Luật sư Công Nhân ‘xé giấy phạt quản chế’

Bà Lê Thị Công Nhân bị kết án tù hồi năm 2007, với lệnh quản chế ba năm sau khi ra tù

“Thời hạn quản chế của tôi đã kết thúc từ hơn một năm nay, nhưng cuộc sống vẫn không hề thay đổi mà còn bị bóp nghẹt hơn,” bà Lê Thị Công Nhân nói với BBC Tiếng Việt.

Bà Công Nhân hồi 2007 bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bà nói: “Họ [công an] thường xuyên canh gác bên ngoài nhà và bắt giữ tôi khi tôi ra đường, trừ khi đi chợ hay mua sắm đồ cá nhân ở quanh khu nhà.”

Theo luật định, người bị quản chế chỉ được phép đi lại trong phạm vi phường, xã nơi người đó cư trú.

Nếu muốn ra khỏi đơn vị hành chính này, người bị quản chế phải làm đơn xin phép và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp quận, huyện phụ trách phường, xã đó.

Bà Lê Thị Công Nhân nói rằng bà “hoàn toàn không chấp nhận bản án tù”, gồm cả mức phạt chính là án tù, lẫn hình phạt quản chế mà giới chức đưa ra, cho nên bà không bao giờ “xin phép” khi đi lại trong thành phố Hà Nội, tức là “vượt gấp ba lần cấp quản lý hành chính như luật định, gồm cấp phường, quận rồi thành phố”.

‘Ba lần phạt tiền’

Việc đi lại không xin phép đó đã khiến bà “bị bắt giữ tổng cộng chín lần trong số cả trăm lần” ra khỏi nhà trong thời gian một năm đầu kể từ khi ra tù, bà cho biết, trong đó có ba lần bà bị trao “lệnh phạt” với tội danh “vi phạm lệnh quản chế”, bà Công Nhân cho biết.

Hai lệnh phạt, mỗi lệnh ghi mức 1,5 triệu đồng, đã bị bà xé ngay trước mặt người đưa biên bản, còn một tờ được bà đem về nhà giữ làm kỷ niệm, bà Công Nhân cho biết thêm.

“Khi tôi ra đường, công an chìm đi theo khá nhiều để theo dõi, đi rất gần sát. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng bị bắt giữ.”

Theo bà Công Nhân, những lần bị bắt giữ thường là những lần bà có cuộc hẹn gặp nhân viên các tòa đại sứ hoặc hẹn gặp trả lời phỏng vấn với phóng viên nước ngoài.

Tuy nhiên, những lần bị phạt tiền dường như do quyết định ngẫu hứng của giới chức bởi theo bà, đó là những lúc “không có gì khác biệt so với những lần khác” bà bị bắt giữ, và không phải là ba lần liên tiếp.

Địa điểm bắt giữ cũng khác nhau, có lần là ngay khi bà chưa ra khỏi địa bàn phường, có lần là khi bà đã tới địa bàn quận khác.

Tuy nhiên, có một điểm chung là bà luôn được đưa vào trụ sở công an phường nơi xảy ra việc bắt giữ.

“Cách cư xử của lực lượng an ninh có thể nói như là ‘công an bố’ so với các công an phường. Khi họ cùng lúc đưa tôi vào công an phường, tôi thấy họ chỉ nói đúng một câu là “Chúng tôi bên an ninh,” hoặc “Chúng tôi bên Tổng cục 2”, sau đó việc trưng dụng phòng làm việc của công an sở tại được coi là mặc định.”

“Họ không cần phải chứng minh hay xuất trình giấy tờ gì.”

Về ba lần bị áp lệnh phạt tiền, bà Công Nhân nói bà sau khi bị đưa vào trụ sở công an phường nơi diễn ra vụ bắt giữ, bà đến cuối ngày đều được đưa về công an phường nơi bà cư trú và “người đưa biên bản xử phạt cuối cùng lại là công an phường nhà tôi, là những người công an mà tôi đã rất quen mặt, sau khi lực lượng an ninh đã đi về”.

Quản chế vô thời hạn?

Một trong những gương mặt bất đồng chính kiến bị quản chế dài hạn là Hòa thượng Thích Quảng Độ

Ra tù vào ngày 6/3/2010, lệnh quản chế đối với bà Lê Thị Công Nhân chính thức kết thúc vào ngày 5/3/2013.

Tuy nhiên, bà nói: “Khoảng tháng Năm, tháng Sáu vừa rồi, ông tổ trưởng dân phố đưa tôi giấy mời ra phường nhận quyết định đã chấp hành xong án quản chế.”

“Tôi nghĩ rằng nếu có một quyết định như vậy thì lẽ ra nó phải được trao cho tôi từ tháng 3/2013.”

“Nếu họ trao hơn một năm sau như vậy thì họ phải ra quyết định gia hạn án quản chế, tuy nhiên, quyết định gia hạn đó phải đồng đẳng với bản án hình sự của tôi, tức là phải gia hạn bằng một bản án tương ứng.”

Họ lên tận chiếu nghỉ tầng ba chỗ nhà tôi, mang cả bàn ghế chè chén, ống thuốc lào lên, ngồi đó để gác cửa nhà tôi

Lê Thị Công Nhân

Về phần mình, bà nói bà “không đoái hoài tới việc ra phường nhận quyết định đó”, và trên thực tế thì kể cả sau khi nhận được thông báo trên, cuộc sống của bà vẫn bị theo dõi chặt chẽ.

“Kể cả khi không bị án tù, không bị án quản chế thì những người như tôi vẫn bị giam giữ ở nhà, biến nhà thành nhà tù, thậm chí có những người bị khóa cả cửa nhà lại, bị nhốt trong nhà.”

“Việc này theo tôi là sẽ còn diễn ra cho tới khi những người tranh đấu như chúng tôi chịu từ bỏ lý tưởng mình theo đuổi, hoặc cho tới khi chúng tôi tranh đấu đạt được mục tiêu.”

Gần đây nhất, bà cho biết việc bà cùng một số bạn bè dự định tới tham dự buổi kỷ niệm 100 ngày mất của thân mẫu bà Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động khác, cũng đã bị cản trở, với việc công an tới canh giữ không cho bà ra khỏi nhà.

“Tôi ở chung cư, trên tầng ba. Họ tới canh giữ ngay cửa nhà.”

“Hoặc mỗi khi có sự kiện gì có thể khiến cộng đồng quan tâm, như khi chúng tôi kêu gọi biểu tình ở Bộ Y tế về việc chống bệnh sởi chẳng hạn, công an mật vụ đều biết hết.”

“Họ lên tận chiếu nghỉ tầng ba chỗ nhà tôi, mang cả bàn ghế chè chén, ống thuốc lào lên, ngồi đó để gác cửa nhà tôi.”

“Tôi không thể ra khỏi nhà mình chứ đừng nói tới việc xuống được tầng một của tòa nhà.”

Thấy gì từ chuyến thăm Trung quốc của ông Lê Hồng Anh

5f075-x10634381_582513015204676_1105244287_n-pagespeed-ic-cgjh2lxqfr

Việc Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh sang thăm Trung quốc với danh nghĩa là Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã được dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt chú ý. Người ta muốn biết mối quan hệ Trung – Việt sẽ tiến triển ra sao sau chuyến thăm này?

Mục đích chuyến thăm 

Chuyến thăm Trung quốc của ông Lê Hồng Anh diễn ra trong bối cảnh, từ tháng 5.2014 đến nay, quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung quốc đã suy giảm rất nhanh, được cho là xấu nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, sau khi Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế đã đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải của Việt Nam. Cho dù trong nhiều năm qua, mối quan hệ này là mối quan hệ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 đảng CS Việt Nam và Trung quốc.

Chuyến thăm này được coi là việc làm cần thiết từ phía Việt Nam, nhằm chặn đứng sự xuống dốc hầu như không phanh của quan hệ Việt – Trung. Đồng thời để tìm cách hàn gắn và cứu vãn các quan hệ đã bị rạn vỡ nghiêm trọng giữa Hà nội và Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Trong lúc các động thái trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa kỳ và Việt Nam được xem là tiến triển nhanh, đã khiến cho nhiều người hoài nghi về thái độ của ban lãnh đạo Việt Nam đối với người bạn, người đồng chí tốt Trung hoa.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước chuyến đi cho hay, chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc. Với “Mục đích chuyến đi là nhằm trao đổi với lãnh đạo TQ về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt – Trung ”. Bên cạnh đó cũng sẽ giải quyết các vấn đề về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp và công nhân Trung quốc trong tháng 5 vừa qua, đã làm cho một số công nhân Trung quốc bị thiệt mạng, bị thương; sẽ tiến hành bồi thường nhân đạo nhất định cho những công nhân Trung Quốc bị hại, và sẽ cử đoàn đến Trung Quốc thăm hỏi đại diện gia quyến các nạn nhân. Đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp TQ và các nước tại Việt Nam.

Điều này theo Tân Hoa xã đã được phía Bộ Ngoại giao Trung quốc xác nhận trong thông báo của mình và họ cũng bày tỏ sự hoan nghênh quyết định bồi thường cho công nhân Trung Quốc của phía Việt Nam.

