Hà Sĩ Phu – Câu Đối Tết Mừng Xuân Giáp Ngọ

Hà Sĩ Phu

Nhân dịp đón Xuân Giáp Ngọ, xin gửi tới anh chị em thân hữu gần xa của tôi, tới BBT các trang mạng tự do mấy Câu đối Tết, cùng lời chúc mừng và mong mỏi tuyệt vời nhất, cho tương lai đất nước và mỗi người Việt chúng ta.

Kính thư

Hà Sĩ Phu

(4E Bùi Thị Xuân-Đà Lạt)

Bài 1: Con ngựa với Con ngườiTrong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…

Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.

Ngựa cung cấp những tấm hình rất đẹp về nghệ thuật và rất dễ tạo hình đặc trưng cho những thương hiệu. Ngựa gắn với những chiến công, những anh hùng dân tộc như Ngựa Gióng, Ngựa Quang Trung… đã thành những vẻ đẹp bất tử mà kẻ thù xâm lăng không thể xóa mờ.

danluan_l0011.jpg
danluan_l0012.jpg
danluan_l0013.jpg
danluan_l0014.jpg

Ngựa là biểu trưng của sự trung thành, của tình thương đồng loại. “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, con người lấy hình ảnh con ngựa để dạy nhau về nghĩa đồng bào. Ngựa hiến lành, bao dung với cả những con vật khác nhỏ hơn mình.

Đáng tiếc thay, trong xã hội ta hiện nay, cán bộ ăn chặn tiền cứu nạn, con người hành hạ, chém giết nhau rất tệ, hành xử luật rừng, người giữ pháp luật cũng bất chấp luật pháp, thú tính lên ngôi như một hiện tượng “lại giống”, con người như đang trỗi dậy nguồn gốc cầm thú của mình, những kẻ như vậy chẳng biết xấu hổ với loài Ngựa lắm sao?

danluan_l0015.jpg

Thật ra, loài ngựa ngày nay cũng do bàn tay thuần hóa của con người tạo ra, lợi dụng những ưu điểm di truyền tự nhiên vốn có của loài vật này mà cải biến để phục vụ cho những lợi ích của con người.

Ngựa có sức mạnh, nhưng sức mạnh muốn hữu ích cần được kiềm chế. Con người kiềm chế ngựa bằng sợi dây cương để hướng sức mạnh của nó theo định hướng của mình, dù là ngựa chiến hay ngựa thồ. Khi cần thì che mắt cho ngựa không nhìn thấy xung quanh để loại trừ phản ứng tự nhiên mà chỉ theo sự chỉ huy của cái dây cương (cương như trong chữ cương lĩnh) và cái roi quất. Đặc biệt là khi kỵ sĩ cưỡi ngựa để đấu bò tót thì con ngựa buộc phải che mắt để nó không thể chạy trốn khi nhìn thấy con bò tót hung dữ.

Là công cụ thì không được phép sợ (con người thật ác!), bị bịt mắt đưa vào trận đấu, ví thử chú ngựa nhà ta không thích anh hùng thì khi ấy cũng phải yêng hùng, làm sao chạy được? Ngựa không biết ác nhưng con người đã dùng ngựa vào những cuộc binh đao tội ác tày trời, và phong cho nó những tên thật đẹp như chiến mã, tuấn mã, thiết mã…để khi xong việc rồi lại cười nó là đồ ngốc thẳng ruột ngựa, là chạy như ngựa vía và miệt thị nó, giáng cấp nó thành bọn khuyển mã, trâu ngựa…mới đau!

danluan_l0016.jpg

Con người dù tinh khôn, có thể làm biến đổi một số hiện tượng tự nhiên nhưng có những quy luật tự nhiên không thể chống lại, mà ngược lại giới tự nhiên cũng giáo dục lại con người. Sản phẩm của ta tạo ra nhưng nó cũng trở lại làm “thày” cho ta, con ngựa cũng dạy ta nhiều điều chính là như vậy. Loài người sở dĩ là “chúa” của muôn loài chính nhờ tiềm năng kỳ diệu ấy, biết học hỏi tự nhiên để tự nâng tầm của mình lên, bỏ xấu lấy tốt, mở đường cho tiến hóa vô tận.

danluan_l0017.jpg

Có những câu chuyện ngụ ngôn liên quan đến ngựa rất đáng suy ngẫm, như chuyện “Tái ông mất ngựa”, chuyện “Con ngựa thành Troy”, “Ngựa Hồ hý gió Bắc”…, mà nhân dịp đầu năm Con Ngựa này tôi cũng xin học đòi tập quán cha ông, đưa ra mấy Câu đối xướng họa làm chuyện vui ngày Tết.

Sách đã dạy “bất sỉ hạ vấn”, không coi việc học kẻ dưới là điều xấu hổ, nên các bậc chí tôn có học gương tốt của ngựa một chút cũng chỉ làm cho mình được đẹp đẽ lên mà thôi.

Ngày 23 Tết Giáp Ngọ 2014

Hà Sĩ Phu

Bài 2: Câu đối Tết Con NgựaCâu 1: Rắn đi Ngựa tới

RẮN uốn thân, mấy khúc lượn vòng vo,

đã qua mười hai tháng diễn trò,

mong thoát nạn đầu long vĩ!!!

NGỰA che mắt, một chiều phi thẳng tuột,

lại tiếp một trăm năm làm xiếc, (1)

mơ có ngày đáo thành công”???

(1) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất thật: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa….”

Câu 2: Tết hướng về biên cương, hải đảo:

– Cành đào này gửi tới biên cương, nam bắc chung tay gìn giữ gốc!

– Cội mai ấy dâng về biển đảo, trẻ già góp sức dựng xây nền!

Câu 3: Một năm trừ sâu mọt:

Sâu nhỏ sâu to, nào vuốt nào nanh,

chổi dân chủ quét phăng,

quyết để vườn Xuân luôn rạng rỡ!

Mọt cao mọt thấp, có bè có cánh,

thuốc nhân quyền phun mạnh,

giữ cho ý Tết mãi huy hoàng!

Câu 4: Ngựa Hồ quần tụ, chim Việt gọi đàn!

Gió Bắc thổi sang, lũ ngựa Hồ lớn bé tuôn ra, lúc lắc dây cương đón Tết! (2)

Cành Nam vẫy gọi, đàn chim Việt gần xa chụm lại, âm vang điệu nhạc mừng Xuân!

(2) Ngựa Hồ, chim Việt: Do câu “Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi” 胡馬嘶北風, 越鳥巢南枝”. Nghĩa là ngựa Hồ hý gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Ý nói: con vật còn nhớ quê hương. “Hồ”“Việt” vốn là điển tích Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa một cách rất tự nhiên, nhuần nhuyễn như những địa danh Việt Nam.

Câu 5: Người Việt tiếc ngựa Hồ

Người Việt đón ngựa Hồ, “Tam cố thảo ”…vì đẹp ! (3)

Ngựa Hồ theo gió Bắc, “Tái ông mất ngựa”…cũng đi Lừa!

(3) Tam cố thảo lư: Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ của Khổng Minh mới dón được vị quân sư này. Ý nói sự về mến chuộng danh tiếng và đón rước dày công phu. Chữ LƯ lại đồng âm với LƯ là con Lừa, để đối với Ngựa.

Tái ông mất ngựa: Chuyện Tái ông thất mã塞翁失馬 cho thấy ở đời phúc-họa khôn lường, có khi phúc đấy mà thành họa, họa mà thành phúc.

Chớ thấy thắng cuộc mà vội mừng, thua mà vội nản, hãy đợi đấy!

Câu 6: Ngựa thành Tơ-roa (Troy)

– Tốn của tốn công, nuôi ong mãi chẳng biết… “Ong tay áo”!

– Mong trời mong biển, rước ngựa về nay rõ…“Ngựa thành tơ-roa”! (4)

danluan_l0018.jpg(4) Con ngựa thành Troa: Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Troa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tiến vào chiếm thành Troa. Trong văn học, điển tích “con ngựa thành Troa” chỉ một việc làm có nội ứng, hoặc bề ngoài nhìn đẹp mà bên trong chứa đầy cái xấu, đầy mưu mô thâm độc.

Câu 7: Thề thốt năm Con Ngựa

Mã Viện ơi, tôi chẳng dám hai lòng, nghe mười sáu Chữ vàng, vững dạ, xin hô lời…hảo hảo!

Trưng Vương hỡi, cháu cũng toan một dạ, nhìn một dòng Lãng bạc, buồn lòng, đành hát khúc …bai bai! (bye-bye)

Câu 8: Mới giả – lừa thật!

– Khắc-Tư đây họ chính tông (5), ảo thuyết đi LỪA, đầu óc vẫn NGỰA quen đường cũ!

– Mao-Xít ấy từng CÂU (6) phụ họa, dẻ cùi đẹp , cuối đường còn NGỌ ngoạy canh tân!

———————–

(5) Mã Khắc Tư = K.Marx

(6) CÂU đồng âm với chữ CÂU là con ngựa (như vó câu).

Câu 9: Chủ nghĩa vị tiền:

– Chủ nghĩa vị tiền, hai nốt đô-la đè quốc sự!

– Ván bài vô hậu, trăm trò lê-mác khổ dân tình!

Câu 10: (Chuyện thật khó tin, xin đặt dấu hỏi):

– Giữa Thủ đô vô cớ đánh người, được lệnh, Côn đồ tăng Thú tính!

– Miền Thanh Hóa đích danh dàn trận, chủ trương: Đồng chí chống Nhân quyền?

(7) Ngày 30/12/2013 ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4717 về “công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền”!(có nghĩa Nhân quyền cũng là điều xấu, cần phải chống như chống khủng bố vậy!). Còn nạn công an phối hợp với côn đồ đánh người, thậm chí đánh chết trong tay công an xảy ra ngày càng nhiều.

Câu 11: (Chuyện thật khó tin, như trên):

– Đời quen thú tính không nhân phẩm!

– Đảng chống nhân quyền có chủ trương? (7)

Câu 12: (Chuyện thật khó tin, như trên):

Còn đảng để còn mình, diễn tập chống nhân quyền đang thắng lợi (?)

Mất dân là mất nước, ý đồ lưu sự nghiệp cũng phăng teo!

Câu 13:

– Hấp dẫn thay món xiếc Việt Nam, một canh bạc đánh đùa quân tham nhũng!

– Oái oăm thật trò ma Tàu Cộng, mấy chữ vàng che khuất mặt xâm lăng!

Câu 14:

– Thương nhân dân một cổ hai tròng, quan bán nước cùng quan tham nhũng!

– Mong đất nước trăm cành một cội, gốc yêu thương cũng gốc anh hùng!

