Cập nhật tin 28-5-2012

 Gà bán nguyên con với giá “siêu rẻ” tràn lan tại Hà Nội mà người ta nghi xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây ngộ độc.

Gà Trung Quốc 1.5 đô một con, từng làm 21 người nhập viện. (Hình: Báo Lao Ðộng)

Ðợt kiểm soát của Chi Cục Thú Y Hà Nội hôm 25 tháng 5 cho biết, gà nguyên con siêu rẻ được bày bán tại một số chợ thuộc quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân, Hà Nội với giá 30 ngàn đồng..

Theo ông Chi cục trưởng Cấn Xuân Bình, 31 sạp chợ bày bán gà “siêu rẻ” mà người ta nghi là gà “bẩn” từ Trung Quốc tràn sang.

Tin này được một số người bán xác nhận và cho biết đã mua gà nguyên con từ Trung Quốc đưa về, làm thịt sạch sẽ rồi tung ra chợ bán. Vì giá mua thấp nên dù họ bán mỗi con gà thịt giá 30 ngàn đồng vẫn còn “lời chán.” Một vài người bán cũng cho biết các quán phở ở Hà Nội rất chuộng loại gà “bẩn” này nhờ thịt dai, xương cứng…

Trước đó, hôm 10 tháng 5, người ta bắt được quả tang một chiếc xe chở 2 tấn gà Trung Quốc nhập lậu không kê khai nguồn gốc cũng không có giấy chứng nhận đã kiểm dịch khi băng qua biên giới.

Còn theo báo Lao Ðộng, đó là loại gà “ba không” vì không có dấu kiểm dịch, không có nguồn gốc và không ai bảo đảm vệ sinh thực phẩm.

Báo Lao Ðộng trích lời một chủ sạp thịt gà nói rằng gà “ba không” bán rất chạy nhờ giá rẻ. Báo Lao Ðộng còn cho rằng loại gà “ba không” này được ngâm trong các thùng chứa thuốc bảo quản, nhuộm màu, đặc biệt là gà đang “trong quá trình phân hủy, thiu ôi.”

Tại thành phố Ðà Nẵng hai năm trước đây xảy ra vụ ngộ độc thịt gà khiến 21 người nhập viện.

Tin VTC News cho biết người dân ăn phải thịt gà bị nhiễm độc trong món xôi gà tại thành phố Ðà Nẵng bị ngộ độc phải vào bệnh viện cứu cấp.

————————————————————————–

Dân miền Trung đối diện đói khát

Hàng loạt đập thủy điện chận hết nước

ÐÀ NẴNG (NV) – Hệ quả của cái “dịch” xây dựng hàng loạt các đập thủy điện chi chít trên những con sông ngắn, người dân nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam đang đối diện với nguy cơ đói cơm và khát nước.

Hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 cạn khô đáy nhưng thủy điện Sông Tranh 2 vẫn không xả nước. (Hình : Người Lao Ðộng)

Mùa mưa đua nhau xả lũ làm nhà cửa đồng ruộng ngập sâu trong nước qua đi, bây giờ đang trong mùa khô thì hạn hán trên đầu và các dòng sông, rạch nhỏ cạn trơ đáy chỉ vì các đập thủy điện không chịu xả nước.

Một số báo ở Việt Nam trong tháng này nhiều lần nêu ra tình trạng các đập thủy điện đang làm cho hàng triệu người ở miền Trung sống trong sự bất an thường trực.

Theo một bài viết trên tờ SGGP ngày Thứ Sáu, “Mức độ thiếu nước giải hạn trên các sông suối đã đến lúc báo động.”

Tờ báo nêu ra cho thấy, thí dụ, “Vùng hạ du sông Vu Gia thuộc Quảng Nam và Ðà Nẵng, hơn nửa tháng trước đây đã thiếu nước không chỉ cho các trạm bơm tưới, mà thiếu cả nguồn nước không nhiễm mặn cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Ðây là điều chưa từng thấy khoảng 4-5 năm về trước.”

