Phan Châu Thành – Những tỳ vết của viên ngọc Singapore (3)

Phan Châu Thành

Đầu năm mới 2014, tôi cứ chần chừ mãi việc viết nốt phần cuối về “những tỳ vết của viên ngọc Singapore” như đã tự hứa này. Chần chứ, là vì ai lại thích đi nói về tỳ vết của những người hàng xóm làm chuyện đầu năm cơ chứ. Nhưng đã hứa rồi… Mà tôi thì không thích là “Con ma nhà họ Hứa” như thủ tướng X nổi tiếng trơ trẽn của dân Việt đau khổ chúng ta hôm nay, kẻ lại vừa mới có “lời hứa đầu năm” còn trơ hơn nữa. Trơ, vì với kẻ như X, có hứa lớn có nghĩa là sẽ có hại lớn…

Nhưng với mấy bài này của tôi, các bạn có thể để ý thấy tôi thực chất chỉ mượn chuyện Singapore và người Sing để nói chuyện “đảng ta” mà thôi.

Nhắc lại ý chính hai phần trước

Trong phần đầu trước tôi đã trình bày quan điểm của mình về tính hai mặt trong cách thức và đạo đức kinh doanh của đa số doanh nhân Singapore. Trên ba chục năm làm ăn với họ trên nhiều địa vị tư cách khác nhau, tôi thấy riêng ở Việt nam hôm nay họ chủ yếu kinh doanh bằng mua chuộc các quan tham cộng sản – tức giúp tham nhũng rồi rửa tiền cho bọn “sâu đỏ” trong khi họ làm ăn rất nghiêm túc ở xứ họ. Điều tôi muốn nói là đảng cộng sản VN và các đảng viên “ưu tú” của nó đã làm nghèo VN rất nhiều và cũng góp phần tích cực làm giàu Singapore chút đỉnh, đánh sáng thêm viên ngọc Singapore. Về việc này, chắc đảng PAP của ông Lee Kuan Yew phải thưởng nhiều huy chương cho các lãnh đạo đảng CSVN mới đúng, thay vì sang cố vấn/dạy cách kinh doanh.

Phần hai, tôi nói về chính sách thực dụng của chính phủ Singapore trong mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế. Nó làm họ mâu thuẫn nặng nề với các hàng xóm lân bang trong ASEAN. Trong ví dụ, tôi lấy chuyện họ mua cát lấn biển từ tận đồng bằng Cửu Long của ta từ các quan tham cộng sản, bất chấp việc đó phá hoại môi trường và đời sống dân ta hôm nay và ngày mai thảm thế đến thế nào, miễn là “thuận mua vừa bán”. Mà cộng sản Việt nam hôm nay họ đã và đang sẵn sàng bán cả đất nước, cả dân tộc Việt này cho CS Tầu, thì nhằm nhò gì ba…hạt cát sông, miễn là tiền họ thêm đầy túi.

Và phần này, tôi sẽ nói về hệ thống chính trị Singapore, và những tỳ vết của họ mà cộng sản Việt Nam đã tự học lỏm và nay đã trở thành sư phụ. Đó là, làm thế nào để ổn định chính trị?

Vài nét về hệ thống chính trị Singapore

Singapore được Anh trao cơ chế tự trị (Internal Self-Government) bằng một Hiến pháp Singapore từ năm 1958, nhờ đó đảng PAP (People’s Actions Party, do một nhóm trí thức trung lưu mà ông Lee K.Y. đứng đầu thành lập 4 năm trước, 1954), trong khuôn khổ Hiến pháp Anh quốc đã tham gía ứng cử dân chủ và rồi thành đảng cầm quyền tại Singapore, từ 1959, cho đến nay.

Về chính trị, Singapore thực chất là quốc gia với chế độ độc đảng, vì chưa từng có đảng đối lập nào lên cầm quyền thay PAP được, suốt 54 năm qua. Đây cũng là chế độ toàn trị (totalitarian government), vì họ (PAP) kiểm soát chặt chẽ mọi lĩnh vực sống của hơn bốn triệu dân đảo quốc này.

Có lẽ, đây là quốc gia hiếm hoi mà việc bắt bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào có thể diễn ra nhanh gọn và không ầm ĩ nhất, nếu họ muốn. Có nghĩa là, họ có lực lượng an ninh vô hình nhưng rất hiệu quả và trung thành (liêm khiết).

Khó có thể gọi Singapore là nước dân chủ được, vì họ thực sự không có lực lượng đối lập. Đảng được gọi là đối lập của PAP là WP (Workers’ Party) duy nhất thường được PAP “chia” 3-6 ghế trong 99 ghế Quốc hội, chỉ có vai trò “trang trí” thôi, như đảng Dân chủ và đảng Xã hội của CSVN dựng lên ngày trước và nay đã bị CSVN giải tán. Trong cuộc bầu cử gần đây nhất – 2011, hệ thống bầu cử “dân chủ” của họ vẫn đảm bảo cho PAP chiếm 81 trong số 87 ghế nghị sĩ được bầu trong khi họ chỉ được tròm trèm 60% phiếu cử tri bầu…

Chính quyền Singapore của PAP cũng kiểm soát hoàn toàn và gắt gao hệ thống báo chí. Ở Singapore, báo chí và hơi thở chính trị -xã hội là “của” PAP 100%, tức là chỉ được phản biện chuyện chính trị-xã hội nước khác mà thôi, muốn nói về chính trị Singapore – hãy bật TV lên xem PAP trình diễn hầu như hàng ngày trên diễn đàn Quốc hội. Tự do ngôn luận cũng bị vi phạm nghiêm trọng ở Singapore, chẳng kém Việt nam.

