LS. Trần Vũ Hải – Cần phương án hòa giải, đừng chiến tranh pháp lý với Luật sư lão luyện Nguyễn Đăng Trừng Chính trị – xã hội

LS. Trần Vũ Hải

Dân Luận: Để độc giả có cái nhìn đa chiều, Dân Luận xin đăng hai bài viết ở hai góc nhìn khác nhau về vụ việc của luật sư Nguyễn Đăng Trừng sau đây.

I.Tóm tắt sự việc

Khi hết nhiệm kỳ 2008-2013, Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh (ĐLS TPHCM) phải tiến hành Đại hội Đoàn Luật sư để bầu Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ mới. Theo Luật luật sư (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Luật sư, Đoàn luật sư đã trình Đề án tổ chức Đại hội luật sư cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) để góp ý kiến và để UBND TPHCM phê duyệt.

Ngày 10/4/2014, Chủ tịch LĐLSVN đã ký Công văn số 74/LĐLSVN cho ý kiến về Đề án này, gắn thêm tiêu chuẩn: Chủ nhiệm Đoàn Luật sư không quá 70 tuổi và chỉ được bầu là chủ nhiệm nhiều nhất 02 nhiệm kỳ liên tiếp. Tiếp đó, ngày 3/6/2014, UBND Tp. HCM đã ban hành Công văn số 2495/UBND-PCNC không phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Nhiệm kỳ với lý do Đề án này không tuân theo ý kiến trên của LĐLSVN.

Ngày 7/6/2014, Phó Chánh Văn phòng Sở Tư pháp Tp. Hồ Chí Minh đã mời Ban chủ nhiệm ĐLS TPHCM dự cuộc họp do Ông Trưởng ban Nội chính Thành ủy chủ trì, tại địa điểm 187 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tp. HCM. Ông Nguyễn Đăng Trừng không tham dự cuộc họp này vì thấy không bình thường, ông không chấp nhận một cuộc họp Ban chủ nhiệm ĐLS do ông Trưởng Ban Nội chính chủ trì và không chấp nhận Nghị quyết từ cuộc họp này mang danh Ban chủ nhiệm ĐLS.

Ngày 9/6/2014, Ông Trừng đã gửi văn bản số 135A/ĐLS phúc đáp Công văn số 2495/UBND-PCNC, trong đó phân tích tiêu chuẩn Chủ nhiệm ĐLS không quá 70 tuổi và không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp là không phù hợp với Luật Luật sư, Điều lệ LĐLSVN và Điều lệ Đoàn luật sư TPHCM.

Ngày 31/7/2014, Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh khai trừ ông Nguyễn Đăng Trừng ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến nay, ông Trừng vẫn tiếp tục là Chủ nhiệm ĐLS TPHCM, nhưng không thể tổ chức Đại hội Đoàn Luật sư này đúng hạn. ĐLS TPHCM có số luật sư đông nhất cả nước, chiếm khoảng một nửa số luật sư toàn quốc, nên việc không tổ chức được Đại hội ĐLS TPHCM ảnh hưởng đến việc tổ chức Đại hội Đại biểu của LĐLSVN. Sự việc đang bế tắc, chưa có hướng giải quyết ổn thỏa.

II.Sơ lược về Luật sư Nguyễn Đăng Trừng:

Ông Nguyễn Đăng Trừng là một nhân vật nổi tiếng của Sài Gòn trước đây và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Ông từng học Luật khoa Sài gòn, là lãnh tụ sinh viên Sài gòn (Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn khóa 1967-1968), bị chế độ cũ kết án vắng mặt 10 năm tù khổ sai. Sau đó, ông ra chiến khu hoạt động, làm cán bộ an ninh. Từ năm 1989 đến 1995, ông là Phó chủ nhiệm Thường trực ĐLS TPHCM và từ 1995 đến nay là chủ nhiệm ĐLS TPHCM. Ông từng là Đại biểu quốc hội khóa XII (2007-2011), bí thư Đảng đoàn ĐLS TPHCM cho đến khi bị khai trừ Đảng.

Hiếm có một nhà hoạt động nào còn đương nhiệm ở Việt Nam được học hành bài bản, kinh qua thực tiễn đấu tranh phong phú như luật sư Nguyễn Đăng Trừng. Ông có đủ những phẩm chất tinh hoa và khôn ngoan từ những giới luật sư, an ninh, chính trị và kinh nghiệm của một thủ lĩnh được quần chúng tín nhiệm cao. Đến nay, ông vẫn được sự tín nhiệm của khoảng 70-80 % các luật sư của ĐLS TPHCM.

III. Phân tích vụ việc dưới góc độ pháp lý.

1. Vụ việc của ông Nguyễn Đăng Trừng phải được xem xét theo các quy định của Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Luật sư, Điều lệ LĐLSVN, Điều lệ ĐLS TPHCM.

2. Luật luật sư (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) có nhiều sửa đổi, bổ sung trong đó có 02 quy định sau (mà trước đây không có):

– Bổ sung khoản 11 – Điều 65 (Nhiệm vụ, quyền hạn của LĐLSVN): Cho ý kiến về đề án tổ chức đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng kỷ luật của Đoàn luật sư; chỉ đạo đại hội của Đoàn luật sư.

– Bổ sung khoản 4.b- Điều 83 (Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư): phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư.

3. Cá nhân tôi cho rằng chính 02 quy định này là nguyên nhân của sự việc bế tắc liên quan đến Chủ nhiệm ĐLS TPHCM – ông Nguyễn Đăng Trừng. Hai quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, không theo thông lệ quốc tế.

4. Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung 2012) và Nghị định 123/2013/NĐ-CP không nói rõ giá trị và hiệu lực pháp lý của ý kiến của LĐLSVN về đề án tổ chức đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng kỷ luật của Đoàn luật sư. Ý kiến này có giá trị bắt buộc để Đoàn luật sư tuân theo hay chỉ có ý nghĩa để Đoàn luật sư tham khảo. Nếu ý kiến đó không phù hợp với Luật Luật sư và các quy định liên quan khác, Đoàn luật sư có nghĩa vụ phải thực hiện hay không, có quyền phản đối và khước từ hay không? Nếu Đoàn luật sư không thực hiện theo ý kiến của LĐLSVN, hậu quả pháp lý gì? Những câu hỏi trên được để ngỏ. Theo tôi, dựa vào nguyên tắc tự quản, Đoàn luật sư có quyền tham khảo ý kiến của LĐLSVN, nhưng không bắt buộc phải tuân theo nếu ý kiến đó không phù hợp với Luật Luật sư và các quy định liên quan và/hoặc không được đa số luật sư tán thành.

5. Tương tự vậy, Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung 2012) và Nghị định 123/2013/NĐ-CP tuy quy định về việc UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư, nhưng không quy định trường hợp UBND cấp tỉnh không phê duyệt Đề án này (trong những trường hợp nào UBND cấp tỉnh không phê duyệt Đề án). Điều này có nghĩa, UBND cấp tỉnh về nguyên tắc phải phê chuẩn Đề án, trừ trường hợp UBND chứng minh rằng Đề án đó có quy định trái pháp luật.

6. Vấn đề chính được bàn cãi là tiêu chuẩn ứng cử viên Chủ nhiệm ĐLS TPHCM. LĐLSVN và UBND TPHCM yêu cầu hai tiêu chuẩn chủ nhiệm mới không quá 70 tuổi và không làm chủ nhiệm quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp. Hai tiêu chuẩn này loại Luật sư Nguyễn Đăng Trừng ra khỏi danh sách ứng cử viên. Trong khi Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung 2012) và Nghị định 123/2013/NĐ-CP không quy định về tiêu chuẩn ứng cử chủ nhiệm Đoàn luật sư. Điều lệ LĐLSVN cũng không quy định về tiêu chuẩn ứng cử Chủ nhiệm Đoàn luật sư, giao cho Điều lệ Đoàn luật sư từng đoàn quyết định về thủ tục chi tiết bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ nhiệm Đoàn luật sư.

