Lượm lặt tin 24-7-14

Hợp tác hạt nhân Mỹ Việt ‘đang thuận lợi’

VN đang phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận.

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Việt Nam.

Thỏa thuận được phê duyệt vào hôm thứ Ba 22/07 sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ mở rộng thị trường tới Việt Nam về điện hạt nhân

Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đạt được thỏa thuận hồi tháng Mười năm ngoái, và thỏa thuận này được Tổng thống Barack Obama chấp thuận vào tháng Hai năm nay. Nay thỏa thuận này cần được Thượng viện bỏ phiếu. Triển vọng cho việc bỏ phiếu thông qua hiện chưa chắc chắn.

Một ủy ban do đảng Dân lãnh đạo vốn giám sát chính sách đối ngoại của Mỹ cũng đã thông qua thỏa thuận bất chấp quan ngại của các nhà hoạt động chống phổ biến hạt nhân và một số các nhà lập pháp rằng thỏa thuận này thiếu các hạn chế Việt Nam làm giàu uranium hoặc tái chế plutonium, là khâu có thể được dùng để phát triển vũ khí hạt nhân.

Thay vào đó, Việt Nam, đã ký một bản ghi nhớ không ràng buộc với Hoa Kỳ nói rằng Hà Nội không có ý định tìm kiếm những khả năng đó và sẽ kiếm nhiên liệu hạt nhân cần thiết từ thị trường quốc tế. Việt Nam cũng đã k‎y một loạt công ước quốc tế về an ninh hạt nhân và không phổ biến hạt nhân.

Ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ, vốn phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, đang mong muốn thỏa thuận này được Thượng viện Mỹ chuẩn thuận.

Việt Nam đang có kế hoạch hướng tới việc sử dụng điện hạt nhân và đã ký hợp đồng với Nga để xây dựng hai lò phản ứng vào năm 2020 và ký với Nhật Bản để xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử khác.

Viện Năng lượng hạt nhân có trụ sở tại Washington ước tính thỏa thuận này có thể tạo ra từ 10-20 tỉ USD từ hoạt động kinh doanh cho các công ty Mỹ, mặc dù các nhà phê bình nói việc gặt hái được lợi ích kinh tế thực sự cho các doanh nghiệp Mỹ là chưa chắc chắn.

Việt Nam cũng có các thỏa thuận hạt nhân với Canada, Trung Quốc, Pháp và Hàn Quốc.

————————

Thiếu ngủ đêm có thể gây teo não

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, người lớn tuổi càng ngủ ít, bộ não của họ càng bị teo và suy thoái nhanh hơn.

giấc ngủ, teo não, lão hóa, thiếu ngủ
Thời lượng giấc ngủ mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của mỗi chúng ta. Ảnh minh họa: Corbis

Các chuyên gia thuộc Trường Y sau đại học Duke-NUS của Singapore đã tiến hành nghiên cứu 66 người lớn tuổi, sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ (MRI) cũng như những khảo sát về giấc ngủ. Cụ thể là, những người tình nguyện đã được đo khối lượng não và kiểm tra, đánh giá chức năng thần kinh – tâm lý 2 năm một lần. Thêm vào đó, thời gian ngủ của họ cũng được ghi lại thông qua bản câu hỏi.

Kết quả hé lộ, những người ngủ ít hơn cho thấy bằng chứng về sự phình rộng não thất nhanh hơn và suy thoái về nhận thức. “Phát hiện của chúng tôi đã gắn việc ngủ ít với dấu hiệu của sự lão hóa não”, tiến sĩ June Lo, người đứng đầu nghiên cứu, nói.

Theo các tác giả nghiên cứu, công trình của họ, vốn liên quan đến xã hội đang lão hóa nhanh chóng của Singapore, sẽ mở đường cho những nghiên cứu trong tương lai về sự thiếu ngủ cũng như ảnh hưởng tăng thêm của nó đối với sự suy thoái trí não, kể cả chứng mất trí nhớ. Họ hy vọng trong những năm tới sẽ xác định được điều gì tốt cho sự trao đổi chất ở tim mạch và sức khỏe dài hạn của bộ não.

