Ông đồ 9X điển trai hút du khách tại Sài Gòn

Phố Ông đồ ở Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp. Đây là là năm thứ hai Nguyễn Khánh Quý (21 tuổi) hóa thân thành ông đồ. Với vẻ ngoài điển trai, Quý được nhiều nữ sinh xin chụp hình chung.

ông đồ, phố ông đồ
Đến hẹn lại lên, dịp Tết năm nay phố Ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (Q.1, TP.HCM) bắt đầu khai chữ từ ngày 19/1.
ông đồ, phố ông đồ
Đây là năm thứ hai Nguyễn Khánh Quý (sinh năm 1994) khăn gói từ Huế vào Sài Gòn nhập hội với các ông đồ.
ông đồ, phố ông đồ
Quý là sinh viên năm 3, khoa Mỹ thuật ứng dụng, ĐH Nghệ thuật Huế. Quý cho biết mình mê thư pháp từ lâu nhưng mới tập cầm cọ được 3 năm. Năm nay, Quý chấp nhận về quê ăn Tết trễ (mùng 2 Tết về) để được học hỏi thêm kinh nghiệm, nét chữ mới từ những tiền bối.
ông đồ, phố ông đồ
Trong số khoảng 50 ông đồ, Quý là một trong những ông đồ trẻ nhất ở đây. Quý thu hút nhiều người bởi vẻ thư sinh.
ông đồ, phố ông đồ
Vì thế nên gian hàng thư pháp của Quý có khá nhiều khách tới tham quan, nhất là các bạn nữ. Một ngày Quý bán được 2 – 3 triệu tiền thư pháp.
ông đồ, phố ông đồ
Nhiều nữ sinh “mượn” ông đồ điển trai để làm mẫu chụp hình.
ông đồ, phố ông đồ
Một số khác thì rủ Quý chụp hình chung với mình.
ông đồ, phố ông đồ
Ông đồ tạo dáng xì tin. Ngoài khả năng viết thư pháp, Quý còn vẽ được tranh thủy mặc, tranh sơn dầu, ký họa chân dung…
ông đồ, phố ông đồ
Như mọi năm, gần một nửa các ông đồ trên phố đều là các bạn trẻ dưới 30 tuổi.
ông đồ, phố ông đồ
Ông đồ Hoàng Hồng (30 tuổi) đang viết một bức liễn cho khách. Đây là năm thứ 5 Hoàng Hồng bày mực tàu giấy đỏ, cho chữ ở phố Ông đồ.
ông đồ, phố ông đồ
Nguyễn Xuân Chân Thành (sinh viên năm 1, ĐH Hutech) phụ gian hàng cho chị mình. Đây là năm thứ 3, Thành theo chị ra phố Ông đồ.
ông đồ, phố ông đồ
Một số bạn khác thì bày bán các loại tranh, cây nhựa trưng tết. Trong ảnh là gian hàng của Võ Thị Tuyết Mai (sinh viên năm 2, ĐH Hoa Sen). Tất cả sản phẩm đều do Mai và bạn làm. “Đây là lần đầu tiên mình ra phố Ông đồ, mục đích vẫn là học hỏi kinh nghiệm và bán ít nhất là huề vốn”, Mai cho biết.
ông đồ, phố ông đồ
Phố Ông đồ mở từ ngày 19 – 31/1. Những ngày đầu khá vắng khách tới mua, tham quan. Trong khi đó các các bạn trẻ chủ yếu đến để chụp hình.

(Theo Zing)

Trọn bộ 5 biệt thự, căn hộ cao cấp của nhà Dương Chí Dũng

 

 

Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, em trai Dương Tự Trọng bị bắt theo, toàn bộ việc làm ăn phi pháp của vị quan đầu ngành ngành Hàng hải dần được phơi ra ánh sáng.Bên cạnh vụ tham ô hàng triệu đô la cùng các phi vụ hối lộ, làm ăn phi pháp, dư luận cũng được chứng kiến cuộc sống sung túc, giàu có của gia đình danh giá bậc nhất Hải Phòng này.Lần lượt 6 ngôi biệt thự, căn hộ hạng sang bị đưa vào tầm ngắm của dư luận, bao gồm biệt thự của Dương Tự Trọng sống cùng bố mẹ tại Hải Phòng; căn nhà 3 tầng lầu trong con ngõ rộng rãi trên phố Nguyên Hồng (Hà Nội) của vợ chồng Dương Chí Dũng; 2 căn hộ hạng sang của bồ nhí Dương Chí Dũng tại tòa nhà có vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội Pacific và căn nhà cao tầng rộng rãi của bạn gái Dương Tự Trọng cũng tọa lạc trên một con ngõ “siêu Vip” của quận Cầu Giấy.

