Lượm lặt tin 16-7-14

Hạ canxi máu – Những điều cần biết

Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể. 98% canxi nằm ở xương và răng; 2% còn lại là canxi ion nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Thuật ngữ “hạ canxi máu” là nói đến hạ ion canxi trong máu.

Làm gì khi bị “hạ canxi máu”?

Nếu ion canxi máu hạ thấp ở mức độ nhẹ thì có thể không phát hiện ra, nhưng khi cơ thể bị hạ ion canxi nhiều có thể gây rối loạn các hoạt động thần kinh cơ.

Dấu hiệu nhận biết là cảm giác tê bì ở tay chân, lưỡi, quanh miệng; cảm giác hồi hộp, lo âu, mệt mỏi; sau đó là chuột rút (vọp bẻ), co thắt các cơ ở tay chân (co cơ ở tay tạo kiểu dáng bàn tay đỡ đẻ hoặc duỗi cứng đùi, cẳng chân và các ngón gây khó cử động), co giật tay chân hoặc toàn thân, co thắt thanh môn gây khó thở, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

Những người đã bị hạ canxi máu một lần thì dễ có những cơn hạ canxi máu tái phát, nhất là khi có phối hợp thêm những đợt suy nhược cơ thể do ăn uống kém hay tức giận, lo lắng.

Cách xử trí lúc này là cho người bệnh nằm yên ở một mặt phẳng thấp an toàn (tránh bị co giật lại rơi xuống đất và bị chấn thương thêm) một thời gian sẽ tự hồi phục từ từ. Nếu đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được tiêm một liều canxi vào máu và sẽ giúp hồi phục nhanh chóng.

Nguyên nhân hạ canxi máu là do thiếu canxi, thiếu vitamin D (hoặc cả hai). Người đã bị cắt đoạn ruột, rối loạn nội tiết như suy giáp, ung thư giáp, giảm đạm máu, tăng phosphat máu, dùng thuốc lợi tiểu Furosemide, kháng sinh Aminoside… cũng rất dễ hạ canxi máu.

Làm thế nào để tăng lượng canxi trong cơ thể?

Thường thì canxi trong bữa ăn, cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 20 – 30%. Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate…; cạnh tranh hấp thu với các chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm…

Chế độ ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật (thịt, cá, tôm…), hoặc nhiều muối có thể gây ra tăng thải và mất canxi qua nước tiểu.

Độc giả cần lưu ý khi uống thuốc bổ không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng cùng một lúc mà nên tách ra từng buổi sáng, chiều, tối.

Vitamin D rất cần thiết để cơ thể hấp thu canxi. Vitamin D một phần nhỏ là từ thức ăn đưa vào, phần lớn là do da tổng hợp khi có ánh nắng mặt trời để cơ thể sử dụng. Vì vậy nếu chỉ uống sữa mà không tắm nắng thì kah3 năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ rất thấp.

4 câu hỏi liên quan đến canxi:

1/Ai thường bị thiếu canxi?

Người cao tuổi dễ bị loãng xương. Nữ giới có nguy cơ bị loãng xương nhiều hơn nam giới. Người có chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu canxi hằng ngày, ăn nhiều muối, dư đạm, không tiếp xúc ánh nắng, ít vận động, uống nhiều rượu, cà phê, hút thuốc lá, sử dụng thuốc không hợp lý sẽ bị thiếu canxi và loãng xương sớm.

2/ Hàm lượng canxi trong thực phẩm

100g sữa bò chứa 1.000mg canxi
100g lương thực (gạo, bắp, bột mì) chứa 30mg canxi
100g thịt có 10 – 20mg canxi
100g đậu nành có 165mg canxi
100g mè có 1.200mg canxi
100g đậu các loại có khoảng 60mg canxi
100g rau muống, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau ngót có 100mg canxi.

Cần lưu ý, sữa, yaourt, phô mai có chứa nhiều canxi, nhưng cũng chứa một lượng không nhỏ chất béo động vật (béo bão hòa). Do đó, những người tăng mỡ máu cần lưu ý vì có thể gây ra bệnh tim mạch.

3/ Bổ sung canxi bằng thuốc viên

Do bác sĩ chỉ định để phòng ngừa và điều trị thiếu canxi. Liều thường dùng là 500mg/người lớn/ngày, không quá 2.000mg/ngày.

4/Thừa canxi có gây ra sỏi thận?

Các nghiên cứu cho những kết quả khác nhau nên chưa có kết luận chắc chắn. Sỏi thận thường gặp trên một số cơ địa đặc biệt dễ tạo sỏi. Có thể việc dùng quá nhiều canxi trên loại cơ địa này sẽ có khả năng hình thành sỏi do làm thay đổi thành phần nước tiểu.

——————————————————————–

Sự bùng nổ của các thiết bị cảm ứng thông minh đang mở ra khái niệm mới về chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Hiện nay, nhiều hãng công nghệ đang tập trung đầu tư vào mảng thị trường đầy tiềm năng là thiết bị đeo thông minh. Các thiết bị đeo này có khả năng đồng bộ với điện thoại thông minh, thực hiện các cuộc gọi cùng với một số tính năng giải trí đi kèm như nghe nhạc.

Bên cạnh đó, các thiết bị đeo thông minh này còn có khả năng theo dõi sức khỏe của người sử dụng, giúp hiển thị các thông số như nhịp tim, số bước chân, khoảng cách đi bộ, lượng calo được đốt cháy…

Ngay cả các thương hiệu đồ thể thao lớn nhất thế giới như Adidas hay Nike cũng đang có một thị trường lớn với nhiều thiết bị đeo tay chăm sóc sức khỏe, thể thao.

Chẳng hạn, Nike + Fuelband SE có nhiều cải tiến mới, hỗ trợ theo dõi hoạt động của người dùng suốt cả ngày như chạy bộ hoặc tập thể dục và màn hình sẽ cho biết tiêu hao bao nhiêu năng lượng.

Adidas chuẩn bị phát hành một thiết bị hỗ trợ nền tảng này với tên gọi Adidas miCoach Fit Smart. Được biết, miCoach Fit Smart có thể thu thập các thông tin như nhịp tim, lượng calo bị đốt cháy, số bước đi, tốc độ di chuyển… của người dùng. Theo FCC, thiết bị sẽ hỗ trợ kết nối Bluetooth 4.0 LTE dùng để giao tiếp với điện thoại thông minh hoặc tablet.

Google đang đặt ra một nền tảng mới cho sự bùng nổ của các thiết bị chăm sóc sức khỏe khi công bố nền tảng dữ liệu sức khỏe Google Fit, có thể tạo ra các ứng dụng có thể quản lý và kết hợp nhiều loại dữ liệu liên quan đến sức khỏe.

Những dữ liệu như nhịp tim, bước chân, hay lượng đường trong máu có thể được thu thập từ những thiết bị đeo khác nhau, bao gồm cả những thiết bị sử dụng cảm biến nhận diện dữ liệu sinh trắc học.

Ngoài ứng dụng SHealth trên các smartphone và smartwatch Gear Fit, Samsung đã công bố một thiết bị wearables mới với tên gọi Simband, có khả năng theo dõi sức khỏe của người dùng và các thông tin được đồng bộ trực tiếp trên các dịch vụ lưu trữ đám mây.

Cụ thể, Samsung Simband sẽ được trang bị một loạt cảm biến cho phép đo nhiệt độ cơ thể, lượng đường, mật độ oxy trong không khí, hoặc đo nhịp tim thông qua da của bạn một cách liên tục…

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, có thể nói năm 2014 sẽ là năm của các thiết bị thông minh chăm sóc sức khỏe. Và bây giờ, bạn đang có trên tay một bộ sưu tập các thiết bị công nghệ thông minh chăm sóc sức khỏe:

BodyMedia

Đây là thiết bị giúp theo dõi các hoạt động thể chất và giấc ngủ ban đêm, có thể đồng bộ với smartphone và kết nối với các ứng dụng thứ ba như RunKeeper và MyFitnessPal để trích xuất thông tin. Nếu muốn theo dõi thông tin trực tuyến, người dùng sẽ phải bỏ ra 6,95USD mỗi tháng.