Hồi đầu tuần này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Warwick (Anh) khuyến cáo, ngủ quá nhiều ở tuổi trung niên có thể cùng gây hại như thiếu ngủ. Nghiên cứu đối với gần 9.000 người trong độ tuổi từ 50 – 64 tuổi phát hiện, những đối tượng ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi đêm có trí nhớ tồi tệ hơn và khả năng ra quyết định kém hơn. Tuy nhiên, sức mạnh của bộ não chỉ giảm xuống đối với những người lớn tuổi hơn (từ 65 – 89 tuổi) nếu họ ngủ quá nhiều.

Các chuyên gia đều nhất trí rằng, thời lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến cơ thể và trí não của chúng ta và rằng, số giờ ngủ cần thiết thay đổi theo tuổi tác của chúng ta. Giáo sư Francesco Cappuccio, đồng tác giả nghiên cứu của Đại học Warwick, nhấn mạnh, việc ngủ theo thời lượng thích hợp ở người cao tuổi thậm chí có thể ngăn chặn được sự suy thoái trí não, một nguyên nhân dẫn tới chứng mất trí ở người già.

Theo nhiều nghiên cứu, 7 tiếng/ngày là thời lượng ngủ tối ưu, tốt cho sức khỏe thể chất và tâm thần của một người trưởng thành, giúp phòng chống bệnh béo phì, tiểu đường, áp huyết cao, bệnh tim mạch, đột quỵ và cả teo não.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

——————————-

“Chuyện ấy”: Những sự thực khó tin

Có thể bạn đã biết nhiều điều về “chuyện ấy”, nhưng chưa chắc bạn đã tin vào những sự thực dưới đây:

love-23714-38997

1. Đúng với lý thuyết “dùng nó hoặc mất nó”, việc “chay tịnh” hoàn toàn về “chuyện ấy” có thể khiến “cậu bé” giảm kích thước. Không được “hoạt động” thường xuyên, “cậu bé” có thể ngắn đi một hoặc hai xăngtimet.

2. Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Mỹ, “chuyện ấy” khiến con người ta hạnh phúc ngang với việc kiếm được 100.000 đô la.

3. “Đồng điệu”, hay cả hai người cùng “lên đỉnh” một lúc, là cực kỳ hiếm xảy ra. Nó hiếm hoi đến mức 42% số cặp đôi tin rằng khả năng họ gặp được Dã nhân chân to còn cao hơn là khả năng được “lên đỉnh” cùng nhau.

4. Có vẻ như việc làm này không thể gợi lên bất kỳ ham muốn nào, nhưng 51% số phụ nữ từng “lên đỉnh” trong khi đang…bẻ ngón tay.

5. Mặc dù phi thực tế, song một số người thực sự bị lôi cuốn về mặt thể xác bởi các bức tượng và ma nơ canh – một tình trạng được gọi là agalmatophillia.

6. Nếu người đàn ông thuận tay phải hay tay trái thì thường tinh hoàn bên đó cũng nằm cao hơn.

7. Trước cuộc “giao ban”, có lẽ bạn nên đi tất (vớ) vì bạn sẽ thích “lên đỉnh” với đôi chân ấm áp.

8. Rất nhỏ nhưng rất nhanh: Các “chàng” tinh binh lao đi với vận tốc 45km/giờ khi tìm thấy chỗ của “nàng” trứng.

9. “Chuyện ấy” là khá vất vả: Mỗi cuộc “giao ban” có thể đốt cháy tới 144 calo.

Khi người Việt thiện cảm với Mỹ hơn với Trung Quốc

Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.

Vũ Hoàng, phóng viên RFA

Kết quả mới công bố ngày 14/7 từ Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington, DC cho thấy đa số người Việt Nam xem Trung Quốc là mối đe dọa số một và muốn Hoa Kỳ trở thành đồng minh chủ chốt. Điều này cho thấy quan điểm của người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều thời gian gần đây, ghi nhận ý kiến của một số người dân sinh sống trong nước, Vũ Hoàng có trình bày sau đây.

Không thiện cảm với Trung Quốc đã ăn vào máu?

Khảo sát 1.000 người có độ tuổi trên 18 từ ngày 18/4 đến 8/5, kết quả từ Trung tâm Pew cho thấy tại Việt Nam chỉ có 16% người được hỏi là có thiện cảm với Trung Quốc nhưng tỉ lệ này với Hoa Kỳ lên đến 76%. Trong khi đó, được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất thì đến 74% người Việt chọn đó là Trung Quốc, đồng thời, với tỉ lệ 30% Mỹ trở thành quốc gia có điểm cao nhất cho câu hỏi ai là đồng minh chủ chốt của Việt Nam.