Trước khi bị phát hiện tham ô và phải đứng trước vành móng ngực, hàng xóm nhà Dương Chí Dũng hầu như không biết ông làm gì cụ thể, chỉ biết là một quan to.

Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nguyên cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam. Còn Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Tp.Hải Phòng. Với những chức vụ “to” như vậy, cũng không có gì khó hiểu khi gia đình Dương Chí Dũng chỉ… chọn biệt thự, nhà lầu hoặc căn hộ hạng sang cao cấp để sống.

Dưới đây là trọn bộ khối biệt thự, căn hộ hoành tráng của gia đình, anh em nhà Dương Chí Dũng:

Nhà Dương Chí Dũng trên đường Nguyên Hồng, Hà Nội


Nhà vợ chồng Dương Chí Dũng sống cùng các con gái nằm ở một con ngõ lớn, rộng rãi, yên tĩnh trên phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Căn nhà được thiết kế trang nhã, tinh tế với màu vàng nhạt dễ chịu và khá là rộng rãi nhìn từ bên ngoài.

Nhà riêng của Dương Tự Trọng tại Hải Phòng

Nhà riêng của Dương Tự Trọng nằm tại khu Phú Hải, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Tp.Hải Phòng.là một căn biệt thự khang trang và khá lớn, rộng rãi, với cánh cổng sắt có hoa văn trang trí đẹp mắt.


Ngoài cổng có tấm biển đề rõ tên bố mẹ Dương Tự Trong dưới số nhà 42: Ông Dương Khắc Thụ, bà Trần Thị Hương.

Nhà của bồ nhí Dương Chí Dũng – 2 căn hộ cao cấp

Dương Chí Dũng đã sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng cho bồ nhí, vốn là một tiếp viên nhà hàng, tên Ph.T.T 2 căn hộ chung cư: một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Mỗi căn hộ này có giá từ 4-6 tỷ đồng.

Sau này, vì là tiền tham ô nên đến khi Dương Chí Dũng bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.

Nhà bạn gái Dương Tự Trọng

Từ năm 2002, ông Trọng có quen biết với chị Hoàng Kim N. khi chị này đang là sinh viên Trường ĐH Hàng hải Hải Phòng. Hai bên đã có một quá trình đi lại với nhau và nảy sinh tình cảm. Sau khi chị Hoàng Kim N. về Hà Nội làm ăn, trú tại quận Cầu Giấy thì chị N. có thai, rồi sinh hạ 2 người con.

Để phục vụ mục đích làm giấy khai sinh cho con người phụ nữ này, vào tháng 4/2012 ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm cho mình 2 CMND mà không báo cáo lãnh đạo Công an TP Hải Phòng. Sau khi hoàn thiện hai CMND này, ông Trọng đã đưa cho chị N. để làm khai sinh cho hai người con của chị.

Nhà của chị N tại Cầu Giấy là một căn nhà nguy nga bề thế, cửa đóng then cài kỹ lưỡng. Một số người dân cho biết chị N sống khá khép kín, ít quan hệ giao tiếp với hàng xóm thân gần.

 

VN: tiền gì từ Thiên đường thuế?

British Virgin Islands, gồm hơn 40 đảo tại vùng biển Caribe với dịch vụ tài chính và kinh doanh chiếm khoảng phân nửa GDP

Một cuộc điều tra lớn trên phạm vi quốc tế thu thập được nhiều tư liệu tài chính rò rỉ cho thấy thân nhân của giới lãnh đạo Trung Quốc nắm trong tay nhiều công ty hoạt động ở các ‘thiên đường thuế’.

Tài liệu mật nằm trong 2,5 triệu files mà Liên hiệp Nhà báo Điều tra Quốc tế (Bấm ICIJ) tổng hợp được hé lộ nhiều nhân vật quyền thế trong hệ thống chính trị Trung Quốc đã lập ra các công ty và tài khoản đặt tại Cook Islands hoặc British Virgin Islands là những nơi bị coi là có điều kiện trốn thuế dễ dàng.

