Day: 18/12/2013
Lượm lặt tin 18-12-13
Trưởng ban nội chính VN thăm TQ

Ông Nguyễn Bá Thanh được giao trọng trách chống tham nhũng trong Đảng
Ông Nguyễn Bá Thanh, quan chức phụ trách chống tham nhũng trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đến Bắc Kinh chiều thứ Hai ngày 16/12 trong chuyến thăm chính thức, hãng thông tấn nhà nước của Việt Nam cho biết.
Ông Thanh, Trưởng ban nội chính, dẫn đầu một phái đoàn của Ban Nội chính trung ương đến thăm và làm việc ở thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải, trung tâm kinh tế tài chính của Trung Quốc.
Chuyến đi này của ông Thanh có thể là để học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng từ nước láng giềng có cùng chung thể chế cộng sản.
Ông Thanh đến Trung Quốc trong lúc tòa án Việt Nam đã tuyên mức án tử hình cho hai quan chức cựu lãnh đạo Tổng Công ty hàng hải Vinalines vì tội ‘Tham ô’ và ‘Vi phạm các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.
Gặp ‘sếp’ an ninh
Tại Bắc Kinh, ông Thanh có cuộc gặp gỡ với ông Mạnh Kiến Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Mạnh là người phụ trách toàn bộ hệ thống an ninh, tình báo và tư pháp của Trung Quốc trong khi ông Thanh là trưởng Ban Nội chính, phó Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Mạnh Kiến Trụ được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói trong buổi tiếp ông Thanh là Bắc Kinh ‘đánh giá cao những thành tựu trong việc phòng chống tham nhũng của Việt Nam’.
Về phần mình, ông Thanh được dẫn lời nói ông ‘đánh giá cao những kinh nghiệm về xây dựng đảng’ của Trung Quốc.
Ngoài buổi làm việc với ông Mạnh Kiến Trụ, ông Thanh cũng có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ đang thể hiện quyết tâm chống tham nhũng
Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố cuộc đấu tranh tham nhũng là ‘vấn đề sống còn’ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và phát động một cuộc chiến chống tham nhũng mà trong đó ông hứa sẽ bắt cả ‘hổ lẫn ruồi’.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã cách chức và đưa ra xét xử hàng loạt quan chức, trong đó có cả cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và gần đây nhất là điều tra các quan chức chóp bu trong tập đoàn dầu khí quốc gia.
Ông Bạc đã bị kết án chung thân vì tội ‘nhận hối lộ’ và ‘lạm dụng chức vụ’, trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị xét xử trong những năm gần đây.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều tin đồn, mặc dù chưa được Trung Quốc xác nhận, rằng ông Chu Vĩnh Khang, một cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đang bị điều tra.
Còn ở Việt Nam, hai lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12.
Bản án này được cho là nỗ lực của Đảng trừng trị các quan chức tham ô để khôi phục lại lòng tin của công chúng vào Đảng vốn đang bị sa sút nghiêm trọng.
Ban Nội chính của ông Thanh được cho là giám sát chặt chẽ vụ án Vinalines và một số ‘đại án tham nhũng’ sắp được đưa ra xét xử trong thời gian tới.
——————————-
Vụ hành quyết gây kinh ngạc và sợ hãi

Vụ xử tử ông Chang Song-thaek gây kinh ngạc
Nhiều người Bắc Hàn hiện sống ở Nam Hàn đang nhờ tới những liên hệ bí mật để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra ở quê nhà.
Những gì họ nghe được cho thấy những buổi họp nhồi sọ đang diễn ra nhiều hơn trên khắp đất nước.
Người dân phải viết thư cam kết trung thành với chế độ cũng như “tự kiểm điểm” hành vi của chính mình.
Việc hành quyết bất ngờ chính trị gia cao cấp thứ hai ở nước này, theo các nhóm Bắc Hàn ở đây, đã tạo ra “sự kinh ngạc” và “sợ hãi”.
Ông Jang Jin-sung rời Bắc Hàn hồi năm 2004 và nay điều hành một trang tin tức về các diễn biến trong nước.
“Tôi có thể cảm thấy sự khủng hoảng khi nghe giọng của mọi người qua điện thoại.