7. Điều lệ ĐLS TPHCM (được UBND TPHCM phê duyệt ngày 30/5/2012, đến nay vẫn còn hiệu lực) quy định luật sư có quyền ứng cử hoặc được đề cử vào Ban Chủ nhiệm phải có thâm niên nghề nghiệp ít nhất 5 năm. Chủ nhiệm được Đại hội Đoàn luật sư bầu ra từ những người trúng cử Ban Chủ nhiệm. Không có quy định nào của Điều lệ này hạn chế những người trên 70 tuổi và đã làm chủ nhiệm 2 nhiệm kỳ liên tiếp ứng cử Chủ nhiệm, và không có quy định nào của Luật Luật sư, Nghị định 123/2013/NĐ-CP và Điều lệ LĐLSVN cho phép các cơ quan khác quy định về tiêu chuẩn của Chủ nhiệm Đoàn luật sư. Như vậy, việc áp đặt 2 tiêu chuẩn trên là hạn chế quyền ứng cử của luật sư, cụ thể của Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, và không đảm bảo nguyên tắc tự quản của tổ chức nghề nghiệp luật sư (ĐLS TPHCM).

8.Theo Điều lệ ĐLS TPHCM, khoản 2 và khoản 3, Điều 17

“2. Chủ nhiệm điều hành các công việc của Ban Chủ nhiệm và đại diện cho Đoàn Luật sư trong các giao dịch. Phó Chủ nhiệm giúp Chủ nhiệm làm nhiệm vụ và có thể được Chủ nhiệm ủy quyền thay mặt

3. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 17 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và do Đại hội đại biểu luật sư quyết định”

Và khoản 3 và khoản 4, Điều 15, Điều lệ ĐLS TPHCM

3. Đại hội đại biểu luật sư được coi là hợp lệ nếu có 2/3 số đại biểu luật sư được triệu tập có mặt. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc Đại hội, Chủ nhiệm phải gửi đến các luật sư thư triệu tập Đại hội và các tài liệu được thảo luận tại Đại hội.

4. Đại hội đại biểu luật sư họp thường niên, nhiệm kỳ hay bất thường theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm hoặc theo đề nghị ít nhất ½ số luật sư hiện có trong danh sách luật sư hoặc theo đề nghị của Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu luật sư được thông qua khi được quá nửa số đại biểu luật sư có mặt tại Đại hội tán thành.”

Như vậy, cho dù bị khai trừ khỏi Đảng, nhưng Luật sư Nguyễn Đăng Trừng vẫn đương kim Chủ nhiệm ĐLS TPHCM, việc triệu tập Đại hội ĐLS TPHCM (kể cả trong những trường hợp theo đề nghị của Ban Thường vụ LĐLSVN hoặc UBND TPHCM) vẫn phải do ông đảm nhiệm và chỉ khi ông ủy quyền cho Phó Chủ nhiệm khác, người đó mới có quyền nhân danh Chủ nhiệm ĐLS TPHCM triệu tập Đại hội. Việc một cơ quan nào đó tự ý giao một Phó Chủ nhiệm khác của ĐLS TPHCM triệu tập Đại hội ĐLS TPHCM mà không được Luật sư Nguyễn Đăng Trừng ủy quyền là trái Điều lệ ĐLS TPHCM và Điều lệ LĐLSVN, không phù hợp với Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung 2012) và Nghị định 123/2013/NĐ-CP. Một Đại hội không được triệu tập hợp lệ đương nhiên không thể coi là một Đại hội hợp pháp.

IV. Giải pháp tốt nhất cho các cá nhân, cơ quan liên quan để giải quyết bế tắc là phương án hòa giải giữa các bên.

Hiện nay, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng muốn triệu tập Đại hội ĐLS TPHCM, nhưng do chưa được UBND TPHCM phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nên chưa thể triệu tập được mặc dù ĐLS TPHCM đã có những bước chuẩn bị cơ bản. Nếu một Phó Chủ nhiệm khác không được Luật sư Nguyễn Đăng Trừng ủy nhiệm triệu tập Đại hội, như phân tích trên, thì Đại hội cũng không hợp pháp. Mặt khác, cũng không thể ngăn cản quyền ứng cử Chủ nhiệm ĐLS TPHCM của Luật sư Nguyễn Đăng Trừng. Nói một cách khác, trong mọi trường hợp, không thể tùy tiện áp đặt để triệu tập Đại hội và loại bỏ ứng cử viên đối với Luật sư Nguyễn Đăng Trừng nếu không được sự nhất trí của chính Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, trong khi vị Luật sư này đang nhận được sự tín nhiệm cao từ giới luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Những luật sư nào có ý định ứng cử Chủ nhiệm ĐLS TPHCM mà đồng ý loại Luật sư Nguyễn Đăng Trừng khỏi danh sách ứng cử viên sẽ không được đánh giá cao về bản lĩnh và uy tín vì chính việc đồng ý loại ứng cử viên như vậy sẽ bị các luật sư khác đánh giá là không tự tin mình thắng cử trước Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, kém cỏi hơn về nhiều mặt so với vị Luật sư này.

Sự giằng co giữa các bên sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động của giới luật sư thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và giới luật sư nói chung, cũng như gây tiếng không tốt cho những cơ quan liên quan vì được coi là can thiệp không phù hợp pháp luật vào công việc nội bộ của ĐLS TPHCM, trái thông lệ quốc tế về nguyên tắc tự quản của tổ chức nghề nghiệp luật sư. Vì vậy, tất yếu phải có một phương án hòa giải.

Cá nhân tôi đề nghị, các luật sư trong và ngoài ĐLS TPHCM cần thuyết phục các bên liên quan để Luật sư Nguyễn Đăng Trừng triệu tập Đại hội ĐLS TPHCM. Việc Luật sư Nguyễn Đăng Trừng có ứng cử tiếp hay không sẽ do chính Đại hội này quyết định. Mặt khác, LĐLSVN cần chuẩn bị nội dung để sửa đổi, bổ sung Điều lệ LĐLSVN về tiêu chuẩn Chủ nhiệm Đoàn luật sư cũng như Chủ tịch LĐLSVN theo hướng các vị này không được quá 70 tuổi, nếu quá 70 tuổi phải từ chức sau 01 năm kể từ ngày Điều lệ mới của LĐLSVN có hiệu lực, và cũng không nên cho phép vị nào làm thủ lĩnh luật sư địa phương hoặc toàn quốc quá 01 nhiệm kỳ (thậm chí theo tôi không nên quá 2 năm để thường xuyên tạo sức sống mới cho hoạt động của tổ chức luật sư, nếu sau 4 năm vẫn còn uy tín, luật sư cựu thủ lĩnh có quyền tranh cử lại).

Hy vọng mọi việc sẽ trở nên bình thường cho giới luật sư. Các luật sư cần đoàn kết lại để đấu tranh vì quyền hành nghề của giới mình, đặc biệt khi một thông tư của Bộ công an sắp có hiệu lực từ ngày 25/8/2014 có vẻ sẽ vô hiệu hóa vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra hình sự.

Tái bút: Sau khi website của ĐLS TPHCM bị đánh sập vào ngày 4/8/2014, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã lập trang facebook cá nhân riêng và đến nay đã gần 3000 người kết bạn. Rất nhiều luật sư trong và ngoài ĐLS TPHCM đã bày tỏ ủng hộ Luật sư Nguyễn Đăng Trừng trong cuộc tranh đấu bảo vệ các nguyên tắc dân chủ, độc lập, tự chủ, tự quản của tổ chức nghề nghiệp luật sư theo thông lệ quốc tế.

T.V.H

* * * * *

CHIỀNG CHẠ – ĐÃ QUÁ MUỘN NẾU MUỐN CỨU NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG


Ls Nguyễn Đăng TrừngGiới luật sư trong nước gần như chết lặng sau hung tin vị Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đăng Trừng bị khãi trừ khỏi Đảng; một động thái có phần quen thuộc để tiến tới xử lý những hoạt động liên quan cá nhân đó trước pháp luật.