Dư luận nói gì về chuyến đi?

Trước chuyến đi này của ông Lê Hồng Anh, truyền thông trong và ngoài nước đưa tin với nhiều bình luận và đánh giá khác nhau.

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh nói trước khi gặp phía Trung Quốc rằng mục đích chuyến đi của ông là nhằm “trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”

Nhân dân nhật báo ngày 26.7, cho rằng mục đích chính của chuyến thăm Trung quốc của Đặc phái viên của Tổng BT Đảng CSVN, ông Lê Hồng Anh là: phía Việt Nam muốn phía Trung quốc bảo đảm chắc chắn không để tái diễn sự kiện giàn khoan HD-981 trên vùng Biển Nam hải như thời gian qua.

Báo Người quan sát Thượng Hải cùng ngày với tựa đề “Đặc sứ Tổng BT Đảng CSVN hôm nay thăm TQ đã “đổi giọng”“, thì lại cho rằng Đặc sứ Tổng BT Đảng CSVN  Lê Hồng Anh – quan chức cao cấp của Việt Nam lần đầu tiên được phía Trung quốc phê chuẩn tới thăm Trung quốc kể từ sau vụ đối đầu ở Biển Nam Hải, do phía Việt Nam đã chịu hạ giọng. Mục đích của chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh được cho là nhằm khôi phục mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Trung quốc và để kiểm điểm việc thiết lập quan hệ chiến lược của hai bên, nhằm tăng cường tin cậy lẫn nhau.

Nhà báo Martin Petty của Reuters bình luận rằng “Chuyến thăm là dấu hiệu đầu tiên về nỗ lực chung nhằm hàn gắn rạn nứt giữa hai bên, mắc kẹt trong cuộc khẩu chiến từ hôm 2/5. Tranh cãi với Trung Quốc đặt ban lãnh đạo Việt Nam ở vị thế khó xử, thì cảm giác nhượng bộ Bắc Kinh cũng có thể gây mất lòng dân.”.

Tuy nhiên theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với Hãng tin AP rằng: “Lần này cũng sẽ không có bất cứ kết quả gì. Trung Quốc sẽ không bao giờ tương nhượng. Việc họ rút giàn khoan chỉ là tạm thời. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng xấu xa là độc chiếm Biển Đông.”

Theo GS. Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói với BBC thì cho rằng “Chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh đặt nền móng cho việc rồi đây hai bên quay trở lại sự tham vấn ngoại giao sau thời gian đối đầu trên biển. Cần lưu ý rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đã chọn cơ chế Đảng để giải quyết tồn đọng trong quan hệ. Chuyến thăm của ông cân bằng lại chuyến thăm Mỹ của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, nhằm giữ thể diện cho hai bên. Trung Quốc mời ông sau khi đã liên tục từ chối hơn 30 lần đề nghị gặp gỡ của Việt Nam.”

Dư luận xã hội ở Việt Nam thể hiện sự thất vọng của người dân về chuyến thăm Trung quốc của ông Lê Hồng Anh, điều mà đa số cho rằng thể hiện sự tự hạ thấp mình của chính quyền. Thậm chí ông Trần Kinh Nghị, một nhà ngoại giao từ Hà nội cho rằng “… thấy nó có cái gì rất không ổn, nếu không nói là quá ư lạ lẫm: Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại!”

Nói về những khó khăn trong chuyến đi của Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, trả lời VOA, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS thấy rằng: “Người dân sẽ tiếp tục gây một cái áp lực hết sức là nặng nề lên ban lãnh đạo hiện thời và đấy là một cái thực tế mà người ta phải đối mặt. Tôi nghĩ là ông Lê Hồng Anh cũng phải nhận thức được điều đó, để rồi trong những cuộc đàm phán với phía Trung Quốc trong 2 ngày tới, ông ấy cũng phải nói rõ cho Trung Quốc điều đó.”

Quan điểm ban lãnh đạo Đảng CSVN

Trong Bộ Chính trị Đảng CSVN hiện nay, đang có sự giằng co giữa xu hướng ủng hộ một sự thay đổi chiến lược để ngả về phía Hoa Kỳ và xu hướng còn lại cho rằng Việt Nam vẫn có thể thương lượng với Trung Quốc – một đồng minh có cùng ý thức hệ cộng sản, cũng là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Và xu hướng không để mất lòng Trung quốc có vẻ đang nhận được sự đồng tình từ đa số thành viên Bộ Chính trị.

Với một bản tin ngắn gọn, tưởng chừng như thể không thể ngắn hơn và vỏn vẹn chỉ có 3 dòng, Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin (nguyên văn) “Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8. Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc./.” 

Đối với các nhà phân tích và bình luận chính trị Việt Nam điều này phần nào cho thấy thái độ không mấy mặn mà của những người làm công tác tuyên truyền đối với sự kiện này. Chuyến đi này được coi là quyết định của những người trong ban lãnh đạo Việt Nam vẫn còn  tin rằng việc giữ hòa hiếu với Trung Quốc là cần thiết, cho dù rằng nước này vẫn không từ bỏ âm mưu độc chiếm trên Biển Đông.

Việc Việt Nam giải quyết các vấn đề về vụ việc xảy ra trong tháng 5 vừa qua, đã làm cho một số Doanh nghiệp Trung quốc bị thiệt hại về tài sản, một số công nhân Trung quốc bị thiệt mạng, bị thương. Hay việc phía Việt Nam sẽ tiến hành bồi thường nhân đạo nhất định cho những công nhân Trung Quốc bị hại, cử đoàn đến Trung Quốc thăm hỏi đại diện gia quyến các nạn nhân, không chỉ là việc làm phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn là việc làm cần thiết để để trấn an các nhà đầu tư rằng vẫn là một môi trường ổn định và thân thiện cho đầu tư quốc tế.

Nếu chúng ta hiểu rằng ông Lê Hồng Anh là Thường trực Ban Bí thư, ở cương vị đảng ông là nhân vật số 2 và được xem như chỉ dưới Tổng Bí Thư. Hơn nữa ông Anh là người gốc tỉnh Kiên giang – quê hương thứ 2 và cũng là nơi khởi nghiệp chính trị của Thủ tướng Dũng. Ông là một người dễ bảo, luôn chấp hành cấp trên, là người có thói quen là phải cầm giấy viết sẵn các điều cần phát biểu do thư ký soạn và đặc biệt là không gây mất lòng ai, thì cũng phần nào hiểu được vai trò của ông trong vấn đề phe phái trong đảng khi nhận nhiệm vụ sang Trung quốc lần này.

Và nếu hiểu mục đích chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị – Bí thư thành ủy Hà nội – một cá nhân được cho là thân Trung quốc đến Hoa kỳ trong tháng 7.2014 trong tư cách một Ủy viên Bộ Chính trị nhằm biểu lộ quan điểm của Đảng CSVN về lập trường của Đảng về việc tôn trọng và chấp nhận vai trò của Hoa kỳ trong vấn đề Biển Đông.

Thì sẽ thấy chuyến đi này tính chất giống như chuyến đi của  ông Phạm Quang Nghị tới Hoa kỳ, ông Anh thay mặt cho Đảng CSVN để bày tỏ quan điểm một cách chính thức với phía Trung quốc và chuyển thông điệp rằng trước sau vẫn coi trọng quan hệ Việt Nam – Trung quốc, vẫn coi nhau là láng giềng tốt.

Tuy nhiên vấn đề mấu chốt của chuyến đi, theo GS. Carlyle A. Thayer sự khác biệt là ở chỗ: “Ông Lê Hồng Anh sẽ yêu cầu Trung Quốc phải cho biết dự định trong tương lai liên quan việc đặt giàn khoan. Còn  ngược lại, Bắc Kinh lại muốn bảo đảm rằng Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc.”

Chuyến đi này được coi là chuyến đi mang tính đối trọng, nhằm cân bằng lại chuyến thăm Hoa kỳ của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị. Bên cạnh mục đích làm vừa lòng Trung quốc để tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa hai đảng, còn đòi hỏi phía Trung quốc phải nói rõ quan điểm của họ trong vấn đề Biển Đông trong tương lai. Đây là điểm khác trước, khi mà từ trước đến nay Hà nội luôn được cho là chỉ biết tuân thủ các yêu cầu của Bắc kinh.

Được biết, kết quả chuyễn thăm Trung quốc lần này của ông Lê Hồng Anh xảy ra trước lúc Hội nghị TW lần thứ X sẽ diễn ra vào tháng 10.2014, là thời điểm Ban Chấp hành TW Đảng sẽ có thể thống nhất để ra một nghị quyết cụ thể về vấn đề Biển Đông.

Kết quả của chuyến đi

Ngày 27.8, trong phiên hội đàm với ông Lê Hồng Anh, ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng quan hệ Trung-Việt đã từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy. Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh đã “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.

Còn ông Lê Hồng Anh thì thấy rằng : “Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.”