Mặc dù kết quả là thế, nhưng dường như sự thiếu thiện cảm của người VN với Trung Quốc đã “ăn vào máu,” bởi lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc, với nhiều cuộc chiến kéo dài qua báo thế hệ, từ triều đại phong kiến cho đến hiện đại, từ đất liền đến biển đảo ngoài khơi, khiến người Việt Nam luôn nhìn nhận Trung Quốc là kẻ thù thâm độc. Sự thiếu thiện cảm “ăn vào máu” ấy được anh Phạm Hưng hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:

Đây không phải là vấn đề cá nhân mang tính chất chủng tộc nhưng không hiểu sao có khái niệm là người Việt Nam, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì không bao giờ có thiện cảm với người Trung Quốc cả, ở đây, nếu nói là người TQ thì hơi quá, nhưng với tư tưởng của người Tàu

anh Phạm Hưng

Ở đây tôi không có sự phân biệt vùng đất mới là Mỹ hay người Tàu như các cụ ngày xưa thường nói là Tàu lùn…đây không phải là vấn đề cá nhân mang tính chất chủng tộc nhưng không hiểu sao có khái niệm là người Việt Nam, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì không bao giờ có thiện cảm với người Trung Quốc cả, ở đây, nếu nói là người TQ thì hơi quá, nhưng với tư tưởng của người Tàu. Có một cái gì đó vì VN quá gần Trung Quốc rồi, rất nhiều những ảnh hưởng, tức là ngay trong bản thân phong tục tập quán, chữ viết, rồi lời nói…có gì đó hao hao của văn hóa người Trung Quốc. Cho nên, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì vẫn có một đánh giá là không thích Trung Quốc, chứ không phải là mang Trung Quốc ra để so sánh với Mỹ.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút  đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.

Sự “gần giống” giữa người TQ và người VN như lời anh Hưng phân tích có thể được nhìn nhận như sự tương đồng căn bản của 2 quốc gia trong cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị xã hội, cũng như đường lối, mô hình phát triển kinh tế. Sự “gần giống” ấy có thể được hiểu như một “đồng minh ý thức hệ” đã được xây dựng giữa 2 đất nước cộng sản kéo dài nhiều thập kỷ qua. Bởi có nhiều điểm tương đồng, nên những “tẩy” của Trung Quốc được người Việt Nam hiểu rõ hơn ai cả, bạn Trần Linh sinh sống ở Sài Gòn gọi cách sống của một bộ phận người Trung Quốc mà bạn chứng kiến là “sống bẩn,” khiến người khác dễ mất lòng tin… bạn nói:

Cách sống của một vài người dân ở TQ cũng không gây được thiện cảm đối với mình, họ sống “bẩn” ý “bẩn” ở đây là họ sống không đẹp, người khác nhìn vào cảm thấy mất lòng tin, đại khái là người TQ không biết giúp đỡ, chia sẻ hoặc thấy đó rồi bỏ đó, quá sức bàng quan với những việc xung quanh.

Nếu quí vị có lần đọc qua tác phẩm từng gây chấn động “Người Trung Quốc Xấu Xí” của Bá Dương thì ông kết luận một trong những tính xấu người dân của chính nước ông là “người TQ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa” và “người TQ không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình.” Cũng có lẽ vì thế mà với một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, mà không ít lần truyền thông nhà nước TQ phổ biến những điều hoàn toàn sai lệch về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải… với Việt Nam và người Việt Nam dù có thế nào đi chăng nữa cũng vẫn dễ dàng nhận ra những thâm ý mà Trung Quốc đã và đang áp dụng, khi lấn chiếm biển đảo Việt Nam, vì lẽ đó không khó để hiểu vì sao người Việt Nam ngày càng thiếu thiện cảm với TQ.

Ngay trong nội tại cuộc sống hàng ngày, từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm cụ thể, càng ngày người TQ càng tạo ra tư tưởng cảm nhận không tốt dành cho người VN. Không hiểu sao những cách sống của người TQ luôn tạo ra những điều không thoải mái cho người VN

Ngay trong nội tại cuộc sống hàng ngày, từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm cụ thể, càng ngày người TQ càng tạo ra tư tưởng cảm nhận không tốt dành cho người VN. Không hiểu sao những cách sống của người TQ luôn tạo ra những điều không thoải mái cho người VN.

Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.

Cảm tình với người Mỹ

Thế nhưng ở chiều ngược lại, quốc gia mà Việt Nam vốn có cuộc chiến kéo dài trong suốt thập kỷ 60, 70 là Hoa Kỳ thì giờ đây đang được đánh giá ở mức cao nhất trong câu trả lời “đồng minh tin cậy” của Việt Nam. Bởi với một Trung Quốc trỗi dậy thì chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức mạnh để kiềm chế sự hung hăng của quốc gia cộng sản độc tài này. Sức mạnh ấy của Mỹ không chỉ được thể hiện ở phương diện quân sự, vũ khí mà nó còn được thể hiện qua sức mạnh một nền kinh tế đứng đầu thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ và cả sức mạnh đến từ văn hóa và con người. Cảm nhận về thiện chí của người Việt đối với Hoa Kỳ được anh Minh Tuân hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:

Quan điểm của tôi về văn hóa, phong cách sống hay trình độ công nghệ và các mặt khác của Hoa Kỳ với TQ thì tôi thấy có những điểm khác nhau và tôi thấy có những điều người Việt Nam hâm mộ, thí dụ: người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng như: Iphone, máy tính… thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ và tiếp thu được tính văn minh của bên Hoa Kỳ.

Những mặt thiện chí đối với Hoa Kỳ còn được thể hiện khá rõ qua chính những đặc tính của một đất nước dân chủ, tự do, nhân quyền khi người Việt trong nước đánh giá và tương phản với những gì đang diễn ra ở Hoa Lục. Bạn Trần Linh tiếp lời:

Đối với bản thân mình, mình thấy người Mỹ, nước Mỹ người dân ở đó có nhân quyền và sống thoải mái, tự do, theo ý muốn của người ta mà không bị quản lý quá sát bởi chính phủ. Mình thích Mỹ hơn bởi tính cởi mở, phóng khoáng của người Mỹ, món ăn của người Mỹ, nói chung chung thì view (quang cảnh) ở Mỹ cũng gọn gàng sạch sẽ hơn so với người TQ. Còn với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc muốn quản lý tất cả mọi thứ từ việc lớn đến việc nhỏ, mọi thứ trong đời sống của người dân. Điều này làm cho người ta cảm thấy bức bối, khó chịu và chính sách này có vẻ không hợp lý và không gây được thiện cảm với người khác.

Người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng…thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ

anh Minh Tuân

Trong khi đó, anh Phạm Hưng lại chỉ ra những ưu việt của một xã hội Mỹ cởi mở, hiện đại, văn minh, đây chính là những điểm khiến cá nhân anh cũng như bạn bè mà anh có dịp trò chuyện đều đồng tình:

Tôi đánh giá người TQ vẫn là một dân tộc lớn, có những thành tựu nhất định trong kinh tế, xã hội và kể cả ảnh hưởng lên thế giới, nhưng với người Việt Nam, nhưng quan điểm của tôi không phải là mình thích hay không thích mà mình cần lựa chọn cho một chính thể hay xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, hiện tại, theo tôi nước Mỹ thực sự tạo ra nền dân chủ đó. Người Việt Nam cụ thể là tầng lớp lãnh đạo hiện tại cũng nên có một suy nghĩ như thế để tạo ra cho người dân những tư duy và cuộc sống thực sự. Ở đây, tôi nghĩ rằng, nếu người TQ cũng tạo ra cho đất nước chúng tôi những dân chủ, văn minh thì chúng tôi vẫn ủng hộ. Nhưng tôi cho rằng, chính thể TQ hiện tại họ không tạo ra được điều ấy, vì cũng là một nước như VN thôi, nền dân chủ và quyền con người vẫn còn tương đối kém so với thế giới.

Có thể những con số biết nói từ điều tra của Trung tâm Pew chưa hoàn toàn phản ánh hết bản chất đa diện và phức tạp trong mối quan hệ chằng chịt cũng như ảnh hưởng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đến Việt Nam, nhưng ít nhất qua đó, nó cũng phác họa về thực trạng và đưa ra những đánh giá sơ khởi về góc nhìn mà người Việt cảm nhận với 2 cường quốc thế giới trên cả mặt tiêu cực và tích cực.

