Day: 17/01/2014
Hạ Đình Nguyên – Tham nhũng, chống tham nhũng & thể chế
Hạ Đình Nguyên

Cần phải thừa nhận và nói thẳng, nội bộ đảng CSVN đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt.
Và người dân cần xem đó là một việc bình thường, như nó phải có trong bất cứ một xã hội nào.
Đảng CSVN cũng nên công khai rằng, đó là sự thật, là quy luật của mâu thuẩn mà lý luận “biện chứng” hằng nêu lên, không cần phải dấu diếm che đậy nữa.
Vả lại, sự thừa nhận và công khai cuộc đấu tranh nội bộ giữa những khác biệt đường lối trong Đảng, cũng như cái nhìn khách quan và sáng suốt của dân chúng trên cơ sở lợi ích quốc gia, sẽ là một bước nâng cao trình độ xã hội về tính minh bạch, vốn là yếu tố quan trọng của một thể chế dân chủ văn minh. Người dân sẽ được phục hồi lại ngôi “chính chủ” của mình, chứ không chỉ là chính chủ của chiếc xe gắn máy, để theo dõi và có trách nhiệm với mọi biến động, biến chuyển của đất nước.
Hai con, một mẹ !
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ “Nhà nước-Đảng” đang diễn ra quyết liệt. Vì tính nghiêm trọng của tham nhũng là có hệ thống, được nương tựa vào cơ chế luật pháp một chiều, cùng các chủ trương, chính sách chủ quan, hẹp hòi và không công bằng…, nên đã hoành hành và tàn phá xã hội một cách bạo liệt, như cơn bão dữ kéo dài hàng thập kỷ. Không ai chịu nổi, đặc biệt là trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa !
Tham nhũng đã làm cho xã hội suy yếu và tụt hậu. Đấu tranh chống tham nhũng lại có thể đưa Nhà nước-Đảng đến hậu quả bất ổn, khó lường cho sự “ổn định” thiếu nền tảng nầy, vốn xuất phát từ bản chất của thể chế.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, dưới mắt dân chúng, nó tự bộc lộ là cuộc đấu tranh giành quyền lực của các thế lực lợi ích, nó không hứa hẹn một nội dung đổi mới nào, mà chỉ nhằm duy trì thể chế nhiều khuyết tật hiện tại, đích đến cũng là sự “ổn định” màu mở, với tư duy “sổ hưu” là thứ triết lý rất thiển cận làm đại biểu.
Nhưng không vì mục tiêu “cục bộ” mà cuộc chống tham nhũng có thể dừng lại, bằng cách thu xếp, thỏa hiệp nội bộ; để rồi sau đó, một thế lực mới lên nắm quyền thế chỗ, tham nhũng lại xuất hiện như con hổ đói sẩy chuồng. Như thế, sẽ không bao giờ xây dựng được niềm tin trong nhân dân, dù phe nầy hay phái kia thắng thế.. Mặt khác, nó tạo nên một tiền lệ tiêu cực, mâu thuẩn và gây ô nhiễm cho nhiều thế hệ lãnh đạo kế tiếp, đất nước tiếp tục quay vòng trong cơn bụi cát.
Quyền làm chủ của nhân dân là sự phán xét công bằng cho cuộc đấu tranh của các xu hướng, dù chỉ trong một Đảng.
Thật là vô nghĩa, nếu chống tiêu cực chỉ để củng cố thể chế cũ, bằng những con người mới, với ảo tưởng có tính lừa mị rằng họ là những bậc thánh, anh minh và tự trong sạch do Đảng tuyển chọn. Lịch sử của đảng CSVN là một minh chứng sống động về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Không thể phủ nhận mặt tích cực với những hy sinh cao cả trong quá trình chống ngoại xâm giành độc lập, cũng không thể không thừa nhận mặt tiêu cực và sự hạn chế tầm nhìn của nó về các mặt trái sau chiến tranh. Nó cũng bộc lộ trong 40 năm đi qua trong “chiến thắng”, đã phơi bày những “thất bại”căn bản ra sao, trong xây dựng và đổi mới đất nước !