Hai bên đã đạt được thỏa thuận chung “nguyên tắc ba điểm”, đó là :

  • Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn…
  • Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, trong buổi tiếp kiến với ông Tập Cận Bình, ông Lê Hồng Anh đã nói rằng “Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”. Đồng thời ông Anh cũng kêu gọi hai bên “cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.”

Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp này ông Tập Cận Bình nói với ông Lê Hồng Anh rằng hai nước “nên thân thiện với nhau để giúp hàn gắn lại mối quan hệ sau những ngày căng thẳng vì vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Một nước láng giềng không thể dọn đi nơi khác và thân thiện với nhau là lợi ích chung của hai bên”.

Sau khi chuyến đi kết thúc, truyền thông Việt Nam cho rằng trở ngại chính trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung quốc là vấn đề chủ quyền Biển Đông. Điều này vẫn không vượt qua được khi hai bên vẫn cho rằng cần thiết phải “tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.”

The Diplomat cho hay, trong cuộc gặp với Tổng BT Tập Cận Bình, ông Lê Hồng Anh đã nói rằng các nhà lãnh đạo hai nước “không muốn nhìn thấy mối quan hệ tiếp tục căng thẳng và khó khăn.” Để tiến triển trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, tránh những hành động có thể làm trầm trọng thêm các tranh chấp trên Biển Đông hai bên đã thống nhất xem xét các nguyên tắc khai thác chung Biển Đông. Tuy nhiên theo đánh giá của The Diplomat thì mối quan hệ Trung – Việt hiện vẫn còn rất mong manh.

Việc đưa ra vấn đề xem xét nguyên tắc khai thác chung Biển Đông trong chuyến đi của ông Lê Hồng Anh đã thấy sự xuống thang từ phía Trung quốc, trái ngược với chuyến đi thăm Hà nội của ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng 6 vừa qua tới khi đưa ra thông điệp cho biết Bắc Kinh không nhân nhượng, không tư bỏ đòi hỏi chủ quyền biển đảo chiếm gần hết Biển Đông.

Tuy vậy, khuôn mặt của Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ông Lê Hồng Anh, với những trang giấy để bên cạnh, trong các bức hình liên quan đến chuyến thăm Trung quốc lần này được truyền thông nhà nước giới thiệu cũng cho thấy kết quả của chuyến đi không mấy suôn sẻ.

Tương lai quan hệ Trung quốc – Việt Nam – Hoa kỳ?

Sự kiện gián khoan HD-981 vừa qua đã tạo nên sự phẫn nộ của số đông người Việt đối với chính quyền Bắc kinh, đây là một trong những sức ép tác động lên ban lãnh đạo Việt Nam trong việc quyết định mối quan hệ của họ với Trung quốc. Việc này đòi hòi ban lãnh đạo Đảng phải có một lập trường thích ứng để vừa duy trì với một đồng minh có cùng ý thức hệ cộng sản, song cũng vừa để tránh sự giận dữ của dân chúng trước sự đớn hèn vốn đã trở thành ý thức của những người lãnh đạo Đảng CSVN trước Trung quốc.

Nhưng dù sao chăng nữa Đảng CSVN sẽ cố gắng bảo vệ bằng được mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 đảng CS Việt Nam và Trung quốc. Đó là điểm cốt yếu, bởi vì đây là con đường duy nhất có thể đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của họ.

Trước tới nay Hà nội có một chính sách đặc biệt trong mối quan hệ với Bắc kinh, tuy vậy từ nay trở đi mối quan hệ này sẽ không còn đậm tình hữu nghị theo tinh thần 4 tốt và 16 chữ vàng như trước đây. Việc Hà nội tỏ ra e dè và nghi ngại Bắc kinh hơn cũng là điều sẽ xảy ra. Cũng như quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ cũng chỉ dừng lại ở một mức độ, để phù hợp nhất định trong chính sách ngoại giao đi dây của Hà nội.

Do vậy, về lâu dài, việc duy trì và phát triển các quan hệ với Hoa kỳ trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chỉ là động thái của Hà nội nhằm biến Hoa kỳ trở thành một đối trọng trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam trong quan hệ với Bắc kinh. Song chắc chắn mối quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ sẽ không thể đi quá xa, tới mức để cho Bắc kinh nổi giận.

Các cuộc thăm viếng Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng liên quân Hoa Kỳ, Martin Dempsey và hai phái đoàn thượng viện Mỹ trong thời gian vừa qua, chỉ là sự tính toán của có chủ ý của Việt Nam, hòng để gây áp lực với Trung quốc dọn đường cho chuyến thăm Trung quốc của ông Lê Hồng Anh.

Vì Việt Nam vẫn là một quốc gia có ý thức  Cộng sản, với thể chế chính trị một đảng cầm quyền, thì việc có quan hệ quá mức mật thiết với Hoa kỳ chắc chắn sẽ là điều có nhiều bất lợi cho Đảng CSVN và từng cá nhân các thành viên trong ban lãnh đạo. Vì thế việc tiến tới quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa kỳ sẽ là một tương lai còn khá xa.

Tất cả phụ thuộc vào xu thế chung của các Ủy viên TW Đảng. Nếu nói như GS. Carlyle A. Thayer  rằng: “Tôi không nghĩ là ai có thể đắc cử trở lại ở trong Đảng (Đại hội Đảng XII năm 2016 – TG) nếu họ dám thúc đẩy một chính sách thỏa hiệp với Trung Quốc.”. Thì có thể người ta sẽ phải trông chờ vào vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng, một ứng viên của chức Tổng BT từ nay đến đầu năm 2016.

Vào lúc này, ban lãnh đạo Đảng CSVN đang cố gắng có sự tính toán để Việt Nam có thể chung sống một cách hòa bình với người láng giềng khổng lồ Trung quốc, nhưng vẫn tránh được sự lệ thuộc mang tính chất chư hầu, đồng thời vẫn giữ được độc lập, tự chủ. Do đó việc hòa hiếu hay có quan hệ tốt với Trung quốc là sự tính toán khôn ngoan, không có bất cứ lý do gì buộc Việt Nam phải quay lưng hẳn với Trung quốc.

Tuy vậy, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, trò chơi cân bằng trong quan hệ với Trung quốc và Hoa kỳ luôn luôn được họ tận dụng với ưu tiên hàng đầu vẫn là sự tồn tại an toàn của chế độ hiện nay ở Việt Nam.

Do đó có thể thấy những chính sách được cho là bất bình thường trong quan hệ với Trung quốc và Hoa kỳ, vẫn được áp dụng là điều dễ hiểu. Điều này cũng xuyên suốt trong quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tham gia TPP sắp tới đây, đó là được vào thì tốt, không vào cũng không sao, vấn đề đối với họ là phải an toàn nhất cho chế độ.

Ngày 28 tháng 8 năm 2014

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Tô Hải – Nhật ký mở lần thứ 111: Minh Hằng và “đồng chí” của chị đã Gây rối Trật tự… Trung Cộng!

Tô Hải
NHỮNG GÌ CHO PHÉP MÌNH KẾT LUẬN SAU VỤ XỬ MINH HĂNG VÀ “ĐỒNG CHÍ” CỦA CHỊ ĐÃ GÂY RỐI TRẬT TỰ… TRUNG CỘNG?

Sở dĩ mình dùng cái tít dài dòng này chính là để nhấn mạnh:

1/ Thực chất cuộc xử án “gây rối trật tự công cộng” này:

CHÍNH LÀ XỬ ÁN MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI CHỐNG TÂU XÂM LƯỢC CAN TRƯỜNG NHẤT, NỔI TIẾNG NHẤT VÀ ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC CHÚ Ý THEO DÕI NHẤT

2/ Kết luận của cái gọi là “Tòa án” của đảng họ không thể nặng như vụ “trốn thuế của Điếu Cầy hoặc vụ “2 bao cao su đã xử dụng” ngụy tạo với Cù Huy Hà Vũ mà nó phải đôi co mãi trong những tên “chóp bu” sẽ phải đánh mấy roi thì vừa lòng cả Thiên Triều lẫn dân VN, sau khi có vụ giàn khoan HD 981 đã đoàn kết hàng triệu người trên tinh thần “đoàn kết một lòng khi Tổ Quốc đứng trước nạn ngoại xâm”.

3/ Và QUAN TRỌNG NHẤT LÀ MỌI Ý NGHĨ, SUY ĐOÁN, PHÂN TÍCH MÒ, LÀ SẼ CÓ SỰ “THAY ĐỔI”, “CỞI MỞ’, “‘NHẸ TAY” “THOÁNG HƠN”,thậm chí “TỐT HƠN” TRONG VỤ XỬ ÁN NÀY… ĐỀU HOÀN TOÀN… PHÁ SẢN!

4/ Mình muốn nhắc lại một lần nữa: KHÔNG TRÔNG MONG GÌ Ở SỰ THAY ĐỔI CỦA NHỮNG NGƯỜI CÔNG SẢN NHẤT LÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM KHI HỌ, NHŨNG CÁI TÊN “CHA VƠ CHÚ VẾU” Ở ĐÂU ĐÓ BỖNG DƯNG TRỞ THÀNH VUA, NHỜ SỰ ĐỠ ĐẦU TOÀN DIỆN CỦA THIÊN TRIỀU!