H.S.P (28 Tết Giáp Ngọ)Bài 3: Mời đối!Nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ, xin có mấy câu xuất đối nôm na, mong được các bạn đọc gần xa xướng họa để cùng vui:

Câu 1:

– Xứ Lừa say Khắc Tư, hết ngọ ngoạy, sống như trâu ngựa!

Câu 2:

– Sôi động thay cuộc đua ngựa hai chiều: giá cả rủ tội phạm phi mã lên, đạo đức kéo nhân tình phi mã xuống!

Câu 3:

– Đánh cho dân tộc tan hoang, “trận đánh đẹp” đáng ghi vào sách!

(câu này tặng tướng Đại Ca Ca)

Câu 4:

– Dân ước mơ một thuở thanh bình, phú quốc phú gia, ai trọng kẻ dùng lê dùng mác?

Câu 5:

Hèn với giặc ác với dân, tỉnh lại đi thôi anh lính lệ!

Câu 6:

– Dân la rằng ở xứ Lừa, hết ngọ ngoạy, sống như Trâu Ngựa!

(La là con lai giữa bố Lừa và mẹ Ngựa)

Câu 7:

– Dân xứ Lừa say Khắc Tư, nay giải biết thân Trâu Ngựa!

Câu 8:

– Man-đe-La hỏi -Khắc-Tư: đến La-Mã sao không thấy bác?

(Phương ngôn có câu: Mọi con đường đều đến La Mã, nhưng đã hơn hai thế kỷ chủ nghĩa Mác vẫn chưa đến nơi hội tụ này)

Câu 9:

– Tướng Ngọ cầm xấp Đô-La, chạy án phải Lừa, sa sẩy ắt có ngày ngã Ngựa!

Thơ Đố vui không thưởng (nhưng coi chừng bị phạt)Đạo đức “Người” viết hoa
Mấy năm dài học tập
Sao tình “người” viết thường
Mỗi ngày một một xuống cấp?
Những học trò của Người
Sao ngày càng béo mập?
Bạn có hiểu vì sao
Xin cho lời giải đáp!

H.S.P (Tết Giáp Ngọ)

Một vế đối cổ về Con Ngựa chưa có vế đáp tương xứng

Để giúp bạn đọc thư giãn, ra khỏi không khí đau đầu của thời sự, nay xin trở về với một vế đối rất cổ, cũng về CON NGỰA, hết sức tào lao nhưng bao thế kỷ trôi qua vẫn không ai có vế đối đáp cho tương xứng. Vế đối này nhiều người chúng ta đã biết từ khi vào cấp trung học, nói về một con ngựa (bằng xương bằng thịt) đá nhau với một con ngựa bằng đá, tất nhiên đây là cuộc chiến một chiều, vì con ngựa bằng đá thì đá sao được? Vế xuất đối như sau:

* Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa!

Đã có người đối rằng: Thằng mù nhìn thằng mù-nhìn (bù nhìn), thằng mù-nhìn không nhìn thằng mù! Cũng rất giỏi nhưng còn gượng ép, vì phải gọi con bù-nhìn bằng rơm là “mù nhìn”, và người mù thì còn nhìn gì nữa?

Câu xuất đối quá khó vì mẹo điệp ngữ, trong 13 chữ mà có 4 chữ thằng, 4 chữ mù, 4 chữ nhìn.

Nhưng nếu vượt qua được mẹo điệp ngữ thì còn vấn đề gay go hơn là ý nghĩa của vế đối. Thoạt nghe thì tưởng tào lao, nhưng hãy suy nghĩ một chút sẽ thấy không đơn giản. Con ngựa đá tuy cũng là ngựa nhưng chẳng phải làm việc vất vả lại được ngồi chễm trệ nơi tôn nghiêm hoặc đứng chắn nơi giao thông (như kiểu cảnh sát giao thông hay canh gác lăng mộ), lại được người ta thờ cúng khấn vái, vì thế con ngựa đang vất vả cảm thấy bực mình mà co cẳng đá một cú cho bõ ghét chăng? Hoặc nó thấy sự tôn vinh ngựa thành thần tượng là vô vị, là chuốc khổ cho ngựa? Hay vế đối muốn ám chỉ sự đấm đá lẫn nhau trong đám “ngựa trong một chuồng” của xã hội lúc bấy giờ? (Ngựa thật thì “một con ngựa đau cả tàu nhịn ăn” chứ thứ Ngựa người này thì ngược lại).

Như trên đã nói, ngựa đánh nhau không có gì khốc liệt kiểu “một mất một còn” như con người thời đấu tranh giai cấp, nhưng con nào thua cũng mất quyền lợi chứ, ví dụ phải ngồi nhấm nháp vết thương, nhìn con “thắng cuộc” mây mưa với bạn gái chẳng hạn? Không phải cứ giết nhau thật mới nguy hiểm, tỷ dụ như chỉ đấu tranh bằng “phê và tự phê” thôi mà cũng có anh suýt bật khóc, nhiều đêm mất ngủ vì sợ gây oán thù đấy thôi?

Tóm lại là vế xuất đối thật hóc hiểm, nhiều thế kỷ không ai đối được là phải. Nhưng biết đâu đấy, thời thế tạo anh hùng, trước cuộc “đua ngựa” hấp dẫn hiện nay, biết đâu Tết Con Ngựa 2014 này lại chẳng có một “đối sĩ” vô địch, tức cảnh xuất chiêu?

Tại hạ thật sự cầu mong.

Cuối cùng, xin chúc những ngày Tết Con Ngựa 2014 cũng phi nhanh, phi mạnh, phi vững chắc lên chỗ “nhanh nhiều tốt rẻ” để bà con đi chợ khỏi phải khổ sở băn khoăn cân nhắc túi tiền quá đỗi trước nạn giá cả đang rất chi là…PHI MÃ!

Kính chào
Những ngày đón Xuân Giáp Ngọ

Hà Sĩ Phu

Đào Hiếu – Kẻ địch trong nhà bếp

Đào Hiếu

Blog Lề trái

Có những người đàn ông rất hào phóng, thấy bạn bè nghèo không có chỗ ở liền mời về nhà ở chung, vô quán nhậu nhớ bạn hiền cũng bấm phone rủ đến lai rai ba sợi, có cái xe hơi, bạn muốn mượn, cứ lấy đi thoải mái. Loại đàn ông ấy trên đời này không phải là hiếm.Nhưng có một thứ mà người đàn ông không bao giờ chịu chia sẻ với ai, đó là vợ mình. Chỉ cần một câu nói, một cái liếc mắt là anh chồng đã “xù lông” lên, sẵn sàng chiến đấu.Vậy mà có một gã từ nhiều năm nay đã phải chia sẻ bà vợ duy nhất của mình cho một người đàn ông khác mà không hề than thở. Gã này là một quan chức nhà trời, có quyền gặp trực tiếp Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình dưới trần gian mỗi năm.Đó chính là ông Táo.*

Dân Việt Nam ta, hễ cứ đến ngày 23 Tết là cúng ông Táo, đốt vàng mã, lưu luyến tiễn ngài về trời mà không hề xét lý lịch xem ông ta là ai, có đáng để cho ta tin cậy và tôn kính đến như thế không?

Trước hết, ông ta là một thằng bất tài vì trên thế gian này dù sang hay hèn, dù giàu hay nghèo, dù quân tử hay tiểu nhân… ai ai cũng có một bà vợ, chỉ riêng ông Táo là không thể có. Ông ta phải chia sẻ vợ với một táo quân khác trong nhiều ngàn năm nay. Và như thế thực chất ông ta chỉ có nửa bà vợ.

Táo quân còn là một thằng hèn vì đã không đủ dũng khí để giành vợ mình khỏi tay người khác. Đêm nào ông cũng nghiến răng nhìn vợ mình “quằn quại” dưới ách xâm lược của người đàn ông khác mà không dám hé nửa lời.

Bất tài, hèn lại còn khiêu dâm nữa! Có lần Táo quân từ nhà bếp ra chợ để mua một con cá chép làm phương tiện bay về trời, ông ta bị quần chúng phát hiện đang … ở truồng! Lũ con nít chạy theo tốc áo lên coi, Táo quân giận quá rút đôi hia ra ném, tụi nhỏ vừa bỏ chạy vừa cười nhạo.

Nhưng chúng ta hãy bỏ qua cái chuyện Táo quân ở truồng ra phố đi, vì dẫu sao cái mốt “đội mũ mang hia chẳng mặc quần” cũng là đồng phục của nhà Táo.

Hãy sang một vấn đề khác.

Xưa nay ai ai cũng kính trọng Táo quân vì nghĩ rằng ông ta đứng về phía lẽ phải, hàng năm đều có dâng sớ lên Ngọc Hoàng Thượng Đế để tố cáo tham nhũng và những tệ nạn khác dưới trần gian, nhưng sự thật là Táo quân chỉ báo cáo những vụ bê bối lặt vặt ở trong…bếp như anh chồng ăn vụng với cô sen, bà chủ tò te với anh tài xế, còn những vụ tham nhũng lớn tầm cỡ quốc gia, trị giá hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng thì ông ta đếch dám động tới. Kết quả là tham nhũng và tệ nạn ngày càng nhiều, lộng hành trên khắp Việt Nam, vô phương cứu chữa.

Còn nữa, Táo quân là một kẻ tham quyền cố vị vào loại nhất thế giới. Quý vị chỉ cần điểm mặt một số kẻ tham quyền cố vị nổi tiếng của nhân loại thì sẽ rõ ngay: Này nhé, Fidel Castro làm vua xứ Cu Ba nghèo đói suốt 49 năm trời không chịu nhường cho ai, cuối cùng già quá, tay chân run rẩy, hết xíu oách đành phải nhường ngôi cho…em trai mình. Kim Nhật Thành làm vua xứ Triều Tiên 46 năm và tự phong là “chủ tịch vĩnh cửu”, cuối cùng trao ngai vàng cho con trai minh là Kim Jong-il, anh này còn chơi ngoạn mục hơn: đưa một thằng con nít miệng còn hôi sữa tên là Kim Jong-un lên làm đại tướng, ngồi chờ sẵn khi nào bố ra hiệu thì đặt mông vô ngai vàng liền, đố người nào tranh cướp được! Người thứ ba là Mao Xếnh Xáng, ngồi trên ngai vàng 33 năm, cuối đời dùng mọi thủ đoạn trong Cách Mạng Văn Hóa để loại bỏ đồng chí mình, âm mưu đưa… bà xã Giang Thanh lên ngai, tiếc thay đã thất bại. Tóm lại, xưa nay “bám ghế” lâu nhất cũng bốn năm chục năm, chưa có ai bám ghế kỷ lục như Táo quân nhà ta. Từ khi có dân tộc Việt Nam, cứ tạm cho là đời Hùng Vương tới giờ, ông ta cứ giữ rịt lấy cái ghế Táo quân ấy suốt hơn bốn ngàn năm nay “một tấc không đi, một ly không rời”. Và chắc chắn ngày nào còn dân Việt, có lẽ ông ta vẫn còn giữ chặt cái ghế đó.

