Khóc cười với thơ trên lịch

(Toquoc)- Không biết từ bao giờ trên các cuốn lịch treo trường và lịch xé từng ngày (lịch bloc) xuất hiện thơ và danh ngôn. Mỗi khi năm hết tết đến, cuốn lịch mới được thay chỗ cuốn lịch cũ, lại thấy thấp thoáng thơ ca trên đó là bao cảm xúc ùa đến, vừa trầm ngân, vừa thích thú lại vừa giật mình thon thót…

 

Nhiều người có cái thú mỗi ngày đọc những “lời hay ý đẹp” trên lịch rồi nhâm nhi bên chén trà. Danh ngôn thì được nhân rộng người biết, còn thơ vì thế có thêm một kênh để với độc giả.

Danh ngôn bao gồm những câu nói hay, chí tình chí lý mang tính triết lý, chân lý, tổng kết, ngẫm nghĩ… của một cá nhân nổi tiếng hoặc cũng có khi là tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao.

Còn thơ, ít khi là cả bài, trừ khi đó là bài thơ ngắn, bao gồm bốn câu. Thường thường là một khổ thơ bốn câu được trích trong bài, hoặc cũng có khi là hai câu. Tuỳ vào mỗi bài thơ cụ thể mà số câu được quyết định ngắn dài để có diễn đạt hợp lý.

Nếu lịch treo tường có hai phần Tranh và Ngày tháng, thì thơ thường ở vị trí trung tâm, dễ nhìn, dễ đọc, dù được viết theo kiểu thư pháp.

Phải công nhận, khi thơ được in trên lịch, ngoài việc xem ngày âm dương như công dụng vốn có của lịch thì nhiều người đã dừng mắt lại lâu hơn để đọc và ngẫm nghĩ. Thậm chí có nhiều người còn lưu lại tờ lịch hoặc mang sổ tay ra chép những lời hay ý đẹp để thỉnh thoảng đọc lại, hoặc chia sẻ với bạn bè, người thân.

Tuy nhiên, việc chọn thơ để in trên lịch trước nay còn quá nhiều cái đáng bàn.

Đầu tiên là việc chọn thơ. Vì thơ in trên lịch thường là trích dẫn từ 2 đến 4 câu nên việc để phần thơ trích đứng được độc lập không phải là dễ. Có những câu thơ khi để trong chỉnh thể cả bài thơ thì hoàn toàn ăn khớp, nhưng khi đứng tách ra độc lập thì lại rất khó chấp nhận. Chẳng hạn như trên lịch của tạp chí Văn nghệ Quân đội, có trích ra những câu thơ đứng độc lập rất hay như: “Cát đi mãi chẳng thành đường/ Tôi đi theo lối Mẹ thường hát ru” (Nguyễn Hữu Quý), hoặc câu: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây” (Trần Đăng Khoa)…

Nhưng khi đến hai câu thơ của Duy Khán thì lại không ổn:

“Tôi mang nào có bao nhiêu

Mà sao mời mọc quá nhiều hỡi em”.

Đặt vào vị trí độc giả không biết đến hai câu này nằm trong bài Chợ chiều – tức là không đọc nhiều sáng tác của Duy Khán thì rất dễ bị hiểu sai so với chỉnh thể bài thơ. Mà độc giả sẽ hiểu là anh chàng trong bài thơ này có vẻ hơi… ki bo, mang ít đồ để chia. Còn cô gái trong bài thơ lại quá xởi lởi, không thấu hiểu nỗi lòng người mang ít (?)