5/ Nếu thực sự có vài tên muốn “thoát Trung” bắt tay Mỹ (mà mình tuyệt đối không bao giờ tin với bản chất của chúng hiện nay) thì lập tức sẽ bị vô hiệu hóa và “cho de” ngay lập tức chứ chẳng cần chờ Hội Nghị Trung Ương số này, số khác… (“dân chủ tập trung” ngay trong đảng họ đã cho phép một vài người, đôi khi một tên “vua không ngai”cho “ biến trong không khí” nhiều nhân vật “to” ra trò nhưng có ý kiến khác “vua cha”, “vua chú” vẫn còn đó như những tấm gương tầy liếp)!

Do đó, trông mong vào một vài lời nói “tiến bộ vu vơ”, một chuyến đi “thăm đột xuất” của một, hai nhân vật quan trọng nào đó của cả hai bên (Vụ PQ Nghị và J.M.Cain) mà tin rằng “sẽ có thay đổi”, sẽ thôi “đu dây” phải bỏ Tầu theo Mỹ vì những mục đich, PPT và “vũ khí sát thương” gì gì đó…thì quả là…non choẹt “về nhãn quan chính trị” và vô tình đã dẫn dắt bao người vào những điều “lạc quan tếu”!… Không biết bao facebooker, blogger, trước, và ngay ngày 26/8 xử vụ Bùi Hằng đã tung lên mạng những “Chị Hằng sẽ được thả tại chỗ”, “Đại diện Sứ Quán Mỹ đã có mặt bí mật tại Đồng Tháp” thậm chí tổ chức “đi đón Minh Hằng và các bạn của cô”(!) rồi.. “nên Liên hoan tại Sài gòn hay Vũng Tầu..”(?!) “Người không bán nước” đã mặc cả áo dài khăn đóng, để đi đón Minh Hằng cũng xúng sa xúng xính xuất hiên trên mạng ngay bến xe Cao Lãnh!… rất chi là…phấn khởi… tươi cười… để rồi gần như bị màng lưới dày đặc côn an và chó săn cắn người thuê, cho… nhập kho gần hết! So với vụ xử Phương Uyên, cũng không được vào chứng kiến tại chỗ phiên xử, cũng bị canh gác các đường đẫn đến Tòa Án, nhưng lực lượng anh em ta, đã lập tức chuyển ngay sang diễu hành trên đương phố, hô to những khẩu hiệu “Tự do cho Uyên-Kha”, “Đả đảo Tầu xâm lược!”, tay giăng cao những băng-đơ-rôn đã chuẩn bị sẵn cho một cuộc đấu tranh đòi công lý, đòi quyền con người, đả đảo bọn xâm lược! Tất nhiên không phải do họ mà tòa phải thả tại chỗ bé Uyên, nhưng hành động của họ đã làm xúc động cả triệu triệu con tim người trong nước và thế giới,ngay cả dân Long An hôm ấy cũng được mở mắt và đã góp phần không nhỏ cho một hành động chưa từng có tại các thứ tòa án cộng việt!


Tội của họ là tội phá hoại trật tự… Trung Cộng !Còn lần này… vụ vu cáo để xử MH và “đồng chí” xảy ra trong bối cảnh chính trị hoàn toàn khác, (họ không muốn xử ngay những ngày giàn khoan HD981 đang còn nghênh ngang,ngạo nghễ,xấc xược trên lãnh hải của ta) mà phải xử-trả-thù chị như một tuyên ngôn cứng rắn về thái độ của họ là CHỐNG TRUNG QUỐC THIÊN TRIỀU LÀ CHỐNG CHÚNG TAO LÀ PHẢN ĐỘNG LÀ… VÀO TÙ MỌT GÔNG!

Và chúng đã ra lệnh từ trên cao tít, huy động một lực lượng côn an chưa từng có trên khắp đất nước, xử dụng lượng ngân khố khổng lồ để ngăn chặn từ từng nhà, từ trước nhiều ngày những ai chúng cho là sẽ có thể có mặt tại Đồng Tháp để thẳng tay “hốt hết”. Khi họ vừa ló mặt đến địa điểm Đồng Tháp là chúng đã cho “nhập kho”, rồi tống lên ô-tô chở thẳng về Saigon sau khi cướp sạch các phương tiên thông tin máy ảnh, smart phone! Ngoài mấy tấm ảnh ít có giá trị tố cáo, không ai kịp có một hành động nào xứng đáng với công lao chui nhủi, tránh né, bài binh bố trận để vượt qua cả hàng trăm, hàng ngàn cây số để đến được với vụ xử án ô nhục chưa từng có trên thế gian!

Để rồi cuối cùng, trước bản kết tội khốn nạn của chúng nó, chỉ còn biết… lên mạng mà… “tố cáo” những hành động hèn mạt của chúng (mà chúng cho là chiến thắng vẻ vang là cái chắc) hoặc…”chửi bậy” cho đỡ cơn bực bội!?

Nhân đây,mình cũng xin bắt chước học nghề bình luận và phán đoán tí chút về vụ án “gây mất trật tự, hai xe đi hàng ba” vừa qua:

1) Vụ này trước tiên phải gọi “đích danh bà lang Trọc” của nó là; vụ án chống nước bạn 4 Tốt Trung Quốc, chõ dựa vững chắc của cái gọi là “Đảng Cộng Sản VN”!

2) Nó được tiến hành ngày 26/8/2014, sau khi một tên dữ và xấu tướng nhất trong bộ xậu 5 vua tập thể có uy quyền nhất trong triều đình Hà-Nội vừa hoàn thành “dâng sớ khấu đầu tạ tội với Thiên Triều về những “lộn xộn vừa qua” ở Việt Nam hai ngày truớc: Từ 24 đến 25/8! Nghĩa là nó đã phản ảnh sự quy thuận Thiên Triều một lần nữa bằng hành động cụ thể đã hứa “ổn định lâu dài” với ông anh! Xem qua vài đường bị “lộ bem” nè:


Tuy tướng dữ dằn nhưng sang chầu Thiên Triều thì…y hệt con phỗng đá!
Ông Lê Hồng Anh tuyên bố với báo chí là chuyến đi 2 ngày từ 24 đến 25/8 là nhằm “trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.
Ông Anh nói thêm “việc hai Đảng, hai nước tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”…(Chẳng biết khi hội đàm bí mật có thêm cái ý “căng thẳng do bọn Đế Quốc Mỹ lăm le đưa hạm đội 7 vô Cam Ranh và thằng Remsey đã vô tận Đà Nẵng theo mong muốn của “nhóm bảo thủ” không?)

Còn phía Trung Cộng chúng chỉ cho một thằng Hồng Lỗi nói với giọng trịch thượng: “Trung Quốc ghi nhận công tác và thái độ của phía Việt Nam, hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phù hợp”.

Còn một số nhà phân tích thời sự có tiếng trên thế giới thì đánh giá khách quan như sau Đặc phái viên Lê Hồng Anh có thể là quyết định của một bộ phận ban lãnh đạo Việt Nam, những người vẫn tin rằng cần giữ hòa hiếu với Trung Quốc cho dù nước này ngày càng có nhiều hoạt động độc đoán trên Biển Đông (BBC 27/8/2014)

Cho nên xử MH 3 năm tù, theo mình còn là… nhẹ!… Và sự thảo luận cân nhắc tính toán so kè bớt một thêm hai rất có thể do kéo dài từ Hà Nội đến-Bắc Kinh. Hà Nội—Đồng Tháp và trong các nhóm lợi ích với nhau (chẳng có mâu thuẫn gì về chính trị mà chỉ có thể về kinh tế hơn thua mà thôi!)

Đó là lý do vì sao phiên xử phải kéo dài một cách bất thường và phải đợi cả đến tối 26/8, đúng 18g50, Tòa Án Đồng Tháp mới có thể đọc lên cái lệnh cuối cùng của “Trên”: Y án 3 năm, 2.5, 2 năm tù giam cho các bị can! Hạ màn mọi trò diễn!!

Để kết luận mấy điều tập tành phán đoán, phân tích tình hình,” Chính trị nhiễu nhương” hiện nay mình xin phép được đưa ra những kết luận có người cho là bảo thủ của mình như sau:

1- KHÔNG BAO GIỜ NÊN TIN VÀO SỰ THAY ĐỔI GÌ CỦA CÁI BỌN SỐNG NHỜ TẦU KHỰA VÀ HÃY TIN VÀO CHÚNG SẼ CHẾT CÙNG TẦU KHỰA!

2- Để giữ chặt cái triết lý “liên kết nô lệ đến cùng” để tồn tại này, chúng sẽ không nương tay với bất cứ ai chống lại chúng dù chỉ trong tư tưởng!

