‘TQ tham nhũng hiệu quả hơn VN’

Một trong những chuyên gia thống kê kinh tế nói dù có nhiều điểm giống nhau nhưng Việt Nam thua kém Trung Quốc đáng kể về hiệu quả quản lý kinh tế và trọng dụng nhân tài.

Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC, ông Vũ Quang Việt, người từng làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, nói rằng Trung Quốc “tham nhũng hiệu quả” hơn Việt Nam vì họ “làm được việc” và họ cũng có những lãnh đạo được đào tạo bài bản tại các trường hàng đầu của Trung Quốc.

Một trong những chuyên gia thống kê kinh tế nói dù có nhiều điểm giống nhau nhưng Việt Nam thua kém Trung Quốc đáng kể về hiệu quả quản lý kinh tế và trọng dụng nhân tài.

Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC, ông Vũ Quang Việt, người từng làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, nói rằng Trung Quốc “tham nhũng hiệu quả” hơn Việt Nam vì họ “làm được việc” và họ cũng có những lãnh đạo được đào tạo bài bản tại các trường hàng đầu của Trung Quốc.

BBC: Khi so sánh Việt Nam Trung Quốc, ông cho rằng cả hai bên đều giống nhau ở chỗ “xã hội hóa rủi ro nhưng “tư nhân hóa lợi ích”. Ông cũng nói hai bên đều có vấn nạn tham nhũng nhưng ở Trung Quốc thì tham nhũng “hiệu quả hơn”. Ông có thể nói rõ hơn.

TS. Vũ Quang Việt: Nhiều người nói và báo chí cũng đã đưa lên là con cái của các quan chức Trung Quốc đều giàu có cả, gia đình họ cũng giàu có và Việt Nam cũng hệt như vậy. Và những người liên quan tới các hoạt động đầu tư của các công ty nhà nước thì cũng vậy cả. Tham nhũng trong đầu tư công là 20%-30%. Khi hỏi những người trong ngành thống kê hoặc những người liên quan tới việc làm ăn thì họ cũng đều nói như vậy cả. Họ trả lời là họ phải bôi trơn 30%. Thì 20%-30% là chuyện bình thường.

Mà tại sao lại có thể bôi trơn dễ dàng như vậy là vì đầu tư của Trung Quốc và của Việt Nam là rất lớn, khoảng 40%-50% GDP, trong khi các nước Tây phương thì nhiều lắm cũng chỉ 20%, ở Hoa Kỳ đầu tư cũng chỉ khoảng mười mấy phần trăm GDP. Trung Quốc và Việt Nam muốn phát triển cho thật nhanh nên họ đầu tư rất nhiều. Mà đầu tư ở đây là chủ yếu là quốc doanh, công ty nhà nước đầu tư. Do đó tham nhũng là dễ dàng.

‘Tham nhũng hiệu quả?’

Lạm phát Trung Quốc chỉ 2-3% là cùng trong lúc ở Việt Nam có lúc lạm phát lên tới 20-30% mặc dù bây giờ giảm xuống còn 6-7% nhưng trong kinh tế mà lạm phát như vậy là ở mức rất lớn và là ở mức không chấp nhận được

TS. Vũ Quang Việt

Nhưng tại sao Trung Quốc tham nhũng hiệu quả hơn? Ta cứ nhìn GDP của Trung Quốc thì thấy phát triển rất cao, trong khi từ 2006 trở lại đây GDP của Việt Nam tiếp tục xuống. Lạm phát Trung Quốc chỉ 2-3% là cùng trong lúc ở Việt Nam có lúc lạm phát lên tới 20-30% mặc dù bây giờ giảm xuống còn 6-7% nhưng trong kinh tế mà lạm phát như vậy là ở mức rất lớn và là ở mức không chấp nhận được. Do đó rõ ràng là hiệu quả của Việt Nam là không có.

Một trong những cái để so sánh về hiệu quả là Trung Quốc càng ngày càng nắm được công nghệ của thế giới. Trung Quốc để Nhật đầu tư vào công nghệ tàu hỏa cao tốc, sau đó họ học được công nghệ, nay họ không những tự làm được mà không cần tới Nhật mà còn xuất khẩu tàu này sang các nước khác kể cả tại Calirfornia, Hoa Kỳ.

Họ xây dựng đường xá cầu, nhà máy điện. Trong khi đó 60-70% các dự án trong lĩnh vực này của Việt Nam là để Trung Quốc trúng thầu. Trong mấy chục năm phát triển Việt Nam không xây nổi đường, tại sao phải cần tới nhà thầu Trung Quốc? Tại sao nhà thầu Việt Nam không thắng nổi?

