Tại sao cha con ông Vũ Đình Huỳnh vướng vào vụ án “Xét lại chống đảng”?

 Phan Châu Thành (Danlambao)
Lời mở
Vụ án “Xét lại chống đảng”, bắt đầu từ năm 1964 với cao trào bắt người bỏ tù là 1967, còn gọi là vụ án Hoàng Minh Chính, là vụ thanh trừng nội bộ của đảng CSVN lớn nhất trong toàn bộ lịch sử của đảng đến nay, vì đã thay đổi tàn khốc số phận cuộc đời của gần 300 nạn nhân trực tiếp bị bắt tù không xét xử nhiều năm, trong đó có khoảng 40 cán bộ cao cấp, và dìm vào tăm tối cuộc đời hàng ngàn người khác trong gia đình họ…
Vụ án đó cũng chính là một trong những cú bẻ lái, những bước ngoặt của đảng CSVN đưa dân tộc Việt Nam vào những ngõ cùng định mệnh…
Cho đến nay tất cả mọi nạn nhân đều vẫn kêu oan và họ chỉ yêu cầu một điều: đảng của họ hãy mang vụ án ra xét xử công khai theo pháp luật, mà đảng CSVN thì vẫn im lặng suốt 50 năm nay, không lời giải thích.
Tôi không có tham vọng – vì không thể dù rất muốn – giải mã vụ án này. Có lẽ nó sẽ chỉ được giả mã chính thức và hoàn toàn sau khi đảng CSVN sụ đổ. Như vậy cũng sẽ sớm thôi, trong vòng 10 năm tới!
Với bài này, tôi chỉ xin góp một góc nhìn cá nhân về hai điều: ai tạo ra và điều khiển vụ án và kẻ đó muốn lái đất nước đi về đâu?, và nguyên nhân hai nan nhân nổi tiếng trong vụ án là cha con ông Vũ Đình Huỳnh và ông Vũ Thư Hiên bị vướng vào vụ án đó, mà thôi.
Sơ lược vụ án “xét lại chống đảng”
Năm 1964, sau khi lên thay Stalin, Nikita Khrutsev triệu tập hội nghị các đảng cộng sản tại Moscow, có 76 trên tổng số 81 đảng cộng sản trên thế giới lúc đó tham dự. Khrutsev đã đọc tham luận phê phán việc thần tượng cá nhân lãnh tụ (của Stalin), đồng thời đưa ra chiến lược chung sống hòa bình với các nước tư bản cho tất cả các đảng cộng sản, được trên 70 đảng ủng hộ. Trong số phản đối có đảng CSTQ. Đảng CSVN bỏ phiếu trắng duy nhất ở Moscow nhưng về Hà Nội lại ra Nghị quyết TƯ 9 (NQ9) xác định và tuyên bố đảng CSVN hoàn toàn theo đường lối chính trị và ngoại giao của đảng CSTQ chống “xét lại Liên xô”, giống như một cam kết Thành Đô về đường lối chính trị và ngoại giao của đảng vậy.
Tuy nhiên, có một số cán bộ cao cấp trong đảng CSVN không đồng ý với NQ9, và tất cả số đó đã bị bắt và bị tù trong vụ án “xét lại chống đảng”, trong đó nổi bật nhất là ông Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, vì ông đã công khai phân phát bài viết của mình chống chủ nghĩa giáo điều (TQ) trước Hội nghi Trung ương 9 năm đó (1964).
Cùng bị bắt năm 1967 và bị giam dài hạn không có án như ông Hoàng Minh Chính có gần 300 người trong đó có các cán bộ cao cấp nhất là: ông Đặng Kim Giang (thiếu tướng, thứ trưởng Bộ Nông trường), ông Phạm Kỹ Vân (phó Tổng biên tập tạp chí Học tập), ông Lê Trọng Nghĩa (Đại tá, Cục trưởng Cục Tình báo), ông Lê Minh Nghĩa (Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng), ông Đỗ Đức Kiên (Đại tá, Cục trưởng cục Tác chiến), ông Hoàng Thế Dũng (Tổng Biên tập báo QĐND),ông Minh Tranh và ông Nguyễn Kiến Giang (chánh và phó Giám đốc nhà xuất bản Sự thật), ông Trần Minh Việt (phó Bí thư Thành ủy Hà nội), ông Phạm Hữu Viết (phó Tông biên tập báo Hà Nội mới), ông Trần Thư (Tổng thư ký báo QĐND), và ông Vũ Đình Huỳnh (đã nghỉ hưu 3 năm, nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao) và ông Vũ Thư Hiên (con trai ông Vũ Đình Huỳnh, nhà báo)…
Ngoài những người bị bắt giam còn có khoảng 40 cán bộ trung cao cấp ở lại tị nạn chính trị tại Liên xô và một số cán bộ cao cấp bị cách chức và khai trừ đảng như: ông Ung Văn Khiêm (Ủy viên Bộ CT, Ngoại trưởng), ông Nguyến văn Vịnh (Trung tướng, Thứ trưởng Bộ QP), ông Lê Liêm (Thư trưởng Bộ Văn hóa), và ông Bùi Công Trừng (phó Chủ nhiệm UB Khoa học NN)…
Nguyên nhân và đối tượng chính của vụ án “xét lại chống đảng”
Nhiều người, trong đó có cả các nạn nhân vụ án như ông Vũ Thư Hiên, nói nguyên nhân vụ án là do phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ muốn hạ uy tín của ông Giáp hay muốn triệt hạ ông Giáp thông qua việc triệt hạ các tay chân thân tín của ông. Theo tôi, đấy chỉ là hỏa mù của đảng để xóa nguyên nhân thật của vụ án, dựa trên sự mê tín cuồng điên của dân với Giáp
Có chuyên gia nước ngoài nói đó là cuộc đấu tranh tư tưởng chính trị nội bộ đảng CSVN. Đấu tranh thì phải có hai phía và diến đàn đấu tranh chứ? Vụ án này chỉ có đàn áp từ một phía…
Tôi thì thấy, nguyên nhân vụ án là đảng muốn xử lý những cán bộ không cùng quan điểm chính trị theo Tàu hoàn toàn như Nghị quyết 9, thực chất là cuộc bẻ lái đường lối chính trị của đảng CSVN theo đảng CSTQ.
Và đối tượng vụ án chủ yếu là các cán bộ quân sự cấp cao ở văn phòng Bộ QP và cán bộ chủ chốt các báo chí chính trị của đảng CSVN –là những cơ quan tham mưu chủ chốt đưa ra đường lối chính trị và quân sự của đảng.
Vậy quan điểm chính trị của đảng CSTQ mà đảng CSVN hoàn toàn tuân theo như trong NQ9 là gì? Đó là Mao muốn chiến tranh với tư bản thay vì chung sống hòa bình, Mao muốn thần tượng bản thân còn hơn cả Stalin thay vì chống thần tượng lãnh tụ như Khrutsev.
Với Việt Nam thì đó là phải tiến hành chiến tranh “giải phóng” miền Nam (thực ra là xâm lược nước VNCH) và phải thần tượng “cha già dân tộc” Hồ và xóa đi lịch sử dân tộc trước khi có Hồ.
Ai đứng sau đạo diễn vụ án “xét lại chống đảng”?
Người ta nói vụ án là cưộc đấu đá nội bộ giữa phe Duẩn-Thọ-Thanh với phe tướng Giáp để hạ Giáp. Thật là nực cười. Hạ Giáp làm gì chứ vì ngay sau 1954 Giáp đã mất hết thực quyền rồi, chỉ còn như bù nhìn? Và nếu có sự đấu đá nội bộ đảng CSVN thế thì “cha già dân tộc” Hồ đứng ở đâu? Trường Trinh ở đâu? Đồng ở đâu? Chả thấy ai nói về quan điểm của Hồ, Đồng, Chinh về Nghị quyết 9 năm 1964 đó cả? Chắc chắn là họ đồng ý hết thì nó mới được thông qua ở Bộ Chính trị chứ! Giáp cũng chác chắn không chống NQ9 đó!
Vậy tại sao Duẩn-Tho-Thanh lại nghênh ngang tiến hành vụ “xét lại chống đảng” như thế? Vì Hồ, Đồng, Chinh và cả Giáp đều âm thầm ủng hộ.
Trước đó, chính Hồ Chí Minh đã chọn bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh và đưa họ từ trong Nam ra sau Gêneve, đặt họ lên những vị trí cao nhất trong đảng và quân đội, ngang và hơn cả vị trí các lãnh tụ con Đông-Chinh-Giáp. Hồ luôn đứng sau họ (Duẩn-Thọ-Thanh) để giúp họ thực thi “Đề cương cách mạng Giải phóng miền Nam”. Tại sao ư? Vì nó rất phù hợp với đường lối chiến tranh chiếm miền Nam VN và phá bỏ Hiệp định Geneve của Mao và Chu mà Hồ phải thực hiện.
Từ 1954 đến 1964 Hồ đã chuẩn bị và đưa bộ ba mới nổi Duẩn-Thọ-Thanh lên cao để làm việc đó – chiến tranh chiếm miền Nam, và vụ án “xét lại chống đảng cũng là đế chuẩn bị toàn tâm toàn lực cho việc đó!
Với vụ án “xét lại chống đảng”, Hồ đã điều khiển từ đằng sau Duẩn-Thọ-Thanh loại bỏ hoàn toàn phương án chung sống hòa bình của Khrutsev đang có dấu hiệu được đón nhận và lan tỏa trong đảng CSVN lúc đó, đặt nước VNDCCH cùng 17 triệu dân miền Bắc vào con đường duy nhất là chiến tranh xâm lược VNCH mà họ gọi là “thống nhất đất nước” bằng súng đạn và cơm gạo của TQ, vì TQ và cho TQ!
Vụ án “xét lại chống đảng” chính là bản sao ở phạm vi nhỏ hơn của cuộc “cách mạng văn hóa” long trời lở đất mà Mao và Lâm Bưu tiến hành cùng thời gian đó chống những người muốn chung sống hòa bình ở TQ như Lưu Thiếu Kỳ và cả Đặng Tiểu Bình… Nó cũng hao hao như việc Hồ dùng Giáp-Chinh-Đồng diệt các lực lượng dân tộc dân chủ của Việt Nam năm 1946-1949 để chuẩn bị cho chiến tranh với Pháp bằng cơm và đạn Tàu. Chỉ khác là, cuộc chiến mới cần bộ ba mới, lực lượng sau lưng vẫn thế… Tàu cộng.
Tại sao cha con ông Vũ Đình Huỳnh bị vướng vào vụ án?