1- Vì quyền lợi của con cháu muôn đời của chúng, không bao giờ chúng “bắt tay”

Với những cái gì là văn minh tiến bộ của loài người và loài người cũng đã quá quen với những lời nói và việc làm của chúng luôn là mâu thuẫn, giả dối, lừa bịp nên ai chứ mấy ông Mỹ thực dụng thì thừa sức “bắt bài” chúng không mấy khó khăn! Đừng hòng bịt mắt họ mả vẫn vào được TPP, được mua vũ khí sát thương để rồi bắn vào dân Việt Nam của mình là chính!

Còn chuyện “Làm gì đây” trong tình hình hện nay thì…quả là mình đã “quá đát” để nói và hành động cùng lớp trẻ hôm nay… Chỉ mong các bạn hãy vững vàng, tự tôi luyện trong các cuộc thử lửa với cái “Xấu” đang lộng hành, chuẩn bị đội ngũ, phát động được càng nhiều càng tốt tinh thần chống quân xâm lược và… chờ thời cơ… để có thể biến một cuộc biểu tình hoan hô chủ nghĩa cộng sản thành một cuộc biểu tình đòi hạ bệ một kẻ tưởng như muôn năm bất khả xâm phạm Ceaucescu bắt vợ chồng hắn từ khán đài diễn thuyết ba hoa ngày 21/12/1989, phải chạy trốn bằng trực thăng rồi bị xử tử ở một nơi hẻo lánh Târgoviste ngày 25/12/1989! (*)

Thời cơ đó sẽ đến và phải đến, đến nhanh hay chậm là do hàng ngũ chúng ta ngảy càng đông, ngày càng có nhiều các đảng viên cộng sản bỏ đảng như bên Tầu, và ngày mà bọn Tầu khựa vứt bỏ công khai cái vỏ cộng sản, đó là ngày một Timisoara Việt sẽ ra đời, chẳng cấn súng nổ, máu chảy đầu rơi, chẳng cần nhóm,Hội nào lãnh đạo, toàn dân ta sẽ đủ điều kiện để làm cuộc ĐẬP BỎ chứ không phải là “LÀM CHO TỐT LÊN”, ”SỬA CHỮA” ĐIỂM TÔ CHO CÁI THỂ CHẾ UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI NÀY!

Qua lần kết án Minh Hằng, Nguyễn văn Minh và Thúy Quỳnh lần này, một lần nữa mình xin phép được kết luận dứt khoát như trên… Ai không đồng ý, xin cứ phản biện tự nhiên, miễn là coi mình như yếu kém, lẩm cẩm về quan điểm chính trị chứ không phải là… ”phản động với lực lượng phản động”!.

(*) Các bạn hãy gõ một chữ Ceaucescu vào Google để click vào hàng trăm tài liệu giúp ta suy ngẫm về “thời cơ” của một cuộc cách mạng

Thời điểm quyết định để ‘lột xác’

1347343678.0262Cơ hội nghìn năm một thuở đã đến.

Đúng vào lúc người láng giềng phương Bắc trở mặt cạn tàu ráo máng với Việt Nam do lòng tham không giới hạn của họ thì Hoa Kỳ chìa bàn tay bạn bè mời mọc ta kết thân toàn diện, với điều kiện rõ ràng, để ngăn chặn sự trỗi dậy hung hãn của Giấc Mơ Hoa nguy hiểm chung cho loài người.

Đồng thời cũng có một thời cơ to lớn khác: Đó là Khối mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương bao gồm 12 nước, 800 triệu dân, sẽ họp phiên quan trọng từ ngày 1 đến ngày 10/9/2014 tại Hà Nội với hơn 400 chuyên gia, viên chức cấp cao của Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Úc, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam để bàn bạc nhằm đạt những thỏa thuận chung kết. Quá trình thương lượng đã kéo dài gần 5 năm sắp đến hồi kết thúc.

Được xem là kém phát triển trong 12 nước nói trên, Việt Nam hy vọng không ít ở cuộc hội nhập ngoạn mục này vì có thể hưởng lợi ở sự hợp tác tương trợ trong một khối có gần 200 nước chiếm đến 40% giá trị sản lượng chung với hơn 30% giá trị hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới.

Nhưng phải rất tỉnh táo để thấy rằng đang có nhiều khó khăn trước mắt, vì trong số 12 nước kết bạn quốc tế này VN là nước duy nhất do Đảng Cộng sản cầm quyền, có chế độ độc đảng toàn trị không giống ai, với một nền pháp trị sơ khai tụt hậu và một hệ thống kinh tế quốc doanh kém hiệu quả phục vụ như một thứ sân sau của các nhóm lợi ích cầm quyền. Thêm vào đó, việc cải tạo các tập đoàn quốc doanh vẫn còn quá ỳ ạch, mặc dù Hà Nội đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ công tác này; luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo; ngành tư pháp vẫn xét xử về chính trị hay về kinh tế theo ý của lãnh đạo đảng chứ không theo luật; việc đầu tư quốc tế vào VN vẫn bị lắm phiền hà, nhũng nhiễu; công tác bảo vệ môi trường còn xa mới đạt mức yêu cầu chung của thế giới, nhất là ở 2 địa bàn chiến lược Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Cái khó nhất cho VN kỳ này là mâu thuẫn khó điều hòa giữa một nền kinh tế-thương mại tự do được vận hành bởi các quy luật của thị trường tự do, cạnh tranh theo luật, với một nền kinh tế-thương mại có sự can thiệp thường xuyên và sâu rộng bởi quyền lực cai trị của phe đảng, làm cho tình hình luôn bị trắc trở, tắc nghẽn, méo mó, với một cuộc khủng hoảng ngân hàng tiền tệ đang hiện ra rõ nét và một cuộc khủng hoảng về nợ công đang đến gần.

Đoàn đại biểu Việt Nam dự cuộc họp TPP này dù có đông đến hơn 50 người, thuộc các Bộ Công thương, Tài chánh, Kế hoạch-Đầu tư, Nông nghiệp, Tư pháp, Ủy ban vật cả, các Tổng cục Thống kê, Hải quan… sẽ chỉ là những người thừa hành bị động không quyền lực, vì mọi thứ đều phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, một cơ quan lãnh đạo 16 người điều hành qua biểu quyết theo đa số, đang trị vì như một ông vua tập thể.

Sẽ là điều cực tốt nếu như trong Bộ Chính trị lúc này nảy ra một nhóm người được lương tri thức tỉnh, yêu cầu một cuộc họp đặc biệt, cân nhắc theo gợi ý của những chuyên gia cố vấn có trí tuệ và tâm huyết, đề xuất cho Bộ Chính trị, cho Ban Chấp hành Trung ương, cho chính phủ, cho Quốc hội, cho toàn đảng CS, cho toàn dân một cuộc «xoay trục» ngoạn mục, đó là từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị và bắt tay vào việc thực hiện chế độ dân chủ đa đảng theo hiến pháp và pháp luật, trở về với nhân dân và dân tộc, trở lại với danh hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng tiến bộ, dân chủ, có nền pháp quyền hơn hẳn thời xưa, với đảng Lao động và một số tổ chức chính trị mới để cùng tranh đua phục vụ đất nước.

Điều đó có nghĩa là sẽ thực hiện một cuộc «lột xác» lịch sử, từ bỏ những sai lầm, lệch lạc, hư hỏng và tha hóa về chính trị và đạo đức, bẻ lái kiên quyết đưa đất nước vào đại lộ dân chủ và pháp quyền như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa trong thông điệp đầu năm nhưng chưa hề mảy may thực hiện. Mới rồi, ông còn nói ngược lại, coi anh chị em dân chủ là bọn phản động! Thế mà có người phong cho ông là thuộc phe cấp tiến, phe cải cách, phe tiến bộ!

Với Trung Quốc sau khi họ đã ngang nhiên trở mặt hung hăng ta cần duy trì thái độ bình đẳng, giữ quan hệ láng giềng tốt, không can thiệp vào nội bộ của nhau, còn tỏ rõ hy vọng Trung Quốc cũng sớm «lột xác» từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị, trả lại cho nhân dân Trung Quốc quyền tự do dân chủ và nhân quyền như đông đảo nhân dân TQ mong muốn.

Với Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước dân chủ khác, cuộc «lột xác» của VN sẽ lập tức được hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt liệt, các mối quan hệ có điều kiện để nâng cao lên tầm chiến lược, việc này không nhằm chống lại nước nào, gây căng thẳng với nước nào.

Đất nước lúc này cần một tư duy lãnh đạo mang tính đột phá như thế. Đây không phải là ý kiến cá nhân một người. Đây là ý kiến sâu sắc của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của Trung tướng Đặng Vũ Bảo, của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và đặc biệt là của «Thư ngỏ của 61 đảng viên CS về chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS», đồng thời cũng là mong đợi của hàng vạn đảng viên CS, hàng triệu công dân yêu nước.

