Phiên tòa Bùi Thị Minh Hằng đoàn kết phong trào đấu tranh trên cả nước

Athena, cộng tác viên Dân Luận

Bà Bùi Thị Minh Hằng, tên thường gọi là Bùi Hằng, sinh năm 1964, thường trú tại Vũng Tàu, là một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam.

Từ mùa hè năm 2011 khi phong trào biểu tình chống Trung Quốc nổi lên ở Hà Nội và Sài Gòn, bất chấp sự đàn áp thô bạo từ phía chính quyền, bà Bùi Hằng đã trở thành một trong những gương mặt nổi bật tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình.

Ngày 11/2/2014 vừa qua, khi cùng một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đi thăm luật sư – cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi Hằng đã bị công an bắt giam tại Đồng Tháp trong một vụ án “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật Hình sự. Cùng bị bắt với bà là anh Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1980) và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (sinh năm 1986).

Tháng 7/2014, Viện Kiểm sát có cáo trạng khởi tố ba người về hành vi “gây rối trật tự công cộng”. Do có tình tiết tăng nặng (bà Hằng từng bị đưa đi cải tạo giáo dục), bà Bùi Hằng có thể sẽ phải đối mặt với bản án nặng nề lên tới 7 năm tù giam. Vụ án có rất nhiều điểm không minh bạch, cho thấy có khả năng sự việc đã được cơ quan an ninh phối hợp với công an địa phương dàn dựng ngay từ đầu. Thậm chí cơ quan an ninh điều tra còn có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Tố tụng Hình sự khi chậm trễ trong việc gửi kết luận điều tra cho luật sư bào chữa, gây khó khăn rất lớn cho công việc của luật sư. Dự kiến phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra vào ngày 26/8 tới đây tại tỉnh Đồng Tháp.

Được biết, con trai của bà Bùi Thị Minh Hằng là anh Trần Bùi Trung (aka Bo Trung) đã sang Hoa Kỳ từ ngày 4/8/2014 để tiến hành chính dịch vận động quốc tế nhằm kêu gọi chính quyền cộng sản trả tự do cho mẹ anh cùng với chị Thúy Quỳnh và anh Văn Minh. Theo thông tin chính thức từ Con Đường Việt Nam thì anh Trần Bùi Trung đã gặp gỡ đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức Freedom House, văn phòng dân biểu Chris Smith. Ngoài ra, anh Trung cùng với luật sư Vi K. Trần cũng tiếp xúc với một số tổ chức quốc tế về nhân quyền và dân chủ khác.


Theo kế hoạch, sau chuyến đi Hoa Kỳ anh Trung sẽ sang Úc để tiếp tục chiến dịch vận động quốc tế này.Cùng lúc đó tại Việt Nam, rất nhiều các nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cũng như các bloggers đã có hành động cụ thể nhằm lên tiếng ủng hộ bà Bùi Thị Minh Hằng cũng như cô Thúy Quỳnh và anh Văn Minh.

Mới đây website http://vietnamhumanrightsdefenders.net đã đăng tải Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, yêu cầu trả tự do cho ba người đang bị giam giữ: “Ba bị can Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo.

Trên trang cá nhân của mình, blogger Người Buôn Gió đã viết “Thời của những người như Phạm Tuyên đã xa rồi. Ngày nay cứ mỗi phiên xử người bất đồng chính kiến nào, thì lại nảy ra một tình huống là có thêm vài người bất đồng chính kiến nữa ra đời. Trường hợp của Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Hữu Vinh, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, giáo dân Thái Hà, giáo dân Vinh, dân oan Dương Nội… Người thân thích vì ruột thịt bênh nhau đã đành, giờ thì cả người dân cũng bênh vực họ.

Còn bài viết trên Dân Làm Báo của Vũ Đông Hà có đoạn viết như sau: “Chị không phải là một chiến lược gia để có những lý thuyết đấu tranh, những kế hoạch quy củ hay những tính toán chính trị. Chị là tiêu biểu cho tầng lớp bị trị: tôi bị áp bức thì tôi đứng lên đấu tranh. Chị không mang cho mình một nhãn hiệu riêng – blogger, nhà dân chủ, chiến sĩ nhân quyền. Với hàng chữ xâm đè nặng trên vai ‘Nợ Nước Thù Nhà’, với bước chân đi của chính mình, chị là một người tranh đấu. Một người dân Việt tranh đấu.