Trên tờ lịch của Viettel còn có bài thơ mà đọc xong không biết nên cười hay khóc. Bài thơ viết theo kiểu thư pháp, lên dòng xuống dòng hơi khó phân biệt vì đọc ngược, đọc xuôi không thấy thuận lắm, xin được tạm dịch ra thế này:

“Xuân đến sen hồng khoe sắc thắm

Hoa sen thanh tao bùn nước không nhơ bẩn

Hoa sen thuần khiết hương thơm nhẹ ngọt ngào”

Bài thơ này không ghi tên tác giả. Cũng xin tạm thời không bàn về cái hay hay dở, cũ hay mới, độc đáo của bài thơ, tứ thơ, kết cấu câu thơ mà chỉ cần đọc câu đầu đã thấy… có vấn đề – Xuân đến sen hồng khoe sắc thắm. Bởi trước nay ai cũng biết hoa sen nở vào mùa hè chứ mùa xuân mà sen hồng khoe sắc thắm thì có lẽ là giống sen mới mà bản thân người viết bài này chưa cập nhật thông tin chăng? (Tìm hiểu thì thấy có bài thơ Hoa sen của tác giả Nguyễn Tâm, nội dung thế này: Mảnh khảnh thân em ở dưới ao/ Khi thì áo trắng lúc hồng đào/ Bên trong màu yếm vàng hanh nắng/ Váy rộng xòe xanh gió lao xao/ Xuân đến bao cô khoe sắc thắm/ Hè về một bóng em đổi trao/ Thanh tao bùn nước không nhơ bẩn/ Thuần khiết hương thơm nhẹ ngọt ngào!) Thôi thì đánh giá nội dung bài thơ in trên lịch thế nào xin nhường quyền cho người đọc để xem bài thơ có xứng đáng được chọn in trên lịch với logo của một thương hiệu khá nổi tiếng hay không.

Trong suốt cuộc đời cầm bút của một nhà thơ vẫn có thể có những câu thơ dở.

Câu thơ không có tội.

Câu thơ dở nằm im trong xó xỉnh bất cứ đâu không ai biết.

Nhưng một câu thơ dở được in trên lịch, treo trong nhà, dễ đập vào mắt người quan sát nhất thì thấy… chướng và bỗng dưng thấy thơ ca vô cùng tội lỗi.

Bên cạnh chuyện chọn nội dung thơ như thế nào để in trên lịch thì thơ trên lịch còn vấp phải vấn đề khác mà lâu nay chúng ta đã và đang nhắc tới, đó là nhuận bút và tác quyền.

Việc thơ được in trên lịch và trở thành một loại hàng hoá bán trên thị trường, tức là trở thành nguồn có thu thì không thể không nhắc tới nhuận bút cho tác giả.

Trên nhiều cuốn lịch bloc của các nhà xuất bản, ngoài in danh ngôn – thường tác giả là người nước ngoài, hoặc ca dao tục ngữ, thành ngữ thì không có tên tác giả nhưng còn những khổ thơ có đầy đủ tên tác giả thì sao?.

Hàn Mặc Tử có: Thích trồng hoa cúc để xem chơi/ Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi/ Đêm vắng gần kề say chén nguyệt/ Vườn thu vắng vẻ đã mua vui”, còn Xuân Quỳnh là: “Nắng với hồng với tim tím nhạt/ Tựa màu mây phiêu lãng cuối trời xa/ Hoa tường vi như thực lại như mơ/ Cùng tôi sống một thời trẻ dại”.

Với các nhà thơ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu… được đông đảo các nhà làm lịch in thơ từ năm này qua năm khác. Vậy thì, ngoài việc khó khăn xin phép tác giả để được in thơ thì các nhà làm lịch sẽ chi trả nhuận bút như thế nào?

Quan sát thơ trên các cuốn lịch bloc còn thấy có nhiều câu thơ mà ở phần ghi tên tác giả là Sưu tầm, Khuyết danh. Nếu cứ ghi chung chung như thế thì không khéo một ngày không xa để tránh vấn đề nhuận bút hay phải hỏi xin ý kiến tác giả có đồng ý in thơ của mình trên lịch không thì nhiều nhà thơ hiện còn đang sống sẽ bị lờ đi và “quy đồng tác giả” thành Sưu tầm hết.