Nguyễn Phú Trọng

Một số lãnh đạo cộng sản Việt Nam được cho là còn có ‘quan hệ ý thức hệ’ với cộng sản TQ.

BBC: Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam không tập trung vào phát triển công nghệ. Có phải do thiếu hiểu biết về chính sách hay do lợi ích nhóm?

TS. Vũ Quang Việt: Có lợi ích nhóm. Nhưng ở Trung Quốc thì những người lãnh đạo của họ là thành phần có đầu óc. Theo tôi hiểu thì những người lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc như Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân đều học ở những trường lớn nhất, những trường khó vào. Chẳng hạn như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Phúc Kiến….là các trường có thể mang so sánh với Harvard hay MIT của Hoa Kỳ. Tức là họ chọn lựa từ sớm những người có khả năng lãnh đạo. Còn những người lãnh đạo Việt Nam thì rất hãnh diện là ngày xưa mình chỉ biết cầm súng, bây giờ mình là lãnh đạo.

Bản thân những người lãnh đạo đó lại không biết sử dụng những người có tài. Chỉ biết sử dụng đám bộ sậu của mình, người của mình, sẵn sàng đi với mình và làm theo lệch của mình và hai bên cùng chia lợi trong các dự án đầu tư phát triển. Do đó Việt Nam chả có cái chất lượng gì cả.

Do đó tôi nói là tham nhũng ở Trung Quốc nó vẫn tạo ra sự phát triển và tạo ra chất lượng. Tham nhũng tại Việt Nam chả tạo ra được hiệu quả gì.

Việt Nam chưa bao giờ thực sự là một phe cả và đánh nhau suốt ngày. Mà đánh ở đây là đánh ở dưới gầm bàn chứ không phải tranh luận nhau trên báo chí hay trước công chúng hay tranh luận trong đảng.

TS. Vũ Quang Việt

Tôi có thể lấy ví dụ là cán bộ làm thống kê ở Trung Quốc thì có thể sống được bằng đồng lương chứ không cần đi làm thêm công việc khác còn cán bộ cũng trong ngành này ở Việt Nam thì luôn phải chạy làm việc khác. Ở Trung Quốc khi họ làm gì thì họ đặt ra mục tiêu và cố gắng để thực hiện mục tiêu đó. Còn những cán bộ Việt Nam nếu lấy được tiền làm dự án thì cố làm sao để tăng thu nhập cho mình chứ chẳng có tinh thần cố gắng và học hỏi gì cả.

‘Đánh nhau suốt ngày’

BBC: Được biết Việt Nam có tới cả trăm người tốt nghiệp tại các trường lớn như Harvard ở Hoa Kỳ, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những người này có được trọng dụng hay không?

TS. Vũ Quang Việt: Giai đoạn trước thì giới lãnh đạo họ biết rằng họ không đủ hiểu biết về khoa học nhưng họ còn sẵn lòng họ nghe. Sau này thì không có chuyện đó nữa. Do đó tôi không nghĩ rằng họ biết sử dụng nhân tài.

BBC: Việt Nam gần như gắn kết với Trung Quốc về ý thức hệ và quan hệ giữa hai đảng, vậy sao họ chia sẻ nhiều như vậy mà không chia sẻ được thành quả của nhau?

TS. Vũ Quang Việt: Trung Quốc thì tổng bí thư cũng là chủ tịch nước và chỉ có một người lãnh đạo toàn diện và họ sử dụng các biện pháp độc tài và kiểm soát thì ít tự do hơn Việt Nam.

Còn Việt Nam thì thực ra gọi là ba phe: Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Thủ tướng. Việt Nam chưa bao giờ thực sự là một phe cả và đánh nhau suốt ngày. Mà đánh ở đây là đánh ở dưới gầm bàn chứ không phải tranh luận nhau trên báo chí hay trước công chúng hay tranh luận trong đảng.

Và như vậy không ai kiểm soát được ai cả. Thì mỗi phe dĩ nhiên là phải có nhóm lợi ích riêng của mình. Và đã gọi là nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích kinh tế là mạnh nhất.

Con ông Bá Thanh vào Thành ủy Đà Nẵng

anle20 : Ai còn mê,hy vọng ở Nguyễn bá Thanh nghe tin này sẽ thấy Thanh cũng cùng một duộc với Sang-Trọng-Dũng- Hùng….mà thôi.
Họ chuẩn bị cho một thế hệ kế tiếp ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ LỪA LỌC KIẾM CHÁC NGỒI TRÊN ĐẦU 90 TRIỆU DÂN,CÚI ĐẦU TRƯỚC THIÊN TRIỀU TÀU.

