Thời điểm quyết định để ‘lột xác’

1347343678.0262Cơ hội nghìn năm một thuở đã đến.

Đúng vào lúc người láng giềng phương Bắc trở mặt cạn tàu ráo máng với Việt Nam do lòng tham không giới hạn của họ thì Hoa Kỳ chìa bàn tay bạn bè mời mọc ta kết thân toàn diện, với điều kiện rõ ràng, để ngăn chặn sự trỗi dậy hung hãn của Giấc Mơ Hoa nguy hiểm chung cho loài người.

Đồng thời cũng có một thời cơ to lớn khác: Đó là Khối mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương bao gồm 12 nước, 800 triệu dân, sẽ họp phiên quan trọng từ ngày 1 đến ngày 10/9/2014 tại Hà Nội với hơn 400 chuyên gia, viên chức cấp cao của Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Úc, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam để bàn bạc nhằm đạt những thỏa thuận chung kết. Quá trình thương lượng đã kéo dài gần 5 năm sắp đến hồi kết thúc.

Được xem là kém phát triển trong 12 nước nói trên, Việt Nam hy vọng không ít ở cuộc hội nhập ngoạn mục này vì có thể hưởng lợi ở sự hợp tác tương trợ trong một khối có gần 200 nước chiếm đến 40% giá trị sản lượng chung với hơn 30% giá trị hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới.

Nhưng phải rất tỉnh táo để thấy rằng đang có nhiều khó khăn trước mắt, vì trong số 12 nước kết bạn quốc tế này VN là nước duy nhất do Đảng Cộng sản cầm quyền, có chế độ độc đảng toàn trị không giống ai, với một nền pháp trị sơ khai tụt hậu và một hệ thống kinh tế quốc doanh kém hiệu quả phục vụ như một thứ sân sau của các nhóm lợi ích cầm quyền. Thêm vào đó, việc cải tạo các tập đoàn quốc doanh vẫn còn quá ỳ ạch, mặc dù Hà Nội đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ công tác này; luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo; ngành tư pháp vẫn xét xử về chính trị hay về kinh tế theo ý của lãnh đạo đảng chứ không theo luật; việc đầu tư quốc tế vào VN vẫn bị lắm phiền hà, nhũng nhiễu; công tác bảo vệ môi trường còn xa mới đạt mức yêu cầu chung của thế giới, nhất là ở 2 địa bàn chiến lược Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Cái khó nhất cho VN kỳ này là mâu thuẫn khó điều hòa giữa một nền kinh tế-thương mại tự do được vận hành bởi các quy luật của thị trường tự do, cạnh tranh theo luật, với một nền kinh tế-thương mại có sự can thiệp thường xuyên và sâu rộng bởi quyền lực cai trị của phe đảng, làm cho tình hình luôn bị trắc trở, tắc nghẽn, méo mó, với một cuộc khủng hoảng ngân hàng tiền tệ đang hiện ra rõ nét và một cuộc khủng hoảng về nợ công đang đến gần.

Đoàn đại biểu Việt Nam dự cuộc họp TPP này dù có đông đến hơn 50 người, thuộc các Bộ Công thương, Tài chánh, Kế hoạch-Đầu tư, Nông nghiệp, Tư pháp, Ủy ban vật cả, các Tổng cục Thống kê, Hải quan… sẽ chỉ là những người thừa hành bị động không quyền lực, vì mọi thứ đều phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, một cơ quan lãnh đạo 16 người điều hành qua biểu quyết theo đa số, đang trị vì như một ông vua tập thể.

Sẽ là điều cực tốt nếu như trong Bộ Chính trị lúc này nảy ra một nhóm người được lương tri thức tỉnh, yêu cầu một cuộc họp đặc biệt, cân nhắc theo gợi ý của những chuyên gia cố vấn có trí tuệ và tâm huyết, đề xuất cho Bộ Chính trị, cho Ban Chấp hành Trung ương, cho chính phủ, cho Quốc hội, cho toàn đảng CS, cho toàn dân một cuộc «xoay trục» ngoạn mục, đó là từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị và bắt tay vào việc thực hiện chế độ dân chủ đa đảng theo hiến pháp và pháp luật, trở về với nhân dân và dân tộc, trở lại với danh hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng tiến bộ, dân chủ, có nền pháp quyền hơn hẳn thời xưa, với đảng Lao động và một số tổ chức chính trị mới để cùng tranh đua phục vụ đất nước.