Đã đến lúc Bộ Chính trị không thể bỏ qua những góp ý đầy trách nhiệm và tâm huyết như thế. Đã đến lúc mỗi đảng viên CS phải thấy đau xót khi thấy đảng của mình trượt dài trên con đường tha hóa, chui vào cái cùm bành trướng từ sau cuộc họp bí mật ở Thành Đô tháng 9/2014, làm cho sự nghiệp phát triển trì trệ, bất công tràn lan, tham nhũng bất trị, Hãy biểu lộ ý chí chung là phải thay đổi, đảng CS phải tự «lột xác» để trưởng thành và hoàn lương. Không «lột xác» là bế tắc, có tội với dân với nước.

Nhận ra thời cơ để «lột xác», Bộ Chính trị sẽ cứu đảng CS khỏi tan rã, cứu nước khỏi khủng hoảng chồng chất, hội nhập hẳn với thế giói dân chủ, tạo tiền đề cho phát triển mạnh mẽ với thành quả chia chung cho toàn dân cùng thụ hưởng, tạo thế đối ngoại vững vàng, tạo đồng thuận dân tộc sâu sắc để giữ vững hòa bình, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải. Đây là cách thoát hiểm tốt nhất, nhanh nhất, lại an toàn. Cái mất chỉ là quyền lợi phi pháp của phe nhóm đã đến lúc phải từ bỏ dứt khoát, để tránh khỏi một trận hồng thủy phẫn nộ tất yếu sẽ bùng nổ của nhân dân.

Làm được một cuộc «lột xác» như vậy sẽ là một cú hích đúng lúc góp vào thành công tốt đẹp của cuộc họp TPP sắp khai mạc, Việt Nam sẽ đàng hoàng gia nhập Khối kinh tế thương mại cực lớn với nhiều lợi thế mới, nâng mức quan hệ toàn diện với nhiều nước dân chủ giàu mạnh không có tham vọng gì với Việt Nam, đồng thời tạo đà cho việc chuẩn bị Đai hội Đảng lần thứ XII, với một Cương lĩnh và tên gọi mới, trong một cuộc cải cách và «xoay trục» sâu rộng, gắn liền với một cuộc hồi sinh lịch sử của đất nước VN.

Nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng có một cuộc cách mạng hòa bình như thế. Thượng nghị sỹ McCain có một câu nói sâu sắc trong tuyên bố của ông ở Hà Nội ngày 8/8 vừa qua: «Tôi tin rằng Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu do thời đại đặt ra, nêu gương về dân chủ, cai trị tốt theo luật pháp, phồn vinh, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập của đất nước. Đây là gương sáng cho các nước trong vùng, kể cả cho người láng giềng phương Bắc, để họ tự hỏi rằng: Việt Nam làm được sao ta lại không làm được như Việt Nam?».

Blog Bùi Tín (VOA)

Dự phiên tòa xử Bùi Hằng và các bạn tại Cao Lãnh – Đồng Tháp

Sương Quỳnh

Tác giả và blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh (bên phải)
Tối qua kế hoạch thay đổi, nên nhóm mình tót lên xe bus đi luôn từ chiều. Rồi từ “nơi ẩn náu” bắt taxi về Cao Lãnh gần 9 giờ sáng. Nhóm mình gồm chị Ánh Hồng, anh Phan Đắc Lự và đượng nhiên là mình nữa. Gặp mỗi anh Tô Lê Sơn đang cà phê một mình (mà chả một mình) nghĩa là cả đống AN mặc thường phục ngồi xung quanh, xum tụ phết.Chỗ này cách Tòa Anh huyện Cao Lãnh 30 mét. Nên trước tòa thì đông như quân nguyên. Phe ta thì sạch sẽ, cứ thò cu nào ra hiện trường là bay ngay cu đó. Nhóm mình 4 người ngồi ca phê, rất thuận tiện để theo dõi những gì xảy ra trước Tòa Án Cao Lãnh. Ngồi lúc thì thấy một đoàn hơn 10 cô cậu phăng phăng đi tới, cao kều nhất là Lã Việt Dũng, rồi Peter Lam Bui, le te cạnh đó là bầu Hoàng Vi. Nhìn thấy cô bé mình đứng dậy chạy ra đón, vừa trách móc vừa buồn cười vì cái con bầu còn hơn tuần nữa thỉ đẻ mà vẫn hăng. Mình và mọi người đi ra ngã tư trước Toà Án đứng theo dõi, vì bắt đầu xảy ra lờn tiếng giữa bầu Hoàng Vi, Lã Việt Dũng và nhóm vừa dân phòng, vừa an ninh mặc thường phục, thì một xe cảnh sát cơ động đổ xuống ào ào. Và bắt đầu giằng co, cô bà Hoàng Vi thoang thả leo lên xe, khỏi cần túm. Rồi bắt sạch nhóm này.

Mình đứng gắng rất lặng lẽ tỉa vài tấm hình bằng máy điện thoại. Hai an ninh mặc thường phục đứng ngay trước mặt để che không cho chụp, Sau đó chị Anh Hồng kể rằng sau mình có 4 tên nữa. Rồi một cậu từ bên kia băng sang giật điện thoại trên tay mình, nhưng mình giật lại dấu sau lưng. Thì 4 an ninh đằng sau xúm lại bẻ quặt tay mình và móc cái điện thoại đưa cho “tên cướp”. Mình chả buồn hô cướp, mà xung quanh mình cứ râm ran “cướp, cướp…”, nếu mình nhớ không lầm thì cả “tên cướp” cũng hô thì phải. Hắn chạy ra phía trước thì 4-5 dân phòng xúm lại túm đầu, túm đuôi cậu này. Mình cũng định chạy tới để lấy điện thoại lại. Nhưng ngay lập tức mình hiểu ngay đó là cái bẫy, để khi mình tiến lại thì bọn này sẽ rước luôn mình về đồn để “lấy lời khai người bị hại”. Ngay lập tức mình quay phắt lại đi thẳng, miệng không dấu được nụ cười. Thấy tuồng diễn chả non nước gì, mấy dân phòng cũng thả luôn “tên cướp”. Mình thong thả về chỗ uống cà phê, còn “tên cướp” cũng thong thả về vị trí.

Vừa ngồi xuống thì thấy Huỳnh Ngọc Chênh lù lù ở đâu về. Gọi í ới cho chàng thấy. Chàng kể chàng bị bắt lúc vừa tới, điện thoại cũng bị cướp luôn rồi. Chúng chạy khỏi Cao Lãnh rồi thả bên đó. Chàng bèn đón xe ôm quay lại. Mọi người cũng tóm tắt cho Chênh nghe tình hình tại hiện trường. Lại thấy nhốn nháo ở ngã tữ Tòa Án, chàng Chênh lại thong thả ra xem và cũng từ đó chàng biến mất luôn không còn thấy mọc mũi sủi tăm nữa. Chúng tôi đoán là hốt lần 2 rồi.

Đang ngồi thì một cậu thanh niên chạy tới, cười cũng tươi phết, kéo ghế ngồi ngay cạnh mình. Cậu này hỏi: Lúc nãy chị bị cướp sao chị không la lên. Mình cười tươi rói: Ôi dào! chị cho luôn cái cùi bắp đó đấy. Rồi mình lấy tay vuốt nhẹ má cu cậu như mẹ nựng con, nhìn cậu này với anh mắt thương hại, rất nhẹ nhàng mình nói: “Các em cũng chả nên làm thế, con người với nhau đâu phải cầm thú. Các em cũng chỉ là công cụ cho bọn hại nước hại dân thôi.” Cậu này chết trân với cử “âu yếm” của mình và sửng sốt vì những điều mình nói. Tránh cho sự lúng túng không cần thiết, mình quay sang nói chuyện với anh Tô Lê Sơn. Cậu này ngồi một lúc rồi tự rút lui. Xung quanh nhóm mình bây giờ thì hơn 30 chục an ninh, nhìn chằm chặm vào tụi này không rời mắt, cứ như nhắm mắt lại thì bọn mình sẽ tan đi mất. Mình và anh Sơn không nhịn được, cười phá lên.

Đến trưa thì họ kéo tuốt sang một cái nhà đối diện, từ lúc đến đã thấy sắp bàn tiệc. Tuốt tuột thường phục kéo vào ăn vui tươi như nhà có đám. Bọn mình nói: hay sang xin một bàn cho 4 người ăn nhé? Rồi bọn mình cũng tìm chỗ ăn trưa, thấy một cửa hàng điện thoại ghé vào. Và mình sắm ngay điện thoại mới với sự “trợ giúp” của chị Ánh Hồng về tài chính (cám ơn chị yêu). Thế là lại phây, thế là lại tranh thủ có số mới thì gọi buôn với giai mà chả sợ bị lộ, thế là lại lại vui như tết.