Cáo buộc rửa tiền của các “Thái tử Đảng” Trung Quốc, đặc biệt là ở British Virgin Islands đã đặt ra câu hỏi có hay không những quốc gia có thể chế chính trị giống Bắc Kinh theo gót chân họ.

Điểm đáng chú ‎ý là trong danh sách Bấm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) mà Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố, British Virgin Islands, nơi bị cho là điểm rửa tiền chính của Thái tử Đảng TQ, cũng chính là nơi đã đầu tư vào Việt Nam 15 tỷ USD, tính đến cuối năm 2012.

Nếu tính thêm nơi thứ hai là Cayman Island thì tổng số tiền đầu tư vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau lên tới 23 tỷ và nếu tính tất cả các hòn đảo nhỏ, lên tới 30 tỷ USD, tương đương 14% tổng FDI vào Việt Nam tính tới cuối 2012.

“Việc rửa tiền, hoặc trốn thuế ở các hòn đảo nhỏ là vấn đề nhiều nước đang gặp phải kể cả Mỹ”, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc nhận định.

Trong email gửi cho BBC, Tiến sĩ Việt mô tả về sự khác biệt của những cách mà ông gọi là “cách cò con và cách đại gia”.

Hóa đơn dịch vụ’

“Để chuyển tiền (bất chính), tiền phải bỏ vào va li xách lậu qua phi trường, hải cảng. Cách chuyển tiền này hiện nay bị theo dõi chặt chẽ hơn vì nạn rửa tiền, hoặc vì tiền có thể dùng để tài trợ khủng bố.

“Từ Việt Nam, ngoài cách xách tiền bằng vali, cách chuyển được làm phổ biến là đầu tư vào bất động sản, rồi đem bán và chuyển chính thức sang nước ngoài, khi đã định cư được một người trong gia đình ở nước ngoài. Đi du học rồi cưới người bản xứ là cách định cư người ra nước ngoài.

“Cách làm này là cách làm cò con”, ông Việt nhận định.

Tiến sĩ Việt mô tả cách làm lớn của các đại gia là mở công ty ở British Virgin Island hay Caymans Islands.

“Các đại gia sẽ không cần chuyển tiền lậu ra nước ngoài, vì có thể bị bắt, mà mở công ty. Khi công ty đã được mở ở British Virgin Island hay Caymans Island, công ty của họ chỉ cần gửi hóa đơn tính dịch vụ phí một công ty ở Việt Nam.

“Đồng tiền đen (tham nhũng) ở Việt Nam theo đó sẽ được chuyển ra ngoài một cách hợp pháp.

“Các công ty này khi có đủ tiền thì lại đầu tư lại vào Việt Nam, tức là đưa tài sản ngược lại Việt Nam, hợp pháp hóa toàn bộ số tiền tham nhũng.

“Với tài sản có sẵn, họ lại thu mua các công ty nhà nước được cổ phần hóa (với giá rẻ mạt), điều đã xảy ra ở Nga và Trung Quốc”, Tiến sĩ Việt bình luận.

‘Thuê thám tử’

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chống tham nhũng thì ông ấy cần bỏ tiền thuê thám tử phương tây điều tra các tên tuổi Việt Nam đã đăng ký ở British Virgin Islands

Tiến sĩ Vũ Quang Việt

Trong một email gửi Bấm Giáo sư Trần Hữu Dũng tại Hoa Kỳ, ông Việt được dẫn lời nói “Nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chống tham nhũng thì ông ấy cần bỏ tiền thuê thám tử phương tây điều tra các tên tuổi Việt Nam đã đăng ký ở British Virgin Islands”.

Quốc hội Việt Nam vào 18/06/2012 ban hành Bấm Luật Phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

Ngày 04/10/2013, Chính phủ đã ban hành Bấm Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền (hiệu lực 10/10/2013) qui định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Nghị định này nói NHNN phải phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khác kể cả việc giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Hiện chưa rõ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng Chống tham nhũng của Bộ Chính trị có vai trò gì trong hoạt động phòng chống rửa tiền.