Mặc dù chưa có những phát ngôn chính thức nhưng từ lâu giới luật sư trong nước đã xem ông Trừng là người anh cả bởi cả phương diện tuổi đời lẫn tuổi nghề: “Ông Nguyễn Đăng Trừng là một nhân vật nổi tiếng của Sài Gòn trước đây và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Ông từng học Luật khoa Sài gòn, là lãnh tụ sinh viên Sài gòn (Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn khóa 1967-1968), bị chế độ cũ kết án vắng mặt 10 năm tù khổ sai. Sau đó, ông ra chiến khu hoạt động, làm cán bộ an ninh. Từ năm 1989 đến 1995, ông là Phó chủ nhiệm Thường trực ĐLS TPHCM và từ 1995 đến nay là chủ nhiệm ĐLS TPHCM. Ông từng là Đại biểu quốc hội khóa XII (2007-2011), bí thư Đảng đoàn ĐLS TPHCM cho đến khi bị khai trừ Đảng”. Nhưng xem chừng việc một con người nổi danh như ông Trừng dính vào những hệ lụy đáng tiếc vừa qua đang khiến những kẻ núp bóng giới luật sư thêm phần sợ hãi. Đến ông Trừng còn chưa tự cứu được mình thì những hạng “tép riu” như Trần Vũ Hải sẽ khó qua cơn vận hạn oan nghiệt ấy. Cho nên, sẽ vô cùng dễ hiểu và cảm thông khi biết giới số luật sư này đang vô cùng sốt sắng sau tin dữ ấy. Họ cũng hiểu rằng, cứu ông Trừng không chỉ là nghĩa vụ giữa những người cùng hội cùng thuyền mà chính là đang tìm thêm một đường sống cho họ?

Với những gì đã diễn ra khi bản án kỷ luật đã được công bố, thành phần liên quan đã nhận được văn bản chính thức thì có vẻ như những nỗ lực ấy có phần muộn màng. Số này đang cố gắng tách bạch chức danh Đảng và Chính quyền (Chủ nhiệm đoàn luật sư) để thúc dục ông Trừng nhân danh Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh để triệu tập Đại hội ĐLS TPHCM hòng tạo ra một sự đồng thuận nhất định tại tổ chức quy tụ số lượng luật sư lớn nhất cả nước này phản kháng lại quyết định kỷ luật của Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Bởi họ nghĩ rằng, đến thời điểm hiện tại chỉ có tiếng nói tập thể (như chính cách giới luật sư Đài Loan và Hồng Kông thực hiện mới hi vọng tạo ra sự khác biệt).

Trên thực tế, sau những lời thúc dục, hiệu triệu đó vị Chủ nhiệm già này đã nhanh chóng thực hiện với một sự quy củ thường thấy. Ông Trừng đã có hẳn một Đề án tổ chức Đại hội gửi tới các Cơ quan cấp trên trực thuộc (UBND TPHCM) phê duyệt trước khi thực hiện tiếp công tác chuẩn bị cho Đại hội. Tuy nhiên, xem ra thì ông Trừng đã quá ngây thơ khi quên mất rằng, bản thân ông dù chưa có quyết định “thôi chức danh Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh” nhưng cái quyết định khai trừ khỏi Đảng thực sự là một cái án tử đối với ông.

Xưa nay, việc tổ chức Đại hội Đoàn luật sư mặc dù là một công việc nội bộ để những người tham gia bầu chọn những người lãnh đạo và định hướng những nội dung thực hiện cho một nhiệm kỳ tiếp theo nhưng liệu nó sẽ đi về đâu nếu một công việc quan trọng như thế lại được trao tay một con người vừa mới bị kỷ luật Đảng không lâu. Ai sẽ đảm bảo được một kẻ bất mãn như ông Trừng sẽ không tạo ra một “điểm mới tai họa” cho một sứ mệnh nếu ông được cầm cương, chỉ đạo. Và cũng xin lưu ý rằng, sau quyết định kỷ luật đó cái gì sẽ đến với ông Trừng còn chưa rõ nét và cơ hồ việc duy trì chức danh “Chủ nhiệm Đoàn luật sư” cũng chỉ là một động thái để những cơ quan chức năng có thêm điều kiện để chứng minh, làm rõ những hành vi vi phạm của ông Trừng trên khía cạnh công tác chuyên môn. Cho nên, dù với cương vị gì, uy tín đến đâu thì việc chấp nhận cho ông Trừng đứng ra tổ chức Đại hội Đoàn luật sư đều không có tính khả dĩ. Đó là chưa kể theo quy định tại Công văn số 74/LĐLSVN ngày 10/4/2014 do Chủ tịch LĐLSVN đã ký thì tiêu chuẩn cho người giữ chức danh “Chủ nhiệm Đoàn Luật sư không quá 70 tuổi và chỉ được bầu là chủ nhiệm nhiều nhất 02 nhiệm kỳ liên tiếp” (Trong khi ông Trừng đã hơn 10 năm giữ cương vị này và ông Trừng đã 72 tuổi và lẽ ra ông đã thuộc diện nghỉ hưu từ lâu).

Việc Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh không chấp thuận nội dung đề án tổ chức Đại hội không thể xem là “Sự giằng co giữa các bên” mà có chăng chỉ phản ánh việc Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh chấp nhận thay đổi để phát triển.

Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh đã ở quá lâu trong một tư duy cũ gắn với quá trình lãnh đạo, điều hành của cá nhân ông Trừng. Dù chưa chứng kiến một sự phản kháng mãnh mẽ nào từ các thành viên trong Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh nhưng quá trình tại vị quá lâu của ông Trừng từ lâu đã bị đặt ra những dấu hỏi hoài nghi? Liệu ông Trừng có thực sự giành được sự tín nhiệm bằng uy tín, năng lực hay cũng chỉ là việc ông này có được thành quả từ những sự “Phe cánh” và cả những thủ đoạn mà ông này có được tư bề dày hoạt động trên lĩnh vực Luật sư?

Tất cả đang là ẩn số nhưng một điều dễ nhận thấy là ở trên cương vị Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cá nhân ông Trừng đã vi phạm nghiêm trọng những quy định gắn với tư cách của người Đảng viên: “Theo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, từ năm 2012, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng – Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM – trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư TP HCM, không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo Quy chế làm việc đã ban hành. Thực hiện công tác phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư TP HCM vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn”. Và liệu có một kết quả khác biệt ngoài sự tại vị nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trừng không khi chính ông “chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018) không đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch, phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, độc đoán…

Rõ ràng, không một ai có định kiến với cá nhân ông Trừng mà còn xem trọng những đóng góp cho ông nhưng việc chấp nhận một con người (cho dù con người đó tài năng) nhưng làm xáo trộn, mất đoàn kết cả một tập thể luôn là một hạ sách và sẽ không có một đơn vị hành chính sự nghiệp nào (như UBND TP Hồ Chí Minh) chấp nhận một sự tụt lùi đến thê thảm như vậy, nhất là khi nó đang nằm trong tầm tay. Và khi đọc nội dung sau của Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh về những nội dung sai phạm trên cương vị là người Đảng viên thì đủ hiểu cái gì sẽ diễn ra tiếp theo đối với ông Trừng: “Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Trừng cũng đã lợi dụng chức vụ Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, không thông qua Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, tự ý ký 4 văn bản để phản bác ý kiến chỉ đạo của UBND TP HCM, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đồng thời xuyên tạc, nói không đúng sự thật về ý kiến chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TP HCM, nhiệm kỳ VI (2013-2018) với một số cán bộ lãnh đạo trong Ban Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam…”. Sẽ là mạo hiểm và thiếu sáng suốt nếu đồng thuận sự tại vị của một con người khi con người đó không chỉ đang tạo ra những mầm mống phản loạn từ bên trong mà còn đang hướng tới những tổ chức cao hơn (Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Liên đoàn Luật sư Việt Nam…). Vì vậy, có thể dễ thấy rằng, bản thân quyết định không đồng ý của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đối với nội dung đề án tổ chức Đại hội của ông Trừng xem ra là một khởi đầu cho một sự đổi thay trong lòng Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh và vấn đề được chọn lựa không ngoài cá nhân ông Trừng. Đáng lưu ý hơn, ai sẽ dám đứng lên tiếp nhận một con người đang cận kề với những xử lý nghiêm khắc từ luật pháp?

Đã đến lúc không nên vin vào một chức danh vốn đã bị lu mờ và dẫn dụ những điều luật trong luật Luật sư cùng những quy định liên quan để khai mào cho một cuộc chiến pháp lý cho những điều không tưởng liên quan đến cá nhân ông Trừng. Những ý tứ như cách nói của Luật sư Trần Vũ Hải (“Cần phương án hòa giải, đừng chiến tranh pháp lý với Luật sư lão luyện Nguyễn Đăng Trừng”) có chăng chỉ là tiếng dọa khỉ đơn thuần khi giới luật sư bắt đầu sợ hãi vì những động thái tươn tự, sau cá nhân ông Trừng./.