Một tấm hình có gía trị hơn 1 trăm bài viết về Hồ Tập Chương. Đó là tấm hình HCM đi Pháp rước Pháp trở lại VN:HCM (Hồ Tập Chương) là người duy nhất bận đồ đại cán và chọn tư thế ngồi quay 45 độ trước với mày chụp, mục đích là làm cho mình nhỏ người hơn và che đi chiều cao có thể cao hơn Phạm Văn Đồng và phái đoàn .

(Hình do Pháp chụp tại Hội nghị Fontainebleau ngày 22.6.1946)

Rõ ràng cha con ông Vũ Đình Huỳnh không nằm trong hai nhóm đối tượng chính của vụ án “xét lại chống đảng” trên, vì một người đã về hưu 3 năm rồi, mà trước khi hưu lại làm Vụ lễ tân ở Bộ Ngoại giao, không dính đến cả quân sự lẫn tư tưởng, chính trị, càng chả có ảnh hưởng gì nữa, còn một người chỉ là nhân viên – phóng viên của một tờ báo ảnh không có quyền lực gì?
Thế mà, không những bị vướng vào vụ án, cha con ông Vũ Đình Huỳnh và Vũ Thư Hiên còn là hai người bị giam giữ lâu nhất trong số tất cả các nạn nhân vụ án – ông Huỳnh đến 1975 và ông Hiên đến 1976.
Thế nhưng, nếu để ý và đồng ý ai là tác giả và đạo diễn của vụ án như tôi trình bày trên, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy cha con ông Vũ Đình Huỳnh có rất nhiều lý do khác để người ta muốn “xử lý” và tiện thể ghép vào vụ án đó luôn mà thôi.
Lý do chính thức để ghép ông Huỳnh vào vụ “xét lại chống đảng” là vì trước khi về hưu ông Huỳnh (theo lời kể của vợ ông là bà Phạm thị Tề và con ông là Vũ Thư Hiên) đã công khai tỏ thái độ không đồng ý với chính sách cái cách ruộng đất, với cải tạo công thương, với vụ nhân văn giai phẩm và với cả NQ9 năm 1964 của đảng nữa.
Nhưng lý do chính và thực sự có lẽ là những lý do không chính thức, và lại có khá nhiều lý do như thế mà tôi xin nêu ra bốn lý do sau:
Thứ nhất, vì liên tục thất vọng và bất mãn với các đường lối lớn của đảng mà ông Huỳnh năm 1963 hay đầu 1964 đang là Vụ trưởng, Đại tá cận vệ (do chính Hồ phong cho ông Huỳnh ở Paris khi theo Hồ sang Pháp năm 1946), thư ký riêng và giúp việc thân cận của “cha già dân tộc” Hồ Chí Mình, đã xin chuyển sang Thanh Tra Chính phủ chỗ ông Nguyễn Lương Bằng phụ trách, rồi vì thấy ông Bằng cũng chả dám thanh tra ai cả nên ông Huỳnh xin về hưu. Việc dám tự ý xin nghỉ chức danh bưng bô cho Hồ của ông Huỳnh có lẽ/chắc chắn đã làm Hồ rất tự ái mà trả thù ông, vì Hồ rất háo danh và nhỏ nhen, hèn hạ, thù dai.
Thứ hai, có thể Hồ đã lo lắng, biết đâu ông Huỳnh đã nhận ra chân tướng thật của ‘cha già dân tộc” mà xin nghỉ việc ở Phủ Chủ tịch? Phải kiểm tra! Và thà giết nhầm còn hơn bỏ sót!
Thứ ba, ông Huỳnh, dù vô tình và hoàn toàn không biết, cả gia đình vợ con ông cũng không biết, nhưng đã sở hữu những bằng chứng vật chứng có thể chứng minh Hồ không phải là Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành! (Bản thân ông Huỳnh và gia đình đều tin ông Hồ chính là Nguyến Ái Quốc. )
Bằng chứng đó là những bức ảnh ông Huỳnh chụp chung với Hồ ở Việt Bắc, ở Hà Nội và ở Paris, và bức chân dung Hồ do danh họa Pablo Picasso vẽ năm 1946 ở Paris khi Hồ cùng ông Huỳnh đến thăm xưởng vẽ của Picasso. Thực tế, đêm 18/10/1967, đúng sinh nhật Vũ Thư Hiên, lính của Trần Quốc Hoàn ập đến bắt ông Huỳnh, khám nhà và chỉ lấy đi đúng những thứ đó: ảnh và chân dung Hồ.
Tại sao những bức hình của ông Huỳnh với Hồ lại có thể là bằng chứng xác định Hồ không phải NAQ? Là vì đó có thể là những bức hình toàn thân mà ta có thể thấy rõ Hồ cao trên 1m70 (so với ông Huỳnh mà ra) trong khi Nguyến Tất Thành chỉ cao chừng 1m52? Tại sao bức chân dung Picasso vẽ Hồ lại có thể là bằng chứng xác định Hồ không phải NAQ? Vì Picasso có quen biết NAQ từ những năm 1920 ở Paris và có thể Picasso đã vẽ và có chân dung NAQ những năm 1920 đó, nếu so sánh hai bức chân dung thì sao? Nhất là khi đó, ở Pháp, Hồ đã phủ nhận hoàn toàn mình không phải NAQ? Hồ chỉ tự tin nhận mình là NAQ từ khoảng 1956-1958?
Thứ tư, như tôi phân tích trên, Hồ chính là tác giả và đạo diễn vụ án “xét lại chống đảng” nhưng lại không ra mặt mà lại mượn tay lũ Duẩn-Thọ-Thanh, Hồ thích ném đá giấu tay và là sư phụ môn này (như ngày xa Hồ dùng Giáp diệt hết các đối tác của mình trong Việt Minh). Cách “giấu tay” tốt nhất là để cho mình cũng là nạn nhân, bằng cách để cho ông Huỳnh là nạn nhân thật thì mọi người có thể suy diễn rằng Hồ không trong phe Duẩn-Thọ-Thanh trong vụ này, tức là Hồ cũng không theo TQ, và Hồ cũng là nạn nhân của Duẩn-Thọ-Thanh!