Withings Pulse

 

Pulse là thiết bị bỏ túi hoặc có thể cài trên quần áo hoặc cổ tay để theo dõi các hoạt động thể lực và giấc ngủ. Thiết bị có cả màn hình để xem lại thông tin sức khỏe của 10 ngày gần nhất.

Pulse đồng bộ với ứng dụng Withings Health Mare chạy trên iOS và Android; có thể kết nối được với hơn 100 ứng dụng của đối tác để theo dõi lượng tiêu tốn calo và trọng lượng của cơ thể.

Tanita BF

Sản phẩm công nghệ Nhật Bản này có nhiều ưu điểm vượt trội như hệ thống cân bằng tĩnh tập trung một điểm (Single-Point Load Cell) cho độ chính xác cao hơn; có phần mềm kết nối máy tính phục vụ cho việc nghiên cứu; tính toán chỉ số cân nặng BMI, tốc độ chuyển hóa cơ bản, tính lượng chất béo tự do, theo dõi cả trọng lượng cơ thể và tính toán cân đối giữa các chỉ số trọng lượng cơ thể, độ béo và lượng nước hấp thụ… Đặc biệt, Tanita BF có khả năng cân liên tục cho một số lượng người rất lớn.

Bodymedia Fit Core

Với bốn cảm biến dùng đo lượng calo bị đốt cháy, chiếc Bodymedia Fit Core hỗ trợ việc theo dõi các hoạt động của bạn một cách chính xác nhất. Một cảm biến đo độ giãn điện của làn da để xác định cường độ vận động của bạn. Trong khi một cảm biến khác đo nhiệt độ của da và một cảm biến đo lượng tỏa nhiệt của cơ thể.

Cuối cùng, như những thiết bị theo dõi các hoạt động thể chất khác, nó được trang bị một gia tốc ba trục để bạn có thể đo các hoạt động như bước chân, số bậc thang và cự ly.

Smart Body Analyzer

Với chiếc cân điện tử này, không chỉ hiển thị số cân nặng và cả nhịp tim, mà đồng thời cho biết bạn có đang bị thừa cân hay không. Kết quả sau đó sẽ được tự động gửi không dây đến smartphone qua Wi-Fi hoặc Bluetooth để lưu trữ và lập biểu đồ theo dõi sức khỏe.

Đặc biệt, máy còn có thể đo mức độ CO2 trong phòng, đưa ra cảnh báo nếu nồng độ CO2 vượt giới hạn, nhắc bạn mở thêm cửa để thêm không khí tự nhiên.

Fitbit Force

Với cảm biến tích hợp bên trong, khi đeo trên tay, Fitbit Force có thể đếm được số bước và số mét người dùng đi hay chạy bộ, leo bao nhiêu tầng cầu thang… theo từng ngày, tuần, tháng hoặc trong một khoảng thời gian.

Bên cạnh đó, khi ngủ, thiết bị đeo tay cũng theo dõi xem giấc ngủ của người dùng như thế nào, có tốt hay không. Phần mềm đồng bộ với smartphone, chạy tốt trên iOS và Android.

Đại diện Tổng thống Mỹ tới Hà Nội

Tòa Bạch ốc cử ông Evan Medeiros, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Obama, đến Hà Nội thảo luận về các vấn đề liên quan đến đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) và vấn đề Biển Đông.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp ông Evan Medeiros hôm Thứ hai 14/7/2014. (Hình: VGP)

Ông Evan Medeiros, Cố vấn đặc biệt của tổng thống Hoa Kỳ và đồng thời là Giám đốc cấp cao về Á châu vụ của Hội đồng An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ có mặt ở Hà Nội hôm Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014. Theo bản tin của Văn phòng Chính phủ CSVN, ông đã gặp và thảo luận với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cử ông Evan Medeiros đến Việt Nam “nhân một năm xác lập quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước để trao đổi, thúc đẩy quan hệ song phương cũng như hợp tác liên quan đến một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm (trong đó có vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và tình hình Biển Đông), đặc biệt là những biện pháp nhằm triển khai quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.” Bảntin của ‘chinhphu.vn’ viết.

Chuyến đi Hà Nội của cố vấn Medeiros diễn ra trong bối cảnh các căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 vẫn tiếp diễn từ hơn hai tháng qua. Ngoại trưởng John Kerry vừa tới Bắc Kinh đối thoại nhiều mặt trong đó có cả vấn đề Biển Đông.

Cách đây ít ngày, Thượng viện Hoa Kỳ ra nghị quyết lên án Trung Quốc khiêu khích, đe dọa các nước nhỏ phía nam và dùng áp lực quân sự để thay đổi hiện trạng tình hình an ninh khu vực Biển Đông. Thượng viện Mỹ đòi Trung Quốc rút giàn khoan HD981 và các lực lượng bảo vệ và phụ thuộc về nước. Bản nghị quyết cũng tái khẳng định các cam kết của Hoa Kỳ với đồng minh về bảo vệ an ninh và quyền tự do hải hành trên Biển Đông.

Cùng với thời gian này, trong một cuộc hội thảo ở Hoa Thịnh Đốn, phụ tá thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Fuchs đề nghị Trung Quốc xuống thang bằng cách ngừng tất cả các hành động xây dựng công sự, pháo đài ở trên Biển Đông. Nếu được vậy sẽ dẫn đến cơ hội các nước thảo luận cho một giải pháp hòa bình lâu dài cho khu vực.

Đầu Tháng Sáu vừa qua, Quyền Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, bà Kelly E. Magsamen tới Hà Nội, gặp thứ trưởng Quốc phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh. Nhiều phần, lý do chính mà bà Magsamen đến Hà Nội, theo TTXVN cho biết, là hai bên “trao đổi một số nội dung liên quan phục vụ các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tới Việt Nam và chuẩn bị các nội dung cho hội nghị Đối thoại chính sách quốc phòng song phương Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 9 năm 2014.”

Cấp cao hơn của bà Magsamen ở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hiển nhiên là ông bộ trưởng Chuck Hagel. Theo tinh thần bản tin của TTXVN, rất có thể ông Bộ trưởng Hagel sẽ đến Việt Nam khi có cuộc “Đối thoại chính sách quốc phòng song phương Việt Nam – Hoa Kỳ” vì tình hình thời sự căng thẳng trên Biển Đông đang là nỗi quan ngại của nhiều nước, không riêng gì Việt Nam.

* Hà Nội đã ‘đầu hàng’

Trong một bài viết trên tờ Myanmar Times ngày Thứ Hai 7/7/2014, chuyên gia phân tích thời sự Roger Mitton nói rằng việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm “rúng động, sợ hãi” đồng thời “gây chia rẽ nghiêm trọng” trong giới đứng đầu chế độ Hà Nội.

Tuy nhiên, phe muốn tiếp tục dựa vào Bắc Kinh do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã thắng thế các cuộc tranh luận gay gắt ở nhóm lãnh tụ chóp bu của đảng CSVN. Bởi vậy, Việt Nam từng bắn tiếng cho biết Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đến Mỹ thảo luận (trong Tháng Bảy) như một dấu hiệu Hà Nội tìm sự yểm trợ cụ thể của Hoa Thịnh Đốn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, đã không xảy ra.

Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) viên chức cao cấp nhất về Ngoại giao của Bắc Kinh đến Hà Nội đưa ra lời đe dọa “dùng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ giàn khoan và chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời ông ta cảnh cáo Hà Nội rằng Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu hợp tác với những nước khác chống lại Trung Quốc, hiển nhiên ám chỉ đến Hoa Kỳ trước hết rồi đến Philippines và Nhật Bản.

