Ăn mặn giết chết 1,6 triệu dân thế giới mỗi năm
Việc hấp thu quá nhiều muối, trung bình gần gấp đôi mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã dẫn tới hơn 1,6 triệu ca tử vong liên quan bệnh tim mạch trên khắp toàn cầu mỗi năm, theo một nghiên cứu mới.
![]() |
Tính trung bình, mỗi người dân trên thế giới đang hấp thu lượng muối gần gấp đôi mức khuyến nghị mỗi ngày của WHO. Ảnh: Alamy |
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành phân tích hơn 205 cuộc khảo sát về việc hấp thu natri (muối) ở những quốc gia đại diện cho gần 3/4 dân số trưởng thành của thế giới.
Các ảnh hưởng của natri đối với áp huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được xác định trong một nghiên cứu riêng rẽ khác.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, lượng natri hấp thu trung bình của mỗi người năm 2010 là 3,95 gram/ngày, gần gấp đôi mức 2 gram theo khuyến nghị của WHO. Các chuyên gia tính toán được rằng, tổng cộng có 1,65 triệu trường hợp tử vong mỗi năm do ăn mặn hơn ngưỡng khuyến cáo của WHO.
Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Đại học Tufts (Mỹ), giải thích: “Hấp thu lượng lớn natri đã được chứng minh làm tăng áp huyết, một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh về tim mạch, kể cả bệnh tim và đột quỵ. 1,65 triệu người chết tương đương gần 1/10 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân tim mạch. Không có khu vực nào trên thế giới và chẳng có mấy quốc gia tránh khỏi vấn nạn này”.
Muối được sử dụng trong nấu ăn, tẩm ướp thực phẩm hay các sản phẩm chế biến, tất nhiên vẫn là nguồn cung cấp natri lớn nhất trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, người dân Mỹ hấp thu trung bình 3,6 gram natri/ngày. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thu này trên khắp thế giới rất khác nhau, từ 2,18 gram/ngày ở vùng hạ Sahara của châu Phi tới 5,51 gram/ngày ở Trung Á.
Đồng tác giả nghiên cứu mới, chuyên gia John Powles đến từ Đại học Cambridge (Anh), nhấn mạnh, ông và các cộng sự đã khám phá ra rằng, 4/5 số ca tử vong trên toàn cầu có thể quy cho việc ăn mặn hơn khuyến cáo ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Các chương trình nhằm giảm lượng hấp thu natri, do đó, có thể mang tới một giải pháp thiết thực và tiết kiệm, giúp giảm số trường hợp chết sớm ở người trưởng thành trên thế giới.
Tuấn Anh(Theo Telegraph)
*********************************
5 mối nguy đến tính mạng từ rau muống
Rau muống tuy là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho tiêu hóa, chữa táo bón, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm… Tuy nhiên, ít ai biết trong rau muống lại tiềm ẩn 5 mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong.
Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muống lại lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường.
Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.
Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế. Rau muống kị với sữa Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
(Theo Lao động)
**********************************************
Chuyện hy hữu: Viết đơn xin ly dị… họ
Làng nhiều nơi giờ chỉ còn cái vỏ xấu xí mà hồn cốt đã mất từ lâu. Giờ người làng cũng ích kỉ, kèn cựa nhau ghê gớm, không mấy ai còn giữ được tình cảm tối lửa tắt đèn. Làng cũng quán xá, tệ nạn, cũng lô đề, vỡ hụi li bì.
Xin ra khỏi họ
Ông Chử Văn Xuân chìa cho tôi xem một lá đơn độc đáo nhất trần đời: lá đơn xin “ly dị”… họ.
Đơn viết: “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc… Tuyên bố độc lập tách riêng thành một nhánh họ Chử Văn Thạch Cáp. Tôi Chử Văn Xuân, sinh năm 1927 một thành viên cao tuổi dòng họ Chử Thạch Cáp tuyên bố tách riêng một nhánh họ Chử như sau: Năm 2001, dòng họ Chử chúng tôi lập gia phả của họ. Do bất đồng trong việc lập gia phả, lộn xộn, trái với kỷ cương lễ giáo, đạo lý, gây bè phái mất đoàn kết nội bộ, phản bội tổ tiên, chèn ép gia đình tôi.
Do đó gia đình tôi cự tuyệt không công nhận bản gia phả bất hợp lý này. Cùng lúc đó trưởng họ Chử Văn Hạnh tuyên bố gia đình tôi tạm dừng không sinh hoạt với dòng họ nữa. Từ đó đến nay, hàng năm đến ngày giỗ tổ và tảo mộ, gia đình tôi vẫn tiến hành tổ chức riêng biệt, độc lập thành một nhánh không quan hệ với dòng họ nữa.
Với lý do đó tôi đề nghị trưởng họ Chử Văn Hạnh cắt phần gia phả của gia đình tôi và trả lại nguyên bản không được tẩy xóa. Kể từ nay gia đình tôi tuyên bố độc lập, cắt đứt quan hệ, tách riêng thành một nhánh họ Chử Văn vĩnh viễn không quan hệ với dòng họ do Chử Văn Hạnh trưởng họ”.
![]() |
Đơn xin ly dị họ của ông Xuân. |
Cuối đơn ông Xuân còn ghi rõ: “Đồng kính gửi UBND xã Tứ Xã để biết và báo cáo đảm bảo an ninh chính trị xã hội nếu có sự cố xảy ra bất thường. Bản tuyên bố này vĩnh viễn lưu truyền để lại cho các thế hệ mai sau của gia đình tôi. Tứ Xã ngày 21/3/2014. Chử Văn Xuân”.