đó có cả phim lịch sử. Nhất là khi lịch sử của VN có biết bao biến cố và sự kiện hào hùng và bi thương tác động đến số phận của từng con người. Cái người Việt cần là phim hay từ những đạo diễn tài ba, có tâm và có tầm nhìn vượt thời gian.

Ngay tại Hàn Quốc, nơi mà phim thị trường đang thắng thế thì phim lịch sử vẫn có vị trí quan trọng. Phim Đồng hồ cát của đạo diễn  Kim Jong Hak  làm năm 1995 khai thác vụ “Kwangju” – sự kiện có thật xảy ra vào ngày 18/5/1980, sau vụ ám sát Tổng thống Park Jung Hee. Khi đó, Kwangju dấy lên làn sóng biểu tình phản đối, thu hút hàng ngàn sinh viên và người dân. Cuộc biểu tình ấy trở thành cuộc thảm sát đẫm máu đầy bi thương.

Việc khắc hoạ sự thật một cách đậm nét trong tác phẩm qua chuyện tình yêu của ba thanh niên trẻ đã tác động mạnh đến người xem. Phim hay đến nỗi ở Hàn Quốc hồi đó, cứ vào giờ chiếu phim là vắng bóng xe cộ và người qua lại trên đường phố, bởi người dân không sao có thể rời mắt khỏi màn hình vô tuyến. Mức rating lý tưởng (trung bình hơn 50%) khiến Đồng hồ cát cực kỳ ăn khách.

Năm 2010, Phim Giant (tên tiếng Việt là Cuộc đời lớn) của đạo diễn Yoo In Sik- Lee Chang Min cũng là một phim lịch sử, với dàn diễn viên không mấy nổi danh nhưng vẫn trở thành phim cực kỳ ăn khách. Giant lấy bối cảnh của Hàn Quốc những năm 1960-70 gắn với sự phát triển của đô thị Kang Nam – Seoul  của giới nhà giàu. Bộ phim dựa vào cuộc đời của 3 anh em, nhưng phác họa cả xã hội Hàn Quốc trong thời kỳ xây dựng kinh tế với những cuộc đấu tranh sinh tồn chứa đựng cả máu và nước mắt.

Điều đáng nói là cả 2 bộ phim rất lịch sử này cũng cũng được người dân VN chào đón và hâm mộ, kể cả những người dân thường, học vấn khiêm tốn và chưa biết bao nhiêu về lịch sử Hàn Quốc. Bởi qua phim họ có thể hiểu về lịch sử, có thể chia sẻ và yêu thương… Hẳn trong số đó không ít người ước ao người VN các thế hệ cũng được xem những phim lịch sử hay như thế của VN để hiểu rõ về lịch sử nước nhà.

Hàn lưu là làn sóng văn hóa đã làm cho Hàn Quốc nổi danh và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh cho nước này trên toàn thế giới. Và đó là một chiến lược ở tầm quốc gia. Hồi đầu năm nay, thậm chí Quốc hội Hàn Quốc đã mời các nghệ sĩ K Pop hàng đầu là Super Junior Shindong, Eunhyuk, và Sungmin đến thuyết giảng. Bài nói chuyện của các nghệ sĩ trước các nghị sĩ với tựa đề “Thế giới đầy màu sắc của K-Pop” dài 90 phút về những nỗ lực và các chiến lược trong quá khứ lẫn hiện tại để đưa Kpop trở nên đặc biệt trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, đây không phải là một sự kiện khác thường. Các nhà lập pháp quốc gia này từ lâu đã nhận thấy cần  học hỏi gì để cho phim ảnh, âm nhạc, các nghệ sỹ xứ Kim Chi thống lĩnh thị trường trong nước cũng như toàn cầu.

Xem ra họ làm thật thì ăn thật. Giá các nhà quản lý và nghệ sỹ của ta học được tinh thần cũng như những cách làm này, thì có lẽ Việt Nam sẽ không còn cảnh làm phim tiền tấn chẳng ma nào xem.