Sau chuyến viếng thăm của cố vấn Evan Medeiros, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có tới Việt Nam hay không, vẫn còn là một dấu hỏi. Trong sự nhận xét của ông Roger Mitton thì “Hà Nội đã đầu hàng. Không còn thấy các cuộc biểu tình chống TQ, không còn lời đe dọa kiện Trung quốc ra LHQ, không có tập trận với Mỹ và cũng không thấy vận động đoàn kết cả khối ASEAN chống lại Trung Quốc.”

Các cuộc thảo luận về Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, đã được gia hạn quá thời hạn chót 2013 và hiện chưa rõ tới bao giờ các bên sẽ đạt được một sự đồng thuận hay không.

@Nguoi Viet

 

 

Phạm Đoan Trang – Viết blog cho một tương lai dân chủ: Câu chuyện Anh Ba Sàm

báPhạm Đoan Trang
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Vào một ngày cuối xuân ở Hà Nội, các cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam đã tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ vào nhà ở và cơ sở kinh doanh của Nguyễn Hữu Vinh, blogger nổi tiếng, còn được biết qua bút danh Anh Ba Sàm (nghĩa là anh chàng nói chuyện tầm phào). Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy, người trợ lý của ông, đã bị bắt giữ ngay lập tức.Một cuộc ập vào nhà và “bắt khẩn cấp”, như cách nói của công an, là một kỹ thuật được các lực lượng an ninh Việt Nam thường xuyên thực hiện để trấn áp giới bất đồng chính kiến. Đối với trường hợp ông Vinh, hiện họ đã đạt được mục đích này. Hai trong số các trang web mà ông quản lý vào thời điểm đó – Chép Sử Việt và Dân Quyền – đã bị đóng cửa ngay sau khi ông bị bắt, cho thấy công an đã có thể giành được sự kiểm soát và mật khẩu của các trang web này. Tuy nhiên, các trang blog khác, đặc biệt là trang Ba Sam News, đã ở ngoài tầm kiểm soát của công an và vẫn tiếp tục được công việc hàng ngày của mình.
Ông Vinh hiện đang bị giam giữ, không được gặp luật sư và bị từ chối không cho thăm gặp gia đình. Ông là người tù mới nhất trong tối thiểu là 300 tù nhân lương tâm tại Việt Nam 5 năm qua.

Báo chí Việt Nam là của nhà nước, và cả công an nhân dân cũng như quân đội nhân dân đều có hàng chục cơ quan phát thanh truyền hình và xuất bản riêng của mình. Họ đã miêu tả Vinh như một blogger “chuyên viết về các vấn đề chính trị xã hội Việt Nam với phong cách bình luận chống đối”, “luôn tìm cách làm cho mọi thứ của Việt Nam xấu xa, tồi tệ giống với con người của y”.

baVậy, Nguyễn Hữu Vinh là ai? Ông sinh năm 1956 trong gia đình của một quan chức cộng sản cấp cao. Cha của Vinh, ông Nguyễn Hữu Khiếu, từng hai lần là đại sứ tại Liên Xô trong thời gian từ năm 1974 đến năm 1980. Vì Liên Xô là người “anh cả” của Việt Nam trong thời chiến tranh lạnh, nên gốc gác này là một đặc quyền cực lớn, và như Vinh tự thừa nhận trong một hồi tưởng ngắn vào năm 2012: ông và gia đình từng có một đời sống mà những người Việt khác chỉ có thể mơ ước.

Là một “thái tử đảng” sáng chói, Vinh tốt nghiệp Học viện An ninh, sau đó trở thành một sĩ quan an ninh trước khi tham gia vào một chức vụ trong Ban Việt Kiều. Những kinh nghiệm làm việc với các nhà trí thức Việt Nam ở nước ngoài khiến ông bị ám ảnh với ý nghĩ “vốn xã hội đã bị lãng phí quá nhiều, hậu quả của các chính sách sai hỏng”.
Là một người giỏi suy tính, có lẽ ông Vinh là một trong những người đầu tiên nhìn thấy sức mạnh tiềm năng của Internet trong việc đến được tâm tư và mở mắt cho người dân ở Việt Nam. Năm 2005, khi Yahoo! 360 ° đến với Việt Nam, ông đã sớm thấy mình “viết blog” như bất kỳ thiếu niên nào ở các thành phố lớn.

Ban đầu, trang blog Anh Ba Sam trên Yahoo! 360° của ông tạo ra trong tháng 9 năm 2007 đăng tải các bài ông viết cho các phương tiện truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, Vinh sớm nhận ra nhu cầu của người dân trong nước, cần biết thông tin về Việt Nam nhìn từ góc độ nước ngoài. Dân chúng muốn biết “thế giới đang nghĩ gì về mình”. Sau đó ông tập trung vào việc dịch các bài báo nước ngoài sang tiếng Việt cho người đọc blog của mình.

Sau nữa, ông bắt đầu cung cấp không chỉ các bài viết về Việt Nam mà còn cả những tài liệu về mối quan hệ Việt-Trung, mà ngay cả hiện nay vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị.

Những quan hệ của Vinh với một số người trong bộ máy nhà nước giúp cung cấp được các nguồn tin hữu ích. Tuy nhiên, chính việc này đồng thời lại cũng khiến tạo nên những nghi ngờ rằng ông là một công an chìm. Nhiều người từng hỏi tại sao Nguyễn Hữu Vinh, người từng đăng tải các tài liệu mà đảng cầm quyền không muốn cho công chúng đọc được, lại không hề bị bắt giữ?

Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Blog Ba Sàm đã bị cơ quan công an xác định là một điểm tập hợp các lực lượng “chống nhà nước” ở trong và bên ngoài Việt Nam. Trang web này đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công liên tục. Một nhà cựu ngoại giao Mỹ và là tác giả có bài viết thường được dịch và được đăng bởi trang Ba Sam đã viết:

“… vào ngày 13 tháng 3, tin tặc lại tấn công, tung lên một đoạn kể lể mà chúng bảo là của biên tập viên điều hành website, đoạn này ráp nối các email và các bức ảnh lại với nhau. Cũng giống như tất cả các màn tuyên truyền hiệu quả khác, đây là một sự pha trộn giữa sự thực và bịa đặt. Một độc giả ngây thơ có thể kết luận rằng đội ngũ Anh Ba Sàm là bọn phản đảng, phản động ở Mỹ, mưu toan lật đổ chính quyền Hà Nội”.

Năm ngày sau khi ông Vinh và cô Thúy bị bắt, hai trong số các đồng sự của họ đã đưa ra một lời tuyên bố thách thức “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!“. Lời tuyên bố chứa hàm ý về sự nổi lên của một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn nữa, viết vì sự thay đổi ở Việt Nam, với các blogger đi theo con đường khai sáng những giá trị tự do dân chủ cho các công dân Việt Nam – con đường mà Ba Sàm đã đi.

Có rất nhiều lý do để tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ không dễ buộc được các blogger im tiếng mãi mãi.

Nguồn: Blogging for a Future Democracy: The Story of Anh Ba Sam – The Source

Người Việt ‘lo TQ, muốn Mỹ là đồng minh’

Vai trò của Mỹ và Trung Quốc với thế giới được các nước quan tâm

Một thăm dò dư luận cho biết đa số ở Việt Nam xem Trung Quốc là đe dọa số một và muốn Mỹ là đồng minh chủ chốt.

Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington DC về thái độ của người dân tại nhiều nước được công bố hôm 14/7.

Kết quả tại Việt Nam dựa trên thăm dò từ 18/4 đến 8/5 với 1000 người tuổi từ 18 trở lên.

Tại Việt Nam, chỉ có 16% người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, 67% cho Ấn Độ, 76% cho Mỹ và 77% cho Nhật.

Khi được hỏi nước nào là đe dọa lớn nhất, 74% người Việt chọn Trung Quốc.

30% chọn Mỹ là đồng minh chủ chốt, khiến Mỹ có điểm cao nhất tại Việt Nam cho câu hỏi về đồng minh.