Nhưng vẫn còn một câu hỏi ở đây: Tại sao cả ông Vũ Thư Hiên chỉ là con ông Huỳnh bị “dính”? Tại sao con các nạn nhân khác không bị dính như con ông Huỳnh? Tại vì bản chất “vụ án ông Huỳnh” khác vụ án “xét lại” của các nạn nhân khác hoàn toàn, như tôi đã chỉ ra bốn lý do trên. Bản chất “vụ án ông Huỳnh” nghiêm trọng hơn nhiều. Vì thế, ông Huỳnh khi ra tù không được về Hà Nội mà còn bị quản thúc 3 năm ở Nam Định, đến 1975 được về HN với gia đình thì đã “mất trí nhớ, rất yếu, và điếc hoàn toàn…” như vợ ông kể, mà vẫn bị Thọ thỉnh thoảng gọi lên “nói chuyện” kiểm tra… kết quả thuốc độc? Ông Hiên là người ra tù sau cùng vì ông là con lớn của ông Huỳnh thuở bé được tiếp xúc với Hồ nhiều, và vì con trưởng thường được cha gửi gắm những điều hệ trọng nhất? Rất tiếc là ông Hiên cũng như cha, một lòng tin tưởng vào “cha già dân tộc”… Chỉ có bà vợ ông Huỳnh là không tin ông Hồ, oán ông Hồ vì cái đại nạn của chồng con mình, gia đình mình. Có lẽ vì linh tính phụ nữ tỉnh táo hơn đàn ông chăng?
Lới kết
Viết bài này, tôi chỉ muốn đưa ra quan điểm cá nhân về hai điều:
Thứ nhất, tác giả và đạo diễn vụ án “xét lại chống đảng” chính là Hồ Chí Minh. Vì thế, cho đến hôm nay, không một kẻ cộng sản chóp bu nào của VN dám hé mồm giải oan hay phục hồi danh dự cho các nạn nhân. Họ thậm chí còn tuyên bố các nạn nhân vụ án đã được xử “nội bộ” đúng người đúng tội. Ai đòi đưa vụ án ra công khai thì sẽ bị xử tù (như ông Lê Hồng Hà, Chánh văn phòng Bộ CA – 2 năm tù vì đòi xét lại vụ án), hay bị xử thêm tù (như ông Hoàng Minh Chính, sau khi ra tù năm 1975, năm 1981 ông đòi đưa vụ án ra xử công khai thì bị tù thêm 6 năm nữa, mà vẫn chẳng có phiên tòa!)
Như vậy, với vụ án “xét lại chống đảng” Hồ muốn lái đất nước đi đâu? Theo Tàu, quay về Tàu. Tính nhất quán của tất cả những việc lớn, những sự kiện lớn mà Hồ hay đảng CSVN làm đều là lái đất nước quay về phương bắc, vào vòng nô lệ Tàu – từ Hội nghị TƯ 8 trong hang Pắc Bó đến Đại hội đảng lần II năm 1949, từ chiến dịch Biên giới 1950 đến Điện Biên Phủ 1954, từ cải cách ruộng đất đến cải tạo công thương, từ công hàm 1958 đến Nghị quyết TƯ 9 năm 1964 và vụ án “xét lại chống đảng” 1967, từ cam kết Thành Đô 1990 đến “Hòa đờm” giàn khoan 981… tất cả, sau mỗi lần đảng làm gì đó như thế, dân tộc đất nước Việt ta lại lún sâu hơn vào móng vuốt Bắc thuộc…
Điều thứ hai, vụ án hai cha con ông Vũ Đình Huỳnh có bản chất khác hẳn nội dung “xét lại chống đảng”, vì nó chỉ liên quan đến cá nhân ông Hồ với hai cha con ông Huỳnh mà thôi, nhưng nó ảnh hưởng đến an toàn tông tích của “cha già dân tộc”, nên nó khốc liệt hơn.
Điều thứ ba tôi muốn “nói” thêm ở đây là tôi rất mong ông Vũ Thư Hiên đọc bài này và biết đâu một ngày nào đó ông Hiên cũng sẽ đặt câu hỏi như tôi: liệu một người như Hồ Chí Minh có thể là một người Việt Nam? Ví dụ, ông Hiên đã gặp ông Hồ nhiều lần, vậy ông Hồ cao bao nhiêu? Đang sống ở Pháp, ông Hiên có thể bằng cách nào đó tìm ra xem Nguyễn Tất Thành cao bao nhiêu, chả hạn?
Tại sao tôi muốn thế? Bởi vì nếu ông Vũ Thư Hiên – người tôi rất kính phục – đặt câu hỏi về cá nhân Hồ như thế, ông Hiên có thể tìm được lời giải sớm hơn ai hết, giúp dân tộc ta được sớm thoát Hồ, được giải Hồ sớm hơn, mà sớm hơn ngày nào quí ngày đó, vì mỗi ngày là hơn 90 triệu ngày của các con dân Việt đau thương…

‘Con Cháu Các Cụ Cả’

Lê Diễn Ðức

Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa.

Câu ca dao trên có từ chế độ phong kiến với tập quán cha truyền con nối. Nhưng tập quán này là một thiết chế xã hội mang tính công khai, được xã hội chấp nhận.

Các chế độ độc tài toàn trị tệ hại hơn, có cấu trúc giống như một nhà nước phong kiến nhưng mọi thứ đều không minh bạch. Những kẻ cầm quyền sống ngập trong xa xỉ nhưng chỉ đến khi bị lật đổ người dân mới biết. Saddam Hussein (Iraq) hay Gaddafi (Lybia) là những ví dụ.

Hệ thống độc tài cộng sản toàn trị thì có mô hình một nhà nước với “vua tập thế” là Bộ Chính Trị, cơ quan đầu não của một đảng duy nhất cầm quyền. Không cha truyền con nối, nhưng con cháu các lãnh đạo được cơ cấu vào các tổ chức của đảng để bồi dưỡng và quy hoạch cho tương lai.

Trong chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dùng cụm danh từ “Hạt Giống Ðỏ” để đặt tên cho con cháu cán bộ nằm vùng tại miền Nam Việt nam. Những “Hạt Giống Ðỏ”/“Học sinh miền Nam” này được đưa ra Bắc nuôi dưỡng và học tập, nhiều người đi du học nước ngoài.