Sự khác biệt to lớn và bất ổn về cơ chế trong chiến tranh được áp dụng là thể chế trong hòa bình, với não trạng đầy ắp nếp nhăn bảo thủ, chứa đầy mưu mẹo cai trị bạo lực, một cuộc bon chen vật chất đến thảm hại chính trong bộ máy Nhà nước-Đảng. Lật lại những trang ghi chép, và các hồi ký vào thời kỳ trước, những đòi hỏi hợp lý của những người đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn, khác với “cơ chế hiện hành”, đều được đáp trả bằng cách cay nghiệt và nhẫn tâm. Và cả những sự kiện sau ngày hòa bình thống nhất,(thì dụ vụ Thái Bình, và,…) cũng không khác nhau bao nhiêu về những đòi hỏi, cũng như cách đáp trả.
Những đòi hỏi hôm nay đều không mới, vẫn là nguyện vọng của toàn dân và các thế hệ đã ra đi, đó là cốt lõi của Hiến Pháp 1946, với 6 chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, đòi phải được cụ thể hóa.
Tham nhũng là sự kiện đang diễn ra, chính là bản chất, đồng thời là một yếu tố cấu thành của một thể chế, gọi theo cách lịch sự, công khai là một thể chế “chưa hoàn thiện”, dù đến cuối thế kỷ !
Tham nhũng và chống tham nhũng là hai con, sinh ra từ một mẹ thể chế.
Chống tham nhũng thôi, tức chỉ để đòi lại tiền bạc đã mất, và thay người đã lấy ? Đó là tất cả ao ước của nhân dân sao ? Nó làm thỏa mãn và lấy được lòng nhân dân sao ?
Cụ già mù Nguyễn Đình Chiểu đã thác lời nhân vật:
“Tiên rằng đem bát nước đầy, đổ ngay xuống đất hốt rày sao xong ?” (LụcVân Tiên)
“Hốt nước” chỉ là động thái bày tỏ “thiện chí” hối lỗi. Nhưng hốt nước bằng tay nầy, thì đổ nước bằng tay kia. Giá trị tinh thần và giá trị của niềm tin có thể đổ đi, nhưng khó hốt lại được. Nó không thể là những vũ điệu được trình diễn của thể chế, để làm hoa mắt nhân dân, hay những màn kịch mị dân. Đấu tranh chống tham nhũng đang là quyết liệt, nhưng nó đang che lấp điều cốt lõi quan trọng.
Cuộc chống tham nhũng và tham nhũng, đã chứng minh rằng con Virus tham nhũng đã được cài đặt vào hệ thần kinh não của “Nhà nước-Đảng”, một màng nhện phủ lấp bộ máy từ Trung ương đến Địa phương. Tòa án có thể làm trong sạch hóa bộ máy, hay “tẩy não” từ mỗi con người ư ? Những nhà đạo đức nói, mỗi con người đều có Phật trong tâm, có Chúa trong tim, nhưng chỉ vì “vô minh” che lấp, hay “quỷ dữ” thao túng. Các nhà khoa học nói khác, virus tham nhũng được sinh ra từ thể chế chính trị, nó tiêu diệt tế bào lành mạnh, tạo nên những khối u xấu. Một hệ thống bộ máy tư pháp đồ sộ, từ cao đến thấp, với những chánh án, thẩm phán, luật sư, và các thứ…, kể cả bộ máy an ninh hùng hậu, chỉ dùng để cắt khối u, và cũng loanh quanh đâu đó, ngày đêm những khối u đang được tạo nên. Cắt không hết, không kịp, với bằng chứng là những núi hồ sơ ở các địa phương và trung ương, tồn đọng mỗi ngày càng cao lên. Thật là vô ích, vì tốc độ sinh sôi nẩy nở nhanh chóng, ngày càng tinh vi, tính kháng thuốc ngày càng mạnh, của loại virus đã được trui rèn, đang bám trụ kiên trì trong một thể chế màu mở của chúng.