Bí ẩn lớn nhất trong “di chiếu” của Mao Trạch Đông

Giao Hưởng/ Một thế giới 
Giang Thanh tại “phiên tòa thế kỷ”
 Tại “phiên tòa thế kỷ” (tháng 11.1980), hơn 850 người ngồi ở ghế dự thính đã vỗ tay tán thưởng khi Giang Thanh bất ngờ tiết lộ thêm 6 chữ trong “mật chiếu” của Mao Trạch Đông viết cho Hoa Quốc Phong trước ngày qua đời… 

  Giang Thanh giữ thái độ cứng cỏi, một mực phủ nhận tội trạng của mình, có lúc dám cương giọng hô khẩu hiệu “đặc sản” của thời cách mạng văn hóa trước tòa làm mọi người bất bình. Khi bị vạch tội cướp quyền và công kích Hoa Quốc Phong, Giang Thanh lớn tiếng phản bác:
“Tôi muốn cho các vị biết một việc, câu “đồng chí làm việc tôi yên tâm” Mao Chủ tịch viết cho Hoa Quốc Phong tối hôm đó không phải là toàn bộ nội dung Mao viết cho Hoa, ít nhất còn thiếu 6 chữ “có vấn đề, hỏi Giang Thanh”.
Mấy câu trên của Giang khiến phiên tòa đại loạn. Giang cười nhạt:
– Ta bất chấp phép nước, đạo trời ư?
Trong những hồi chuông dồn dập, Giang một lần nữa bị lôi ra khỏi phòng xử án, nhưng trên những hàng ghế dự thính, mọi người vỗ tay rầm rộ, đây là những lời khen chân tình, bởi Giang Thanh đã vạch ra một sự thật quan trọng nhất: Người kế tục mà Mao chỉ định là Giang, chứ không phải là Hoa Quốc Phong. Hoa chỉ là viên cận thần có việc cần thỉnh thị Nữ hoàng.
Hoa làm việc Mao yên tâm, nhưng không phải Hoa muốn làm gì thì làm, mà phải thỉnh thị Giang, làm theo chỉ thị của Giang” – theo Tân Tử Lăng.
Sáu chữ trong mật chiếu của Mao “có vấn đề – hỏi Giang Thanh” mặc nhiên đặt vị trí Giang Thanh lên trên Hoa Quốc Phong (Thủ tướng – Phó Chủ tịch đảng thứ nhất). Sớm biết vị trí đó, khi Mao nằm trên giường bệnh, Giang Thanh đã dám đứng lên công khai phê bình Hoa Quốc Phong tại Hội nghị công tác kế hoạch toàn quốc ngày 1.8.1976.
Các tuần lễ tiếp đó, Giang Thanh ôm “giấc mộng Nữ hoàng” của mình đi diễn giảng khắp nơi. Hồi ký của vệ sĩ Trần Trường Giang nhắc chuyện Giang Thanh đến Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, nhà máy in Tân Hoa với “danh nghĩa thị sát” để “kích động phản cách mạng, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng” (28.8), đến thăm liên đội anh hùng ở quân khu Tế Nam để “cổ xúy cho “chủ nghĩa đại nữ tử” không bắt tay với đàn ông, và còn nói: “Chủ tịch không còn nữa, tôi sẽ trở thành quả nhân”. 
Trong từ vựng của tiếng Trung, từ “quả nhân” có hàm nghĩa đặc biệt, đây là cách xưng hô của các vị vua. Bà Giang Thanh nói ra những lời này tại thời điểm đó (lúc Mao Trạch Đông sắp mất), tại địa điểm đó (quân khu Tế Nam) không phải là ngẫu nhiên hay vô ý, mà đã ngang nhiên bộc lộ tham vọng quyền lực của mình” qua cách “chơi chữ” hai mặt (30.8 ). Lúc Mao Trạch Đông rơi vào hôn mê  sâu (8.9), Giang Thanh “lấy lý do giúp Mao Chủ tịch trở mình” để lật người Mao trên giường bệnh dò soát lần cuối xem còn sót di thư nào không và “tìm chìa khóa tủ tài liệu của Mao Chủ tịch” – nửa khuya hôm ấy Mao qua đời.
Đã có chuyện một số tỉnh “đua nhau gửi thư ủng hộ Giang Thanh làm chủ tịch đảng”. Sau này ban chuyên án cũng thu bản danh sách lãnh đạo trung ương theo dự kiến của Giang Thanh: Chủ tịch đảng: Giang Thanh. Phó Chủ tịch đảng : Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Tôn Ngọc Quốc, Mao Viễn Tân. Thường vụ Bộ Chính trị: ngoài sáu  người trên, thêm: Tạ Tĩnh Nghi, Trương Thu Kiều, Vương Tú Trân. Chủ tịch Quốc hội: Vương Hồng Văn. Thủ tướng: Trương Xuân Kiều”. Danh sách trên gạt hẳn Hoa Quốc Phong ra ngoài. Ý đồ của Mao là đưa “Giang Thanh lên nắm quyền”, sau đó Giang Thanh sẽ “truyền ngôi” lại cháu ruột của Mao là Mao Viễn Tân.
Về Mao Viễn Tân, tài liệu Tân Tử Lăng ghi:
Trước khi vào Trung Nam Hải, Mao Viễn Tân là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, Chính ủy Đại quân khu Thẩm Dương. Từ 10.10.1975, Mao Viễn Tân được cử làm “liên lạc viên” cho Mao. Bộ chính trị họp, Mao Viễn Tân ngồi trên ghế Chủ tịch truyền đạt “khẩu dụ” của Mao. Y coi các ủy viên Bộ chính trị như cấp dưới, đã có lần y nói: “Tôi thuận miệng nói vài câu, đủ để bọn họ học tập mấy tháng ròng”.
Điều bí ẩn lớn nhất nằm ở mục đích cuối cùng của Mao được che đậy khéo léo để mọi người không dễ nhận biết, đó là: “khoác chiếc áo lý luận hiện đại nhất, cách mạng nhất” đẩy nước Trung Hoa trở lại thời vua chúa, thiết lập trật tự của “chủ nghĩa xã hội phong kiến” – để làm gì? Tân Tử Lăng giải đáp từ “gốc rễ” của vấn nạn:
“Thông qua Đại cách mạng văn hóa, Mao hầu như đã trị hết các công thần danh tướng. Mười năm tai họa, các nhân vật trên vũ đài chính trị lớp này đến lớp khác như chạy tiếp sức trên một vòng cung lớn nhằm chuyển chiếc gậy “đại vương” đến tay Giang Thanh, để Giang kịp thời kế vị lúc Mao nhắm mắt xuôi tay. Âm mưu gia đình trị của Mao bị phơi trần đã làm nát vụn những phỏng đoán của các nhà trí thức lương thiện về động cơ “cao thượng” của cuộc Đại cách mạng văn hóa do Mao phát động. Nếu không có sai lầm của ba năm Đại tiến vọt, chưa chắc Mao phải dùng đến hạ sách này. Mao truyền ngôi cho Giang Thanh có phần bất đắc dĩ. Mao không tin vào ngàn đời vạn thế, mà tính toán chỉ cần hai thế hệ (Giang Thanh và Mao Viễn Tân) là đủ thời gian hoàn toàn viết lại lịch sử”, chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết đói lịch sử xưa nay đều do kẻ thắng viết nên” 

