Sự chậm trễ trong hệ cuộc họp Mỹ-Việt về nhân quyền cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang nhạt dần vì Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh

Chris Bummitt và Matthew Pennington/AP

Lê Quốc Tuấn chuyễn Việt Ngữ 

HÀ NỘI, Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam, hai kẻ cựu thù chia sẻ chung mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng nhận ra rằng chỉ một vấn đề  – nhân quyền – đang là trở ngại khiến họ không thể trở thành bạn bè gần gũi hơn.

Mối căng thẳng giữa hai nước rõ ràng được nhìn thấy từ sự chậm trễ trong một cuộc họp về nhân quyền hàng năm giữa Washington và Hà Nội. Các cuộc họp tham vấn như vậy đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2006, nhưng những buổi gặp gỡ cuối cùng trong tháng 11 năm 2011 chả đem lại kết quả bao nhiêu, và một quan chức cao cấp hàng bộ trưởng của chính phủ cho biết hai bên vẫn còn tiếp tục làm việc để “thiết lập các thông số” của vòng họp tiếp theo để có thể mang lại sự tiến bộ.

Hoa Kỳ đang cảm thấy thất vọng vì các cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với các blogger, nhà hoạt động và các nhóm tôn giáo mà họ cho là một mối đe dọa đến ách kìm kẹp quyền lực của mình, và qua việc giam giữ một công dân Mỹ vì tội lật đổ vốn có thể phải chịu án tử hình.

“Chúng tôi đã không nhìn thấy được những cải tiến mà chúng tôi mong muốn”, tuần trước, một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết trong điều kiện giấu tên bởi vì ông đã không được phép bình luận công khai. “Chúng tôi rất muốn nhìn thấy các hành động cụ thể.”

Việc chậm trễ trong việc tổ chức cuộc họp, do Hà Nội tổ chức có thể chỉ là vấn đề của vài tuần lễ. Nhưng đã nhấn mạnh cho thấy việc Việt Nam cư xử ngày càng tồi tệ với giới bất đồng chính kiến ​​trong hai năm qua đã làm phức tạp các nỗ lực tăng cường quan hệ với Mỹ như thế nào.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết các cuộc đối thoại nhân quyền đã “góp phần tăng cường lòng tin giữa hai nước và rằng cả hai bên đã thảo luận về thời gian của vòng đối thoại tiếp theo. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết là hai nước đang thảo luận về việc khi nào sẽ tổ chức các cuộc đàm phán.

Cũng như phía Washington, Việt Nam mong muốn được kinh doanh và quan hệ an ninh sâu sắc hơn, nhưng Hoa Kỳ nói rằng điều ấy phải đi kèm với việc cải thiện nhân quyền. Một số thành viên có ảnh hưởng của Quốc hội cũng áp lực lên chính quyền Obama phải cứng rắn hơn với việc đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​và tự do tôn giáo của Hà Nội.

Những năm gần đây, mối quan hệ với Hoa Kỳ của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, phần lớn là từ  các quan tâm cùng chia sẻ vì tính quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Chia sẻ lợi ích chiến lược của họ được phản ánh rõ nét nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ ở vùng Biển Đông, nơi các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh xung khắc với chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam và bốn quốc gia khác trong khu vực.

Kể từ khi Liên Xô xụp đổ, Việt Nam đã mở cửa kinh tế nhưng lại không cho phép tự do tôn giáo và chính trị đến 87 triệu người dân của mình. Mỹ và Việt Nam đã phục hồi quan hệ ngoại giao vào năm 1995, 20 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, và việc lập lại mối quan hệ hữu nghị của họ đã tăng tốc khi  Tổng thống Barack Obama dành ưu tiên cho việc phát triển quan hệ mạnh mẽ hơn với khu vực Đông Nam Á.

Việc chính quyền Việt Nam đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​đã theo sau sự suy giảm của nền kinh tế từng một thời mạnh mẽ của mình. Các nhà phân tích nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội đang chống đỡ với các chỉ trích trong nước về chính sách kinh tế, các vụ bê bối tham nhũng và đấu đá nội bộ, đa phần đã được phát tán trên Internet và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ.