Cuối năm, tản mạn về chuyện thơ trên lịch, về chuyện nhuận bút thơ ca, có nhà văn bảo với tôi rằng, không khéo sau bài này khối người chưa có tên tuổi lại đua nhau mang thơ đến nhà xuất bản để năm sau được in trên lịch. Nhà xuất bản sẽ không còn phải lo chuyện nhuận bút, tác quyền mà có khi họ vừa mang thơ vừa mang theo cả tiền để thơ mình được phổ cập cũng nên. Ừ, với thơ, cũng chẳng biết thế nào thật!.

Hiền Nguyễn

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao?

(ĐSPL) – Cái kết cuối cùng cho con đường phạm tội của các “sếp” là trại giam. Tuy nhiên, sau những án tù, án tử dành cho các bị cáo, những “bóng hồng” một thời của các sếp sẽ ra sao?
Án tử Dương Chí Dũng, nỗi đau lớn cho người tình?
Cựu Tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng mới đây bị tòa tuyên án tử hình vì tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại gần 400 tỷ đồng và tham ô tài sản nhà nước.
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng đã sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng “bồ nhí” tên Ph.T.T – người đã có con riêng với Dương Chí Dũng – 2 căn hộ chung cư: một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Mỗi căn hộ này có giá từ 4-6 tỷ đồng. Vì là tiền tham ô nên đến khi ông bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 1

Căn hộ cao cấp mà Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí của mình
Câu chuyện về người tình Ph.T.T là một dấu mốc tạo nên bước ngoặt của cuộc đời Dương Chí Dũng. Cô gái này sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Do gia đình khó khăn, Ph.T.T chỉ học hết lớp 10.
Cô ra Hà Nội làm giúp việc cho người thân, sau đó, Ph.T.T ra ngoài làm tiếp viên cho một số nhà hàng. Trong một lần đi nhậu, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T và phải lòng cô. Hai người đến với nhau. Ph.T.T đã sinh cho Dương Chí Dũng một đứa con trai. Phải chăng, vì sự ràng buộc đó nên Dương Chí Dũng đã tìm mọi cách cung phụng cho cô bồ nhí không công ăn việc làm và đứa con trai ngoài giá thú của mình, đẩy ông vào con đường phạm tội?

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 2

Đối mặt với án tử của Dương Chí Dũng, người tình có xót xa?
Xung quanh vụ bê bối của Dương Chí Dũng, sau khi CQĐT tiến hành kê biên hai căn nhà mà ông Dũng đã mua cho T., vợ của Dũng là bà Phạm Thị Mai Phương đã lên tiếng khẳng định số tiền Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền “vay của vợ”.
Dương Tự Trọng sa chân, bồ nhí và 2 con ngoài giá thú ra sao?
Trong 5 anh em ông Dũng, người được coi là học hành nghiêm túc nhất, tính tình ngay thẳng và đầy chất nghệ sĩ là đại tá Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng). Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Trọng gia nhập lực lượng Công an Hải Phòng.
Với tố chất thông minh, bản lĩnh của lính hình sự, ông Trọng nhanh chóng được đồng nghiệp nể phục, cấp trên tin dùng khi chỉ huy triệt phá nhiều băng nhóm giang hồ đất Cảng.
Con đường quan lộ đầy hứa hẹn của đại tá Trọng bỗng chốc tiêu tan, lâm cảnh lao lí khi luỵ tình tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài. Cuộc trốn chạy của ông Dũng kéo theo gần chục cán bộ công an Hải Phòng nhúng chàm chỉ vì giúp sức ông này bỏ trốn.
Khi bị bắt giam điều tra về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn, cựu đại tá Dương Tự Trọng cũng bị phát hiện có bồ nhí và con riêng ở Hà Nội như anh trai. Đó là người phụ nữ có tên Hoàng Thị Kim N. (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội).

