Nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở Huế vừa phát hiện trong tủ sách gia đình một châu bản từ thời vua Bảo Đại liên quan tới chủ quyền tại Hoàng Sa.
Vợ ông Phan Thuận An là người dòng dõi hoàng tộc. Hiện gia đình sống tại 31 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Huế.
Châu bản đề ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ mười ba, tức là ngày 03/02/1939 Dương lịch, do Tổng lý Đại thần Phạm Quỳnh ký tên, “tâu lên Hoàng đế” đề nghị ban chuẩn huân chương cho một người Pháp.
Ông An cho đài BBC biết người Pháp được đề nghị ban thưởng là ông Louis Fontan, cai quản lính Khố xanh trên đảo Hoàng Sa, vừa chết vì bệnh sốt ác tính hai ngày trước ngày ra châu bản.
Trước khi Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh thảo châu bản, ông đã nhận được thư của Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil viết bằng tiếng Pháp, đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng huân chương cho ông Fontan.
Thư của khâm sứ Graffeuil ghi rõ ông Fontan là Chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh, chết tại nhà thương Huế vì bệnh typhus (thương hàn) mà ông mắc phải trong thời gian công tác tại đảo Hoàng Sa.
Theo ông Phan Thuận An, châu bản này chứng tỏ rằng trong thời gian trước Đại chiến thế giới lần hai, Việt Nam đã giữ chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
Trước đây vài tháng, ông An cũng công bố một châu bản khác xin ban thưởng cho lính khố xanh người Việt từng đóng tại Hoàng Sa thời Bảo Đại.
Các nỗ lực tìm kiếm bằng chứng công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được tăng cường trong thời gian gần đây.
Hồi tháng Tư, Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, hành động khiến Trung Quốc phản đối.
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này từ sau trận hải chiến ngày 19/01/1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Báo Tuổi Trẻ, hiện đang chạy loạt bài về trận hải chiến Hoàng Sa, đã phải tạm dừng mấy ngày không rõ vì lý do gì.
Dư luận trong nước ngày càng tỏ ra quan tâm tới vấn đề chủ quyền biển đảo sau các động thái mạnh bạo của Trung Quốc tại Biển Đông.
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố “Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta”.
Từ “siêu” nhà đến “siêu” giường
Từ lâu, VN đã được xem là đất nước có giá ô tô đắt nhất thế giới khi mà để một chiếc xe bốn bánh có thể lăn trên đường phố, người dân có thể phải trả tiền cao hơn 2 đến 3 lần so với giá trị ban đầu.
“Tin mừng” là hiện nay Cu ba đã soái ngôi VN để trở thành nước có giá ô tô đắt nhất thế giới.
Theo tính toán của các nhà phân tích, VN cũng nằm trong top các nước có giá nhà cao nhất thế giới nếu tính trên thu nhập bình quân. Giá nhà tại VN gấp 25 đến 30 lần thu nhập, trong khi đó các nước khác chỉ khoảng 2 đến 4 lần.
Phải chăng vì dân số VN đứng thứ 14 thế giới trong khi diện tích VN chỉ đứng thứ 65 thế giới, đất chật người đông nên giá nhà có cao nhất thế giới cũng là thường!
Thôi thì giá nhà đã cao nhất thế giới nên phụ kiện đi kèm cũng phải đắt nhất thế giới cho xứng đôi vừa lứa. Đó là lý do mà chúng ta rất nên hoan hỉ khi có một vị đại gia nọ đã mua chiếc giường đắt nhất thế giới chỉ để trưng bày cho bà con ngắm.
Ở nhà giá cao, ngủ giường đắt uống sữa giá khủng nhất thế giới có lẽ cũng là điều dễ hiểu. Giá bán lẻ sữa tại VN trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu – Mỹ từ 0,5 – 0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở VN cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan, theo Tổ chức Y tế thế giới.
Trẻ không tha, nhưng ngay cả khi đã là con bệnh, người VN vẫn phải thanh toán tiền thuốc với một cái giá cao nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 – 40 lần so với thế giới.
Cuối năm, chúng ta lại vừa đón nhận thêm một thông tin là giá thịt bò, thịt lợn VN đắt đắt nhất thế giới. Đành tự an ủi (phần lớn người VN phải trang bị cho mình một tinh thần tự an ủi cao độ) là trình độ công nghệ, quản lý của người ta hơn hẳn nên chi phí thấp, sản phẩm thịt sau khi vượt đại dương về VN, qua bao nhiêu kênh phân phối mới đến tay người tiêu dùng mà vẫn “dìm hàng” sản phẩm trong nước.