Adam Michnik: Tội ác của Putin

Adam Michnik, tổng biên tập nhật báo WYBORCZA Ba Lan

Đinh Minh Đạo dịch

163054971

Sau sự kiện đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình yêu nước tại Vacsava năm 1861, Aleksander Hercen* đã viết thư gửi Nga Hoàng Aleksander II : „Ngài đã trở thành kẻ giết ngừơi không chùn tay, kẻ giết người vì than đá**”. Ông cũng viết về báo chí Nga đã bị „tước đoạt tự do và đức tính biết hổ thẹn”. Những từ ngữ đã viết trên đây của một người Nga vĩ đại, giờ đây có thể được nhắc lại và gửi nó đến Putin và những kẻ theo chủ nghĩa bành trướng Nga, những kẻ không ngừng dối trá trắng trợn.

Trước hết, chúng ta được nghe chúng nói, rằng Ba Lan đã huấn luyện những tên phát xít của Ukraina để chúng thực hiện khủng bố trên quảng trường Majdan. Sau đó chúng ta lại biết chúng nói rằng, những chiến binh „Putin” đã tự mua vũ khí, quân trang, quân dụng ở các của hàng của Krym, nơi mà Putin vừa xâm chiếm của Ukraina, Kreml không hề liên quan gì đến sự kiện này. Bây giờ chúng nói chính quyền Ukraina phải chịu trách nhiệm đã bắn hạ chiếc Boing 777 thực hiện chuyến bay MH17 qua lãnh thổ Ukraina.

