Đi tìm công lý cho mẹ

phamdoantrang210Khi tôi gặp em lần đầu tiên là lúc em vừa bước ra khỏi xe, người cao lêu nghêu, trên cổ lòng thòng cái máy ảnh bé tí, rụt rè câu “chào chị”. Vài tiếng sau, tôi đã thấy em tung tăng trong khuôn viên đầy màu sắc và âm thanh của Universal Studio trong một ngày tháng 8 nắng chói chang ở Los Angeles. Trông thấy cái gì em cũng reo “đẹp thế, đẹp quá”, rồi lao đến tạo dáng, chụp ảnh, rồi xem lại ảnh, ngắm nghía và thích thú. Những lúc đó, nhìn em, chắc chẳng ai nghĩ trên vai em là cả một gánh nặng: Cha em đã mất, mẹ em đang ngồi tù và là một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, còn em đã đi từ Nam ra Bắc, và rồi sang cả trời Tây, để hy vọng đòi công lý cho mẹ. Em là Bo Trung, tức Trần Bùi Trung, con trai của Bùi Thị Minh Hằng.

Trong văn học cũng như trong điện ảnh, mô-típ những đứa trẻ đi tìm cha/mẹ trong thời loạn, thời chiến luôn làm người ta xúc động. Từ thế kỷ 19 đã có Rémi lang thang cùng gánh hát rong trong “Không gia đình” của Hector Malot, rồi em bé mồ côi Mario, chấp nhận nhường chỗ của mình cho cô bạn Julietta để chết trong một vụ đắm tàu, được thuật lại trong “Những tấm lòng cao cả” (tác giả Edmondo De Amicis). Khán giả Việt Nam các thế hệ trước hẳn có người vẫn còn nhớ bộ phim “Em bé tìm cha” (đạo diễn Lev Golub) nổi tiếng của điện ảnh Liên Xô năm 1959, v.v.

So với những nhân vật tưởng tượng đó, câu chuyện của Bo Trung có điểm khác là mẹ em, bà Bùi Thị Minh Hằng, không phải là bị biến mất không tung tích. Bà bị bắt vào ngày 11/2/2014, bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng” và hiện đang bị giam (ở trại An Bình, Đồng Tháp) chờ xét xử; phiên tòa dự kiến tổ chức ngày 26/8/2014. Nhưng so với “Không gia đình”, “Những tấm lòng cao cả”, “Em bé tìm cha”, chuyện của Bo Trung mới hơn nhiều, sống động hơn nhiều, khốc liệt hơn nhiều. Nó đang diễn ra ngay tại Việt Nam, với nhiều tình tiết có thật mà chúng ta không thể hình dung nổi: Vì sao đến tận bây giờ, những chuyện như thế vẫn còn xảy ra ở đất nước của chúng ta?

Đêm nay mẹ không về

Bo TrungTrước ngày bà Hằng bị bắt, hai mẹ con bà sống ở Vũng Tàu. Cuộc sống có lẽ cũng không mấy ổn định: Tuổi thơ của Bo Trung luôn xáo động bởi sự di chuyển liên tục, khi thì ở với mẹ, khi thì ở với bố. 12 năm học, em chuyển qua 7 tỉnh thành khác nhau. Tuy nhiên, giai đoạn bất an nhất hẳn phải là từ sau năm 2011 khi mẹ em trở thành một gương mặt nổi bật trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Tháng 11/2011, bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an bắt, đưa vào “cơ sở giáo dục” Thanh Hà (Vĩnh Phúc) theo lệnh của Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Căn cứ vào lệnh đó của ông tỉnh trưởng thì bà Hằng phải bị giam tới hai năm, tuy nhiên, tháng 4 năm sau, bà đã được “tha” sớm. Bà trở lại Vũng Tàu và kể từ đó, các biện pháp mà chính quyền áp dụng đối với bà – một công dân ngang bướng – đã có sự điều chỉnh theo hướng… bẩn thỉu hơn: Có những kẻ lạ mặt thường xuyên nhắn tin điện thoại hoặc gửi thư trên FB chửi rủa, lăng mạ bà, lời lẽ cực kỳ thô tục. Đêm đêm, chúng ném mắm tôm trộn dầu nhớt, chuột chết, rác rưởi… vào sân nhà bà.