Tiếp theo là cơ hội thăng tiến của công dân bằng các con đường công chức và quan chức chính phủ bị phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của các cá nhân lãnh đạo PAP, cụ thể là ông Lee cha và nay là Lee con nữa… Cha con họ có thể chọn và đưa bất kỳ ai từ vô danh lên thành các bộ trưởng chỉ “qua một đêm”, trước sự ngạc nhiên của dân Singapore luôn…

Đấy là vài nét chính: nền tảng dân chủ Anh, đảng phái kiểu cộng sản, hoạt động công an hiệu quả, kiểm soát hoàn toàn báo chí-truyền thông, kiểm soát nhân sự bí mật, pháp luật nghiêm khắc …, còn lại họ “thả lỏng” cho dân tự do: làm kinh tế, xây dựng văn hóa, tổ chức dân sự xã hội và… ra nước ngoài đánh bạc hoặc tham nhũng…

PAP – đảng cai trị Singapore trên nửa thế kỷ nay đó chỉ có khoảng 15,000 đảng viên, tức khoảng 3000 đảng viên trên 1 triệu dân, vậy mà họ cai trị ngon ơ. Nếu áp tỷ lệ này vào Việt Nam thì CSVN chỉ cần 3×90 = 270 ngàn đảng viên, còn đỡ hơn là trên 3 triệu quan tham và quan tham tiềm năng, gấp mười mấy lần Singapore…

Cộng sản Việt nam đã học Singapore được gì?

Nếu chỉ kể những mặt trên của hệ thống chính trị Singapore, mà đó là những điều cốt lõi giúp nó ổn định, thì CSVN đã là thầy của PAP rồi. Này nhé, họ có dân chủ cộng sản hơn gấp vạn lần dân chủ Anh, họ kiểm soát không chỉ báo chí mà cả mọi cái làm ra bao chí-truyền thông như… tư tưởng. Hoạt động của các lực lượng công an CSVN tuy không nhanh gọn nhưng mạnh tay hơn nhiều, còn luật pháp rất nghiêm (ưu tiên với dân trước đã) và nhân sự thì COCC sẵn rồi… Vậy còn gì nữa?

Có đúng là Singapore chỉ có “đối lập ôn hòa” như đảng WP không? Không, dân Singapore cũng không hẳn muốn hệ thống toàn trị của PAP, vì không dân tộc nào muốn mất tự do chọn người lãnh đạo và tự do ngôn luận cả (cái mà PAP giữ chặt cho 15,000 đảng viên thôi!).

Đối thủ chính trị thực sự của PAP chính là đồng sáng lập PAP và đối tác ngày đầu của của PAP để cùng đòi quyền tự trị từ Anh – là MCP (Malaysia Communist Party), và năm 1957 MCP suýt kiểm soát được PAP, thì PAP từ khi cầm quyền đã đặt đảng cộng sản ngoài vòng pháp luật… Có nghĩa là PAP quyết không đội trời chung cùng cộng sản.

Singapore vẫn có đối lập thực sự, nhưng họ tất cả đều bị PAP khống chế, dồn ép và bắt phải sống lưu vong ngay từ khi PAP nhận ra họ có thể tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực với họ.

Vậy không ai đang sống ở Singapore dám lên tiếng phản đối hay đòi hỏi từ PAP các quyền đó? Có. Ví dụ như các thành viên SMNO (Singapore Malaysia National Organization, chủ yếu do ngươi Malay tham gia) và một số cá nhân ngưởi Hoa như Dr.Chee…Nhưng họ bị PAP hóa giải bằng hai cách chính: cách ly xã hội (cắt đứt các quan hệ dân sự) và triệt tiêu nguồn sống kinh tế, với từng cá nhân đối lập. Đó chính là hai điều CSVN đã học được từ PAP, nhưng đang áp dụng ở mức độ, phong cách đểu cáng, phi nhân đạo và tàn bạo hơn nhiều nhiều nhiều lần…

Singapore PAP cách ly cách đối thủ chính trị tiềm năng của PAP khỏi xã hội dân sự nói chung của họ hay cản trở kinh doanh của họ một cách kín đáo không ai biết và trên/trong khuôn khổ luật pháp dân chủ của Anh, trong chừng mực cho phép bằng những nhắc nhở và những vụ kiện kinh tế hợp pháp làm họ mệt mỏi thì thôi.

Tôi nhớ, một vài lần những năm 80s, nói chuyện với các bạn người Singapore, tôi rất ngạc nhiên về một số vụ án kinh tế nhỏ nhưng dai dẳng và vô lý của chính phủ Singapore chống lại một số doanh nhân cá lẻ (cả gốc Hoa, Malay và cả India). Tôi càng ngạc nhiên về cách họ làm to chuyện trên báo chí, mà chúng tôi đều biết những chuyện như thế nhan nhản tại Singapore ở mức độ tệ hại hơn nhiều (như mua bán đồ kém chất lượng, lách luật để giảm thuế…). Câu trả lời tôi nhận được là: đó là cách PAP làm khó dễ các thành phần chính trị đối lập, bằng con đường phạt án kinh tế nặng do họ/PAP có thể tùy tiện áp…Nhưng tất cả những chuyện đó diễn ra rất văn hóa và hợp pháp.

Hồi đó, đây là lần đầu tiên tôi nghe đến khái niệm một chính phủ dùng đến các biện pháp pháp lý kinh tế để chống lại một cá nhân vì họ có quan điểm chính trị bất đồng với mình, nhằm đến mục tiêu triệt hạ đối thủ chính trị đó. Một thế võ lạ của ông Lee và Singapore, và tôi cũng quên đi…

Nay thì với “võ kinh tế-pháp lý” trò CSVN đã thành đại ác

Đến nay, tôi đoán, học phương pháp triệt tiêu kinh tế các đối thủ chính trị của Lee Kuan Yew, đảng CSVN đã bịa ra đủ mọi lý do, luật lệ, thuế má để “xử” hòng làm khốn đốn cả gia đình giòng họ của các nhà bất đồng chính kiến, từ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến luật sư Nguyễn Quốc Quân, và nay chúng ta thấy cả đương kim tù nhân quản thúc Lê Thăng Long và biết bao, người khác nữa, đẩy cuộc sống của họ đến những bước đường cùng.

Chúng ngang nhiên và rình rập tự biến mình thành côn đồ dạng bẩn thỉu nhất, dùng những thứ bẩn thỉu nhất như như phân, mắm tôm, bao cao su…, dùng những hành vi tàn bạo ác độc du côn nhất… để ngang nhiên hành hung, tra tấn, hãm hại người bất đồng chính kiến với chúng, trước mặt sự canh gác bao che của lực lượng an ninh trong trang phục của chúng…

Chúng theo dõi, bám theo và hù dọa, ngăn cản mọi người có mọi mối quan hệ sinh sống, sinh hoạt hàng ngày với những người đấu tranh cho dân chủ, để họ ép họ phải ngừng những giao tiếp dân sự đơn thuần nhất, con người nhất với nhau…

Phải kết luận rằng đây đang là biện pháp hoạt động chống bất đồng chính kiến chính hay chủ lực, là sách lược chính qui của đảng CSVN hôm nay.