Việc xây hàng loạt đập thủy điện trên hệ thống 2 con sông Vu Gia-Thu Bồn ở Quảng Nam, và những nơi khác, làm khốn đốn cho người dân ở cả vùng thượng nguồn cũng như hạ lưu từng bị đả kích nhiều nhưng vẫn không thấy chế độ Hà Nội có một chương trình hay kế hoạch nào để giải quyết.

“Nước sử dụng cho sinh hoạt vùng đô thị đều dựa vào các con sông lớn, tuy nhiên ở Quảng Nam, Ðà Nẵng, Quảng Ngãi, Nghệ An, khi thủy điện tích nước vào mùa khô thì các con sông gần như thành những con lạch nhỏ. Thiếu nước cho sinh hoạt là điều tất yếu.” Tờ SGGP nói.

Không phải chỉ có dân hạ du trong các thành phố là chịu hậu quả khốn nạn của thủy điện. Những người dân ở các khu vực “bán sơn địa” và thượng nguồn cũng điêu đứng hơn nữa. Hàng ngày, SGGP nói, nhiều dân làng phải đi bộ xa nhà 5 hay 6 cây số xách nước về uống hay nấu ăn.

Khi sông suối cạn trơ đáy, những kẻ đào đãi vàng kéo tới tìm vận may cày xới, thải chất độc cyanua làm những giọt nước còn sót lại “đục ngầu, đặc quánh.”

“Bà con lên thượng lưu dòng suối vất vả bắc ống tìm nguồn nước sinh hoạt. Ðây quả là thảm cảnh cho đồng bào các dân tộc miền núi, điều trong quá khứ chưa xảy ra bao giờ, dù trong mùa hạn hán nặng. Mất rừng, mất sông, mất mạch nước ngầm, sa mạc hóa cục bộ… là những hệ lụy khủng khiếp nhất trong thập niên qua ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ðất bị sa mạc hóa tăng dần trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái.” Tờ SGGP kể.

Vì thiếu nước làm đồng, hầu hết các tỉnh miền Trung thu hẹp diện tích sản xuất.

Nhà cầm quyền các tỉnh đã thúc hối các nhà máy thủy điện xả nước đủ để cho dân chúng có nước làm nghề nông và các nhà máy nước ở các thành phố có nước để lọc nhưng không mấy kết quả.

Hồi giữa tháng 5, báo Người Lao Ðộng đã viết một bài với tựa đề “Khô hạn đe dọa miền Trung” chỉ vì các đập thủy điện không chịu xả nước. Khoảng 10,000 ha lúa và hoa màu của tỉnh Quảng Nam và Ðà Nẵng thiếu nước nghiêm trọng. Một số làng dân phải bán gia súc vì không có nước cho chúng uống. Người dân thành phố Ðà nẵng “khổ sở vì nước máy rất yếu và lại không trong như nước, có vị lờ lợ khiến người dùng bất an.”

Dòng sông phía dưới thủy điện Ðắk Mi 4 cạn trơ đáy. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo báo Người Lao Ðộng, nhiều nhà máy thủy điện như: Sông Tranh 2, A Vương, Sông Côn 2,… không chịu xả nước, lấy cớ lượng nước từ thượng nguồn về ít. “Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, nếu các nhà máy thủy điện không tăng lượng nước xả so với hiện tại, nhiều diện tích vụ Hè Thu ở đây chắc chắn sẽ thất bại,” báo Người Lao Ðộng nói. Mùa màng thất bại thì hệ quả tất nhiên là đói.

Ðấy là đã có lệnh từ nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội mà các đập thủy điện vẫn “phớt lờ.”

Mới đây Ủy Ban Kinh Tế-Xã Hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là ESCAP) công bố bản điều tra kinh tế xã hội khu vực năm 2012 nói rằng có một số bằng chứng cho thấy Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ nghèo đói sau lần lạm phát đỉnh điểm năm 2008.