Từ khi Việt Nam “mở cửa,” thời cuộc thay đổi, việc quy hoạch giới “5C” (”Con Cháu Các Cụ Cả”) thường gắn liền với lợi ích nhóm lâu dài, nhằm duy trì và phát triển các mối làm ăn. Thời đại ở Việt Nam “5C” cũng được chuyển sang “Thái Tử Ðảng.”

“Thái Tử Ðảng” (Taizi Dang) là một danh xưng mang ý nghĩa châm biếm, dùng để chỉ tầng lớp con cháu của các quan chức cao cấp nổi bật và có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Bằng một cách không chính thức, tầng lớp này thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước. Do đó, tầng lớp con cháu này có nhiều cơ hội được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai, dù hình thức bên ngoài vẫn biểu hiện bởi các nguyên tắc dân chủ như thông qua bầu cử; hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được” (Wikipedia).

Trong giới “Thái Tử Ðảng” nhiều người được đi du học tại Mỹ, Anh, Úc… và sau khi học về đã chỗ đứng ngon lành dọn sẵn.

Tuy nhiên không phải tất cả con cháu các nhà lãnh đạo đều là “Thái Tử Ðảng,” điều này phụ thuộc vào cơ hội, khả năng và tham vọng của bản thân. Nhiều “thái tử” lắm tiền, ăn chơi hoang túng, sa vào rượu chè, nghiện hút, gái, chẳng làm nên công cán gì. Ví dụ như Nguyễn Ðức Quang (Quang Béo), con trai cựu Cục Phó Tổng Cục An Ninh, giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Ðức Nhanh, hay Nguyễn Khánh Trọng, con trai cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Công An Nguyễn Khánh Toàn.

Trong guồng máy quyền lực hiện nay, giới “Thái Tử Ðảng” khá đông, xin được kể ra một số có “máu mặt.”

Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn có hai vợ, nhiều con, nhưng đáng chú ý có hai người.

Một, Lê Kiên Thành (sinh 1955), kỹ sư hàng không tại Liên Xô, hiện là chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị (HÐQT) Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Phát Triển Ðô Thị; chủ tịch HÐQT Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Thái Minh; chủ một sân golf và là phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt nam, là thành viên UƯy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.

Thứ hai, con út Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh (từ tháng 12 năm 2007), hiện là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II, Bộ Công An.

Cố Ðại Tướng Nguyễn Chí Thanh có con trai út là Nguyễn Chí Vịnh, thượng tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, một người được cho là có quyền lực bao trùm, trên cả bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Nguyễn Chí Vịnh thuở thanh thiếu niên học dốt, chơi bời, hay ăn cắp vặt, nhưng vẫn được châm chước, lên như diều gặp gió, mặc dù khi phong chức hay cơ cấu vào ủy viên Trung Ương Ðảng đã có phản ứng của các sĩ quan trong Bộ Quốc Phòng.

Vợ của Nguyễn Chí Vịnh là con gái Trung tướng Ðặng Vũ Chính, tức Ðặng Văn Trung, cựu tổng cục trưởng Tổng Cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002). Vũ Chính đã “chuyển giao” thành công quyền lực cho con rể trong Tổng Cục 2, có lúc được xem là “nhà nước trong một nhà nước,” khiến Nguyễn Chí Vịnh tạo được thế đứng vững chắc. Nguyễn Chí Vịnh có ba con, một đi du học ở Úc, một đi Nga và một đi Trung Quốc.

Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, được xem là trung tâm chi phối các nhóm lợi ích hiện nay ở thượng tầng. Nguyễn Văn Bình học toán ở Liên Xô cũ, con ông Nguyễn Văn Chuẩn, cựu tổng Giám Ðốc Ngân Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Ðốc bây giờ.

Anh ruột của Nguyễn Văn Bình là Nguyễn Văn Thành. Thành lấy con gái ông Lê Quang Ðạo, Trung tướng, cựu chủ tịch quốc hội, là Nguyễn Nguyệt Tĩnh, một “soái” thành đạt ở Ba Lan làm ăn nhiều với thị trường Liên Xô. Con trai của Lê Quang Ðạo là Thiếu Tướng Nguyễn Quang Bắc. Vì thế Nguyễn Văn Bình có cả mối quan hệ lợi ích dây mơ rễ má với các tướng lĩnh quân đội.

Tô Huy Vũ con trai trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa hiện là Vụ phó của Ngân Hàng Nhà Nước.

Lê Minh Hưng, con trai cố bộ trưởng Công An Lê Minh Hương là phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.

Tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ Công An là con trai ông Tô Quyền, cựu cục trưởng Cảnh Sát Giao Thông, cựu giám đốc Công An Hải Hưng. Tô Lâm sinh năm 1957, được cho là người giải cứu vụ Vinashine cho Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật đầy quyền uy. Tô Lâm được Tướng Nguyễn Văn Hưởng trực tiếp nâng đỡ kéo lên từ vị trí cục trưởng lên tổng cục trưởng rồi thứ trưởng Bộ Công An chỉ trong vòng mấy năm!
Tô Lâm khôn ngoan, thường nhận con cháu lãnh đạo cấp cao về đơn vị mình để tạo ơn nghĩa, vây cánh. Phan Minh Hoàn (Hoàn Ty), con cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải; Trần Quốc Liêm, em vợ Nguyễn Tấn Dũng, hay con trai giám đốc Công An Tuyên Quang; con trai giám đốc Công An Ninh Bình đều làm việc dưới trướng Tô Lâm.

Thiếu Tướng Nguyễn Ðức Chung (Chung con), giám đốc Công An Hà Nội, là con nuôi của Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí Thư.

Nguyễn Hoàng Linh, sinh năm 1971, là cục phó thuộc Tổng Cục Tình Báo (Tổng Cục 5), con trai tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, một người cho lúc về hưu đã có ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Tấn Dũng, quyền hành mênh mông, khuynh loát mọi quan hệ làm ăn lớn.

Phùng Quang Hải, trung tá, giám đốc Tổng Công Ty 319 thuộc Bộ Quốc Phòng, con trai của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Phùng Quang Hải đang cùng với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, điều hành môi giới mua bán vũ khí cho quân đội, một sân chơi rất hẹp mà chỉ “Thái Tử Ðảng” nặng ký mới vào được.

Con trai của Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, Lê Mạnh Hà, là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh.

Trong giới “Thái Tử Ðảng” hiện nay, có lẽ Nguyễn Thanh Nghị, con thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, được quan tâm nhất.

Ông Nghị, sinh năm 1977, con trai cả của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng theo học tại Ðại học Kiến Trúc trong nước, sau đó đi du học tại Mỹ.

Năm 2011, tại Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam XI, tuy không được đại hội đảng từ cơ sở đề cử lên, song Nguyễn Tấn Dũng đã mặc cả với Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, kéo con trai vào danh sách do đại hội toàn quốc đề cử. Nghị được bầu làm ủy viên Dự Khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương, cùng với con trai của Nguyễn Văn Chi là Nguyễn Xuân Anh, hiện là phó Bí Thư Thành Ủy, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Ðà Nẵng.

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Nghị được “bổ nhiệm” làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng, phụ trách kiến trúc và quy hoạch thay cho Thứ Trưởng Nguyễn Ðình Toàn.

Tháng 3 năm 2014, Nghị được Bộ Chính Trị cử giữ chức phó bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Kiên Giang, nơi Nguyễn Tấn Dũng từng làm phó bí thư, rồi bí thư Tỉnh Ủy và chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân. Nghị cũng kiêm giữ chức phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh từ ngày 28 tháng 3 năm 2014.