Ngày 19/8 vừa qua một số cựu tù nhân chính trị như luật sư Lê Công Định, luật sư Nguyễn Văn Đài, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Phương Uyên… đã hoàn thành việc ghép chữ với nội dung “Yêu cầu trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng”.

freebuihang.jpg

Mới đây, tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế rất nhiều bloggers và các nhà hoạt động dân chủ như Huỳnh Thục Vy, An Đỗ Nguyễn, Đỗ Thị Minh Hạnh,… đã chụp ảnh cùng với áo phông và biểu ngữ thể hiện sự ủng hộ đối với bà Bùi Hằng, chị Thúy Quỳnh và anh Văn Minh đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho những người yêu nước tại phiên tòa sắp tới. Ở miền Bắc, miền Trung và ở nước ngoài bà con cũng thực hiện nhiều hoạt động ủng hộ tương tự. Blogger Lã Việt Dũng kết luận: “Sợ chị Hằng gắn kết phong trào đấu tranh của Phật Giáo Hoà Hảo, chính quyền vội vã bắt chị. Sau khi bắt xong, chính quyền gắn kết phong trào đấu tranh của người Việt toàn thế giới. Họ thật thông minh!”:

10592755_1474136982872486_2827688565761784160_n.jpg10400868_1475568116062706_7594489955176273643_n.jpg1486724_1474138689538982_8890536855819728827_n.jpg10557175_1475578656061652_39784686772715515_n.jpg10568904_1475583062727878_2109526181099687060_n.jpg

Từ nhiều ngày nay một số nhà hoạt động dân chủ – nhân quyền tại Việt Nam đã đổ về Đồng Tháp để có thể “dự” phiên tòa diễn ra vào ngày 26/8 tới. Tuy nhiên họ gặp rất nhiều cản trở từ phía chính quyền địa phương. Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày cho biết anh bị ngăn cản không được ra khỏi nhà mà không có lý do: “8 giờ tối 24 tháng 8 đã có công an phường và dân phòng dắt hai người mặc sơ mi bặm trợn đến ngồi trước cửa nhà tôi và không cho tôi ra khỏi nhà để mua thức ăn nước uống cho buổi tối. Những người này ngang nhiên bắc ghế ngồi xếp hàng ngang cửa nhà của tôi và xếp 2 xe máy chắn dưới lòng đường. Địa chỉ: 84D Trần Quốc Toản P8 Q3”

Dân Luận sẽ theo dõi và cung cấp thông tin cụ thể hơn đến độc giả trong quá trình xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng ngày 26/8/2014.

Nhà cầm quyền Việt Nam “hoảng loạn” trước phiên xử Bùi Hằng và đồng sự

Nguyên Thọ, cộng tác viên Dân Luận

Phiên xử vụ án Bùi Thị Minh Hằng và hai đồng sự sẽ diễn ra sáng mai tại Trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Đây chỉ đơn thuần là một vụ án hình sự, các bị can bị truy tố theo điểm c khoản 2 của điều 245 BLHS. Ấy vậy mà trên khắp mảnh đất hình chữ S, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cho vụ án này. Công an, an ninh, dân phòng, tổ trưởng dân phố, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… đã được tung ra đến nơi ở của các nhà hoạt động để quấy nhiễu, canh giữ hòng ngăn chặn những người yêu dân chủ, nhân quyền về Đồng Tháp để chứng kiến phiên tòa công khai.

Theo Soha.vn thì tính công khai trong hoạt động xét xử nghĩa là mọi người đều có quyền được tham dự và theo dõi diễn biến của phiên toà xét xử. Nguyên tắc xét xử công khai cho phép có thể tường thuật, thông báo trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình… về hoạt động xét xử của toà án. Hiến pháp cũng như Bộ luật đặt ra nguyên tắc xét xử công khai là để đảm bảo cho nhân dân được giám sát hoạt động của toà án và cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao trách nhiệm của những người tham gia tố tụng, góp phần giáo dục công dân tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật.

Ấy vậy mà từ trước đến nay các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, các tham dự viên đều bị ngăn chặn một cách thô bạo. Những người có ý định tham gia đều bị câu lưu khi đến gần tòa án. Phiên xử gần đây ở Long An, xử người yêu nước Đinh Nhật Uy thì có hơn 20 người bị câu lưu rải rác tại các đồn công an ở thành phố Tân An. Thậm chí anh Lưu Trọng Kiệt, Peter Lâm Bùi cũng bị các viên an ninh, dân phòng tấn công dã man.