69% người Việt cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thay Mỹ làm siêu cường, trong khi chỉ có 17% tin điều này đã hay sẽ xảy ra.

Đồng minh và đe dọa

Không phải nước nào ở châu Á cũng có thái độ chống Trung Quốc.

Trong 10 nước châu Á được khảo sát, có sáu nước mà ở đó, đa số bày tỏ cảm tình với Trung Quốc. Ví dụ, tại Hàn Quốc là 56%, Indonesia 66%, Thái Lan 72%, Malaysia 74%, Bangladesh 77%, Pakistan 78%.

Nhật Bản nhận được cảm tình của ít nhất một nửa người được hỏi tại bảy nước châu Á – cao nhất là Thái Lan 81% và Philippines 80%.

Tranh chấp lãnh thổ khiến chỉ có 7% tại Nhật, 16% ở Việt Nam, và 38% ở Philippines có cảm tình với Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc gia tăng căng thẳng vì vụ giàn khoan

Ngược lại, chỉ có 8% ở Trung Quốc có cảm tình với Nhật, nhưng cũng có 50% người Trung Quốc cảm tình với Mỹ.

Đa số tại châu Á xem Mỹ là quốc gia họ có thể nhờ cậy.

8 trong 11 nước châu Á chọn Mỹ là đồng minh số một, như Hàn Quốc 68%, Nhật 62%, Ấn Độ 33%. Tại Việt Nam, 30% chọn Mỹ là đồng minh.

Có hai nước châu Á trong khảo sát chọn Trung Quốc là đồng minh: Malaysia 27% và Pakistan 57%.

Người Trung Quốc xem Nga là đối tác đáng tin cậy nhất (25%) và Mỹ là đe dọa (36%).

Tranh chấp biển đảo

Nhìn chung, các nước châu Á đều lo ngại về rủi ro chiến tranh do mâu thuẫn biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Đa số người dân tại tám nước châu Á lo lắng tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh.

Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%.

Tại Trung Quốc, cũng có 62% lo ngại về rủi ro chiến tranh, còn 34% không lo lắng.

Đáng quan tâm là 61% tại Philippines và 51% tại Việt Nam nói họ “rất lo ngại” về khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.

Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.

@bbc

Việt Nam: Mất Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian?

biendong-wiki-250

Giấc mộng bành trướng của Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm nay chứ không phải là chuyện mới mẻ gì, nhưng việc bành trướng trên Biển Đông trong lúc này của chính quyền Trung Quốc được thừa hưởng từ thời Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, với đường đứt khúc chín đoạn (đường Lưỡi Bò) cũng chỉ mới xuất hiện đầu năm 1949. Nhưng gần đây, do tầm quan trọng của con đường huyết mạch vận tải đường biển của Trung Quốc và sự thèm muốn vùng biển giàu tài nguyên này, nên đã khiến vấn đề Biển Đông đã trở nên nóng bỏng hơn.

Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, hay Biển Tây theo cách gọi của Philippines, hoặc Biển Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc v.v…  mà tên chung lâu nay ta thường thấy xuất hiện trên các bản đồ thế giới nói chung là Biển Nam Trung hoa (South China Sea). Đây là một biển ven lục địa có diện tích khoảng 3 triệu 500 ngàn km², trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Cần phải hiểu vùng biển này và các đảo, quần đảo của nó không thuộc về chủ quyền của một quốc gia cụ thể nào đó, mà hiện nay đang là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malayxia, Brunei v.v… Tuy nhiên vì quyền lợi nên hầu như các quốc gia kể trên đều tự khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định đó là chủ quyền bất khả xâm phạm của mình.

Nói ra điều này để thấy việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố hầu hết vùng biển này nằm trong đường Lưỡi Bò chín đoạn của họ tự vẽ là của Trung Quốc cũng là chuyện hết sức bình thường như các quốc gia khác trong khu vực đã làm. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ không phải là quốc gia nào có đầy đủ các bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền thuộc về mình, mà là các đảo hay bãi đá ngầm trong vùng biển này đang thuộc về ai quản lý và liệu nước đó có giữ được hay không trước sự bành trướng ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Nếu so sánh về tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc với tiềm lực của các quốc gia trong khu vực là sự so sánh quá khập khiễng và nếu nói Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng để sẵn sàng chiếm đoạt bất cứ các đảo, cụm đảo hay các bãi ngầm… của bất kỳ quốc gia nào trong vùng bất chấp luật pháp quốc tế là điều không hề ngoa. Nói như vậy để thấy Việt Nam nói riêng hay các quốc gia trong khu vực cần phải có một chính sách quốc phòng phù hợp, thông qua việc liên minh, liên kết với các cường quốc khác, hay một tập thể các quốc gia khác có cùng lợi ích để tạo sức mạnh nhằm đối trọng với Trung Quốc là việc làm hết sức cần thiết. Vì nếu đơn phương một quốc gia trong khu vực thì hoàn toàn không có khả năng kiềm chế nổi Trung Quốc. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng.

Trong bối cảnh chính trị thế giới một lần nữa đã và đang dần hình thành xu thế lưỡng cực, một bên là Trung Quốc và Nga, còn một bên là Hoa kỳ, EU… Và hầu hết các quốc gia thuộc khu vực ASEAN (trừ Việt Nam) và các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… hiện nay đều có mối quan hệ tốt với Hoa kỳ ở mức đối tác chiến lược hoặc đồng minh tin cậy. Điều đó cho thấy các quốc gia đó hoàn toàn có thể đứng vững trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc nếu có và một điều chắc chắn Hoa kỳ cũng sẽ phải có các các hành động và biện pháp tích cực để đối phó.

Như trường hợp tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật quản lý, giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì theo hiệp ước chung giữa Hoa kỳ và Nhật sẽ được phát huy tác dụng cho những trường hợp kiểu này. Do đó nếu trường hợp nếu đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật quản lý bị Trung Quốc tấn công thì Hoa Kỳ sẽ ra tay can thiệp ngay lập tức, vì Hoa Kỳ bắt buộc phải có nghĩa vụ bảo vệ những địa điểm mà Nhật đang quản lý theo tinh thần của hiệp ước chung giữa hai quốc gia. Cũng vậy, ở một mức độ khác, như trong quan hệ giữa Philippines và Hoa Kỳ cũng thế, đây là hai quốc gia vốn có mối quan hệ giữa hai đồng minh lâu đời, vậy mà trước sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây đang gia tăng, thì ngay trước thềm chuyến thăm Philippines trong tháng 4.2014 của Tổng thống Hoa kỳ B. Obama, Hoa Kỳ và Philippines đã đạt được một Hiệp ước 10 năm cho phép lính Mỹ tăng cường hiện diện tại quốc gia Đông Nam Á này.

Giới chức Hà nội đang nghĩ gì?

Gần đây, việc Thượng Viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông với số phiếu tuyệt đối yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD 981, giữ nguyên hiện trạng và không được cản trở lưu thông hàng hải, điều đó thể hiện rằng Hoa Kỳ hiện nay đẫ có một đồng thuận trong các cấp lãnh đạo về chính sách ở Biển Đông. Và điều này đã làm không ít người Việt Nam lạc quan khi cho đó là động thái của Quốc hội Hoa Kỳ chính thức ủng hộ các nước tranh chấp trong đó có Việt Nam. Cũng như thế, đa số người dân Việt Nam trong lúc này vẫn còn nuôi hy vọng Việt Nam sẽ xây dựng với Hoa kỳ mối quan hệ đồng minh chiến lược để làm đối trọng trước áp lực của Trung Quốc trên biển và trên bộ. Song họ không biết rằng đây là một chuyện hoàn toàn không dễ và không đơn giản, cho dù đã có ít nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Hoa Kỳ nương nhẹ đối với Việt Nam trong vấn đề Nhân quyền hay vấn đề Hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Nên hiểu quan điểm của chính phủ (hành pháp) và quốc hội (lập pháp) Hoa Kỳ thường không nhất quán và quan điểm của Quốc hội thường cứng nhắc hơn rất nhiều.