Nguyễn Anh Thi

@ Vietnamnet

 

Nhân kiến nghị của Bà 7 Vân Nhìn lại sự nghiệp của Lê Duẩn

Ông Lê Duẩn và bà Bẩy Vân

Võ Nguyên Giáp, Tướng Quân Đội Nhân dân Hà Nội mất năm nay được một năm. Đám tang trọng thể. Mồ mả «hoành tráng». Có lính bồng súng đứng hầu. Truyền thông nhà nước Hà Nội hết mực đánh bóng. Mà phải làm như vậy để vớt vát sự thất sủng dài hạn của ông? Hay phải làm cho phù hợp với tuyên truyền trước kia đã lỡ gây dấu ấn đậm nét trong dư luận thế giới, Tướng Võ Nguyên Giáp là một vĩ nhơn của chìến tranh Việt Nam? Nhứt là dư luận phản chiến của Tây phương. Sự đề cao Tướng Giáp là nhơn vật lịch sử Việt Nam thứ hai, sau Hồ chí Minh, đã làm cho Bà 7 Vân nổi tam bành.

Những điều tốt đẹp cực kỳ về Tướng Giáp có đúng hay không, người ta phần lớn chưa biết và cũng chưa tin hoàn toàn. Ngày mai sẽ có không ít người nói lại cho rõ. Cũng như về Hồ Chí Minh. Nhưng giờ đây, hào quang của Tướng Giáp đã thật sự làm cay mắt, làm chảy nước mắt ở Bà 7 Vân, vợ bé của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (vì lúc Lê Duẩn chôm bà thì bà vợ chánh thức của Lê Duẩn hãy còn sống ở quê), nên bà đã viết kìến nghị yêu cầu Trung ương đảng Cộng sản Hà Nội khôi phục địa vị cho Lê Duẩn xứng đáng đúng với địa vị và sự nghìệp của ông . Bà thề đời của bà làm không được thì đời con, đời cháu, đời chắc của bà sẽ tìếp tục tranh đấu.

Nhưng Ông Lê Duẩn là người anh hùng vĩ đại như thế nào? Sự nghiệp của ông to lớn cở nào đối với dân tộc Việt Nam? Có đáng khôi phục hay không?

Thư gởi TW đảng của bà không được hồi đáp nên nay bà chọn cách công bố .

Rìêng về Bà 7 Vân

Bà 7 Vân, với tư cách là vợ bé của Lê Duẩn, chịu khó viết một bức thư khá dài đòi cái đảng của bà mà bà được 65 tuổi đảng, phục hồi địa vị và sự nghiệp cho chồng của bà. Vợ đòi hỏi quyền lợi cho chồng con là chuyện bình thường. Làm điều này còn nói lên phẩm hạnh và tình nghĩa của người phụ nữ. Nhưng ở đây, trong trường hợp của Lê Duẩn, điều mà bà đòi hỏi có đáng làm trước lịch sử Việt Nam hay không? Bà lên án những người theo Ông Giáp, tức theo Liên-xô là phản quốc. Theo Tàu mới ái quốc vì theo Tàu làm chiến tranh biển người kiểu Mao Trạch Đông để thống nhứt đất nước và cho quyền lợi của Tàu . Không thấy có Việt Nam trong đó .

Riêng về bức thư, sau khi đọc qua, chắc nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên trình độ kiến thức của bà như vậy mà đã làm Phó Tổng Biên tập nhựt báo Sài gòn Giải phóng. Bà viết một câu «Anh Ba», hai câu «Anh Ba» làm như Anh Ba của bà là Anh Ba của mọi người. Bà sợ mất Anh Ba vì thân phận vợ bé chăng? Bà không nghĩ người đọc sẽ ngượng đến khó chịu. Nhưng nay, bà đã trên 80 tuổi rồi còn gì nữa?

Ông Xuân Hồng, ký giả BBC, trong cuộc phỏng vấn, có hỏi bà «Nghe nói Ông Lê Duẩn có nhiều vợ, nhiều nhơn tình lắm, phải không?» . Bà biến đổi sắc mặt và trả lời lảng đi. Chính cái tâm lý «hoạn thư » này, ngày nay biến thành sự ganh tỵ, đã thúc đẩy bà viết thư yêu cầu đảng Cộng sản phục hồi sự nghiệp làm « giải phóng miền Nam và thống nhứt đất nước » chăng ? Hay cánh gia nô Tàu , vốn không ưa Võ Nguyên Giáp, như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, …bảo bà làm việc này để tiếp tục Hán hóa Việt Nam cho lý tưởng Hán ngụy của họ ?