Nói chung, là một nước nghèo và thuộc diện đang phát triển, nhưng giá cho các nhu cầu thiết yếu ăn ở, đi lại, bệnh tật của chúng ta luôn thuộc hàng vương giả nhất thế giới.
Những siêu nhà, siêu giường gây choáng ở VN
“Sốc” vì… nhất
Những cái nhất về giá trị vật chất có thể cân đong đo đếm đó đã hiện hữu cùng chúng ta, đồng hành cùng chúng ta, ăn sau bám rễ vào đời sống chúng ta và đã khiến phần đông chúng ta lặng lẽ chấp nhận như một sự thường tình.
Nhưng có những cái nhất mà khi nghe đến, phải sốc.
Phát ngôn cơ quan điều tra VN thuộc hàng giỏi nhất thế giới của một quan chức nọ khiến không ít người phải giật mình.
Giật mình vì thông tin hot như vậy sao giờ này mới biết, giật mình vì trong thời điểm nhạy cảm, hàng loạt án oan sai đang được phanh phui mà một quan chức có thể tuyên bố như vậy, thì hẳn phải dũng cảm lắm.
Hay nghĩa của giỏi nhất trong trường hợp này chỉ nên hiểu là phá án nhiều, phá án nhanh, chứ không bao gồm phá án đúng?
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố “Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta”.
Chăm sóc tốt, nhưng hàng loạt các vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xà xẻo suất ăn, đặc biệt là bạo hành dã man xuất hiện ngày càng thường xuyên.
Thực tế, chính sách hỗ trợ trẻ em mầm non của chúng ta còn tương đối ít ỏi và hạn hẹp. Theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 (đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2013/NĐ-CP) thì chỉ trẻ em có điều kiện đặc biệt như ở biên giới vùng cao, hải đảo, bị bỏ rơi, thuộc hộ nghèo… mới được miễn giảm học phí. Trong khi, lứa tuổi này cần phải được quan tâm nhiều hơn thế nữa.
Nhưng thôi, đó là vấn đề của chính sách vĩ mô…
Trở lại câu chuyện của chúng ta, khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo có sử dụng các từngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh…
Đến quảng cáo hiện nay cũng đưa ra quy định để cấm lộng ngôn, gây hiểu nhầm nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Phát ngôn của các chính trị gia chắc chắn không phải là quảng cáo, mà đang trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải cẩn trọng là rất cần thiết. Do đó, có lẽ cũng cần những quy định cấm sử dụng “các từngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.
Nếu không, có thể một ngày, chúng ta sẽ được cấp giấy chứng nhận: Quốc gia phát ngôn sốc nhất thế giới!!!
Từ miếng gan ngỗng 100 gam giá 1,2 triệu đồng, thịt heo muối giá 1,5 triệu đồng/kg… cho đến các loại xúc xích, jambon hay bánh quy nhập khẩu đang là lựa chọn của nhiều gia đình khá giả, doanh nghiệp đặt hàng làm quà tặng.
Giỏ quà tết cũng nhập khẩu.
Gần đây thị trường còn rộ lên xu hướng đặt mua giỏ quà nhập từ Mỹ bao gồm rượu vang, dầu ôliu, bánh xốp, sôcôla, bánh cuộn phômai, thực phẩm ăn kèm rượu vang… Giỏ quà tết nhập khẩu này được chào với giá 2-3,5 triệu đồng/giỏ tùy loại, người bán cam kết hàng nhập khẩu xuất xứ từ Mỹ.Theo giới kinh doanh hàng tết cao cấp, phần lớn khách mua những sản phẩm này đều là dân có tiền, khá kỹ tính nên hàng phải tuyển chọn và luôn mới. Giá cả không quan trọng với những người khách này mà quan trọng mẫu mã, hàng hóa đẹp, lạ, ngon và bổ dưỡng.
Dù kinh tế còn bộn bề khó khăn, nhưng những cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm cao cấp ở TP.HCM vẫn đắt khách mỗi khi tết về.