Một điểm mấu chốt nhất hiện nay mà Việt Nam khó có thể vượt qua là do Việt Nam là một quốc gia cộng sản và các nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo Đảng CSVN đến lúc này vẫn có mong muốn và hy vọng coi Trung Quốc – kẻ thù của mình là chỗ dựa chiến lược và lâu dài. Đồng thời họ luôn nghi ngờ coi Hoa kỳ và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác là những thế lực thù địch, luôn có âm mưu xóa bỏ chế độ XHCN do Đảng CSVN lãnh đạo. Vì họ luôn hiểu rằng hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có chung đường lối và vận mệnh chính trị không thể tách rời và nếu bỏ hoặc coi Trung Quốc là kẻ thù thì không sớm thì muộn sẽ mất Đảng của họ ngay lập tức. Đây cũng chính là tử huyệt của Đảng CSVN mà Trung Quốc đã nắm rất rõ từ lâu.

Đặc biệt là theo họ, trong mọi tình huống nếu để chiến tranh xảy ra trên Biển Đông và nhanh chóng trở thành cuộc xung đột trong khu vực lúc nào thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng CSVN lúc đó. Do vậy Đảng CSVN không có lựa họ nào khác là sự xuống nước và nhân nhượng, thậm chí họ còn công khai xác định Việt Nam sẵn sàng chấp nhận đánh đổi một phần quyền lợi của mình để đổi lấy sự hòa bình. Mà theo họ lý giải rằng Việt Nam đã trải qua quá nhiều về chiến tranh, đã đến lúc cần hòa bình để phát triển. Đáng tiếc quan điểm đầu hàng này của ban lãnh đạo Đảng CSVN lại được đa số các đảng viên và một bộ phận không nhỏ người dân đồng tình ủng hộ và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn.

Điều đó cho thấy Việt Nam đang hoàn toàn đơn độc, đây cũng chính là lý do vì sao người ta thấy trong hơn hai tháng qua, kể từ ngày 2.5.2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng biển thuộc lãnh hải của Việt Nam đến nay và kể cả việc Trung Quốc liên tiếp đưa các giàn khoan khác vào sâu vùng vịnh Bắc bộ mà các lãnh đạo đảng CSVN phản ứng rất yếu ớt và chiếu lệ. Và diễn biến thực tế trên biển cho thấy, trong khi giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam, không những thế các tàu vũ trang, bán vũ trang của Trung Quốc đã có các hành động khiêu khích như dùng vòi rồng công suất lớn phun nước và kể cả va, đâm. Song các tàu Cảnh sát Biển, tàu Kiểm ngư vẫn kiên trì “tuyên truyền, giải thích và thuyết phục” và cuối cùng là bỏ chạy. Kể cả việc Trung Quốc bắt giữ 13 ngư dân của Việt Nam, những người được coi là cột mốc sống trên biển theo chủ trương của chính quyền Việt Nam, đến nay cũng không được giải quyết một cách thỏa đáng theo thông lệ quốc tế. Điều đó cho thấy lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam hiện nay đã trở nên bất lực và bế tắc hoàn toàn trong vấn đề giải quyết vấn đề giàn khoan HD-981 nói riêng và vấn đề tranh chấp trên Biển Đông nói chung, chứ đừng nói đến việc đòi lại quần đảo Hoàng sa.

Hà Nội đã ‘đầu hàng’?

Ngày 07.7.2014 trong bài “Vietnam suffers from the wobbles” chuyên gia phân tích thời sự Roger Mitton của tờ Myanmar Times, cho biết: việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm “rúng động, sợ hãi” đồng thời “gây chia rẽ nghiêm trọng” trong giới chức lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Bài báo cho biết: trong chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì vừa qua, Ủy viên họ Dương đã nói thẳng với ban lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục “sử dụng mọi biện pháp có thể” để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc. Đồng thời ông này cũng cảnh cáo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc. Không những thế, cũng trong thời gian chuyến thăm Việt Nam của họ Dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố yêu cầu: “Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả các vụ bạo lực nghiêm trọng gần đây.”

Sau sự giận dữ của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, cũng nguồn tin trên đã cho biết ban lãnh đạo Hà Nội đã vội mở một cuộc họp Bộ Chính trị bất thường ngay sau khi chuyến thăm của ông Dương kết thúc. Và trong cuộc họp ấy đã xảy ra một cuộc tranh luận nảy lửa. Và tác giả dẫn lời của Edmund Malesky, một chuyên gia quan sát Việt Nam tại Đại học Duke, Hoa Kỳ khi cho rằng: “Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Quốc”. Theo đó tác giả cho biết: “Trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp. Còn một phái khác, do Tổng BT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cầm đầu thì chống lại chủ trương đó và kêu gọi duy trì chủ trương để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và kết quả là quan điểm của phe ông Trọng đã thắng. Với kết quả là, một chuyến thăm dự tính của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ trong tháng 7.2014 đã bị xếp lại.”

Cuối bài viết tác giả đã đi đến kết luận cho rằng “Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh. Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa thêm một giàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa thêm khoảng 50 giàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Quốc đã và đang làm”
Điều gì sẽ xảy ra đối với chủ quyền của VN trên Biển Đông?

Những phân tích trên đã cho thấy sự phân hóa rõ ràng ở mức sâu sắc trong ban lãnh đạo Đảng CSVN về quan điểm trong vấn đề đối phó với áp lực bành trướng của Trung Quốc. Đáng tiếc là xu hướng lấy lòng Bắc kinh thông qua việc duy trì chủ trương để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa của phe bảo thủ thân Trung Quốc của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng lại chiếm đa số áp đảo trong Bộ Chính trị. Vì người ta hy vọng với cái gọi là sự “nhẫn nại và nhún nhường và cần thiết thì nhượng bộ” sẽ có khả năng duy trì được hòa bình và sự tồn vong của Đảng CSVN. Nhưng họ đã quên mất tham vọng bành trướng của chính sách bá quyền Đại Hán của nhà nước Trung hoa từ ngàn đời nay và cho đến nay chính sách này đã quan trở lại trong cái vỏ bọc trỗi dậy trong hòa bình của Đảng CSTQ.

Cần phải khẳng định một cuộc chiến với quy mô lớn trên Biển Đông là điều khó có thể xảy ra vì nó không cho phép đối với Trung Quốc, một quốc gia có nền kinh tế khổng lồ đang phát triển, mà việc khu vực Biển Đông lại trấn giữ trên con đường vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu của họ. Đó là lý do không cho phép họ phiêu lưu để xung đột có thể xảy ra, vì những cuộc tấn công đánh chiếm chủ quyền các đảo và bãi ngầm của đối phương mang tính chiến thuật rất dễ trở thành các cuộc xung đột lớn trên biển và trong khu vực. Tuy nhiên không có điều gì là chắc chắn cả, khi mà mới đây nhất Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã bày tỏ sự lo ngại của ông ta khi đặt vấn đề Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể móc ngoặc trong vấn đề Biển Đông, mà theo ông cho biết ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. Người Việt Nam đã bị Hoa kỳ bỏ rơi trong vấn đề mất quần đảo Hoàng sa sau cái bắt tay của Mao Trạch Đông và Nixon tại Bắc kinh năm 1972, thì chả có gì có thể đảm bảo điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa.