Theo Human Rights Watch, năm ngoái, Việt Nam đã bỏ tù hơn 30 nhà hoạt động, các blogger và những người bất đồng chính kiến ​​ôn hòa. Năm nay, 12 nhà hoạt động đã bị kết án nặng nề một cách bất thưòng sau các phiên xử ngắn, thường chỉ trong ngày. Bảy người khác đang chờ bị ra tòa. Đất nước này cũng đang chuẩn bị luật để đàn áp các quyền tự do trên Internet.

“Các cuộc tranh dành trong nội bộ đảng đã lấn át bao phủ tất cả mọi thứ”, ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam từ Đại học New South Wales cho biết. “Họ rất sợ hãi về những lời chỉ trích và không còn quan tâm về Hoa Kỳ nữa”.

Việc giam giữ và xét xử mờ ám Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ người Mỹ có thể là ví dụ rõ ràng về sự không sẵn sàng lắng nghe đến những quan tâm của Mỹ về nhân quyền của Hà Nội.

Quân, 59 tuổi, đã bị bắt tại sân bay TP Hồ Chí Minh vào tháng Tư ngay sau khi vừa đến trên một chuyến bay từ Hoa Kỳ, nơi ông đã sống sau khi chạy trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền khi còn trẻ. Gia đình và bạn bè của Quân nói rằng ông là một thành viên lãnh đạo của đảng Việt Tân, một nhóm ủng hộ dân chủ bất bạo động mà chính quyền Việt Nam đã gán nhãn là khủng bố. Trong năm 2007 ông từng bị giam 6 tháng ở Việt Nam.

Thoạt tiên, nhà chức trách cáo buộc Quân tội khủng bố, nhưng hiện nay ông đang bị buộc tội lật đổ chống lại nhà nước, một tội danh có thể bị án từ 12 năm tù đến tử hình.

Với việc điều tra đã hoàn tất, phiên tòa xét xử ông có thể sắp diễn ra. Ngày giờ xét xử thường chi được thông báo trước một vài ngày.

Theo bản sao của bản cáo trạng do AP có được, Quân đã hội họp với các nhà hoạt động đồng hương Việt Nam ở Thái Lan và Malaysia từ năm 2009 và 2010, thảo luận về cách bảo mật Internet và đối kháng bất bạo động. Bản cáo trạng cho biết ông đến Việt Nam theo một hộ chiếu mang tên Richard Nguyễn vào năm 2011, khi ông đã tuyển mộ bốn thành viên khác của Việt Tân.

Vợ ông không phủ nhận việc Quân muốn thay đổi hệ thống chính trị của Việt Nam.

“Anh ấy muốn nói chuyện với những người trẻ tuổi và muốn mang những ý tưởng dân chủ đến Việt Nam”, Ngô Hương Mai, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP qua điện thoại từ Sacramento. “Anh ấy đã sống ở Mỹ, anh đã có tự do ở đây và anh muốn họ cũng hưởng được tự do như thế”.

Các thành viên quốc hội trong những vùng có đông cử tri người Mỹ gốc Việt đang gây sức ép lên chính quyền Obama.

Dân biểu Frank Wolf, một nhà phê bình hàng đầu, một mực chỉ trích chính phủ đã bỏ qua vấn đề quyền con người khi gây dựng các mối quan hệ kinh tế và an ninh. Với ba đồng nghiệp của đảng Cộng hòa, dân biểu Virginia đã yêu cầu sa thải Đại sứ Mỹ David Shear, cáo buộc ông đã không mời các nhà đấu tranh dân chủ đến dự lễ ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vào ngày 4 tháng sau khi ông đã hứa là sẽ mời.

“Phương pháp tiếp cận của chính quyền đã là một thảm họa. Họ chỉ quan tâm đến kinh tế và quốc phòng”, ông Wolf, người cũng chỉ trích việc Shear không đến thăm Quân trong tù cho biết. “Nhân quyền và tự do tôn giáo nên là ưu tiên hàng đầu”.