Cũng vô nghĩa như những kẻ lui cui lo be bờ ngăn nước, thì những kẻ khác xã lũ cho nước chảy xiết hơn. Những cái đầu có ý chí lành mạnh trong bộ máy chắc không khỏi chán chê về việc làm vô nghĩa của đời mình. Hay là họ sẽ tự đầu hàng, buông xuôi, hoặc là thỏa hiệp với giòng nước trôi ? Những tế bào lành mạnh tiếp tục bị bao vây, khoanh vùng và bị giết chết.
Tham nhũng, chống tham nhũng là vấn đề của thể chế.
Người ta mong muốn một sự đột phá từ tư duy và nhân cách.
Khó tin rằng có tư duy mù mờ quờ quạng, mà lại có nhân cách.
Vượt lên trên “tham nhũng và chống tham nhũng”, không có nghĩa là bỏ qua, nhưng là đặt tầm nhìn về tiến trình thay đổi thể chế, vốn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Các quốc gia từng mang tên CNXH, đã đồng loạt chứng minh, rằng, thì, là nó lạc hậu !
Vì thế, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng đã bộc lộ yêu cầu cấp thiết của lịch sử là đổi mới thể chế, khôi phục quyền làm chủ của nhân dân, xóa bỏ độc quyền trong kinh tế… đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt và rộng rải trong dư luận, dù cho gương mặt đại biểu của tham nhũng cũng mang tên Dũng (tức DCD, và v.v.)
Vì đất nước đang đòi hỏi sự đổi mới thể chế, dân chủ hóa thể chế, đó là nguyện vọng lớn lao và cấp bách nhất hiện nay.
Dư luận cũng bày tỏ sự hoài nghi giữa nói và làm, hoặc sẽ làm theo một nội dung mà các từ ngữ tốt đẹp nói trên không hàm chứa. Làm gì có một thứ nội dung khác nội dung mà nhân loại đã đạt được, có tính phổ quát và được khẳng định trên toàn cầu, về quyền làm chủ của nhân dân – một xã hội dân sự, và một nhà nước pháp quyền ?
Cũng không loại trừ trường hợp “lực bất tòng tâm”, nếu là thực tâm, bởi sức đeo bám quá bền bỉ của “thế lực lợi ích”, bởi sự cột trói quá chặt chẻ của “thế lực bảo thủ” về mặt tư duy lẫn quyền lợi riêng, kể cả “hơi hùm” phả xuống từ phương bắc.
Mọi hoài nghi đều có cơ sở.
Nhưng còn vai trò của nhân dân ? ý chí và bản lãnh của dân tộc? Phải biến mộng thành thực.
Truyền thống Việt Nam không theo thuyết hoài nghi, hoặc chủ nghĩa định mệnh !
Việt Nam có một lịch sử, đã từng tồn tại như một quốc gia không kém cỏi gì.
Nhưng lịch sử rất vẻ vang trong sự nghiệp chống ngoại xâm sẽ chỉ là đống tro tàn, nếu không làm cho đất nước phát triển kịp thời đại. Bởi thế và lực ngày nay đã khác, và một thời đại đã khác. Sự đổi mới thể chế là hoàn toàn có thể, và phải quyết tâm đi tới.
Trong và ngoài các khuôn mặt lãnh đạo hiện nay, hoặc từ trong u minh của lịch sử, ai có thể bước lên, dẫn đầu cho công cuộc đổi mới ?
Người đó là vị anh hùng !
Làm anh hùng trong chiến tranh giành độc lập, cần trái tim biết hy sinh.
Làm anh hùng trong đấu tranh xây dựng dân chủ, cần trái tim hòa bình, trái tim thông minh và một nhân cách.
Nó sẽ làm sống dậy sức mạnh của dân tộc và lay động thời đại. Nó không cần bạo lực, không cần mưu mẹo, không cần lý sự về học thuyết vu vơ các thứ…
Minh Trị thiên Hoàng đã là như thế với nước Nhật. Ấn Độ có Gandhi, Hoa Kỳ có Abraham Lincoln, Nam Phi có Mandela, Miama có Aung San Suu kyi, Theinsein…Trái tim và nhân cách của họ đã hướng dẫn họ.