Nghị được cha phân công chỉ đạo đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, vùng đất mà gia đình Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư khá nhiều. Nghị được giao chuẩn bị đề án “Ðặc Khu Hành Chính Kinh Tế Phú Quốc,” với tham vọng biến hòn đảo này thành một trong ba đặc khu kinh tế lớn nhất của Việt Nam.

Thế nhưng, vừa qua thủ tướng có quyết định rút ông Nghị khỏi tổ công tác về phát triển đảo Phú Quốc và đồng ý để bà Phan Thị Mỹ Linh, thứ trưởng Bộ Xây Dựng, thay Nguyễn Thanh Nghị.

Trong khi đó, con trai út của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận quyết định “đi đào tạo thực tế ở cơ sở” tại tỉnh Bình Ðịnh và làm phó bí thư Tỉnh Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Bình Ðịnh nhiệm kỳ 2013-2017 củng cố bậc thang đi lên danh vọng.

Rõ ràng có sự lúng túng của Nguyễn Tấn Dũng trong việc sắp đặt chỗ ngồi cho con trai lớn, nhưng có lẽ Dũng quyết chọn bài đi từ cơ sở. Nếu vào ủy viên chính thức ở Ðại Hội Ðảng XII, chức bí thư tỉnh sẽ trong tầm tay và từ bí thư Tỉnh Ủy ra trung ương đảm nhận vai trò cao hơn mặc nhiên thuận lợi.

Nhiều người cho rằng giới “Thái Tử Ðảng” có học, sẽ là hy vọng cho những cải cách tương lai hướng về thể chế dân chủ. Tôi thì không tin. Loại này cơ hội và láu cá hơn thế hệ trước nhiều. Một tay trí thức lưu manh còn nguy hiểm hơn một lão nông dân ngu dốt. Kim Jong Un ở Bắc Triều Tiên hay Assad ở Syria là những tấm gương nhãn tiền.

Tóm lại, thế hệ trước, những ông nông dân vô học đi làm cách mạng, sau khi cướp được chính quyền leo lên ghế lãnh đạo, đã chuẩn bị sẵn một tương lai cho con cháu, đôn nhau vào những vị trí ngồi mát ăn bát vàng, vừa để duy trì chế độ, vừa bảo vệ tài sản kiếm được. Một guồng máy cai trị mà sự tiếp nối giống như chế độ phong kiến cha truyền con nối, chỉ khác về hình thức.

@NguoiViet

Một bước lùi về dân chủ trong Đảng

Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế
Sau Hội nghị TW lần 8 của Ban Chấp hành TW, vấn đề được dư luận nói tới nhiều nhất là về quy chế bầu cử vừa được BCHTW thông qua. Quy chế này quy định việc ứng cử và đề cử, theo đó các Đảng viên ứng cử vào các chức vụ cấp cao của Đảng phải được BCT/BCHTW giới thiệu hay đề cử. Còn ứng viên nào không được tổ chức lãnh đạo của Đảng giới thiệu thì khi ra đại hội phải “tự xin rút”, chỉ có một trường hợp đại hội không cho rút thì ứng viên đó mới được ở lại để bầu bán. Đây là nội dung gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng việc ứng cử, đề cử thuộc phạm trù tụ do cá nhân, tức là dù không được giới thiệu nhưng cá nhân có quyền tự ứng cử hoặc không ứng cử nhưng được đại hội giới thiệu thì vẫn được, có như vậy mới là dân chủ thật sự. Nhưng quy chế ứng cử của TW8 vừa rồi không thoả mãn mong muốn dân chủ trong Đảng và thực tế, có người còn nói đó là một bước lùi về dân chủ.

Vấn đề đề cử, ứng cử dân chủ trong Đảng vốn đã có từ lâu đã bị các quy định của TW8 làm cho các cá nhân phải hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức, và trên thực tế đã bộc lộ nhiều lần tổ chức đánh giá không sát cán bộ, nên có tình trạng trong những khoá TW trước những người dù không được BCT giới thiệu nhưng khi ra đại hội thì vẫn trúng hoặc gần đây lấy phiếu tín nhiệm thì có tình trạng phần lớn những người bị phiếu thấp là những người có hoạt động hiệu quả trong các cơ quan nhà nước, trong khi những người làm việc hành chính, không đụng chạm gì thực tiễn thì phiếu rất cao. Tất cả những điều này những người tham gia trong Đảng nhiều năm đều thấy rất rõ và đều tiên lượng rằng nếu được áp dụng trong Hội nghị TW tới sẽ gây kết cục những người có đức có tài sẽ không được đề cử hoặc có đề cử cũng bị gạt ra. Đây là lý do mặc dù quy chế được thông qua nhưng còn rất nhiều ý kiến không tán thành.

Tại sao những người đứng đầu trong Đảng lại đưa ra nghị quyết này?

Đây rõ ràng phản ánh sự mâu thuẫn trong nội bộ, không ít ý kiến cho rằng là một bộ phận sinh năm 1949 trở về trước trong BCT sẽ phải nghỉ để dành chỗ cho những người trẻ hơn. Nhưng cũng có dư luận cho rằng trong bộ phận sinh năm 1949 này thì cũng có một số nhân vật sẽ tiếp tục ở lại giữ những chức vụ chủ chốt như TBT, Thủ tướng CP và quả thật trong mấy ngày gần đây xuất hiện bàn tán rất nhiều về chuyện này.

Có người đã thể hiện quyết tâm ở lại bằng việc đi vận động nhiều nơi, muốn thể hiện mình là nhà lãnh đạo, phát biểu những vấn đề mình không phụ trách nhằm đánh bóng bản thân, tập trung phê phán điều hành của các cơ quan chính quyền từ TW đến địa phương và rỉ tai nói xấu đ/c X.

Cũng có nhân vật sử dụng chiêu tung tin có sự sắp xếp để đ/c X lên làm TBT, Vũ Đức Đam lên làm Thủ tướng, Kim Ngân làm Chủ tịch QH để kích động chia rẽ nội bộ, gây tâm trạng cho những người đang nghĩ mình sẽ được vị trí mới trở nên hậm hực, chĩa mũi dùi vào những nhân vật bị tung tin.

Lại có một tốp người dở lại món đòn cũ mèm, thu thập những sai phạm trong điều hành, quản lý của đ/c X, vụ tiêu cực tham nhũng tại Vinashin, quản lý điều hành tài chính ngân hàng và cho người đi rỉ tai, tung tin xuyên tạc, quy tựu vẫn là tập trung đánh những mục tiêu từ NHTW4, không có gì mới.

Việc ra NQ này của TW8 rõ ràng không phải để chọn được nhân tài do không hề đánh giá được cán bộ, chủ trương đưa ra nghị quyết này là để muốn gạt bỏ những người muốn loại trừ ngay từ HNTW4 mà thôi, nhân vật trung tâm của cuộc loại trừ này có lẽ là là đ/c X. Có thể thấy rằng đây là một việc làm đi ngược với tư tưởng dân chủ trong Đảng. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đất nước ta cần những người thực sự cống hiến cho đất nước, không cần dựa vào tuổi tác nếu người đó có khả năng cống hiến cho dân tộc thì phải được chấp nhận. Sai lầm nhất của các kỳ đại hội vừa qua là loại những người quá tuổi có năng lực, đưa những người ít tuổi thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm vào quá nhiều. Cứ nhìn lãnh đạo khoá 11 thì sẽ biết có sai lầm này hay không. Cứ nhìn sự tê liệt và kém cỏi của Tổng bí thư, Ban bí thư, Bộ Quốc phòng,… thì sẽ thấy rõ điều này, họ tỏ ra rất yếu mềm khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm, họ cứ liên tục đưa ra những quyết sách thanh trừng nội bộ, làm lòng dân không yên, đưa vị thế đất nước đi xuống.