298 hành khách bất hạnh bị thiệt mạng, đây hoàn toàn do hậu quả của đường lối chính trị vô liêm sỉ của Putin. Guồng máy Kreml được sự chấp thuận và quyết định của Putin, đã trang bị vũ khí cho những kẻ nổi loạn ở vùng Donbas. Chính những kẻ này đã giết những người dân vô tội. Với đầu óc của một đại tá KGB, tổng thống Nga đã không muốn chấp nhận để Ukraina , bằng con đường riêng của mình tiến tới các chuẩn mực của dân chủ và của châu Âu. Putin muốn khôi phục lại đế quốc Nga, kích động các xung đột chủng tộc ở Lavia và Estonia, gây bất ổn và nuôi dưỡng ly khai ở Mondavia, duy trì các cuộc xung đột sắc tộc ở sát vùng núi Karbas. Tư tưởng đại cường quốc, chủ nghĩa sô vanh đại Nga là giai đoạn cuối cùng, tột đỉnh cuả chủ nghĩa cộng sản. Putin nghĩ rằng tương lai phát triển của nước Nga là sáp nhập lần lượt các quốc gia lân cận.

Liên Minh Châu Âu (EU) đã có một thói quen sống hòa bình và yên tĩnh, đã không xác định , cũng chẳng ý thức được tình trạng đe dọa hòa bình đang tăng dần. Họ tự tạo cho mình một lược đồ của lòng tin, chẳng khác nào sự an ủi kẻ hung bạo. Sự mê muội và thụ động của các giới tinh hoa chính trị và thương gia đã làm thức tỉnh sự bất an. Nhưng đối với chúng ta, những người dân, những người làm công tác văn hóa, khoa học, báo chí , chúng ta không thoái thác trách nhiệm, chúng ta có nghĩa vụ gióng lên tiếng nói kiên quyết, rõ ràng: tình hình đang xấu đi rất nghiêm trọng.

Không được lặp lại những sai lầm của giới tinh hoa châu Âu, khi họ đã nhẹ dạ tin vào Hitler và Stalin. Lẽ ra, chúng ta không được phép nhắm mắt khi Hitler sáp nhập nước Aó và một phần lãnh thổ của Séc và các nước Baltik.

Một người bạn Nga của tôi ở Mockova nói, có hai phương cách để quân đội Nga rút khỏi Ukraina-hiện thực và mầu nhiệm. Theo kịch bản hiện thực, xuất hiện thánh Jerzy*** đối đầu với con rồng và bằng lưỡi kiếm lửa đuổi bọn ăn cắp đê tiện. Còn kịch bản mầu nhiệm? Đó là quân Nga tự rút.

Những bước nhượng bộ của đường lối chính trị tiếp theo là con đường đi đến hư không. Putin không phải là nhà chính trị theo mẫu hình châu Âu;Putin là người luôn nuôi dưỡng và theo đuổi những cuộc phiêu lưu cố hữu. Rất nhiều sự kiện đã chỉ ra rằng, rượu đã được rót ra khỏi chai-những đám người của hèn nhát và chết chóc, những đám người vô chính phủ, những đám người Slavo phát xít, những đám người Bolsevik theo chủ nghĩa quốc gia và những nhóm người không bình thường khác đã từ nước Nga đến Ukraina.

Trang bị vũ khí hiện đại cho những nhóm người này là một trọng tội. Đáng khích lệ rằng, chính phủ Cộng Hòa Ba Lan đã đứng về phía lương tri và sự lương thiện – không mơn trớn, không ảo tưởng và đạo đức giả.

Warsaw 20-07-2014

Dịch từ nhật báo WYBORCZA Ba Lan

——————————————-

Chú thích (của ND):

*Aleksander Hercen nhà văn, nhà xã hội học Nga, sinh 06-04-1812 tại Moskova, mất 09-02-1870 tại Paris

**Ba Lan là một trong những nước ở châu Âu có nhiều mỏ than đá.

*** Sự tích thánh Jerzy xuất hiện, giết con rồng cứu cô gái

nhỏ Sabra, bảo vệ cột thập ác, biểu tượng thiêng liêng của Ki Tô Giáo, đem nguồn nước về cho dân làng Silen.