British Virgin Islands (BVI)

Gồm hơn 40 đảo tại vùng biển Caribe

22.000 dân, dùng tiền tệ là đô la

Dịch vụ tài chính và kinh doanh chiếm khoảng phân nửa GDP.

OECD vào năm 2002 đã đưa BVI khỏi danh sách “thiên đường thuế” không hợp tác

Một ủy ban của chính phủ Anh kêu gọi cải thiện chuẩn mực luật lệ trong phúc trình vào tháng 10 năm 2009.

Cùng các đảo Bermuda, Cayman Islands, Anguilla, Montserrat và Turks và Caicos Islands đã ký các thỏa thuận vào tháng Năm 2013 theo đó chia sẻ thông tin thuế với Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

@bbc

Giới thượng lưu Trung Quốc cất giấu tài sản ở nước ngoài


(Từ trái qua) Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và Cựu Thủ tướng Ôn Gia BảoBẮC KINH — Theo một toán ký giả điều tra, thân nhân của các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc, kể cả chủ tịch Tập Cận Bình và cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng như các thành viên của giới thượng lưu kinh doanh đã được các ngân hàng tây phuơng giúp cất giấu tài sản để trốn thuế.Bản phúc trình của Tổ hợp Quốc tế các Ký giả Ðiều tra, còn gọi tắt là ICIJ là cuộc điều tra mới nhất về tài sản của một số cá nhân nhiều thế lực nhất Trung Quốc, kể cả những người còn được gọi là “thái tử đảng,” có liên hệ máu mủ hay hôn nhân với các nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

Các ký giả tập trung vào những tài liệu bị tiết lộ

Các ký giả đã dành nhiều tháng để rà soát khoảng hai triệu rưỡi văn kiện bị tiết lộ trước khi công bố kết quả điều tra hôm nay.

Tin được đưa ra vào lúc một trong những người lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ nhất tính minh bạch tài chính bên trong chính trường Trung Quốc bị đưa ra tòa về các tội có liên quan đến chuyện ông tán thành việc công khai tài sản các giới chức chính phủ.

Các Ngân hàng Tiết lộ Tài liệu

Các tài liệu mật đã bị tiết lộ bởi hai ngân hàng có trụ sở ở Singapore và Quần đảo Virgin của Anh. ICIJ đã công bố kết quả điều tra từ hồi tháng Tư năm ngoái, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức này tiết lộ các chi tiết của gần 22.000 thân chủ nước ngoài có địa chỉ ở Trung Quốc và Hong Kong.

Bản phúc trình viết: “Trong khi đất nước đã tiến từ một chế độ cộng sản cô lập tới một chế độ hỗn hợp xã hội chủ nghĩa và tư bản, Trung Quốc đã trở thành một thị trường hàng đầu cho các nơi an toàn ở nước ngoài quảng bá bí mật, tránh thuế và thực hiện các giao dịch quốc tế hữu hiệu.”

Các công ty sát nhập ở nước ngoài không có tính hợp pháp ở Trung Quốc, nơi hệ thống thuế khóa có những kẽ hở giúp cho các công ty bán sản phẩm qua những chi nhánh ở nước ngoài và báo cáo mức lời thấp hơn ở Trung Quốc.

Công chúng Trung Quốc nhạy cảm với vấn đề tham nhũng

Nhưng sự tích tụ tài sản kếch sù và các quan hệ với thế lực chính trị vẫn còn là một đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc, nơi dân chúng rất dễ nổi giận trước các dấu hiệu tham nhũng lộ liễu của các giới chức.

Ông Jean-Pierre Cabestan, một nhà khoa học chính trị tại trường Ðại Học Baptist ở Hong Kong nói người Trung Quốc giàu có, nhất là những người có liên hệ huyết thống với giới thượng lưu chính trị, có thể chọn sát nhập với các công ty nước ngoài vì lý do thuế khóa cũng như lý do chính trị.

Ông Cabestan nói: “Họ không muốn bỏ tiền vào trong cùng một giỏ, họ muốn để tiền ở một nơi an toàn cho tuổi già của họ, hoặc phòng khi có chuyện gì xảy ra. Nó chứng tỏ là họ không hoàn toàn tin tưởng vào chế độ và tương lai của hệ thống chính trị hiện hữu.”