Nhân viên cửa hàng Annam Gourmet (Q.1) gói giỏ quà cho khách – Ảnh: Thuận Thắng
Đường Hàm Nghi (Q.1) những ngày này bắt đầu cảnh người người nườm nượp ra vào hối hả. Chưa đến 17g, các cửa hàng chuyên kinh doanh hàng thực phẩm nhập ngoại trên con đường này như PH, TH đã tấp nập người mua kẻ bán. Hàng hóa chật nêm chỉ chừa lối đi nhỏ, nhân viên bán hàng xoay xở không kịp. Chị Ngọc Thúy, nhân viên văn phòng của một công ty kinh doanh mặt hàng máy photocopy (Q.1), cho biết có “nhiệm vụ” đi mua 15 phần quà để biếu cho “mối sộp” của công ty với mức giá được khống chế ở mức 7 triệu đồng/phần.
Với yêu cầu của chị Ngọc Thúy quà phải “gọn về lượng, tinh về chất”, chỉ 10 phút sau, dưới sự tư vấn của nhân viên bán hàng, chị Thúy cũng đã “gút” lại được phần quà đặt, gồm chai rượu 18 năm dung tích 750ml giá 4,35 triệu đồng/chai, patê gan ngỗng hiệu Rougie (Pháp) loại 100 gam giá 1,2 triệu đồng, sôcôla của Hãng Kirkland (Bỉ) 850 gam giá 550.000 đồng, bịch hạt trái cây khô (Úc) 450.000 đồng, hai hũ trứng cá đen nhỏ xíu giá 250.000 đồng/hũ. “Kinh tế khó khăn thật nhưng vì quan hệ làm ăn nên phải biếu. Mà dân làm ăn biếu vậy cũng là…xoàng thôi à, đâu có gì ghê gớm đâu!” – chị Ngọc Thúy nói.
Càng về chiều, lượng khách đến khu vực này càng đông, nhiều khách đưa tờ giấy có ghi món hàng sẵn cho nhân viên và đợi trong 10 phút có ngay giỏ quà với hóa đơn thanh toán đến vài triệu đồng. Một người đàn ông trung niên dáng rất sang trọng, hất hàm chỉ vào chai rượu ngoại 750ml hỏi: “Loại này mà có hàng mua ở sân bay miễn thuế Singapore không? Nếu có tui trả 10 triệu đồng/chai, mà tui lấy hai chai”. Tất nhiên là cửa hàng này đáp ứng ngay nhu cầu của khách bởi “mốt” mua rượu ở các sân bay miễn thuế nước ngoài đang được giới sành uống rất chuộng, vì lâu nay uống trúng phải rượu… giả quá nhiều.
Theo ông Đặng Trần Quốc Vũ – quản lý cửa hàng Ân Nam (Q.1), lượng khách khoảng một tuần nay tăng vọt, 80% là người VN, chi mạnh cho các mặt hàng bánh, kẹo, sôcôla, rượu, trà… Giỏ quà tết ở cửa hàng có mức giá phổ biến từ 1-10 triệu đồng/giỏ, cao nhất lên đến 30 triệu đồng/giỏ. “Khách đông vào những ngày cận tết nên cửa hàng phải hoạt động hết công suất, có nhiều ngày bán từ sáng đến tối không kịp nghỉ” – ông Vũ cho biết.
Lùng hàng lạ
“Đánh” vào tâm lý của những người có thu nhập cao thích những mặt hàng lạ mắt, độc đáo, không ít cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu đã nhập về những sản phẩm có giá “đắt xắt ra miếng”. Nằm trên đường Trần Huy Liệu (Q.Phú Nhuận), cửa hàng thực phẩm nhỏ xíu bán rất chạy loại bia nhập khẩu từ Nhật, dung tích chỉ 135ml nhưng giá bán đến… 40.000 đồng/lon, cao hơn tất cả giá bán của hầu hết loại bia có dung tích 330ml hiện nay trên thị trường! Ngay cả Coca Cola loại một lốc 12 lon, dung tích 150 ml/lon (khoảng một nửa dung tích của lon nước ngọt thông thường) được nhập từ Pháp có giá bán lên tới 360.000 đồng/lốc, tương ứng 30.000 đồng/lon, nhưng vẫn được rất nhiều khách chọn mua, cũng chỉ vì “thấy là lạ, dễ thương nên mua làm quà biếu tết cho vui!”, như lời một nữ khách hàng tại cửa hàng này.