Cứ nghe đến, đọc đến và chứng kiến những hành vi bỉ ổi của chính phủ CSVN hiện nay đối với những người dân chủ, lòng tôi lại dâng lên một cảm giác khinh bỉ căm ghét chúng tột cùng. Đối với tôi, chúng – bọn cộng sản như thế, không phải là người nữa mà là những con thú ác đang xé thịt người mà nếu có súng máy trong tay chắc chắn là tôi sẽ bóp cò diệt thú cứu người không lưỡng lự!

Lời kết:

Tôi không có ý đổ “lỗi này” cho người Singapore vì vô tình gán ghép họ thành “thầy” của CSVN trong việc triệt hạ kinh tế và cuộc sống dân sự của đối thủ chính trị. Tôi chỉ nhân chuyện Singapore để nói chuyện mình: không phải hành vi, mà cái văn hóa và lương tâm của người có hành vi đó là gì quyết định thái độ của ta với họ.

Văn hóa và lương tâm cộng sản VN làm tôi khinh bỉ, căm ghét chúng tột cùng.

Tôi vẫn yêu quí và kính phục ông Lee và PAP, tôi vẫn yêu quí đất nước và dân tộc Singapore, chỉ vì họ đã biết và làm được một điều này cho chính họ: họ quyết không đội trời chung cùng cộng sản, ít ra trên đảo quốc Singapore, điều mà người Việt cũng nên học, nên làm, cứu dải đất hình chữ S tang thương này.

Phan Châu Thành

________________________________________________________

PS: Không đội trời chung với CS không có nghĩa là phải tiêu diệt từng cá nhân cộng sản, đó chỉ là cách nói cương quyết nhất của việc không chấp nhận chế độ cộng sản, tức là mong muốn tiêu diệt cái thể chế cộng sản của họ mà thôi.

Quà Tết 2014: Gà Bắc, bưởi Nam

  Thị trường quà Tết đã bắt đầu rục rịch khởi động với nhiều sản phẩm “độc – lạ”.

Nếu mọi năm, thị trường phía Nam luôn đi đầu về những sản phẩm, dịch vụ Tết độc đáo, thì năm nay, phía Bắc bỗng nhiên nổi trội hẳn. Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam, sở hữu Trung tâm Nghiên cứu gà chín cựa cho biết, sau khi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, Trung tâm đang có khoảng 63.000 con gà chín cựa các loại, trong đó sẽ tung khoảng 10.000 con ra thị trường phục vụ Tết Nguyên đán năm nay.

Ông So tiết lộ: “Chúng tôi muốn xây dựng một thương hiệu gà cúng đặc biệt, thiên về tâm linh đó là gà chín cựa”. Để tăng tính chất trang trọng, Dabaco sẽ bán loại gà cúng đặc biệt này cùng với một mẫu lồng tre cầu kỳ và chắc chắn. Chưa công bố giá bán chính thức, nhưng theo ông So thì vừa qua Công ty đã từ chối lời đề nghị mua cả ngàn con gà với giá 3 triệu đồng/con.

Quý và được ưa chuộng không kém gà chín cựa là gà Đông Tảo, giống gà chân to đặc trưng tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đây cũng là giống gà đang được săn lùng để làm quà biếu Tết 2014, với giá bán rất đắt.

Hiện một đôi gà trống và mái cân nặng tổng cộng khoảng 9kg được ra giá từ 10 – 11 triệu đồng, đôi gà nhỏ hơn giá 5 – 6 triệu đồng, gà giống thuần chủng cỡ nắm tay cũng có giá 250.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi con.

Ngay từ mấy tháng trước, nhiều người đã chọn cách mua gà giống về nuôi để làm quà Tết thay vì bỏ ra cả chục triệu đồng mua gà đã đủ trọng lượng. Nếu gà chín cựa được coi trọng do tính chất tâm linh thì gà Đông Tảo lại nổi tiếng bởi thịt rất thơm ngon.

Trong khi thị trường phía Bắc chú trọng đến sản vật mang tính truyền thống, tâm linh và quý hiếm, thì ở thị trường phía Nam, tính sáng tạo trên các sản phẩm Tết vẫn được duy trì. Sau khi thành công với bánh Trung thu nhân tổ yến, năm nay, Công ty Yến sào Sài Gòn Anpha đi tiên phong khi tung ra sản phẩm bánh chưng bánh tét nhân yến.

Bánh là sự kết hợp giữa 3 hương vị: Nếp trắng, lá chuối thơm cùng yến sào tinh khiết. Dù chưa công bố rộng rãi, nhưng thông tin nắm được từ Công ty cho biết, khoảng nửa tháng nữa sẽ có hàng ra thị trường, giá bán khoảng từ 500.000 – 600.000 đồng cặp (khoảng 1kg). Ngoài mua hàng trực tiếp, phía Công ty cũng chấp nhận thanh toán bằng voucher.

Bưởi năm roi hình hồ lô
Bưởi năm roi hình hồ lô

Dưa hấu, bưởi vẫn luôn là sản phẩm được trông chờ nhiều nhất vào mỗi dịp Tết đến nhờ hình thù độc đáo do các chủ vườn sáng tạo. Tết năm nay, ông Trần Thanh Liêm, ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ, cho biết Tết Giáp Ngọ này sẽ cung ứng 1.000 quả dưa hấu (500 cặp) độc đáo các loại cho thị trường.

Sản phẩm mới nhất ông Liêm đã sản xuất thành công và sẽ tung ra thị trường Tết này là 50 cặp dưa hấu hình trái tim có hình bản đồ Việt Nam nổi rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với trọng lượng từ 2 – 2,2 kg/trái. Loại này ông Liêm dự kiến giá bán khoảng 8 triệu đồng/cặp.

Trong khi đó, ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm CLB Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang – còn chế tạo 2 cái khuôn có hình đồng tiền cùng thỏi vàng ốp lên phần bụng trái bưởi và trái dưa hấu hồ lô.

Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.

Riêng Bưởi Hồ Lô Tài Lộc thỏi vàng đồng tiền là sản phẩm chiến lược của ông trong Tết năm 2015. Tuy nhiên, trong năm nay, ông Thành trồng thử nghiệm ở số lượng hạn chế, để năm sau sẽ đi vào sản xuất đại trà.