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 3

Căn nhà ở Cầu Giấy nơi “bạn gái” Dương Tự Trọng sinh sống
Cụ thể, chiều 17/5/2012, ngay khi anh trai gọi điện thông báo mình sẽ bị khởi tố và bắt giữ, ông Trọng đã ngay lập tức hướng dẫn ông Dũng tạm trốn vào nhà của cô N. để lánh nạn. Sau đó, từ Hải Phòng, ông Trọng liên tục thực hiện những cuộc điện thoại cho tay chân để “điều” ông Dũng về trốn tại nhà bố đẻ của cô N. ở phố Mỹ Sơn, Quảng Hà, Hải Hà, Quảng Ninh.
Ngay khi Dương Chí Dũng bị bắt giữ, bản thân cô Hoàng Thị Kim N. và bố đẻ đã nhiều lần bị triệu tập lên cơ quan điều tra, song xét các tình tiết liên quan không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nên VKSND Tối cao không truy cứu trách nhiệm hình sự của hai người này.
Liên quan đến tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” mới bị khởi tố, cơ quan chức năng cáo buộc ông Trọng đã lợi dụng chức vụ để yêu cầu nhân viên cấp dưới cấp 2 CMND ghi thông tin giả và dùng một trong hai CMND này để đăng ký khai sinh tên cha cho hai người con của cô N.
Cụ thể, từ năm 2002, ông Trọng có quen biết với cô N. khi cô đang là sinh viên trường đại học Hàng hải Hải Phòng. Hai bên đã có một quá trình đi lại và nảy sinh tình cảm. Sau khi cô Hoàng Thị Kim N. về Hà Nội làm ăn, trú tại quận Cầu Giấy, cả hai vẫn giữ liên lạc và cô N. có thai, sinh hai con gái.

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 4

Dương Tự Trọng lĩnh án 18 năm tù
Để phục vụ mục đích làm giấy khai sinh cho con mình, vào tháng 4/2012 ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm cho mình 2 CMND với những thông tin giả mạo. Sau khi hoàn thiện hai CMND này, ông Trọng đã đưa cho cô N. để làm khai sinh cho hai con.
Theo tin tức đã đưa, tại khu vực nơi mẹ con người phụ nữ được cho là “bồ nhí” của Dương Tự Trọng trú ngụ, được biết, trong căn nhà khang trang xây 4 tầng thường chỉ có 3 mẹ con và người giúp việc sinh sống, chưa ai từng nhìn thấy chồng của cô N. đâu mặc dù gia đình đã đến sống được nhiều năm.
Bác Bùi Thị Thảo (tổ trưởng tổ dân phố) cho biết: “Trong đăng kí tạm trú của cô N. ghi rõ tên người chồng là Dương Đ.C. và hiện đang làm trong lĩnh vực xây dựng ở tận Bố Trạch – Quảng Bình, nhưng tôi cũng chưa từng gặp người này. Cô N. sống khép kín nhưng cũng luôn gương mẫu trong các phong trào đóng góp của tổ, khu phố”.
Theo miêu tả, cô N. là một người phụ nữ có nhan sắc, mặc dù đã hai con nhưng vẫn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp, dáng người khá cao ráo. Các con cô N. cũng rất đáng yêu và ngoan ngoãn.
TGĐ PMU 18 Bùi Tiến Dũng và câu chuyện về các “bóng hồng”
Trong thời gian diễn ra vụ bê bối PMU 18, cơ quan điều tra đã  tiến hành làm rõ nguồn tiền và khối tài sản của cựu tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng. Kết quả xác minh cho thấy đã có sự xuất hiện của những người đẹp, hoặc là đối tượng được hối lộ, hoặc đứng tên tài sản cho Bùi Tiến Dũng, hoặc có quan hệ “trên mức bình thường” với vị tổng giám đốc lắm tiền nhiều của này.
Nữ ca sĩ Trần Thị Hồng Hải (biên chế thuộc Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2) đã từng bị triệu tập đến trụ sở Phòng Trực ban Hình sự Cơ quan Cảnh sát điều tra ở số 14 phố Hồ Giám-Hà Nội để giải trình về nguồn gốc số tài sản lớn đứng tên mình (có căn cứ cho thấy Bùi Tiến Dũng mua tặng) cũng như mối quan hệ của cô đối với Bùi Tiến Dũng.

