This slideshow requires JavaScript.
Day: 25/05/2012
Cập nhật tin 25-5-2012
Dân Mỹ đứng đầu thế giới về tiền nhưng không về hạnh phúc
Dân chúng Hoa Kỳ kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn dân các nước khác nhưng không hẳn đã có hạnh phúc hơn.
|
Tổng thư ký OECD, ông Jose Angel Gurria, trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây. (Hình: Yoshikazu/AFP/Getty Images) |
Ðó là nhận định trong một nghiên cứu của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một cơ quan quốc tế có 31 nước thành viên. OECD được sáng lập năm 1961 có mục tiêu thúc đẩy tiến bộ kinh tế và mậu dịch, trụ sở trung ương đặt tại Chateau de la Muette, Paris.
Better Life Index là bản đánh giá được OECD đề ra năm 2011 nhằm có một định chuẩn dung hòa khi xét về đời sống của người dân căn cứ trên nhiều dữ kiện khác nhau. Theo bản cập nhật công bố hôm Thứ Ba, 22 tháng 5, thì dân chúng Hoa Kỳ đứng hàng đầu trên nhiều lãnh vực, đặc biệt là thu nhập, so với dân chúng 33 quốc gia khác ở Âu Châu, Mỹ Châu và Á Châu, tuy nhiên mức chênh lệch giầu nghèo tương đối đứng vào hạng cao.
Thu nhập bình quân của một gia đình Mỹ là $102,000 một năm, tiếp theo đến Thụy Sĩ $95,000. Nhà cửa của dân Mỹ cũng đứng hàng đầu nhưng giá đắt hơn nhiều nước khác. Dân Mỹ phải chi khoảng 20% thu nhập cho tiền nhà so với 22% là trung bình của 34 nước.
76% người Mỹ nói là họ cảm thấy lạc quan tích cực với cuộc sống hàng ngày, trung bình của 34 nước là 72% dân chúng có cảm nghĩ này. Tuy vậy dân chúng nhiều nước như Ðan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ cho biết họ có thái độ hài lòng với cuộc sống hơn nhiều.
Về tương quan giữa công việc và đời sống, tâm trạng hài lòng của dân Mỹ chỉ đứng vào quãng giữa, thấp hơn dân Ðan Mạch, Bỉ, Tây Ban Nha và cao hơn Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản.
Bản nghiên cứu của OECD cũng cho biết tuổi thọ trung bình của dân Mỹ chỉ có 79, thấp hơn trung bình của 34 nước thành viên OECD là 80.
——————————————————————————-
Viettel kiếm hơn 4.000 tỷ đồng/tháng
Nếu tính các dịch vụ khác ngoài tiền cước viễn thông như các dịch vụ về phân phối, bán lẻ… thì mỗi tháng, số tiền Viettel thu về có lẽ còn lớn hơn 4.000 tỷ đồng.
![]() |
Con số doanh thu trên được ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom, cho biết sáng nay (24/5) tại buổi thảo luận về thanh toán không dùng tiền mặt trong khuôn khổ hội thảo, triển lãm Banking Việt Nam 2012.
Cụ thể, với khoảng 50 triệu thuê bao, mỗi tháng chỉ riêng tiền cước viễn thông, Viettel đã thu về được 4.000 tỷ đồng tiền mặt, như tiền mua thẻ cào, tiền cước trả sau (cho các dịch vụ tin nhắn, gọi…). Nếu tính các dịch vụ khác ngoài tiền cước viễn thông như các dịch vụ về phân phối, bán lẻ… thì mỗi tháng, số tiền Viettel thu về có lẽ còn lớn hơn 4.000 tỷ đồng.
“Với số thuê bao trên, Viettel đang thu tiền mặt về rất nhiều. Số doanh thu trên cũng đang tăng lên”, ông Dũng khẳng định.
Nếu số doanh thu trên là chính xác thì trung bình mỗi tháng Viettel sẽ thu được khoảng 80.000 đồng từ mỗi thuê bao điện thoại, tương đương với mức ARPU (doanh thu trung bình của một thuê bao) hàng tháng là 3,8 USD.
Ngoài Việt Nam, hiện Viettel còn đầu tư tại 5 quốc gia khác gồm Campuchia, Lào, Haiti, Peru, Mozambique, với doanh thu năm 2011 gần 6 tỷ USD và 60 triệu thuê bao đang hoạt động trên toàn cầu.