“Họ có vẻ thực sự sợ hãi và nó thể hiện ra cả trong giọng nói.
“Họ nói thời thế đã thay đổi khi chính nhà lãnh đạo liên quan tới việc phế bỏ các thành viên gia đình.”
Dê tế thần
Sự sợ hãi ở Bắc Hàn có thể gia tăng, tuy vậy một số nguồn tin cũng cho rằng vụ xử tử đã làm giảm uy thế của Kim Jong-un.
Một nhà buôn nói với nguồn tin ở Seoul rằng “một nửa người dân Bắc Hàn tin rằng ông Chang Song-thaek là con dê tế thần – bị phế bỏ để coi như có người lĩnh trách nhiệm về thất bại kinh tế.”
Nhà buôn này cũng nói rằng ngoài những phiên họp nhồi sọ, người Bắc Hàn cũng bí mật nói chuyện với nhau và hỏi rằng làm sao Kim Jong-un có thể đối xử với người chú như thế?
Một nhà buôn khác có vẻ xác nhận điều này và nói rằng vụ xử tử cho thấy ông Kim Jong-un thiếu đạo đức và thái độ đối với ông đã “chuyển sang hướng tiêu cực”.
“Sự sùng bái nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã thay đổi hoàn toàn với việc tiêu diệt ông Chang Song-thaek. “
Ông Jang Jin-sung
“Sự sùng bái nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã thay đổi hoàn toàn với việc tiêu diệt ông Chang Song-thaek,” ông Jang Jin-sung nói.
“Giờ người đứng đầu đất nước không còn vầng hào quang như Đức Chúa nữa.”
Bắc Hàn đã cố chứng tỏ sự ổn định sau vụ hành quyết. Ông Kim Jong-un tiếp tục xuất hiện thường xuyên trước công chúng khi tới thăm các dự án quân sự và thương mại.
Truyền thông nhà nước tiếp tục ngợi ca thành tựu của năm qua – các tuyến đường, trung tâm y tế hay khu trượt tuyết mới.
Nhưng chính phủ Nam Hàn có vẻ không tin vào mặt nạ ổn định.
Tổng thống Park Geun-hye cảnh báo trước cuộc gặp với các quan chức quốc phòng cao cấp hôm thứ Hai rằng vụ xử tử đã đẩy Bán đảo Triều Tiên vào tình thế “nghiêm trọng và khó lường”.
Bà nói hiện không rõ đường hướng chính trị của Bắc Hàn sẽ ra sao và khó có thể bác bỏ khả năng Bình Nhưỡng sẽ có “những khiêu khích liều lĩnh”.
Bất kỳ hành động quân sự nào của Bắc Hàn trong những ngày tới đây có thể báo hiệu sự bất ổn ở bên trong và nhu cầu cần đoàn kết người dân.
Cao thủ Bầu Kiên, tay không thâu tóm ngân hàng
Hầu hết thành viên HĐQT của ACB đều được Nguyễn Đức Kiên nhờ mua hộ cổ phần tại các ngân hàng khác. Số tiền hàng ngàn tỷ thâu tóm ngân hàng này hầu hết được vay từ các ngân hàng khác.
Thủ đoạn “lấy nó rán nó”
Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng vụ án Nguyễn Đức Kiên “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái…”, “Trốn thuế” và “Kinh doanh trái phép”. Theo cáo trạng, trong thời gian 5 năm, từ 2007-2012, Nguyễn Đức Kiên đã lập ra 6 Cty để kinh doanh vàng và kinh doanh tài chính trái phép với tổng số tiền gần 21,5 nghìn tỉ đồng.
Cùng bị đề nghị truy tố với Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB – còn có các bị cáo Trần Ngọc Thanh – Giám đốc Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội; Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội; Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ KHĐT, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang – đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB; Lý Xuân Hải – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB.
![]() |
Cao thủ Bầu Kiên, tay không thâu tóm ngân hàng |
Cáo trạng nêu, Nguyễn Đức Kiên là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993.
Nguyễn Đức kiên và người thân gia đình Kiên sở hữu 937.696.506 cổ phần ngân hàng này, chiếm 9,03% vốn điều lệ. Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB từ năm 2003 đến tháng 8.2012. Đến cuối 2007, Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT, nhưng đề nghị HĐQT thành lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB do Kiên làm Phó Chủ tịch với chức năng tư vấn cho HĐQT.