Và vì suốt nhiều ngàn năm nay ông ta không chịu về hưu cho nên cứ được hưởng lương trăm phần trăm dài dài, chưa kể các khoảng “lộc” khác như nhà, đất, đi du lịch nước ngoài… Và có thể nói Táo quân là anh cán bộ duy nhất trên đời này không bao giờ nghỉ hưu.

Nhưng ông ta làm công tác gì mà quan trọng đến nỗi không ai có thể thay thế được?

Chẳng qua ông ta chỉ là một tên chỉ điểm, tối ngày lẩn quẩn trong xó bếp rình rập nhà dân xem có ai phát ngôn bừa bãi, bôi xấu chế độ, xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm lãnh đạo, xem có trang web nào phản động, có blog cá nhân nào chống Đảng, chống tham nhũng, độc tài, tay sai ngoại bang … để lập báo cáo mật chờ đến cuối năm cưỡi cá chép về trời, chạy thẳng vô đồn công an tâng công lấy điểm.

Như vậy, xét về tư cách thì Táo quân chỉ được không điểm, xét về đạo đức, người dễ tính cũng cho nửa điểm là cùng. Còn xét về trình độ văn hóa thì một thằng cha tối ngày chỉ biết “đội” đít nồi, chưa hề thấy hắn đi học bao giờ, thì chỉ có thể làm một tên chỉ điểm hạng bét mà thôi.

ĐÀO HIẾU

Sài Gòn hẻm và người

Hẻm là không gian sống bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.

Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến.

Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm.

Hồi đó, chợ chưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đi nhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.

Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đây có cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm – Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệm có bà Tám bán gà vịt rau quả…

Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên Phú Nhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầu Kinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêm trạm, thị trường chận bắt dữ lắm…

Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gác máy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàn toàn thủ công với khoảng bảy – tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm.

Tôi thức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chui tiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướng cầu Lê Văn Sỹ, đến trường.

Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài ba lần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bây giờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: “Hẻm này thông ra đường Nguyễn Kiệm”.

Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đường cái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động bí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằng cách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra.

Trong nhiều năm lang bạt, người viết bài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp với hàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc – Phú Nhuận tới Tân Bình.

Có hẻm lòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt Bảy Hiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho 2, kho 3, kho 4, kho 5… Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mở ra một thế giới khác giữa lòng đô thị.

Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất là những ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa – nằm trên con đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặc sản của xứ Quảng.

Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quận Bình Thạnh – họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ Phạm Văn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp – Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.

Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ở quận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấu tất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa.

Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại của những làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết…, nghề lên đồng và hát cải lương. Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợ thuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.

Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, “hẻm là phần hồn không thể thiếu của thành phố này”. Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giống như bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.

Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thì trong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo và lắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Ba cắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dì Mai dọn bếp bánh xèo…

Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.

 

Như Thuần

 

@sgtt

Huyền Như nhận án tù chung thân

Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa (ảnh Tuổi Trẻ)

Bà Huỳnh Thị Huyền Như, cựu cán bộ ngân hàng VietinBank, lãnh án tù chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phiên tòa kết thúc trưa thứ Hai 27/1.

Hội đồng xét xử cũng phán quyết rằng VietinBank “không biết về các hành vi lừa đảo” của bà Như nên không phải chịu trách nhiệm về khoản tiền lừa đảo lên tới 4.000 tỷ đồng (200 triệu đôla Mỹ).

Tổng cộng 23 bị cáo đã ra tòa trong phiên xử kéo dài ba tuần với các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cho vay nặng lãi và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Ngoài bà Như, 5 bị cáo khác bị từ 9 tới 20 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

12 bị cáo bị từ 4 tới 17 năm tù vì tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hai bị cáo bị 7 và 14 năm tù tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

5 bị cáo bị tội Cho vay nặng lãi, án nặng nhất là 1 năm cho hưởng án treo.

Bà Huỳnh Thị Huyền Như, 35 tuổi, còn bị 6 năm tù giam vì tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp các hình phạt là án chung thân.

Bà cũng phải bồi thường bên bị hại, gồm 9 tổ chức, 3 ngân hàng và 3 cá nhân, gần 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên khả năng hoàn lại số tiền này gần như không có.

Trách nhiệm của VietinBank

Sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, thắc mắc về vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) vẫn chưa được giải tỏa.

Bà Như nguyên là phó Phòng Quản lý rủi ro của VietinBank, chi nhánh TP.HCM. Bà bị bắt tạm giam từ tháng 10/2011.

Hội đồng xét xử cho rằng trong vụ lừa đảo này, bà Huỳnh Thị Huyền Như là chủ mưu, đã nhận hoàn toàn trách nhiệm và VietinBank không hay biết về các hành vi lừa đảo của bà.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước – cơ quan chủ quản VietinBank, một ngân hàng quốc doanh, với trách nhiệm quản lý nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước là rõ ràng, đã thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Tại phiên tòa, các luật sư đều đã đưa ra nhiều lập luận quy trách nhiệm cho VietinBank nhưng đều bị Viện Kiểm sát bác bỏ, giữ nguyên kết luận Vietinbank không có trách nhiệm.

Trong số các bên bị hại có công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank-Berjaya (SBBS) bị chiếm đoạt 210 tỷ đồng. Công ty này có chủ người Malaysia do vậy đại diện công ty này nói chính phủ Malaysia ‘quan tâm vụ án’.

SBBS đòi VietinBank bồi thường thiệt hại, nhưng không được chấp thuận.

Vụ án, được biết dưới tên Đại án 4.000 tỷ đồng, được cho là vụ xử lừa đảo lớn nhất nước.

Bình luận về vụ này, Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo: “Hệ quả sẽ rất nghiêm trọng”.

“Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước – cơ quan chủ quản VietinBank, một ngân hàng quốc doanh, với trách nhiệm quản lý nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước là rõ ràng, đã thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Ông Doanh cũng đặt câu hỏi về tác động của đại án này đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung: “Liệu còn bao nhiêu ‘Huyền Như’ khác chưa bị phát hiện?”

Niềm tin của người dân sau vụ này vào các ngân hàng, trước tiên là VietinBank, chắc chắn giảm sút.

Trên các mạng xã hội đã có kêu gọi người dân rút tiền gửi khỏi VietinBank.

@bbc

‘Ngân hàng VN đang ngoài vòng pháp luật’

Huỳnh Thị Huyền Như nhận án tù chung thân.

Tòa tại Việt Nam vừa tuyên án tù với hàng chục bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, được gọi vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành bình luận về phán quyết này cũng như tình trạng mà ông gọi là hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hoạt động ngoài vòng pháp luật.

BBC: Ông có ngạc nhiên khi tòa ra phát quyết trách nhiệm cá nhân thay vì trách nhiệm ngân hàng với lập luận là ngân hàng “không biết” [hoạt động lừa đảo]?

Theo tôi thì ngân hàng [VietinBank] hoàn toàn có trách nhiệm chứ làm sao nói rằng đó là chuyện cá nhân được. Ngân hàng phải có nhiệm vụ quản lý nhân sự của mình. Một người thực sự là giám đốc của một chi nhánh mà làm những việc như thế thì thanh tra kiểm tra ở đâu mà để xảy ra những việc như vậy. Bây giờ nói là việc cá nhân là không được. Nền tư pháp Việt Nam phải làm tốt hơn nữa.

Việt Nam thì nói là không có tam quyền phân lập. Thế thì nghĩa là tư pháp phải nghe theo lệnh của ông khác để xử.

Sẵn đây cũng nói là hiện ở Việt Nam cái việc tổ chức nhà nước chưa được hoàn chỉnh. Việt Nam thì nói là không có tam quyền phân lập. Thế thì nghĩa là tư pháp phải nghe theo lệnh của ông khác để xử lý thì như vậy sao được.

Tư pháp, hành pháp và lập pháp không thực sự phân lập ra để khi xử lý một việc lớn thì có tính khách quan trong đấy. Tòa án ở Việt Nam có nhiều vấn đề lắm, không riêng gì vụ này. Tòa án Việt Nam chưa có hoàn toàn độc lập. Còn riêng về vụ này mà các ông xử thế thì các ông nên suy nghĩ lại, nghiên cứu lại về cơ sở pháp l‎ý về hoạt động của ngân hàng chứ còn nói như vậy là không có chính xác.

BBC: Nhìn rộng ra VietinBank cũng chịu sự quản lý và kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì phải chăng NHNN cũng có trách nhiệm liên đới?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm theo dõi đôn đốc quản lý của các ngân hàng thương mại, không chỉ riêng VietinBank mà còn bao nhiêu ngân hàng thương mại khác đều chịu sự kiểm soát, kiểm tra thanh tra của NHNN, mà các nước khác gọi là ngân hàng trung ương, thì việc đấy rõ ràng là có vấn đề. Vai trò ngân hàng trung ương quản lý ở đâu. Còn Vietinbank là ngân hàng lớn thì anh làm sao lại để việc lớn như vậy xảy ra với nhân viên của anh. Ra tòa anh từ chối thì chuyện từ chối trách nhiệm là chuyện không thể chấp nhận được. Cho nên phải xem lại cả hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì VietinBank.

Trong 10 năm nay hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hoàn toàn không có sự quản lý chặt chẽ. Lãi suất huy động mười mấy, hai chục phần trăm, rồi cho các doanh nghiệp vai tới hai mươi mấy phần trăm là không thể chấp nhận được. NHNN phải quản lý mặt bằng lãi suất như thế nào cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể bơm lãi suất độc hại như thế để giết chết doanh nghiệp, do đó phải nghiêm túc và nhanh chóng hoàn chỉnh việc quản lý hệ thống ngân hàng.

BBC: Thủ tướng Việt Nam cũng nói về điều ông gọi là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam thì theo ông động thái đó có đi đến điều mà người ta mong muốn hay không?

Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn

Chuyên gia Tài chính Bùi Kiến Thành

Tôi là chuyên gia chứ không phải chính trị gia. Ông Thủ tướng nói thế là với tính chất Thủ tướng Chính phủ, một nhà chính trị lãnh đạo của một đất nước. Hai việc đấy nó khác nhau. Còn nếu hỏi tôi về phương án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam như hiện nay thì tôi có thể trả lời thẳng thắn, với tư cách là một chuyên gia, là chúng ta chưa làm một cái gì cả, chúng ta chưa đạt được cái gì cả. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt động ngoài vòng pháp luật, không tôn trọng điều khoản của luật về vấn đề lãi trần cho vay, vân vân.