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 5

Có rất nhiều các bóng hồng vây quanh Bùi Tiến Dũng
Theo tin tức đã đưa, Trần Thị Hồng Hải (sinh năm 1975) quê ở Thái Nguyên. Trước khi đầu quân về làm ca sĩ trong Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2, hơn 10 năm trước, Hồng Hải công tác trong một đoàn nghệ thuật khác cũng thuộc quân đội. Hồng Hải vẫn nói rằng mình có quen biết với Bùi Tiến Dũng do từng làm chương trình với PMU 18.
Từ năm 2000, sau một lần biểu diễn ở PMU 18, cô đã hoàn toàn không còn quan hệ gì với PMU 18, cụ thể là cá nhân ông Dũng.
Ngoài Hồng Hải, danh sách người tình của Bùi Tiến Dũng còn xuất hiện một cựu diễn viên múa của một Đoàn Văn công KQ, có tên là Chu Thanh H. (sinh năm 1977). Hiện người đẹp Chu Thanh H. không còn công tác trong lĩnh vực nghệ thuật mà đã chuyển sang một công ty chuyên về vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
H. khá nổi tiếng trong giới doanh nghiệp với bề ngoài xinh đẹp của mình. H. sống với bố ở Nghĩa Đô, còn mẹ cô thì vẫn ở quê. Trước khi cặp kè cùng hội Bùi Tiến Dũng, H. là bồ của T. – giám đốc một doanh nghiệp tư nhân chuyên về xây dựng các công trình giao thông, thực chất cũng là một “sân sau” của Bùi Tiến Dũng. Trong một buổi liên hoan tại Dragon, một nhà hàng nổi tiếng trên đường X.D, H. được T. tự nguyện “nhường” lại cho sếp của Bùi Tiến Dũng. Kể từ khi trở thành bạn gái của vị sếp của sếp Dũng, tài sản tiền bạc của cô này đột nhiên nhiều khủng khiếp.

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 6

Cựu Tổng của PMU 18 nhận án 13 năm tù
Do đó, cơ quan điều tra đã triệu tập H. để làm rõ những thông tin về mối quan hệ giữa cô và Bùi Tiến Dũng cũng như nguồn gốc căn hộ chung cư cao cấp mà cô được “tặng”.
Ngoài nữ diễn viên Chu Thanh H. và ca sĩ tai tiếng H.N, liên quan đến Bùi Tiến Dũng, lại xuất hiện thêm 2 người đẹp khác: H. và Tr. Tuy nhiên, cả 2 cô này đều không phải là ca sĩ, người mẫu hay diễn viên gì ghê gớm mà chỉ là 2 “nhân viên đặc biệt” của quán cà phê N.T nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Trong thời gian cặp kè, Tr. hầu như theo sát tổng giám đốc PMU 18, ngay cả khi ông Dũng đi công tác tại các dự án. Một số nguồn tin cho biết cả H. và Tr., ngoài việc có quan hệ tình cảm với tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng còn có liên quan đến “thú tiêu khiển” cá độ bóng đá của ông này.
Với những sai phạm trong vụ án PMU18, Bùi Tiến Dũng là lĩnh án 13 năm tù giam, một cái kết đáng buồn cho cựu TGĐ PMU18.
Minh Hiền

‘Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ’

Quan hệ Việt - Trung

Nhà nghiên cứu nói đàm phán VN về chủ quyền Hoàng Sa qua ngoại giao ‘không hiệu quả’

Việt Nam không thể trông chờ vào biện pháp ‘ngoại giao’ vốn dựa trên ‘nhân nhượng’, cố giữ ‘hòa hiếu’ khi đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ tay Trung Quốc, theo một chuyên gia công pháp quốc tế và luật biển từ Hà Nội.