Với bản tính dữ dội, quyết liệt của mình, bà Hằng thẳng cánh chửi lại và cũng chẳng tiếc lời rủa xả chúng. Quan điểm của bà rất rõ ràng: Với bọn mất dạy, không việc gì phải nhẹ nhàng, ôn hòa. Kết quả là, theo lời Bo Trung: “Mẹ em thì cứ chửi, còn em thì cứ nai lưng ra quét dọn sân. Mắm tôm đã kinh rồi, mắm tôm pha nhớt còn kinh nữa. Hôi khủng khiếp. Mẹ em chửi còn em đi dọn chứ ai”. Em nói và cười hi hi. Em không giận mẹ, cũng không đòi mẹ phải thôi đi, chấm dứt đối đầu với chính quyền cho gia đình được yên ổn. “Em chỉ nói với mẹ là, mẹ làm gì con cũng ủng hộ hết, vì mẹ là mẹ của con. Thế thôi”.

“Thế mày hoạt động cùng mẹ nhé? Ví dụ mẹ đi gặp gỡ, giúp đỡ bà con dân oan đấu tranh đòi đất, thì con đi chụp ảnh, quay phim, viết bài, đưa tin?” – không ít lần bà Hằng rủ con trai. Tuy nhiên, Trung đều từ chối tham gia sâu hơn, không hẳn vì sợ mà vì tính em còn ham vui, không coi đấu tranh nhân quyền như một công việc, một sự nghiệp, đòi hỏi sự nghiêm túc và nhất là tinh thần dấn thân. Sinh năm 1991, Trung không phải là con nít mới lớn, nhưng cũng chẳng già dặn gì hơn đại đa số thanh niên cùng trang lứa ở Việt Nam. Thông minh và học khá, có năm làm lớp phó học tập, nhưng em nghịch trổ trời và cũng không thiết tha gì với việc học, nên bỏ ngang ĐH Kinh tế Quốc dân. “Bầy hầy”, đấy là từ em mô tả về bản thân, một cách rất dân dã và “xì tin”, như cách giới trẻ dùng từ: “Ối giời, em bầy hầy lắm. Ăn ở bừa bộn, dậy muộn, hút thuốc… Phòng em như cái quán trọ ấy, mù mịt khói là khói”.

Mọi sự “bầy hầy”, “xì tin” dường như đã kết thúc vào cái ngày mẹ em bị bắt, 11/2/2014, hai tuần sau Tết Nguyên đán.

Bà Bùi Hằng biết trước sẽ có ngày này (chỉ không biết đích xác là khi nào), nên đã chuẩn bị kỹ, kể cả việc ký hợp đồng từ trước với luật sư bảo vệ. Khi hai mẹ con sống cùng nhau ở Vũng Tàu, bà cũng nhiều lần đi suốt ngày đêm, nên bữa ấy khi mẹ không về, Bo Trung cũng không quá hoảng sợ. Nhưng rất nhanh chóng, em hiểu ra rằng: Thời kỳ thơ ngây phải chấm dứt rồi.

Giữa muôn trùng vây

Bo Trung bieu tinh

Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh phải lớn nhanh gấp đôi trẻ con thời bình. Riêng tôi thì nghĩ: Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo khó và/hoặc gia đình của những người bất đồng chính kiến, trong thời loạn, phải lớn nhanh gấp đôi, gấp ba trẻ con thường. Những ngày sau đó, suy nghĩ của Bo Trung già đi hàng chục tuổi. Tin tức về vụ bắt mẹ em đã lan khắp mạng xã hội FB, nhưng thông tin cụ thể là mẹ đang ở đâu, ai bắt, vì sao bị bắt, sức khỏe mẹ ra sao, thì tuyệt nhiên không có. Công an không thông báo gì, cứ như thể họ đang ráo riết bàn tính xem nên khép tội gì cho hợp lý vậy. Cũng giống như hồi TS. luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt: Chỉ trong một ngày, lý do bắt thay đổi liên tục: từ vi phạm hành chính, đến mua bán dâm, thậm chí có lúc là buôn bán ma túy, cuối cùng mới dừng lại ở tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS (!).