Chiềng Chạ
Nguồn: Blog Mõ Làng

Thư chung của các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ John McCain

Dân Quyền: Tại buổi gặp 4 đại diện của các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội, ông Nguyễn Quang A đã trân trọng trao bức thư dưới đây của 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập cho 2 thượng nghị sĩ John McCain (Cộng hòa) và Sheldon Whitehouse (Dân chủ). Dưới đây Dân quyền xin giới thiệu bản dịch và nguyên bản tiếng Anh.

THƯ CHUNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Gửi: Thượng nghị sĩ John McCain

Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse

Ngày 08 tháng Tám năm 2014

Kính thưa Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse:

Về: Hậu quả tiêu cực gián tiếp của việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Trước tiên, chúng tôi xin gửi lời chào mừng chân thành tới hai ông trong chuyến thăm lần này tới Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tên của hai ông luôn ở tuyến đầu của tất cả những nỗ lực thúc đẩy và củng cố sự hợp tác giữa hai đất nước. Dĩ nhiên với mối quan hệ đối tác gần gũi với Hoa Kỳ, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi trên cả phương diện kinh tế và xã hội. Bởi vậy, chúng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn của chúng tôi đối với sự cống hiến của hai ông nhằm thúc đẩy mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.

Chúng tôi được biết rằng trong những tháng vừa qua Quốc hội Hoa Kỳ đã tăng cường xem xét việc nới lỏng và bãi bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho chính phủ Việt Nam. Trong khi động thái mới này hứa hẹn sẽ mang lại mối quan hệ quân sự tốt đẹp giữa hai quốc gia, đóng góp vào việc tăng cường sức mạng quốc phòng của Việt Nam trong điều kiện khiêu khích gia tăng ở vùng biển Hoa Nam (tên quốc tế: South China Sea, tên Việt Nam: Biển Đông), chúng tôi cho rằng cần thiết phải nêu ra các quan ngại của chúng tôi về những rủi ro liên quan đến việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí này.

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh những nỗ lực trên trường quốc tế nhằm thể hiện sự tán dương của họ đối với các quyền con người bằng cách tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống tra tấn và giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn nghèo nàn, nếu không muốn nói là còn tệ hơn. Trong 12 tháng qua, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục thi hành những đạo luật an ninh quốc gia mơ hồ, chẳng hạn như Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự, để bắt bớ và cầm tù nhiều hơn những blogger, nhà báo, nhà vận động pháp lý, các nhà hoạt động nhân quyền và quyền của người dân tộc thiểu số. Cùng với việc bịt miệng các tiếng nói bất đồng, con số người chết vì những hành động hung bạo của cảnh sát cũng gia tăng, thường xuyên có cac vụ đàn áp các tổ chức tôn giáo phi nhà nước và tiếp tục có những sự sách nhiễu và đe dọa đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Một điều rõ ràng là Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn giữa những lời hứa long trọng về nhân quyền trên trường quốc tế và việc thực thi chúng ở cấp quốc gia.

Mặc dù gần đây đã có một số tù nhân chính trị được trả tự do, điều mà chúng tôi cũng mong đợi và trân trọng sự bày tỏ thiện chí của chính phủ trong việc cải thiện nhân quyền, tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải lưu ý rằng sự cải thiện đang diễn ra, nếu có, có thể bị đảo ngược khi chính phủ vẫn tỏ ra mơ hồ, không rõ ràng trong kế hoạch giải quyết những vấn đề nhân quyền đang tồn tại. Vì vậy, một bước thụt lùi về nhân quyền là hoàn toàn có thể xảy ra một khi chính phủ đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Trong một kịch bản như vậy, chúng tôi tin rằng họ sẽ đi ngược lại thiện chí của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm có được vũ khí sát thương để chống lại công dân Việt Nam.

Với những quan ngại chúng tôi đã nêu ra, chúng tôi muốn thúc giục Quốc hội Hoa Kỳ, trước khi bán bất cứ vũ khí nào cho Việt Nam, yêu cầu Việt Nam đặt ra một lộ trình rõ ràng với những hành động cụ thể và đo lường được trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách về nhân quyền. Những hành động đó phải bao gồm, trước tiên và trên hết, là bãi bỏ các quy định mơ hồ về an ninh quốc gia, tôn trọng các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay, trong đó bao gồm cả 25 người trong danh sách kèm theo thư này.

Xin cảm ơn sự quan tâm của hai ông đối với vấn đề này.

Trân trọng,

Các tổ chức cùng ký tên:

1. Diễn đàn Xã hội Dân sự

2. Hội đoàn kết công nông Việt Nam

3. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam

4. Hội Anh em Dân chủ

5. Hội Bầu Bí Tương Thân

6. No-U FC Hà Nội

7. No-U FC Sài Gòn

8. Một nhóm các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây

9. Phong trào Con đường Việt Nam

10. Tổ chức Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại (VOICE)

—————

Nguyên bản thư tiếng Anh và danh sách 25 người đính kèm thư:

JOINT LETTER BY VIETNAM’S INDEPENDENT CIVIL SOCIETY ORGANIZATIONS

To: Senator John McCain

Senator Sheldon Whitehouse

August 8, 2014

Dear Senators John McCain and Sheldon Whitehouse:

Re: Negative Repercussions of a Lift of the Lethal Weapons Ban in Vietnam

First of all, we would like to extend a heartfelt welcome to you upon your visit to Vietnam. Since Vietnam and the US formally normalized diplomatic relations, your names have always been at the forefront of every effort to promote and strengthen cooperation between the two countries. It is with certainty that due to the close partnership with the US, Vietnam has been benefitting both economically and socially. Therefore, we would like to express our gratitude for your dedication towards the advancement of the US – Vietnam relations.

It comes to our knowledge that in recent months there has been increased consideration among the US Congress towards easing and lifting the ban on the sale and transfer of lethal weapons to the Vietnam Government. While this new development would promise much-appreciated military cooperation between the two nations, which would contribute to the strengthening of Vietnam’s defense force amid growing aggressiveness in the South China Sea, we deem it necessary to put forward our concerns in terms of the risks related to the removal of the arms sales ban.

Although Vietnam has stepped up efforts on the international stage to demonstrate its celebration for human rights by joining the UN Convention against Torture and winning a seat on the UN Human Rights Council, its human rights record at home remains poor, if not deteriorating. In the last 12 months, the Vietnamese government has continued to employ vague national security laws, such as Article 79, 88 and 258 of its Penal Code, to arrest and imprison more bloggers, journalists, legal advocates, human rights and ethnic minority rights activists. Along with silencing dissident voices, there are increasing numbers of deaths resulting from police brutality, frequent crackdowns on non-state religious associations, and continued harassment and intimidation of human rights defenders. It is clear that Vietnam still maintains a big gap between its ceremonious pledges of human rights commitment in the international arena and its implementation at the national level.

Although there have been recent releases of some political prisoners, which we welcome and appreciate this demonstration of the government’s intention to improve on human rights, however, we must note that the ongoing improvement, if any, could be inconsistent as the government remains largely ambiguous and elusive in its plan to address perpetuating human rights issues. Thus, a backward step in human rights could be possible once the government achieves its political goals. In such a scenario, we believe it would be against the US Congress’s goodwill to have the lethal weapons turned against the Vietnamese citizens.

With regard to our aforementioned concerns, we would urge the US Congress, ahead of any possible arms sales, to request Vietnam to put forth a clear agenda of concrete and measurable actions in addressing urgent human rights issues. Those actions must include, first and foremost, repeal of vague national security laws, respect for human rights defenders and the immediate and unconditional release of all the Vietnamese prisoners of consciences, including these 25 people as listed in the attached document.

Thank you for your time and attention to this matter.

Yours sincerely,

We the undersigned:

1. Civil Society Forum

2. The United Workers-Farmers Organization of Vietnam

3. The Association of Political & Religious Prisoners of Vietnam

4. The Brotherhood for Democracy

5. Bau Bi Tuong Than Association

6. No-U FC of Hanoi

7. No-U FC of Saigon

8. A group of followers of Hoa Hao Buddhist Church West branch

9. The Vietnam Path Movement

10. Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE)

* * *

LIST OF 25 PRISONERS OF CONSCIENCE

1. Bui Thi Minh Hang

• DOB: 1964

• Years Sentenced: Pending

• Location: Lap Vo Detention Center, Dong Thap Prison

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC)

• Details: Bui Thi Minh Hang is an outspoken advocate on behalf of peasants whose lands were confiscated to make room for development projects. She was among a group of 21 people on mopeds that were attacked by Dong Thap police on 12 Feb 2014, about 140 km of Ho Chi Minh City. The group was on their way to visit Nguyen Bac Truyen, a lawyer and former political prisoner in Dong Thap.