Mặc dù không được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, nhưng với chức danh này và là đại diện cho nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ của ngân hàng, Nguyễn Đức Kiên đã giữ vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành của Ngân hàng ACB.
Khi có chức danh này, “bầu Kiên” đã cho thành lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên của 6 Cty, thực hiện việc kinh doanh trái phép hàng chục nghìn tỉ đồng và nhiều hành vi phạm tội khác.
Một trong 4 tội danh bị đề nghị truy tố đối với Nguyễn Đức Kiên, đó là việc kinh doanh trái phép. Cụ thể, Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng 5 Cty của mình để kinh doanh tài chính với số tiền gần 10.000 tỉ đồng, trong khi các Cty này không có chức năng kinh doanh tài chính.
Thủ đoạn của Nguyễn Đức Kiên trong hành vi này là sử dụng chính tiền của ngân hàng, mua trái phiếu ngân hàng sau đó bán lại cho chính ngân hàng đó để hưởng chênh lệch. Ngoài ra, Nguyễn Đức Kiên còn chỉ đạo Cty Thiên Nam (1 trong 6 công ty do Nguyễn Đức Kiên thành lập) kinh doanh vàng và Cty này đã bị thua lỗ hơn 433 tỉ đồng. Cũng từ việc kinh doanh vàng trái phép nên Nguyễn Đức Kiên đã trốn thuế hơn 25 tỉ đồng.
Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã quyết định khống thể hiện chủ trương của Cty bán 20 triệu cổ phần Cty CP thép Hoà Phát mà ACBI đang sở hữu để cung cấp cho Cty TNHH một thành viên thép Hoà Phát. Mục đích chính để Cty này ký hợp đồng mua cổ phần của Cty ACBI, chiếm đoạt 264 tỉ đồng. Với 4 tội danh bị truy tố, Nguyễn Đức Kiên đang phải đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân.
Bán trái phiếu, vay tiền thâu tóm ngân hàng
Theo cáo trạng, Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng năm công ty B&B, AFG, ACBI, ACI, ACI-HN dù không có chức năng nhưng vẫn kinh doanh tài chính với số tiền gần 10.000 tỉ đồng.
Cụ thể, ngày 30-11-2010, Nguyễn Đức Kiên đã phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu của Công ty B&B và bán cho ACB. Số tiền này Công ty B&B chuyển 426,3 tỉ đồng cho Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) để mua 36 triệu cổ phiếu Công ty CP bất động sản Hòa Phát – Á Châu. Nguyễn Đức Kiên ủy thác cho vợ là Đặng Ngọc Lan 39 tỉ đồng và hai cá nhân khác 285,6 tỉ đồng mua cổ phiếu của Ngân hàng CP VN Thương Tín (VietBank).
Còn lại, bầu Kiên ủy thác hoặc chuyển cho các công ty, cá nhân mua cổ phần của các công ty khác. Tổng cộng, Công ty B&B mua cổ phần, góp vốn vào các công ty khác gần 2.349 tỉ đồng.
Tương tự, Nguyễn Đức Kiên sử dụng pháp nhân Công ty ACBI phát hành 800 tỉ đồng trái phiếu bán cho ACB. Tiền thu được từ ACB, công ty này chi gần 700 tỉ đồng để nhận chuyển nhượng 9,67 triệu cổ phiếu Ngân hàng CP Kỹ Thương (Techcombank) từ 12 cá nhân. Số còn lại, ACBI chuyển cho Công ty ACI vay để mua cổ phiếu Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank).
Cùng với phát hành trái phiếu để mua cổ phiếu ngân hàng, bầu Kiên còn chỉ đạo ACBI đầu tư hàng trăm tỉ đồng và nắm cổ phần ở hàng loạt công ty như Công ty CP ximăng Hòa Phát, Công ty CP thương mại dịch vụ Bắc Qua, Công ty CP thương mại Lãng Yên, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh siêu thị Á Châu… Riêng tại ACBI, Viện KSND tối cao cáo buộc Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép hơn 1.433 tỉ đồng.
