Lý do gì khiến đàn ông mua dâm?

Một người đàn ông trả tiền cho một phụ nữ

Cuộc tranh luận liệu mua dâm có phải là sai trái và bất hợp pháp vẫn chưa ngã ngũ

Đàn ông tới nhà thổ thường được bị xem là người có cùng một loại. Nhưng làm sao có thể giải thích việc họ trả tiền để quan hệ tình dục?

Fred và Laura đi dạo cùng nhau, nghỉ ngơi cuối tuần, đi chợ và thường đi ăn cùng nhau.

Họ vui đùa khi xem các chương trình trên truyền hình. Nhưng họ cũng có thể cãi cọ nhau.

Trong nhà bếp của Fred, trong khi ông chuẩn bị bữa ăn tối, Laura ngồi và cười khúc khích, thừa nhận việc mình không phải vào bếp nấu ăn là điều tốt.

Giống như bất kỳ cặp nào họ đều có những thăng trầm. Nhưng họ không giống như hầu hết các cặp vợ chồng.

Fred trả tiền cho Laura để cô dành thời gian với ông, và có quan hệ tình dục với ông.

Họ đã cặp với nhau trong sáu năm rồi.

Nắm tay đi trên cầu

Một số đàn ông được thúc đẩy bởi cả động cơ cần một người bạn chứ không chỉ vì tình dục

Cuộc tranh luận về việc liệu có điều gì đó sai trái khi mua dâm, và liệu mua dâm có phải là bất hợp pháp, là tranh luận nóng và chưa ngã ngũ.

Thế nhưng một vấn đề ít khi được đưa ra tranh luận là động cơ gì khiến những người đàn ông phải trả tiền cho phụ nữ để ngủ với họ?

“Đầu tiên chúng tôi gặp nhau trên mạng”, ông Fred, người đã về hưu nói.

“và tôi hỏi cô ấy liệu cô ấy muốn qua đêm trong một khách sạn với tôi không.”

Bây giờ chúng tôi biết nhau quá rồi nên Fred chỉ chuyển tiền qua ngân hàng cho tôi trước khi tôi đến gặp ông

Laura

Ông nói rằng nó giống như một ngày đầu hò hẹn, “tìm hiểu nhau, lắng nghe nhau.”

“Bây giờ chúng tôi biết nhau quá rồi nên Fred chỉ chuyển tiền qua ngân hàng cho tôi trước khi tôi đến gặp ông’’, Laura nói.

Fred sống ở khu vực nông thôn hẻo lánh và trong nhiều năm ông là một người dành toàn bộ thời gian để chăm nom người mẹ của mình.

Ông nói rằng ông đã không có cơ hội để gặp gỡ mọi người – vì vậy quyết định trả tiền để quan hệ tình dục.

“Sex thực sự không phải là tất cả mà là việc cần có người phụ nữ ở bên mình. Và nếu bạn không đi chơi và không giao tiếp xã hội thì sẽ rất khó để nghĩ xem là bạn sẽ nhận được điều đó như thế nào.”

Robert đã kết hôn nhiều năm.

“Rốt cục tôi là một người đàn ông có nhu cầu tình dục mạnh và đã lấy một người phụ nữ thực sự không muốn sex – [hoặc thậm chí] ôm, hôn….

“Cô ấy là một người vợ tuyệt vời về mọi mặt trừ giường chiếu.”

Robert bí mật bỏ ra nhiều tiền để mua dâm.

“Tôi muốn giữ gìn hôn nhân của mình,” ông nói, “Tôi muốn cư xử đúng mực như những gì vợ tôi làm và do đó điều hiển nhiên là phải trả tiền cho việc đó.”

Trong khi Robert xem việc trả tiền cho quan hệ tình dục như một cách để bảo vệ hôn nhân của mình, Graham, ở độ tuổi 30, nghĩ rằng tựu chung đó có thể là một cách để tránh sự phức tạp của các mối quan hệ.