Ngoài ra, sản phẩm bưởi Hồ Lô Tài Lộc truyền thống có kiểu dáng là hình chiếc hồ lô, hai bên có hai chữ nổi “Tài” và “Lộc” cùng bưởi Hồ Lô lò luyện đan Phúc Lộc Thọ với ba mặt của quả bưởi in ba chữ nổi “Phúc” “Lộc” và “Thọ” cũng vẫn được Phú Trí A đưa ra thị trường như mọi năm.

Dự kiến giá bưởi và dưa hấu hồ lô mẫu cũ sẽ tăng 25%, từ 750.000 đồng/cặp lên 1 triệu đồng/cặp so với dịp Tết năm trước. Riêng bưởi và dưa hấu mẫu mới sẽ có giá cao gấp 2 lần so với mẫu cũ.

Theo nhận định của các nhà phân phối, Tết năm nay nhu cầu hàng quà Tết 2014 của thị trường vẫn rất lớn. Đơn vị quản lý trang web: remoingay.com cho biết, hiện mỗi ngày đơn vị này nhận được hàng trăm đơn đặt hàng của khách hàng.

Ngoài các giỏ quà Tết là các thương hiệu ngoại nhập sang trọng, giá khá cao, thì người dùng vẫn quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm độc, lạ và ý nghĩa như bưởi Hồ Lô, dưa hấu Hồ Lô, dưa hấu thỏi vàng

HÀ THANH
@Doanhnhansaigon

Ai nắm chắc ngọn cờ ở Đại hội 12?

Dàn lãnh đạo Đảng Cộng sản ra mắt tại Đại hội XI năm 2011

Cùng với sự kiện hàng trăm người dân oan đất đai tập trung biểu tình tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngay ngày đầu năm 2014, thông điệp chào đón năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ghi một dấu ấn khá đặc biệt về tinh thần “chia tay cái cũ”.

Trong không khí trì đọng giằng co của chính trường Việt Nam cùng kinh tế ảm đạm chưa từng có trước Tết Nguyên đán, bản thông điệp mang tính quốc dân của người đứng đầu chính phủ đã dứt dư luận khỏi cơn buồn ngủ và lập tức tạo nên lớp triều lao xao giữa trí thức trong, ngoài Đảng và người Việt ngoài nước.

Người ta bàn tán, tranh cãi, hy vọng hoặc hoài nghi về những ấn tượng mới mà lần đầu tiên cộng hưởng trong cùng bản thông điệp trên: “đổi mới thể chế”, “xóa độc quyền”, “nắm chắc ngọn cờ dân chủ”, và thú vị không kém là khái niệm chưa có tiền lệ về “nhà nước kiến tạo phát triển”.

Kể cả lối dẫn dụ “người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm” được tuyên xưng trong bản thông điệp, cho dù đã quá nhiều năm qua những câu chữ đó đã trở nên lạc lõng khi nhà cầm quyền chẳng mấy lưu tâm đến ý nguyện của dân, còn các nhóm lợi ích vẫn mặc sức lũng đoạn dù bị pháp luật nghiêm cấm…

Minh chứng là bản Hiến pháp năm 2013 vẫn không hề giảm giá quan niệm “sở hữu toàn dân về đất đai”, vẫn đổ thêm dầu vào cơn binh lửa thu hồi đất được đặc cách cho một tầng lớp dân oan rộng khắp.

Tạm gác lại khái niệm “dân chủ” mà bản thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập như một khẩu hiệu được giới lãnh đạo Đảng tuyên ngôn nhiều năm qua, hy vọng là lời hứa hẹn “xóa độc quyền” sẽ được Chính phủ thực hiện trong nay mai.

Xóa độc quyền?

Vào những ngày cuối năm 2013, một thông tin bất ngờ cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gần như hoàn tất quá trình “chuyển vốn” từ doanh nghiệp mẹ sang các doanh nghiệp con chỉ trong khoảng nửa năm qua.

Cũng không loại trừ chu trình chuyển hóa sinh học này đã được âm thầm hành sự ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Hiện tượng “chuyển vốn” trên cho thấy điều gì?

Dường như những kẻ âm thầm thực hiện mưu sự này đã nắm được thông tin “sẽ bỏ độc quyền” và còn được “bật đèn xanh” từ phía cấp cao hơn, ít nhất từ cơ quan chủ quản của họ là Bộ Công thương – cơ quan chủ chốt trong phái đoàn Việt Nam đàm phán về TPP.

Việt Nam có thể xóa độc quyền trong ngành điện?

Bộ Công thương cũng chính là địa chỉ phải chịu trách nhiệm về cú xả lũ vô nhân đạo làm chết hơn 50 người dân nghèo ở các tỉnh miền Trung vào cuối năm 2013, nhưng cho đến nay vẫn chưa hề bị truy cứu theo bất kỳ điều khoản nào của Bộ luật hình sự.

Trước đó vào tháng 9/2013, tổng giám đốc Petrolimex đã làm công luận bất ngờ bởi lời than thở của ông ta về tâm trạng “chán độc quyền”.

Nhưng không lâu sau, tâm trạng đó bị giới quan sát độc lập lôi ra ánh sáng: nếu không phải do đòi hỏi bắt buộc của những quốc gia chủ trì trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) về “một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh” cùng cơ chế “cạnh tranh sòng phẳng giữa các thành phần kinh tế”, chắc chắn không có chuyện ai đó tự nguyện rời bỏ vũ khí độc quyền.

Nhưng dĩ nhiên, bản chất của cá mập vẫn luôn là cá mập.

Người ta đồ rằng chu trình “chạy vốn” của các tập đoàn đặc lợi chính sách sẽ chỉ là mang tính chuyển đổi thế độc quyền từ cơ chế tập thể sang độc quyền cá nhân, từ lũng đoạn quy mô lớn sang thao túng quy mô nhỏ, khi rất có thể những chức danh chủ chốt trong các tập đoàn độc quyền nhà nước sẽ không thể buông lơi cổ phần chi phối của họ tại các công ty con.