Lần này khác hơn, bên phía an ninh không để cho các tham dự viên đến Đồng Tháp rồi mới “hốt ổ”, mà đã ngăn chặn ngay từ “trong trứng nước”. Những nhân vật mà nhà cầm quyền cộng sản đánh giá là nổi trội, có khả năng tập hợp quần chúng đều bị sách nhiễu ngăn chặn ở một mức độ nhất định. Đoạn video clip mà anh Nguyễn Việt Hưng (aka VietHung HienLinh) bị nhà cầm quyền ngăn chặn ngày 24-08 là một ví dụ sinh động.

Gửi giấy mời sách nhiễu

Tối ngày 24-08, anh Anthony Le (Lê Thanh Tùng) thông báo trên trang Facebook của mình rằng gia đình anh nhận được một thư mời của công an phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 yêu cầu anh đúng 9giờ sáng mai lên làm việc về: “vụ việc có liên quan”. Anh Tùng đánh giá đây là chiêu trò của công an, an ninh hòng ngăn bước anh tiến về phiên tòa “Lấp Vò”.

le_thanh_tung.jpg

Anh Tùng mỉa mai: “Phiên tòa công khai xử Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Ng. Văn Minh vào ngày 26/08/2014, tất cả đều công khai ấy chứ!

– Công an công khai đến nhà ngăn chặn người dân dù không biết người đó có hay không có ý định đến tham dự phiên tòa (trên bình diện cả nước).

– Công an công khai canh me, bám đuôi, không rời một bước khi người trong nhà đi ra đường dù đó là đi làm, đi chợ, đưa đón con cái đi học….

– Công an công khai bố trí nhiều công an viên (tối thiểu là 3 tại hiện trường chưa nói nhóm điều hành ngồi ở Phường ở Quận…) để đeo bám ngăn chặn một người dân

– Công an công khai ngăn chặn các chuyến xe khách về Cao Lãnh, từ tối thứ 7 tuần qua người dân đi lại đã rất khó khăn trong việc kiếm xe về Cao Lãnh, Đồng Tháp.

– Người dân không thể đặt vé xe về Cao Lãnh trong thời gian này, Các chủ xe (nhà xe) cho biết phải tới thứ 6 tuần này mới cho xe chạy được vì đã có sự can thiệp khống chế bởi công an

Ngân sách nhà nước chi cho vụ “công khai” này khá lớn ấy chứ!”

Nội bất xuất, ngoại bất nhập

Cũng trong tối 24/8, anh Nguyễn Trí Dũng con trai của TNLT Điếu Cày thông báo anh bị những gã an ninh mặc thường phục phối hợp cùng với công an, dân phòng ngăn chặn không cho anh ra khỏi nhà để mua thức ăn nước uống cho buổi tối. “Những người này ngang nhiên bắc ghế ngồi xếp hàng ngang cửa nhà của tôi và xếp 2 xe máy chắn dưới lòng đường, tại số 84D Trần Quốc Toản P8 Q3.”

Hội viên Hội nhà báo độc lập, ông Huỳnh Ngọc Chênh cũng bị tình trạng tương tự là có đến 10 nhân viên an ninh canh trước cửa nhà, nhưng rất may bằng cách nào đó ông đã đào thoát ra được và hiện giờ ông ở một nơi an toàn cách thành phố Cao Lãnh 18 km (nơi diễn ra phiên tòa).

Nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi (Aka An Đổ Nguyễn) mặc dù đang mang bầu đến tháng thứ 8, nhưng quận Tân Phú cũng cắt cử 5 nhân viên an ninh để theo dõi cô ngày đêm.