Ông N.T.D., chuyên kinh doanh rượu nhập khẩu ở Q.1, cho biết phần lớn những “toa” đặt hàng nhờ tìm các loại “rượu ngon, dáng lạ và giá độc” ngày một nhiều. Vừa nhận giao cho một khách hàng đặt hai chai rượu 38 năm tuổi, dung tích chỉ có 750ml nhưng có giá hơn 50 triệu đồng/chai, ông D. cho hay lý do duy nhất để khách chọn mua chỉ vì “kiểu dáng rất đẹp, lạ và sang trọng vô cùng, làm quà biếu thì không đụng hàng”.
Chẳng hạn như năm Ngọ nên những chai rượu hình con ngựa lên ngôi. “Mọi năm chai rượu hình con ngựa không ai hỏi, năm nay thì khách mua ầm ầm, cháy hàng, có khách đến hỏi mua 50 chai rượu! Giá vì thế cũng đội lên, càng gần tết càng nhích 100.000-200.000 đồng/chai” – Hiền, một người kinh doanh hàng nhập khẩu ở quận 7, cho biết.
“Sáng nay, 19.1.2014 Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974 được diễn ra tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội.
Khoảng 300 công dân, trong đó có các nhân sĩ trí thức của Hà Nội như: Giáo sư Huệ Chi, Nhà văn Dương Tường, Nghệ sĩ Kim Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GS. TS Nguyễn Đông Yên, TS Nguyễn Quang A, TS. Đỗ Xuân Thọ, Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn Xuân Diện… đã có mặt ở khu vực tượng đài từ sớm để tham gia buổi lễ tưởng niệm các Tử sĩ đã bỏ mình vì nước, quyết tử bảo vệ Hoàng Sa trong trận Hải chiến ngày 17-19.1.1974.
Các lực lượng an ninh của Bộ Công an và TP Hà Nội cũng đã có mặt từ sớm, với đủ mọi công cụ: Xe phá sóng, xe chở tù, xe bus…Có rất ít trong số họ mang sắc phục của ngành, có lẽ đó là để giữ chút sỹ diện cuối cùng trước cộng đồng quốc tế chăng? Số lượng người này khoảng 400 – 500 người.
Một số quân sư “quạt mo” đã tư vấn cho lãnh đạo bày trò đưa vài công nhân đến, cưa vài viên đá nhỏ để làm ầm ĩ và bụi mù ngay dưới chân tượng Lý Thái Tổ để hươ loa thông báo đây là khu vực đang thi công nhằm giải tán đám đông. Những công nhân này cự tuyệt hoặc làm một cách chiếu lệ vì họ cảm nhận được rõ ràng sự lố bịch của hành động này. Hành động khốn nạn này gặp ngay sự phản đối dữ dội và khinh bỉ của những người dân yêu nước có mặt tại khu chân tượng đài.
Một vài cuộc giằng co đã xảy ra ngay trên sân tượng đài.
Những người tham gia lễ tưởng niệm đã không thực hiện được việc thắp hương, đặt hoa hoặc đọc diễn văn như dự kiến. Nhưng tất cả đã đứng bên nhau, hô to Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam, trong tiếng loa inh ỏi của các nhân viên công vụ nhằm phá quấy buổi lễ. Mọi người mang những bông cúc trắng bọc trong giấy bóng kính, bên ngoài là băng đen Hoàng Sa – Việt Nam đặt dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ.
Hai vòng hoa viếng được đưa đến nhưng bị giật vứt xuống lề đường.”
* * *
Blogger Nguyễn Lân Thắng cho biết: “Lại thêm một phát hiện: Đồng chí cầm máy cắt đội mũ cối không phải là công nhân… đồng chí ấy tên là Nguyễn Tuấn Khiên, phó đồn công an phường Tràng Tiền… điện thoại của đồng chí ấy là: +849120998888Vào video của Ba Sàm để xem đồng chí ấy đi học cắt đá:
* * *Sản phẩm đá cắt không ra hình thù và không có mục đích nào khác ngoài… gây bụi của các anh công nhân:
* * *
BÀI TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA VÀ TỬ SĨ HOÀNG SA (*)
Bài này dự định đọc tại buổi lễ tưởng niệm Hoàng Sa sáng nay, 19/1/2014 nhưng không thể được vì tiếng những chiếc máy cắt đá và tiếng những chiếc loa điện inh ỏi dẹp đám đông và các âm thanh hỗn độn khác ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ. Đành đưa lên mạng vậy:
======
Thưa các quý vị và quý bạn,
Hôm nay, chúng ta họp mặt tại đây để tưởng niệm Hoàng Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc rơi vào tay ngoại bang, tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Cách đây 40 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc giao tranh không cân sức giữa Quân đội VNCH với quân Trung Quốc xâm lược, 74 người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.