Điều đó có nghĩa là sẽ thực hiện một cuộc «lột xác» lịch sử, từ bỏ những sai lầm, lệch lạc, hư hỏng và tha hóa về chính trị và đạo đức, bẻ lái kiên quyết đưa đất nước vào đại lộ dân chủ và pháp quyền như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa trong thông điệp đầu năm nhưng chưa hề mảy may thực hiện. Mới rồi, ông còn nói ngược lại, coi anh chị em dân chủ là bọn phản động! Thế mà có người phong cho ông là thuộc phe cấp tiến, phe cải cách, phe tiến bộ!

Với Trung Quốc sau khi họ đã ngang nhiên trở mặt hung hăng ta cần duy trì thái độ bình đẳng, giữ quan hệ láng giềng tốt, không can thiệp vào nội bộ của nhau, còn tỏ rõ hy vọng Trung Quốc cũng sớm «lột xác» từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị, trả lại cho nhân dân Trung Quốc quyền tự do dân chủ và nhân quyền như đông đảo nhân dân TQ mong muốn.

Với Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước dân chủ khác, cuộc «lột xác» của VN sẽ lập tức được hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt liệt, các mối quan hệ có điều kiện để nâng cao lên tầm chiến lược, việc này không nhằm chống lại nước nào, gây căng thẳng với nước nào.

Đất nước lúc này cần một tư duy lãnh đạo mang tính đột phá như thế. Đây không phải là ý kiến cá nhân một người. Đây là ý kiến sâu sắc của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của Trung tướng Đặng Vũ Bảo, của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và đặc biệt là của «Thư ngỏ của 61 đảng viên CS về chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng CS», đồng thời cũng là mong đợi của hàng vạn đảng viên CS, hàng triệu công dân yêu nước.

Đã đến lúc Bộ Chính trị không thể bỏ qua những góp ý đầy trách nhiệm và tâm huyết như thế. Đã đến lúc mỗi đảng viên CS phải thấy đau xót khi thấy đảng của mình trượt dài trên con đường tha hóa, chui vào cái cùm bành trướng từ sau cuộc họp bí mật ở Thành Đô tháng 9/2014, làm cho sự nghiệp phát triển trì trệ, bất công tràn lan, tham nhũng bất trị, Hãy biểu lộ ý chí chung là phải thay đổi, đảng CS phải tự «lột xác» để trưởng thành và hoàn lương. Không «lột xác» là bế tắc, có tội với dân với nước.

Nhận ra thời cơ để «lột xác», Bộ Chính trị sẽ cứu đảng CS khỏi tan rã, cứu nước khỏi khủng hoảng chồng chất, hội nhập hẳn với thế giói dân chủ, tạo tiền đề cho phát triển mạnh mẽ với thành quả chia chung cho toàn dân cùng thụ hưởng, tạo thế đối ngoại vững vàng, tạo đồng thuận dân tộc sâu sắc để giữ vững hòa bình, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải. Đây là cách thoát hiểm tốt nhất, nhanh nhất, lại an toàn. Cái mất chỉ là quyền lợi phi pháp của phe nhóm đã đến lúc phải từ bỏ dứt khoát, để tránh khỏi một trận hồng thủy phẫn nộ tất yếu sẽ bùng nổ của nhân dân.

Làm được một cuộc «lột xác» như vậy sẽ là một cú hích đúng lúc góp vào thành công tốt đẹp của cuộc họp TPP sắp khai mạc, Việt Nam sẽ đàng hoàng gia nhập Khối kinh tế thương mại cực lớn với nhiều lợi thế mới, nâng mức quan hệ toàn diện với nhiều nước dân chủ giàu mạnh không có tham vọng gì với Việt Nam, đồng thời tạo đà cho việc chuẩn bị Đai hội Đảng lần thứ XII, với một Cương lĩnh và tên gọi mới, trong một cuộc cải cách và «xoay trục» sâu rộng, gắn liền với một cuộc hồi sinh lịch sử của đất nước VN.

Nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng có một cuộc cách mạng hòa bình như thế. Thượng nghị sỹ McCain có một câu nói sâu sắc trong tuyên bố của ông ở Hà Nội ngày 8/8 vừa qua: «Tôi tin rằng Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu do thời đại đặt ra, nêu gương về dân chủ, cai trị tốt theo luật pháp, phồn vinh, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập của đất nước. Đây là gương sáng cho các nước trong vùng, kể cả cho người láng giềng phương Bắc, để họ tự hỏi rằng: Việt Nam làm được sao ta lại không làm được như Việt Nam?».