Từ chùa Liên Trì, quận 2, thành phố HCM, hòa thượng Thích Không Tánh báo động về tình trạng theo dõi sát sao ngôi chùa của ông một cách bất thường. Ông cho biết mặc dù tối 24-08 trời mưa như trút nước, nhưng những viên an ninh ở đây vẫn không rời vị trí, mặc áo mưa căng bạt theo dõi ngôi chùa cả ngày lẫn đêm…

Tình hình ở Hà Nội cũng không khá là mấy, ông Lê Doãn Thế, một thành viên của No-U FC đã phải tọa kháng, biểu tình trước nhà để phản đối lực lượng công an nhân dân ngăn cản ông vào Nam để tham dự phiên tòa Bùi Hằng. Ông trưng ra các biểu ngữ như là “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”, “Đả đảo Trung Quốc xâm lược!” như một hành động tố cáo các hành động của nhà cầm quyền Việt Nam là “hèn với giặc, ác với dân”.

le_doan_the.jpg

Ngăn chặn từ trong trứng nước

Những nhà hoạt động ở Nghệ An, Vinh đã đến sân bay Vinh để bay vào Sài Gòn nhằm kịp về Đồng Tháp theo dõi vụ án “Lấp Vò”. Nhưng ngay tại sân bay Vinh, những nhà hoạt động này đã bị ngăn chặn một cách thô bạo, một số người bị xốc nách và dẫn giải ra khỏi sân bay.

Cập nhật danh sách những người bị ngăn chặn gồm có: Fber Bin Bun, Người Xứ Bố Sơn, Dũng Nguyễn Quân, Chân Thành, Nguyễn Văn Thanh…

Những hoạt động được xem là bất thường nhất từ trước đến nay của công an và an ninh Việt Nam, khi chặn các nhà hoạt động bay các chuyến bay nội địa. Việc này có hay không sự can thiệp của Ban Nội chính Trung ương khi bản cáo trạng của vụ án có gửi đến ban này?!

Những hành động vi phạm pháp luật này chỉ càng thêm chứng tỏ, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay hoảng loạn trước khí thế đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền của các nhà hoạt động. Rất may là một số anh chị em Hà Nội, Sài Gòn… đã dũng cảm thoát được vòng vây an ninh và đã tiếp cận những khu vực gần với thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Hứa hẹn trong phiên tòa ngày mai sẽ có sự tham dự của đông đảo những người yêu mến Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Văn Minh.

VN: ‘Nhóm lợi ích’ không bảo thủ?

Bài của ông Phạm Chí Dũng (phía trên hình) thu hút nhiều ý kiến

Hai bài viết của tác giả Nguyễn An Dân và bài viết của tác giả Phạm Chí Dũng mới đây trên BBC đã gây ra sự tranh luận ồn ào và thú vị về các luồng quan điểm.

Tôi cũng thấy có nhiều nội dung tham gia bàn luận của các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập.

Trong đó có hai ý kiến bày tỏ nghiêm túc của hai hội viên theo tôi đánh giá là có uy tín cao trong dư luận, đó là ý kiến của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh và của Linh mục Lê Ngọc Thanh.

Xin phép chia sẻ với hai quan điểm này trước hết

Phản biện đáng quý

Trước tiên, tôi thấy rằng các hội viên HNBĐL đã thể hiện tình đoàn kết trong lúc này, rất đáng quý. Cái đáng quý hơn nữa là bài viết phản biện của ông Nguyễn An Dân được BBC Việt Ngữ, trang Việt Nam Thời Báo – cơ quan ngôn luận và các trang mạng cá nhân của các thành viên trong Hội đăng lại.

Qua đó giúp dư luận thấy rõ lợi ích như Linh Mục Lê Ngọc Thanh nói, đó là phía nào cũng tôn trọng tính đa nguyên trong báo chí độc lập. Đó là cái được lớn nhất mà cộng đồng cần lúc này.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có nói đồng tình và chưa đồng tình một số điểm trong cả các bài viết của cả Nguyễn An Dân lẫn Phạm Chí Dũng. Đây là sự thẳng thắn đáng quý của người làm báo. Nhất là ông công khai bày tỏ việc không đồng tình cái này, cái kia trong các bài viết của ông chủ tịch hội mà ông đang tham gia. Rất hoan nghênh tinh thần này của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.

Ông Chênh đã tán thành quan điểm của Ông Dân về việc ở Việt Nam không có khái niệm phe lợi ích.

Chính khách có quan điểm chính trị nào đó và việc họ tham nhũng khi cầm quyền là hai phạm trù tách bạch không liên quan đến nhau.

Phe nào thì ông nào cũng giàu như nhau, cái khác chăng giữa họ là thái độ ứng xử trong các tình huống chính trị, qua đó quần chúng mới tạm quy ra phe cải cách và phe bảo thủ.