Hãy thử tưởng tượng: Một đứa trẻ, bố mất, mẹ bị công an bắt đột ngột vì điều ai cũng thấy rất rõ ràng là một mưu đồ chính trị; đứa trẻ ấy sẽ phải làm gì? Biết tin ai, nghe ai và dựa được vào ai trong số hàng chục, hàng trăm người xung quanh nó, cả trên mạng và ngoài đời, với đủ loại ý kiến: từ thông cảm, sẻ chia, đến huấn thị, răn dạy, xoa đầu; từ dọa dẫm, răn đe, đến lăng mạ, sỉ nhục? Điều đáng nói là, nhiều người trong số họ có cái tâm lý tự cho mình là đúng, mình mới là người tốt và thật lòng khuyên nhủ thằng bé vì muốn điều tốt cho nó và mẹ nó, còn thằng kia/ con kia, lão đó/ con mụ đó đều là loại cơ hội, lưu manh, chỉ lợi dụng chuyện nhà thằng bé mà thôi, v.v.

Có những người có vẻ như tuổi cũng không còn trẻ, thuộc hàng cha chú của Bo Trung, nhưng cũng không ngần ngại làm cái việc mà Trung gọi là “thấy người ta ngã xuống hố thì đạp thêm một cái cho chết hẳn”. Một vị như vậy đã chụp ảnh màn hình Facebook Bo Trung, mang về Facebook mình kèm lời bình: “… Tiếc cho BH, bạn bè và con cái không được sắc bén lắm…”. Một rừng những lời răn dạy, chê trách, đổ ụp vào đầu Bo Trung, bủa vây em bốn phía suốt nửa năm nay. Đó là chưa kể lực lượng dư luận viên thả sức chửi rủa Bo Trung bằng những lời lẽ bẩn thỉu nhất chúng có thể nghĩ ra. Thật là không có gì sung sướng bằng việc chửi bọn phản động thoải mái mà chúng không làm gì được, vì luật pháp và các chú công an sẽ luôn đứng về phía ta – hẳn là các dư luận viên quá biết điều đó.

23 tuổi, không nghề nghiệp, không bằng cấp, không quan hệ xã hội, càng không có cái mà người ta gọi là “kinh nghiệm chính trị”, Bo Trung như chiếc lá chơi vơi giữa dòng nước lũ. Nỗi lo đầu tiên là chuyện ăn ở. Như mọi thanh niên nghèo, độc thân ở thành thị, em vạ vật cơm hàng cháo chợ cho xong bữa, còn lại, lên mạng cả ngày tìm kiếm thông tin và kết nối, hy vọng kiếm được người giúp mình cứu mẹ ra. Trong cái rủi cũng có cái may, giữa muôn ngàn cái ác cũng có điều tốt: Rất nhiều người giấu tên tuổi, giấu mặt, đã bí mật gửi tiền cho em, nuôi em và hỗ trợ bà Bùi Hằng.

Họ là ai thì chúng ta không thể biết được và cũng không nên biết, khi mà ở Việt Nam, việc “nhận tiền để đi hoạt động” vẫn bị an ninh coi là tội lỗi; và đám an ninh vẫn cố gán ý nghĩ ấy vào đầu người dân Việt Nam, trong một nỗ lực nhằm không ngừng phá hoại xã hội dân sự đang nhen nhóm trong nước.

“Em đi đấu tranh”

Bo Trung đủ bản lĩnh để hiểu rằng mẹ em bị bắt đơn giản vì mẹ em đã tham gia hoạt động nhân quyền, và đó là điều mà chính quyền căm ghét. Mẹ em vô tội, mà kể cả có tội như cáo trạng nêu thật, thì “gây rối trật tự công cộng” chỉ có thể bị xử lý cùng lắm bằng hình thức phạt hành chính, không thể nào bị bắt đi tù tới hàng tháng. Luật pháp toàn thế giới là như vậy, chỉ có luật pháp của công an Việt Nam là không thế.