Tại Công ty AFG, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo sử dụng số vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng để mua 160.000 trái phiếu của ACB. Sau đó đến tháng 3-2008, Công ty AFG phát hành 400 tỉ đồng trái phiếu đợt 1 và bán cho Ngân hàng CP Phương Nam.
Lấy được tiền từ ngân hàng, Nguyễn Đức Kiên sử dụng số tiền này đầu tư vào các công ty nằm trong hệ thống của mình. Tổng số tiền kinh doanh tài chính trái quy định tại AFG của Nguyễn Đức Kiên lên đến 4.068 tỉ đồng.
Tại Công ty ACI, sau khi nhận được hơn 190 tỉ đồng từ Công ty B&B, 63 tỉ đồng từ Công ty AFG, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo mua 37,5 triệu cổ phần của Công ty CP đầu tư và thương mại Nhà Rồng, mua 6,375 triệu cổ phần của Công ty CP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn.
Bên cạnh đó, để đầu tư cổ phiếu Công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ngày 10-3-2008 ACI phát hành 500 tỉ đồng trái phiếu bán cho Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. ACI chi 350 tỉ đồng cho mười công ty để đầu tư cổ phiếu Sabeco.
Không thua kém các công ty khác, ACI-HN cũng phát hành trái phiếu bán cho ngân hàng để lấy tiền đầu tư tài chính. Ngày 29-7-2010, ACI-HN phát hành 350 tỉ đồng trái phiếu và bán liền tay cho VietBank, sau đó tiền được chuyển cho Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS) để mua lại gần 11 triệu cổ phiếu ACB. Đến ngày 10-11-2010, ACI-HN phát hành 11 triệu trái phiếu, sau đó bán 6,5 triệu trái phiếu cho ACB được 650 tỉ đồng và chuyển cho các ông Nguyễn Văn Hòa (kế toán trưởng ACB), Đỗ Minh Toàn (thành viên hội đồng thành viên ACBS), Lê Vũ Kỳ, Huỳnh Vân Sơn để đứng tên thay cho Nguyễn Đức Kiên mua cổ phần Ngân hàng Đại Á (DaiABank). Một phần khoản tiền trên tiếp tục được ACI-HN ủy thác cho ACB 58,5 tỉ đồng để mua 58.500 cổ phiếu của VietBank.
Ngoài tiền bán trái phiếu, ACI-HN còn sử dụng tiền của mình, ủy thác cho ACB mua 17.500 cổ phiếu của VietBank; sử dụng 198 tỉ đồng thông qua các ông Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Đàm Văn Tuấn đứng tên mua 19,8 triệu cổ phiếu KienLongBank; sử dụng hơn 129 tỉ đồng và thông qua các ông Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Vân Sơn để mua gần 20 triệu cổ phần DaiABank.
Như vậy, hầu hết thành viên HĐQT của ACB đều được Nguyễn Đức Kiên nhờ mua hộ cổ phần tại các ngân hàng khác. Đó là chưa kể ACI-HN còn chi hơn 234 tỉ đồng để mua gần 16 triệu cổ phiếu Eximbank trên sàn giao dịch chứng khoán…
PV (Tổng hợp)
@Vietnamnet
Dương Chí Dũng chơi thân đại ca giang hồ
Nhiều người được Dũng theo “phò trợ”, người thì đột tử, kẻ bị bắn, người đi tù…và Dương Chí Dũng là kẻ tiếp theo.
“Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”, đó là dáng vẻ chung của đàn anh giang hồ đất Bắc – Cu Lý và “partner” của mình – Dũng “Bắc Cạn” cũng vậy.
Đầu những năm 1990, giang hồ cả nước bỗng dưng tập hợp ở TPHCM và hoạt động kín đáo, tránh va chạm với giang hồ địa phương.
Tôi đến tiệm hớt tócThìn trên đường Hai Bà Trưng để cắt tóc, đây là tiệm cắt tóc nổi tiếng với những vị khách lịch lãm sang trọng và nhất là “chi” rất đẹp.
Hoa hậu, diễn viên điện ảnh thường đến đây để anh Thìn tạo mẫu tóc mới.