Chính khách có quan điểm chính trị nào đó và việc họ tham nhũng khi cầm quyền là hai phạm trù tách bạch không liên quan đến nhau.

Chúng ta có thể thấy rõ qua nhiều ví dụ, như vừa rồi tổng thống Nicholas Sarkozy, người có tư duy dân chủ ở Pháp, một đất nước có nền dân chủ tốt, cũng bị tạm giữ để điều tra cáo buộc tham nhũng.

Như vậy tham nhũng và dân chủ có thể đồng hành được trong một chính khách.

Do đó tách bạch ra hai phe lợi ích và bảo thủ như Ông Dũng nói là không đúng về mặt lý luận thực tiễn.

Như vừa qua công an Việt Nam đang cho điều tra các vụ việc có nghi vấn tham nhũng – bao che lợi ích nhóm mà theo dư luận cho là “có liên quan đến một số cá nhân trong phe bảo thủ”.

Nếu các nhân vật trong phe bảo thủ đó cương quyết làm rõ các vụ này khi đang nắm chức vụ, thì nó có lùm xùm kéo dài qua nhiều năm hay không ? Hai ông này ở phe nào, hay là vừa bảo thủ vừa lợi ích.

Nói “phe bảo thủ đang thanh trừng “phe lợi ích” nghe giống như việc họ tự thanh trừng..chính họ.

Công dân và hội đoàn

Ông Phạm Chí Dũng (trái) hiện là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập ở Việt Nam

Việc ông Huỳnh Ngọc Chênh nói nếu thành viên nào đó trong Hội Nhà báo Độc lập ‘thiên về phe bảo thủ’ thì cũng không ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội là đúng…một nửa.

Đúng một nửa vì là nhà gì thì cũng là công dân và hoàn toàn có quyền thiên về một quan điểm chính trị hay một phe phái nào đó.

Nhưng nửa còn lại là sai, khi không viết báo, ai cũng có quyền thực hiện những việc ủng hộ phe nhóm theo ý mình, nhưng khi viết trong tư thế nhà báo càng phải có trách nhiệm nghề nghiệp.

Viết và nhận định các sự kiện theo sự thật khách quan, lý luận phải có cơ sở, thông tin phải có nguồn gốc rõ ràng.

Theo tôi thì bài báo ‘Đả hổ đập ruồi’ đã thiếu đi các tính chất đó. Như nói là phe bảo thủ có công trong việc nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ lên quan hệ hàng đầu nếu có đúng thì cũng thiếu.

Việc bỏ quên đã không nói ra phe này còn đang giữ quan hệ anh em với Trung Quốc là thiếu.

Ông Chênh viết,

“Nếu trong thực tế, phe bảo thủ không có động thái hoặc không có mong muốn cải thiện quan hệ ngoại giao với Mỹ thì liệu những bài báo của anh Dũng có ích lợi gì cho phe bảo thủ?”

Đặt vấn đề này rất hay. Lợi ích gì nếu có, thì chỉ có phe bảo thủ biết. Tuy nhiên tôi có thể góp một ý là, nó có thể làm nhân dân bị phe bảo thủ mê hoặc vào các bước đi thân Mỹ nửa vời của phe này và ủng hộ thiếu khách quan trong cuộc đua nắm quyền tại Đại hội Đảng 12 tới.

Coi chừng nhân dân bị hố nặng vì chả có thay đổi gì trong quan hệ Việt-Trung khi phe bảo thủ vì có nhân dân ủng hộ mà thắng thế.

Phe nào đang kềm chế việc phá vỡ quan hệ anh em của Việt Nam với Trung Quốc – đúng hơn là quan hệ huynh đệ giữa hai đảng cộng sản Trung – Việt – qua việc chưa phê chuẩn việc khởi kiện Trung Quốc, cũng như vẫn cử phái đoàn cao cấp qua Trung Quốc học tập trong khi có giàn khoan, mà lại là phái đoàn của Ban bảo vệ nội bộ trung ương.

Chúng ta không hiểu thực tế bên trong đảng mà chỉ nghe những gì họ nói để nhận định ai ở phe nào.

Việc một ông thủ tướng nói “không chấp nhận hòa bình hữu nghị, viễn vông, lệ thuộc” và việc một ông tổng bí thư “im lặng là vàng” trong suốt vụ giàn khoan, sẽ làm nhân dân cảm nhận điều gì và đánh giá gì?