Cụ thể, với khoảng 50 triệu thuê bao, mỗi tháng chỉ riêng tiền cước viễn thông, Viettel đã thu về được 4.000 tỷ đồng tiền mặt, như tiền mua thẻ cào, tiền cước trả sau (cho các dịch vụ tin nhắn, gọi…). Nếu tính các dịch vụ khác ngoài tiền cước viễn thông như các dịch vụ về phân phối, bán lẻ… thì mỗi tháng, số tiền Viettel thu về có lẽ còn lớn hơn 4.000 tỷ đồng.
“Với số thuê bao trên, Viettel đang thu tiền mặt về rất nhiều. Số doanh thu trên cũng đang tăng lên”, ông Dũng khẳng định.
Nếu số doanh thu trên là chính xác thì trung bình mỗi tháng Viettel sẽ thu được khoảng 80.000 đồng từ mỗi thuê bao điện thoại, tương đương với mức ARPU (doanh thu trung bình của một thuê bao) hàng tháng là 3,8 USD.
Ngoài Việt Nam, hiện Viettel còn đầu tư tại 5 quốc gia khác gồm Campuchia, Lào, Haiti, Peru, Mozambique, với doanh thu năm 2011 gần 6 tỷ USD và 60 triệu thuê bao đang hoạt động trên toàn cầu.
——————————————————————————–
Mẹo vặt giúp bạn hết hôi miệng
Rất đơn giản, bạn có thể súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).
Hôi miệng thường do nguyên nhân tại miệng và vùng lân cận như viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, phế quản; khô miệng kéo dài (do thuốc, do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc thở bằng miệng…); vệ sinh răng miệng kém; thói quen hút thuốc lá… Tình trạng hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên.
Tình trạng hôi miệng do nguyên nhân từ miệng có thể được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:
1. Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện. Mỗi lần, ngậm lâu nhất có thể rồi nhổ đi. Hiệu quả sẽ thấy rõ sau một vài ngày.
2. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.
3. Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.
4. Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr.
![]() |
Chanh sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn. |
5. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).
6. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.
7. Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ôxy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, để hơi thở được thơm tho, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo không còn thức ăn thừa giắt ở răng, nạo sạch lưỡi, uống đủ nước để tránh khô miệng và làm sạch hơn khoang miệng. Nếu áp dụng thường xuyên các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đến bác sĩ để phát hiện và giải quyết dứt điểm bệnh lý vì chắc chắn đó chính là nguyên nhân khiến bạn hôi miệng.
Phạm Hoàng
Con Bí thư Hải Dương nói về tài sản kếch xù
“Tôi khẳng định toàn bộ số cây trong khuôn viên nhà mình không phải là gỗ sưa như dư luận đồn thổi mà là cây hương vườn” – con trai Bí thư tỉnh Hải Dương – Bùi Thanh Tùng phân trần về khu “thượng uyển” của mình
“Tiền xây nhà là công sức của tôi”
Sau rất nhiều ngày liên hệ, trưa ngày 23/5, anh Bùi Thanh Tùng (con trai ông Bùi Thanh Quyến, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh Hải Dương) đã trả lời PV Báo VietNamNet xung quanh những lình xình về khu vườn mà dư luận đồn đại trị giá hàng trăm tỉ trong thời gian qua.
Theo như lời ông Tùng thì trong khu đất rộng 4.152 m2 của mình không có cây gỗ sưa. Những gốc cây cổ thụ mà dư luận đồn đại là loại gỗ sưa quý thực ra là cây hương vườn.
Bên trong ‘khu vườn thượng uyển’ trị giá hàng trăm tỉ |
“Tôi khẳng định trong vườn nhà mình không có gỗ sưa, mà chỉ có cây hương vườn. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Khi cơ quan chức năng vào cuộc, sẽ làm sáng tỏ được ngay đó là loại gỗ gì” – ông Tùng khẳng định.
Ông Tùng cũng phân trần rằng, số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn 4.000m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào.
Được biết, hiện ông Tùng đang công tác tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Hải Dương, giữ chức vụ Trưởng phòng.
Đến bây giờ, chưa ai có thể định giá được khối tài sản của khu quần thể rộng hơn 4.000m2 này là bao nhiêu. Bởi, nếu như thông tin dư luận trong thời gian qua về việc tồn tại rất nhiều cây gỗ sưa trong khu vườn “thượng uyển” của chủ nhân khu đất này là chính xác, thì giá trị của nó phải lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Và, kể cả là số cây đó chỉ là những gốc cây đại thụ, không phải là gỗ sưa thì trị giá khu biệt thự của con trai ông Bí thư Hải Dương không phải là nhỏ
Theo nhiều người dân, những cây trồng xung quang hàng rào này là gỗ sưa. Nếu như đây là thông tin chính xác thì trị giá của khu nhà này lên đến hàng trăm tỉ đồng |
Dư luận đang đặt câu hỏi: với mức thu nhập của một cán bộ thuộc Sở LĐTB&XH, không hiểu ông Tùng lấy đâu ra tiền để xây dựng cho mình một dinh cơ lộng lẫy như thế.