Một hôm, tôi được xếp ngồi cạnh ghế một người đàn ông trung niên nói giọng Bắc, đẹp như tượng khiến cả khách và nhân viên đều phải tìm cách lén nhìn.
Nhìn cái đồng hồ Patek Philippe sang trọng tôi đoán ông này phải là thương gia cỡ bự ở nước ngoài về.
![]() |
Dũng có mối quan hệ thân thiết với đối tượng giang hồ. |
Thấy tôi nhìn đồng hồ, vị khách đó lịch thiệp bắt chuyện và tự giới thiệu là Cu Lý.
– Anh Lý đi với ai vậy, sao không thấy?
– Mình đi cùng Dũng Bắc Cạn, cậu ta là partner của mình
Tôi không biết “partner” là gì, về tra tự điển mới biết đó là người hùn hạp, cộng sự nhưng ý nghĩa thường được sử dụng nhất là bạn nhảy (trong khiêu vũ). Mặc ý nghĩa của nó, tôi không quan tâm lắm.
Đồng hồ Patek Philippe là hàng sản xuất hạn chế có giá cực đắt.
Sau này nghe nói Cu Lý đã tặng chiếc đồng hồ này cho Năm Cam nhưng tôi chưa thấy Nam Cam đeo nó lần nào. Lúc đó, Năm Cam đeo đồng hồ khác, chiếc đồng hồ này chuyển chủ nhiều lần và ai đeo nó đều có kết thúc bi thảm.
Cu Lý là ông trùm của những ông trùm và thể hiện đúng đẳng cấp của mình trong việc bảo bọc em út.
Khi Khánh “Trắng”, trùm giang hồ Đồng Xuân Bắc Qua nổi tiếng hung hãn chèn ép kẻ yếu thế hơn mình, Cu Lý đã cảnh cáo và làm cho Khánh “Trắng” ngoan ngay với một ca acid!
Dung Hà cũng đánh giá cao và thu nạp Dũng “Bắc Cạn” sau khi Cu Lý chết.
Khuyết điểm chết người của Cu Lý là ma túy, tay này nghiện ma túy nặng, biết hạn chế này nên Cu Lý rút khỏi giang hồ và đóng vai trò hòa giải khi các băng nhóm có mâu thuẫn.
Theo lời Dũng “Bắc Cạn” thì Cu Lý chết trong tiệm cắt tóc sau khi chơi ma túy quá liều, giống như vẻ lịch lãm của người Tràng An, khi chết ông trùm vẫn thơm tho sạch đẹp.
Giang hồ đất Bắc ban ngày làm cái gì không rõ nhưng đêm đến thì sang trọng từ trong ra ngoài. Cường “Híp” đóng đô ở vũ trường C.Đ,Thành “Chân”, Dũng “Bắc Cạn”,Thành “Sùi” ở vũ trường V gần nhà thờ Đức Bà…
Năm Cam ngứa mắt lắm nhưng nhẫn nại chờ cơ hội ra tay, bao giờ cũng vậy, khi muốn triệt ai đó hoặc băng nhóm khác, Năm Cam chờ họ phạm sai lầm trong cư xử với những người thấp cổ bé miệng rồi mới ra tay.
Nhiều người, trong đó có vài diễn viên nổi tiếng đã mang ơn Năm Cam suốt đời vì những chuyện tương tự.
Một cô vũ nữ ở vũ trường V. bị giang hồ vừa muốn tình, vừa muốn tiền chèn ép nên nhờ “cậu” Năm, không hứa hẹn điều gì nhưng mấy ngày sau đích thân Năm Cam cùng đàn em lên tận nơi, khống chế đám giang hồ, bắt gã kia phải quỳ xin lỗi tập thể vũ nữ…
Trở lại chuyện Dũng “Bắc Cạn” và chủ mới sau khi Cu Lý, Dung Hà qua đời – đó là Dũng “Đui”
Một hôm, Dũng “Bắc Cạn” cùng với Dũng “Đui” (Nguyễn Duy Dũng) vào vũ trường New Century (Hà Nội).
Hôm đó, Dũng “Đui” đi cùng một cô hoa hậu mới đăng quang, đám “trẻ trâu” thấy ngứa mắt định kiếm chuyện thì Dũng “Bắc Cạn” “khóa máy” đám trẻ ngay.