Xin tất cả quay cùng về hướng Biển Đông, tại tọa độ 15°45′ đến 17°15′ độ vĩ Bắc, 111°00′ đến 113°00′ độ kinh Đông để dành 1 phút tưởng niệm Hoàng Sa và các liệt sĩ Hoàng Sa.
Những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.
– Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh những chiến sĩ ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.
– Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
– Ngày 11/01/2014, Chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông đã họp mặt tại Hà Nội. Chương trình đã công bố các tài liệu:
+ Bản Tuyên bố của Chương trình nhân sự kiện này,
+ Bức Tâm thư gửi các em sinh viên, thanh niên,
+ Bài văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa,
+ Danh sách 74 chiến sĩ đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa.
– Ở Hải ngoại, đồng bào Việt Kiều hàng năm đều có những hoạt động tưởng niệm Hoàng Sa, tri ân các liệt sĩ Hoàng Sa.
– Nhân 40 năm sự kiện Hoàng Sa, báo chí Việt Nam đã đồng loạt nhắc đến Hoàng Sa. Nhiều bài báo đã đề cập sự kiện này và nêu danh những chiến sĩ Quân đội VNCH đã vị quốc vong thân ở Hoàng Sa
Những người lính Hoàng Sa đã hiến thân vì Tổ quốc – một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng. Các Anh xứng đáng được Tổ Quốc ghi công.
Thưa các quý vị và quý bạn.
Hôm nay, chúng ta họp mặt tại đây để nhắc nhau rằng, không bao giờ được quên nỗi đau Hoàng Sa. Không bao giờ được quên ơn những người chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
Xin quý vị và quý bạn cùng chúng tôi gọi tên vinh danh và tri ân 74 người con ưu tú của Dân tộc đã anh dũng hy sinh vì Hoàng Sa 40 năm về trước.
1. Trần Văn Ba, Trung sĩ Quân lực VNCH
2. Phạm Văn Ba, Hạ sĩ Quân lực VNCH
3. Vũ Văn Bang, Đại úy Quân lực VNCH
4. Trần Văn Bảy, Hạ Sĩ Quân lực VNCH
5. Thượng sĩ Châu Quân lực VNCH
6. Phạm Tiến Chung, Trung sĩ nhất Quân lực VNCH
7. Nguyễn Xuân Cường, Hạ sĩ Quân lực VNCH
8. Trần Văn Cường, Hạ sĩ Quân lực VNCH
9. Trần Văn Đảm, Trung sĩ Quân lực VNCH
10. Nguyễn Thành Danh, Hạ sĩ nhất Quân lực VNCH
11. Trương Hồng Đào, Hạ sĩ Quân lực VNCH
12. Trần Văn Định, Hạ sĩ Quân lực VNCH
13. Lê Văn Đơn, Trung úy Quân lực VNCH
14. Nguyễn Văn Đông, Hạ sĩ Quân lực VNCH
15. Phạm Văn Đồng, Hạ sĩ Quân lực VNCH
16. Nguyễn Văn Đồng, Trung úy Quân lực VNCH
17. Trung sĩ Đức Quân lực VNCH
18. Nguyễn Văn Đức, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
19. Lê Anh Dũng, Trung sĩ Quân lực VNCH
20. Nguyễn Văn Duyên, Hạ sĩ Quân lực VNCH
21. Nguyễn Phú Hảo, Thượng sĩ Quân lực VNCH
22. Nguyễn Ngọc Hòa, Hạ sĩ Quân lực VNCH
23. Nguyễn Văn Hoàng, Hạ sĩ Quân lực VNCH
24. Vũ Ðình Huân, Trung úy Quân lực VNCH
25. Phan Văn Hùng, Hạ sĩ Quân lực VNCH
26. Võ Thế Kiệt, Thượng sĩ Quân lực VNCH
27. Hoàng Ngọc Lễ, Thượng sĩ Quân lực VNCH
28. Phạm Văn Lèo, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
29. Phan Tấn Liêng, Thượng sĩ Quân lực VNCH
30. Nguyễn Văn Lợi, Hạ sĩ Quân lực VNCH
31. Dương Văn Lợi, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