Tôi cảm thấy thực sự lãng mạn, cảm giác của tôi là chúng tôi đã cô đọng một mối quan hệ chỉ trong ít phút

Graham

Trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời mình, Graham, cựu công chức, nghĩ rằng ông sẽ không bao giờ là loại người đi mua dâm. Nhưng một kỳ cuối tuần ở Amsterdam ông đã tản bộ trên đường phố ở khu đèn đỏ với một số người đàn ông ông vừa gặp.

Một cô gái vẫy tay mời chào họ, nhưng hai trong số những người đàn ông đó đã phủi tay. “Chúng ta có thể có được người hay hơn”, họ nói.

Cô quay sang Graham. “Anh sẽ lên lầu với em không?” cô nói.

“Vào thời điểm đó,” Graham nói: “Tôi có lẽ không thấy bất kỳ rào cản nào là tại sao tôi sẽ không.”

Graham đã theo cô đến một lô có đèn đỏ khoảng nửa giờ với cô ấy, trò chuyện và quan hệ tình dục.

“Thật là tuyệt vời. Tôi cảm thấy thực sự lãng mạn, cảm giác của tôi là chúng tôi đã cô đọng được một mối quan hệ chỉ trong ít phút.”

Kể về mối quan hệ trước đây của mình và những lần chia tay đau đớn, Graham tự hỏi: “Có thể bạn không cần phải làm điều đó. Có lẽ bạn có thể trả tiền và chỉ cần những khoảnh khắc hết sức bài bản, tất cả chỉ trong nửa giờ … có thể nói đó là … ảo thuật.”

Phố đèn đỏ ở Amsterdam, Hà Lan

Phố đèn đỏ ở Amsterdam, Hà Lan, nổi tiếng thế giới vì đây là nơi mua bán dâm là hợp pháp

Simon, một người đàn ông dụt dè, chưa bao giờ thấy dễ dàng tiếp cận phụ nữ. Ở tuổi 29, anh quyết định để “mất đời trai” của mình bằng cách mua dâm. Nhưng anh không bao giờ cảm thấy thoải mái với quyết định của mình.

“Tôi đã đọc trên internet rằng việc đó không hay về mặt tình cảm cho phụ nữ,” Simon, người ở độ tuổi 30 của mình, nói. Nhưng anh không vì thế mà ngưng trả tiền để quan hệ tình dục và thường xuyên đến với một người phụ nữ mà anh đã quan hệ trong vài năm qua.

“Tôi là người ham muốn tình dục nhiều và nó không phải là tôi chỉ muốn sex, mà là nếu tôi không quan hệ tình dục sau một thời gian, tôi cảm thấy thể lực yếu đi khủng khiếp.”

Simon ưa tới gặp một người phụ nữ đó vì anh thấy thoải mái hơn với cô ấy so với người mới.

Tuy nhiên, mặc dù anh khá thân quen cô ấy, anh nói rằng anh không hề ảo tưởng.

“Nếu tôi không trả tiền, cô sẽ không mơ màng để ngủ với tôi.”

Simon đã từng có vài bạn gái trong những năm qua trong khi vẫn có quan hệ thêm bên ngoài, nhưng anh nói đã ngưng trả tiền để quan hệ tình dục. Anh hy vọng rồi sẽ tới lúc có người yêu lần nữa.

“Tôi chỉ thích những người phụ nữ tôi quan hệ tình dục muốn làm điều đó, không phải vì tiền, mà muốn được ở với tôi.”

Robert, tuy nhiên, lại có nhiều hơn nhu cầu của sự gần gũi. Ông trả tiền cho quan hệ tình dục để thỏa mãn cuộc chơi chăn gối.

“Tôi tìm kiếm những trải nghiệm thú vị – tôi thường tự nhủ rằng điều đó bù đắp cho cả ngàn lần ngủ với vợ mà không có được những điều như thế.”

Ông thậm chí còn tổ chức các buổi liên hoan tình dục theo nhóm và thích ngắm người khác quan hệ.

Brian, người ở tuổi 50, nói rằng ông có gia đình êm ấm. Tuy nhiên, ông bắt đầu mua dâm từ trước khi gặp vợ rất lâu. Ông nói rằng quan hệ tình dục trong hôn nhân của mình thiếu “một chút hứng thú”.