Mọi chuyện rất đáng trách, NHNN ở đâu mà không xử lý các việc vi phạm của cả hệ thống ngân hàng như thế? Đưa đến nợ xấu tràn lan, chiếm tới 15%-17% tổng dư nợ là như thế nào. Đồng thời tạo điều kiện để giết chết hàng vạn, hàng chục vạn doanh nghiệp với lãnh suất độc hại hai mươi mấy phần trăm là như thế nào?

Tức là anh có biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của một ngân hàng trung ương hay không? Hay là anh không biết? Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được. Do vậy quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ.

BBC: Giới quan sát nói rằng một trong các nhóm lợi ích chính là ngân hàng vì ngân hàng đẻ ra ra các công ty hay doanh nghiệp “sân sau” hay còn gọi là sở hữu chéo. Vậy nếu không xử lý những vấn đề nhùng nhằng thì làm sao có thể giải quyết được bình ổn kinh tế vĩ mô?

Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng

Tình trạng ấu trĩ của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một. Việc thiếu nghiêm túc, thiếu thanh tra kiểm tra của ngân hàng nhà nước thì mới để xảy ra những việc như thế thì chúng ta phải xem lại xem trách nhiệm ở đâu và phải xử lý người nào có trách nhiệm đấy.

Ở Việt Nam ai chẳng biết có sở hữu chéo, ai chẳng biết những ngân hàng nhỏ nhỏ đang làm loạn lên và đưa nền kinh tế đến suy thoái kinh khủng.

Tất cả các việc đấy là việc của NHNN quản lý mà anh lại không quản lý để đưa đến tình trạng kinh tế bất ổn rồi đấm lưng nhau rồi vỗ ngực nhau khen thưởng nhau trong lúc cả nền kinh tế đang chết thì thế là như thế nào. Phải xem lại các việc làm từ mấy năm nay và cần coi lại tại sao để lãi suất cao ngất ngưởng như vậy. Và từ cấp tối cao cho những cấp ở dưới phải xem lại tại làm sao để có những việc như thế.

Ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm ở đâu? Trách nhiệm ở Trung ương là thế nào, trách nhiệm của Chính phủ là sao, trách nhiệm của nhà cầm quyền tối cao là Bộ Chính trị là như thế nào? Anh có biết hay anh không biết? Nếu anh không biết thì cực kỳ nguy hiểm và nếu anh biết mà anh vẫn để xảy ra như thế thì lại còn nguy hiểm hơn.

Do đó chúng ta nên nhân cơ hội này đặt lại cả vấn đề là trách nhiệm của ai trong việc hoạt động không có tôn trọng luật pháp, không tôn trọng qui định của thế giới về hoạt động ngân hàng, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rằng họ cần phải phát triển. Anh để xảy ra những việc như thế là sao? Ai trách nhiệm đây? Đó là những vấn đề ta cần phải suy nghĩ và đặt câu hỏi.

Lượm lặt tin

Vô tư mát-xa: mất mạng như chơi

Mới đây, một người đàn ông Hungary 31 tuổi, ngụ ở TPHCM tử vong sau khi được nhân viên tiệm mát-xa thực hiện các thao tác xoa bóp mạnh vùng cổ, khiến động mạch cảnh tổn thương, xuất huyết tạo thành cục huyết khối theo máu lên não gây đột quỵ. Tai nạn trên không phải hy hữu.

Trước đó, ở Hà Nội đã có những tai nạn tương tự mà nguyên nhân hầu hết do không thực hiện đúng các thao tác mát-xa.

Trung bình một người học xoa bóp để thành thục phải mất 1 - 2 năm. Ảnh: Lê Kiên
Trung bình một người học xoa bóp để thành thục phải mất 1 – 2 năm. Ảnh: Lê Kiên

Mát-xa có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, xoa bóp (tẩm quất) là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay là chính, nhằm tác động lên da thịt, gân khớp để đạt mục đích phòng và chữa bệnh. Để đạt được các kỹ thuật xoa bóp một cách nhuần nhuyễn, phải cần nhiều thời gian tập luyện. Trung bình một người học xoa bóp để thành thục phải mất 1 – 2 năm.

Theo y học hiện đại, mát-xa là những thủ thuật xoa nắn các mô của cơ thể một cách có khoa học và hệ thống, chủ yếu tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn tổng thể.

Xoa bóp có hai hiệu quả: thứ nhất là hiệu quả phản xạ do kích thích các cơ quan cảm thụ ngoại biên trong da, sau đó dẫn truyền các xung động qua tuỷ sống lên não và tạo ra cảm giác thích thú và thư giãn, giảm thiểu căng thẳng tinh thần; thứ hai là hiệu quả cơ học: trợ giúp sự hồi lưu của tuần hoàn máu và bạch huyết cũng như tạo cử động của cơ, và có hiệu quả kéo dài sự kết dính giữa các cơ và di chuyển các chất dịch bị tích tụ.

Xoa bóp có thể chỉ định một số trường hợp: viêm khớp, viêm quanh khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây thần kinh, viêm xơ cơ, đau lưng… và các trường hợp liệt như: liệt bán thân, liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, bại não, bệnh xơ cứng rải rác…

Xoa bóp còn giúp làm dịu thần kinh đối với người bệnh rối loạn tâm thần. Xoa bóp còn giúp giảm nhiều bệnh tật: tăng chức năng hô hấp trong bệnh hen, giảm mức độ glucose ở những bệnh nhân đái tháo đường, và tăng tự nhiên tế bào huỷ diệt HIV trong bệnh nhân HIV/AIDS, giảm huyết áp trong bệnh nhân cao huyết áp, giảm triệu chứng nghiện rượu và có thể giúp cải thiện liệt cứng từ di chứng tai biến mạch máu não.

Coi chừng tiền mất tật mang

Khi bác sĩ tiếp nhận khám và chẩn đoán bệnh nhân, bước đầu tiên là kiểm tra xem họ có bệnh lý gì hay không rồi mới chỉ định có nên điều trị bằng xoa bóp. Vì mỗi người có những bệnh lý, tình trạng sức khoẻ và cơ địa khác nhau.

Trên thực tế, do không có kiến thức chuyên môn, truyền nghề cho nhau theo kiểu biết gì chỉ đó nên người hành nghề xoa bóp không quan tâm đến độ tuổi, người bệnh khoẻ hay yếu, có bệnh lý về cột sống, tim mạch, huyết áp hay không, mà với ai cũng như nhau: ấn, day, giẫm lưng, bẻ cổ, kéo tóc… Nguy hiểm hơn, một số người đến những cơ sở dịch vụ trong trạng thái say xỉn thường yêu cầu nhân viên làm mạnh cho sảng khoái. Với những người không có chuyên môn về xoa bóp thì không được làm các động tác bẻ mạnh các khớp, nhất là ở đốt sống cổ và cột sống, bởi vì đây là nơi tập trung nhiều tuỷ sống. Những động tác mạnh tác động vào xương, khớp như: giẫm chân lên lưng, bẻ cổ không đúng cách… có thể dẫn đến giãn dây chằng, gây co rút cổ, nặng hơn thì bong gân cột sống, giập tuỷ, thậm chí liệt cột sống. Với trường hợp bệnh nhân bị ung thư xương, ung thư cột sống, tẩm quất không đúng cách có thể dẫn đến tàn tật, tử vong.

Xoa bóp còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, bởi nó có thể phá vỡ hàng rào ngăn chặn không cho ổ nhiễm trùng lan rộng. Khi người được xoa bóp bị viêm tĩnh mạch huyết khối, xoa bóp có thể làm vỡ các cục huyết khối di chuyển theo đường tuần hoàn và gây tình trạng nghẽn mạch… Hiện nay, người đi xoa bóp dạo thường mang theo một tấm nilông hoặc chiếu, ai được xoa bóp cũng nằm mình trần trên đó, rất dễ lây truyền bệnh ngoài da. Ngoài ra, người mua dầu thoa vì ham rẻ, thường mua hàng không rõ nguồn gốc, có khi gây ngộ độc, kích ứng da. Tay của người thực hiện nếu bẩn cũng là trung gian lây bệnh. Vì vậy, người xoa bóp cần vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn sạch sẽ trước và sau khi thực hiện. Người điều trị cần thư giãn và thoải mái sao cho các thao tác thực hiện dễ dàng, khéo léo, với phương châm “đạt hiệu quả nhất, ít mất sức nhất”; đồng thời tránh vặn bẻ các khớp, cột sống mạnh, đột ngột. Khi đi làm tẩm quất cũng cần thận trọng với người bệnh suy yếu, loãng xương, người bị bỏng hay bị thương mới lên da non, người bị bệnh tim, phổi nặng…

Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

Giảng viên khoa Y học cổ truyền

Đại học Y dược TPHCM

————————

Facebook sẽ bị “rũ bỏ” trong năm 2017?

“Cơn nghiện” Facebook đang lây lan với tốc độ chóng mặt như một căn bệnh truyền nhiễm, nhưng chúng ta sẽ dần miễn nhiễm với sức hấp dẫn của nó. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ bị “rũ bỏ” trong năm 2017.

Đó là dự đoán của các nhà phân tích đến từ trường Đại học Princeton, Mỹ về xu hướng mạng xã hội trong tương lai.

Facebook sẽ đón sinh nhật lần thứ 10 vào ngày 4/2 tới, và đã tồn tại lâu hơn nhiều so với các đối thủ một thời là MySpace và Bebo. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Facebook sẽ mất 80% người dùng trong vòng 3 năm tới.

Dự báo này được các nhà phân tích đưa ra dựa trên khảo sát về số lần Facebook được gõ trên công cụ tìm kiếm Google. Biểu đồ trên Google Trends cho thấy số lượng người dùng tìm kiếm Facebook đạt đỉnh điểm ở thời điểm tháng 12/2012, và kể từ đó Facebook dần “vắng mặt” trong các từ khóa tìm kiếm nhiều nhất trên Google.

Theo thống kê mới nhất đến tháng 10/2013, Facebook đã đạt gần 1,2 tỷ người dùng thường xuyên hàng tháng. Mặc dù số lượng truy cập Facebook trên phiên bản Desktop đã giảm nhiều nhưng bù lại số lượng truy cập từ mobile của Facebook ngày càng tăng.

Theo ước tính, mỗi tháng có khoảng 870 triệu người dùng Facebook trên smartphone, điều này giải thích cho việc truy vấn Facebook trên Google giảm. Người dùng di động không cần gõ từ khóa Facebook trên trang tìm kiếm Google, thay vào đó đã sử dụng ứng dụng riêng của mạng xã hội này.

Tuy vậy, trong cuộc họp công bố doanh thu 3 tháng trước đây, David Ebersman, Giám đốc tài chính của Facebook, cho biết: “Chúng tôi đã nhận thấy số lượng người dùng hàng ngày giảm, đặc biệt là trong giới trẻ”.