Blog Bùi Tín (VOA)

Dự phiên tòa xử Bùi Hằng và các bạn tại Cao Lãnh – Đồng Tháp

Sương Quỳnh

Tác giả và blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh (bên phải)
Tối qua kế hoạch thay đổi, nên nhóm mình tót lên xe bus đi luôn từ chiều. Rồi từ “nơi ẩn náu” bắt taxi về Cao Lãnh gần 9 giờ sáng. Nhóm mình gồm chị Ánh Hồng, anh Phan Đắc Lự và đượng nhiên là mình nữa. Gặp mỗi anh Tô Lê Sơn đang cà phê một mình (mà chả một mình) nghĩa là cả đống AN mặc thường phục ngồi xung quanh, xum tụ phết.Chỗ này cách Tòa Anh huyện Cao Lãnh 30 mét. Nên trước tòa thì đông như quân nguyên. Phe ta thì sạch sẽ, cứ thò cu nào ra hiện trường là bay ngay cu đó. Nhóm mình 4 người ngồi ca phê, rất thuận tiện để theo dõi những gì xảy ra trước Tòa Án Cao Lãnh. Ngồi lúc thì thấy một đoàn hơn 10 cô cậu phăng phăng đi tới, cao kều nhất là Lã Việt Dũng, rồi Peter Lam Bui, le te cạnh đó là bầu Hoàng Vi. Nhìn thấy cô bé mình đứng dậy chạy ra đón, vừa trách móc vừa buồn cười vì cái con bầu còn hơn tuần nữa thỉ đẻ mà vẫn hăng. Mình và mọi người đi ra ngã tư trước Toà Án đứng theo dõi, vì bắt đầu xảy ra lờn tiếng giữa bầu Hoàng Vi, Lã Việt Dũng và nhóm vừa dân phòng, vừa an ninh mặc thường phục, thì một xe cảnh sát cơ động đổ xuống ào ào. Và bắt đầu giằng co, cô bà Hoàng Vi thoang thả leo lên xe, khỏi cần túm. Rồi bắt sạch nhóm này.

Mình đứng gắng rất lặng lẽ tỉa vài tấm hình bằng máy điện thoại. Hai an ninh mặc thường phục đứng ngay trước mặt để che không cho chụp, Sau đó chị Anh Hồng kể rằng sau mình có 4 tên nữa. Rồi một cậu từ bên kia băng sang giật điện thoại trên tay mình, nhưng mình giật lại dấu sau lưng. Thì 4 an ninh đằng sau xúm lại bẻ quặt tay mình và móc cái điện thoại đưa cho “tên cướp”. Mình chả buồn hô cướp, mà xung quanh mình cứ râm ran “cướp, cướp…”, nếu mình nhớ không lầm thì cả “tên cướp” cũng hô thì phải. Hắn chạy ra phía trước thì 4-5 dân phòng xúm lại túm đầu, túm đuôi cậu này. Mình cũng định chạy tới để lấy điện thoại lại. Nhưng ngay lập tức mình hiểu ngay đó là cái bẫy, để khi mình tiến lại thì bọn này sẽ rước luôn mình về đồn để “lấy lời khai người bị hại”. Ngay lập tức mình quay phắt lại đi thẳng, miệng không dấu được nụ cười. Thấy tuồng diễn chả non nước gì, mấy dân phòng cũng thả luôn “tên cướp”. Mình thong thả về chỗ uống cà phê, còn “tên cướp” cũng thong thả về vị trí.

Vừa ngồi xuống thì thấy Huỳnh Ngọc Chênh lù lù ở đâu về. Gọi í ới cho chàng thấy. Chàng kể chàng bị bắt lúc vừa tới, điện thoại cũng bị cướp luôn rồi. Chúng chạy khỏi Cao Lãnh rồi thả bên đó. Chàng bèn đón xe ôm quay lại. Mọi người cũng tóm tắt cho Chênh nghe tình hình tại hiện trường. Lại thấy nhốn nháo ở ngã tữ Tòa Án, chàng Chênh lại thong thả ra xem và cũng từ đó chàng biến mất luôn không còn thấy mọc mũi sủi tăm nữa. Chúng tôi đoán là hốt lần 2 rồi.