“Có lẽ tôi đã được quá nuông chiều từ khi đi lại với các người phụ nữ khác trước khi lập gia đình” ông nói, “khi một số người rất tốt trong quan hệ tình dục. Tình dục trong hôn nhân không được tốt.”

Trong nhà bếp của Fred, ông giải thích việc mình đã quen biết Laura quá lâu, và họ thường gặp nhau như những người bạn. Nhưng nếu họ đi nghỉ xa, ông trả sẽ trả tiền cho Laura theo biểu giá đi nghỉ.

Ông thừa nhận ông là ông dường như đã phải lòng cô. Liệu điều đó có làm phiền phức cho ông khi Laura gặp các khách hàng khác?

“Không, đó là công việc của cô ấy”, ông nói.

Chúng tôi đã làm tình, nhưng tôi nhìn vào mắt cô và thấy cô không tập trung. Và tôi nhận ra tại thời điểm đó tôi đang quan hệ tình dục với một người nghiện ma túy. Tôi cảm thấy thật kinh khủng

Sau lần gặp gỡ đầu tiên của Graham tại khu đèn đỏ ở Amsterdam, ông đã say mê để tái tạo lại kinh nghiệm. Ông cho biết lần thứ hai ông trả tiền để quan hệ tình dục không giống lần trước. Người phụ nữ lần này có vẻ “u sầu.”

Lần thứ ba đã làm ông ta chán trường hẳn. Ông nói rằng người phụ nữ ông gặp lạnh lùng và cay nghiệt, và căn phòng cảm thấy giống như một phòng để bác sĩ phẫu thuật.

“Chúng tôi đã làm tình, nhưng tôi nhìn vào mắt cô và thấy cô không tập trung. Và tôi nhận ra tại thời điểm đó tôi đang quan hệ tình dục với một người nghiện ma túy. Tôi cảm thấy thật kinh khủng.

“Tôi bước xuống cầu thang và ra bên ngoài khu đèn đỏ lúc trời đêm Amsterdam. Tất cả ánh này hào quang mà tôi đã nhìn thấy trước đây, tất cả mọi thứ vốn có vẻ khá kỳ thú, đột nhiên trở nên bẩn thỉu.”

Brian cho biết ông đang có một cuộc sống hai mặt. Gia đình và bạn bè của mình không hề biết về mặt kia của mình.

“Nói thật là tôi không nghĩ rằng họ sẽ muốn biết rằng tôi đi lại với các cô gái làng chơi vì nó không phải là điều mà một người đáng kính trọng làm”, ông nói.

Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?

Cách trích dẫn bình luận về Thủ tướng VN của ông Phạm Chí Dũng bị chất vấn

Hôm 21/08/2014, giới quan sát chính trị Việt Nam lại sóng gió và bàn tán xôn xao khi xuất hiện một bài viết trên BBC Việt Ngữ Bấm “Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam” của nhà báo độc lập, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập – anh Phạm Chí Dũng.

Tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phản biện lại quan điểm của anh Phạm Chí Dũng, với tư cách một ngưởi quan tâm đến chính trị Việt Nam.

Tôi phản biện vì một loạt bài gần đây, anh Phạm Chí Dũng đều lý luận rằng quan hệ bang giao Việt-Mỹ khởi sắc là do chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị và “Mỹ bắt tay phe bảo thủ”.

Bài viết mới của anh là “giọt nước làm tràn ly” để tôi phải phản biện chuỗi lý luận của anh.

“Phe lợi ích” sao lại chống “phe bảo thủ” ?

Tôi thất vọng về những nhận xét của anh Phạm Chí Dũng đối với các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước hai tháng nay, nhất là các nội dung trả lời phỏng vấn và viết bài nhận định quan hệ Việt-Mỹ.

Các bài phỏng vấn, bài viết của anh đều mang hơi hướng nói rằng “quan hệ Việt Mỹ xuất hiện những bước tiến mới và xích lại gần nhau lúc này” là do ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ, với những tin tức, sự kiện mơ hồ.