Có thật là đất của con ông Bí thư?
Chiều 22//5, rất nhiều cơ quan báo chí đã làm việc với lãnh đạo huyện Ninh Giang xung quanh vấn đề nguồn gốc khu đất rộng 4.152m2 mà trước đó, có nguồn tin cho rằng là của ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư tỉnh Hải Dương.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang khẳng định khu đất đang xây dựng nói trên thuộc quyền sở hữu của anh Bùi Thanh Tùng.
Một trong những gốc cây cổ thụ trong nhà con trai bí thư tỉnh Hải Dương |
Theo lời ông chủ tịch huyện Ninh Giang, lô đất đang được xây dựng có diện tích 4.152m2 được anh Tùng mua lại của 4 hộ dân, trước đó là đất trồng lúa một vụ.Tháng 7/2011, UBND huyện Ninh Giang đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ khu đất này. Trong tổng diện tích 4.152m2 thì diện tích đất thổ cư để xây dựng nhà ở là 500m2.
Khẳng định khu đất này đứng tên chủ sở hữu là Bùi Thanh Tùng, thế nhưng khi tất cả các cơ quan báo chí yêu cầu chủ tịch huyện Ninh Giang cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất này, ông Nguyễn Xuân Thuấn lại tìm cách né tránh và hứa sẽ cung cấp vào đợt khác?
Việc lãnh đạo huyện Ninh Giang không cung cấp các hồ sơ, thủ tục cấp đất khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu khu đất rộng 4.152m2 này có phải là của ông Bùi Thanh Tùng hay do ông Bí thư tỉnh Hải Dương đứng tên?Và, liệu đến thời điểm hiện tại, khu đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như khẳng định của ông chủ tịch huyện Ninh Giang hay không?
@VNNet
Cây hương vườn ở Quảng Nam được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên khác nhau: sưa, sưa vườn, hương vườn Cây sưa Quảng Nam không phải là sưa Bắc bộ. Đúng ra, không nên gọi sưa, vì từ Bắc chí Nam, tên sưa được gán cho một loài trong chi Dalbergia. Chính tên gọi hương vườn chính xác hơn là sưa vườn. Đây là một loài cùng chi với giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, đó là chi Pterocarpus. Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) còn được gọi gọn là giáng hương (Pterocarpus pedatus Pierre), hay giáng hương Căm-bốt (Pterocarpus cambodianus Pierre) Cây hương vườn Quảng Nam hoàn toàn không phải là cây huê mộc vàng, có thể phân biệt dễ dàng qua hình thái quả. Quả cây huê mộc vàng dạng quả đậu, vỏ hơi bẹt thành cánh, thường chứa một hạt, ít khi hai hạt. Quả cây hương vườn Quảng Nam có mép quả bẹt thành cánh, và uốn cong dạng đĩa bay, có 2 – 3 hạt tập trung ở tâm thành một u lồi, bên ngoài có nhiều lông gai. (nguồn: khamphahue.com.vn) |
Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.
Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước
Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines.
Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1.300 tỷ đồng.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Nhu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.
Bài học về quyền lực kinh doanh của TĐKTNN
Trong kinh doanh, Vinalines cũng được ưu tiên vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc đầu tư đăng ký, mua bán tàu biển cũng được thực hiện theo cơ chế ưu đãi và được nhà nước cho phép chỉ định thầu đóng mới tàu biển trong nước.
Thế nhưng Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên cũng như tốn rất nhiều chi phí khác.
Vinalines đã chi ra gần 23 ngàn tỷ để mua 73 con tàu từ nước ngoài về, tất cả đều là tàu cũ trong đó có 13 chiếc không thể đăng kiểm để hoạt động, có nghĩa là nếu hoạt động chúng sẽ bị quốc tế giam giữ và bị phạt theo luật hàng hải. Điển hình là tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày, gây thiệt hại hơn 1 triệu USD bao gồm tiền phạt và các chi phí giải quyết vụ kiện.
Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên
Tuy nhiên tai tiếng của Vinalines lớn nhất có lẽ là vụ mua ụ nổi No83M. Ụ nổi 43 tuổi này được Vinalines mua với giá 9 triệu USD, sau đó sửa chữa tại nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam tốn thêm gần 5 triệu nữa. Cộng với những chi phí khác ụ nổi này lên tới 26,3 triệu USD – tương đương 70% giá đóng mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho tới nay ụ nổi này vẫn không thể hoạt động.
Không tính các vụ việc khác xảy ra trước đó, qua vụ mua ụ nổi này thì hành động tham ô trong cấp lãnh đạo của Vinalines không khó thấy tuy nhiên báo chí vẫn không hiểu tại sao một vấn đề lớn như thế lại được bao che trong một thời gian rất dài, mãi tới hai ngày vừa qua khi Tổng giám đốc của tập đoàn Vinalines là ông Mai Văn Phúc bị bắt giam, ông Dương Chí Dũng đương kim Cục trưởng Cục Hàng hải nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines bị lệnh truy nã khẩn cấp thì sự việc đã hoàn toàn ngoài tầm giải quyết của chính phủ. TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện nghiên cứu KHXH Hà Nội cho biết:
Thực ra hiện nay vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế nói chung.
Qua thực tiễn của Vinalines cũng như Vinashin và một số những vấn đề khác nữa thì có thể nói bên cạnh việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng đã, đang và sẽ tiếp tục của đầu tư công của các tập đoàn nhà nước Việt Nam thì đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận những lổ hổng. Nhìn nhận lại cách thức quản lý và hoạt động của các tập đoàn này để sao cho nó duy trì được vị trí, vai trò và đặc biệt cần phải sửa chữa nâng cao hoạt động của nó đặc biệt nữa là phải bịt chặt những kẽ hở tạo ra sự lạm dụng.
Rõ ràng ở đây sự lạm dụng cũng như tính không hiệu quả của tập đoàn gắn liền với mấy điểm. Mục tiêu hoạt động của nó nói gì thì nói bên cạnh những mục tiêu phi lợi nhuận nó cũng có mục tiêu vì lợi nhuận. Thế nên trong quá trình hoạt động vì lợi nhuận như vậy rất dễ bị lạm dụng mà hiện nay các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án, hay tiêu chí để kiểm soát các quá trình thực thi cũng như những điều gọi là sự tuân thủ nhà nước xung quanh các hoạt động của tập đoàn hiện đang bị thiếu. Đây là một trong những điểm quan trọng nhất tạo ra tình huống thất thoát, lãng phí như những vi phạm vừa qua.
Ung thư chữa bằng thuốc cảm?
Vừa qua trong phiên họp quốc hội, một đề án về tái cấu trúc các tập đoàn đã được đệ trình và TS Nguyễn Minh Phong tỏ ra lạc quan khi chính phủ nhìn lại mấu chốt những vấn đề cơ bản nhằm vận dụng vào các tập đoàn trong thời gian sắp tới:
Trong đề án tái cấu trúc kinh tế mới trình Quốc hội trong đó có một điểm rất quan trọng đó là khẳng định tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung vào những lãnh vực quan trọng nhất cũng như phân chia lại các doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm. Trong đó nhóm thứ tư liên quan tới hoạt động vì lợi nhuận thì phải bình đẳng hoàn toàn với những doanh nghiệp khác. Ba nhóm còn lại liên quan tới công ích, liên quan tới bảo đảm ổn định cũng như bảo đảm đột phá trong tăng trưởng sẽ có cơ chế mới và những cơ chế này sẽ phản ảnh trong hai luật mới sẽ ra đời.
Một là luật đầu tư công, hai là luật quản lý các doanh nghiệp nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh của nhà nước trong doanh nghiệp. Đây là hai điểm bổ xung rất quan trọng để tạo ra nền tảng pháp lý cũng như tạo ra rào cản pháp lý để ngăn chặn những hoạt động mang tính chất lợi dụng.
Tuy nhiên khác với những suy nghĩ lạc quan của TS Nguyễn Minh Phong, theo TS Nguyễn Quang A thì hình thức kỷ luật hay thay đổi nhân sự trong cách giải quyết sẽ không đi tới đâu nếu cốt lõi vấn đề không được xem xét và thay đổi, ông nói:Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh và chừng nào họ không xử được nguyên nhân chính ấy thì không có cách gì cả. Vai trò chủ đạo của các tập đoàn nhà nước vẫn được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong khẳng định trong Hội nghị Trung Ương 5 và vì vậy sự thay đổi cung cách quản lý là điều không thể tránh nếu không muốn những sự sụp đổ khác nối tiếp sau Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn mà nhà nước đặt rất nhiều kỳ vọng trong những năm qua
@RFA