• Compelling Reason for Release: Health deteriorating due to hunger strike in May 2014 which lasted 2 weeks

2. Dinh Nguyen Kha

• DOB: 1988

• Years Sentenced: 4 years imprisonment; 3 years house-arrest

• Location: Xuyen Moc Prison, Ba Ria Vung Tau Province

• Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC)

• Details: Dinh Nguyen Kha was arrested in 2012 for handing out leaflets that “distort the Party and the State’s policies related to religion and land, and exhibit a twisted viewpoint regarding the Spratly and Paracel islands and the border land between Vietnam and China.” The state media accused him of “calling and agitating people to protest against the Communist Party of Vietnam and the Socialist Republic of Vietnam.”

3. Do Nam Trung

• DOB: 1981

• Years Sentenced: Pending

• Location: Dong Nai Prison, Dong Nai Province

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC)

• Details: Do Nam Trung is a member of the Brotherhood for Democracy. He has been accused of provoking a violent riot in a Dong Nai Province’s industrial park in May 2014 along with Le Thi Phuong Anh and Pham Minh Vu.

4. Doan Huy Chuong

• DOB: 1985

• Years Sentenced: 7 years imprisonment

• Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K2)

• Criminal Charge(s): Disrupting security (§89 VCC).

• Details: Doan Huy Chuong is a labor activist who organized a strike in a shoe factory in Tra Vinh Province and distributed anti- government leaflets. Arrested on 11 February 2010, tried on 26 June 2010 in Tra Vinh Province; sentence upheld at appellate trial in Tra Vinh Province on 18 March 2011. As President of the United Workers and Farmers Association (UWFA), Doan Huy Chuong was previously arrested in Nov. 2006 and later sentenced to 18 months imprisonment.

• Compelling Reason for Release: Suffers from internal injuries as a result of being tortured in prison

5. Duong Thi Tron

• DOB: 1947

• Years Sentenced: 9 years imprisonment

• Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K5)

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§245 VCC) and resisting officers performing their duties (§ 257 VCC)

• Details: Hoa Hao Buddhist Church-Original Branch (HHBC-O) is independent to the state-controlled Hoa Hao Buddhist Commission and does not accept any interference by the Vietnamese authorities. Tron is an active member of HHBC-O (Dong Thap) and í the wife of its chairman, Nguyen Van Tho.

• Compelling Reason for Release: She is suffering from low blood pressure and old age. She does not have access to medication.

6. Le Quoc Quan

• DOB: 1971

• Years Sentenced: 2.5 years imprisonment

• Location: An Diem Prison, Quang Nam Province

• Criminal Charge(s): Tax evasion (§161 VCC)

• Details: Le Quoc Quan is a human rights lawyer, democracy activist and prominent Catholic blogger. He was arrested by the Vietnamese government on charges of tax evasion on 27 December 2012, convicted on 2 October 2013, and sentenced to 30 months in prison and fined 100,000 USD. The arrest was condemned by international human rights organizations and the US government.

• Compelling Reason for Release: Deteriorating health as a result of three hunger strikes

7. Le Thi Phuong Anh

• DOB: 1984

• Years Sentenced: Pending

• Location: Dong Nai Prison, Dong Nai Province

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC)

• Details: Le Thi Phuong Anh is a human rights and democracy activist. She has been accused of provoking a violent riot in a Dong Nai Province’s industrial park in May 2014 along with Do Nam Trung and Pham Minh Vu

8. Mai Thi Dung

• DOB: 1969

• Years Sentenced: 11 years imprisonment

• Location: Thanh Xuan Prison, Hanoi

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§245 VCC)

• Details: Mai Thi Dung is a religious worker of the Hoa Hao Buddhist Church – Original Branch. She was arrested and charged under Article 245 for resisting and defending a religious gathering that was being interrupted by the authorities.

• Compelling Reason for Release: Suffers from internal injuries as a result of being tortured in prison and is currently undergoing medical complications due to kidney stones

9. Ngo Hao

• DOB: 1943

• Years Sentenced: 15 years imprisonment; 5 years house-arrest

• Location: Xuan Phuoc Prison, Phu Yen Province

• Criminal Charge(s): Conducting activities to overthrow the people’s government (§79 VCC)

• Details: Ngo Hao is a democracy activist. He was arrested for writing and spreading articles criticizing the government’s policies.

• Compelling Reason for Release: Suffering from old age; forced to work in prison and currently does not have strength to stand on his own.

10. Nguyen Hoang Quoc Hung

• DOB: 1982

• Years Sentenced: 9 years imprisonment

• Location: Xuyen Moc Prison, Ba Ria Vung Tau Province

• Criminal Charge(s): Disrupting security (§89 VCC).

• Details: Nguyen Hoang Quoc Hung is a member of “Victims of Injustice”—a group that advocates on behalf of victims of land confiscation.

11. Nguyen Huu Vinh (Ba Sam)

• DOB: 1956

• Years Sentenced: Pending

• Location: Hanoi

• Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC)

• Details: Nguyen Huu Vinh – a liberal blogger – is well known for his regular posts which have opposing opinions. He is also known for delivering news about China’s hostile and provocative moves against Vietnam’s territorial sovereignty, a topic the government of Vietnam deemed sensitive to the relations between the two countries and therefore, often ignored.

12. Nguyen Thi Minh Thuy

• DOB: 1980

• Years Sentenced: Pending

• Location: Hanoi

• Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC)

• Details: Nguyen Thi Minh Thuy is an employee of Nguyen Huu Vinh’s business. She was accused of helping Vinh “publish online articles with bad contents and misleading information to lower the prestige and create public distrust of government offices, social organizations and citizens”

13. Nguyen Thi Thuy Quynh

• DOB: 1986

• Years Sentenced: Pending

• Location: Lap Vo Detention Center, Dong Thap Prison

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC)

• Details: Nguyen Thi Thuy Quynh is a religious worker in the Hoa Hao Buddhist Church – Original Branch. She was arrested along with Bui Thi Minh Hang on their way to visit Nguyen Bac Truyen.

14. Nguyen Van Hai (Dieu Cay) .

• DOB: 1952

• Years Sentenced: 12 years imprisonment; 5 years house-arrest

• Location: Prison No.6, Nghe An Province

• Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC)

• Details: Nguyen Van Hai, also known as Nguyen Hoang Hai, better known by his pen name Dieu Cay, is a Vietnamese blogger who has been prosecuted by the government of Vietnam for tax evasion and “disseminating anti-state information and materials”. His imprisonment was protested by several international human rights organizations, and Amnesty International considers him a prisoner of conscience.

• Compelling Reason for Release: Imprisoned in solitary confinement.

15. Nguyen Van Lia

• DOB: 1940

• Years Sentenced: 4.5 years imprisonment

• Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K2)

• Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC)

• Details: Nguyen Van Lia is a longtime adherent of Hoa Hao Buddhism, a religious group often suppressed by the government, and the co-author of several Hoa Hao Buddhist religious instruction texts and books. He was charged with violating Article 258 of the penal code for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state,” a vague crime that could result in a sentence of up to seven years.

• Compelling Reason for Release: Suffers from old age; high blood pressure and does not have access to medication. His family is not permitted to send medication.

16. Nguyen Van Ly

• DOB: 1946

• Years Sentenced: 8 years imprisonment; 5 years house-arrest

• Location: Nam Ha Prison, Ha Nam Province

• Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC)

• Details: Father Thadeus Nguyen Van Ly is a Vietnamese Roman Catholic priest and dissident involved in many pro-democracy movements for which he was imprisoned for a total of almost 15 years. For his ongoing imprisonment and continuous non-violent protest, Amnesty International adopted Father Lý in December 1983 as a prisoner of conscience. Most recently, his support for the Bloc 8406 manifesto has led to his sentence on 30 March 2007, for an additional eight years in prison.

17. Nguyen Van Minh

• DOB: 1980

• Years Sentenced: Pending

• Location: Lap Vo Detention Center, Dong Thap Prison

• Criminal Charge(s): Resisting persons in the performance of their official duties. (§275 VCC).