Bo Trung cũng nhanh chóng ý thức được rằng em là con trai của một tù nhân lương tâm, và em phải hành xử sao cho xứng đáng với điều đó, xứng đáng với mẹ em. Từ một thằng bé ham chơi, nghịch trổ trời, em trở thành một thanh niên cư xử chững chạc và khiêm nhường, một điều dạ hai điều thưa “Dạ, con cảm ơn các cô các bác”, “mong mọi người quan tâm giúp đỡ”.

Từ những thông tin thu được trên mạng, Bo Trung bắt đầu nghĩ tới việc phải ra nước ngoài, vận động quốc tế lưu tâm đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó có trường hợp của mẹ em. Việc một thanh niên 9x lần đầu tiên bước chân ra thế giới, bập bẹ những câu tiếng Anh “thank you, I will try”, cho thấy một nỗ lực vươn lên rất lớn của em. Chưa kể, chỉ riêng những cố gắng của Bo Trung nhằm thoát ra khỏi hàng tiểu đội an ninh kèm chặt suốt ngày đêm để ra khỏi Việt Nam và sang được Mỹ cũng đã là cả một câu chuyện ly kỳ mà sau này, đến lúc nào đó khi Việt Nam đã thay đổi, có thể được dựng thành phim.

Tôi nghĩ tên bộ phim ấy có thể là “Adventure for Justice”, hành trình tìm công lý. Hoặc đơn giản là “My Mother Is Innocent”, mẹ tôi vô tội.

Nhưng Việt Nam chưa thay đổi, và những chuyện ta nghe kể ngày hôm nay từ Bo Trung, Nguyễn Trí Dũng (con trai Điếu Cày), hay từ bạn bè, người thân của Anh Ba Sàm, v.v. đều vẫn còn rất nhiều chi tiết phải giữ kín, chứ đừng nói là có thể viết thành sách hay đưa lên phim.

Nên chúng ta sẽ phải đấu tranh để Việt Nam sớm tới ngày đó. Riêng tôi, tôi mong sẽ lại có dịp thấy Bo Trung chạy tung tăng bên hồ nước long lanh nắng, chụp ảnh dưới hình nộm con King Kong to đùng, ôm vai “xác ướp Ai Cập”, dạo chơi trong vườn khủng long và xuýt xoa: “Bao giờ Việt Nam mình được như thế này”.

Tôi mong chúng tôi sẽ có dịp đi chơi như thế, trong một xứ sở thần tiên đẹp như thế… ở Việt Nam.

Bo Trung 2

© Phạm Đoan Trang

Đường lên đỉnh Olympia hay đường ‘cắm chốt’… Australia?

Ở VN, cải tiến cơ chế trọng dụng nhân tài là việc khó, nhưng có thể bắt đầu từ các doanh nhân. Bởi vì họ có thể đi tiên phong và đủ sức chi trả cho người giỏi nếu hữu dụng. Sau khi quán quân mùa thứ 14 của Đường lên đỉnh Olympia đăng quang, người ta đã tổng kết 13 nhà vô địch của cuộc thi này đang ở đâu? Hóa ra duy chỉ có một nhà vô địch về nước làm việc, còn lại thì cắm chốt ở… Australia. Đến độ đã có người đề nghị vui là đổi tên cuộc thi thành Đường lên đỉnh… Australia cho tiện.

Nhãn tiền là bài toán chảy máu chất xám, hiền tài của nước nhà một đi… không trở lại. Nhưng nếu trở lại thì sao?

Đầu kéo là đầu nào?

Đó là nan giải đầu tiên khi các du học sinh xuất sắc trở lại Việt Nam. Vì khi được nhận vào làm việc ở bất cứ nơi nào, tình trạng phổ biến là sếp có thể “dưới cơ” của lính. Cho dù sếp giàu kinh nghiệm, giàu quan hệ, nhưng nhiều khi ngoại ngữ yếu, thiếu cập nhật thông tin… nên dễ thủ cựu nhiều hơn đổi mới. Hơn nữa, lượng du học sinh còn ít, nên có khi cả phòng ban chỉ có một hai người vừa đi học về, dẫn đến tình trạng 10 thắng 1, đầu kéo đuôi.