Mong rằng những người có trách nhiệm trong Đảng cần phải tỉnh táo mà hành xử cho đúng. Không vì những nghị quyết mang tình thanh trừng mà loại bỏ người tài có khả năng lo cho đất nước./.

Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép dấu tên)

Một cuốn sách rất cần tìm đọc: “Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối” Lịch sử

Bùi Tín
Cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một nhà báo sống Pháp được Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành hơn 1 tháng nay. Sách in đẹp, dày 428 trang, gồm 16 phần, thêm phụ lục.

Tôi đã đọc cuốn sách này một mạch trong 2 ngày. Rồi đọc lại 1 lần nữa, để rồi suốt 1 tuần lễ ngẫm nghĩ về nội dung của nó.

Trần Đức Thảo (1917 – 1993), con một nhà tư sản Phố Cổ đất Hà Thành, là một trí thức được đào tạo tại Pháp và cũng là một triết gia trẻ uyên bác khá nổi tiếng, từng tranh luận tay đôi với nhà triết học Jean Paul Sartre.

Năm 1951, khi 34 tuổi, Trần Đức Thảo tự nguyện về nước qua con đường Moscow với thiện chí “mang hiểu biết của mình về góp phần xây dựng đất nước”. Nhưng tai họa đã sớm đến với ông. Lãnh đạo VN, từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng lúc bấy giờ) đều tỏ ý không cần đến “một anh trí thức mọt sách do đế quốc đào tạo”, còn coi ông là một kẻ reo rắc tư tưởng phản động nguy hiểm. Ông suýt chết 2 lần, một lần khi tham gia đội cải cách ruộng đất ở Chiêm Hóa đã nói lên nhận xét là tòa án nhân dân trong xét xử địa chủ là không ổn, mang tính cưỡng bức phi pháp, làm cho cố vấn Trung Quốc phật lòng và ông suýt toi mạng về chuyện này; hai là khi Hà Nội được giải phóng, ông tham gia bằng 2 bài viết trên báo Nhân Văn cùng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, bị coi là “tên đầu sỏ nguy hiểm”. Từ đó ông bị giám sát, bỏ rơi trong cuộc sống, mất việc, mất vợ, sống lay lắt, lập dị, đi đôi guốc mộc, nói, khóc và cười một mình, cưỡi chiếc xe đạp trẻ con mang nhãn hiệu nước Nga giữa phố phường Hà Nội.

Đến nay, khi cuốn sách ra rồi, mọi bí ẩn, đồn đoán nhiều khi sai lạc về con người ông mới được giải mã khá là đầy đủ.

Thì ra sau khi bị đe dọa, trù úm, cô lập, đầy ải về cả tinh thần và vật chất, triết gia sinh bất phùng thời này quyết sống một cuộc sống 2 mặt, một mình mình biết một mình mình hay, cảnh giác cao, và nhiều khi phải đóng kịch với mọi người để tồn tại. Cái con người mà thiên hạ cho là lẩn thẩn, có khi như mất trí ấy thật ra vẫn cực kỳ minh mẫn, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy tư, với chủ tâm sẽ có ngày được phơi bày mọi sự ra ánh sáng, khi bản thân được tự do.

Và cái ngày tự do ấy đã đến, khi người ta muốn đuổi ông già 74 tuổi vô tích sự – và có thể là vô hại cho họ – ấy đi xa cho khỏi vướng víu. Tháng 3 năm 1991, ông được cấp một vé máy bay một đi không trở lại để sống nốt những ngày cuối đời trên đất Pháp.

Năm đầu trên đất Pháp, ông sống trong cơ sở của sứ quán đầy công an, an ninh, mật vụ CS, nên vẫn phải mang “mặt nạ”, cả khi họ cho phép ông nói chuyện về triết học, về phép biện chứng duy vật, về chủ nghĩa Mác. Để giữ mạng sống, ông vẫn phải đóng kịch, như một anh trí thức sơ cấp mụ mị, dở hơi, làm cho những anh chị em trí thức chờ đợi ở ông những phản biện sâu sắc đều ngỡ ngàng thất vọng, trong đó có chính người viết bài này (vào tháng 6/1992).

Một điều may mắn là anh Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một người Hà Nội du học ở Pháp, vốn có cảm tình với triết gia Trần Đức Thảo, đã cùng giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh thăm dò được mong muốn thầm kín của ông, và được ông cho biết ý định viết một cuốn sách trong vòng 6 tháng nhằm trình bày tất cả những suy nghĩ chân thực của ông suốt 40 năm qua để cống hiến cho nhân dân VN đau khổ, lầm than. Khi ông đột ngột qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1993 trong nhà khách sứ quán CS, cuốn sách tâm huyết ông chưa viết xong, mới chỉ là những ghi chép, phác thảo, dàn bài, ý vụt đến… đã bị an ninh sứ quán thu lượm sạch. Nhưng họ đã bỏ sót một kho tư liệu quan trọng: những cuốn băng ghi âm của ông Thảo.

Suốt trong gần 6 tháng, cứ đến cuối tuần, khi an ninh và viên chức sứ quán lo vui gia đình, hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh lại lặng lẽ đón ông Thảo đến một quán cà phê kín đáo, đặt ra những câu hỏi và ghi âm những câu trả lời của ông. Ngay sau khi ông Thảo đột ngột từ trần – một cái chết vẫn còn nhiều nghi vấn – hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh đã bỏ công ghi lại thành 16 đoạn trên máy điện toán, rồi biên soạn lại thành cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối.

Cuốn sách đã giải mã đầy đủ con người và nhân cách Trần Đức Thảo. Cho đến khi gần vĩnh biệt chúng ta ông đã dùng tư duy bén nhạy của một học giả và triết gia để soi sáng một đoạn hệ trọng của lịch sử dân tộc, thay thế cho những trang lịch sử chính thống trong đó con người và sự kiện đã bị xuyên tạc, bóp méo.

Trong sách, Trần Đức Thảo có nhắc đến ông Hồ vài chục lần, kể từ cuộc gặp ở Pháp, đến cuộc gặp ở chiến khu Việt Bắc, khi quy định phải đứng xa Bác 3 mét, khi được hỏi mới được nói, phải gọi ông Hồ là Bác và nhiều lần gặp sau ở Hà Nội, khi ông chỉ còn là một bóng người vật vờ, tồn tại mà như không tồn tại.

Xin mời bạn đọc thưởng thức vài đoạn ngắn trong cuốn sách nói đến “ông Cụ”, để thấy nhà triết học vẫn minh mẫn sâu sắc tinh anh đến mức nào.

… “Đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành (1911) (với khát vọng khiêm tốn là sẽ là kẻ thành đạt…) rồi cho đến sau này bỏ hẳn họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc CHÍ MINH (1945)… Nói chung tên giả thường là rất tiêu biểu tâm thức như thế đã phản ánh chân thực những bước chuyển biến trong đầu óc của ‘ông Cụ’. Mỗi lần thay tên đổi họ là một bước có ý nghĩa trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đây là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chi mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (‘Ái Quốc’), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (CHÍ MINH)! Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tỉnh táo, có liêm sỷ, một bộ não minh triết không bao giờ tự ý xưng mình là ‘Vương’, là ‘Ái Quốc’, là ‘CHÍ MINH’ như thế…”.