Một trong những nhận định được đánh giá cao của các học giả quốc tế gần đây khi cho rằng “Việt Nam sẽ mất trọn Biển Đông nếu như nội bộ ban lãnh đạo của Việt Nam không thống nhất được với nhau” và điều đó đã và đang xảy ra. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay không có chỗ dựa, không có đồng minh tin cậy ngoài kẻ thù của mình chính lại là người đồng chí tốt Trung Quốc, do vậy họ đang lúng túng không tìm thấy lối thoát và điều đó đã buộc họ phải đi từ nhân nhượng này đến nhượng bộ khác trước áp lực của Bắc kinh. Và thử hỏi điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc triển khai rất nhiều các giàn khoan di động kiểu như giàn khoan HD-981 trong vùng lãnh hải Việt Nam? Và trong trường hợp xấu nhất, khi Trung Quốc tiến hành tập kích các đảo và bãi ngầm thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông như họ đã từng làm ở Hoàng sa năm 1974, đảo Gạc ma năm 1988 v.v… thì ban lãnh đạo Việt Nam sẽ phải làm gì để gìn giữ và bảo vệ chủ quyền? Hay là họ tiếp tục im lặng và nhân nhượng đầu hàng không cho phép binh lính trên đảo nổ súng giữ đảo mà thay bằng lệnh cấm nổ súng như họ đã từng làm năm 1988 ở đảo Gạc ma?

Điều đó cho thấy với chính sách gặm nhấm từ từ từ nhiều chục năm nay của Trung Quốc, nay lấn một ít, mai lấn thêm một ít, bằng đủ mọi thủ đoạn thì việc Trung Quốc tiến hành tập kích cục bộ các đảo và bãi ngầm thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông là điều đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra là điều hoàn toàn có thực. Và từ đó vấn đề Việt Nam mất hoàn toàn các đảo và bãi đá ngầm trong khu vực Biển Đông là nguy cơ đã lộ rõ và gần như chắc chắn. Ở đây chỉ còn là vấn đề thời gian nhanh hay chậm, nếu ban lãnh đạo Việt Nam không nhanh chóng có những điều chỉnh chiến lược quan trọng.

Lẽ đời, một khi chúng ta càng nhũn nhặn, nhân nhượng đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác thì kẻ thù sẽ càng lấn tới. Trong vấn đề Biển Đông hiện nay cũng vậy, một khi ban lãnh đạo Đảng CSVN và chính quyền của họ đến lúc này cũng chưa phân biệt được rõ ai là bạn, ai là thù để có các đối sách kịp thời có hiệu quả mang tính chiến lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nếu như vậy nguy cơ mất trọn Biển Đông là điều hoàn toàn có thể.

Ngoảnh sang nhìn cục diện chính trị của hai nước “đàn em” Lào và Campuchia ngày hôm nay đã bị Trung Quốc thao túng ra sao thì không thể không giật mình. Bây giờ mới thấy họa mất nước của Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Quốc đã cận kề lắm rồi. Và khi đó chuyện Việt Nam mất Biển Đông lại là chuyện nhỏ./.

Ngày 15 tháng 7 năm 2014

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

The New York Times phỏng vấn Lyle J. Goldstein: Thực Lực Quân Sự Của Trung Quốc Và Việt Nam

Đỗ Kim Thêm dịch
thuclucquansu.jpg
Photo: Credit Agence France-Presse — Getty ImagesKhi bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam về biển Đông [nguyên văn: biển Hoa Nam] gia tăng, một vấn đề quan trọng là quân lực Việt Nam đã nổi danh từ nhiều thập niên trước đây về sự kiên cường và về binh pháp du kích, nay đã đạt đến chuẩn mực nào. Trong hai tháng vừa qua, các chiến hạm của hai Lực Lượng Hải Giám Hoa Việt đã tranh dành nhau về một giàn khoang dầu tiền tỷ của Trung Quốc mà Việt Nam cho là Trung Quốc đơn phương áp đặt trên lãnh hải của mình. (Trung Quốc nói đây thuộc về lãnh hải của Trung Quốc). Các chiến hạm của hai nước gầm gừ nhau trong khoảng cách, và đôi khi Trung Quốc gởi các chiến đấu cơ thuộc không lực đến gần giàn khoang để phô trương bảo vệ cơ sở.Giáo Sư Lyle J. Goldstein, China Maritime Studies Institute thuộc Naval War College tại Rhode Island là người có thẩm quyền chuyên môn để khảo sát khả năng quân sự của Trung Quốc và Việt Nam. Hai quân đội đã hợp tác nhau tại Việt Nam để đánh đổ Pháp trong thập niên 1950 và đánh bại Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, Trung Quốc xâm lăng Việt Nam mà Đặng Tiểu Bình nói là để dạy cho Việt Nam một bài học về việc xâm chiếm Kampuchia, và Trung Quốc triệt thoái trong không hơn một tháng với tổn thất nặng nề. Kinh nghiệm nhục nhã này thúc đẩy Trung Quốc bắt đầu hiện đại hoá các lực lượng vũ trang của mình.

Giáo sư Goldstein thông thạo Hoa ngữ và Nga ngữ. Ông tốt nghiệp trường John Hopkins School of International Studies về ngành Nghiên Cưú Chiến Lược với học vị M. A. Trong thời gian làm luận án tiến sĩ tại Princeton, ông chuyên khảo cứu về Trung Quốc và có theo học tại Beijing City College. Ông gia nhập Naval War College vào năm 2001 và giúp thành lập China Maritime Studies Institute vào năm 2006 mà ông là Giám Đốc đầu tiên cho đến năm 2011. Học viện này thành lập để chuyên khảo cứu cho Hải Quân Hoa Kỳ về sự lớn mạnh của Hải Quân Trung Quốc. Năm 2012 Giáo sư Goldstein, một nhà nghiên cứu say mê các các tạp chí quân sự của Trung Quốc, làm việc cho đề án “Research on Chinese Military Assessments of Selected East Asian Regional Powers”. Ông nhận ra rằng Trung Quốc coi thường Hải Quân Việt Nam nhưng lại nể trọng đặc biệt đối với Không Lực Việt Nam. (Janes Perley)

* * *Hỏi: Việt Nam dường như muốn tìm một đường lối để duy trì mức độ độc lập với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việc này xảy ra như thế nào trong lĩnh vực quân sự?

Đáp: Việt Nam là một đất nước có truyền thông mạnh về quân sự. Hiển nhiên, chính sách ngoại giao đương đại và chiến lược quân sự bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch sử hiện đại của Việt Nam như là “kẻ sát nhân khổng lồ”. Việt Nam thành công trong việc loại thực dân Pháp trong những năm 1950, rồi đánh bại Mỹ (1965-73) và cuối cùng quyết liệt với Trung Quốc trong chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẩm máu (1979). Lịch sử dường như đã làm thấm nhuần Việt Nam với niềm tin phát triển một đường lối độc lập hơn là chính sách ngoại giao. Việc này dường như thúc đẩy Việt Nam đầu tư nặng nề về quốc phòng – chuyển hướng chủ yếu về người đối tác truyền thống là Liên Xô trong nỗ lực này. Không giống như một vài nước khác của Đông Nan Á (thí dụ như Phi Luật Tân) Việt Nam không có khuynh hướng lơ đễnh quốc phòng. Một mặt, chiến lược hứa hẹn nhất của Việt Nam đối chọi vơí Trung Quốc là hy vọng rằng Việt Nam có đủ sức ngăn chận, trong khi đồng thời theo đuổi chính sách ngoại giao để giải quyết các tranh chấp.

Hỏi: Ông đã làm nhiều nghiên cưú về việc người Trung Quốc nhìn như thế nào về Việt Nam và về các lực lượng vũ trang của Việt Nam. Người Trung Quốc có nể trọng quân đội Việt Nam không? Họ có còn giữ lại những kỷ niệm tệ hại trong trận chiến chống Việt Nam vào năm 1979 không? Hiện nay Trung Quốc mạnh hơn nhiều, họ nghĩ gì về khả năng quốc phòng của Việt Nam?