Bất chấp những dự báo không mấy sáng sủa này, các nhà đầu tư dường như vẫn tin tưởng vào tương lai của Facebook. Giá cổ phiếu của hãng này vừa đặt mức cao kỷ lục trong tháng 1, đưa giá trị của Facebook lên 141 tỷ USD.

————————–

Tin sốc về Triều Tiên

Truyền thông Hàn Quốc loan tin Triều Tiên xử tử cả nhà chú dượng ông Kim Jong Un; Một thủ lĩnh biểu tình ở Thái Lan bị bắn chết… là các tin nóng.Nổi bật

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm 26/1 loan tin, toàn bộ người nhà của ông Jang Song Thaek, bao gồm cả trẻ con, đã bị xử tử, theo lệnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.Jang Song Thaek là chồng bà Kim Kyong Hui, cô ruột của Kim Jong Un. Trước khi bị xử tử hồi tháng 12 năm ngoái, ông Jang từng được xem là nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên.

Triều Tiên, Jang Song Thaek, Kim Jong Un, xử tử, tử hình
hiên tòa xử ông Jang Song Thaek. (Ảnh: Reuters)

“Những cuộc hành quyết đối với người nhà của ông Jang Song Thaek, đã được tiến hành. Toàn bộ người thân của ông Jang đã chết, thậm chí là cả trẻ nhỏ”, Yonhap dẫn một nguồn tin.

Trong số những người bị xử tử có người chị ông Jang cùng chồng bà, Đại sứ Triều Tiên ở Cuba Jon Yong Jin, Đại sứ Triều Tiên ở Malaysia Jang Yong Chol và hai con trai của ông này.

Theo nguồn tin thông thạo tình hình Triều Tiên được hãng Yonhap dẫn lời, tất cả những nhân vật nói trên đều đã bị triệu tập về Bình Nhưỡng hồi đầu tháng 12/2013 và đã bị hành quyết.

Các con trai, con gái và thậm chí là cháu 2 người anh em trai của ông Jang Song Thaek cũng đều đã bị xử tử hình, nguồn tin giấu tên của hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap khẳng định.

Hiện chưa rõ thời điểm chính xác diễn ra các vụ tử hình nói trên. Nhưng những người này được cho là đã bị hành quyết sau vụ xử tử ông Jang Song Thaek hồi giữa tháng 12 năm ngoái.

“Một số đã bị bắn bằng súng ngắn ngay trước sự chứng kiến của những người khác nếu như họ kháng cự khi đang bị lôi ra khỏi ngôi nhà của mình”, một nguồn tin của Yonhap cho hay.

Những người có quan hệ hôn nhân với người thân ông Jang, chẳng hạn vợ Đại sứ Triều Tiên ở Malaysia, được miễn tội chết nhưng cũng phải chuyển tới sống ở những ngôi làng hẻo lánh.

Vũ Tuân – (Cựu) Trí thức Miền Nam

Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)

Nhẫn nại đọc hết điếu văn của ông Huỳnh Tấn Mẫm tiễn đưa ông Lê Hiếu Đằng mà chua chát…

Công tâm mà nói sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng là một tổn thất cho trào lưu “thoát cộng” trong lúc này. Ông Đằng đã có những phát biểu khá mâu thuẫn nhưng dù sao cũng khẳng định được “CNCS chỉ là ảo tưởng”. Chính vì sự khẳng định (cuối đời) đó mà nhân cách của ông cũng đã được khẳng định. Tự tâm cang, tôi kính quý ông nên tôi khóc thương ông cũng là điều dễ hiểu.

Thế nhưng trong điếu văn đưa tiễn ông lại chối bỏ cái phần nhận định quan trọng nhất, làm ông trăn trở nhất: “CNCS chỉ là ảo tưởng!!!”. Có thể nhiều người cho rằng vì quá “nhạy cảm” nên tránh nhắc đến tâm tư quan trọng bậc nhất (về cuối đời) của ông. Những người nào nghĩ vậy thì xin hãy nhớ lại hành động quấy phá của bọn thừa sai qua mấy ngày tang lễ vừa rồi, để mà từ đó phải mạnh dạn chỉ thẳng vào mặt cái tà quyền CS này mà nói rằng chế độ CS quả là thối nát như chính ông Lê Hiếu Đằng đã xiả thẳng mặt mà nói.

Điếu văn có đoạn “…sau 1954: do không thống nhất được trong hoà bình, những xung đột tiềm ẩn nội tại đã bùng lên với sự can thiệp trực tiếp của chính quyền Mỹ bấy giờ, cuối cùng phát triển thành một cuộc đối đầu quân sự vô cùng tàn khốc, có nguy cơ đẩy cả dân tộc vào một thảm hoạ huỷ diệt chưa từng có. Sự chọn lựa chính trị của Anh đã phát sinh từ tình thế đó và thường được giải thích như một thức tỉnh mang tính truyền thống của những thanh niên trí thức trước họa ngoại xâm. Nhưng như tất cả chúng ta đều biết: sự chọn lựa của Anh không dừng lại ở tình tự yêu nước tự nhiên đó mà lại được bồi đắp cho mạnh mẽ hơn bằng một niềm tin mới mẻ, hấp dẫn hơn nhiều lần: đó là niềm tin vào một thứ chủ nghĩa cộng sản nào đó mà Anh tin rằng sau này khi nước nhà đã độc lập trong thống nhất, hoà bình, nếu đem ra áp dụng, chúng ta sẽ kiến tạo nên được một xã hội tốt đẹp bội phần. Anh đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vì niềm tin ấy, sống chết với Đảng Cộng sản suốt 45 năm kể từ ngay Anh gia nhập cũng vì niềm tin ấy.”.

Bài điếu văn của ông Mẫm gửi đến nhân dân Việt Nam hay chỉ để dành riêng cho một con số hữu hạn trí thức nào đó hả ông? Người dân (không trí thức) như chúng tôi rất muốn nghe những lời ngắn gọn xúc tích của ông Đằng rằng “CNCS chỉ là ảo tưởng” và ông thực sự hối lỗi khi đã trao duyên nhầm tướng cướp, ông Mẫm ạ. Và trong giai đoạn này thì những câu nói xác quyết như trên lại càng nên được tái khẳng định từ miệng của những (cựu) trí thức miền Nam như ông Mẫm để người dân đã hiểu sự thật càng phấn chấn hơn và những người dân nào chưa hiểu sự thật (bị CS lừa mị) thi phải bừng tỉnh ra. Khôi nguyên Netizen 2013 Huỳnh Ngọc Chênh đã được trực tiếp tiếp xúc với nhiều cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng đã thấy rõ sự phấn chấn từ ngay chính những người trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của cái chế độ CS phi nhân này và ông cũng đưa ra nhận định rằng chỉ có loại trừ chế độ CS thì dân tộc Việt Nam mới có cơ hội hòa giải thực sự. Đó là một tiền đề ông Mẫm ạ.

Việc những người như ông Mẫm chưa đủ dũng khí để xé toạc cái CNCS vẫn đang bao trùm họ mà chỉ là mới rụt rè nhìn qua khe hở (mà bức tranh tôi vẽ ông Đằng chỉ là biểu tượng cho (cựu) trí thức miền Nam chứ không có ý nói ông Đằng rụt rè) nói lên một điều rằng họ, những (cựu) trí thức ấy, vẫn tiếp tục ngụy biện, bao che cho một quá khứ sai lầm của mình. Họ vẫn cho rằng chỉ bởi vì những tay lãnh đạo ngày nay “phản bội” lại con đường “bác” đã chọn. Họ chưa chịu chấp nhận cái quá khứ nô lệ vào CNCS mà vẫn tiếp tục bao biện cho nó. Hãy can đảm xé bỏ cái thẻ đảng viên CS đó như ông Đằng đi nhé các ông mang danh “trí thức”.

Cái tồi của đa phần (cựu) trí thức miền Nam là vậy, rất sĩ diện hão và luôn tìm cách ngụy biện cho những sai lầm của mình. Và khi họ lúng túng, họ sẳn sàng nhét chữ vào mồm cả người vừa mất để trốn tránh sự thật là họ hèn.

Ông Huỳnh Tấn Mẫm, hãy chứng mình về ông đi. Tôi thách ông đấy.

Những ngày chờ Xuân Tự Do Giáp Ngọ.

Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)

Trần Bảo Lộc – Bất bạo động, một phong cách sống của người dân chủ

 

“…Như vậy con đường đi đến bất bạo động là con đường đòi hỏi một sthay đổi cá nhân sâu rộng, một sự hoà giải với chính mình và với những người khác trong đó người ta học cách đối xử với những người khác như người ta muốn được đối xử với chính mình…”

Trước câu hỏi bất bạo động là gì, hình như chúng ta đã có sẵn câu lời: đó là một phương pháp thay thế để giải quyết mâu thuẫn. Cùng với câu trả lời này là những hình ảnh đập vào mắt của các cuộc biểu tình bất bạo động đông người, những cuộc đình công, những cuộc biểu tình ngồi, đã làm cho nhiều người biết đến bất bạo động. Nhưng bất bạo động không phải chỉ có như vậy. Mà nó còn là một khung mẫu, một viễn ảnh thế giới trong đó có một lối sống riêng, một tinh thần riêng và một chiến lược riêng để sống với nhau và với chính mình. Tóm lại đó là một

phong cách sống được thể hiện một cách lí tưởng trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Nói là lí tưởng vì vẫn còn nhiều người chưa thật sự tin tưởng vào bất bạo động. Họ nói đến bất bạo động chỉ là đầu môi chót lưỡi có lẽ vì tính thời thượng của nó mà không thấy được những điều quý giá ẩn chứa bên trong.1522777_721942224482555_148369913_o.jpg

Vậy bất bạo động thực sự là gì?

Trong cuộc khủng hoảng chung mà con người đang phải gánh chịu thì bất bạo động không phải chỉ là một phương pháp thay thế mà còn là một sự cần thiết. Không có con đường nào khác để bảo đảm sự sống còn và phát triển của loài người và để có một thế giới không có chiến tranh ngoài con đường bất bạo động. Bởi vì bất bạo động chứa đựng những giá trị nhân văn mà nếu được áp dụng nghiêm chỉnh thì thế giới có hoà bình. Đó là: con người là giá trị và mối quan tâm chính; khẳng định sự bình đẳng của mọi người; thừa nhận sự khác biệt của con người và văn hoá; tránh thái độ coi những kiến thức mình có như là chân lí tuyệt đối; khẳng định sự tự do tư tưởng và niềm tin; bác bỏ mọi hình thức bạo động và kì thị; coi trao đổi, thảo luận, đối thoại và hợp tác xây dựng là nền tảng cho mọi sinh hoạt.