Ăn xong, lại quay về quán cà phê ngồi chờ tiếp, chát tiếp. Một số bạn bị bắt được thả ra cũng tụ về, một số Sài Gòn chưa bị bắt cũng tới. Mình hỏi bầu Hoàng Vi: nó thả em lúc nào. Hoàng Vi cười nói: Em ngồi trong đồn mộ lúc rồi chán, thế là cử thản nhiên đi về. Bọn chúng 3 – 4 đứa lôi kéo em lại. Em nói: Tôi mệt rồi, giờ đi về đây, kéo tôi mà té tôi bị sao thì chịu trách nhiệm nhé. Thế là chúng sợ “nổ bom” đành cứ để em đi về. Nhưng chúng đi theo, cứ xe nào em vẫy định đón là chúng dọa cấm không cho đón em. Thế là em phải đi bộ về đây. Nhóm đã lên đến gần 20 người. Nhưng tối rồi mà vẫn chưa thấy động tình gì. Cả nhóm bắt đầu có hy vọng là sẽ được thả, và sẽ thả vào lúc trời tối. Nhưng đến 7 giờ thì kết quả làm tất cả lặng lẽ đi, không ai cất được lời nói nào: Bùi Hằng nhận án tù 3 năm, Minh 2 năm rưỡi và Thúy 2 năm. Đành an ủi nhau rằng: còn phúc thẩm nữa.

Chúng tôi một số người theo xe anh Tô Lê Sơn về SG trước, một số ở lại đợi tin 55 người bị bắt (đương nhiên trong danh sách có tên: Huỳnh Ngọc Chênh). Trên đường về thì được biết CA gom tuốt các thành phần bị bắt có đủ từ cả ba miền Bắc – Trung – Nam về một nơi, tống lên se bus tiễn thẳng về Sài Gòn

Danh sách những nhà hoạt động bị bắt khi tham dự phiên tòa Bùi Hằng và 2 đồng sự

@Dân luận tổng hợp

nhung_nguoi_bi_bat.jpg

Danh sách những người bị bắt trước và trong phiên toà đang diễn ra ở Đồng Tháp:

1) Hoàng Văn Dũng – Con đường Việt Nam
2) Trương Văn Dũng – Bầu bí tương thân
3) Bùi Tiến Hưng- No U FC
4) Nguyễn Nữ Phương Dung – Con đường Việt Nam
5) Mai Phương Thảo – No U FC
6) Nguyễn Văn Thông – No U Vinh
7) Nguyễn Văn Kỳ – No U Vinh
8) Nguyễn Văn Hùng – No U vinh
9) Lê Hồng Phong – No U FC
10) Trương Minh Hưởng – Dân oan Hà Nam
11) Đinh Nhật Uy – Cựu tù nhân lương tâm
12) Trương Minh Đức – Cựu tù nhân lương tâm, Anh em dân chủ
13) Nguyễn Công Khoa
14) Nguyễn Võ Xuân Thùy
15) Huỳnh Ngọc Chênh – Nhà báo độc lập
16) Nguyễn Công Thủ – Phật giáo Hòa Hảo
17) Võ Văn Bửu – Cựu tù nhân lương tâm
18) Tô Văn Mãnh – Cựu tù nhân lương tâm
19) Trương Kim Long
20) Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập
21) Lê Ánh Hồng
22) Trương Thị Hoàng
23) Nguyễn Thúy Hạnh
24) Khởi Hoàng
25) Nguyễn Ngọc Lụa – Phụ nữ nhân quyền
26) Thúy Phượng
27) Mai Tiến Sơn
28) Mai Dũng – No U FC
29) Lê Dũng Vova – No U FC
30) Bánh Chưng Phạm – No U FC
31) Bang Trần – No U SG
32) Trịnh Bá Phương – Dân oan Dương Nội
33) Khúc Thừa Sơn – Nhà báo độc lập
34) Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên)
35) Peter Lâm Bùi – Con đường Việt Nam
36) Nguyễn Hoàng Vi – Mạng lưới blogger Việt Nam
37) Hoàng Bùi – No U SG
38) Lê Hoàng – No U FC
39) Trần Thị Thu Nguyệt
40) Bạch Hồng Quyền – Con đường Việt Nam
41) Paulo Thành Nguyễn – Con đường Việt Nam
42) Hạnh Liberty – No U FC
43) AnNam Dương Lâm
44) Từ Anh Tú – Anh em dân chủ
45) Minh Khang – No U Vinh
46) Đinh Phương Thảo – Phụ nữ nhân quyền
47) Huỳnh Thục Vy – Phụ nữ nhân quyền
48) Huỳnh Phương Ngọc – Phụ nữ nhân quyền
49) Huỳnh Trọng Hiếu
50) Nguyễn Thị Ánh Ngân – Phụ nữ nhân quyền
51) Trần Thị Hài – Phụ nữ nhân quyền
52) Lê Đức Hiền
53) Lã Việt Dũng – No U FC
54) Nguyễn Hữu Tình
55) Lương Dân Lý – No U FC
56) Vịnh Lưu – Nghệ An
57) Trịnh Xuân Thủy – Người Việt Nhân Ái
58) Huỳnh Công Thuận – Nhà báo độc lập, No U SG
59) Vũ Huy Hoàng
60) Ms Lê Quang Du – Hội thánh Chuồng Bò
61) Ms Nguyễn Mạnh Hùng – Hội thánh Chuồng Bò
62) Trần Ngọc Anh – Liên Đới Dân oan tranh đấu
63) Châu Đức Vy
64) Tâm Kế

…và một số tín đồ PGHH miền Tây, cùng khoảng 20 người thuộc Phong trào Liên Đới Dân oan tranh đấu khác.

Hiện nay lúc 19h45, sau khi tòa tuyên các bản án nặng nề cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thì khoảng gần 100 nhà hoạt động bị bắt trước đó đã lần lượt được phóng thích.

Một số người được trả tự do ngay tại Cao Lãnh, một số người được đưa lên xe du lịch và có một xe thùng chở công an hộ tống về thẳng Sài Gòn. Thông tin chi tiết về những người bị bắt sẽ cập nhật trong bản tin tiếp theo.

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.

Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.

Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.

Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:

Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.

“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”

Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.

Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành

Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:

“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”

Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua  hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.

Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

@RFA

‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung

Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8

Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8

Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc “chỉ đạo phát triển” quan hệ Việt – Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.

Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.

Sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
  • Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn…
  • Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Ba điểm này được nêu vào sáng 27/8 khi phái viên Việt Nam gặp ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau đó cùng ngày ông Tập Cận Bình đã tiếp ông Lê Hồng Anh

Tường thuật về cuộc gặp, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vân Sơn nói quan hệ Trung-Việt “từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy”.

Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.

Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.

Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.

@bbc

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Bà Bùi Minh Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc

Hoa Kỳ nói “đáng báo động” khi tòa án Việt Nam “sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ”.

Phiên tòa sơ thẩm của tòa án ở tỉnh Đồng Tháp kết án ba năm tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng.

Ông Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam.

Báo Đồng Tháp nói họ “gây rối trật tự công cộng”, bị truy tố theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Tuyên bố của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói họ “quan ngại sâu sắc”.

“Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.”

Sứ quán Mỹ nói: “Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Tuyên bố viết tiếp: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.”

Trong khi đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trụ sở ở Mỹ, cho rằng đây là các cáo buộc “hình sự nhưng có nguyên do chính trị”.

“Chính quyền Việt Nam giờ đây đã dùng tới cả lỗi giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động,”ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của HRW tuyên bố.

‘Bắt giữ, đánh đập’

Cùng ngày 26/8 khi diễn ra phiên xử, các trang mạng xã hội đưa thông tin rằng nhiều người ủng hộ các bị cáo đã bị tạm giữ, hay đánh đập.

Trang mạng Dân Làm Báo nói một người, Nguyễn Ngọc Lụa, bị công an “đánh đổ máu, hiện đã ngất xỉu và phải đưa đi cấp cứu”.

Trong khi đó, trang Dòng Chúa Cứu thế nói “từ ngày 23/8, nhiều nhà hoạt động xã hội từ Bắc chí Nam đã bị công an, an ninh mật vụ theo dõi, cấm cửa, cấm đường đi đến Đồng Tháp”.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi đang trên đường thăm gia đình vợ chồng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển.

Hồi tháng Hai, anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, nói với BBC bà bị bắt sáng ngày 11/2 khi đang đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm vừa được trả tự do hồi đầu năm, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

“Lúc đi cùng với mẹ tôi còn có 20 người khác … trên đường đi thì bị một lực lượng lớn công an huyện Lấp Vò chặn lại và dùng dùi cui đánh đập cả đoàn, cướp giật tài sản, máy móc rồi dẫn cả đoàn về giam tại công an huyện Lấp Vò,” anh Trung nói.

Anh Trung hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động trả tự do cho bà Hằng.

‘Ngăn cản dự phiên tòa’

Trả lời BBC ngày 26/8, blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những người đến tham dự phiên tòa, nói lực lượng an ninh đã “phong tỏa hai đầu đường dẫn vào tòa”.

“Chúng tôi chỉ có thể đứng bên ngoài”, ông nói.

“Sau đó họ đuổi chúng tôi nhưng không được nên mang xe đến bắt chúng tôi đưa đi”.

Ông Thụy cho biết ông cùng với hơn 20 người khác đã bị bắt đưa đến đồn công an Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp và nói một số người đã bị đưa đi nơi khác.

Nhiều blogger khác cũng phản ánh trên trang cá nhân rằng bị ngăn cản đến tham dự phiên tòa.

Theo thông tin từ blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, tổng số người đến dự phiên tòa bị bắt đưa đi là hơn 50 người.