Việc các nhà quan sát bình luận ủng hộ một đảng phái hay một phe nhóm nào đó là việc cá nhân, và người dân chủ cần tôn trọng điều đó.

Tuy nhiên bài viết mới đây của anh thì tôi buộc phải góp ý, vì nó có nhiều thông tin sai lệch quá mức.

Nó xa rời tiêu chí “nhà báo độc lập” vì đưa tin sai sự thật và không khách quan khi nhìn nhận vấn đề.

Trước hết, ở cách đặt vấn đề trong bài viết.

Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích.

Anh dùng hai khái niệm “phe lợi ích” và phe bảo thủ” để lý luận phe này vượt lên phe kia là một sự đánh tráo chủ thể.

Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích.

Phe bảo thủ càng có lợi ích, vì lợi ích sinh ra từ bảo thủ.

Khép kín chính trị không cải cách chính là để giữ lợi ích.

So sánh phe bảo thủ với phe lợi ích và cho rằng phe bảo thủ thắng, là công khai cho rằng phe bảo thủ “tốt” do không vì lợi ích.

Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.

Phải dùng khái niệm “phe cải cách” và “phe bảo thủ” khi bình luận phe này lấn lướt phe kia thì khách quan và đúng đối tượng hơn.

Khi nói về hai phe đang tranh chấp nhau thì các từ ngữ phải thể hiện được tính đối lập chính thức, không thể đánh tráo được.

Do đó tôi xin phép sửa lại từ ngữ của anh. Sự tranh chấp hiện nay trong đảng là “phe cải cách” và “phe bảo thủ”.

Không có và không bao giờ có “phe lợi ích” nào tranh chấp với “phe bảo thủ” cả. Tôi sẽ dùng từ “phe cải cách” để thay thế cho cụm từ “phe lợi ích” trong lập luận tranh luận ở bài này.

Việc Petrolimex giảm giá xăng theo anh lý luận là do “phe cải cách” sợ chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” sắp diễn ra giống như ông Tập Cận Bình nên phải từ bỏ bớt lợi ích của mình thì tôi cho rằng không phải.

Việc giá xăng giảm, theo tôi đơn giản là nền kinh tế đã quá khủng hoảng về sức mua.

Giá xăng là thành phần quan trọng trong giá cả hàng hóa, giá xăng hạ thì giá hàng hóa có thể giảm xuống, tổng cầu tăng lên, giúp doanh nghiệp bán hàng ra, tổng cầu lên thì kinh tế lên.

Nếu có động cơ chính trị, thì ở đây là phe cải cách muốn ghi điểm và tạo ưu thế trong Đại Hội Đảng 12 sắp đến.

Phe nào thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ?

Anh Phạm Chí Dũng, trong nhiều bài bình luận đều nói rằng do “công của ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ” thì đó là ý của anh và tôi tôn trọng quan điểm đó.

Tuy nhiên tôi chính thức phê phán cái sai của anh khi anh viết rằng “Đại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng” [chú thích của BBC – ông Phạm Chí Dũng đã đề nghị BBC sửa lại chi tiết này ít lâu sau khi bài viết được đăng].

Đây là tin không chính xác. Tất cả các báo chí Việt Nam và nước ngoài lẫn báo của quân đội Mỹ đều nói rằng “ông Dempsey qua Việt Nam theo lời mời của đồng cấp- thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, gặp xã giao Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Ông Phạm Chí Dũng (trái) là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập VN

Bên cạnh đó gặp một thuyền trưởng đánh cá ở Đà Nẵng, Không hề có cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng.

Có nhiều dư luận nói rằng có thể ông Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng “bí mật theo hình thức đi đêm” vì sự vận động của ông Phạm Quang Nghị.