Lát sau lại thấy các vị đại ca Hà Nội lù lù đi vào, đám “trẻ trâu” hoảng sợ biến mất.
Ngay sau đó, Dũng “Đui” có một hành động hết sức bất ngờ là tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi hoa hậu về.. “Mình chỉ yêu bà vợ nhà quê thôi, mấy cô này làm partner xui xẻo lắm!”
Sau đó, cô hoa hậu này lấy chồng, chẳng bao lâu sau cô phát hiện chồng nghiện ma túy, sau đó người chồng đi tù cùng với cha mình vì liên quan đến một vụ án tham ô.
Từ đó Dũng “Đui” chơi ở đâu, làm gì cũng thấy Dũng “Bắc Cạn” kề bên và cả hai cùng bị bắt tại khách sạn Embassy TP HCM vào tháng 5.2000 vì có biểu hiện sử dụng ma túy. Ngoài hai Dũng này, còn có một người khác tên Dũng “K” cũng bị bắt chung trong đợt này.
Tuy nhiên, sau khi giám định thì số ma túy bị bắt trong khách sạn chỉ là …cao khỉ nên cả nhóm thoát nạn.
Cùng thời gian này, có nhiều nguồn tin cho thấy có một vị khách đánh bạc ở khu vực trường đua Phú Thọ rất chịu chơi. Thua hết tiền thì chung bằng heroin, đơn vị tính bằng… bánh.
Nhân dạng của người này phù hợp với nhân dạng của một vị khách đến sòng bạc Năm Cam. Tuy nhiên, sau đó thì người này biến mất.
Ngày 28.11.2000 Cảnh sát giao thông An Giang kiểm tra bắt Phùng Đức Thịnh đang vận chuyển 1,4 kg heroin,Thịnh khai mua của Dũng “Đui”, thế là chỉ hơn một năm được Dũng “Bắc Cạn” làm “partner” Dũng đui đã bị “nhập kho” (5.6.2001).
Thời gian này Dũng Bắc Cạn lại hay đi cùng Ngô Đức Minh, Giám đốc Công ty vận tải biển Cửu Long.
Dưới sự điều tra của ông Nguyễn Văn Nên (phó ban chuyên án) và các cộng sự Dũng “Đui” đã khai ra Ngô Đức Minh (Minh “Sứt”) cũng được “nhập kho” và nhận tội.
Thế là 2 ông anh được Dũng “Bắc Cạn” làm “partner” đều thụ hình chung thân, riêng bà chị Dung Hà – người mà có một thời gian Dũng “Bắc Cạn” theo phò thì bị bắn chết.
***
Thời gian sau này tôi không có tin tức gì của Dũng “Bắc Cạn”, bất ngờ nghe nói cậu ta là nhân vật chính trong việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
Như vậy, tính đến Dương Chí Dũng, thì có ít nhất 5 người mà Dũng Bắc Cạn làm “partner” hay giúp đở đã bị “ngã ngựa” bằng nhiều cách khác nhau.
(Theo MTG)
Dương Chí Dũng và con bài chưa lật
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
@RFA

Ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, cựu chủ tịch của Vinalines nghe tuyên án tại Toà án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12, 2013.
AFP
Bản án tử hình cho hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc chưa ngã ngũ vì còn phúc thẩm và nhất là còn phiên tòa thứ hai xử vụ Dương Tự Trọng đàng sau nó vẫn còn nhiều uẩn khúc. Mặc Lâm có thêm chi tiết.
Trong bản tuyên án ngày 16 tháng 12 chủ tọa đã đọc một cáo trạng dài về tội trạng của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc cùng với bảy người khác trong vụ án Vinalines với điểm chính yếu là chia chác nhau trong vụ mua ụ nổi 83M. Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines còn Mai Văn Phúc trong vai trò Tổng giám đốc Vinalines hai người đã toa rập nhau khai khống nâng giá chiếc ụ nổi phế thải này của Nhật Bản lúc ấy đang nằm chờ sẻ thịt tại Nga.