Sau vài năm tắm mình trong không khí  này, dù là vô địch đến mấy cũng sẽ bị gọt tròn xoe. Những gì đã học về chẳng dùng được bao nhiêu mà phải học thêm những thứ nếu không biết sẽ không tài nào tồn tại.

Trong khi đó, một số quốc gia khác, chẳng hạn Hàn Quốc, nơi cho du học sinh đi nước ngoài học rất nhiều, để tránh tình trạng này, trong các tập đoàn lớn họ dùng các cán bộ cấp cao, cấp trung là du học sinh giỏi, có kinh nghiệm làm việc quốc tế. Và họ dùng chính những cái đầu này để kéo theo các đuôi là những nhân viên học trong nước tiến lên. Nhờ cách làm này mà Hàn Quốc ít bị chảy máu chất xám và theo kịp những tiến bộ kỹ thuật hàng đầu. Samsung Electronic chính là ví dụ điển hình.

Đường lên đỉnh Olympia, vô địch, du học, học bổng, thu hút nhân tài, tập đoàn lớn, Hàn Quốc, Samsung, đãi ngộ, lương cơ bản
Đêm chung kết Đường lên đỉnh Olympia 14. Ảnh: Khám phá

Thu nhập và điều kiện làm việc

Tôi có hai người cháu. Một cháu sau khi có bằng thạc sỹ tài chính ở Úc về nước đang chật vật, đang xếp hàng chờ phỏng vấn qua 4 vòng cam go tại 2 trong 4 tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới có văn phòng ở Việt Nam. Nhưng đáng nói là, nếu đi làm cháu sẽ nhận lương khoảng 10 triệu đồng, tương đương với mức lương trước khi cháu sang Úc tu nghiệp. Trong khi đó, chi phí mà gia đình đầu tư cho một năm thạc sỹ của cháu khoảng 500-600 triệu VND/năm.

Một người cháu khác sau khi có bằng thạc sỹ dược khoa tại Anh thì được ở lại làm việc. Mức lương là khoảng 7.500 USD/ tháng, công ty thuê nhà và hỗ trợ xe hơi miễn phí. Mỗi tháng cháu tiết kiệm gửi về 5.000 USD, bù vào chi phí mẹ cháu bán 2 căn nhà lấy tiền cho đi du học.

Rõ ràng với du học sinh VN, khoảng cách về và ở lại rất xa.

Ở lại có dễ không?

Không phải dễ dàng để các du học sinh trụ lại được xứ người sau khi học xong. Theo một ước tính, chỉ có khoảng 1% trong số này có thể ở lại nước đang theo học (trừ các trường hợp kết hôn hay các trường hợp đặc biệt khác). Muốn ở lại, các du học sinh phải có thành tích học tập xuất sắc, tháo vát, nhanh nhạy và tìm được việc làm.

Mô tả cho rõ hơn để thấy con đường của các em 1% này là cực nhọc đến đâu. Ví dụ, một học sinh Mỹ chỉ cần học đạt GPA là B+ trở lên, thi SAT [1] đạt khoảng 1.600 – 1.700 điểm là “chắc cú” vào đại học công của tiểu bang. Khi đó, các em sẽ chỉ cần chịu mức học phí của học sinh tiểu bang, khoảng 10 – 20 ngàn USD/năm.

Nếu cha mẹ các học sinh này làm trong các công ty Mỹ có chính sách hỗ trợ cho con nhân viên thâm niên, nhân viên tài năng, số tiền này lại giảm xuống một lần nữa. Vì vậy, học sinh Mỹ có năng lực nói chung không cần quá cố gắng cũng có thể đi học đại học “ngon lành”. Ra trường, các em cũng sẽ tìm việc dễ dàng và nhận lượng cao hơn so với du học sinh.