Các quan chức Mỹ đã đến gặp Quân năm lần ở trong tù, lần gần đây nhất là vào cuối tháng Chín.

“Chúng tôi tin rằng không ai có thể bị bỏ tù vì bày tỏ quan điểm chính trị hoặc khát vọng về một tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng của mình một cách ôn hòa”, Christopher Hodges, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tuyên bố. “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết trường hợp này một cách nhanh chóng và minh bạch”.

Wolf và các nhà lập pháp khác quan tâm đến Việt Nam không tuyên bố gì nhiều về việc hoạch định chính sách, nhưng có thể làm cho chính quyền Obama khó xử. Wolf nói bóng gió rằng ông có thể đề nghị bổ sung, sửa đổi pháp luật về ngân sách để tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam bằng chính sách. Wolf là một thành viên cao cấp của Ủy Ban Phân Bổ Ngân sách, bộ phận quyền lực giám sát phần lớn ngân sách liên bang.

Hoa Kỳ có một số thế mạnh nếu muốn dùng đến để khiến Việt Nam phải cải thiện thành tích về nhân quyền: Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ nhiều nhất của Mỹ ở châu Á và hiện đang đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại với Washington và bảy quốc gia khác.

Chính phủ Việt Nam từ chối bình luận về các cáo buộc chống lại Quân, nhưng Hà Nội nhận thức được sự nhạy cảm của Hoa Kỳ trong trường hợp này. Nhiều nhà quan sát nói rằng Quân có khả năng bị khép tội nhưng sẽ chỉ bị kết án ngang với thời gian bị giam giữ và nhanh chóng bị trục xuất, ngay cả việc ấy có khả năng làm gia tăng áp lực của Quốc hội lên Nhà Trắng để nối kết các thỏa thuận thương mại và viện trợ với các tiến bộ về nhân quyền.

“Sẽ là một thảm họa cho Việt Nam nếu họ dám trừng phạt một công dân Hoa Kỳ bằng một bản án nặng nề chỉ vì ủng hộ nhân quyền trong hòa bình” Linda Malone, một giáo sư tại Trường Luật William và Mary, người tư vấn cho luật sư bảo vệ Quan cho biết. “Họ sẽ phải chịu một mất mát hết sức lớn vào những gì mà họ từng nỗ lực để vươn lên”.

Nguồn: The Province

Cầu Nhật Tân – Đồng chí X với viễn cảnh đầy thách thức

Còn đang choáng váng với mấy cú đòn “hội đồng” tại Hội nghị TW 6, đồng chí X lại phải tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách mới phát sinh.

Bên trong, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi đã đẩy đồng chí khỏi vị trí vừa cầm còi vừa chơi bóng. Dù ghế này mới do ông Bụt giữ nhưng có tin đồn ra rằng ông Bụt đang quá mệt mỏi và muốn giao hết ấn tín cho một đại thần thân cận người gốc xứ Thanh vốn đã tặng đồng chí X 1 phiếu đề nghị kỷ luật trong Hội nghị TW 6.

Ngoài kia, nợ công 1 triệu tỉ, 2 triệu tỉ… ngập hết vào bất động sản. Với hệ thống thống kê tài tình và nhằng nhịt như của xứ Vịt thì chẳng ai lần ra được con số chính xác. Tuy nhiên, điều có thể nhận ra ngay là xứ Vịt bây giờ rệu rã, xanh xao bởi con quỷ nợ công, quỷ tham nhũng Dracula đang ngày càng chọc sâu cái vòi khát máu vào cơ thể quốc gia nhằm rút nốt những luồng sinh khí ít ỏi còn lại.