——————————————————————————

Xách dép cho đàn ông về kỹ nghệ ‘buôn dưa lê’

Cả hai giới đều thích buôn chuyện, nhưng nói về “kỹ thuật buôn” thì phụ nữ phải xác dép cho nam giới – kẻ biết “tám chuyện” theo cách ích lợi nhất

Cả đàn ông và phụ nữ đều thích “buôn dưa” hay “tám chuyện” nhưng những lời nói ríu rít được phát ra đó lại đẩy đàn ông xích lại gần nhau hơn trong khi nó có thể làm rạn nứt mối quan hệ ở nữ giới.

 Có sự khác biệt rất lớn trong cách “tám chuyện” giữa đàn ông và phụ nữ. Nó không chỉ đơn giản là sự khác nhau về nội dung câu chuyện mà tính chất và hậu quả cũng đối lập nhau.

Thực tế, sở trường của nam giới là bàn tán về thể thao mà điển hình là bóng đá, điều đó đã mang lại cho họ cảm giác thân thiện hơn và ngay cả việc tăng lương cũng tạo nên sự gũi ở giới nam. Đặc trưng của nam giới trong cách “tám chuyện” thường là khi tham gia vào các hoạt động nhóm, nó sẽ tăng cường sự liên kết giữa các cá nhân trong nhóm – chuyên gia David C.Watson thuộc Đại học Grant McEwan tại Edmonton cho biết

Ở nữ giới, tình bạn sâu sắc hơn đàn ông và “tám chuyện” có thể có tác dụng ngược lại đến chính tình bạn đó. Phụ nữ có xu hướng  trò chuyện rất nhiều về ngoại hình và điều này thực sự có thể đe dọa tình bạn của họ.“Tình bạn nữ giới được đặc trưng bởi sự đồng cảm hoặc sự thân mật. Vì thế buôn chuyện không đúng chỗ có thể là nguy cơ làm tan vỡ mối quan hệ tốt đẹp họ có trước đó. Và buôn chuyện thường xảy ra ở phụ nữ”, Watson nói.

Kết luận về sự đối lập trên là kết quả từ  nghiên cứu được thực hiện với 167 sinh viên nữ và 69 sinh viên nam tại một  trường Đại học ở Canada bằng cách sử dung những câu hỏi về tình bạn và xu hướng “tám chuyện” ở hai giới.

Nhiều lãnh đạo cao cấp “hạ cánh” về doanh nghiệp

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).

Từ cuối năm 2011 đầu 2012, số lượng lãnh đạo cao cấp nghỉ hưu về với doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều.
Cách đây 4 năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố kết quả đại hội đồng cổ đông với một cơ cấu Hội đồng Quản trị rất mới, và lạ. Lần đầu tiên trong cơ cấu có sự góp mặt của những thành viên nguyên là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ.
11 thành viên Hội đồng Quản trị ACB thời điểm đó có hai gương mặt mới: ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Lúc đó, ACB được xem là một điển hình của nét mới trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, bên cạnh nhân tố thành viên Hội đồng Quản trị độc lập còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một nét mới được ủng hộ. Minh chứng cho điều đó, dễ thấy trên nhiều diễn đàn là sự hồ hởi, tin tưởng và cả tự hào của cổ đông, nhà đầu tư yêu mến ngân hàng này.
Theo ghi nhận của VnEconomy, từ “điển hình” ACB, đến nay, đặc biệt trong năm 2011 đầu 2012, công chúng tiếp tục đón nhận loạt lãnh đạo cao cấp vừa rời nhiệm sở để về với doanh nghiệp.
Cuối tháng 3 vừa qua, sau nhiều năm nghỉ hưu và đảm nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).
Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cổ đông bắt đầu làm quen với sự có mặt của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với vai trò là cố vấn.
Tại đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) diễn ra vào sáng mai (26/5), rất có thể sự có mặt của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sẽ thu hút sự chú ý của cổ đông cũng ở vai trò là nhà cố vấn.
Sắp tới, dự kiến một ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng sẽ công bố gương mặt mới nguyên là Thứ trưởng Bộ Thương mại đảm nhận vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập…
Đã, đang và sẽ có nhiều trường hợp như vậy. Với giới chức sau khi rời nhiệm sở, còn đường này là một lựa chọn riêng tư. Sau khi tham gia hoạch định chính sách và làm công tác quản lý vĩ mô, họ tiếp tục làm việc cụ thể hơn với các tổ chức năng động của nền kinh tế. Sức làm việc không hẳn bị giới hạn ở tuổi tác. Như ở Mỹ, “ông già gân” Alan Greenspan, sau khi rời vị trí Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), đã hơn 80 tuổi vẫn dẻo dai với công ty của mình (Greenspan Associates LLC)…
Với doanh nghiệp, có được sự góp sức của họ là một lợi thế. Nếu tên tuổi, uy tín và thương hiệu là những giá trị khó đong đếm, thì kinh nghiệm và năng lực nắm bắt đường hướng chính sách, có thể cả các mối quan hệ, là những lợi ích rất cụ thể, thậm chí khó tìm.
Và có lẽ cũng vì vậy mà chi phí cho nguồn lực cao cấp đang trở thành xu hướng rõ nét này là không nhỏ, mà không hẳn các doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể lôi kéo được về phía mình…