Và đây là một đoạn trích nữa nhận định tổng hợp về “ông Cụ” của triết gia họ Trần:

“Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực để đạt tới mục tiêu của mình… Vì thế ông Cụ không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Vì thế mà không cần trợ lý, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai. Bởi lãnh tụ chỉ chăm chú tìm chiến thắng vinh quang, của giấc mơ thế giới đại đồng, chứ không cảm nhận được nỗi đau đầy máu và nước mắt của dân trong thực tại. Một con người chỉ nghĩ và sống với khát vọng chiến thắng, chứ không muốn sống bình thường như mọi người. Riêng đối với tôi, cái nhìn đầu tiên của lãnh tụ là để đánh giá tôi trong tương quan chiến thắng ấy, và cách đánh giá ấy là một bản án không nơi kháng cáo. Vì thế tôi đã suy nghĩ nhiều về nhân vật lịch sử này! Bởi Người là một cái bóng ma quyền lực đã đè nặng lên thân phận tôi.

“Những điều tôi nói đây không phải để oán trách ‘ông Cụ’, bởi tôi biết đây là một nhân vật bi thảm, luôn bị chi phối bởi nhiều thế lực trong và ngoài. Nào là cuồng vọng của một lãnh tụ chính trị, nào là sức ép của Mao, nào là những ý đồ phức tạp trong Bộ Chính trị với nhiều phe phái kình chống nhau. Những sức ép ấy đã tiêu diệt hết tình cảm của con người bình thường nơi ‘ông Cụ’ và ‘ông Cụ’ bị đưa vào thế phải chấp nhận sống cô đơn, phải thủ vai ông thánh, ông thần, giữa bao thế lực quỷ quái, quá khích, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh… để đạt tới, để nắm vững đỉnh cao quyền lực…”.

Còn có rất nhiều đoạn lý thú độc đáo khác nói về “Hà Nội giải phóng” năm 1955 và “Miền Nam giải phóng” năm 1975, về những buổi dự “hát cô đầu” cùng nhà văn Nguyễn Tuân, nhận xét về lực lượng Công an là bạn dân ra sao dưới một chế độ CS cảnh sát trị. Trong đọan kết, triết gia Trần Đức Thảo bộc bạch rằng vào lúc cuối đời ông đã nhận rõ chủ nghĩa Mác là một học thuyết sai lầm từ gốc, chứ không phải là nó đúng nhưng đã bị vận dụng sai, và nó sai cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan do cổ vũ đấu tranh giai cấp, bạo lực, chiến tranh, sai cả về phương pháp luận lô gích biện chứng duy vật – hiện tượng học. Theo ông, Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên đều là nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Mác. Rất tiếc là ông đang say mê lý giải thì tai họa ập đến. Người ta thoáng biết ý định thâm sâu của ông cùng bè bạn thân thiết, và ông đã bị họ bịt mồm khi đang thổ lộ tâm tình thầm kín nhất. Dù sao ông đã mãn nguyện phần lớn khi đã trút gần hết bầu tâm sự giữ kín 40 năm ròng.

Chính do những lẽ ấy mà cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối là cuốn sách quý, rất nên tìm đọc, phổ biến rộng và bàn luận để tăng thêm hiểu biết về lịch sử và những nhân vật nước ta. Tuy tác phẩm này đã ra đời chậm hơn 20 năm, nhưng dù sao nó vẫn là một cuốn sách rất có giá trị với thời cuộc hiện tại.

Thoát Trung là tìm một mô hình khác

Sức mạnh của Trung Quốc lan tỏa ra quốc tế và lấn án Việt Nam

Với sự kiện HD 981, những tiếng nói yêu cầu ‘thoát Trung’, dù đã vang lên từ lâu nhưng ít nhận được sự quan tâm đầy đủ, giờ đây trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Những phê phán về ảo tưởng ‘đồng minh Ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã được nhiều người cảnh báo.

Tuy nhiên, sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của “Đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về Mô hình Phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là Mô hình Phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Hướng về Bắc Kinh

Có thể giới lãnh đạo Việt Nam không ngây thơ tin tưởng quá mức vào những người ‘đồng chí’, nhưng không thể phủ nhận, Hà Nội vẫn đang nhìn về Bắc Kinh như nơi cung cấp chủ yếu những kinh nghiệm về phát triển đất nước.

Những quyền căn bản của công dân và quyền con người nói chung, do đó khó có điều kiện được bảo vệ trong hệ thống tư pháp này

Mục đích đến hai bên không mấy khác nhau: tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá nhằm bảo vệ tính chính danh và duy trì vị thế độc tôn chính trị của Đảng cầm quyền.

Hậu quả trước mắt đã rõ ràng, chủ quyền lãnh thổ đã và đang bị xâm hại và đe dọa; hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam và Hà Nội đang lo lắng chuyện bị Bắc Kinh trả đũa về kinh tế.

Và nhìn về tương lai lâu dài hơn, ít người dám lạc quan về việc Mô hình Phát triển hiện nay sẽ đưa Việt Nam đến đâu.

Những quan sát bước đầu có thể chỉ ra rất nhiều tương đồng ở những đặc trưng cốt lõi.

Thứ nhất, về tổ chức hệ thống chính trị, đó là mô hình một chính Đảng độc quyền lãnh đạo và kiểm soát tuyệt đối về mặt chính trị.

Cả hai Đảng Cộng Sản đều đang thực hiện chế độ dân chủ mang tính trình diễn: bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu; có hệ thống quyền lực nhà nước được tổ chức theo ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp mà họ gọi là ‘tam quyền’ không ‘phân lập’.

Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo từ phía Đảng, các cơ quan tư pháp này hiếm khi giữ được vị thế độc lập đúng nghĩa để thực hiện chức năng tố tụng và giải thích pháp luật của mình.

Những quyền căn bản của công dân và quyền con người nói chung, do đó khó có điều kiện được bảo vệ trong hệ thống tư pháp này.

Việt Nam theo Trung Quốc về mô hình một chính Đảng độc quyền lãnh đạo

Khuôn mặt của khối tạm gọi là ‘xã hội dân sự’ tại hai nước cũng không có sự khác biệt đáng kể.

Các hội đoàn chính thức trong hệ thống chính trị- cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản là các tổ chức chính trị xã hội, được gọi là tổ chức quần chúng, hoạt động với ngân sách được cung cấp từ nhà nước.

Các tổ chức xã hội dân sự khác chưa có được vị trí pháp lý chính thức và vẫn là đối tượng nghi kỵ của chính quyền.

Hệ quả của mô hình chính trị và tổ chức nhà nước đó, như Đảng Cộng Sản hai nước đều thừa nhận là tính minh bạch thấp, tham nhũng tràn lan, và sự yếu kém của chính phủ cả ở cấp Trung ương và địa phương.

Hệ thống Chính trị Trung Quốc, như phân tích của nhà nghiên cứu Lý Thành (Cheng Li), lộ rõ những vấn đề nan giải: đó là nạn bè phái và chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao; Chính quyền với năng lực yếu kém trong lúc các nhóm lợi ích càng lúc càng lớn mạnh…

Dù mang những nét đặc trưng cơ bản giống nhau, Trung Quốc, xét một cách khách quan, đang thành công hơn Việt Nam rất nhiều trong việc theo đuổi Mô hình Phát triển kể trên.

Việc xây dựng mô hình Trung Quốc, như Đặng Tiểu Bình thừa nhận là là cách làm ‘dò đá qua sông’;

Việt Nam cũng tự nhận đang xây dựng một thứ “Chủ nghĩa Xã hội chưa có tiền lệ’; tuy nhiên đáng tiếc là dù đi sau, Việt Nam đã không thể làm tốt được như Trung Quốc, cả trong tầm nhìn, hoạch định lẫn thực thi chính sách phát triển.