Nhớ lại một thời hoàng kim, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đất Vịt ta rầm rộ đi tắt đón đầu nhanh chân hòng tiến lên chủ nghĩa xã hội trước nhân loại. Dự án xây lắp khổng lồ nghìn tỉ kìn kìn ký mỏi tay, huê hồng thu mệt nghỉ. Thủ tướng của đất nước đỉnh cao trí tuệ, trong mấy năm liền, mỗi ngày tự tay ký một quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng cấp quốc gia. Không hiểu cái túi của Ngài phải bự cỡ nào mới chứa hết nổi tiền phần trăm, lại quả. Doanh nghiệp đua nhau bỏ ngành nghề làm ăn bấy lâu, nhảy hết sang nhà đất và chứng khoán. Vốn liếng được điều tiết vặn vòi cho chảy tiệt sang chứng khoán và bất động sản để ăn ngon và thu tiền tươi ngay. Cả nước biến thành đại công trường. Cả nước đi buôn đất. Cả nước chơi chứng khoán. Cả nước chạy dự án. Cả nước giải phóng mặt bằng. Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chính trị của toàn hệ thống Đảng, chính quyền (như đồng chí Bí thư Hoa Thanh Quế huấn thị khi huy động toàn hệ thống chính trị Hà Nội vào cuộc cướp đất dân).

Dân dưới xuôi bị tước ruộng cấy cày bởi dự án công nghiệp, đô thị. Dân vùng ngược chịu mất đồi nương vì thủy điện, khai khoáng bán thô. Những con bạc càng chơi càng hăng máu trong sới bạc bịp vĩ mô cấp quốc gia. Lãi suất huy động tăng liên tục để có đủ tiền xỉa tiếp vào các cửa trong sới. Lãi suất ngân hàng cho vay buộc phải không ngừng tăng theo. Bí tiền, các con bạc gỡ cả tập đoàn nhà nước, nướng vào canh đỏ đen. Lỗ, thất thoát, thậm chí mất hàng chục nghìn tỉ trở thành quá nhỏ. Thời đại chỉ có thằng ngu và thằng mất trí mới lao đầu vào sản xuất chân chính. Hàng hóa buộc phải nhập ngoại từ cái tăm để trám lỗ hổng sản xuất trong nước. Cán cân thanh toán quốc gia bỗng chốc lộn tùng phèo không tài gì thăng bằng nổi.

Canh bạc bịp phát triển kịch điểm đến độ cháy sới, sắp vỡ bung. Một số con bạc tỉnh táo hơn, ăn non nhanh chân bán sới tạo hội chứng giật mình, tháo chạy. Chứng khoán ế xề bán không ai mua. Nhà đất thê thảm chào bằng 1/3 giá vẫn không người thăm hỏi. Ngoài chợ, giá rau, gạo mắm muối tăng từng giờ. Doanh nghiệp nhà nước luôn chứng tỏ vai trò chủ đạo trong việc không ngừng nâng giá mặt hàng độc quyền điện, xăng dầu … Các chính trị gia chẳng bỏ lỡ cơ hội trời cho nhanh tay tăng và sinh thêm nhiều thuế phí … Phúc cho dân Vịt tôi chưa. Có đâu trên quả địa cầu này, đời sống của dân được Đảng và Nhà nước chăm lo tốt như vậy.

Ngân hàng, thúc đẩy bởi lòng tham, chính sách tồi và sự dối trá, nay đối xử với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như kẻ thù nhằm giành giật miếng ăn và sự sống. Trong sự giành giật này, doanh nghiệp buộc phải chết dưới mũi tên lãi suất cao. Khi doanh nghiệp chết rồi thì ngân hàng cũng chẳng thể tồn tại.

Không sao. Ngân hàng Nhà nước của anh Ruồi đã quán triệt tinh thần tự chủ cao. Phải dùng cả mỹ nam kế, cử đồng chí đại tá tình báo công an sử dụng “biện pháp nghiệp vụ” với nữ cán bộ nước ngoài mới nhập nổi mấy cỗ máy in tiền công suất lớn về cất một chỗ chờ khi hữu sự như ni. Thiếu tiền à? Các chú yên tâm, anh cứ ấn lệnh PRINT thì xã hội các chú có tiền lưu thông xả láng. Hôm trước đi ngủ, tháng lương lĩnh về còn mua được mươi cân gạo những mong sống qua ngày đoạn tháng. Sáng hôm sau ra chợ, nắm tiền này còn đủ được hai chai mắm loãng cầm hơi.