Trong thư, Bà 7 Vân đề cao Lê Duẩn cũng như Hồ Chí Minh, là người khiêm tốn, đơn giản, vì mọi người quên mình, không hề viết hồi ký hay bất kỳ một câu nào nói riêng về bản thân . Vì già cả hay không đọc sách mà bà đã quên Hồ Chí Minh có hai Hồi ký tự bốc thơm mình dưới tên Trần Dân Tiên, đó là « Vừa đi đường vừa kề chuyện » và « Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch » . Hai hồi ký này được Hà Minh Đức, nhà văn học của đảng, công bố là « Tác phẩm văn của Hồ Chí Minh » (NXB Khoa Học Xã hội ), Hồ Chí Minh viết để « Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và của bạn bè trên thế giới » . Số sách in để phát hành khá lớn, lên tới 8200 quyển . Còn « Những sự kiện lịch sử Đảng » xuất bản tới cả 100 000 quyển . Tức phổ biến khá rộng trong đảng . Dân chúng thì chẳng mấy ai để ý tới chuyện của đảng cộng sản .

Lý do của Hà Minh Đức phổ biến là chánh thức, nói bằng lưỡi gổ. Lý do kín đáo nhằm tác dụng chánh trị là của Lê Duẩn, chủ yếu bêu xấu Hồ chí Minh, đánh mất uy tín Hồ Chí Minh được đảng cộng sản tuyên truyền là « con người trong suốt như pha-lê » mà phơi bày rõ Hồ chí Minh chỉ là một con người tầm thường ham danh, tuy 2 quyển hồi ký này về mặt văn chương khó có thể xếp vào loại văn .

Chuyện kín này, chỉ có những người trí thức, tương đối có suy nghĩ độc lập ở Hà Nội mới biết . Năm 1987, Ông Phan Đinh Diệu qua Paris, với vài người bạn, nói rõ việc công bố Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh do Lê Duẩn chủ trương . Đây là một « cú ân huệ » Lê Duẩn ban cho Bác sau khi đã hạ Bác sát ván từ mấy năm trước rồi . Sau 30/04/75, Lê Duẩn mang não trạng « đỉnh cao trí tuệ loài người » nên đạp hết mọi người để chỉ còn mình làm vua một cõi .

Bà 7 Vân không đủ trình độ để bìết những chuyện này tuy là vợ bé của Tổng Bí thư đảng.

Một chút quan hệ gia đình của bà 7 Vân:

Bà 7 Vân là em gái thứ 7 của Bảy Bốp Nguyễn Ngọc Tân, Ủy viên Trung ương đảng Tân Đại Việt, Đại Việt Quốc Dân đảng, Dân biểu VNCH, Trưởng Khối Dân quyền trong Quốc Hội VNCH trước 30/04/1975 (Chuyện trong đảng, ai cũng biết) . Khi nhắc tới 7 Vân, Bảy Bốp chửi thề « Tao mà bắt được con nhỏ đó, tao xé xác nó ra ! » . Sau 75, ông đi tù, Bà 7 Vân lãnh ông ra sớm . Sau đó, ông ở tù trở lại hơn mười năm nữa . Bà 7 Vân có người em gái thứ 9 đang sanh sống ở Melbourne, Úc . Và khá đông bà con ở Pháp .

Con trai của bà là Lê Kiến Thành giàu sụ ngay sau 30/04/75 nhờ Lê Duẩn vào Sài Gòn kiểm tra trở về . Nay là một doanh nhơn vĩ đại ở Việt Nam . Cha làm Tổng Bí thư, con Đại gia ! Nên Bà 7 Vân phải bảo vệ sự nghìệp của Lê Duẩn ! Đại gia phải được kéo dài tới đời cháu, chắc chớ !