• Details: Nguyen Van Minh is a religious worker of the Hoa Hao Buddhist Church – Original Branch. He was arrested along with Bui Thi Minh Hang on their way to visit Nguyen Bac Truyen.

18. Pham Minh Vu

• DOB: 1980

• Years Sentenced: Pending

• Location: Dong Nai Prison

• Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC)

• Details: Pham Minh Vu is a member of the Brotherhood for Democracy. He has been accused of provoking a violent riot in a Dong Nai Province’s industrial park in May 2014 along with Le Thi Phuong Anh and Do Nam Trung.

19. Pham Viet Dao

• DOB: 1951

• Years Sentenced: 15 months imprisonment

• Location: Hanoi

• Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC)

• Details: Pham Viet Dao is a former Vietnamese Communist Party member and government official. He was convicted under Article 258 of Vietnam’s penal code for allegedly “abusing democratic freedoms to infringe on the interests of the State.”

20. Phan Van Thu

• DOB: 1948

• Years Sentenced: Life imprisonment

• Location: Unknown

• Criminal Charge(s): Conducting activities to overthrow the people’s government (§79 VCC)

• Details: Phan Van Thu was arrested on 05 February 2012 in Phu Yen Province. He was allegedly the leader of Public Law Council of Bia Son, which the Vietnamese police newspaper has accused of “conducting activities to overthrow the people’s government.”

21. Ta Phong Tan

• DOB: 1968

• Years Sentenced: 10 years imprisonment; 5 years house-arrest

• Location: Yen Dinh Prison, Thanh Hoa Province

• Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC)

• Details: Ta Phong Tan is a Vietnamese dissident blogger, a former policewoman and member of the Communist Party of Vietnam. She was arrested in September 2011 under anti-state propaganda charges for her blog posts alleging government corruption.

• Compelling Reason for Release: Under psychological pressure because of civil disobedience within prison.

22. Tran Huynh Duy Thuc

• DOB: 1965

• Years Sentenced: 16 years imprisonment; 5 years house-arrest

• Location: Xuyen Moc Prinson, Dong Nai Province

• Criminal Charge(s): Conducting activities to overthrow the people’s government (§79 VCC)

• Details: According to the indictment, along with Nguyen Tien Trung, Le Cong Dinh and Le Thang Long, Tran Huynh Duy Thuc had sought to build a multiparty system and written 53 articles, amongst them “The Vietnam’s Roadmap”, and posted them on the internet. Thuc was director general of the OCI telecommunication company. Initially at his arrest on 24 May 2009, he had been accused of “theft of telecom fees”. Later the charge was turned to “spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” (§88 VCC) and finally to subversive activities (§79 VCC). He was tried on 20 January 2010 in Ho Chi Minh City. His sentence was upheld at the appellate trial on 11 May 2010.

• Compelling Reason for Release: Was forced into solitary confinement as a disciplinary punishment.

23. Tran Vu Anh Binh

• DOB: 1974

• Years Sentenced: 6 years imprisonment; 2 years house-arrest

• Location: An Phuoc Prison, Binh Duong Province

• Criminal Charge(s): Tran Vu Anh Binh is a Catholic songwriter and member of the Patriotic Youth Group (PYG) who participated in anti-China demonstrations in Ho Chi Minh City. Along with 4 members of PYG, he was arrested on 19 September 2011 in HCM City.

24. Truong Duy Nhat

• DOB: 1964

• Years Sentenced: 2 years imprisonment

• Location: Hoa Son Prison, Da Nang

• Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC)

• Details: Truong Duy Nhat was sentenced to 2 years imprisonment for allegedly “abusing the rights of freedom” in writing his blog “Another Point of View”. The charges were based on 12 specific entries on his blog in which he criticized the performances of top government and Party officials, including the General Secretary and the Prime Minister.

25. Vo Minh Tri (Viet Khang)

• DOB: 1978

• Years Sentenced: 4 years imprisonment; 2 years house-arrest

• Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K2)

• Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC)

• Details: Vo Minh Tri has composed 2 patriotic songs: “Who are you?” and “Where is my Vietnam?”. He personally performed them and posted them on the internet to support anti-China demonstrations in Vietnam. He was arrested on 23 December 2011 in HCM City.

Total years of imprisonment: 121.25
Total years of house-arrest: 32
Total cases of life imprisonment: 1
Total cases still pending: 8

Về việc nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn “xin rút khỏi văn đoàn độc lập”

Ngày 4/8/2014, hộp thư của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐ) nhận được lá thư sau:

THƯ ĐỖ MINH TUẤN XIN RÚT KHỎI VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬPHà Nội, ngày 4-8-2014

Kính gửi: Nhà văn Nguyên Ngọc cùng toàn thể các anh các chị tham gia Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập!

Khi biết tin về việc thành lập Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập, tôi nghĩ đây là một hoạt động dân sự lành mạnh, có ích cho xã hội và hợp pháp trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập vào thế giới nên đã gửi thư xin tham gia và đã được các anh chị chấp nhận. Tôi hiểu rằng, Văn đoàn độc lập chưa được cấp phép hoạt động nên việc ghi danh vào Ban Vận động chỉ là để xúc tiến việc thành lập với các thủ tục pháp lý do pháp luật quy định, cho nên, việc ghi tên trong danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn không có nghĩa mình đã nghiễm nhiên trở thành hội viên chính thức của Văn đoàn độc lập.

Tuy nhiên, thật không ngờ, sau khi ghi tên vào danh sách Ban Vận động, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực từ các tổ chức, cơ quan, gia đình và bè bạn như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai Phẩm ngày xưa. Gia đình lo lắng, bạn bè bị tổn thương, các đối tác không tiếp tục hợp đồng… khiến tôi chưa tham gia được việc gì với Văn đoàn mà cuộc sống đã gặp nhiều đe doạ, cuộc sống gia đình đã chịu nhiều ảnh hưởng.

Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ tham gia tổ chức chính trị nào kể cả Đảng CSVN, nay gặp những đe doạ quyết liệt mang tính chất sống còn giành cho những người tham gia tổ chức chính trị đối kháng như vậy, tôi rất bất ngờ, hoang mang và lo lắng, không biết nên xử lý ra sao.

Tôi nghĩ rằng việc ghi tên vào danh sách Ban vận động cũng chỉ là một cách tỏ thái độ ủng hộ việc này, chứ tôi chưa hề có một đóng góp cụ thể nào cho công việc của Ban vận động. Không làm được gì cho Văn đoàn mà lại làm cho những người thân bạn bè và xã hội lo lắng, hồ nghi và xa lánh. Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau.

Do vậy, sau một thời gian suy nghĩ, cân nhắc, tôi viết thư này xin được rút tên khỏi danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập với ý nguyện rằng khi Văn đoàn được chính thức cấp phép thành lập với các tiêu chí rõ ràng và các tiêu chuẩn hội viên cụ thể tôi sẽ nộp đơn xin được tham gia với tư cách là Hội viên của Văn đoàn.

Chúc sức khoẻ các anh chị và chúc cho Văn đoàn độc lập sớm được thành lập chính thức để đi vào hoạt động.

Thân mến,

Đỗ Minh Tuấn
————————————————————

BVĐ xin trả lời ông như sau:

1/ BVĐ xin trân trọng cảm ơn nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn về lá thư thể hiện rõ ý kiến và nguyện vọng của ông, quan điểm và tình cảm của ông với Văn đoàn (sẽ ra đời trong tương lai), với việc thành lập cũng như hoạt động của BVĐ; nói rõ nguyên nhân khách quan buộc ông phải rút tên khỏi BVĐ.

2/ Tuy nhiên, BVĐ cần thưa lại với ông về hai lầm lẫn trong thư của ông:

– Tiêu đề lá thư viết chưa chính xác: ông “xin rút khỏi Văn đoàn Độc lập”, nhưng Văn đoàn chưa ra đời, vậy chúng tôi hiểu là ông “xin rút khỏi BVĐ VĐL”.

– Ngay cả khi hiểu như vậy, cũng vẫn có sự nhầm lẫn đáng tiếc vì ông chưa hề có tên trong danh sách chính thức của BVĐ (danh sách này luôn có mặt ở trang chủ của website: vandoandoclapvietnam.org)

3/ Sự thực là nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn chỉ có tên trong danh sách những người “hưởng ứng và đăng ký tham gia VĐĐLVN”, nhưng vì thư đăng ký của ông đến sau ngày BVĐ tuyên bố ra mắt và ngưng nhận mọi sự gia nhập (3/3/2014) nên chúng tôi đã xác định rõ: “Ban Vận động VĐ ĐL VN xin trân trọng cảm ơn sự hưởng ứng của quí vị và xin hẹn làm việc chính thức với quí vị khi nào Văn đoàn ra mắt”.