Nông thôn hoang vắng như thời chiến. Người người, nhà nhà mất ruộng, bỏ sản xuất kéo nhau ra đô thị bán nốt sức tàn kiếm chút tiền tươi. Khóm phố ồn ào, nhộn nhạo nghịt người, xì ke mại dâm ma túy tội phạm tràn lan ngộp thở. Khu công nghiệp mọc lên bừa bãi tận dụng “thế mạnh” nhân công giá rẻ, đất cướp được không. Nay lương không đủ sống, chủ vỡ nợ bỏ chạy, công nhân bãi công, biểu tình không lúc nào ngơi. Dự án đô thị bỏ bê như bãi tha ma. Khu đại công nghiệp không người khác nào nơi hoang phế …

Các nhà tài trợ cho xứ Vịt lại vừa nhóm họp. Thôi rồi luận điệu Việt Nam là mẫu mực tăng trưởng bền vững cho thế giới học tập. Thay vào đó là những lời chỉ trích, những cú thúc thay đổi hệ thống. Cam kết thì có vẻ nhiều nhưng ai mà tiêu được tiền trên giấy một khi giải ngân luôn gắn điều kiện cải cách. Thôi thì đồng chí X ta cứ hứa đại cho xong chuyện. Vả lại, hình thức đối tác với Vịt cũng thay đổi từ 2013. Tiền vốn cho không và cho vay lãi suất thấp sẽ giảm mạnh. Thay vào đó là vay thương mại, vay làm ăn. Tức là phải làm thật chứ không phải cho vay rồi để Vịt ta ném vào chơi bạc tiếp.

Ngoài Biển Đông, chú Vịt như con nai tơ đang ngày càng mắc sâu vào cái bẫy cò ke “16 vàng, 4 tốt” được chế tạo trên nền ý tưởng có từ lâu, tuy nhiên khâu thiết kế mới xúc tiến tại Hội nghị Thành Đô và sau đó được tranh thủ đem ngay ra chế tác bởi các chú thợ khéo tay và lành nghề của liên doanh Hợp tác xã thủ công Trung Nam Hải – Ba Đình, trong đó công lao to lớn thuộc về tay thợ cả với cái tên Lê Khả lẫy lừng.

Trong bối cảnh mình còn bê bết thì năm 2013 sẽ là năm bản lề với đồng chí X. Quyền lực chính trị của đồng chí sẽ ngày càng bị hạn chế, thậm chí tước bớt để đưa vào tay những đồng chí vốn đã và đang lăm le giáng đòn. Ngay cả đội ngũ tướng lĩnh đang xếp hàng rồng rắn xin sắc phong, lũ báo chí ngày đêm túc trực chờ được ban phát thì nay nhiều kẻ đã ăn ở hai mang, thậm chí trở cờ, trở bút nhằm đón chủ mới.

Trước đây, đứa nào mở mồm phạm đến đồng chí X thì nhẹ ra bị báo chí đánh hội đồng, nặng ra thì bị an ninh túm cổ dần cho tới bến. Nay, có đứa réo tận sân mà vẫn phải im re cho lành chuyện. Giậu đổ bìm leo, cái ban Đảng chuyên lo chuyện ăn nói phát ngôn lúc trước còn là chỗ thân thuộc với đồng chí X, nay vừa mang hẳn bảo kiếm vào trảm một đệ tử của đồng chí ngay giữa Sài Gòn, vài đệ nữa đất Hà Thành đang nằm im thúc thủ chờ tới lúc bị đối phương xin tí tiết. Mấy doanh nghiệp sân sau réo ời ời kêu cứu anh Ba (tức đồng chí X). Kêu chán rồi thì tự xin thoái vốn, rút phép, dằn lòng chơi chước chuồn cho êm bởi chính anh Ba cũng đang dần lâm vào thế bất lực.

Nguồn: Blog Câu Nhật Tân