Bất bạo động dựa vào – theo M. K. Gandhi (1969-1948), ngưởi đặt nền móng cho bất bạo động – ba nguyên tắc nền tảng mà ýđịnh (cả ý định sâu thẳm nhất) và hành động của ta, trực tiếp hay gián tiếp đều đi theo và dựa trên: Một là “sức mạnh chân lý (Satyagraha)”: đó là sức mạnh làm nảy sinh mọi sự sống còn được gọi là sức mạnh linh hồn, sức mạnh của mình, sức mạnh của tình yêu. Hai là “không làm đau/không gây hại (ahimsa)”: đó là thoát khỏi ý muốn làm tổn thương hoặc thiệt hại đối với chính mình, những người khác, hay môi trường xung quanh, dù ở bất kì mức độ nào. Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra thương tích hoặc thiệt hại nghiêm trọng cũng phải ăn năn hối tiếc và không được cổ võ. Ba là “hạnh phúc của mỗi người (Sarvodaya)”: đó là những nỗ lực liên tục và chân thành để thúc đẩy “phúc lợi của tất cả mọi người.” Ba khía cạnh này tạo thành một “bộ ba”: yêu chân lí Satyagraha (nguyên tắc) = không làm tổn thương/không làm thiệt hại ahimsa (phương tiện) = phúc lợi của tất cả mọi người Sarvodaya (mục tiêu).

Như vậy con đường đi đến bất bạo động là con đường đòi hỏi một sự thay đổi cá nhân sâu rộng, một sự hoà giải với chính mình và với những người khác trong đó người ta học cách đối xử với những người khác như người ta muốn được đối xử với chính mình. Ở mức độ xã hội bất bạo động hàm chứa một cuộc tìm kiếm những phương tiện mới đầy tính sáng tạo để giải quyết những mâu thuẫn với mục đích loại trừ hoàn toàn bạo động ở mọi hình thái.

Có khá nhiều người không ý thức được rằng bất bạo động được áp dụng để theo đuổi sự công bằng xã hội có cái gì đó khác với sự thần phục hay sự tự thoả mãn. Nó là một hình thức tranh đấu.

Hình thức tranh đấu này đã có hiệu quả ở các nước có dân chủ và tự do báo chí. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở các nước độc tài thì nó không có hiệu quả. Những cuộc tranh đấu bất bạo động trong những năm vừa qua ở các nước độc tài cộng sản như ở Ba lan và độc tài quân phiệt như ở Burma cho thấy bất bạo động cũng có thể thành công ở cả các nước độc tài.

Cũng có khá nhiều người nghĩ rằng bất bạo động chỉ thành công khi cả hai phía cùng sẳn sàng hợp tác. Điều đó hoàn toàn không đúng và phản ảnh một sự hiểu lầm đang thịnh hành về những nguyên tắc của bất bạo động mà các nhà tranh đấu bất bạo động như Adin Ballou, Henry David Thoreau, Mahatma Gandhi và Martin Luther King đã vạch ra.

Bất bạo động có luôn luôn thành công không? Không, nhưng bạo lực hay quân lực cũng không luôn luôn thành công. Bạo lực hay quân lực có thể thành công trong việc bắt ép phải thay đổi, nhưng nó không đem đến hoà giải và luôn chứa sẵn mầm mống của xung đột bạo lực.

Có những nguy hiểm cho bản thân khi tranh đấu bất bạo động? Chắc chắn là có. Những nguy hiểm ấy rất lớn và có thể đưa đến cái chết. Nhưng sự liên đới và sự hi sinh, cần cho việc chấp nhận nguy hiểm và chịu đựng những lời nói nặng gặp phải, khi tranh đấu bất bạo động, sẽ làm cho cả tính cách lẫn tinh thần lớn mạnh hơn. Không có việc gì muốn thành công mà không phải trả một giá nào đó. Nhất là việc đòi hỏi tự do dân chủ và công bằng xã hội thì giá phải trả lại càng cao hơn. Ngày nay nhiều người nhất là giới trẻ tự thoả mãn với những gì đang có. Họ không dám trở thành những Mandela mới để đưa đất nước tới tự do dân chủ và công bằng xã hội như Mandela đã làm. Trong phiên toà xét xử ông và các đồng chí năm 1964, Mandela đã nói: “Tôi đã dâng hiến cuộc đời của tôi cho việc tranh đấu cho nhân dân Phi châu. Tôi đã chiến đấu chống sự thống trị của da trắng và tôi đã chiến đấu chống sự thống trị của da đen. Tôi đã ấp ủ lí tưởng một xã hội dân chủ và tự do trong đó mọi người sống hài hoà và có những cơ hội giống nhau. Đó là lí tưởng mà vì nó tôi hi vọng sống nhưng nếu cần thì đó cũng là lí tưởng mà vì nó tôi sẵn sàng chết”. Câu nói này của ông trong phiên toà đáng để cho những người tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ và công bằng xã hội phải suy nghĩ. Tại sao một người, có thời gian coi việc tranh đấu bất bạo động là vô ích, đã thành lập một chi nhánh sử dụng bạo lực lại thay đổi trở thành hoàn toàn tin tưởng vào bất bạo động và đã dám sống vì lí tưởng như lời ông đã nói. Đó là vì bất bạo động đã trở thành một phong cách sống của ông. Ông tin tưởng cái tốt vẫn tồn tại trong các kẻ thù dù tàn ác nhất của ông. Ông luôn sẵn sàng gặp gỡ và hoà giải với các kẻ thù của ông dù đã có lúc họ hãm hại ông.

Nhưng làm thế nào để bất bạo động trở thành một phong cách sống?

1-Thừa nhận mặt yếu kém mờ tối của mình

Bất bạo động như là phương pháp hay kĩ thuật có tham vọng đạt mục đích mà không gây thiệt hại về thể xác, tinh thần và vật chất. Có nghĩa là không làm tổn thương con người. Dù vậy nhưng vẫn còn khá nhiều mặt phải nói là tiêu cực. Chúng ta tạm giới hạn ở măt tinh thần. Chúng ta những công dân lịch lãm không được phép gây thương tích thể xác hay giết ai nhưng chúng ta thường làm tổn thương người khác về mặt tinh thần.

Thí dụ những người quen hoặc những người khác tôn giáo, khác màu da, khác chính kiến v.v. ngấm ngầm bị xua đuổi, bị vu cáo, bị hạ nhục, bị bắt thần phục, bị đối xử tàn tệ, bị phủ nhận và bị cô lập hoặc công khai bị khiêu khích, bị trêu chọc, bị bôi đen hay bị biến thành ác quỷ.

Và có biết bao lần chúng ta đã không tự trách mình hay ngồi tự chửi mình vì đã làm một cái gì sai dưới cái nhìn của chúng ta. Tất cả các hình thức bạo động tinh thần, cả đối với chính chúng ta, kín đáo hay không, ý thức hay không và cả những khía cạnh yếu kém mờ tối khác đều cần phải đem ra xem xét kĩ lưỡng. Carl Jung đã nói về vấn đề này như sau: “Người nhìn bên ngoài là người mơ ngủ, ngưới nhìn bên trong là người thức tỉnh. Người ta không sáng vì được đặt bên các tấm hình của ánh sáng mà do ý thức được sự tối tăm của chính mình”.

Cả những người yêu hoà bình cũng có những mặt yếu kém mờ tối của mình. Điều đó không có nghĩa vì vậy họ phải tự kết án họ mà trái lại vì việc yêu bản thân và giá trị bản thân rất quan trọng mà không nên tự kết án mình. Nhưng dù vậy, việc ý thức những mặt yếu kém mờ tối của mình vẫn thật cần thiết. Đó là vì niềm tin của chúng ta mà cũng vì lòng tự hào cần cho bất bạo động và công tác hoà bình. Nhưng đặc biệt vì việc phủ nhận và việc xua đuổi những mặt yếu kém mờ tối sẽ đưa đến việc tự vẽ ra và tìm một con dê tế thần. Thừa nhận những mặt yếu kém mờ tối thường hữu ích cho việc hàn gắn và chữa trị. Nếu ta không thừa nhận những mặt yếu kém mờ tối bao gồm cả việc bạo lực trong chính bản thân thì làm sao ta có thể quan tâm tới việc truyền bá hoà bình.

2- Sống hoà bình

Những người yêu hoà bình dĩ nhiên có thể ghi nhớ rất kĩ những điểm tích cực của bất bạo động như: bất bạo động không phải là việc chữa trị triệu chứng mà là một sự vượt thoát khỏi bạo động; đó là một cuộc chiến đấu với cái nhìn cởi mở; nhưng ta không thể áp đặt cái tốt bằng bạo lực; đó là cuộc chiến đấu không đem đến sự đau khổ cho người khác và trong trường hợp bất khả kháng thì sẵn sàng nhận phần đau khổ về mình; bất bạo động chủ trương đi tìm cái tốt ở trong người khác; và vì vậy từ thù hận hay kẻ thù là những từ cấm kị; trong cuộc tranh đấu bất bạo động phương tiện cũng quan trọng như mục đích vì vậy không thể sử dụng phương tiện đi ngược với mục đích, điều đó giúp tránh rơi vào vòng xoáy của bạo động; và luôn luôn sử dụng sự sáng suốt với đối thủ; nhờ đó có thể phân biệt được con người và công việc.

Nhưng nếu người ta không có được sự bình yên trong nội tâm liệu người ta có thể thực hiện được những điểm mạnh của bất bạo động như ghi ở trên? Nếu chúng ta không sẵn sàng sống hoà bình với nhau liệu chúng ta có thể sống hoà bình với người khác và để cho mọi người được sống hoà bình? Bởi vậy trước hết cần thể hiện sự hoà bình nơi chính chúng ta để chúng ta có thể nói được như Gandhi: “Tôi đã làm cho các kẻ thù trở thành bạn”. Và sau đó ông đã nói tiếp: “Thành công lớn nhất của tôi là người Anh đã rời Ấn độ như những người bạn”. Điều đó cho thấy ông coi việc biến kẻ thù thành bạn là thành công lớn nhất của ông. Chính sách tha thứ và hoà giải của Nelson Mandela và Desmond Tutu cũng nhằm mục đích này. Một chính sách bất bạo động có thể làm cho các nhà độc tài đang bị lung lay như Mugabe sẵn sàng tự nguyên sống lưu vong và sau đó là áp dụng việc ân xá có điều kiện sẽ giúp ngăn ngừa những đau khổ và đổ máu tiếp theo. Nhưng điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết tự thắng chính chúng ta. Bởi vì trong thâm tâm chúng ta luôn có khuynh hướng muốn báo thù để rửa nhục.