Trong khi đó, học sinh VN thường nỗ lực để vào các trường đại học tư để có học bổng cao, trường công thì ít hoặc không có học bổng. Muốn vậy các em phải có điểm Toefl từ 100 điểm trở lên, điểm SAT từ 2.000 trở lên, GPA phải là A trở lên. Nếu không gia đình sẽ phải nộp học phí khoảng 35-50 ngàn USD/năm tùy trường.

Khi ra trường, phải rất giỏi và rất may mắn các em mới xin được việc làm, với mức lương có thể thấp hơn đáng kể. Do đó, nếu học sinh bản xứ cố gắng 1 thì học sinh VN phải cố gắng cả trăm, cả ngàn lần. Nên có thể nói mỗi em ở lại được xứ người trọng dụng phải rất ý chí, can đảm, có khả năng cạnh tranh, là hiền tài của đất nước.

Làm sao trọng dụng nhân tài?

Cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu từng nói: “Nhân tài được đào luyện chính là chất men làm xã hội chuyển hóa và thăng hoa”. Nhờ thu hút nhân tài nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao mà Singapore đã gia tăng đáng kể sự phát triển kinh tế.

Còn tại Trung Quốc, các chính quyền như Bắc Kinh và Thượng Hải cam kết nếu người tài đồng ý phục vụ lâu dài thì vợ con sẽ được hưởng dịch vụ y tế suốt đời. Đó là chưa kể nhiều người được cấp xe, cấp nhà, miễn thuế thu nhập và nhiều ưu đãi khác, v.v…

Ở VN, cải tiến cơ chế trọng dụng nhân tài là việc khó, nhưng có thể bắt đầu từ các doanh nhân. Bởi vì họ có thể đi tiên phong và đủ sức chi trả cho người giỏi nếu hữu dụng.

Nhớ lại bài học của CEO Yun Jong Yong khi ông lãnh đạo Samsung Electronic có thể thấy chính sách chiêu hiền đãi sĩ với du học sinh Hàn Quốc có tác dụng lớn thế nào. Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử Samsung, ban quản trị có các giám đốc nước ngoài. Đồng thời Yun cũng bỏ chi phí thuê 53 thạc sĩ kinh doanh trong nước từng tốt nghiệp MBA tại Mỹ… Nhờ sự “thay máu” này và sau đó là hàng loạt hành động khác mà tập đoàn có bước tiến vượt bậc như ngày nay.

Khi giới doanh nhân VN tích cực săn tìm và trọng đãi hiền tài với hiệu quả cao thì các bộ phận khác trong xã hội có thể chuyển động. Muốn thay đổi thì phải bắt đầu, và phải rất nhẫn nại, bước một sẽ khó nhưng khi làm xong sẽ đến bước hai, bước ba… Khi ấy, chúng ta mới không còn thấy cảnh một đi không trở lại của hiền tài như bây giờ nữa.

Nguyễn Anh Thi

Nguyên văn phát biểu báo chí của TNS John McCain tại Hà Nội ngày 08.08.14

@Danluan
Dân Luận: Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng (BPOS) thì các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế. Vì vậy Dân Luận xin công bố nguyên văn bản lời phát biểu của TNS John McCain tại Hà Nội hôm 08.08.2014 để độc giả tham khảo.

Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.

Chúng tôi đến Hà Nội vào một thời điểm quan trọng: Sang năm sẽ đánh dấu 20 năm từ ngày bình thường hoá quan hệ giữa chúng ta. Đối với những người trong chúng ta đã góp phần trong tiến trình này, tiến triển mà chúng ta đạt được trong thời gian ấy là đáng ngạc nhiên. Cùng lúc, chúng tôi ghi nhận rằng chúng ta còn có thể làm thêm nhiều hơn biết bao như là những thành phần đối tác, và chúng ta cần một chương trình nghị sự đầy tham vọng khi tiến vào năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh của những sự kiện đáng lo gần đây ở Biển Đông. Tóm lại, bây giờ là thời gian cho Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau thực hiện một bước nhảy vọt chiến lược lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.

Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng, trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép – không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình.

Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại.

Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao những tiến bộ gần đây Việt Nam đã thực hiện, bao gồm việc ký Công Ước Chống Tra Tấn và đăng ký sinh hoạt cho nhiều nơi thờ phượng.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam – cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, “Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại.” Chế độ ở Việt Nam, ông nói, “phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ.”

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát — các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin — được bảo vệ cho tất cả công dân.

Trong thế kỷ cạnh tranh này, tất cả các nước phải đối mặt với cùng một câu hỏi: Điều gì khiến chúng ta khác biệt? Những gì chúng ta có để cống hiến? Tôi tin rằng Việt Nam có thể cống hiến một câu trả lời đầy uy lực – mẫu mực về một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ độc lập. Đó là một mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, bao gồm cả láng giềng của các bạn ở phương bắc, để phải tự hỏi: tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam hơn?

Trong gần hai thập kỷ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng được một mối quan hệ vững chãi dựa trên các mục tiêu chung và các lợi ích chung. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ có thể xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những giá trị chung – vì đó là quan hệ hữu nghị chặt chẽ nhất, vững mạnh nhất và lâu bền nhật mà hai quốc gia có thể có.

—–Nguyên bản tiếng Anh:Washington, D.C. ­– U.S. Senator John McCain (R-AZ) today delivered the following statement at a press conference in Hanoi, Vietnam:

“I am Senator John McCain, and it is always a pleasure to be back in Vietnam. I am joined by my colleague Senator Sheldon Whitehouse of Rhode Island.

“We have come to Hanoi at an important time: Next year is the 20th anniversary of the normalization of our relations. For those of us involved in that process, the progress we have made in this time has been astounding. At the same time, we recognize that we can do so much more together as partners, and that we need an ambitious agenda as we head into next year, especially in light of troubling recent events in the East Sea. In short, now is the time for Vietnam and the United States to take a giant strategic leap together. That is why we are here.

“For our part, the United States is ready to meet this challenge with new thinking and action. We are ready to conclude a high-standard Trans-Pacific Partnership, with Vietnam as a full partner. We are ready, in the context of TPP, to work with Vietnam to meet the criteria for U.S. recognition as a market economy. We are ready to increase our military cooperation and ship visits as much as Vietnam permits – not by establishing bases, which we do not seek, but through agreements for increased access, as we are concluding with other countries in the region. We are also ready to increase our security assistance to help Vietnam improve its maritime domain awareness and build its capacity to defend its sovereign rights.

“To that end, I believe the time has come for the United States to begin easing our lethal arms embargo on Vietnam. This will not, and should not, happen all at once. Rather, it should be limited at first to those defensive capabilities, such as coast guard and maritime systems, that are purely for external security.

“How much we can do in this regard, as with our other most ambitious trade and security objectives, depends greatly on additional action by Vietnam on human rights. We appreciate the recent progress Vietnam has made, including signing the Convention Against Torture and registering more places of worship.

“At the same time, Vietnam’s leaders acknowledge there is more to be done, for one reason above all: It is good for Vietnam – for its stability, prosperity, and success. As the Prime Minister said in his New Year’s address, ‘Democracy is the inevitable trend in the development process of humankind.’ The Vietnamese regime, he said, ‘must be much better in terms of democracy, and the party must hold high the banner of democracy.’

“It is our hope that Vietnam will translate these remarkable words into bold actions, such as releasing prisoners of conscience, creating space for civil society, and ultimately by making it clear in law and policy that state power is limited and universal human rights – the freedom to speak, associate, worship, publish, and access information – are protected for all citizens.

“In this competitive century, all countries face the same question: What sets us apart? What do we have to offer? I believe Vietnam can offer a powerful answer – the example of a state that delivers on its peoples’ rising expectations for democracy, good governance and rule of law, prosperity and social development, a clean environment, and the national strength to defend its independence. That is an example that would inspire others in this region, including your neighbors to the north, to ask: why can’t we be more like Vietnam?

“Over nearly two decades, Vietnam and the United States have built a strong relationship based on common goals and shared interests. We hope in the years to come to be able to build a strategic partnership based on shared values as well – for that is the closest, strongest, and most enduring friendship two nations can have.”

Nguồn: http://www.mccain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888