Ông Cảnh được đưa từ Thành đoàn sang Thành ủy chỉ trong vòng một năm rưỡi

Ông Nguyễn Bá Cảnh vừa được bổ nhiệm vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng, báo trong nước đưa tin.

Ông Cảnh là con trai cả của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (cho đến tháng 2/2013).

Ở tuổi 31, ông Cảnh là người trẻ tuổi nhất trong số các cán bộ Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm vào Thành ủy.

Ba cán bộ khác của Đà Nẵng được Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015 bao gồm các ông Ngô Xuân Thắng, Ủy viên Thường trực HĐND, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ và ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.

Hồi tháng Hai năm ngoái, Thành đoàn Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị bất thường của ban chấp hành và bầu ông Cảnh, lúc đó là Phó bí thư thường trực, lên làm Bí thư Thành đoàn với 100% số phiếu.

Không phải duy nhất

Ông Nguyễn Bá Thanh từng giữ vị trí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Ông Cảnh được đưa vào thành đoàn để thay thế ông Lương Nguyễn Minh Triết, trước đó được điều động giữ chức bí thư Quận ủy Liên Chiểu thay cho ông Phan Văn Tâm, người đã chuyển lên làm việc tại Ban Nội chính Trung ương.

Được biết, ông có trình độ thạc sỹ ngành quản lý công, cao cấp chính trị.

Ông Nguyễn Bá Cảnh không phải là người duy nhất trong số con cái các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đi lên theo con đường cán bộ Đoàn.

Con trai út Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái cũng từ Anh trở về nước ‘làm cán bộ Đoàn cơ sở’.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.

Mới đây, ông Triết được điều động làm Phó bí thư Đoàn Thanh niên của Tỉnh đoàn tỉnh Bình Định trong nhiệm kỳ từ 2013-2017.

Ông có anh trai là ông Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt, người được biết đến khá nhiều trong giới thương nhân trên lĩnh vực kinh tài ở Việt Nam.

@BBC

Lê Công Định – Về việc Luật Sư Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ

Ls Lê Công Định
Nhân sự việc Luật sư Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi Đảng CS, tôi nhớ lại một giấc mơ kỳ lạ đã đến với tôi vào đêm thứ hai sau ngày bị bắt. Trong giấc mơ, tôi gặp Luật sư Triệu Quốc Mạnh và được mời đi ăn tối. Bữa ăn chưa kịp bắt đầu, bỗng LS Trừng đến ngồi cùng bàn. Thế là tôi được dịp ngồi ăn và trò chuyện cùng lúc với hai vị sếp cũ. LS Mạnh ít nói, chỉ nhìn như chia sẻ nỗi niềm của tôi. Còn LS Trừng khuyên một câu thật giá trị: “Trên võ đài khi bị đối thủ đánh ngã, cố gắng đừng để bị gục hẳn và hãy tìm cách đứng lên. Trụ lại được, nếu thời cơ đến với mình, sẽ đến lượt đối thủ phải gục!”

Tỉnh giấc mộng, tôi kinh ngạc về lời khuyên vô giá đó. Từ lúc ấy cho đến lúc bước chân ra khỏi tù, tôi đều hành động theo phương châm của LS Trừng, vị thủ lĩnh thực sự của giới luật sư Sài Gòn. Nhiều người quen tôi đã trách ông khai trừ tôi khỏi Đoàn Luật sư theo yêu cầu của phía công an chỉ vài ngày sau khi nổ ra vụ án của tôi, dù tòa án chưa tuyên. Tôi hoàn toàn không trách cứ, trái lại rất thông cảm với ông, dẫu rằng ngày cầm quyết định khai trừ mình trong tù, tôi đã nghẹn ngào, rớm nước mắt, vì dù sao cho đến thời điểm ấy tôi cũng đã gắn bó với nghề luật gần 20 năm, nhiều vinh quang và cay đắng. Ông cùng vài luật sư đồng nghiệp đã nhiều lần vào tù thăm tôi mỗi dịp gần Tết, mang đến niềm tin và hy vọng cho tôi giữa những năm tháng tăm tối. Tôi vẫn mãi cảm kích về tình nghĩa ấy.