Đang ngồi thì một cậu thanh niên chạy tới, cười cũng tươi phết, kéo ghế ngồi ngay cạnh mình. Cậu này hỏi: Lúc nãy chị bị cướp sao chị không la lên. Mình cười tươi rói: Ôi dào! chị cho luôn cái cùi bắp đó đấy. Rồi mình lấy tay vuốt nhẹ má cu cậu như mẹ nựng con, nhìn cậu này với anh mắt thương hại, rất nhẹ nhàng mình nói: “Các em cũng chả nên làm thế, con người với nhau đâu phải cầm thú. Các em cũng chỉ là công cụ cho bọn hại nước hại dân thôi.” Cậu này chết trân với cử “âu yếm” của mình và sửng sốt vì những điều mình nói. Tránh cho sự lúng túng không cần thiết, mình quay sang nói chuyện với anh Tô Lê Sơn. Cậu này ngồi một lúc rồi tự rút lui. Xung quanh nhóm mình bây giờ thì hơn 30 chục an ninh, nhìn chằm chặm vào tụi này không rời mắt, cứ như nhắm mắt lại thì bọn mình sẽ tan đi mất. Mình và anh Sơn không nhịn được, cười phá lên.

Đến trưa thì họ kéo tuốt sang một cái nhà đối diện, từ lúc đến đã thấy sắp bàn tiệc. Tuốt tuột thường phục kéo vào ăn vui tươi như nhà có đám. Bọn mình nói: hay sang xin một bàn cho 4 người ăn nhé? Rồi bọn mình cũng tìm chỗ ăn trưa, thấy một cửa hàng điện thoại ghé vào. Và mình sắm ngay điện thoại mới với sự “trợ giúp” của chị Ánh Hồng về tài chính (cám ơn chị yêu). Thế là lại phây, thế là lại tranh thủ có số mới thì gọi buôn với giai mà chả sợ bị lộ, thế là lại lại vui như tết.

Ăn xong, lại quay về quán cà phê ngồi chờ tiếp, chát tiếp. Một số bạn bị bắt được thả ra cũng tụ về, một số Sài Gòn chưa bị bắt cũng tới. Mình hỏi bầu Hoàng Vi: nó thả em lúc nào. Hoàng Vi cười nói: Em ngồi trong đồn mộ lúc rồi chán, thế là cử thản nhiên đi về. Bọn chúng 3 – 4 đứa lôi kéo em lại. Em nói: Tôi mệt rồi, giờ đi về đây, kéo tôi mà té tôi bị sao thì chịu trách nhiệm nhé. Thế là chúng sợ “nổ bom” đành cứ để em đi về. Nhưng chúng đi theo, cứ xe nào em vẫy định đón là chúng dọa cấm không cho đón em. Thế là em phải đi bộ về đây. Nhóm đã lên đến gần 20 người. Nhưng tối rồi mà vẫn chưa thấy động tình gì. Cả nhóm bắt đầu có hy vọng là sẽ được thả, và sẽ thả vào lúc trời tối. Nhưng đến 7 giờ thì kết quả làm tất cả lặng lẽ đi, không ai cất được lời nói nào: Bùi Hằng nhận án tù 3 năm, Minh 2 năm rưỡi và Thúy 2 năm. Đành an ủi nhau rằng: còn phúc thẩm nữa.

Chúng tôi một số người theo xe anh Tô Lê Sơn về SG trước, một số ở lại đợi tin 55 người bị bắt (đương nhiên trong danh sách có tên: Huỳnh Ngọc Chênh). Trên đường về thì được biết CA gom tuốt các thành phần bị bắt có đủ từ cả ba miền Bắc – Trung – Nam về một nơi, tống lên se bus tiễn thẳng về Sài Gòn

Danh sách những nhà hoạt động bị bắt khi tham dự phiên tòa Bùi Hằng và 2 đồng sự

@Dân luận tổng hợp

nhung_nguoi_bi_bat.jpg

Danh sách những người bị bắt trước và trong phiên toà đang diễn ra ở Đồng Tháp:

1) Hoàng Văn Dũng – Con đường Việt Nam
2) Trương Văn Dũng – Bầu bí tương thân
3) Bùi Tiến Hưng- No U FC
4) Nguyễn Nữ Phương Dung – Con đường Việt Nam
5) Mai Phương Thảo – No U FC
6) Nguyễn Văn Thông – No U Vinh
7) Nguyễn Văn Kỳ – No U Vinh
8) Nguyễn Văn Hùng – No U vinh
9) Lê Hồng Phong – No U FC
10) Trương Minh Hưởng – Dân oan Hà Nam
11) Đinh Nhật Uy – Cựu tù nhân lương tâm
12) Trương Minh Đức – Cựu tù nhân lương tâm, Anh em dân chủ
13) Nguyễn Công Khoa
14) Nguyễn Võ Xuân Thùy
15) Huỳnh Ngọc Chênh – Nhà báo độc lập
16) Nguyễn Công Thủ – Phật giáo Hòa Hảo
17) Võ Văn Bửu – Cựu tù nhân lương tâm
18) Tô Văn Mãnh – Cựu tù nhân lương tâm
19) Trương Kim Long
20) Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập
21) Lê Ánh Hồng
22) Trương Thị Hoàng
23) Nguyễn Thúy Hạnh
24) Khởi Hoàng
25) Nguyễn Ngọc Lụa – Phụ nữ nhân quyền
26) Thúy Phượng
27) Mai Tiến Sơn
28) Mai Dũng – No U FC
29) Lê Dũng Vova – No U FC
30) Bánh Chưng Phạm – No U FC
31) Bang Trần – No U SG
32) Trịnh Bá Phương – Dân oan Dương Nội
33) Khúc Thừa Sơn – Nhà báo độc lập
34) Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên)
35) Peter Lâm Bùi – Con đường Việt Nam
36) Nguyễn Hoàng Vi – Mạng lưới blogger Việt Nam
37) Hoàng Bùi – No U SG
38) Lê Hoàng – No U FC
39) Trần Thị Thu Nguyệt
40) Bạch Hồng Quyền – Con đường Việt Nam
41) Paulo Thành Nguyễn – Con đường Việt Nam
42) Hạnh Liberty – No U FC
43) AnNam Dương Lâm
44) Từ Anh Tú – Anh em dân chủ
45) Minh Khang – No U Vinh
46) Đinh Phương Thảo – Phụ nữ nhân quyền
47) Huỳnh Thục Vy – Phụ nữ nhân quyền
48) Huỳnh Phương Ngọc – Phụ nữ nhân quyền
49) Huỳnh Trọng Hiếu
50) Nguyễn Thị Ánh Ngân – Phụ nữ nhân quyền
51) Trần Thị Hài – Phụ nữ nhân quyền
52) Lê Đức Hiền
53) Lã Việt Dũng – No U FC
54) Nguyễn Hữu Tình
55) Lương Dân Lý – No U FC
56) Vịnh Lưu – Nghệ An
57) Trịnh Xuân Thủy – Người Việt Nhân Ái
58) Huỳnh Công Thuận – Nhà báo độc lập, No U SG
59) Vũ Huy Hoàng
60) Ms Lê Quang Du – Hội thánh Chuồng Bò
61) Ms Nguyễn Mạnh Hùng – Hội thánh Chuồng Bò
62) Trần Ngọc Anh – Liên Đới Dân oan tranh đấu
63) Châu Đức Vy
64) Tâm Kế

…và một số tín đồ PGHH miền Tây, cùng khoảng 20 người thuộc Phong trào Liên Đới Dân oan tranh đấu khác.

Hiện nay lúc 19h45, sau khi tòa tuyên các bản án nặng nề cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thì khoảng gần 100 nhà hoạt động bị bắt trước đó đã lần lượt được phóng thích.

Một số người được trả tự do ngay tại Cao Lãnh, một số người được đưa lên xe du lịch và có một xe thùng chở công an hộ tống về thẳng Sài Gòn. Thông tin chi tiết về những người bị bắt sẽ cập nhật trong bản tin tiếp theo.

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.

Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.

Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.

Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:

Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.

“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”

Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.

Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành

Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:

“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”

Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua  hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.

Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

@RFA

‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung

Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8

Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8

Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc “chỉ đạo phát triển” quan hệ Việt – Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.

Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.

Sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
  • Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn…
  • Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Ba điểm này được nêu vào sáng 27/8 khi phái viên Việt Nam gặp ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau đó cùng ngày ông Tập Cận Bình đã tiếp ông Lê Hồng Anh

Tường thuật về cuộc gặp, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vân Sơn nói quan hệ Trung-Việt “từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy”.

Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.

Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.

Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.

@bbc