Hồng Nhung

@VNEconomy

100 năm lương con Bí thư Hải Dương chưa đủ xây vườn thượng uyển

Mấy ngày qua, dư luận rộ lên thông tin con trai Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương sở hữu một khu vườn rộng hơn 4.000m2 có nhiều loại cây gỗ quý và một biệt thự quy mô khá hoành tráng.

Xoay quanh khối tài sản khổng lồ của con trí bí thư tỉnh ủy Hải Dương, ĐBQH ông Đinh Xuân Thảo cho rằng cơ quan trung ương phải làm rõ số tài sản này.

Trả lời trên báo những câu hỏi liên quan đến khu nhà vườn trăm tỷ tại Ninh Giảng, Hải Dương được cho là của ông Bùi Thanh Tùng (con trai Bí thư Hải Dương Bùi Thanh Quyến) cho biết số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000 m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào. Được biết ông Tùng sinh năm 1980, đang công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.

Với mức lương công chức hiện tại của ông Tùng thì việc sở hữu cơ ngơi như thế này là điều hơi bất thường.

Về ý kiến cho rằng con trai ông là một công chức nhà nước nhưng lại sở hữu một khối tài sản kếch xù như thế liệu có gây dư luận xấu trong xã hội, ông Quyến bí thư tỉnh Hải Dương nói: “Tôi nghĩ là với trách nhiệm của phóng viên, báo chí tự tìm hiểu”. 

 Điều đó không khó để có thể tính được, Nếu đúng như những lời ông Tùng khẳng định số tài sản trên là do mồ hôi công sức của ông bỏ ra. Chúng ta hoàn toàn có thể tính được “mồ hôi công sức ấy” theo quy định về chế độ lương thưởng đối với công chức viên chức nhà nước thì có thang bậc tính cụ thể. Ông Bùi Thanh Tùng 32 tuổi chức vụ Trưởng phòng Việc làm an toàn lao động tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Hải Dương. 
Theo thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC nhân với mức lương cơ bản hiện nay là 1.050.000 đồng. Với một viên chức hệ số là 2,34 + phụ cấp đối với chức danh trưởng phòng 0,3 + kinh nghiệm công tác (Giả sử ông Tùng đã làm trưởng phòng từ năm 2002) thì lương hàng tháng của một viên chức tương đương với chức vụ ông Tùng đang công tác sẽ là 1.050.000 x 2,64 = 2.457.000.
Với cấp trưởng phòng được phụ cấp hệ số 0,3 Nếu tính số năm công tác và phụ cấp một tháng lương của ông Tùng nhận được sẽ khoảng 3 triệu.
 Với mức lương như vậy thì một năm ông Tùng nhận lương khoảng hơn 40 triệu. Trong 10 năm công tác nhân số tiền này sẽ lên khoảng 400 triệu. 100 năm sau số lương theo mức tính này cũng chỉ khoảng 4 tỷ!?
Đây là phép tính thử cho người chưa phải bỏ ra chi phí gì cho tổng số tiền này. Nhưng đó là điều không tưởng bởi còn phải trừ đi các khoản tiền chi phí cho sinh hoạt, công việc khác nữa. Nhất là trong điều kiện chi phí sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay.?!
 Điều đó ngược lại với khối tài sản khổng lồ của ông Tùng đang sở hửu. khiến nhiều người nghi ngờ về khối tài sản này?!
 Liên quan đến việc ông Bùi Thanh Tùng tiến hành mua đất để xây nhà và trồng cây cảnh lâu năm quý hiếm, Huyện uỷ – UBND huyện Ninh Giang đã chỉ đạo các đơn vị liên quan về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành để tìm hiểu thực hư sự việc. 
Bước đầu, chính quyền địa phương xác minh được diện tích đất 4.152 m2 tại thôn Đông Tân mang tên Bùi Thanh Tùng đã được UBND huyện đã cấp “sổ đỏ”.
Theo Phunutoday