Sự nghiệp của Lê Duẩn

Đảng viên cộng sản lớn tuổi, ai cũng biết cá tánh đặc biệt của cặp họ Lê : Lê Duẩn và Lê Đức Thọ . Lê Duẩn du côn, tàn bạo . Lê Đức Thọ thâm hiểm, gian ác . Ngay sau ngày 30/04/75, Lê Duẩn vào Sài gòn tuyên bố « Ta giải phóng miền Nam, thống nhứt đất nước là cho Trung quốc và Liên-xô » .

Ngày nay đa số người dân trong nước có để ý ít nhiều đến tình hình đất nước đều khẳng định «Việt Nam đã mất cho Tàu rồi». Khi nói như vậy là họ chỉ nhìn thấy thực tế . Cái mất nước – xin nói lại cho rõ là « mất nước » chỉ có ở những người còn Việt Nam, tức không Cộng sản hoặc từ bỏ Cộng sản – đã bắt đầu từ năm 1950 sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa nước Tàu .

Ở Hội nghị 9, Lê Duẩn đã nói « Tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin của thời đại 3 dòng thác cách mạng Á-Phi-La (Á châu, Phi châu và Châu Mỹ La-tinh, tức Nam Mỹ) . Chủ tâm của Lê Duẩn là suy tôn Mao để Mao đưa Duẩn lên thay Hồ Chí Minh .

Nội dung chủ yếu của Nghị quyết 9 là làm chiến tranh, tức đưa chiến tranh vào miền Nam . Mao chủ trương thống nhứt Việt Nam bằng võ lực được Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh chấp hành triệt để . Những ai trong đảng còn «suy nghĩ» đều bị Lê Duẩn gạt phăng ra ngoài và còn cho đi tù.

Từ nay, Hồ Chí Minh « được phép không phải tham dự những buổi họp của Bộ chánh trị » nữa vì sức khỏe . Còn những người khác như Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì dành thì giờ trao dồi nghệ thuật, học dương cầm, …Ung văn Khìêm nghỉ ngoại giao (Đèn Cù, trg 213, 275) .

Hạ Tướng Giáp xong, thấy Tướng Giáp không phản ứng, Lê Duẩn còn chửi thêm là « đồ hèn » (id, trg 270).

Tệ hơn nữa đối với đồng chí, Lê Duần còn ra lệnh cho Hoàng Tùng đục bỏ 2 chữ « Đại tướng » trên nhựt báo Nhân Dân . Một số đảng viên khác không thuộc phe cánh Lê Duẩn bị đi tù hoặc đi cải tạo . Nhưng cải tạo vẫn chưa phải như « ngụy quân ngụy quyền » đi cải tạo sau 30/04/75 cũng theo lệnh khoan hồng của Lê Duẩn vì lúc đầu Lê Duẩn làm dấu đưa bàn tay phát qua cổ (ý giết hết) để trả lời số phận của những người này !

Lê Duẩn không chỉ nhằm hạ những người thân Liên-xô, mà thật ra là hạ tất cả mọi người có thể là đối thủ với anh ta . Trường Chinh cũng là đảng viên kỳ cựu theo Tàu cũng bị cho yên phận . Tại hội trường Ba Đình, tháng 1/1964, Trường Chinh, trước đảng viên cao cấp và trung cấp học tập Nghị quyết 9, giải thích « …Về cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của ta đã thống nhất với Trung quốc » . Khi Mao Trạch Đông đưa ra tập tài liệu « 9 Đại phát xét lại của Liên-xô », Trường Chinh đã tổng kết đó là « chín quả đấm thôi sơn đánh sập chủ nghĩa xét lại của Liên-xô » . Còn ai ở đất này theo Tàu hơn Trường Chinh !