Các động thái ngoại giao trong suốt nhiều năm qua tỏ ra ‘không hiệu quả’ khi vẫn không thể buộc Trung Quốc trao trả lại chủ quyền trên hai quần đảo này cho Việt Nam, theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Công pháp Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trao đổi với BBC hôm 12/01/2014, Phó Giáo sư Diến, người tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp quốc gia về pháp lý chủ quyền cho VN nhấn mạnh trong tình hình Trung Quốc quyết ‘phớt lờ’ và ‘coi thường’ các ‘nguyên tắc cơ bản’ của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước luật biển 1982, Việt Nam phải ‘cương quyết’ hơn và sử dụng ‘con đường pháp lý.’

Ông nói: “Ngoại giao chỉ là một kênh thôi, còn đất đai lãnh thổ là quyền thiêng liêng, vô giá. Đấu tranh bằng ngoại giao để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ chỉ là một kênh, mà thường ra không hiệu quả, theo quan điểm của chúng tôi là không hiệu quả,

Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước LHQ, nặng hơn, chúng ta (VN) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7 Công ước Luật Biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8 (Công ước 1982), hoặc trước bất kỳ một cơ quan trọng tài nào

PGS. TS. Nguyễn Bá Diễn

“Nếu mà cứ căn cứ vào kênh ngoại giao để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thì xem chừng không cẩn thận lợi bất cập hại, nó chỉ là một kênh.”

Ông giải thích: “Chủ quyền quốc gia là vấn đề tối thượng, một thành tố vật chất để tồn tại quốc gia, mà ngoại giao tức là nhân nhượng, là thương lượng và đàm phán, cho nên người ta khó mà làm được chuyện đó (đòi chủ quyền).”

Luật gia tin rằng con đường duy nhất đấu tranh đòi chủ quyền hiệu quả của Việt Nam là dựa trên luật pháp quốc tế.

Ông gợi ý: “Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước Liên Hợp Quốc, nặng hơn, chúng ta (VN) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7 Công ước Luật Biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8 Công ước Luật Biển 1982, hoặc trước bất kỳ một cơ quan trọng tài nào.”

‘Con đường dứt điểm’

Theo PGS Nguyễn Bá Diến, vì hành vi của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng ‘ngang ngược’, việc đàm phán ngoại giao sẽ ‘không dễ dàng’ và Việt Nam sẽ buộc phải dùng biện pháp khác mà ông hy vọng là hữu hiệu hơn.

Ông nói: “Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép 40 năm qua, Việt Nam đã bao nhiêu lần đề xuất đàm phán, thương lượng, nhưng phía Trung Quốc từ chối, ví dụ như vậy và sau này họ còn ngang ngược đánh chiếm thêm một số đảo, thí dụ sự việc năm 1988.”

“Rõ ràng là việc thương lượng đàm phán trong vấn đề lãnh thổ, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa không dễ dàng.

“Trung Quốc rõ ràng đã đánh chiếm, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm qua rồi, nhưng… ngày càng cố tình phớt lờ yêu sách đòi hỏi trả lại (chủ quyền) của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, bằng thương lượng, từ chối.”

Chuyên gia khẳng định: “Thế cho nên chỉ có con đường pháp lý, chỉ có con đường chính trị quốc tế, pháp lý quốc tế mới có thể giải quyết một cách thỏa đáng, dứt điểm được vấn đề này,

PGS. TS. Nguyễn Bá Diến

Ông Diễn nói VN có ‘thừa chứng cứ’ để đòi chủ quyền HS-TS, nhưng còn phải nhà nước quyết định.