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC

Fareed Zakaria/Wasington Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Hiện đã có nhiều suy đoán về cuộc chiến quyền lực ở Trung Quốc trong cơn náo động của vụ lật đổ Bạc Hy Lai, một thượng cấp quyền lực của Đảng Cộng sản tỉnhTrùng Khánh, người đã sử dụng chủ nghĩa dân túy, tiền bạc và mưu chước để vươn lên. Nếu ông không bị hạ bệ trong năm nay – bởi một loạt các sai lầm, tiết lộ và không may mắn – Bạc có thể khiến hệ thống kỹ trị độc tài điều hành đất nước phải lo sợ. Trung Quốc có thể tồn tại trong cuộc khủng hoảng chính trị của mình, nhưng phải đối diện với thách thức trước mắt: một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Mỗi năm trong hai thập kỷ qua, các chuyên gia đã nói với tôi rằng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ phải phá sản, phải xụp đổ vì sự mất cân bằng quá lớn và các sai lầm trong chính sách. Họ muốn nói đến các hoạt động cho vay không kết quả, các ngân hàng xấu, doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả và bong bóng bất động sản. Bằng cách nào đó, không một điều nào trong số này đã khiến tăng trưởng của Trung Quốc, vốn tăng trưỏng trung bình 9.5% hàng năm một cách đáng ngạc nhiên trong ba thập kỷ qua, phải đi trật đường rầy.

Tring cuốn sách mới “Breakout Nation” của mình, Ruchir Sharma, người điều hành Quỹ Thị Trưòng mới nổi của Morgan Stanley, đã đưa ra một giải thích khác và thuyết phục hơn, không vạch ra thất bại của Trung Quốc nhưng lại là chính sự thành công của họ: “Trung Quốc đang trên bờ vực của cuộc (phát triển) chậm lại một cách tự nhiên vốn sẽ thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, từ tài chính đến chính trị, và sẽ lấy đi sức mạnh của nhiều nền kinh tế đang nằm trong tính toán của họ “. Quan điểm của ông đang được tích lũy bằng chứng để hỗ trợ.

Tăng trưởng của Trung Quốc là đáng chú ý. Nhưng không phải là chưa từng thấy. Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan đã từng tăng trưởng gần 9% hàng năm trong khoảng hai thập kỷ và sau đó bắt đầu chậm lại. Nhiều người nghĩ rằng số phận của Trung Quốc sẽ giống như của Nhật Bản, vốn đã bị đổ vỡ, chậm lại trong những năm 1990 và vẫn chưa thể bùng nổ lại một lần nữa. Nhưng kịch bản thực tế hơn là Nhật Bảnthì ở trong những năm 1970, khi những con hổ ban đầu của Châu Á tăng trưởng chậm lại từ 9% xuống khoảng 6%. Hàn Quốc và Đài Loan đi theo quỹ đạo tương tự.

Nguyên nhân gì gây ra những chậm trễ này? Sự thành công. Trong mỗi trường hợp, các nền kinh tế đã sản xuất được một tầng lớp thu nhập trung bình. Việc phát triển với tốc độ chóng mặt khi bạn có một nền kinh tế lớn và một xã hội thuộc tầng lớp trung lưu là điều khó khăn.