32. Ðỗ Văn Long, Hạ sĩ Quân lực VNCH
33. Lai Viết Luận, Trung sĩ Quân lực VNCH
34. Ðinh Hoàng Mai, Hạ sĩ Quân lực VNCH
35. Nguyễn Quang Mến Hạ sĩ Quân lực VNCH
36. Trần Văn Mộng, Hạ sĩ Quân lực VNCH
37. Trung sĩ Nam Quân lực VNCH
38. Nguyễn Văn Nghĩa, thủy thủ nhất Quân lực VNCH
39. Ngô Văn Ơn, Trung sĩ Quân lực VNCH
40. Nguyễn Văn Phương, Hạ sĩ Quân lực VNCH
41. Nguyễn Hữu Phương, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
42. Nguyễn Ðình Quang, Thượng sĩ nhất Quân lực VNCH
43. Lý Phùng Quy, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
44. Phạm Văn Quý, Trung sĩ Quân lực VNCH
45. Huỳnh Kim Sang, Trung sĩ Quân lực VNCH
46. Ngô Sáu, Hạ sĩ nhất Quân lực VNCH
47. Nguyễn Tấn Sĩ, Trung sĩ Quân lực VNCH
48. Thi Văn Sinh, Thủy thủ Quân lực VNCH
49. Ngô Tấn Sơn, Trung sĩ Quân lực VNCH
50. Lê Văn Tây, Hạ sĩ Quân lực VNCH
51. Ngụy Văn Thà, Trung tá Quân lực VNCH
52. Huỳnh Duy Thạch, Đại úy Quân lực VNCH
53. Nguyễn Văn Thân, Hạ sĩ Quân lực VNCH
54. Thủy thủ Thanh Quân lực VNCH
55. Ngô Chí Thành, trung úy Quân lực VNCH
56. Trần Văn Thêm, Hạ sĩ Quân lực VNCH
57. Phan Văn Thép, Hạ sĩ Quân lực VNCH
58. Lương Thanh Thú, Hạ sĩ nhất Quân lực VNCH
59. Thượng sĩ Thọ Quân lực VNCH
60. Phạm Văn Thu, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
61. Ðinh Văn Thục, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
62. Vương Thương, Trung sĩ Quân lực VNCH
63. Nguyễn Văn Tiến, Thủy thủ Quân lực VNCH
64. Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá Quân lực VNCH
65 Nguyễn Thành Trọng, Trung sĩ Quân lực VNCH
66. Huỳnh Công Trứ, Hạ sĩ Quân lực VNCH
67. Ðinh Hữu Từ, Thượng sĩ Quân lực VNCH
68. Nguyễn Văn Tuân, Trung sĩ Quân lực VNCH
69. Châu Túy Tuấn, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH
70. Nguyễn Văn Vượng, Biệt hải Quân lực VNCH
71. Nguyễn Phúc Xá, trung úy Quân lực VNCH
72. Nguyễn Vĩnh Xuân, trung sĩ Quân lực VNCH
73. Nguyễn Quang Xuân, Trung sĩ Quân lực VNCH
74. Trần Văn Xuân, Trung sĩ Quân lực VNCH
Hoàng Sa luôn luôn và mãi mãi là phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Hoàng Sa của VN là lẽ tự nhiên như sự hiện diện của Trái Đất trong vũ trụ. Hoàng Sa nhất định sẽ trở về Đất Mẹ.
Các anh hùng, liệt sĩ Hoàng Sa sống mãi trong tâm khảm của người Việt Nam yêu nước.
Nhân dịp này, một lần nữa chúng tôi xin chia sẻ nỗi đau của các gia đình liệt sĩ Hoàng Sa đã phải gánh chịu. Xin bày tỏ lòng biết ơn các gia đình đã cống hiến cho Đất Nước những người con ưu tú. Xin gửi lời chúc năm mới đến các cụ, các ông bà, các bác, các anh chị và các cháu là thân nhân của những con người bất tử đã ngã xuống Hoàng Sa 40 năm trước.
Trân trọng cảm ơn sự có mặt của các quý vị và quý bạn.
Nguyễn Tường Thụy soạn thảo
(*) Theo Nguyễn Tường Thụy facebook. Tiêu đề được PTCDVN sửa, thay chữ Liệt sĩ bằng Tử sĩ.
Hình minh họa: Phóng viên nước ngoài phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhưng bị các nhân viên công lực dùng loa chĩa thẳng vào mặt cô mà quát tháo.