Các giới chức cấp cao Trung Quốc bị cáo buộc có can dự vào các công ty ở nước ngoài

Trong số những phát hiện của ICIJ, có chi tiết về các công ty ở nước ngoài được thành lập bởi thân nhân của ít nhất là năm thành viên hay cựu thành viên của Ủy ban Chấp hành Trung ương Ðảng, cơ quan thực hiện quyết định cao nhất của Trung Quốc.

Trong danh sách này có người anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Ðặng Gia Quý, là người mà gia sản đã bị phơi bầy trong một bài báo của hãng tin Bloomberg năm 2012.

Theo ICIJ, ông Ðặng đã làm giàu trong ngành địa ốc và điện tử, sở hữu 50 phần trăm một công ty có tên là Excellence Effort Property Development ở quần đảo Virign của Anh.

ICIJ cũng liên hệ hồ sơ của một số công ty ở đảo Virgin của Anh với người con trai, con gái và một người bạn của gia đình cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Ðây không phải là lần đầu tiên gia đình ông Ôn Gia Bảo bị dò xét về tài sản bí mật.

Năm 2012, báo New York Times tường thuật rằng trong khi còn nắm quyền, thân nhân của ông đã tích lũy hàng tỷ đôla tài sản cất giấu.

Trước khi ICIJ công bố kết quả điều tra, giới truyền thông Hong Kong loan tin Ôn Gia Gia, cái tên được âu yếm tặng cho vị cựu thủ tướng, đã tự bênh vực trong một bức thư tháng 12 gửi cho một nhà bình luận báo ở Hong Kong.

Ông Ôn viết rằng ông chưa hề can dự vào một vụ giao dịch nào lạm dụng quyền thế của ông vì tư lợi bởi vì “không có cái lợi nào có thể làm lay chuyển niềm tin của ông.”

Một số cơ quan truyền thông Hong Kong đã tường thuật rằng chính ông Ôn Gia Bảo có thể đang bị điều tra ở Hoa lục.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rõ sự bất mãn của công chúng

Nhận thức được sự bất bình của quần chúng đối với tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng, các chính trị gia ở Trung Quốc đã hứa đem lại một chính phủ sạch bằng cách diệt trừ tham nhũng ở mọi cấp.

Trong năm vừa qua, một con số ngày càng nhiều các giới chức cấp cao đã bị đặt trong vòng điều tra, nhưng giới hữu trách vẫn lo ngại về tin tức truyền thông tiết lộ tài chính của các chính trị gia cấp cao và gia đình họ.

Theo ICIJ, một cơ quan truyền thông ở Hoa lục hợp tác với ICIJ về các tài liệu ngân hàng đã ngưng cuộc điều tra sau khi bị nhà chức trách cảnh cáo chớ nên đăng tải bất cứ tài liệu nào bị tiết lộ.

Trang web của ICIJ, đăng bản dịch của phúc trình bằng tiếng Quan thoại, đã bị chặn ở Hoa lục ngay sau khi bản phúc trình lên mạng và các tìm kiếm về tài liệu trên các dịch vụ vi blog của Trung Quốc cũng bị kiểm duyệt.

Tin về Tài sản ở Nước ngoài luôn bị tiết lộ

Ông Cabestan nói cho dù các tin tức về tài sản của các gia đình tai to mặt lớn bị chặn ở Trung Quốc, tin tức luôn lọt vào. Theo ông, về lâu về dài, sự kiện đó có thể gây ra thêm sự căm hận trong công chúng nhắm vào những thành phần đặc quyền. Ông nói:

“Song liệu dân chúng ở Trung Quốc có ở vị thế thay đổi, gây áp lực đối với các nhà lãnh đạo và thay đổi được thể chế hay không thì lại là một chuyện khác. Chúng ta phải thận trọng ở điểm đó bởi vì hệ thống chính trị khá vững mạnh.”

ICIJ nói họ sẽ tiếp tục công bố các câu chuyện trong vài ngày tới đây, và sẽ cung cấp một danh sách tên tuổi có liên hệ với các tài khoản ở nước ngoài vào ngày thứ Năm.

 

Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng. Bà Lý là một trong những thành viên trong gia đình của các cựu lãnh đạo được liệt kê trong báo cáo của ICIJ.

Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng. Bà Lý là một trong những thành viên trong gia đình của các cựu lãnh đạo được liệt kê trong báo cáo của ICIJ.