Sharma làm toán: “Năm 1998, để Trung Quốc phát triển được nền kinh tế 1 ngàn tỷ của họ lên 10%, họ phải mở rộng hoạt động kinh tế đến 100 tỷ và chỉ tiêu thụ 10% các mặt hàng công nghiệp của thế giới – các nguyên liệu thô bao gồm tất cả mọi thứ từ dầu hỏa, đồng và thép. Năm 2011, để phát triển nhanh chóng nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ, họ cần phải gia tăng 550 tỷ USD một năm và hút vào hơn 30% sản xuất hàng hóa toàn cầu “.

Tất cả các yếu tố từng đẩy Trung Quốc về phía trước đã bắt đầu lụi tàn. Năm ngoái Trung Quốc đã trở thành một quốc gia đô thị hóa, với đa số người dân sống ở các thành phố. Tỷ lệ nhập cư đô thị đã làm chậm lại đến 5 triệu một năm. Điều này có nghĩa rằng chẳng bao lâu “nguồn thặng dư lao động” nổi tiếng sẽ bị cạn kiệt. Thập kỷ này, chỉ có 5 triệu người tham gia lực lượng lao động cốt lõi của Trung Quốc, tụt giảm đáng kể từ 90 triệu trong thập kỷ trước. Và nhờ chính sách một con, rất ít người Trung Quốc để thay thế cho công nhân nghỉ hưu.

Hình ảnh của Sharma phần lớn được chia sẻ bởi chính phủ Trung Quốc. Trong nhiều năm, lãnh đạo ở Bắc Kinh đã chuẩn bị cho việc chậm lại. Trong năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lập luận rằng nền kinh tế của Trung Quốc là “không cân bằng, thiếu phối hợp và không bền vững”. Tuần này, ông lên tiếng một lưu ý tương tự, kêu gọi chính phủ phải có các biện pháp để kích thích nền kinh tế .

Trong một số phưong diện, Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều thuốc súng trong kho vũ khí của mình. Ngân hàng trung ương của TQ có thể giảm lãi suất và chính phủ có thể chi tiêu tiền bạc. Nhưng ngay cả hỏa lực của họ cũng có giới hạn. Sharma cho rằng trên chứng từ, phần nợ đối với sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vẫn khiêm tốn ở mức 30% nhưng khi thêm các khoản nợ của các tập đoàn Trung Quốc, trong đó có nhiều tập đoàn do chính phủ sở hữu, các con số sẽ trông đáng báo động. Chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, nhưng thu về ít hơn từ các khoản đầu tư này. Người tiêu dùng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn – nhưng trong một quốc gia không an toàn và một dân số lão hóa – tỷ lệ tiết kiệm sẽ vẫn ở mức cao.

Sharma dự đoán những khó khăn sẽ đến với các quốc gia từng được hưng chấn bởi một Trung Quốc bùng nổ – từ Australia đến Brazil – khi nhu cầu nguyên liệu bị suy giảm. Thậm chí ông còn dự đoán một sự suy giảm trong giá dầu hỏa, khiến sẽ gây lo lắng cho các quốc gia sản xuất dầu ở khắp mọi nơi.

Còn đối với Trung Quốc, Sharma cho rằng tăng trưởng ở mức 6% không nên làm người Trung Quốc lo lắng, đây sẽ là mức tăng trưởng tuyệt vời cho bất cứ nước nào khác. Đất nước giàu hơn, vì vậy tốc độ tăng trưởng chậm hơn sẽ dễ được chấp nhận hơn. Nhưng chế độ độc tài của Trung Quốc lại hợp pháp hóa bản thâ mình bằng cách hứa hẹn cuộc tăng trưởng với chỉ số octan cao. Nếu lời hưá hẹn ấy mất dần, các khó khăn về kinh tế của Trung Quốc có thể trở thành khó khăn về chính trị.

@X-cafe