Sự thiệt hại trong vụ tham ô này lên đến 366 tỷ. Số tiền quá lớn đó được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc phù phép và dĩ nhiên là có những liên hệ từ cấp lớn hơn trong hệ thống để rồi kết quả hai bản án tử hình đã khiến cả phiên tòa náo động khi thân nhân cả hai bị cáo òa khóc kêu gào là oan sai tại tòa.
Tương trợ Tư pháp, một yếu tố quan trọng bị bỏ qua
LS Trần Đình Triển, một trong bốn luật sư bào chữa chính cho bị can Dương Chí Dũng đã phân tích chi tiết rất quan trọng của vụ án này:
Việc mua ụ nổi 83 M đó từ một công ty bên Nga, công ty bên Nga này ký hợp đồng với công ty AP của Singapore và công ty Singapore này đã mua ụ nổi từ Nga và bán trở lại cho Vinalines. Trong hồ sơ vụ án có một bản hợp đồng váo ngày 7 tháng 7 năm 2007 giữa công ty AP của Singapore và Nga có nói chi cho bên thứ ba 1 triệu 600 ngàn đô. Còn hợp đồng giữa Tổng công ty Hàng Hải của Việt Nam với Singapore thì không thể hiện việc ăn chia trong việc mua bán này cả.
Tại phiên tòa tôi đã trình bày rằng giả sử mai sau này phía công ty của hai nước Nga và Singapore có bằng chứng người ta chứng minh rằng việc thỏa thuận này không liên quan gì tới ông Dũng và ông Phúc và hai ông này không ăn chia gì trong số tiền này…thì có dẫn đến oan sai hay không?
LS Trần Đình Triển
Vấn đề cơ bản ở đây là Việt Nam và Nga đã ký hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự. Việt Nam và Singapore cũng đã ký kết Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự qua khối ASEAN. Đáng lẽ phải thông qua tương trợ tư pháp để nhờ cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga và Singapore chứng minh rằng ai là người thỏa thuận đến việc ăn chia đó và chia chác như thế nào thì bản án tử hình không ai bàn cãi cả.
Theo luật sư Triển thì số tiền hơn 1 triệu sáu trăm ngàn đô la này sau đó được chuyển về một công ty tư nhân mang tên Phú Hà mà chủ công ty này là em gái ông Trần Hải Sơn, Phó ban dự án của Vinalines. Số tiền này chuyển về qua hợp đồng hợp tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng một dự án thông quan tại Hải Phòng và do đó không chắc gì có liên quan đến ụ nổi 83M.
Luật sư Trần Đình Triển cho biết chính ông đã yêu cầu tòa án chú ý đến yếu tố này nhưng bị bác bỏ, ông chia sẻ:
Tại phiên tòa tôi đã trình bày rằng giả sử mai sau này phía công ty của hai nước Nga và Singapore có bằng chứng người ta chứng minh rằng việc thỏa thuận này không liên quan gì tới ông Dũng và ông Phúc và hai ông này không ăn chia gì trong số tiền này, thậm chí nếu công ty AP của Singapore xác nhận số tiền này không liên quan đến việc mua ụ nổi mà là đầu tư thì có dẫn đến oan sai hay không?
Chủ tịch Hội đồng Quản trị không có quyền?
Trong cáo trạng của VKS cho biết Dương Chí Dũng lúc ấy là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt việc mua sắm ụ nổi và tự tiện nâng giá lên gấp đôi so với dự toán ban đầu. Ông Dũng bị cáo buộc về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”,.
Trong phần bào chữa mà báo chí ghi nhận lại, LS Ngô Ngọc Thủy cho rằng, “bị cáo Dũng chỉ là Chủ tịch HĐQT, là người phải thực hiện ý kiến của tập thể HĐQT mà thôi. Sai sót của bị cáo xuất phát từ sai sót của cả HĐQT” và “Việc xây dựng nhà máy, mua ụ nổi là phù hợp với chủ trương của Bộ GTVT. Bị cáo Dũng chỉ nóng vội phê duyệt Dự án trong khi thẩm quyền là của cấp trên chứ không có động cơ vụ lợi cá nhân”.