Một cuộc điều tra do một nhóm ký giả có trụ sở tại Hoa Kỳ thực hiện cho thấy những người thân thuộc trong gia đình các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, kể cả thân nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã thành lập các công ty ở nước ngoài để che giấu khoản tài sản khổng lồ của họ.Báo cáo của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế – gọi tắt là ICIJ, phổ biến hôm nay được dựa trên những thông tin trích ra từ hơn 2 triệu rưỡi tài liệu bị tiết lộ, cho thấy lý lịch của những chủ nhân các doanh nghiệp và các quỹ tín thác ở nước ngoài.Người anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nằm trong số những người được nêu đích danh.

Thân nhân gần gũi của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ Tướng Lý Bằng, cũng như của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng có tên trên danh sách những cá nhân có những tài khoản đầu tư ở nước ngoài.

Hồi năm 2012, tờ the New York Times và hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ đã đăng những bài tường trình rằng gia đình của ông Tập Cận Bình và ông Ôn Gia Bảo sở hữu những khoản tài sản khổng lồ.

Bắc Kinh đã đáp ứng bằng cách lập tức ngăn chặn các trang mạng của các cơ quan truyền thông đó ở Trung Quốc.

Hôm nay, nhà chức trách Trung Quốc cũng chặn trang mạng của Tổ chức Ký giả Điều tra Quốc tế. Ngoài ra, không có một đáp ứng chính thức nào để phản bác bài tường trình đó.

 

Điều tra công ty Mỹ thuê mướn thái tử đảng Trung Quốc

Sự mù quáng vô tận

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba tên siêu sát thủ hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông.Trong ba người, Hitler là kẻ bị căm ghét nhất và bị lên án nhiều nhất, nhưng thật ra, theo các sử gia, đó lại là người gây ra tội ác ít nhất. Số nạn nhân của những tên siêu sát thủ này thay đổi theo từng tài liệu và từng cách tính, nhưng nói chung, của Hitler là khoảng từ 17 đến 30 triệu; của Stalin là từ 40 đến 62 triệu; của Mao Trạch Đông là từ 45 đến 75 triệu. Nhìn vào con số nào, tối thiểu hay tối đa, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đều vượt xa Hitler.Tất cả các tội ác của Hitler đều được công khai hóa. Ở nhiều quốc gia, không phải việc ca ngợi mà cả việc hoài nghi hay biện bạch cho các tội ác ấy cũng đều bị phê phán gay gắt, thậm chí, bị xem là phạm pháp. Hitler trở thành biểu tượng của cái ác, của tội chống lại nhân loại. Mọi người đều biết điều đó. Và công nhận điều đó.

Tội ác của Stalin được giấu giếm kỹ hơn. Suốt cả mấy chục năm, ông được xem như một vị cha già dân tộc, hơn nữa, một cứu tinh của nhân loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn và trí thức nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đua nhau ca tụng và góp phần thần thánh hoá ông. Những lời tụng ca ấy lan đến tận Việt Nam, trong thơ Tố Hữu: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông thương mười.”

Tuy nhiên, sau khi Stalin chết được một thời gian, trong thời xét lại ở Liên xô, một số tội ác của Stalin bắt đầu được vạch trần; đặc biệt, sau khi Liên xô sụp đổ, hầu như toàn bộ những tội ác ấy đều được phanh phui. Người ta thấy Stalin không khác gì một con quỷ dữ. Số nạn nhân bị hành quyết chính thức lên đến cả triệu người. Số người bị chết, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong các trại tù và trại cải tạo lên đến mấy triệu. Số nạn nhân mà người ta không thể đếm hết là số những người thuộc các sắc tộc khác, kể cả người Đức và người Ukraine, bị Stalin ra trục xuất, đày đến những nơi hoang vu hẻo lánh và đầy băng giá, cũng như những người dân bị chết vì đói khát do các chính sách kinh tế và kiểm soát lương thực ngặt nghèo của Stalin. Con số này lên đến vài chục triệu.