Chuyện này chắc chắn là không có. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ nhằm “mở ngoại giao qua kênh đảng”. Quân đội Mỹ là phi đảng phái, ông Martin Dempsey qua Việt Nam với tư cách đại diện quốc gia, thành viên quân đội và chính phủ Mỹ. Từng hành động, phát ngôn của ông ta sẽ được truyền thông, các nhân viên tình báo các nước chú ý sát sao. Sẽ có một scandal chính trị nếu quan chức cao cấp quân đội Mỹ “đi đêm” với tổng bí thư một đảng, nhất là đảng đó luôn có “phát ngôn phê phán nước Mỹ” lâu nay.

Chính ông Dempsey khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng đã nói “tôi thấy khả quan sau khi trao đổi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một thuyền trưởng tàu cá ở Đà Nẵng” Thành ra việc anh gán ghép phát biểu lạc quan của ông Dempsey “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ” là do ông Nguyễn Phú Trọng nói “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” lại không đúng.

Ý này là ông Nguyễn Phú Trọng nói khi gặp ông J. McCain, và dư luận nên lưu ý rằng hiện nay, ít nhất là trên danh nghĩa, quan hệ Việt-Trung vẫn là quan hệ anh em.

Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế.

Ông Dempsey cũng nói “Tôi đã không mời thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đến Washington (năm 2013) và cũng không đến đây chỉ để xoáy vào vấn đề Trung Quốc.

“Tôi đến đây là để tập trung thảo luận về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam”. Thế là rõ ràng, ông Dempsey giao lưu cùng ông Đỗ Bá Tỵ, quân đội Mỹ hợp tác với quân đội Việt Nam là một nghị trình lâu dài giữa hai bên, chả thấy dính dáng gì vào việc ông Nghị đi Mỹ mới đây cả.

Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế.

Về chuyến đi của phái đoàn ông McCain, trong buổi họp báo tại Hà Nội, TNS McCain chỉ nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông McCain cũng đã trả lời chính thức cho công luận “tôi đến Việt Nam hôm nay là kết quả lâu dài của gần 20 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tôi hi vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ, như thông điệp đầu năm 2014, và vì Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”.

Điều này có thể kiểm chứng qua báo chí quốc tế và lề phải của Việt Nam, cũng như bài viết chính thức trên website của ông McCain..

Ông Carl Thayer có nói “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt ra rìa” trong nhận định hồi đầu tháng 7, khi Việt Nam chưa kiện Trung Quốc (theo thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “việc kiện Trung Quốc là do Bộ Chính Trị quyết định).

Sau đó, khi ông Thayer sang Việt Nam dự hội thảo Biển Đông (22-27/07/204), ông ấy có thay đổi và nói “Tôi không nghĩ là ai có thể đắc cử trở lại ở trong Đảng nếu họ dám thúc đẩy một chính sách thỏa hiệp với Trung Quốc.”.

Xin công luận bình xét, ai trong phe cầm quyển muốn thỏa hiệp?. Giáo Sư Carl Thayer đã có nhận xét mới như thế sau khi ông đến Việt Nam, vì sao anh Phạm Chí Dũng không nêu ra mà lại dẫn chứng một nhận xét cũ hơn ? Vô tình hay cố ý? Vì sao chỉ nêu ra tiêu cực mà bỏ đi sự tích cực???

Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”.

Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “ đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của phe bảo thủ (qua ông Nghị) là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”.? (dù thiệt hại toàn ở phía VN nhiều năm nay).

Vậy ai, phe nào chủ trương “thỏa hiệp”, phe bảo thủ hay phe cải cách?

Cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”.

Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục “thỏa hiệp” song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ ?

Sai lầm chiến lược

Thiết nghĩ phân tích đến đây là khá rõ để bạn đọc bình xét về các phản biện của tôi với bài viết mới nhất của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Tôi thẳng thắn kết luận rằng các bài viết và nhận định chính trị của anh Phạm Chí Dũng đã không còn đúng theo tiêu chí một nhà báo độc lập.

Việc anh “nhầm lẫn” thì không biết vô tình hay cố ý, nhưng hậu quả là làm dư luận ngộ nhận về các sự kiện, qua đó tác động sai lạc vào tư duy –đây là điều có thể đang xảy ra.