3- Tự thay đổi mình

Có ba nhà lãnh đạo tinh thần lớn: Gandhi, Mandela và Tutu đã ý thức được rằng những thành tố nội tâm rất quan trọng đối với bất bạo động. Các ông cũng ý thức được là bạo lực khiêu khích các mặt yếu kém mờ tối và làm cho chúng xuất hiện khiến chúng ta rơi vào tình trạng đánh và đánh trả. Các ông còn ý thức là sự sợ hãi, một yếu tố làm tê liệt nếu không muốn nói là làm chết người, là nguồn gốc chính của bạo lực. Sự sợ hãi làm cho chúng ta nhỏ lại hoặc làm chúng ta không dám tiếp nhận những cái mới với tất cả các hậu quả của nó. Đang khi sự tự tin và sức mạnh nội tâm rất quan trọng cho cuộc sống. Theo Inayat Khan thì: “chiến đấu với người khác đưa đến chiến tranh và vật lộn với bản thân đưa đến hoà bình”.

Gandhi đã biết: để thay đổi những người khác thì việc đầu tiên là phải tự thay đổi chính mình trước. Ông nói ông đã có kinh nghiệm về điều đó trong công việc tranh đấu cho hoà bình và cả trong sự liên hệ với vợ ông. Đã có lần ông nói: “Bất bạo động thì nhẹ nhàng, nó không làm tổn thương, nó không phải là kết quả của sự giận dữ hay ác ý, nó không bao giờ cố chấp, không bao giờ mất kiên nhẫn, không bao giờ la hét và luôn chống lại sự ép buộc”. Ông còn nói thêm: “Và tôi không chờ tới khi cả dân tộc sẽ thay đổi, nhưng vì không có con đường nào khác tôi phải tự bắt đầu từ chính mình”. Như vậy có nghĩa là phải sống làm gương trước. Có những người cho rằng công việc hoà bình sẽ đi đến thất bại nếu người ta không thấy rằng “một mâu thuẫn tôi gặp ở ngoài đời chỉ là biểu hiện của mâu thuẫn đang xẩy ra trong chính tôi”. Hoặc còn mạnh hơn họ cho rằng chính chúng ta đã kích động bạo lực vì thế giới nằm trong chính chúng ta, tóm lại bạo lực là biểu hiện của những gì có trong chúng ta. Như vậy việc đấu tranh cho hoà bình trên thế giới và việc phục hồi lại những tàn phá trong thiên nhiên chỉ có kết quả nếu ta giải quyết có hệ thống những mâu thuẫn ẩn dấu trong chính chúng ta. Để suy nghĩ, cũng nên ít dùng những từ thuộc ý thức nhị nguyên, mà theo định nghĩa, hầu như dễ gây tổn thương chẳng hạn như các từ tốt và xấu, phê phán và kết án. Tóm lại: chúng ta không cần dừng lại ở câu hỏi: có phải, để giải quyết vấn đề riêng của chúng ta, chúng ta không cần cố gắng thay đổi môi trường sống của chúng ta? Bởi vì thực tế cho thấy là không biết chấp nhận mình thì không có hoà bình vì ta sẽ cùng với người khác giết chính ta. Và hoà bình mà bị áp đặt thì không có hoà bình. Thực tế này lột trần những dự tính của chúng ta đối với những người khác. Một điều mà chúng ta vẫn còn làm, có thể là do mặc cảm từ trong vô thức là có lỗi với những người khác hoặc vì sợ hãi hoặc do những chấn thương chưa lành. Dầu vậy chúng ta vẫn muốn có một thế giới không còn sợ hãi, một thế giới của những người nối nhịp cầu và của những người hoà giải. Chúng ta có thể có một thế giới như vậy nếu chúng ta nhận ra được là chúng ta không có lỗi và chúng ta sợ hãi vì chúng ta để mình quá bị lệ thuộc vào người khác hoặc chúng ta đã đồng nhất chúng ta một cách không đúng với vị thế, vai trò hay sự tự đánh giá mình, không muốn sống bằng trực giác hoặc sống với cảm nhận phân cách thay vì ý thức thống nhất.

4- Sự thống nhất bên trong cần thiết

Ý thức thống nhất có nghĩa là tất cả đều ràng buộc với nhau và có sự thống nhất bên trong cần thiết. Đó cũng vì chúng ta, dù ý thức hay không, đều là những sinh vật tinh thần. Do đó chúng ta không sống trong vũ trụ mà chúng ta là vũ trụ.

Bất bạo động là một trải nghiệm của ý thức thống nhất ấy, là sống trong liên kết, là sống bằng trái tim. Do đó trong đầu ta sẽ không có ý nghĩ giết hại bất kì ai. Có phải chúng ta đã làm cho chúng ta sợ hãi nhau nhiều thế kỉ vì ý thức nhị nguyên, một ý thức gây ra cho chúng ta cảm giác phân cách, thiếu sót và cô độc? Gandhi đã đạt được thành công bởi vì ông hành động hoàn toàn theo ý thức nhất nguyên. Một ý thức đòi hỏi ông nhiều thời gian thinh lặng để chiêm nghiệm các quy luật của vũ trụ và lắng nghe tiếng nói của nội tâm.

Ngày nay người ta đã thấy được là tinh thần có một sức mạnh khủng khiếp. Nó đưa đến tự do, tự chủ, xác thực và cá tính. Nhờ tinh thần người ta có thể sử dụng được luật của lực lôi kéo trong vũ trụ. Đó là luật lôi kéo những cái giống nhau vào với nhau. Luật này gồm lực khẳng định và lực hình dung. Thông qua ý thức ta tạo ra cái sẽ xảy ra và với sự trợ giúp của vô thức ta sẽ đạt được kết quả. Liên tục nghĩ, nói và hành động về điều ta mong muốn xảy ra sẽ có tác động đến luật lôi kéo trong vũ trụ. Hãy luôn nói và nghĩ tích cực không nghi ngờ.

Gandhi là người đi đầu về loại suy nghĩ này. Ông nói: “Nếu một người đánh thức được tinh thần thì có thể nâng trái đất lên một chút”. Ông chú ý đặc biệt tới cá nhân và sức mạnh nội tâm và ông cũng thường quan tâm tới khả năng làm những cái không có thể. Ông nói: “Nếu người ta để cho ý thức nhất nguyên hướng dẫn thì người ta sẽ không bị cản trở vì sự sợ hãi. Tại sao người ta lại phải sợ những người mà người ta thực sự liên kết với nhau thông qua cái ngã đích thực (chân ngã hay còn gọi là cái ngã tối cao?”.

Truyền thông bất bạo động với ngôn ngữ hoà giải

Truyền thông bất bạo động đòi hỏi ngôn ngữ hoà giải và một thái độ thân thiện. Có hai loại ngôn ngữ thường được sử dụng: ngôn ngữ gây hấn (ngôn ngữ chó sói) và ngôn ngữ hoà giải (ngôn ngữ hươu cao cổ). Ngôn ngữ gây hấn là ngôn ngữ xét xử, coi thường, buộc tội, đổ lỗi v.v. đang khi ngôn ngữ hoà giải là ngôn ngữ của trái tim, của lòng từ bi và an lạc. Gandhi cho thấy là việc sử dụng ngôn ngữ gây hấn thay vì ngôn ngữ hoà giải và coi thường người khác chỉ đưa đến thù hận và coi thường người khác tức là ta tự coi thường mình.

Việc sự dụng ngôn ngữ gây hấn cũng là một hình thức bạo lực: bạo lực bằng lời nói.

Sức mạnh nội tâm

Các cái ngã của con người trên nguyên tắc đều bình đẳng. Chúng ta cần thay đổi chúng ta bằng cách đem cái ngã riêng tiếp xúc với cái ngã tối cao và nhờ đó một tiến trình tự tha thứ có thể diễn ra. Điều đó gọi là sự phát triển tinh thần, sống từ nội tâm. Hơn thế nữa đó còn là một tiện ích dành cho con người. Nó có liên hệ với nhận thức về thế giới. Ta có thể nói: “Để hoà bình nội tâm có tác động với chính tôi, tôi không cần làm gì bởi vì tôi cần hoà bình mà cũng bởi vì hoà bình cần thiết. Và bởi vì tôi cũng biết rằng tôi muốn người khác được hoà bình như tôi. Nhưng trước hết tôi phải cho tôi sự hoà bình và an lạc. Tôi thực hiện sự an lạc và hoà bình trong chính con người tôi và sau đó tôi phân phối cho những người khác”.

Sức mạnh nội tâm là một sức mạnh khủng khiếp, có lẽ là sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Vì nhờ nó ta sống với lí tưởng cao đẹp và vì nó ta không hướng tới sự cô đơn, sợ hãi, cạnh tranh, báo thù, dùng người dựa trên sự thiếu hụt và lợi ích riêng, mà không trên sự bình đẳng, sự liên kết, sự từ bi, sự tự do, cho và nghĩ trên sự phong phú. Martin Luther King cũng là một nhà tinh thần vĩ đại đã nói về sức mạnh này như sau: “Điểm yếu của bạo lực là vòng xoắn đi xuống và kích thích những cái mà ta muốn huỷ diệt. Với bạo lực ta có thể giết được người ta thù hận nhưng không giết được sự thù hận. Với bạo lực ta chỉ làm cho sự thù hận càng nhiều hơn. Với bất bạo động chúng ta có sức mạnh lớn hơn là bom nguyên tử. Bởi vì một trái bom chỉ có thể huỷ diệt nhưng bất bạo động có thể thay đổi được trái tim”. Sự lan toả sẽ rất lớn nếu ta phát triển ý thức ấy, sức mạnh yêu thương ấy.

Lịch sử thế giới những năm gần đây cho thấy: đối với các chế độ độc tài cá nhân hay quân phiệt tranh đấu bạo động và tranh đấu bất bạo động đều có thể làm thay đổi các chế độ này. Nhưng tranh đấu bất bạo động ít gây tàn phá và đau thương hận thù hơn. Còn đối với các chế độ độc tài đảng trị như độc tài cộng sản thì tranh đấu bạo động thường không đem đến kết quả vì đảng cộng sản là chuyên viên về bạo động. Ta lấy sở trường của họ để đánh họ thì chắc chắn sẽ thua. Trái lại tranh đấu bất bạo động luôn đưa độc tài đảng trị vào thế khó xử và nhờ đó ta mới có cơ hội thành công. Bằng chứng là Ba Lan và các nước Đông Âu. Điều đó minh chứng tranh đấu bất bạo động luôn đưa đến thành công dù với bất kì chế độ nào. Các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt nam cần xác tín điều này để có thể loại bỏ khuynh hướng thích sử dụng bạo lực. Nhưng để có thể thực hiện việc tranh đấu bất bạo động thành công đòi hỏi các người tranh đấu cho dân chủ phải biết biến bất bạo động thành một phong cách sống đồng thời phải có quyết tâm và kiên trì cũng như cố gắng học hỏi về bất bạo động.