Cũng bởi thế, mặc dù có thể tò mò và được gợi chút hy vọng bởi quan điểm “đổi mới thể chế” và tư tưởng “xóa độc quyền” trong bản thông điệp 2014 của người nắm giữ chính phủ, song giới phân tích vẫn nghi ngờ hình ảnh “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” được dành cho cơ chế “độc quyền con”, một khi toàn bộ lực lượng vật chất vẫn nằm trong tay các nhóm lợi ích độc quyền và lại kiến tạo nên một cơ chế độc quyền mới cùng các chiến dịch tăng giá theo kiểu “giá trị gia tăng”.

Nếu mâu thuẫn vẫn tiếp tục, có nguy cơ là mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” sẽ không thuần túy là phương châm “nhà nước không làm thay cho dân”, mà sẽ trở thành “nhóm lợi ích làm thay nhà nước”.

Và nếu bản thông điệp này không có gì mới về tính hành động, tức không khác tinh thần bảo thủ của Hiến pháp năm 2013, làm sao đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ được giảm bớt về áp lực đè thuế gián tiếp bởi các nhóm độc quyền?

Làm sao để vị Thủ tướng đang được hy vọng mơ hồ vào mục tiêu cải cách thể chế có thể đón nhận thái độ hân hoan và ủng hộ từ phía trí thức và dân chúng – một điều kiện quá cần thiết để ông hoàn tất điều kiện đủ vào năm 2016?

Ai phất cờ?

Dư luận đánh giá khác nhau về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 chỉ còn hai năm nữa. Có vẻ như những quân bài phải ngả chiếu “quyết liệt” hơn.

Cũng có vẻ đã đến giờ phút mà một chính khách quá từng trải như ông Nguyễn Tấn Dũng ý thức rõ ràng về một xác quyết không thể chậm trễ nữa.

Rất có thể, bản thông điệp đầu năm 2014 của ông chính là bước khởi động cho một quyết định lớn lao nhưng không thể từ chối tính phiêu lưu dẫn đến năm 2016.

Chắc chắn phải được soạn thảo bởi một bộ máy tham mưu có kiến thức và am hiểu phương Tây hơn ê kíp cũ, bản thông điệp này còn không quá ngần ngại khi nêu ra mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” của học giả có tên Chalmers Ashby Johnson.

Đáng chú ý, Chalmers Ashby Johnson lại là một giáo sư người Mỹ, giảng dạy tại Đại học California.

Năm 2013, Nguyễn Tấn Dũng được coi là một trong hai chính khách “thành công” trên trường quốc tế, cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Một chi tiết đáng chú ý là cả hai vị nguyên thủ quốc gia này đều được ghi dấu nổi bật và giành được thiện cảm hơn hẳn trong những chuyến đi Washington và New York chứ không phải đến Bắc Kinh.

Cũng có một dư luận khác, dù chỉ là thiểu số, nhưng lại thuộc về giới am hiểu các thao tác chính trị: bản thông điệp đầu năm 2014 của người chỉ còn nhiệm kỳ cuối trong chính phủ như mang hơi hướng của một lời “tuyên chiến” công khai với những đối trọng của ông.

Số đông dư luận vẫn đang hoài nghi năng lực thiếu tính hành động của một vị Thủ tướng “yêu trung thực, ghét giả dối” và lời cam kết “sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng” từ khi nhậm chức vào năm 2006.

Nên nhắc cả sự kiện ông chủ xướng yêu cầu về chủ quyền biển đảo và luật biểu tình tại kỳ họp quốc hội cuối năm 2011 nhưng đã bặt vô âm tín từ đó đến nay.

Nhưng vẫn có một thiểu số lại cảm nhận về một kế hoạch đã thành hình đến mức chi tiết của Thủ tướng Dũng trong hai năm tới, về một “quyết tâm chính trị” không chỗ lùi và không thể để chậm trễ hơn.

Cũng có một dư luận khác, dù chỉ là thiểu số, nhưng lại thuộc về giới am hiểu các thao tác chính trị: bản thông điệp đầu năm 2014 của người chỉ còn nhiệm kỳ cuối trong chính phủ như mang hơi hướng của một lời “tuyên chiến” công khai với những đối trọng của ông, một thông điệp mà không nhất thiết phải luôn được thông qua bởi “tập thể Bộ Chính trị”.

Cũng bởi cho tới giờ phút này, vẫn chưa có một thông điệp nào khác từ những gương mặt then chốt khác, kể cả một gương mặt được coi sáng giá là ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bí thư thành ủy Hà Nội.

Trong khi đó, trên một bình diện rộng hơn hẳn và không quá quan tâm đến từng động cơ ẩn giấu của giới chính khách đương đại Việt Nam, một luồng tâm lý hiện hữu trong khối trí thức và dân chúng vẫn là mong chờ và khao khát đến cháy bỏng về cải tổ kinh tế và hơn nhiều nữa là “thay máu” về chính trị.

Phải chăng luồng tâm lý của đại đa số ấy sẽ là vườn ươm cho những hạt giống chính khách thâm hiểu và có khả năng “nắm chắc ngọn cờ” để gây men một dòng máu mới cho nền chính trị tương lai ở Việt Nam?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do hiện sống tại TPHCM.

Jonathan London – Nguyễn Tấn Dũng là ai?

Jonathan London

Ông là ai? Đang làm gì đấy?
Nếu được, hãy cho ta biết. Cảm ơn trước nhé!
Việt Nam vẫn còn là một chính thể độc đảng, độc đoán, trong đó các quyền tự do căn bản chưa được thừa nhận. Tuy nhiên, nền chính trị của Việt Nam đã thay đổi rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn. Do đó chẳng có tranh cãi khi nhận xét Việt Nam hiện nay cho thấy một nền chính trị mới, đầy sinh khí, xuất phát từ những tranh luận xã hội nổi lên trong và ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một cách cởi mở hơn bất kỳ lúc nào khác trong lịch sử tám thập kỷ qua của Đảng.Có thể thấy một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của các diễn biến này ở cuộc đua tranh diễn ra tại những đỉnh cao chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đặc biệt là ở con đường hoạn lộ rối rắm và nhân cách bí ẩn của đương kim Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.Sự nghiệp của Thủ tướng – như trên bề nổi, đập vào mắt người ta – là rất hấp dẫn và quan trọng. Ông được chỉ định vào vị trí thủ tướng với một sự phô trương và một chương trình hành động cải cách tương đối ồn ào, nhưng phần lớn nhiệm kỳ của ông chỉ được đánh dấu bởi khả năng điều hành kinh tế có vẻ kém cỏi.