Nhận ra sự thật ấy, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều lên án Stalin. Từ đầu thập niên 1990, khi chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu cáo chung, rất nhiều bức tượng của Stalin bị giật sập. Tuy nhiên, gần đây, ở Nga, dường như le lói chút xu hướng muốn phục hồi uy tín của Stalin cho một mưu đồ chính trị gì đó. Tượng Statin được dựng lại ở Georgia, quê quán của ông, cũng như ở Moscow, trong quần thể tượng đài tưởng niệm các lãnh tụ Cộng sản. Dù sao, đó chỉ là một chỉ dấu nhỏ. Và nó cũng bị phê phán dữ dội. Một cách chính thức, chưa thấy một tên tuổi lớn nào dám công khai biện hộ cho Stalin.

Còn với Mao Trạch Đông?

Giống như trường hợp của Hitler và Stalin, rất khó biết được chính xác số nạn nhân bị chết dưới tay của Mao Trạch Đông. Họ gồm hai loại chính: Một là những người bị giết chết theo lệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp, của Mao (ví dụ trong thời chiến tranh trước 1949, thời cải cách ruộng đất, thời chống xét lại và thời Cách mạng văn hóa) và hai là những người bị chết do các chính sách của Mao gây ra, từ các chính sách thanh trừng trong nội bộ đảng và các chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Tibet đến các chính sách kinh tế điên khùng dẫn đến những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến cả hàng chục triệu người chết.

Ngoài việc giết người trực tiếp và gián tiếp, Mao Trạch Đông còn phạm nhiều sai phạm nghiêm trọng khác đối với đất nước Trung Quốc, trong đó, đáng kể nhất là: Một, phá nát nền văn hóa truyền thống vốn lừng lẫy khắp thế giới trong cả hơn hai ngàn năm; hai, làm kinh tế Trung Quốc hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ; và cuối cùng, ba, đẩy cả một tỉ người vào tù ngục của một chế độ độc tài, độc đoán và vô nhân đạo. Trong ba sai phạm ấy, Đặng Tiểu Bình, với chính sách đổi mới từ giữa thập niên 1980, chỉ cứu chữa được hai sai phạm đầu. Còn chế độ độc tài thì vẫn còn đó, đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Dù kinh tế phát triển nhanh, Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước chà đạp lên quyền làm người một cách trầm trọng nhất. Người dân Trung Quốc, dù no ấm, thậm chí, giàu có hơn, vẫn tiếp tục bị nghẹt thở dưới một chế độ độc đảng hà khắc.

Vậy mà, lạ, trong khi huyền thoại Hitler đã hoàn toàn sụp đổ, huyền thoại Stalin đã sụp đổ gần hết, huyền thoại Mao Trạch Đông tại Trung Quốc hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cách đây mười mấy năm, đi Hong Kong, và cách đây chỉ có mấy năm, đi Trung Quốc, tôi vẫn thấy các bức tượng Mao nho nhỏ được bày bán đầy trong các tiệm; hình ảnh của ông vẫn xuất hiện đầy trên áo sơ-mi, ly tách và nhiều loại đồ trang trí khác. Bày bán nhiều như thế hẳn là có nhiều người mua, trong đó, có khá nhiều người thuộc giới trẻ. Đến Bắc Kinh, vẫn thấy bức tượng của Mao dựng uy nghi ngay trước cổng Thiên An Môn. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những lời ca ngợi Mao vẫn đầy dẫy.

Nhưng sự sùng bái đối với Mao Trạch Đông được thấy rõ nhất là vào kỷ niệm 120 ngày sinh của ông vào cuối tháng 12 vừa qua. Chính phủ Trung Quốc chi ra cả thảy hai tỉ rưỡi đô la cho việc tưởng niệm (bao gồm cả việc bảo tồn ngôi nhà cũ của Mao cũng như việc trùng tu một trung tâm du lịch ở địa phương). Một bức tượng Mao bằng vàng ròng trị giá 20 triệu bảng Anh được dựng lên để dân chúng đến cúng vái. Cúng vái thực sự. Với nhang khói nghi ngút. Mà số người đến cúng vái như vậy, theo báo chí, lên đến cả mấy trăm ngàn người. Họ ùn ùn kéo về từ mọi miền trên đất nước. Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở Anh chạy tít: “Ở Trung Quốc, Mao Chủ tịch vẫn còn lớn hơn cả Chúa Jesus” (In China, Chairman Mao still bigger than Jesus). Trong bài, ký giả dẫn lời một y tá 23 tuổi: “Mao là một vị thần ở Phương Đông” (Mao is a god in the East).