Lê Duẩn hăng hái làm gia nô Tàu để Tàu cho thay thế Hồ Chí Minh . Tàu chủ trương làm chiến tranh đến người Việt Nam cuối cùng thì Lê Duẩn là người thi hành . Tàu cần gây ra chiến tranh ở Việt Nam để chiếm lấy biển đông và làm chủ Á châu khi « thiên hạ đại loạn » thì Lê Duẩn phất cờ giải phóng Miền nam . Nhơn dân Việt Nam 2 miền tử vong đến 10 triêu để xây dựng sự nghiệp Lê Duẩn . Điều này được Bà 7 Vân xác nhận trong cuộc phỏng vấn của BBC với Ông Xuân Hồng . Bà còn nói thêm : « Lê Duẩn cầu viện Bắc Kinh để nhơn dân khỏi phải hy sinh thêm nữa . Nếu Bắc Kinh từ chối thì ông sẵn sàng cho nhơn dân Việt Nam chết thêm nữa để giải phóng được miền Nam . Những người bộ đội cũ còn nhớ những cảnh tượng rùng rợn trên đường xâm nhập . Xác thanh niên, cả thiếu niên chất thành đống, trên những dòng suối làm tắc nghẽn dòng nước . Chim rừng ăn xác chết bay lên không nổi!

Lê Duẩn bám theo Tàu để được ủy nhiệm lo chánh trị thay thế Hồ chí Minh. Nguyễn Chí Thanh lo quân sự thay thế Tướng Giáp . Nguyễn Chí Thanh chết bất ngờ đã làm cho Mao tức giận đã buột miệng « Các đồng chí đừng buồn nữa » khi đích thân đi tới Tòa Đại sứ Hà Nội ở Bắc Kinh phúng điếu . Ngụ ý ta sẽ lấy miền Nam và cả Việt Nam, chớ không phải Liên-xô. Lúc Hồ Chí Minh chết, Mao không đi phúng điếu như đối với Nguyễn Chí Thanh .

Về Mao Trạch Đông, thầy của Lê Duẩn

Khoảng 1964 , Giáo sư Đặng Thái Mai đăng ở trang nhứt báo Văn Nghệ một bài ca ngợi “ Thơ và Từ ” bất hủ của Mao chủ tịch . Sáng tác phản ảnh những vĩ đại này nọ ở Người (id, trg 234) . Đặng Thái Mai làm việc này để nâng bi Mao và tìm cho mình cây dù .

Ông viết tiếp “ Trong tập “ Thơ và Từ ”, chúng ta có thể nhìn thấy một người anh hùng kiểu mới , người anh hùng của giai cấp vô sản , người anh hùng lý tưởng của thời đại chúng ta .

Đọc xong tập “Thơ và Từ” của Mao chủ tịch , chúng ta có lý do để mà nghĩ rằng : “Phải là con người vĩ đại mới có thể viết được văn chương thật sự vĩ đại , vì một tác phẩm văn chương vĩ đại bao giờ cũng biểu hiện một cá tính vĩ đại ” .

Mời đọc thơ của Mao Trạch Đông :

 Núi Côn-Lôn

Mà nay ta bảo Côn-Lôn:

Không cần quá cao , không cần bấy nhiêu tuyết .

Sao tựa được trời , rút bảo kiếm ,

Đem ngươi chặt làm ba khúc ,

Một gửi châu Âu ,

Một tặng châu Mỹ ,

Một trả về Đông quốc .

( NXB Văn Học , 1966 , trang 95-97)

Qua bài thơ Núi Côn-lôn, phải chăng ý của Mao muốn chia thiên hạ ra làm 3, phá thế siêu cường Nga-Mỹ lãnh đạo thế giới . Mao phải nhảy vô và giành phần Á châu về mình . Bởi Mao không gọi Á đông mà gọi Đông quốc : Á châu là nước phía Đông của Tàu . Hay rõ hơn, Đông ở đây là Mao Trạch Đông, nước của Mao Trạch Đông ?

Trong quyển Mao Tsé-toung, NXB Voix, Paris, 2003, do M.H.Bernard trích dịch:

“Tần Thủy Hoàng không có gì siêu quần . Y chỉ chôn 460 nho sĩ ; còn chúng tôi , chúng tôi chôn 46.000 người ” .

“ Tất cả phe Cộng sản lúc ấy là một chậu nước lớn , nhưng đã ngầu đục , bị Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió , và bên trong chậu đó , các anh hùng hảo hán , các kẻ vệ đạo nghiêng ngửa hò hét hủy diệt nhau . Trong sóng gió tối tăm ấy của Cộng sản (id, trg 215), mới thấy đúng “ thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ”!