Không so sánh, không mặc cảm, mà đó là những tấm gương hiện thực có thể noi theo.
Quanh quẩn trong ao bèo ?
Có một giòng tư tưởng lẩn quẩn trong ao bèo.
Xin hỏi Giáo Sư Đổ Quang Hưng – thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn về đường lối, sách lược chính trị cho Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng Cộng sản – Đổi mới thể chế, không lúc nầy thì lúc nào ?
Có lẽ, trong hàng cố vấn cao cấp, tiếng nói của GS Đổ Quang Hưng như sóng gợn trong ao bèo, như gió thổi cành tre, rất thong dong mà hoành tráng trong cái khuôn đúc ra mình.
Là Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, GS trả lời phỏng vấn của BBC:
-”Về lô-gic chính trị, có tính của thời đại nữa, tôi nghĩ rằng sẽ đến một lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn phải nghĩ đến điều đó, về lập hội đoàn….”,
-“Như chưa cho (phép)báo tư nhân chẳng hạn, tôi nghĩ cũng có cái hợp lý của nó. Đến một lúc nào đó người ta không phản ứng cái lô-gíc đó thì đến lúc nào đó nó sẽ có, nhưng câu chuyện có thể là của sắp tới chẳng hạn, tương tự như vậy với các vấn đề khác.”
-”Nhưng mà trong cấu trúc quyền lực cũng như đặc tính của thể chế chính trị của Việt Nam, người ta đã chấp nhận cái đó, thì cái hệ luận của nó là vẫn là như thế thôi, vẫn phải chịu như thế, vẫn phải chịu một sự lãnh đạo.”
-”Còn khi đặt vấn đề về quân đội trong vai trò tương quan đối với Đảng, thì có thể ở một thể chế chính trị khác, nó đương nhiên nó lại không phải như vậy,”
– “Với cấu trúc quyền lực như thế này, người Việt Nam vẫn chấp nhận cấu trúc quyền lực như thế này, thì việc liên quan đến quân đội như thế cũng dễ hiểu.” (1)
Tuy là có chức danh lớn nhưng ít người được nghe tên tuổi của Giáo sư, và cũng khó mà hiểu được Giáo sư cố vấn thế nào cho Đảng, cả các sinh viên sẽ học ra sao trong bộ môn của Giáo sư, nhưng tôi tin chắc Giáo sư là một sản phẩm hoàn hảo, vừa “có tính của thời đại nữa”,và nhất là “về lô-gic chính trị”.
Tôi ngồi nhìn lục bình trôi lên trôi xuống từ cái góc sông Sài gòn, mà gởi thương cảm về Giáo sư, về Sinh viên của Giáo sư, và cả cái “Hội đồng lý luận” của Giáo sư, vừa thấy quẩn chân, lại vừa áy náy, về cái “lý luận” của Hội đồng.
Quả sung sẽ rụng, đương nhiên, nhưng chưa biết lúc nào, khi đó nó sẽ rơi xuống đất !.
Đúng quá, thưa Giáo sư, vậy là chúng ta hãy cùng “ngồi chờ sung rụng” và ngắm “lục bình trôi sông”!. /.
HĐN
Ông Trần Văn Huỳnh phát biểu tại phiên điều trần tại Ủy Ban Nhân Quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ
Ông Trần Văn Huỳnh (phụ thân tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức), bà Nguyễn Thị Kim Liên (mẹ của Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy) và bà Nguyễn Trị Trâm (mẹ của luật sư Lê Quốc Quân) phát biểu tại phiên điều trần tại Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 16/1/2014.
Trần Huỳnh Duy Thức là người khởi xướng phong trào Con Đường Việt Nam (www.conduongvietnam.org), với mục tiêu là làm cho Quyền Con Người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng tại Việt Nam để người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp định của bản thân để làm chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của mình.