Suy thoái kinh tế gần đây ở Việt Nam, mặc dù có một phần xuất phát từ suy thoái toàn cầu và sụt giảm tương tứng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng liên quan chủ yếu đến những khiếm khuyết về thể chế của đất nước và khoảng trống lãnh đạo lâu dài của nó. Cho mãi tới gần đây, năng lực lãnh đạo của ông Dũng trong các vấn đề kinh tế chắc chắn vẫn bị người ta đặt dấu hỏi nghi vấn. Bởi vì dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Việt Nam nghiêng ngả vì vô số những vụ bê bối hàng tỉ đô la liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, và bị đe dọa bởi núi nợ xấu ngày càng cao thêm.

Vào những thời điểm có tính quyết định, Thủ tướng đã thể hiện sự hối hận vì những yếu kém của mình. Tuy nhiên lỗi lầm của ông cần được xem xét từ một khía cạnh khác. Thủ tướng Dũng không điều hành đất nước trong chân không, mà là giữa những cản lực về thể chế do Đảng Cộng sản gây ra – một đảng mà quyền lực của nó bao trùm lên bản thân nền kinh tế. Hơn thế nữa, rất nhiều lời phê phán nhằm vào đường lối của Dũng đều là xuất từ các đối thủ khác nhau trong nội bộ đảng.

Những ý kiến phê phán hay hoài nghi về Dũng, cũng như những quan điểm cổ súy cho cải cách chính trị thực sự, đều cho thấy rõ nét mối liên hệ giữa Thủ tướng với số gia sản bị cho là có được nhờ những cách phi pháp. Các ý kiến, quan điểm đó làm nổi bật mối liên hệ chính trị của Dũng với Bộ Công an hùng mạnh. Và chúng cho thấy thất bại có lẽ đã rõ ràng của Dũng trong việc giải quyết những vấn đề mấu chốt như nhân quyền và sửa đổi hiến pháp. Các ý kiến đó cho rằng đối với Dũng thì điều quan trọng nhất là đảng chứ không phải cải cách thực sự. Cũng có nhiều người còn lập luận rằng ý định của Thủ tướng là làm sao để mình giành được cương vị Chủ tịch nước (khi hết nhiệm kỳ vào năm 2016), một cái ghế mà bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam giành cho nhiều quyền lực, trùng hợp với mô hình hiện nay của Trung Quốc.

Ngay cả trong Đảng Cộng sản, Dũng cũng là nhân vật gây tranh cãi. Điều này được phản ánh tại một số khoảnh khắc có tính thử thách. Dũng đã phải chiến đấu chật vật mới giành lại được ghế thủ tướng, và sự kiện đó làm rất nhiều người ngạc nhiên. Mặc dù mới vào cuối năm 2012, ông còn gần như bị các đồng chí của chính mình trong Bộ Chính trị tống khỏi vị trí quyền lực, và chỉ được “cứu” nhờ những ý kiến phản đối từ bên trong hàng ngũ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mùa xuân năm trước, khi Quốc hội của Đảng tổ chức lấy hiếu tín nhiệm về khả năng điều hành của Thủ tướng và các quan chức, cũng chính là Dũng thu được số phiếu ủng hộ và phản đối đa dạng nhất. Tất cả những điều này đều có thể được kỳ vọng là sẽ làm vị thế của Dũng yếu đi một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay điều ngược lại dường như đã xảy ra.

Trong vài tháng qua, Nguyễn Tấn Dũng đã lại tái khẳng định mình là vị lãnh đạo kinh khủng nhất và có tinh thần trí thức nhất. Và ông đã thể hiện như thế trên cả mặt trận đối ngoại lẫn đối nội. Tại hội nghị thượng đỉnh “Shangri-La” ở Singapore, Dũng đã có bài diễn văn có thể khẳng định là hiệu quả nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, truyền đạt một cách cực kỳ rõ ràng viễn kiến của Việt Nam về an ninh khu vực và sự cần thiết đối với các siêu cường khu vực, là phải cư xử một cách có trách nhiệm, dù là mơ!

Quan trọng hơn nữa là những thắng lợi của Dũng trong Bộ Chính trị và trong các quyết định về nhân sự của chính phủ. Dũng không chỉ trụ vững qua các màn đấu đá quyền lực của Bộ Chính trị, mà còn có những quyết định riêng và kiểm soát được; không chỉ việc bầu những cá nhân được các đối thủ của ông ủng hộ, mà còn “cài cắm” được một loạt những “ngôi sao đang lên”, vốn được coi như đồng minh của ông.

Đơn cử một ví dụ, lập luận rằng việc chỉ định cựu Bộ trưởng Giáo dục và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào vị trí chủ tịch Mặt trận Tổ quốc – giống như một sự giáng chức – đã nhanh chóng đưa đến cảm giác rằng Dũng đã sử dụng, một cách rất thiện nghệ, việc sắp đặt ghế cho Nhân và các thủ đoạn khác để dọn đường cho các đồng minh của mình lọt vào Bộ Chính trị cũng như các vị trí quyền lực khác trong chính phủ.

Chúng ta có thể rút ra điều gì về Nguyễn Tấn Dũng? Ông là ai? Là cái gì? Thật khó biết. Mặc dù ông ta đã phát biểu rất rõ ràng về sự cần thiết phải cải cách, nhưng nhiệm kỳ của ông đã không chứng kiến việc hiện thực hóa những cuộc cải cách thật sự có ý nghĩa. Có lẽ hệ thống chính trị của Việt Nam chỉ đơn giản là quá nhiều phe phái và quá “con ông cháu cha” và tha(thức là patrimonial) cho một cá nhân lãnh đạo nào có thể tạo ra được khác biệt đáng kể.

Với vị trí địa lý, nguồn cung khổng lồ về lao động giá rẻ, và một dân tộc có tinh thần lao động đáng ngạc nhiên, Việt Nam vẫn còn tràn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, đất nước này vẫn tiếp tục trì trệ vì những vết thương chủ yếu do chính họ tự gây ra. Cái Việt Nam thiếu là năng lực lãnh đạo cần thiết để vượt qua những ‘bẹnh’ phong kiến. Nguyễn Tấn Dũng có phải người làm được việc đó không?