“Mà tôi nghĩ không chỉ có vấn đề tranh chấp ở trên Biển Đông mà trên thực tiễn ở Đông Nam Á, người ta cũng đã đưa tranh chấp của Malaysia với Singapore, rồi Malaysia với Indonesia, người ta cũng đã đưa ra Tòa án Quốc tế và ngay cả (vụ) Đền Preah Vihear của Thái Lan và Campuchia người ta cũng đưa ra Tòa án Quốc tế đấy chứ.

Phó Giáo sư Diến cho hay hiện có hai luồng quan điểm trong nước về việc Việt Nam nên đưa vụ đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc ra sao.

Ông nói: “Có người nói bây giờ đã quá muộn rồi, Việt Nam không đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế, trước tổ chức quốc tế, ít nhất là Liên Hợp Quốc, như thế cũng là quá muộn rồi,” nhà luật học nói.

“Nhưng cũng có quan điểm cần tính toán, cân nhắc, và cũng cần xem xét thái độ của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam vẫn muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc, chưa muốn làm căng với Trung Quốc.”

‘Còn chờ thời cơ?’

Chuyên gia pháp lý khẳng định Việt Nam hiện đã có ‘quá thừa’ những căn cứ pháp lý, lịch sử để đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chính quyền vẫn còn chưa quyết định đưa ra tài phán quốc tế.

Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Bá Diến

Ông nói: “Xin khẳng định một điều là Việt Nam có quá thừa những căn cứ pháp lý, cũng như có đầy đủ căn cứ lịch sử, nói cách khác là có đầy đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển được quy định của luật pháp quốc tế, cụ tể là Công ước Luật biển 1982,

“Việt Nam có đầy đủ những căn cứ, những bằng chứng để chứng minh đòi lại, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng một cách trái pháp luật bằng vũ lực.”

Giải thích về việc vì sao chính quyền Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa quyết định thưa kiện Trung Quốc dùng vũ lực tấn chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác ở Trường Sa, trên Biển Đông, ra tài phán quốc tế.

Ông Diến nói: “Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam.

Nhà luật học cho rằng có thể Việt Nam đang đợi tới một thời điểm chính trị thuận lợi, như một thời cơ thuận lợi để tung ra hồ sơ lên tài phán quốc tế, nhưng ông cũng lưu ý:

Ngư dân Việt Nam

Ngư dân VN có thể bị ảnh hưởng lớn bởi quy định mới về vùng đánh cá của TQ trên 2/3 Biển Đông

“Tuy nhiên tính toán như thế nào cũng là một vấn đề, bây giờ hay sau này, cái đó cũng phải có sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng.”

‘Trung Quốc lấn tới’

Nhân dịp này, chuyên gia cũng lên tiếng bình luận về việc Bấm Trung Quốc mới đây đưa ra quy định mới gọi là “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp” của Trung Quốc dưới danh nghĩa văn bản dưới luật của tỉnh Hải Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Theo quy định này, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài ‘tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính…’. PGS Nguyễn Bá Diễn nói với BBC:

“Đương nhiên là theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển 1982 thì quy định của TQ về cái yêu cầu hay đòi hỏi các quốc gia cũng như tàu thuyền của các nước khi vào vùng đánh cá, không chỉ vùng đánh cá mà vào vùng biển khoảng 2/3 diện tích Biển Đông phải có giấy phép, như là một sự tuân thủ nhà cầm quyền TQ, thì như thế là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật biển 1982 rồi.”

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị

Hôm thứ Sáu, 10/1/2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị cũng đã có phản ứng trên truyền thông trong nước.

Ông Nghị được dẫn lời nói: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.”

Trước đó, hôm 03/1/2014, nhìn lại công tác đối ngoại năm 2013 và nêu trọng tâm đối ngoại trong năm mới của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bấm Phạm Bình Minh, trên truyền thông trong nước, đã đề cập xử lý quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông.

“Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam…”, ông nói với trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam.

@bbc