Ông Trần Văn Huỳnh phát biểu (lược dịch):
“Xin cảm ơn các thành viên của Ủy ban đã cho tôi cơ hội được nói thay con trai tôi, cũng như Lê Quốc Quân và Đinh Nguyên Kha, những người có mẹ đang đứng đây cạnh tôi. Chúng tôi có mặt ở đây vì các con của chúng tôi đang chịu cảnh tù đày ở Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi sự can thiệp của quý vị, vì những đứa con của chúng tôi không làm điều gì sai, họ đơn giản chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ. Ấy thế mà con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức, bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế sau đó, trong một phiên tòa kéo dài chưa tới một ngày.
Do đó chúng tôi kêu gọi Ủy Ban hãy yêu cầu chính phủ Việt Nam cho Ủy Ban được gặp trực tiếp con trai của chúng tôi và các tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam. Nếu yêu cầu của quý vị bị từ chối, hãy đưa nó thành một điều kiện trong việc ký kết thỏa ước TPP.
Thứ hai, chúng tôi thúc giục quý vị ủng hộ để dự luật Nhân quyền Việt Nam thành luật.
Cuối cùng, là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, một trong nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam mới được thành lập gần đây, chúng tôi mong rằng quý vị hỗ trợ chúng tôi tăng cường năng lực, đào tạo và tài chính. Có như thế những nhà hoạt động chúng tôi mới có thể đấu tranh cho những thay đổi và đòi trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe!”
Sau buổi điều trần là cuộc họp báo ngắn và luật sư Trịnh Hội cho biết các nhóm vận động sẽ sang Geneva để tham gia chương trình Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc dành cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam
@danluan
Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản?
(PetroTimes) – Năm 2013 được đánh giá là năm mà nền kinh tế nước ta đã rơi xuống đáy của khủng hoảng. Chính vì vậy, nhiều khó khăn đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động.
Số lượng doanh nghiệp phá sản và thành lập mới đều tăng
Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 nhưng tổng vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2013 cả nước chỉ có 6.742 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, những hỗ trợ về vốn, lãi suất tín dụng, thị trường… giúp số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là 11.299 doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, số liệu của Bộ Tài chính mới cho biết có hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước giải thể hoặc phá sản trong năm 2013.
Đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh là cứu cánh của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Còn trong lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như bất động sản, theo báo cáo của Bộ Xây dựng công bố hiện cả nước hiện có gần 70.000 doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động. Năm 2013 có thêm 10.635 doanh nghiệp thành lập mới, đồng thời 10.077 doanh nghiệp phá sản.
Một điểm đáng lưu ý là ngoài các doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động thì số lượng các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng tăng khá mạnh trong năm qua. Điển hình là các thương vụ đình đám như SCG của Thái Lan mua 85% cổ phần của Prime Group, DaiABank và SGVF sáp nhập vào HDBank, PVFC và Western Bank hợp nhất thành PVcomBank, hai công ty MBS và VITShợp nhất với nhau thành công ty chứng khoán MBS,…
Đâu là nguyên nhân?
Như vậy, nhìn chung, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc phải ngừng hoạt động vẫn còn ở mức rất cao. Đặc biệt số lượng các doanh nghiệp này chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân. Với vai trò là thước đo sức khỏe nền kinh tế khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa (GDP), 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp và tạo nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, thì điều đó cho thấy môi trường kinh doanh của nước ta còn chưa thật ổn định và các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao.
Qua điều tra, khi trả lời về lý do ngừng hoạt động, có tới 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản xuất thua lỗ kéo dài, chỉ có 5,1% trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5% trả lời do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại.
Ngoài ra, do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài những khó khăn về vốn, thị trường… khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động thì khá nhiều doanh nghiệp lách các chính sách về thuế để thành lập các “doanh nghiệp ma” nhằm trục lợi. Chính sự tồn tại của hàng chục nghìn “doanh nghiệp ma” chỉ trong thời gian ngắn và thành lập rồi giải thể trong vòng vài tháng hoặc nhiều lắm chỉ đến một năm khiến số lượng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới luôn tăng mạnh trong nhiều năm qua.
Với một góc nhìn khác, theo một điều tra không chính thức, có tới trên 90% doanh nghiệp nhỏ giải thể sau 3 năm hoạt động.