Đáp: Trung Quốc theo dõi rất chặt chẽ về khả năng quốc phòng của Viêt Nam đang tăng lên. Điều thú vị là trong một mức độ nào đó cả Bắc Kinh và Hà Nội đã dựa vào vũ khí của Liên Xô – tàu ngầm, khu trục hạm và hộ tống hạm, cũng như không lực – nhằm gia tăng nỗ lực hiện đại hoá quốc phòng. Dường như kinh nghiệm chung này là nguồn tin giúp cho Trung Quốc nhiều hơn để nhận định tổng quát về khả năng quân sự của Việt Nam. Điều mỉa mai trong sự kiện này là cả hai có cùng những loại vũ khí và chiến lược mà Trung Quốc có thể, về phương diện giả thuyết, điều động để chống Nhật hoặc Hoa Kỳ trong bất kỳ xung đột vũ trang nào, thì cũng có thể được Việt Nam dùng để chống Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc cũng hiểu rằng vũ khí nhập từ Liên xô không nhất thiết là một tình trạng lý tưởng, bởi vì nó có thể dẫn đến một điều không thể tránh được là có những lầm lạc trầm trọng và người ta thường thấy ngay cả trong việc huấn luyện và bảo trì. Tại nạn nghiêm trọng gần đây tại Ấn Độ, liên hệ đến tàu ngầm chạy bằng dầu Diesel loại Kilo nhập từ Liên Xô, đã minh chứng những nguy hiểm liên quan. Về điểm này, so với Trung Quốc, Việt Nam có độc lập nhiều hơn về vũ khí và khả năng chuyên môn quốc phòng của Liên Xô. Trung Quốc có thể dựa nhiều hơn về khả năng quân sự từ bản địa.

Trong khi cuộc chiến 1979 không là một đề tài chủ yếu của các cuộc thảo luận công khai và nghiên cưú tại Trung Quốc, thì dường như Trung Quốc kiêng nể đặc biệt Việt Nam về sự thành thạo chiến đấu toàn diện. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc chỉ ra những yếu kém khác nhau trong chiến lược phát tirển quân sự của Việt Nam. Họ ghi nhận đặc biệt nhất là tàu ngầm có thể là một lực ép chính về nỗ lực của Việt Nam, nhưng các nhà phân tích Trung Quốc nhận định là Việt Nam thiếu trầm trọng về kinh nghiệm chủ yếu trong việc điều hành những hệ thống vũ khí phức tạp không thể tưởng nổi. Một sự yếu kém khả dĩ khác trong khả năng phòng vệ của Việt Nam mà các nhà phân tích Trung Quốc xác định được là các vấn đề thuộc về kiểm tra, xác định mục tiêu và phương cách chiến đấu. Dường như có một cảm tưởng chung cho là Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong bất cứ một trận đụng độ có vũ trang nào, dựa theo điểm mà giới quân sự Trung Quốc tham chiếu gọi là “mô hình 3.14”. Mô hình này được đề cập tới trong trận đụng độ vào ngày 14.3.1988 tại quần đảo Trường Sa mà một chiến hạm nhỏ của Hải Quân Trung Quốc nhận chìm vài tàu chiến của Việt Nam trong một cuộc giao tranh nhỏ nhưng quyết liệt.

Hỏi: Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm loại Kilo của Liên Xô. Tại sao họ chọn loại tàu này? Liệu Việt Nam sẽ có đoàn thủy thủ đuợc huấn luyện đầy đủ để điều khiển không? Các tàu này có hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Việt Nam không?

Đáp: Một vài nhà phân tích hải quân đồng ý là tàu ngầm là một loại tàu chủ yếu cho bất cứ hải quân hiện đại nào. Trong khi những loại tàu nổi trên mặt càng dễ bị tổn thương hơn do việc phát hiện từ xa và do trận đánh chính xác, tàu ngầm hoàn toàn có khả năng sinh tồn bởi vì việc săn tìm tàu ngầm có những khó khăn cố hữu. Tàu ngầm có khả năng tác chiến hoàn toàn độc lập, nhưng mang tới những cú đánh chết nguời với phóng ngư lôi hoặc là với tên lửa của tuần dương hạm chống chiến hạm (antiship cruise missile, ASCM).

Loại tàu ngầm Kilo của Liên Xô chạy bằng dầu Diesel là một mặt hàng xuất khẩu phổ biến khắp thế giới, kể cả cho hải quân Trung Quốc và Ấn Độ. Theo giới Hải Quân Hoa Kỳ thì tàu ngầm được coi trọng, vì là một loại vũ khí chống trả kinh khiếp, không phải bởi vì nó chỉ được ước tính bằng tín hiệu truyền âm, làm cho việc phát hiện cực kỳ khó khăn, mà còn bởi vì hiệu năng của các hệ thống vũ khí được trang bị kết hợp, thí dụ như loại Klub S-ASCM, nó có tầm bắn đầy ấn tượng, tốc độ nhanh hơn tiếng động và huy động thiết bị trung ương. Hiển nhiên, những vũ khí này tăng thêm khả năng quốc phòng của Việt Nam một cách đáng kể. Sau cùng, từ lâu Việt Nam thể hiện là có khả năng sử dụng hữu hiệu lực lượng bộ binh, nhưng khả năng về không quân, đặc biệt vể hải quân còn bị hạn chế, ít nhất là đến thời điểm này.

Hơn nữa, từ lâu các nhà phân tích hải quân nghiên cứu là Trung Quốc cực kỳ yếu kém trong binh pháp chống tàu ngầm. Vì thế mà có thể nói rằng Hà Nội tìm thấy điểm yếu của Trung Quốc mà họ đang tìm cách tận dụng. Tuy nhiên, phải nói là hiện nay Hải Quân Trung Quốc ý thức được điểm yếu kém này còn trong nhiều năm và tận tình nỗ lực trong một trận tuyến quy mô hơn để cải thiện khả năng binh pháp chống tàu ngầm, thí dụ như bằng cách họ huy động một số lượng lớn các loại hộ tống hạm nhỏ, mới và có khả năng trong hai năm qua.

Như đã ghi nhận bên trên, có nhiều quan ngại chủ yếu trong khía cạnh huấn luyện và bảo trì liên hệ đến việc mua tàu ngầm. Điều này có lẽ đúng khi những hệ thống kiểm soát tác chiến hiện đại cho phép những đoàn thủy thủ tương đối thiếu kinh nghiệm thành đạt những kết quả chiến đấu nhất định. Nhưng cũng không thể nghi ngờ rằng điều động những lực lượng tàu ngầm là phức tạp nhất trong bất cứ quân lực nào, do đó để xây dựng những lực lượng thực sự có khả năng và tin cậy dường như không phải tính bằng một vài năm, mà là nhiều thập niên.

Hỏi: Nếu như hiện nay có xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, ai sẽ thắng?

Đáp: Trong hầu hết mọi kịch bản có thể nhận thức được thì Trung Quốc dường như sẽ thắng. Việt Nam đã có nhiều đầu tư sáng suốt như đã mô tả ở trên và có thể gây tổn thất cho Hải Quân và Không Quân Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang tham gia vào tiến trình hiện đại hoá cấp tốc cho quân đội trong hai thập niên và đang gặt hái thành quả. Trong khi đang chuẩn bị cho những kịch bản xung đột có thể dính líu với Hoa Kỳ và hoặc với Nhật Bản, Trung Quốc đã xây dựng những lực lượng được trang bị hoàn chỉnh và huấn luyện chu đáo. Trong những lĩnh vực còn khó khăn của tàu ngầm, binh sĩ trên mặt biển và những lực lựơng tấn công chớp nhoáng, Trung Quốc có thể dựa vào một số ưu thế đáng kể và có thể cho phép Trung Quốc thắng thế dù phải chịu tổn thất.