Trong mấy ngày qua, chính Nguyễn Tấn Dũng đã tự đặt câu hỏi này khi tuyên bố nhu cầu phải cải cách, với một bài diễn văn mạnh mẽ nhất, cởi mở nhất và thẳng thắn nhất. Bài diễn văn của ông là chưa từng có tiền lệ, nói về độ rõ ràng và tính tri thức của nó. Làm cho nhiều người bất ngờ.

Ngoài tất cả những cái đó ra, bài diễn văn còn kêu gọi mở rộng dân chủ, trách nhiệm giải trình, minh bạch, cũng như sự cần thiết phải có một nhà nước có năng lực, có kỷ luật và tôn trọng thị trường hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên, diễn văn của Dũng được điểm xuyết thêm đôi lời nhắc đến Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rõ ràng là thông điệp cải cách đầy mạnh mẽ của Dũng và hành động xứng đáng với nó, là cái Việt Nam cần nhất.

Trong chính trị Việt Nam, tập thể gần như luôn luôn sùng bái cá nhân và có xu hướng không khuyến khích, hoặc bóp nghẹt các sáng kiến cải cách. Trong bối cảnh này, sự tồn tại và thăng tiến của Nguyễn Tấn Dũng là một tín hiệu phát triển gây tò mò nhất. Làm cho dân Việt Nam hởi, Ông là ai?

Jonathan D. London là giáo sư Đại học Thành thị Hồng Công, thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Giám đốc Chương trình thạc sĩ ngành Nghiên cứu Phát triển. Ông London là chủ biên tác phẩm “Chính trị ở Việt Nam ngày nay” (Palgrave 2014) và nhiều các bài báo, chương sách học thuật khác.

Trần Đăng Khoa – Các cụ về hưu mới phát sáng!

Trần Đăng Khoa

Nếu như lúc bác đang làm Bộ trưởng, bác triển khai luôn ý tưởng tốt đẹp này ở chính ngành bác quản lý thì hay biết bao!

Ông bạn thân của tôi, Đại tá, nhà báo Quân đội Huy Thiêm, vừa gửi cho tôi một tin nhắn. Thay cho lời chúc Tết Dương lịch, anh rất khen một chương trình trình của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đó là Chuyên mục “Theo dòng thời sự” của Hệ VOV1.

Cứ như lời anh thì chương trình rất hay. Đài cần phát lại. Bởi có thể nhiều người không nghe được. Anh thường xuyên theo dõi chuyên mục này và thấy rất thú vị. Anh cũng đưa ra một nhận xét khá sắc sảo. Thường chỉ có các cụ về hưu là nói hay thôi. Còn các bác đương chức lại rất nhạt. Nhiều người nói nhiều mà không có nội dung. Nghĩa là không thấy có trữ lượng thông tin gì cả.

Nhận xét của Đại tá Huy Thiêm rất đáng lưu ý. Quả đúng như vậy. Tôi cũng đọc không ít bài phỏng vấn. Lại theo dõi nhiều cuộc giao lưu của không ít vị cán bộ trên các kênh truyền thông và thấy không mấy ấn tượng, bởi họ không đưa ra được điều gì mới mẻ, cho thấy kiến thức và tư duy của họ cao hơn người dân bình thường. Nhiều lúc, tôi nghĩ, hay là họ đã ngồi nhầm chỗ? Nhưng không. Kẻ nhầm lẫn là tôi chứ không phải họ.

Họ thực sự là những người tài, thậm chí rất tài, lại được đặt đúng vị trí. Nhưng có điều, họ vẫn không phát huy được hiểu quả, mà chỉ bừng sáng khi đã rời vị trí quyền lực. Còn khi đương chức, không ít người cứ lúng búng như gà vướng tóc. Có phải cái ghế hư ảo của quyền lực đã làm họ tự “trói” mình không?

Gần đây, theo dõi trên các kênh truyền thông chính thống, tôi thấy có một đề xuất rất hay rằng: “Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với sự thật, dù xót xa, cay lòng, nhưng suy đến cùng sự thật bao giờ cũng có sức thuyết phục cao nhất. Vì thế nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria Todor Zhivkov đã từng nói: “Điều quý giá nhất của thế giới và hành tinh chúng ta là niềm tin cậy và sự thật. Sự thật sẽ sáng tạo thế giới, và mọi sự giả dối đều phá hoại thế giới“.

Cứ như đề xuất của tác giả, một cựu bộ trưởng, thì: “Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng. Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc đối với người báo cáo, người duyệt số liệu và người đứng đầu, nhất là những số liệu cốt lõi của nền kinh tế như: số hộ giàu nghèo, nợ xấu, lạm phát, trượt giá, tồn đọng BĐS, thu nhập bình quân, hiệu quả SXKD của DNNN.v.v…

Cần điều chỉnh một số tiêu chí thống kê cho sát với thực tế để dễ cân đong, đo đếm hơn, ví dụ: Thước đo GDP hiện nay tỉnh thành nào cũng tăng trên 10% mà cả nước chỉ tăng trên 5%, thật là khó hiểu. Hay như năm 2013, chỉ tiêu nào cũng tăng nhưng thu ngân sách lại giảm. Phải coi bệnh nói dối kéo dài đã đến hồi phải kết. Thà kết thúc bằng một nỗi đau để làm lại từ đầu còn hơn tiếp tục kéo dài nỗi đau mà chưa biết khi nào kết thúc. Nói dối kéo dài, bản chất cũng là lừa đảo. Phải xử tội nói dối như tội danh lừa đảo thì mới nghiêm túc, triệt để…

Đúng quá!

Người đưa ra đề xuất sắc sảo này cũng lại là một bác đã về hưu. Tôi cứ nghĩ, nếu như lúc bác đang làm Bộ trưởng, bác triển khai luôn ý tưởng tốt đẹp này ở chính ngành bác quản lý thì hay biết bao. Biết đâu đó lại là một điển hình cho cách làm ăn mới mà chúng ta có thể nhân rộng ra cả nước

Ở một hướng khác, có bác khi về hưu rồi mới tích cực quan tâm đến công việc của cơ quan mà mình đã từng quản lý. Tôi gọi đó là những bác không quen ở nhà mình. Có ai lại ngược đời như thế không? Có đấy.