Trần Bảo Lộc
(Lâm Đồng 23/01/2014, ngày Táo quân)

Lượm lặt tin 25-1-14

Kéo đổ tượng Lenin không thành ở Hà Nội

Một nhóm học người tự nhận là học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam cho hay đã tìm cách kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa mang tên ông trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, nhưng không thành.

19 giờ tối giờ Việt Nam ngày 24/1 BBC tiếng Việt đã liên lạc với công an Phường Điện Biên đề nghị xác nhận sự việc này.

Tuy nhiên bộ phận thường trực của công an phường sau khi vấn ý cấp trên đã không khẳng định và cũng không bác bỏ tin này và nói chỉ có thể trả lời bằng công văn.

Trước đó trong ngày 24/1, ông Nguyễn Doãn Kiên, một người tự nhận là đã trực tiếp tham gia vào vụ việc này nói với BBC tiếng Việt rằng sự việc diễn ra lúc 3h30 sáng 23/1 và nhóm ông gồm có 4 người.

“Khi chúng tôi trèo lên tận nơi để thực hiện thao tác quàng dây cáp qua cổ bức tượng thì phát hiện ra là nó được lắp ốc vít bên dưới,” ông nói.

“Dây cáp của bọn tôi không đủ lực để kéo đổ bức tượng nên trong lúc kéo thì xảy ra sự cố khiến dây bị đứt nên bức tượng vẫn chưa đổ.”

Khi được hỏi về động cơ khiến nhóm của ông quyết định đi đến hành động nói trên, ông Kiên nói:

“Thực ra việc kéo đổ tượng Lenin đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới rồi.”

“Cộng sản Việt Nam chỉ là một cái vòi bạch tuộc của Cộng sản Trung Quốc, mà Trung Cộng đã bức hại Pháp Luân Công bao năm nay rồi.”

“Bản chất cộng sản không thể cải biến được, mà chỉ có thể đào thải thôi.”

Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân Công tại đây những năm qua đều bị giải tán.

Hồi tháng 9 năm ngoái, sáu học viên Pháp Luân Công từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng bị câu lưu nhiều ngày trước khi được trả về nước.

Tiếng nói công khai

Cộng đồng học viên Pháp Luân Công Việt Nam không bao giờ ủng hộ hành vi này. Những người này mượn danh Pháp Luân Công để làm cái gọi là chính trị

Độc giả facebook.com/bbcvietnamese

Sau sự việc hôm 23/1, ông Kiên đã đăng tải danh tính của cả bốn người trong nhóm của mình lên mạng và công khai thừa nhận rằng chính nhóm của ông đứng đằng sau vụ việc.

Giải thích với BBC về điều này, ông Kiên nói: “Lenin là một nhà độc tài nên việc hạ đổ tượng ông ta là việc quá chân chính, quá đúng”

“Công khai danh tính và nói rõ ý tưởng của mình là một việc đúng đắn nên chúng tôi không có gì phải lo lắng.”

“Việc vạch trần bản chất của cộng sản thì thế giới họ đã làm từ lâu rồi, nhưng ở Việt Nam không ai dám nói ra.”

“Phải đứng ra mà nói, dùng tên thật mà nói, mới có hiệu quả. Chứ người ta chỉ chửi đổng trên mạng như thế, không nói danh tính ra thì cũng không đáng tin lắm.”

Một người lấy tên là Nguyễn Doãn Kiên hôm 22/01/2014 đưa một video clip lên Bấm youtube về ý định giật đổ tượng Lenin, tức là trước hôm được mô tả là thực hiện hành động này một ngày.

Trang facebook của BBC nhận được nhiều ý kiến của độc giả về tin giật tượng nhưng không đổ này.

Một người nhận xét “Đây thực sự là một nhóm tà ngộ dùng Pháp Luân Công để phục vụ cho mưu toan chính trị. Cộng đồng học viên Pháp Luân Công Việt Nam không bao giờ ủng hộ hành vi này. Những người này mượn danh Pháp Luân Công để làm cái gọi là chính trị.”

Một người khác viết “Cái gì lỗi thời thì nên kéo đổ, Lê Nin cùng với chủ nghĩa Mác Lê suy cùng là cội nguồn biết bao bi thương cho dân tộc Việt Nam”.

Những năm gần đây, viêc dỡ bỏ tượng Lenin đã xảy ra ở nhiều quốc gia muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ cộng sản.

Mới đây nhất, hồi 8/12 năm ngoái, những người biểu tình đã kéo đổ tượng Lenin ở trung tâm thủ đô Kiev, Ukraine, để phản đối ảnh hưởng của Nga tại nước này.

Bức tượng sau đó bị đập phá bằng búa tạ và những mảnh vỡ đã trở thành món hàng được ưa chuộng trên những trang bán đấu giá.

Tượng Lenin tại thủ đô Kiev, Ukraine, bị người biểu tình kéo đổ và đập vỡ

Cuối năm 2012, Mông Cổ cũng cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator.

Thị trưởng Ulan-Bator, ông Bat-Uul Erdene, lúc đó đã gọi Lenin và những người cộng sản là “lũ sát nhân”.

Tại Việt Nam, một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về việc tượng Lenin bị đập vỡ trong cuộc biểu tình ở Ukraine.

Nguồn tin trong ngành lúc đó cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận ‘chỉ đạo miệng’ từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về “lật đổ tượng Lenin”.

Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.

Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã “nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật” các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này

—————————————

Năm 2014, thế giới bùng nổ triệu phú

Lượng người giàu sẽ tăng mạnh nhất tại các quốc gia mới nổi.

Theo dự đoán, Mỹ sẽ là quốc gia có số triệu phú tăng nhiều nhất, với 9,5%

Theo một nghiên cứu của hãng WealthInsight (trụ sở chính ở Anh), số lượng triệu phú trên thế giới sẽ bùng nổ trong năm 2014, một phần nhờ chính sách bơm tiền ồ ạt để kích thích kinh tế và sự nhảy vọt của thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…Tại Mỹ, số triệu phú sẽ tăng 9,5% với 496.000 người (trên tổng số 5,231 triệu phú tính đến tháng 12/2013), nghĩa là mỗi ngày Mỹ có thêm 1.360 triệu phú.

Sau Mỹ là Anh với 44.500 người giàu mới (tăng 6,6%), Canada với 18.990 người (tăng 4,5%), Đức với 51.720 người (tăng 3,9%), Nhật Bản với 45.510 người (tăng 2,1%), Pháp với 11.100 người (tăng 2%)…

Lượng người giàu sẽ tăng mạnh nhất tại các quốc gia mới nổi, cụ thể số này tăng nhanh ở các nước thuộc khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), bất chấp kinh tế Brazil và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Ấn Độ sẽ có thêm 42.920 triệu phú (tăng 17,1%), Brazil 17.290 (tăng 8,9%), Trung Quốc 101.100 (tăng 7,9%)… Đến cuối năm 2013, Trung Quốc có tổng cộng 1,2 triệu triệu phú. Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc mới nổi với 300.000 triệu phú ước tính đến cuối năm 2014, vượt qua Ý và gần bắt kịp Canada.

Năm 2014 cũng sẽ chứng kiến số lượng người giàu tăng mạnh ở các nước thuộc khối MINT (Mexico, Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ). Số triệu phú ở Indonesia (tính đến cuối năm ngoái là 37.000) sẽ tăng 22,6% nhờ gần gũi kinh tế và là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho Trung Quốc.

Chuyên gia của WealthInsight nhận định, giới nhà giàu Trung Quốc coi Indonesia là địa điểm lý tưởng để đầu tư.

———————————-

Đường hoa phố nhà giàu Sài Gòn hút giới trẻ

Trong những ngày giáp Tết, giới trẻ Sài thành đã diện áo dài, khăn xếp đổ về khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng – nơi được mệnh danh là phố nhà giàu để chụp ảnh.

đường hoa, Sài Gòn
Dù chưa chính thức khai trương nhưng đường hoa dài 700m ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng vẫn nhộn nhịp, bởi giới trẻ nhanh chân đến tham quan, chụp hình.
đường hoa, Sài Gòn
Nằm ở phố nhà giàu, giữa những tòa nhà hiện đại, cảnh quan của đường hoa lại được trang trí với chủ đề hương đồng gió nội, mang đậm chất dân dã của làng quê với những tiểu cảnh ao sen, rừng đước, bến nước, ruộng đồng…
đường hoa, Sài Gòn
Nơi diễn ra đường hoa là phố đi bộ quanh hồ Bán Nguyệt, một địa điểm vui chơi đã quá quen thuộc với giới trẻ Sài Gòn.
đường hoa, Sài Gòn
Trưa 23/1, một nhóm học sinh tranh thủ giờ nghỉ đi tham quan đường hoa.
đường hoa, Sài Gòn
Đây là dịp để các tay máy trẻ chụp cho bạn bè mình những bức hình đẹp.
đường hoa, Sài Gòn
Từ những tay máy nghiệp dư chụp hình với điện thoại…
đường hoa, Sài Gòn
… đến những tay máy chuyên nghiệp với các cô gái xinh đẹp.
đường hoa, Sài Gòn
Để hợp với khung cảnh hương đồng gió nội, rất nhiều nữ sinh mặc áo dài tham quan đường hoa.
đường hoa, Sài Gòn
Một nhóm sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng diện trang phục áo dài truyền thống.
đường hoa, Sài Gòn
Teen Sài thành ngày càng hướng về những giá trị truyền thống. Rất nhiều bạn thích thú diện áo dài, khăn xếp để chụp hình.
đường hoa, Sài Gòn
Thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài mang đậm nét mùa xuân.
đường hoa, Sài Gòn
Đôi bạn trẻ người Hàn Quốc thích thú với khung cảnh bình yên, đẹp đẽ của đường hoa.
đường hoa, Sài Gòn
Đường hoa vẫn còn một vài tiểu cảnh đang được công nhân hoàn thiện và chính thức khai trương vào ngày 24/1 và kết thúc ngày 29/1.
đường hoa, Sài Gòn
Một trong những tiểu cảnh đã được hoàn tất.

Đặng Xương Hùng – Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp (ở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam)

Đặng Xương Hùng Nguyên vụ phó Bộ Ngoại giao VN, nguyên Lãnh sự VN tai Genève 2008-2012

eThông Luận

Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève – Thụy sĩ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ SỹGenève, ngày 19/1/2014,

Các bạn thân mến,

Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève – Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.

Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.

Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.

Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.

Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.

Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.

Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.

Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh.

Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.

Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.

Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Đặng Xương Hùng
Genève, Thụy Sỹ