Lý giải cho hiện tượng này, một số chuyên gia cho rằng: Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường dùng chiêu giải thể sau 3 năm hoạt động để tránh thuế, rồi sau đó lại thành lập một doanh nghiệp tương tự để hoạt động. Hiện số lượng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sống nhờ lách thuế kiểu này cũng không hề nhỏ.
Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp của cán bộ, công chức theo kiểu “chân trong, chân ngoài” hoặc kinh doanh theo sở thích, cảm hứng. Chính vì vậy, khi mà công việc “chân trong” không còn hỗ trợ được nhiều thì họ sẽ rút “chân ngoài” cho nhẹ gánh hoặc đơn giản là hết thích, hết cảm hứng kinh doanh.
Hệ lụy phá sản
Với một nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp phá sản, đặc biệt đối với nước ta khi yêu cầu có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong một năm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong nước.
Mặt khác, những hệ lụy về mặt xã hội như công ăn việc làm cho lao động, ảnh hưởng môi trường sinh thái khi nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng làm đau đầu các nhà quản lý.
Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khi nói về tác động của việc doanh nghiệp “chết” hàng loạt gây ra nhiều hệ lụy: “Nếu mà hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể, tất nhiên số lao động bị mất việc rất nhiều. Thị trường là gì, thị trường là sức mua của người lao động có thu nhập. Người lao động bị mất việc thì không có sức mua nữa, hàng hóa trên thị trường không có chỗ tiêu thụ. Vì vậy bây giờ phải cố gắng làm sao cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hồi phục, phát triển lại thì mới có công ăn việc làm thì lúc đó mới có nguồn tiêu thụ được, ngược lại không thể trông đợi sức mua tăng lên được.”
Ngoài ra, trong tình trạng hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, trong số những người lao động mất việc có không ít những người có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp sẽ chọn một giải pháp mong đổi đời là đi xuất khẩu lao động qua con đường môi giới không chính thống. Đây là cơ hội để cho xấu lợi dụng lòng tin của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản và càng làm tăng những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Thành Trung
Vì sao Trung Quốc cải tổ quân đội và tăng cường quân khu Quảng Châu ?

REUTERS/Xinhua/Zha Chunming
Trong những ngày đầu năm nay, báo chí chính thức của Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản nhiều lần đưa tin quân đội Trung Quốc có kế hoạch tái cấu trúc quân đội, thành lập bộ chỉ huy hỗn hợp hải lục không quân. Với ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ hai thế giới, khi tăng cường hạm đội Nam hải và quân khu Quảng Châu, những chuẩn bị của Trung Quốc không chỉ nhằm đối phó với « liên minh Mỹ-Nhật »ở Hoa Đông.
Hội nghị Trung Ương đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm 2013 thông báo sẽ thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC. Tuy theo mô hình Hoa Kỳ, nhưng NSC Trung Quốc bao trùm hầu hết lãnh vực từ an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại cho đến đối ngoại và kiểm soát báo chí, do lãnh đạo Tập Cận Bình chỉ huy. Cũng trong chiều hướng này, quân đội Trung Quốc sẽ được tái cấu trúc với bộ chỉ huy thống nhất, tăng cường ba quân khu duyên hải gồm Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu.
Để tìm hiểu thêm vì sao kế hoạch tái cấu trúc quân đội, được tiến hành vào thời điểm Tập Cận Bình lên ngôi, cụ thể ra sao, hàm chứa những mục tiêu chính trị và quân sự nào ? Đâu là những đối tượng chính của chế độ có ngân sách quốc phòng ( 2,3 triệu quân, 117 tỷ đô la) đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và mỗi năm mỗi tăng hơn 10% ?
Và tại sao quân khu Quảng Châu lại được tăng cường hùng hậu nhất với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và toàn bộ lực lượng Thủy quân lục chiến trấn đóng tại đảo Hải Nam? RFI đặt câu hỏi với giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.
RFI : Vai trò của quân đội Trung Quốc trong chế độ hiện nay ?