Những người Cộng sản ở Hà Nội đánh nhau, giết nhau, vận dụng mưu lược, hoàn toàn không cho Vìệt Nam, mà chỉ nhằm quyền lợi bản thân là trên hết . Sự nghiệp của Lê Duẩn là làm chiến tranh giết 10 triệu người cho địa vị của anh ta và phục vụ chánh trị bá quyền của Tàu . Hoàn toàn không có Việt Nam. Đó là tội phản quốc, diệt chủng . Tội chống nhơn loại. Bà 7 Vân có thấy không ?

Ai có thể chỉ giùm một người Cộng sản chuyên chính là người Việt Nam thương nước! Hay chỉ gồm toàn gia nô cho Tàu hoặc cho Lìên-xô?

©  Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT, XUYÊN THẾ KỶ TRẦN TƯ ĐÃ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Chí Sỹ Trần Tư “Tung Cánh Chim Tim Về Tổ Ấm”

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm nay 25 tháng 9 năm 2014 thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng thích vào ngày 24 tháng 9 năm 2014 vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số 10, khu phố 4, phường An Phú, quận 02, Sài gòn vào lúc 5 giờ sáng hôm nay, giờ Việt Nam. Điện Thoại: (+84)942 305 591
Xin được nhắc lại rằng Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong một gia đình Công Giáo tại làng Phủ Cam, xã Thủy Trường quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học sinh trường Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những học trò cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère Camille.

Năm 1960, ông Trần Tư nhập ngũ, được huấn luyện thành hạ sỹ quan thông dịch viên tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông Trần Tư không ra trình diện ban quân quản Sài gòn để tập trung cải tạo mà trốn về Miền tây tìm đường vượt biên và ông đã bị bắt, bị đưa đi cải tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981.