Việt Nam đi sau xa

Những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… hiện đại và phát triển (xét về quy hoạch và năng lực quản lý) không thua kém các thành phố hàng đầu thế giới.

Trung Quốc cũng có những công ty, gồm cả tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốc cũng như tư nhân đã vươn lên trở thành những tập đoàn cạnh tranh toàn cầu.

Vị trí của họ trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đương nhiên cao hơn hẳn Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao nhờ năng lực công nghệ vượt trội Việt Nam.

Về Giáo dục, Trung Quốc có được những đại học nằm trong luôn nằm nhóm 100 đại học hàng đầu thế giới, như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các học giả và giới nghiên cứu Trung Quốc lên những người làm chính sách là khá đáng kể.

Điều đó cho thấy, dù cùng ở vị thế có quyền lực tuyệt đối trong hoạch định chính sách, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn biết tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc những đóng góp của các học giả và chuyên gia.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu và phân tích cũng bày tỏ nhiều hoài nghi sâu sắc về tính bền vững của Mô hình Phát triển Trung Quốc.

Sau gần bốn thập kỷ cải cách, Trung Quốc đang đối mặt với những thử thách gay gắt.

Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới mô hình tăng trưởng của mình.

Sự phân hóa thu nhập và chất lượng sống giữa các nhóm xã hội, vùng miền (Vành đai Duyên hải phía Đông và khu vực phía Tây) đang ngày càng sâu sắc; thu nhập của nông dân chậm cải thiện và chính quyền tùy tiện thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa.

Những hạn chế của chế độ hộ khẩu và thách thức trong việc đưa hàng trăm triệu công nhân trở thành tầng lớp trung lưu mới; tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ; xung đột dân tộc leo thang gay gắt ở các khu tự trị.

Nhìn vào mô hình Trung Quốc, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ không thể thành công như các nước công nghiệp mới ở Đông Á để đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển.

Để giải quyết những thách thức đó, Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới mô hình tăng trưởng của mình.

Nhưng cần chú ý rằng, những đổi mới đó, trước hết và chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế.

Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ đổi mới Mô hình Phát triển của họ, theo nghĩa bao gồm việc tiến hành những cải cách căn bản về chính trị và xã hội.

Nói cách khác, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn sẽ tìm mọi cách để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, né tránh những cải cách hướng tới dân chủ hóa đời sống xã hội.

Cuộc đua phát triển

Dù mang nặng tâm lý “bài Hoa’ đến đâu đi nữa, ít người dám phủ nhận được Việt Nam về đại thể gần như bản sao của mô hình Trung Quốc.

Và dù là người đi sau, Việt Nam lại hầu như không tránh được những vết xe đổ và sai lầm mà Trung Quốc gặp phải.

Nói cách khác, ‘phiên bản phát triển Việt Nam’ còn nhiều lỗi hơn ‘phiên bản gốc’ vốn dĩ đã rất nhiều vấn đề.

Các đô thị lớn của Trung Quốc đều hơn hẳn đô thị Việt Nam

Do đó, nếu hiện trạng này tiếp tục được duy trì, khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng rộng hơn.

Khi đó, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với gã khổng lồ Phương Bắc, những thua thiệt của Việt Nam sẽ càng thể hiện rõ nét hơn.

Từ những quan sát và phân tích ở trên, có thể nói Việt Nam, một cách tỉnh táo và thực dụng hơn, thay vì nhìn Trung Quốc như ‘kẻ thù’, hãy nhìn họ như những đối thủ cạnh tranh trên con đường phát triển.

Bản chất bá quyền và bành trướng của họ đã lộ rõ, nhưng những ngôn ngữ mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và kích động như ‘Trung Cộng’ hay ‘Bè lũ xâm lược Trung Nam Hải’ không phải là vũ khí hiệu quả giúp chúng ta tự vệ thành công.

Muốn vượt lên trên Trung Quốc, Việt Nam cần một mô hình phát triển vượt trội hơn.

Khó khăn rất nhiều, nhưng cơ hội vẫn còn đó, vì với quy mô dân số ít hơn nhiều và mức độ đồng nhất xã hội cao hơn, việc khởi động và chèo lái một cỗ máy phát triển như Việt Nam sẽ đi nhanh hơn là cỗ xe khổng lồ, phân mảnh và phức tạp như Trung Quốc.

Hơn thế nữa, việc một Trung Quốc đang bị cả thế giới soi xét với con mắt dè chừng đầy nghi kỵ cũng là lợi thế không nhỏ cho Việt Nam.

Trong giới hạn bài viết ngắn này, tác giả chưa tham vọng tham gia góp tiếng nói vào việc đề xuất những gợi ý cho một mô thức phát triển mới.

Tuy nhiên, tác giả hoàn toàn đồng ý với đề xuất của nhiều tiếng nói nghiên cứu độc lập (như Huỳnh Thế Du, Jonathan London, Lê Quang Bình, Lê Xuân Khoa … ), đây là thời điểm không thể tốt hơn để Việt Nam có thể đổi mới Mô hình Phát triển và thoát khỏi hoàn toàn quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.

Một cuộc đổi mới toàn diện, tất nhiên sẽ không né tránh những đổi mới về chính trị, bởi hệ thống chính trị là cấu thành quan trọng nhất của mọi mô hình phát triển, quyết định sự thành bại của mô hình đó.

Nhưng đổi mới và dân chủ hóa hoàn toàn không nhất thiết đe dọa vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là khi Đảng Cộng Sản lĩnh xướng và làm chủ quá trình đó.

Đây là thời điểm tốt để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo TQ

Có thể nói, với Đảng Cộng Sản Việt Nam, đây cũng là thời điểm thích hợp và là cơ hội lớn để tái khẳng định tính chính danh và năng lực lãnh đạo của mình.

Nhìn vào tương quan các lực lượng chính trị hiện nay, vị thế cầm quyền của Đảng Cộng Sản vẫn là vững chắc.

Dù đánh mất đáng kể cảm tình của một bộ phận không nhỏ người dân, tại thời điểm này, không một lực lượng chính trị nào đủ điều kiện và có vị thế tốt hơn Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lĩnh xướng ngọn cờ canh tân đất nước.

Vì vậy, không cần chờ đến Đại hội Đảng gần nhất vào năm 2016, ngay lúc này Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có thể khởi xướng một cuộc thảo luận rộng rãi trong nội bộ Đảng và các nhóm xã hội về một MÔ THỨC PHÁT TRIỂN mới cho đất nước.

Một ‘hội nghị Diên Hồng’ lúc này, không phải để bàn về ‘Sát Thát’ mà bàn cách xây dựng một con đường, một Mô hình Phát triển vượt trội so với người láng giềng phương Bắc.

Cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, điều Việt Nam cần không phải là một cuộc chiến tranh, đích đến của chúng ta nên là một quốc gia thịnh vượng về kinh tế và bền vững về xã hội và môi trường.

Nên nhớ, Trung Quốc không thể ‘bắt nạt’, cũng không dám gây chiến với Hàn Quốc hay Nhật Bản bởi những nước này tiến bộ hơn hẳn họ về mức độ phát triển.

Và với Đảng Cộng Sản Việt Nam, vị thế và tính chính danh của họ sẽ được duy trì, không phải bằng trấn áp các tiếng nói độc lập và đối lập mà là đưa Đất nước thành công trong cuộc canh tân.

Vì vậy, HD 981 không đơn thuần là mối họa, nó là đưa đến cơ hội lớn lao để khởi xướng một DIÊN HỒNG về con đường và Mô hình Phát triển mới cho Việt Nam, mở ra tương lai phát triển lâu dài cho đất nước.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Quang Nguyễn từ Việt Nam.