Cũng thế, lẽ ra ở tư thế một nhà báo tranh đấu cho sự cải cách chính trị, anh cần ủng hộ của phe cải cách thì anh quay ra phê phán và có ý bôi xóa cố gắng của họ.

Một điều nguy hiểm hơn là anh còn là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, điều này dễ dẫn đến ác cảm của phe cầm quyền cải cách khi họ nhận xét về Hội này.

Tôi không trông mong một kết quả bi quan là Hội Nhà Báo Độc Lập do anh dẫn dắt sẽ rơi vào giữa hai làn đạn, đó là sự ghét bỏ của tất cả các phe phái trong đảng.

Hậu quả của việc này thế nào, tôi nghĩ công luận sẽ hình dung được. Chúng ta không ai muốn như thế và cần hết sức giúp để Hội tránh được hậu quả này.

Tôi mong các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập nỗ lực gìn giữ được tính trung thực và độc lập của Hội, để không phụ lòng mong đợi của tất cả những người quan tâm và ủng hộ quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây viết từ TP HCM.

Tư liệu dùng trong bài viết:

Bấm http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/190439/ong-pha-m-quang-nghi–va–cau-ho-i-kho–o–new-york.html

Bấm http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/190383/mot-tuan-cong-du-nuoc-my-cua-ong-pham-quang-nghi.html

Bấm http://www.McCain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888

Bấm http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140816/dai-tuong-martin-dempsey-chung-ta-buoc-phai-hinh-dung-ve-quan-he-my-viet-45-nam-toi.aspx

Bấm http://nguyentandung.org/gs-carlyle-thayer-khong-ai-co-the-dac-cu-neu-dam-thuc-day-mot-chinh-sach-thoa-hiep-voi-trung-quoc.html

@bbc

Nỗi sợ của Chủ tịch Sang ‘là có căn cứ’

Chủ tịch VN Trương Tấn Sang

Chủ tịch Trương Tấn Sang lo lắng về việc người dân mất lòng tin vào Đảng.

‘Nỗi sợ’ của Chủ tịch Nước Việt Nam về việc người dân đang ‘mất lòng tin’ ở Đảng là có cơ sở, theo bình luận của một quan chức thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN.

Trong một thông điệp đăng trên tờ Bấm Tạp chí Cộng sản mới đây nhân dịp ngày 19/8 và 2/9, Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang viết: “Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta.”

Bình luận với BBC hôm 21/8 từ Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, nói:

“Điều Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói là có căn cứ, bởi vì quy luật của muôn đời là có dân thì có tất, mà mất dân thì cũng mất hết…

Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân

Giáo sư Hoàng Chí Bảo

“Thế còn nói không sợ bất kỳ thế lực xâm lăng nào, chỉ sợ nhất là mất lòng dân, thì muốn vậy phải chống được giặc nội xâm, chủ nghĩa cá nhân,

“Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân.

“Dù bộ phận này không phải là tất cả, nhưng cũng là một bộ phận đáng kể, đáng phải lưu ý trong việc xử lý.

Trong một đoạn khác, thông điệp của ông Sang viết: ‘Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước.

“Đây là giặc nội xâm, là những khối u trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ.”

‘Dũng cảm, nghiêm khắc’

ong Đảng như những “con sâu”, “đàn sâu”, khi được hỏi lần này ông Sang có hàm ý gì hay không khi lại ví tệ nạn này với ‘nội xâm’ và ‘các khối u’ cần cắt bỏ, Giáo sư Bảo nói tiếp:

“Những cách diễn đạt ấy của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một ý nghĩa, bản chất, tức là nhấn mạnh nỗi lo lắng của chúng tôi (VN) hiện nay trước tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn…

“Và nói rõ điều là trong một số người có chức, có quyền hiện nay mà thoái hóa, hư hỏng, thì người ta có thể ‘miệng nói vì dân’, nhưng mà hành động của họ lại ‘không phải vì dân’, cái gọi là ‘lợi ích nhóm’ đấy, thì đó là một cách nói rất dũng cảm, thẳng thắn và nghiêm khắc.”