GS Ngô Vĩnh Long : Từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, không một lãnh đạo nào lên làm Tổng Bí thư và Chủ tịch nước mà không có sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc. Không ai đứng vững được nếu không nắm được quân đội…Do đó, khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012 thì ông đưa ra khẩu hiệu « giấc mơ Trung quốc », lấy từ tựa đề một cuốn sách của một sĩ quan « diều hâu », kêu gọi quân đội phải tăng cường đương đầu với Hoa Kỳ.
RFI : Kế hoạch tái cấu trúc quân đội Trung Quốc được quyết định lúc nào ?
GS Ngô Vĩnh Long : Ít nhất là lúc Hội nghị trung ương tháng 11 vừa qua. Đại hội đó quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình làm Chủ tịch tập trung tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát quân đội, Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, Cục Tuyên truyền, Cục Liên lạc và hợp tác quốc tế. Thông tin của báo Nhật Yumiuri là chính xác, Trung Quốc xáp nhập 7 quân khu hiện tại thành 5. Mỗi quân khu có một bộ chỉ huy tác chiến tổng hợp cho bộ binh, không quân, hải quân, và các quân đoàn tên lửa chiến lược. Báo chí Trung Quốc như Trung Hoa Nhật Báo, Nam Hoa Tảo Báo đã cho biết Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận thành lập “cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp với đặc tính Trung Quốc”.
RFI: Tại sao phải thay đối cấu trúc quân đội hiện nay?
GS Ngô Vĩnh Long : Trước hết là để thống nhất chỉ đạo và chỉ huy trong tay Bộ Chính trị , đặc biệt là trong tay ông Tập Cận Bình. Sau đó là tái phối trí các quân khu hiện nay. Ba quân khu quan trọng nhất sẽ được tăng cường là quân khu Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu để Trung Quốc kiểm tra ba khu vực là Hoàng hải (Bắc hải), Đông hải và Nam hải.
Hạm đội Bắc hải của Trung Quốc được đặt dưới quyền chỉ huy của quân khu Tế Nam, hạm đội Đông hải đặt dưới quyền chỉ huy của quân khu Nam Kinh và hạm đội Nam hải dưới sự chỉ huy của quân khu Quảng Châu. Hạm đội Nam hải hùng hậu nhất, có nhiều tàu chiến nhất, tàu sân bay Liêu Ninh mà gần đây tập trận ở biển Đông. Đặc biệt nhất là toàn bộ Thủy quân đánh bộ trên 20.000 quân và các tàu đổ bộ nằm trong hạm đội Nam hải. Thành phố Tam Sa được thiết lập trên đảo Hoàng Sa là cơ quan đầu não kiểm soát các quần đảo trong Biển Đông.
Lý Khánh Công, Phó Tổng bí thư Hội đồng nghiên cứu chính sách an ninh của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ chú trọng tăng cường các kho vũ khí “high tech” và vũ khí hạt nhân ở ba vùng biển Bắc hải, Đông hải và Nam hải. Lý Khánh Công cho biết thêm, ưu tiên cao nhất hiện nay của Trung Quốc là có “thêm nhiều tàu sân bay và các hạm đội hùng mạnh hơn, Trung Quốc đã xây dựng các pháo đài sắt thép ở các vùng biên giới trên đất liền, như vậy ưu tiên hiện nay là trên biển cả.
RFI: Quân khu Quảng Châu được tăng cường hùng hậu nhất , toàn bộ Thủy quân lục chiến đóng tại hải Nam, để làm gì? Hệ quả ra sao?
GS Ngô Vĩnh Long : Mục tiêu của Trung Quốc, trước hết là kiểm soát Biển Đông và chứng minh là việc Trung Quốc đưa ra cái đường “lưỡi bò” là đúng. Đối tượng chính đối với Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam có lãnh hải dài nhất tại Biển Đông. Nếu Việt Nam vì sợ mà không có phản ứng thì Trung Quốc sẽ dùng vấn đề này để làm áp lực với các nước khác trong khu vực cũng như là với Mỹ…”.
@RFI