Trong vấn đề Trung Quốc, ngay cả nói thì chỉ có ông thủ tướng dám nói thẳng, ông Chủ tịch nói một phần, còn ông Tổng Bí Thư thì im lặng hoàn toàn khi bắt đầu vụ giàn khoan.

Phe nào đang kềm chế việc phá vỡ là quan hệ huynh đệ Trung – Việt?

Nói mà còn không nói được, thì liệu có hi vọng là sẽ làm gì hay không?

Với chính khách, yêu cầu là nói và làm đi đôi, nó khác với dân chúng có thể không nói mà làm.

Ngay như Hội Nhà báo Độc lập, dù có nhiều cái mà Hội chưa đạt đến vì mới thành lập, nhưng chính ông chủ tịch cũng phải nói trước “Hội sẽ thế này, Hội mong muốn thế kia…” đó thôi, còn làm được hay không, là vấn đề khác nữa. Đó chính là cái cần chú ý.

Cá nhân và tổ chức

Trong bài viết của mình, linh mục Lê Ngọc Thanh phản biện bài viết của tác giả Nguyễn Quang (bài viết “Nhà báo độc lập hay nhà báo…độc hại” đăng trên trang Tin Tức Hàng Ngày) thì tôi chưa bàn lúc này.

Tôi chỉ tham gia góp ý phần nội dung của linh mục Thanh khi phản biện ông Dân có xu hướng chỉ trích cá nhân theo kiểu “bỏ bóng đá người” khi dẫn ra tư thế chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, trong khi anh Phạm Chí Dũng viết bài trên tư cách cá nhân.

“Cách thức kéo nhân thân ra để đánh ngã đối thủ còn thấy ở ông Nguyễn An Dân viết trên BBC tiếng Việt:

“Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất độc lập của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập” Xin các nhà báo hãy tranh luận cách trong sáng, đừng mang một tiêu chuẩn do mình định ra rằng độc lập phải thế này, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập phải thế kia để đánh giá người khác về quan điểm.”

Linh mục Thanh nói thế là đúng nhưng thiếu, vì ở đây có độc lập cá nhân và độc lập tổ chức.

Linh mục Thanh (bìa phải) nói thế là đúng nhưng thiếu, vì ở đây có độc lập cá nhân và độc lập tổ chức

Nếu là một nhà báo tự do, không là thành viên của tổ chức nào, nhà báo ấy có quyền tự do trong bày tỏ tư duy và quan điểm, nhưng khi là thành viên của một tổ chức, cần chú ý những gì mình viết ra (hành nghề) có gây ảnh hưởng cho tổ chức hay không?

Khi đã tham gia vào tổ chức, thì độc lập tổ chức phải đặt trên độc lập cá nhân. Tự do cá nhân nhưng ảnh hưởng không tốt cho tổ chức thì không tổ chức nào tán đồng. Lãnh đạo là tấm gương, không chỉ khi ở trụ sở, mà ngay cả khi sinh hoạt, hành động hàng ngày cũng cần chuẩn mực.

Bà nông dân có thể chửi thề khi dạy con ít ai trách, bà chủ tịch hội phụ nữ chửi thề khi dạy con, người ta trách chứ.

Ông Phạm Chí Dũng khi trích dẫn các phát biểu của các quan chức, chuyên gia trong bối cảnh, chỉ trích dẫn ra một phần phát biểu trong bối cảnh để rồi đưa ra đánh giá cho kết quả toàn diện bối cảnh, thế là không khách quan – là một nửa sự thật chứ gì nữa

Trên tư cách một người lâu nay ủng hộ ông Phạm Chí Dũng, tôi trông mong một lời cáo bạch chính thức đến bạn đọc của ông Phạm Chí Dũng, đúng tư thế một nhà báo cần làm khi nêu ra vấn đề sai dù sau đó âm thầm nhờ sửa nhưng bài đã đăng rồi. Đó là trách nhiệm nêu gương cần có của một nhà báo và lãnh đạo một hiệp hội nhà báo.

Cũng nói như linh mục Thanh, hình như đang có nhiều quan điểm khác nhau về nhà báo độc lập, vậy xin hỏi dư luận, các tiêu chuẩn về danh hiệu nhà báo độc lập là gì?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả ký bút danh là Trần Văn Hải

@bbc