Thầy Giáo Anh Ngữ Trần Tư tại trại tỵ nạn Panatnikhorn, Thái Lan
 Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom Thái Lan, nơi ông đã phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức COERR, ông Trần Tư đã thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.
Ông Trần Từ tại California
Không lâu sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, ông Trần Tư đã thành lập công ty dịch vụ du lịch ASIA TRAVEL nhằm tạo lợi tức để giúp đỡ cho các thuyền nhân còn kẹt lại tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan. 
Sau 4 năm định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1990 ông Trần Tư nhập nội trong vai một nhà từ thiện, về ủy lạo quần áo, thuốc Tây và sữa bột cho các bệnh nhân Phong đang điều trị tại trại phong Thanh Bình, xã An Khánh, Thủ Thiêm, bên kia sông Sài gòn. Trong chính thời gian về nước làm từ thiện này, ông Trần Tư đã xây dựng và phát triển được Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội nhằm tập hợp những người yêu nước có khát vọng chấn hưng dân tộc, quang phục quê hương và đấu tranh một cách ôn hòa nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. 
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam cũng như để phổ biến phương hướng đấu tranh mới trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sự sụp đổ hoàn toàn của các nước cộng sản ở Đông Âu. Không may là ngay sau khi về đến Sài gòn chưa hoạt động được bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ. 
Cơ quan an ninh của CSVN tiến hành khám xét nhà của ông ở gần Giáo Xứ Thiên Thần, tại số 354 thuộc Khu An Bình, An Phú, quận Thủ Đức, và đã tịch thu một số tài liệu của tổ chức cùng số hiện kim là 195.000 Đô La Mỹ. Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ Kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án của CSVN tại Sài gòn xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. 
Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, bộ công an CSVN đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Với chế độ tù đày khắc nghiệt, đói khát triền miên, bệnh tật không thuốc men điều trị, trong điều kiện thời tiết quá cực đoan, không ít tù nhân đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn ở nhà tù nhỏ đó. 
Một số tù nhân khác còn sống sống sót đã lần lượt đã mãn án tù và đã trở về với gia đình. Một số khác có quốc tịch Mỹ đã được sự can thiệp của chính phủ Mỹ và đã được trở về Mỹ như các anh Lý Tống, Jimmy Quỳnh. Riêng ông Trần Tư, vì mới là thường trú nhân của Hoa Kỳ, nhưng chưa nhập quốc tịch, nên không được sự can thiệp của chính phủ Mỹ, lại do tinh thần quật cường, bất khuất của một cựu quân nhân QLVNCH cùng chí hiên ngang của một tù nhân chính trị, ông Trần Tư đã không cúi đầu trước bạo quyền, không khuất phục trước chế độ cộng sản, và luôn nêu cao dũng khí của một huynh trưởng Hướng Đạo trước các tên giám thị và cán bộ quản giáo, nên ông vẫn tiếp tục bị giam cầm bị hành hạ tại nhà tù nhỏ Ba Sao, khi đến nay ông đã bước sang tuổi 72, với ngót 20 năm tù đày lao lý. 
Có một điều cần được minh bạch ở đây là khi ông Trần Tư bị cơ quan an ninh của cộng sản bắt giam và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lập đổ chính quyền, dù không có bất cứ bằng chứng nào mang tính chất bạo lực về hoạt động lật đổ chính quyền của ông Trần Tư mà chỉ có một số tài liệu về các cuộc Cách Mang Nhung ở Ba Lan và Đông Âu và cùng với số tiền 195.000 Mỹ Kim mà cơ quan an ninh đã thu giữ như là một bằng chứng để chúng buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền. Trong khi đó, những người thuộc tổ chức của ông Trần Tư ở hải ngoại thì hoàn toàn làm ngơ trước bản án tù chung thân mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên phạt ông, bởi trong tổ chức đã một số người đã vu cáo rằng ông Trần Tư đã biển thủ số tiền 195.000 Mỹ Kim đó để mua đất, sắm nhà cho vợ con ở Sài gòn, thật oan khuất cho một chính khách đã dấn thân, đã hy sinh tất cả mọi phúc lợi của bản thân, của gia đình khi đã định cư trên đất Mỹ, đã thành lập được ASIA TRAVEL với lợi tức hàng trăm ngàn Mỹ kim mỗi năm, để trở về xây dựng cơ sở, kiện toàn tổ chức để đấu tranh cho quê hương được tự do, cho dân tộc hưởng đầy đủ các quyền làm người.
Để minh oan cho tù nhân chính trị Trần Tư, chúng tôi đã liên lạc với các tổ chức Human Rights Watch Asia và với Amnesty International và được họ cung cấp biên bản tịch thu số hiện kim khi họ tiến hành khám xét tư gia của ông tại Sài gòn. Chúng tôi xin phép được đăng tải biên bản khám xét và tịch thu tài liệu và tiền bạc của cơ quan an ninh Việt Nam khi họ bắt giam ông Trần Tư với mong mỏi các chiến hữu của tù nhân Trần Tư xóa bỏ định kiến và những nghi hoặc về hành động biển thủ số tiền 195.000 Mỹ kim của tổ chức mà suốt cả một thời gian dài họ đã nghi oan cho ông Trần Tư. Ngay khi chưa nhận được biên bản khám xét và tịch thu tang vật này, chúng tôi đã hoàn toàn tin vào sự trong sáng của tù nhân chính trị Trần Tư, bởi một người đã từng thừa hưởng một nền giáo dục căn bản của các frère ở trường Pellerin, là một giáo dân có lòng tin kính như ông lại được trưởng thành trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa và khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hoa Kỳ thì ông Trần Tư không phải là hạng người “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để đổi lấy cuộc đời tù ngục bằng một số tiền không bằng lợi tức hàng năm của ông như thế. 
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam hân đón mừng chí sỹ Trần Tư, một người tù xuyên thế kỷ vừa rời khỏi địa ngục trần gian, Xin chúc mừng bà Nguyễn Ngọc Hoa và đại gia đình sắp được đoàn tụ với người chồng, người cha vì đáp đền nợ non sông mà đã lụy vòng lao lý ngót phần tư thế kỷ.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài gòn đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh để người tù bất khuất Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình
Mong rằng các tổ chức và cá nhân đang hoạt động vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, các cựu tù nhân chính trị kịp thời ghé qua thăm gặp và chúc mừng chí sỹ, người bạn tù bất khuất Trần Tư trước khi ông rời Việt Nam vào những ngày sắp tới
Nguyễn Thu Trâm, 8406