Năm 1989 tốt nghiệp trường luật, tôi làm việc vài tháng tại Phòng Công chứng Nhà nước duy nhất vào lúc đó, rồi chuyển sang làm trợ lý riêng cho LS Triệu Quốc Mạnh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương thời. Năm 2005, đắc cử chức vụ Phó Chủ nhiệm sau một cuộc tranh cử bất thần tại Hội nghị toàn thể, tôi trở thành phó của LS Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư khi ấy. Do làm việc thân cận, nên tôi đã học hỏi được nhiều từ hai vị luật sư đàn anh của mình, không chỉ về nghề nghiệp, mà còn trong tranh đấu chính trị. Cả hai ông, tuy tính cách khác biệt nhau, song đều là các bậc thầy về nghệ thuật “khiêu vũ giữa bầy sói” mà vẫn giữ được tinh thần độc lập và nhân cách của mình để không biến hẳn thành sói. Tất nhiên, tôi chưa bao giờ là thành viên của bầy sói, nhưng cũng đã ứng dụng phần nào nghệ thuật ấy trên con đường chính trị của mình.

Năm 2008 Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn đã chịu một áp lực lớn từ “bên trên” để cản trở tôi tiếp tục ứng cử chức vụ Phó Chủ nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa. Tôi nói với LS Trừng và các vị phó khác rằng tôi giữ chức vụ này để có thêm điều kiện khai triển lý tưởng nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam, chứ không phải vì danh vọng gì. Do đó, tôi đã chủ động rút lui để các đồng nghiệp của tôi không bị khó xử trước sự can thiệp vô lối vào hoạt động độc lập và tự quản của đoàn luật sư.

Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam bấy lâu nay, tìm một vị thủ lãnh luật sư đoàn sẵn sàng đương đầu, chống lại sự can thiệp thô bạo từ phía Đảng CS và chính quyền để bảo vệ sự độc lập và tự quản của giới luật sư trong khả năng có thể như LS Nguyễn Đăng Trừng đã làm, thì thật là mò kim đáy bể. Lý do ông tham quyền cố vị dù đã cao niên chỉ là cớ để người ta buộc ông rút lui. Vì vậy việc ông bị khai trừ khỏi Đảng CS là điều dễ hiểu.

Những gương mặt mà người ta sắp xếp để chuẩn bị thay thế ông, dù trẻ hơn, là bầy tôi chỉ biết khúm núm và vâng dạ. Bỏ phiếu ủng hộ những gương mặt ấy, giới luật sư Việt Nam sẽ trông mong gì cho tương lai và liệu còn đủ xứng đáng với niềm tự hào nghề nghiệp của mình chăng? Không dám phản kháng cường quyền thì tự cởi áo mão luật sư quăng xuống đất cho rồi!

Có hay không một thỏa hiệp bán nước?

MỘT VỊ THIẾU TƯỚNG YÊU CẦU TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979 – 1984 VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamĐộc Lập Tự Do Hạnh PhúcHà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014

Kính gửi: Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng

Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị

Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng

Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.

Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết, mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.

Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.

Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.

Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!

Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.

Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng.

Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng, coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.

Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt,16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.

Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.

Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “ Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1).

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị, Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.

Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra.

Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên. Tóm lại là:

1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.

2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta.

Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12.

Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.

Kính

Thiếu tướng Lê Duy Mật

(1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc

Những thành công trong chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị

Phạm Quang Tuấn
Nhiều người đã đặt câu hỏi: Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ để làm gì? Có thành công không? Người ta cũng chú ý đến món quà lạ lùng mà ông Nghị “tặng” cho Thượng nghị sĩ John McCain, món quà chỉ có thể coi là một sự hạ nhục [1]: hai tấm ảnh chụp bia kỷ niệm chỗ bắn rơi máy bay của McCain, bia khắc ông McCain đang quỳ gối giơ tay đầu hàng và có dòng chữ “NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHÚ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 12 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY“.

Bia kỷ niệm bắn rơi máy bay của John McCainĐối với một người bình thường ở một nước văn minh, thì chỉ cái giọng kém học thức, gọi kẻ địch là “tên”, và đánh vần sai be bét cũng đủ khiến phải giấu tấm bia đó đi, đừng nói là chụp ảnh nó rồi đưa cho người trong cuộc, mà nay đã thành Thượng nghị sĩ của một siêu cường. Có bao giờ một lãnh đạo Việt Nam dám đưa một tấm ảnh chụp bia kỷ niệm một tướng Tàu trong tình trạng tương tự cho đương sự? À, có bia đâu mà chụp, Việt Nam đời nào dám tạc bia kỷ niệm chiến tranh với Tàu cộng.

Tuy nhiên chuyện tặng quà này rất dễ hiểu nếu ta đọc một phát ngôn khác của ông Phạm Quang Nghị trong chuyến đi [2]:

“Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay”.