Bị cáo Dũng chỉ là Chủ tịch HĐQT, là người phải thực hiện ý kiến của tập thể HĐQT mà thôi. Sai sót của bị cáo xuất phát từ sai sót của cả HĐQT
LS Ngô Ngọc Thủy
LS Thủy đã không thuyết phục được HĐXX vì với tâm lý của người Việt Nam khi đã là Chủ tịch HĐQT thì đương nhiên có quyền tuyệt đối còn những thành viên khác có đồng tình hay không thì cũng không làm gì khác được vì Vinalines là một doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị không khác gì một tổng bí thư nho nhỏ trong cơ quan này.
Trong khi tòa yêu cầu Dương Chí Dũng khai báo người đã tiết lộ thông tin cho ông này biết là ông ta đang bị điều tra về ụ nổi 83M để kịp bỏ trốn trước khi vụ án bắt đầu vài ngày, Dương Chí Dũng đã làm cử tọa bực bội khi liên tiếp trả lời là ông ta đã khai báo với cơ quan điều tra. Khi tòa nhắc lại yêu cầu thì Dương Chí Dũng cũng nhắc lại câu trả lời của mình như vậy.
Nhân vật bí ẩn.
Dư luận nổi giận với cách tránh né này và cho rằng hành động này là có chủ đích ít nhất là kéo dài thời gian chuẩn bị cho người trực tiếp rò rỉ thông tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
LS Bùi Quang Nghiêm giải thích thái độ của Dương Chí Dũng dưới cái nhìn của luật pháp, ông nói:
Bản án tử hình hiện nay cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Giả sử có hiệu lực pháp luật đi chăng nữa nhưng ông Dũng vẫn còn liên quan đến vụ án khác thì vẫn phải giải quyết cho xong cái vụ án còn lại
LS Bùi Quang Nghiêm
Nếu không có vụ án khác trước khi ông Dũng bị khởi tố vì ông ta trốn đi nước ngoài thì phải làm rõ người gọi cho ông nên đi trốn trong vụ án này. Nhưng do sẽ có một vụ án riêng về việc tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài mà trong đó có nhiều bị can khác nữa kể cả em trai ông Dũng là Dương Tự Trọng là bị can trong vụ này cho nên ông Dũng trả lời như vậy trước tòa là có thề chấp nhận được.
Khi được hỏi với bản án tử hình trên cổ chắc gì Dương Chí Dũng thành khẩn hợp tác với tòa án để khai ra người từng ban ơn cho ông ta vì có khai thật cũng phải chịu chết thà không khai còn được tiếng không phản bội. Luật sư Bùi Quang Nghiêm giải thích trình tự của vụ án này nếu xảy ra sau khi phiên phúc thẩm của Dương Chí Dũng:
Bản án tử hình hiện nay cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Giả sử có hiệu lực pháp luật đi chăng nữa nhưng ông Dũng vẫn còn liên quan đến vụ án khác thì vẫn phải giải quyết cho xong cái vụ án còn lại. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi thì giả sử như bản án phúc thẩm bác đơn kháng cáo của Dương Chí Dũng liên quan đến án tử hình thì chưa thi hành án mà phải chờ giải quyết xong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài thì mới thi hành án.
Con chủ bài sẽ hành động ra sao?
Tuy nhiên sự việc có thể phát sinh một kịch bản khác nếu người tiết lộ tin tức cho Dương Chí Dũng lại là một nhân vật tầm cỡ, đã có vai trò trực tiếp trong vụ ăn chia ụ nổi mà cả 9 bị can đều ra sức che dấu. Bảy người không bị tử hình chắc sẽ cam tâm với hy vọng giảm án nhưng Dương Chí Dũng không thể đem sinh mạng ra che dấu cho ông ta.
Hành động vững vàng thậm chí ngâm thơ trước tòa cho thấy Dương Chí Dũng rất tin tưởng khi đối diện với HĐXX. Có lẽ ông ta đã nhận được một lời hứa nào đó rất nặng ký cho số phận của mình.
Người dân chờ đợi phiên xử Dương Tự Trọng, em ruột của Dương Chí Dũng trong vụ án tổ chức cho anh vượt biên trốn tránh sự truy nã của công an. Tuy chưa diễn ra nhưng nhiều người cho rằng bản án đã được tính trước như mọi khi, có điều nhân vật bí ẩn ấy có xuất hiện hay không thì còn phải chờ xem thái độ của người tử tù Dương Chí Dũng