Hôm thứ Năm, một cựu Quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội nói với BBC cho rằng bài viết của Chủ tịch Việt Nam trong thời điểm hiện nay là một thông điệp có tính ‘nhắc nhở’ và ‘thức tỉnh’.

Lãnh đạo Việt Nam

Thông điệp của Chủ tịch Sang kêu gọi tiếp tục chỉnh đốn trong Đảng.

Từ Sài Gòn, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:

“Bài đó cũng là một bài đánh động để mọi người phải nhìn thấy ra nên đặt lợi ích của dân tộc này, đất nước này, với độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước, lãnh thổ là trên hết.”

‘Sai phạm đồng chí X’

Cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá

Luật sư Trần Quốc Thuận

Theo luật sư Thuận, thông điệp của Chủ tịch Sang trong thời điểm này không nhất thiết liên quan điều được cho là một “chiến dịch PR” chuẩn bị cho cuộc vận động tái tranh cử của cá nhân ông cho Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.

Ông nói: “Cái đó không có ai có thể đoán được, nhưng rõ ràng cái nguyên tắc của nó là những người nào đã làm công việc của mình không hoàn thành một cách xuất sắc, chưa nói rằng hư hại, thì không thể được đưa lên chức vụ cao hơn.

“Cho nên những người nào ở trên cương vị đó mà làm thành công, tốt, thì xứng đáng được tín nhiệm trong nước và quốc tế, được đề cao, thì người đó xứng đáng được đưa lên, thì tôi cho rằng như vậy thì Đại hội Đảng chọn người như thế mới là sáng suốt, chứ không phải cứ là tuần tự như tiến,

“Ông này đi, ông kia ở, còn nếu những người đang làm được việc mà để nghỉ thì đó cũng là một việc hoang phí, mà Đảng và dân tộc Việt Nam người ta cũng không thể để một người hoang phí như thế được.”

Liên hệ việc một lần Chủ tịch Trương Tấn Sang đề cập sai phạm của “đồng chí X” với thông điệp nhân dịp 19/8 và 2/9 năm nay của nhà lãnh đạo này vốn nhấn mạnh chỉnh đốn trong Đảng, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

“Những sai phạm của những người, mà tạm gọi như sai phạm của đồng chí X, thì sai phạm đó ở trên các cơ quan trung ương, thủ trưởng cơ quan Trung ương, cũng như những người ở địa phương, là ‘sai phạm đồng dạng’…

“Hiện bây giờ những người đó họ cũng phải nghĩ ra rằng nếu họ cứ tiếp tục như thế này, họ không tỉnh ra, thì thử hỏi cái đảng này, dân tộc này sẽ đi đâu, cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá.”

‘Toát lên nỗi sợ’

Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng

Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng

Cũng hôm thứ Năm, bình luận với BBC về điều mà Chủ tịch Việt Nam đang quan ngại như một ‘nỗi sợ’ trong thông điệp tháng Tám của ông, một nhà hoạt động trên mạng xã hội của Việt Nam từ trong nước nói.

“Bài viết này toát lên một nỗi sợ, đó là điều mà tôi thấy rõ nét nhất…” kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nêu quan điểm từ Hà Nội.

“Ông Trương Tấn Sang viết “chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất”.

“Tôi tự hỏi là cái chữ ‘chúng ta’ này là ai? Chúng ta này là nhân dân ta, hay đảng ta hay chính quyền ta?”

Khi được hỏi về khả năng và phạm vi có thể tác động đến công chúng, đặc biệt là giới trẻ, của thông điệp này, nhà hoạt động bình luận thêm:

“Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống như một chục năm trước đây,

“Nó là những câu từ rất sáo rỗng, cuối cùng thực hiện những điều ấy, thì các ông làm được những cái gì?

“Đất nước này ngày càng tan hoang, cứ theo dõi truyền thông báo chí thì bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu thứ và bức xúc của người dân, mà cuối cùng thì ngày càng tệ hại hơn, không giải quyết được cái gì cả,” kỹ sư Lân Thắng nói với BBC.

@bbc