Chắc một điều là có một vài mức độ thi đua quân sự mà Hà Nội có thể đạt ưu tiên. Thí dụ như Trung Quốc không hoàn toàn mạnh trong phạm vi tiếp tế nguyên nhiên vật liệu trên không, để mà Việt Nam có thể đua tài về ưu thế không quân, đặc biệt nhất là trong những khu vực biển Đông [nguyên văn: biển Hoa Nam] cách quá xa không phận Trung Quốc. Hơn nữa, ở trong một tình trạng nghiêm trọng, Hà Nội có thể nghiên cứu leo thang đụng độ trên biển lan rộng trở thành xung đột trên mặt đất rộng lớn hơn trong vùng biên giới, bởi vì các lực lượng bộ binh Việt Nam có thể đối đầu ngang tầm với các lực luợng bộ binh Trung Quốc. Tuy nhiên, đó sẽ là bước đi ban đầu nguy hiểm, bởi vì Hà Nội tương đối gần biên giới Trung Quốc. Hơn thế, Trung Quốc cũng có khả năng nhất định để dùng cho việc leo thang. Thí dụ, Trung Quốc có thể làm suy yếu các cuộc không tập, tấn công bằng tên lửa chống lại các căn cứ hảì quân và không quân Việt Nam.

Nhìn chung, phải nói rằng tiên đoán kết quả quân sự có tiếng là khó và thế giới đã không chứng kiến một cuộc hải chiến hiện đại đích thực kể từ xung đột tại Falkland năm 1982. Vì thế, phân tích trên đây cần được nghiệm xét với tất cả sự cẩn trọng

Hỏi: Ted Osius, vị đại sứ kế nhiệm tại Việt Nam đang chờ Thượng viện chuẩn nhận. Ông trình bày tại buổi điều trần là hiện nay có thể là thời điểm cho phép Hoa Kỳ giải toả các cấm vận vũ khí. Liệu nói “cho phép có thể” là lịch sự quá không, và thực ra Lầu Năm Góc có sẳn sàng bán cho Việt Nam chưa? Ông nghĩ gì nếu Hoa Kỳ phải bán cho Việt Nam không, nếu cấm vận được giải toả?

Đáp: Theo thiển ý, Hoa Kỳ phải cẩn trọng việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong khi thương vụ này có thể có vài giá trị nhỏ và biểu tượng cho việc ngăn chận, nhưng mối lợi này có thể dễ dàng tạo giá trị nhiều hơn do tiềm năng thúc đẩy leo thang xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cùng một cách này, Hoa Kỳ sẽ phản ứng cực kỳ bất lợi đối với việc bán vũ khí cho châu Mỹ La tinh, thí dụ như cho Cuba hay Venezuela, Bắc Kinh hiểu những thương vụ này là một phần trong nỗ lực của Washington trong việc đẩy mạnh ngăn chận Trung Quốc. Làm như thế dường như Washington không những sẽ khích động xung đôt giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà còn gây tác hại cho mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ đã căng thẳng.

Trong khi đối với đồng minh khác, thí dụ như Nhật Bản hay với Phi Luật Tân, Hoa Kỳ đã có những thoả ước lâu đời về quốc phòng liên hệ đến việc mua vũ khí và thao diễn huấn luyện hỗn hợp từ nhiều thập niên, mối quan hệ như thế đối với Việt Nam đang còn trong giai đoạn khởi đầu. Một vài hình thức chung thí dụ như hải giám có thể đem lại nhiều hữu ích cho quân lực Việt Nam, đây là chuyện khả thi. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ đối đầu thách thức khó khăn khi cố kết hợp hệ thống của Hoa Kỳ cho phù hợp với công xưởng vũ khí quan trọng mà Việt Nam đã mua của Liên Xô. Việc này đặt ra thách thức chính về kỹ thuật.

kerry_tandung.jpg
Photo: Credit Brian Snyder/ReutersHỏi: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry thông báo có 18 triệu cho Việt Nam trong vấn đề an ninh hàng hải trong tháng Chạp vừa qua. Viện trợ này sẽ dùng vào mục tiêu gi?

Đáp: Còn nhiều vấn đề chưa rõ, nhưng theo thông tin khả dụng cho biết là những qũy này có thể sử dụng để mua tàu tuần tiểu trang bị nhỏ theo loại đã từng chống Trung Quốc trong trận đụng độ tại quần đảo Hoàng Sa từ tháng năm. Cũng nên ghi nhận thêm là Việt Nam kết ước trong một chương trình đào tạo tấn công để cố ngang tầm với lực lượng hải giám mở rộng của Trung Quốc, những qũy này có thể giúp những nỗ lực này. Nhật Bản dường như đang đóng vai trò trong nỗ lực này nhằm nâng cấp những lực lượng hải giám của Việt Nam.

Nhưng qũy này có thể dùng để nâng cấp những điểm yếu trong trang bị của Việt Nam, thí dụ như đối với trang bị lá chắn phòng ngự và thiết bị truyền tin. Tuy nhiên, số tiền nhỏ này có thể đựơc xem đúng hơn là có tính tượng trưng. Thí dụ như môt loại mẩu tàu khổ trung bình, thuộc lực lượng hải giám của Hoa Kỳ hiện nay (loại Sentinel) khoảng 141 feet, giá trên 80 triệu cho cho từng chiếc, vì thế mà số lượng viện trợ sẽ khó mà quyết định trong cuộc tranh đua về hàng hải giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Hỏi: Ông nghĩ trong những năm sắp đến Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc ra sao, kẻ cựu thù và đôi khi là bạn?

Đáp: Việt Nam và Trung Quốc có những mối quan hệ thông qua một loạt các loại chủ đề, mà người ta có thể chờ đợi nơi các lân quốc khổng lồ. Nhưng ưu điểm thuộc về kinh tế và văn hóa xã hội trong sự kết hợp sâu xa giữa hai nước là hiển nhiên. Thực vậy, cường độ của các mối tương tác này, cho dù chỉ ở trình độ văn hoá hay giữa các giới chức cao cấp giữa hai đảng, có lẽ ít được tường thuật ở phương Tây. Tuy nhiên, trong một số vấn đề nhạy cảm nhất giữa Bắc Kinh và Hà Nội vẫn còn có một khuynh hướng theo một chính sách tạo nên một tình trạng nguy hiểm, đó là chuyện cũng đã thể hiện rõ nhưng thật đáng tiếc.

Một sách lược ngoại giao gây lo âu này có tiềm năng dẫn đến một tình trạng lọt ra ngoài vòng kiểm soát, nó đã thể hiện rõ cho cả hai phiá trong các vụ động loạn hồi tháng năm tại Việt Nam. Những vụ động loạn làm tổn thương hai phía, hy vọng là nó giúp cho lãnh đạo hai nước nhớ lại điểm tiên quyết phải đạt đến là thoả hiệp cho những vấn đề nhạy cảm trong vùng biển Hoa Nam. Trong chiều hướng này, Washington cần phải giữ quyền lợi to lớn hơn của mình. Quyền lợi này gắn bó mật thiết và bất biến đối với mối quan hệ ổn cố và toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong việc thương thảo với Hà Nội, Washington phải tránh lọt vào bẩy xập của một “loại hội chứng thành bạn xấu”, thúc đẩy Hà Nội thiếu cân nhắc khẩn trương lao vào con đường đối đầu với Bắc Kinh mà Hà Nội không thể hy vọng thắng. Thực vậy, Hà Nội sẽ xem xét nghiêm túc vận mệnh gần đây của Ukraine để so sánh những tình huống tương tự một cách nào đó.

Thay vì chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang, Việt Nam cần sử dụng một sách lược ngoại giao sinh động để tìm ra một thoả ước tạm thời với siêu cường phương bắc đang trổi dậy. Chắc một điều, đây là một tiến trình khó khăn và nguy hiểm, nhưng nó sẽ đảm bảo tốt nhất về thịnh vượng và an ninh lâu dài cho Việt Nam trong tình lân quốc có khó khăn.

Nguyên tác: Q. and A.: Lyle Goldstein on China and the Vietnamese Military by Jane Perlez, July 5, 2014, The New York Times. http://sinosphere.blogs.nytimes.com/2014/07/05/q-and-a-lyle-goldstein-on-china-and-the-vietnamese military/?emc=edit_tnt_20140705&nlid=15975&tntemail0=y

Tựa đề bản dịch là của người dịch.