Đó chính là ông bạn vong niên của tôi. Ông làm Giám đốc sở Văn hoá, một cán bộ cựu trào của một tỉnh lỵ bán sơn địa. Các cán bộ, nhân viên ở đây, kể cả những người bây giờ là cấp trên của ông cũng đều là lớp đàn em ông, do ông dìu dắt, đào tạo. Cũng vì thế nên mãi đến tuổi 65, ông mới nhận giấy báo nghỉ. Rồi nhùng nhằng thêm đến mấy năm nữa, ông mới chính thức cầm sổ hưu.

Hôm chia tay, cơ quan cũng đã làm một bữa tiệc đưa tiễn với bao lời ca tụng tốt đẹp. Nhưng rồi sáng hôm sau, người ta vẫn thấy cựu giám đốc đeo túi dết đến cơ quan như thường lệ. Gặp ai ông cũng bắt tay: “Trời, mình nhớ các cậu quá. Nhớ quá!”

Có người không nén nổi nỗi bùi ngùi. Không ngờ thủ trưởng tình cảm quá. Vậy mà trước đây sao mình không nhận ra. Có lúc mình còn nghĩ oan cho thủ trưởng. Thực tình, thủ trưởng đâu có quan liêu, đâu có vô trách nhiệm với cấp dưới.

Thế rồi, ngày nào, thủ trưởng cũng “nhớ anh em”. Sáng sáng, cứ 8 giờ kém mười là ông đã có mặt ở công sở. Trước đây, khi còn đương chức, ông thường xuyên đến muộn. Bây giờ, ông lại đến rất đúng giờ. Anh giám đốc mới chẳng nỡ cắt điện thoại, vẫn để nguyên cái ghế cũ, căn phòng cũ cho ông.

Đến cơ quan, ông khua điện đi các nơi, nói đủ mọi thứ chuyện trên trời, dưới biển. Mà chẳng chuyện nào ăn nhập với chuyện nào. Thỉnh thoảng, ông lại mời khách ở các tỉnh khác đến. Ấy là những người mà trước đây, ông từng giữ mối quan hệ thân thiết. Cứ vài ba ngày, anh giám đốc mới lại cùng ông đưa khách ra nhà hàng sang trọng. Còn khách sơ sơ thì cũng thuốc lá, bánh kẹo, cà phê. Có khi cả ngày, cơ quan chỉ trằn mình ra tiếp khách cho cựu giám đốc.

Khi không còn khách khứa nữa thì ông ngồi bù khú với anh em, hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của từng người. Ông phát hiện ra trong cơ quan có bao điều bất hợp lý. Mà bất hợp lý từ rất lâu rồi. Cô văn thư bảo mật, gia đình khó khăn quá. Anh bảo vệ gắn bó với cơ quan bao nhiêu năm vẫn chưa được phân nhà. Cậu cán bộ bảo tàng, lương thấp thế. Mà sao mãi chưa tăng lương? Như vậy thì làm sao nó có thể sống nổi, có thể yên tâm giữ gìn di sản văn hoá nước nhà.

Thế là rối mù lên. Anh giám đốc mới không thể một lúc giải quyết được tất cả mọi điều ông đề nghị. Bởi đó toàn là những việc lớn, những việc cấp bách. Còn cán bộ cấp dưới thì xôn xao bàn tán. Có người cảm động đến ứa nước mắt. Có người nghi ngờ: “Ôi dào, sao hồi còn quyền chức, ông ấy chẳng làm? Bây giờ về vườn rồi, ông ấy mới sốt sắng quan tâm đến anh em?”. “Thì hồi đó, thủ trưởng bận trăm công ngàn việc…”. “Tôi cũng nghĩ là thủ trưởng bận. Chứ người như vậy là tốt lắm đấy. Nếu thủ trưởng không bận thì mình đã chẳng đến nỗi khốn khổ thế này…”

Bao điều bất ổn mà nhắc mãi giám đốc mới vẫn chưa giải quyết, cựu giám đốc lại trút nỗi bực dọc sang tôi: “Cán bộ bây giờ gay quá, cậu ạ! Tri thức thì có. Nhưng quan điểm lập trường là chưa thể tin cậy được. Nhất là tính quần chúng, sự đi sâu đi sát quần chúng của cán bộ là có vấn đề. Mình thấy gay lắm…”.

Tôi cười: “Vâng, cán bộ thì thời nào mà chả có vấn đề. Cứ làm việc đến hết mình thì rồi sẽ lại có khiếm khuyết. Nhưng dù có khiếm khuyết gì thì cũng là chuyện của họ. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Còn bác nghỉ rồi. Bác không nên can thiệp quá sâu. Việc gì bác cũng can thiệp, làm cho tất cả cứ rối lên. Anh em đương nhiệm lại khó làm việc…”.

“Tại sao lại khó làm việc? – Cựu giám đốc quắc mắt lên. – Tôi giúp họ phát hiện những điều bất ổn. Cả đời tôi gắn với cơ quan. Bây giờ còn chút sức lực nào, tôi cống hiến nốt cho trọn vẹn. Tôi vào Đảng là thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng cơ mà. Còn lâu mới đến giọt máu cuối cùng của tôi nhá! Tại sao chú lại cứ nhìn tôi như một anh gây rối.”.

“Bác không phải người gây rối. Nhưng nhiều điều rắc rối lại bắt đầu từ bác. Bởi bác nghỉ rồi mà…”. “Tất nhiên là tôi nghỉ rồi, nhưng tôi vẫn phải có trách nhiệm. – Cựu giám đốc bùi ngùi: – Mà nói thật với chú, tôi vẫn không quen ở nhà mình. Cả một đời gắn với cơ quan. Cơ quan đã thành nhà tôi. Còn căn nhà thực của tôi chỉ là cái quán trọ. Tôi không sao quen được, chú ạ! Tôi lại phải đến cơ quan. Mà ở cơ quan thì lại thấy toàn những điều ngang tai trái mắt. Thế là mình lại phải nhắc. Mà nhắc mãi vẫn không chuyển. Nhiều lúc mình phát nản, lại nghĩ rất tiêu cực: Thôi thì thây kệ đời!…”

Nói vậy, nhưng rồi ngày hôm sau, vào lúc 8 giờ kém mười, người ta vẫn thấy ông cựu giám đốc đeo chiếc túi dết đến cơ quan. Ông đặt chiếc túi lên bàn, rồi lại ngồi vào chiếc ghế giám đốc cũ…/.