Thật ra, hiện tượng sùng bái lãnh tụ như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng bái là tâm lý chung của loài người. Nguyên nhân chính là sự yếu đuối với hai khía cạnh: Một, tâm lý bầy đàn; và hai, ước mơ được “cứu rỗi” qua hình ảnh của thần tượng: người ta hoặc nhìn các thần tượng ấy như giấc mơ của chính mình hoặc hy vọng thần tượng sẽ làm thay đổi đời mình. Ở Tây phương, trong nền văn hóa đại chúng và nặng tính chất tiêu thụ, nhiều người cũng mê mệt với các hoàng tử và các công chúa hay các ngôi sao trong các lãnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao, v.v… Tuy nhiên, kiểu sùng bái như vậy, về bản chất, khác hẳn kiểu sùng bái lãnh tụ. Người ta có thể mê mệt một ngôi sao trong làng giải trí nhưng không ai sẵn sàng chết hay hy sinh bất cứ thứ gì cho các ngôi sao ấy cả. Trong chính trị, ngược lại, sự sùng bái mang tính chất tôn giáo, do đó, có thể dẫn đến những hành vi tử vì đạo. Mức độ mê muội của sự sùng bái, do đó, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn nhiều.

Ở các nước dân chủ, về phương diện chính trị, với các lãnh tụ, người ta có thể ngưỡng mộ, cực kỳ ngưỡng mộ, nhưng không sùng bái, hoặc nếu sùng bái, chỉ là một sự sùng bái có mức độ.

Với tư cách một hiện tượng xã hội, sự sùng bái lãnh tụ hầu như là một tâm lý đặc thù dưới các chế độ độc tài, từ độc tài quân phiệt đến độc tài Cộng sản. Dưới chế độ độc tài quân phiệt, ở Iraq có Sadam Hussein; ở Libya có Muammar Gaddafi; ở Malawi, có Malawi Hastings Banda; ở Togo có Gnassingbé Eyadéma; ở Turkey có Mustafa Kemal Atatürk; ở Turkmenistan có Saparmurat Niyazov. Nhưng nhiều nhất là dưới chế độ Cộng sản: Ở Liên xô, có Lenin và Stalin; ở Albania, có Enver Hoxha; ở Romania, có Nicolae Ceaușescu; ở Ba Lan, có Józef Piłsudski; ở Việt Nam, có Hồ Chí Minh; ở Bắc Hàn có nguyên cả dòng họ Kim, hết cha đến con rồi đến cháu, hết Lãnh tụ Vĩ đại đến Lãnh tụ Kính yêu; ngay ở Afghanistan trước đây, Nur Muhammad Taraki, theo đòi Cộng sản, cũng tự xưng là một “Lãnh tụ Vĩ đại” và là một “Vì sao ở Phương Đông”, v.v..

Lý do của việc gắn liền giữa chế độ độc tài và sự sùng bái lãnh tụ rất dễ hiểu: Tất cả các chế độ độc tài đều sử dụng sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ. Không có chính nghĩa và cơ sở pháp lý, họ chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là mê hoặc dân tâm. Biện pháp chính để mê hoặc là tuyên truyền. Nhưng muốn tuyên truyền một cách hiệu quả thì lại cần đến hai điều kiện khác: Một, nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông để có thể dập tắt tất cả những tiếng nói khác, đặc biệt, những tiếng nói trái chiều; và hai, trình độ dân trí thấp đủ để có thể tin những lời nói dối trá.

Ở Trung Quốc, sự độc quyền thông tin vẫn tồn tại. Nhưng còn dân trí thấp? Trên nguyên tắc, có cảm tưởng như đó là một nghịch lý. Một đất nước có truyền thống lịch sử và văn hóa huy hoàng đến vậy không thể có dân trí thấp. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như vậy cũng không thể có dân trí thấp. Nhưng trên thực tế, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, người ta lại không thể không nói trình độ dân trí của Trung Quốc, nói chung, còn khá thấp.

Thấp nên mới mê tín lâu đến như vậy.

Và vì mê tín lâu nên chế độ độc tài mới kéo dài. Dài triền miên.

Người ta thường nói độc tài đi đôi với ngu dân là vậy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

@VOA