Điều này có nghĩa rất rõ ràng là ông Đỗ Minh Tuấn chưa hề có tên trong bất cứ thiết chế, tổ chức nào liên quan đến mấy tiếng “Văn đoàn Độc lập”.

4/ Tuy nhiên, để tránh cho nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn bị những kẻ xấu gây phiền hà và gia đình ông lo lắng không cần thiết, BVĐ đã bỏ tên ông khỏi danh sách “những người hưởng ứng…” trên Văn Việt: http://vanviet.info/bandoc-vanviet/huong-ung-van-doan-doc-lap-viet-nam/)

5/ Trong thư của ông Đỗ Minh Tuấn có câu: “Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau” là không chính xác. Cho đến nay, trong số 05 (năm) người xin rút tên khỏi BVĐ (trên tổng số 61) chỉ có nhà văn Nguyễn Quang Lập là người đã đóng góp nhiều công sức cho trang mạng Văn Việt đã tuyên bố rút tên ra mọi tổ chức mà anh từng tham gia (Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, BVĐ VĐ ĐLVN), nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (Canada) rút khỏi BVĐ vì lý do công việc nhưng vẫn đóng góp tích cực vào trang Văn Việt, ba người khác chưa đóng góp gì nhưng 1 người xin rút vì lý do sức khoẻ và 2 người nói rõ là vì bị gây phiền hà ở cơ quan.

Lá thư của nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn một lần nữa tố cáo trước công luận Việt Nam và thế giới tình trạng khủng bố hoàn toàn trái pháp luật đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Điều nghiêm trọng là nó đánh vào cả những tên tuổi nổi tiếng với công chúng văn nghệ, chứng tỏ sự bất chấp pháp luật và các quyền con người, quyền công dân của một số cơ quan quyền lực nào đó đã ở mức trắng trợn, ngang nhiên coi thường mọi cam kết của Nhà nước Việt Nam với nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh áp lực về cải thiện nhân quyền và dân chủ hoá như một điều kiện thiết yếu để Việt Nam nhận được sự trợ giúp hữu hiệu của Hoa Kỳ và các nước dân chủ trong việc bảo vệ lãnh thổ trước hoạ xâm lăng China, những hành vi như thế mang tính chất phá hoại công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam

Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương

Nguyễn Quốc Khải
Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm do BPSOS phát động đã đạt được nhiều kết quả cụ thể trong vòng đúng một năm kể từ ngày khởi đầu.

Còn quá nhiều Tù Nhân Lương Tâm

Trước hết chúng ta nói đến chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm. Hiện nay trên thế giới có 30 Tù Nhân Lương Tâm được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu. Trong số đó có 13 Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, kể cả ba trường hợp mới nhất là Tù Nhân Lương Tâm Võ Minh Trí tức Nhạc Sĩ Việt Khang được DB Michael McCaul (Cộng Hòa, Texas) đỡ đầu và hai Tù Nhân Lương Tâm khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương được DB Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) đỡ đầu cùng một lúc vào tháng Bẩy vừa qua.

Mười Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam còn lại gồm TS. Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal), Mục Sư Nguyễn Công Chính (Alan Lowenthal), Mục Sư Dương Kim Khải (Ted Poe), Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Christopher Smith), Trần Huỳnh Duy Thức (Zoe Lofgren), Nguyễn Văn Lía (Zoe Lofgren), Tạ Phong Tần (Sheila Jackson Lee), và Ls. Lê Quốc Quân (Loretta Sanchez). Trong số mười người vừa kể, có ba Tù Nhân Lương Tâm đã được trả tự do vô điều kiện là TS Cù Huy Hà Vũ, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và KS Nguyễn Tiến Trung.


Hình (Nguyễn Quốc Khải): Sau khi ra khỏi tù và sang đến Mỹ, TS Cù Huy Hà Vũ viếng thăm DB David Price (Dân Chủ, North Carolina), người đã bảo trợ ông từ khi còn là người Tù Lương Tâm tại Việt Nam. Từ trái: TS Nguyễn Đình Thắng (BPSOS/CAMSA), LS Gia Hartman (BPSOS), cô Elise Xuân Phương (BPSOS), DB David Price, LS Nguyễn Thị Dương Hà, TS Cù Huy Hà Vũ và ô. Nguyễn Quốc Khải (BPSOS/CAMSA).Tại Việt Nam có khoảng 200 Tù Nhân Lương Tâm. Đây là những người vì lương tâm mà tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền làm người của những người khác, chống lại bất công trong xã hội mà những nạn nhân điển hình là những dân oan mất nhà mất đất, những nạn nhân của nạn buôn người, những công nhân bị bóc lột lao động, những người bị tước đoạt những quyền tự do căn bản. Họ bị tù đầy vì bị CSVN khép vào tội hình sự theo các Điều Khoản 88, 79, và 279 của Luật Hình Sự. Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương là những trường hợp điển hình. Cà ba người này bị chế độ CSVN kết án tổng cộng 23 năm tù vì tranh đấu cho quyền lợi của người lao động và dân oan bị cưỡng chiếm nhà đất.

Trong thời gian tới Chương Trình Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm và BPSOS sẽ đặc biệt tranh đấu đòi trả tự do cho sáu Tù Nhân Lương Tâm sau đây: Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, Trần Vũ Anh Bình, Hồ Thị Bích Khương, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương.

Quốc hội chiếm ưu thế

Để tạo sức ép đòi CSVN trả tự do cho tất cả các Tù Nhân Lương Tâm, Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm liên tục vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ để yêu cầu các nhà lập pháp Hoa Kỳ đặt điều kiện về nhân quyền, đặc biệt là quyền lao dộng, khi cứu xét cho Việt Nam tham dự vào Thương Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).

Qua sự vận động ráo riết của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ (Coalition for Free and Democratic Vietnam – viết tắt là CFDV), trong đó có BPSOS và CAMSA, cho đến nay đã có 255 dân biểu lên tiếng chính thức phản đối cho Việt Nam vào TPP. Đa số nêu lý do chính là Việt Nam vi phạm quyền lao động. Một nhóm gồm 36 dân biểu không chấp nhận Việt Nam tham gia vào thương ước này vì Việt Nam cạnh tranh bất công trong ngành dệt may. Ngoài ra còn có 39 dân biểu khác không lên tiếng chính thức và không nêu đích danh Việt Nam nhưng chống TPP. Con số 255 dân biểu chính thức chống TPP đã vượt xa một nửa con số 435 thành viên của Hạ Viện. Nếu không kể 36 dân biểu chống TPP vì ngành dệt, chúng ta vẫn còn 119 phiếu chống, nghĩa là vẫn quá bán. Do đó Việt Nam không thể vào được TPP dù Tổng Thống Obama đồng ý. Một khi hầu hết các dân biểu Dân Chủ đều chống TPP cho Việt Nam, ông Tổng Thống Dân Chủ cũng khó có thể làm trái ý được.

Cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ của CFDV vẫn tiếp tục.

Điều kiện tiên quyết

Việt Nam từng thương thuyết với Hoa Kỳ cho Việt Nam một thời gian 5 năm để sửa đổi luật Lao Động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là về quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền thành lập công đoàn độc lập. Việt Nam cũng từng đề nghị cho các công đoàn ở cấp địa phương được tự trị, nhưng vẫn trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN), một tổ chức của Đảng CSVN. Hai đề nghị này không có giá trị. Chúng chỉ cho thấy rằng CSVN vẫn không từ bỏ chủ mưu muốn kìm kẹp công nhân. Vào năm 2008, CSVN cũng đã từng đưa ra những ý kiến tương tự, nhưng đã bị Hoa Kỳ bác bỏ, khi họ muốn xin Hoa Kỳ cho hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preferences) về thuế quan, để có thể xuất khẩu khoảng 5.000 sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ miễn thuế. Từ 2008 đến nay đã 6 năm, Luật Lao Động Việt Nam vẫn không thay đổi. TLĐLĐVN vẫn chứng tỏ là một tổ chức của Đảng CSVN, không đem lại một lợi ích thiết thực cho công nhân cả.

Vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể cũng là một điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận võ khí đối với Việt Nam – một điều mà CSVN rất mong muốn trước sự xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc. Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius chủ trương bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã nhắc nhở rằng lệnh cấm vận này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.

CSVN sửa đổi luật Lao Động và trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm, đặc biệt là hai nhà bênh vực quyền lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, là phương cách nhanh chóng nhất để giải quyết vấn đề TPP. Trong trường hợp này CSVN cũng sẽ có thể đạt được Hoa Kỳ thỏa thuận bán võ khí sát thương và quan hệ giữa hai nước sẽ tốt đẹp hơn, có lợi cho cả đôi bên.

Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương

Hai dân biểu chủ xướng chương trình đỡ đầu cho Tù Nhân Lương Tâm là các ông Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia) và James McGovern (Dân Chủ, Massachusetts). Cả hai vị này là đồng chủ tịch của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Những nhà lập pháp Hoa Kỳ khác đã ủng hộ mạnh mẽ chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm Tù Nhân Lương Tâm là DB Ed Royce (Cộng Hòa, California), TNS Ben Cardin (Dân Chủ, Maryland), DB David Price (Dân Chủ, North Carolina), DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), DB Chris Smith (Cộng Hòa, New Jersey), DB Sheila Jackson Lee (Dân Chủ, Texas).

Từ 2008 đến cuối năm 2013, BPSOS đã vận động được một ngân khoản 168 ngàn Mỹ kim và đã chuyển tất cả số tiền này đến 46 nhà tranh đấu nhân quyền bị tù đầy hoặc lâm nạn tại Việt Nam.

Song song với chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm, Quốc Hội Hoa Kỳ còn yểm trợ chiến dịch chống tra tấn do BPSOS phát động từ 2010. Mục tiêu là bảo vệ các tù nhân, đặc biệt là Tù Nhân Lương Tâm. Việt Nam đã ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (U.N. Convention Against Toture viết tắt là CAT) vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, Chiến Dịch Chống Tra Tấn vẫn tiếp tục để bảo đảm rằng CSVN nghiêm chỉnh thi hành CAT. Theo những tin tức chúng tôi nhận được từ thân nhân của một số tù nhân lương tâm, những người này không còn bị tra tấn thể xác hay đánh đập nữa. Nếu ai có bằng chứng về việc CSVN còn tiếp tục tra tấn tù nhân lương tâm, xin vui lòng thông báo cho báo chí, các tổ chức nhân quyền, và BPSOS.

Về phía người Việt hải ngoại, chúng ta có chương trình kết nghĩa và bảo trợ các Tù Nhân Lương Tâm. Theo đó người Việt ở nước ngoài yểm trợ tinh thần và vật chất một Tù Nhân Lương Tâm ở trong nước qua gia đình của Tù Nhân Lương Tâm để họ có phương tiện chăm sóc và tranh đấu đòi tự do cho Tù Nhân Lương Tâm. Người kết nghĩa cũng có thể trợ giúp Tù Nhân Lương Tâm một cách gián tiếp qua Quỹ Tù Nhân Lương Tâm của BPSOS. Chương trình kết nghĩa và bảo trợ này của người Việt ở nước ngoài tỏ ra rất có hiệu quả vì mang đến gia đình Người Tù Lương Tâm những yểm trợ thiết thực.

Nguyễn Quốc Khải

Giới thiệu “ÐÈN CÙ, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản” của TRẦN ÐĨNH

Ngô Nhân Dụng
Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Dưới cái tựa Đèn Cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn suôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.
Trần Ðĩnh, 1998, Trần Ðộ chụp – (hình: tác giả cung cấp)

Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.

Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị. Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ.” Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụ trách báo Sự Thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ.” Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh Muốn Nằm!” “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”

Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi lao động “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Người đàn bà mang tội là “vợ Nhân Văn”… bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ…” [N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển.” Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tầu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉ thuật lại những gì mình nghe, mình thấy. Thời sau chiến tranh, báo Nhân Dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến người bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh.” Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần Lễ Vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được ban Tuyên Huấn Trung ương đến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền.” Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [phó thủ tướng đổi tiền], nguyên trưởng ban tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo…” Và ông nhắc lại bài Quốc Tế Ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!” Phê: “Quá giỏi!”


Ở văn phòng mới dọn đến của Tổng bí thư mùa thu 1949. Hàng đầu toàn ngồi xổm, từ trái qua, vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh. Ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, áo blu dông Mỹ trắng. Hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường, thư ký tòa soạn báo – (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)

Đèn Cù đầy rẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều “clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này. Tất cả là “truyện tôi.” Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi.” Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên Đèn Cù là một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, Lê Đạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra. Độc giả nghĩ Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn Cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.


Tại tòa soạn báo Sự Thật: (từ trái) Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ (sau này tự tử ở bệnh viện Nam Ninh, Trung Quốc)- (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)

Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi.” Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá…”

Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Trần Đĩnh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông tổng biên tập báo Sự Thật (Trường Chinh) dậy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An Toàn Khu), năm 1949. Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư.” Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau nay nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa Bài do Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa bác, Bác để quên ạ!” Và nhìn thấy “Mặt cụ xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại… Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì…” Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…” Trần Đĩnh chắc là người đầu tiên tiết lộ Hồ Chí Minh đã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu tố cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà Năm đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh. Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác.” Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô làm bút hiệu viết trên báo. Ông cũng kể chuyện đi theo Hồ Chí Minh dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học” ở Móng Cái, năm 1960. Hồ viết lên bảng một chữ Hán “nhân,” rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?” Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi, đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?” Trần Đĩnh là người đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này. Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. … Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người ta đái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’” Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …” Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơi đi.

Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang “phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau đó tập hồi ký không dùng đến vì biết mình đã thua hẳn phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký giúp cho người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất Khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam. Viết Bất Khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối.” Nhưng được những độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire.” Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay.” Một lần năm 1960 gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi.’ Viết xong tiểu sử, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ.” Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).

Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù… Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay.” Và Thọ hứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không viết, “Hú vía!” Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh nhờ viết hồi ký, đều từ chối. Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả hai đều trong Bộ Chính Trị. Gần gũi họ, cho nên mới biết cảnh trong nhà Lê Đức Thọ một ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi tiến ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh.


Tô Hoài (phải) và Trần Ðĩnh (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)

Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ở Bắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959. Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn “Từ số không đến vô định” của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong đại hội thứ 20 đảng Cộng sản Liên xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi, được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoa đua nở” báo Nhân Dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng, mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng.” Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng.” Cho nên, “Tôi bắt đầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham.” Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối thủ của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân Dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”

Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, vì nhớ mãi câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ.” Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm báo tiết lộ về cuộc họp chi bộ trong Văn Nghệ Báo để nghe chỉ thị tối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quả bom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này.” Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh, “đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng.” Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủ trương Mao; ghét những người muốn theo Cộng sản Nga muốn chung sống hòa bình với Mỹ và giảm bớt ách độc tài trong nước. Lê Duẩn từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.”

Đối nội, Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng;” đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh giằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để được Mao ủng hộ. Trần Đĩnh cũng bị nghi ngờ, bị hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chống đảng.” Lê Đức Thọ gọi Trần Đĩnh tới, kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ… tiếc lắm… Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài…”

Đối với bên ngoài, Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa gây lo lắng Trung Quốc sẽ loạn lớn, Lê Duẩn thấy phải đánh ngay, đánh trước khi Bắc Kinh tan vỡ không còn chỗ dựa. Cho nên mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau này, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.

Đèn Cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng.” Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh…. Những đoạn phim thú vị nhất rút ra từ cuộc sống của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ, những người qua đường.


Ở nhà Trần Đĩnh, trong khu văn công Cầu Giấy.
Từ trái sang: vợ chồng Đoàn Viết Hoạt, Trần Đĩnh, Mây, con gái TĐ và Thiếu Khanh, con út vợ chồng Hoạt. (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)

Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chấp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên.” Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễn trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy. Có ai được nghe lời Trần Độ tâm sự, sau khi đã tỉnh ngộ, viết Nhật Ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ… hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!” Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân Dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!” Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ta là bí mật – trong bao nhiêu năm với cuốn sách này.”

Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng Cộng sản và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói;” chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, “Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm;” trong khi viết thì đổi ra hướng “phê phán toàn diện.”

“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống trong cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù.

Ngô Nhân Dụng