‘Cáo buộc ngụy tạo’

Trong thông cáo ngày 25/6, một ngày trước phiên xử, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi trả tự do ngay vô điều kiện cho bà Hằng và các nhà hoạt động khác.

“Chính phủ Việt Nam đang dùng những cáo buộc ngụy tạo về việc gây cản trở giao thông để truy tố các nhà hoạt động,” thông cáo dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của HRW, nói.

“Nhà cầm quyền Việt Nam nên nhận ra rằng vụ việc lần này không đáng nhận sự chỉ trích từ quốc tế và cần hủy những cáo buộc này ngay lập tức.”

“Chính quyền càng cố gắng buộc Bùi Thị Minh Hằng phải im lặng bao nhiêu, tiếng nói của bà trong cuộc đấu tranh cho các quyền cơ bản và các quyền tự do ngày càng trở nên lớn hơn.”

“Chính quyền nên bắt đầu lắng nghe ý kiến từ bà và các nhà hoạt động khác thay vì giam giữ họ sau song sắt.”

@bbc

Án tù cho 3 nhà hoạt động Việt Nam

Nguyên Thọ, cộng tác viên Dân Luận
10449492_852285201451083_4618128447153062310_n.jpgLúc 18h50 ngày 26/8, tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tuyên án vụ án Bùi Hằng cùng 2 đồng sự, với các bản án nặng nề như sau:

1) Bùi Thị Minh Hằng: 3 năm tù giam.
2) Nguyễn Văn Minh: 2,5 năm tù giam.
3) Nguyễn Thị Thúy Quỳnh: 2 năm tù giam.

Phiên tòa bắt đầu từ 7h30 và kéo dài đến 10 tiếng sau mới kết thúc. Diễn biến trong phiên tòa được Luật sư Trần Thu Nam cho là có lợi cho nhà cầm quyền, khi những nhân chứng mà các luật sư yêu cầu triệu tập đã không có mặt, một số bị ngăn chặn, một số bị bắt giữ tai các đồn công an thuộc thành phố Cao Lãnh. Vì lẽ này mà các luật sư đã yêu cầu dừng phiên tòa nhưng không được chủ tọa đồng ý.

Bắt bớ trước và trong phiên tòa

Đêm trước phiên tòa, cả thành phố Cao Lãnh náo loạn vì các lực lượng công an được tung ra lùng sục khắp các nhà nghỉ trên địa bàn, hòng tìm kiếm những người đang đấu tranh cho nhân quyền.

Đã có ít nhất 5 người bị bắt ngay đêm 25/8 là Hoàng Dũng, Trương Dũng, Phương Dung, Mai Thảo, Tiến Hưng. Có 3 nhóm khác với gần 20 người bị giam lỏng trong các khách sạn và nhà nghỉ khác nhau trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong phiên tòa lần này công an tỏ ra là người chủ động trong các việc giăng bẫy, đón lõng và vồ chụp con mồi.

Khi phiên tòa diễn ra lúc 7h30 26/8 tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp, thì các lực lượng công an kết hợp với an ninh thường phục hoạt động tích cực hơn. Gần 100 người đến tham dự phiên tòa công khai bị bắt, nhưng chúng tôi chỉ có được danh tính của hơn 60 trường hợp.

Dư luận sau phiên tòa

Sau khi thông tin về bản án của Bùi Hằng cùng 2 đồng sự được chính luật sư Trần Thu Nam xác nhận, trên mạng xã hội Facebook tràn ngập sự phẫn nộ đến từ những người dân.

+Facebook Adam Đặng thốt lên:

Thật cay đắng thay cho những người con dân Việt, muốn tìm lẽ phải… tìm công lý…tìm sự thật của cội nguồn dân chủ. Tự do quả thật nhiêu khê…

+Facebook Hung Le Khanh liên tưởng đến chuyến đi sứ của ông Lê Hồng Anh, đặc sứ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc và đặt câu hỏi:

Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh là cống vật mà đặc sứ dâng lên thiên triều?

+Facebook Destiny Nguyễn cay đắng:

Một bản án và một phiên toà chỉ thể hiện sự bất lực và sợ hãi của một chế độ độc tài, khát máu. Ở bất cứ một quốc gia nào lực lượng an ninh cũng là để bảo vệ dân còn nước ta, an ninh là để đàn áp đánh đập dân, trong khi dân là những người không có một tấc sắt trong tay và đáng thương hơn họ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Hôm nay nhìn mẹ từ xa
Tay còng , tóc rũ sương pha bạc màu
Chiếc nón lá ấy còn đâu
Rơi vào tay giặc nát nhầu quê hương !+Luật sư nhân quyền Trần Thu Nam là luật sư của bà Bùi Hằng đã tâm sự:

TẠM BIỆT CAO LÃNH VỚI NỖI BUỒN VÔ HẠN

Nhớ món canh cá Linh, nhớ tà áo dài và nhớ không khí của Cao Lãnh. Đặc biệt, quà mang về là nỗi thất vọng, nỗi buồn vô hạn của phiên toà. Tiếng gào thét của vợ một bị cáo (Nguyễn Văn Minh) sau khi nghe Toà tuyên án chồng mình 30 tháng tù giam “Chồng tôi vô tội, lấy súng bắn chết tôi đi” làm ám ảnh các Luật sư chúng tôi. Ôi nền tư pháp VN, công lý kiểu VN, nhà nước pháp quyền kiểu VN sao buồn! Chắc không làm luật sư nữa, đi làm nghề khác vậy.

Một vụ án mà nhà cầm quyền vi phạm pháp luật ngay từ đầu

– Một vụ ngụy tạo từ đầu đến cuối,khi khởi nguyên chỉ là có 2 chiếc xe máy chạy song song trên đường, 1 chiếc nữa của ai đó chạy phía trong, thì bị tính là xe chạy hàng ba. Không có bằng chứng cho thấy bà Bùi Hằng và 2 đồng sự đã tấn công những người làm nhiệm vụ, hoặc gây rối trật tự công cộng. Thậm chí trong bản cáo trạng con nêu rõ anh Minh đánh vào tay một người công an một cái, lẽ dĩ nhiên khi con người tấn công một ai đó đích đến không phải là tay mà là mặt, hoặc bộ phận khác dễ tổn thương.

– Vi phạm thời hạn điều tra:

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự cho biết: Theo Điều 119, Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn điều tra vụ án hình sự được quy định như sau: Không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 1 lần không quá 2 tháng; đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 2 lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng và lần thứ hai không quá 2 tháng; Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 2 lần, mỗi lần không quá 4 tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 3 lần, mỗi lần không quá 4 tháng.

Đối với vụ án “Lấp Vò” thì ngày bắt giữ là ngày 11-2, nhưng đến ngày 10-7 mới kết thúc điều tra, tức là phải gần 5 tháng sau mới xong. Và 1 tháng sau mới đưa ra tòa. Nhà cầm quyền Việt Nam đang vi phạm trắng trợn cả những luật lệ mà họ đặt ra.

– Vi phạm quyền được xét xử công khai và minh bạch, đúng trình tự pháp luật:

Trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp có nêu rõ: vụ án xét xử công khai. Vậy mà chỉ có 2,3 nhân chứng trong tổng số 17 nhân chứng của vụ án được vào trong phiên xử. Những nguồn tin từ Dân Luận cho chúng ta thấy các nhân chứng bị bắt giữ, đánh đập và đưa trả về nhà hoặc giam giữ tại các đồn công an.

– Vi phạm khi bắt giữ người tham dự phiên tòa trái pháp luật:

Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 (BLHS), quy định: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Công an đã bắt giữ những người tham dự một cách thô bạo mà không trưng ra bất kỳ một lý do chính đáng, một văn bản nào liên quan đến sự bắt giữ!

– Vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin của người dân:

Một nguồn tin khác cho Dân Luận biết việc: “hễ có ai giơ máy điện thoại lên chụp hình là bị cướp máy ảnh, bị đánh”. Pháp luật quy định rõ: Công an là lực lượng thi hành nhiệm vụ của nhà nước một cách công khai, người dân quay phim là để giám sát việc thi hành công vụ. Cho nên việc ngăn chặn người dân quay phim chụp ảnh của người dân là hành động vi phạm pháp luật.

Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

Gần như ngay lập tức sau phiên tòa vi phạm pháp luật này, tòa đại sứ Mỹ đã có bản Thông cáo báo chí tuyên bố:

Về quyết định của Chính phủ Việt Nam kết án các nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.

Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.

(Hết tuyên bố)

Một phiên tòa hình sự công khai, nhưng việc tham dự là xa xỉ đối với các nhà hoạt động. Có những người còn bị đánh đập khi phiên tòa đã xong như là một sự trả đũa cho những vất vả mà công an, an ninh, côn đồ phải chịu đựng hai ngày qua. Một phiên tòa được tuyên với 7,5 năm tù giam, liệu có đủ thời gian cho 3 nhà hoạt động của chúng ta thụ án? Đó là câu hỏi và cũng là động lực để chúng ta biến “đau thương” thành “hành động”.