Rõ ràng là, với tuyên bố này cũng như với “món quà” cho TNS McCain, ông Phạm Quang Nghị muốn nhắc cho Chính phủ Mỹ nhớ lại thời kỳ thù địch giữa hai nước. Ông không nhắc lại thời đó với giọng điệu của một cựu chiến binh đã thoát khỏi hận thù và hướng về tương lai, như ông McCain khi thăm Việt Nam, mà nhắc lại với những lời lẽ và hành động xỏ xiên, châm chọc.

Trong khi đó, khi nói về cuộc tranh chấp biển đảo với Tàu thì…

“Đặc biệt là cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu từ nhiều cơ quan, tổ chức Mỹ do Hội châu Á tổ chức, ông Phạm Quang Nghị đã điểm lại tình hình diễn biến ở Biển Đông trong thời gian qua, nêu bật quyết tâm, chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời hết sức coi trọng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ gìn và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, trước hết là các nước láng giềng“.

Tức là: Chúng tôi vẫn tiếp tục chung thủy, bốn tốt, 16 chữ vàng với ông anh của chúng tôi, các ông (Mỹ) đừng hòng mà xen vào.

Những việc chính thức đã làm với chính phủ Mỹ thì gói gọn trong vài câu rỗng tuếch, sặc mùi Tuyên giáo: “Trao đổi làm việc”, “Trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm”, “Các cuộc gặp, làm việc diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau“[2].

Tới đây thì chúng ta có thể trả lời câu hỏi về mục đích chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị: thứ nhất, là để trấn an và gián tiếp xin lỗi người anh cả phương Bắc sau vụ giàn khoan HY981, cho ông ta vững lòng rằng “thằng nhỏ” vẫn trung thành, không nghĩ tới chuyện đi tìm đồng minh khác. Thứ hai, là để làm sao cho Mỹ từ bỏ ý định xáp lại gần Việt Nam, thậm chí còn bực mình tránh xa “thằng nhỏ” vô ơn mà mình đã lên tiếng ủng hộ trong những ngày nó bị anh nó bắt nạt.

Chúng ta cũng hiểu tại sao Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được Mỹ mời mà không đi, lại đi… Ba Lan trong thời gian đó. Phạm Bình Minh là người đã từng làm ngoại giao ở Anh, Mỹ và Liên Hiệp Quốc, lại là con cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người có khuynh hướng thân Tây phương và nghi kỵ Tàu (ít ra là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam) và nghe nói đã bị Trung Quốc đẩy ra khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Hẳn ông ta không thể được Tàu tin cậy bằng Phạm Quang Nghị, một apparatchik thuần túy, thành viên lâu năm và cựu Phó Trưởng ban của Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (Ban Tuyên giáo Trung ương hiện thời), nơi tập hợp những cái đầu thủ cựu, hẹp hòi, maoist, thân Tàu nhất trong Đảng. Chỉ việc thay đổi sứ giả cũng đã cho thấy mục đích của chuyến đi. Rất có thể, đây là giá mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải trả để đổi lại việc giàn khoan HY981 nhổ neo sớm một tháng.

Về câu hỏi “chuyến đi có thành công không”, tôi nghĩ rằng có lẽ đã thành công đối với mục đích thứ nhất (trấn an người anh cả, thậm chí làm cho ngài hể hả). Về mục đích thứ hai (chọc giận và đẩy Mỹ ra) thì chưa chắc, vì những hành động và lời nói của ông Phạm Quang Nghị quá con nít và lộ liễu – nhưng chắc chắn không thể nói là chuyến đi đã giúp xúc tiến quan hệ Việt Mỹ.

Còn một mục đích nữa có thể nằm trong đầu ông Phạm Quang Nghị – đó là cái ghế Tổng Bí thư biết đâu có thể tới với ông trong tương lai, nhờ sự nâng đỡ của đàn anh Tàu đang hồ hởi với chuyến đi này. Chuyến đi sẽ giúp nhiều cho chuyện đó. Hơn nữa, chức Tổng Bí thư phải cho một người có tầm cỡ trí tuệ tương đương như ngài đương kim Tổng Bí thư kiêm Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, mà tiêu chuẩn đó thì ông Phạm Quang Nghị rất vừa vặn.

P.Q.T.

Ghi chú

[1] http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/189997/mon-qua-ong-pham-quang-nghi-tang-tns-mccain.html.

[2] http://dantri.com.vn/chinh-tri/ong-pham-quang-nghi-ket-thuc-chuyen-tham-lam-viec-tai-new-york-907206.htm