Cập nhật tin Khoa học

Phụ nữ ngoại tình “thoáng” hơn nam giới

Một khi đã ngoại tình thì phái đẹp lại tỏ ra “đa tình” hơn nam giới, một nghiên cứu mới đây tại Anh tuyên bố.

Đối với phụ nữ, nút thắt của mọi chuyện là có ngoại tình hay không. Một khi đã quyết định ngoại tình, họ sẽ theo đuổi tình yêu mạnh mẽ hơn hẳn so với nam giới.

Trang DailyMail đưa tin, cuộc nghiên cứu UK Adultery Survey 2012 đối với 4.000 tình nguyện viên thừa nhận có quan hệ bên ngoài cho thấy, phái yếu tỏ ra “thoáng” hơn khi có trung bình 2,3 tình nhân bí mật, so với con số xấp xỉ 1,8 người ở phái mạnh.

“Một khi phụ nữ đã quyết định ngoại tình, họ sẽ mạnh bạo hơn nhiều trong cuộc tìm kiếm tình yêu”, các tác giả nghiên cứu nhận định. Và nếu như giới mày râu coi sự “hấp dẫn tình dục” là lý do chính để ngoại tình thì ở phụ nữ, động cơ phổ biến lại là sự nhàm chán của hôn nhân và nhu cầu khẳng định bản thân. “Phụ nữ muốn tìm kiếm sự bù đắp về cảm xúc, coi đó là cách cải thiện lòng tự tôn và sự lãng mạn của mình”.

Chuyên gia Emily Pope của Undercover Lovers, một website hò hẹn chuyên dành cho những người đã có gia đình và hiện có tới hơn 600.000 thành viên, cho biết kết quả của cuộc nghiên cứu thực sự thách thức quan niệm thông thường của xã hội rằng nam giới “đa tình” hơn phụ nữ.

“Đối với phái yếu, nút thắt của mọi việc là khi họ quyết định có ngoại tình hay không. Một khi đã đưa ra quyết định lớn, họ có cơ hội tìm kiếm người tình cao hơn nhiều so với phái mạnh”, Pope phân tích.

Nếu như những người đàn ông không chung thủy thường bắt đầu cuộc ngoại tình đầu tiên sau khoảng 6 năm chung sống thì trung bình, khoảng thời gian này ở các bà vợ ngoại tình chỉ là 5 năm.

Hơn nữa, độ tuổi trung bình của các bà vợ ngoại tình cũng trẻ hơn đáng kể so với các ông chồng: 37 so với 42 tuổi.

Đối với phụ nữ, nút thắt của mọi chuyện là có ngoại tình hay không. Một khi đã quyết định ngoại tình, họ sẽ theo đuổi tình yêu mạnh mẽ hơn hẳn so với nam giới.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu về thần kinh học tiết lộ rằng não của đàn ông và phụ nữ được lập trình khác nhau về quan hệ tình cảm. Tuy vậy, cả hai giới đều thừa nhận sự đơn điệu, nhàm chán là một tình trạng phi tự nhiên đối với cảm xúc con người, dù cho 76% phụ nữ và 67% nam giới khẳng định họ vẫn yêu người bạn đời của mình (dù cho có phản bội họ). Hơn 80% ở cả hai giới vẫn dự định duy trì cuộc hôn nhân dù ngoại tình.

Y Lam

—————————————————————————–

Bí kíp trường thọ: Uống cà phê

Uống quá nhiều cà phê thường được coi là gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học lại cho thấy việc uống cà phê thường xuyên có tác dụng kéo dài tuổi thọ, giảm tỉ lệ tử vong của bệnh tim, bệnh về đường hô hấp, đột quỵ, tiểu đường và nhiễm trùng.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 400.000 người ở độ tuổi từ 50 đến 71, và đưa ra kết luận rằng càng uống nhiều cà phê, con người càng có khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật, nhưng không có khả năng chống lại bệnh ung thư. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mĩ công bố trên Tạp chí Y học New England cũng khẳng định uống cà phê giúp sức khỏe tốt hơn.

Theo các nhà khoa học, uống 4 – 5 tách cà phê mỗi ngày là an toàn và thậm chí tốt cho sức khỏe. Ảnh: WordPress

Các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia, Maryland cho rằng không thể khẳng cà phê giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng ít nhất, họ cũng đã tìm ra một liên kết.

Họ đã tiến hành nghiên cứu về chế độ ăn uống của 229.000 nam giới và 173.000 phụ nữ từ năm 1995 đến năm 2008. Người tham gia được phân loại theo số lượng cà phê họ uống khi bắt đầu tham gia nghiên cứu thành các nhóm uống 6 ly cà phê mỗi ngày hoặc nhiều hơn và nhóm không uống cà phê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 52.000 ca tử vong trong khoảng thời gian từ năm 1995-2008, và các trường hợp tử vong rơi vào những người ít dùng cà phê. Điều này có nghĩa là, những người uống một lượng lớn cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn. Theo các nhà khoa học, thành phần caffeine chưa chắc đã có lợi cho sức khỏe nhưng chắc chắn, chất chống oxy hóa và magiê có trong cà phê đã tác động trực tiếp tới người uống.

Tiến sĩ Euan Paul, giám đốc điều hành của Hiệp hội Café Anh, nhận định nghiên cứu quan trọng này cung cấp thêm bằng chứng về việc uống từ 4 – 5 tách cà phê mỗi ngày là an toàn và thậm chí tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ giữa việc uống cà phê và tỉ lệ tử vong (với các nguyên nhân tử vong cụ thể). Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên uống 200mg cà phê mỗi ngày, phù hợp với hướng dẫn của bác sĩ.

Hà Nguyễn

@Vietnamnet

Từ vụ ‘nuốt đất’ Vĩnh Phúc đến Viethaus Berlin: Đọan kết đã có hậu?

 “Vua lừa đảo” đã bị bắt! Với sự “giúp đỡ” của ngài đại sứ Việt Nam tại Đức – Đỗ Hòa Bình, ông Nguyễn Anh Quân có visa và bay sang Mỹ. Tại cửa khẩu sân bay Dulles ông ta đã bị bắt.

Lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân. 
 “Vua lừa đảo” đã bị bắt! Với sự “giúp đỡ” của ngài đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Bình, ông Nguyễn Anh Quân có visa và bay sang Mỹ. Tại cửa khẩu sân bay Dulles ông ta đã bị bắt.
 Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế với Nguyễn Anh Quân về tội “lợi dụng quyền hạn chức vụ” để lừa gạt qua các dự án đầu tư địa ốc dính đến rất nhiều xếp ở tỉnh Vĩnh Phúc và cả ở Hà Nội, đã bị cảnh sát Mỹ bắt giữ tại sân bay Dulles, thủ đô Washington, D.C.
 Vụ bắt giữ này xảy ra ngày 23/2/2012, khi ông Nguyễn Anh Quân, 41 tuổi, từ Berlin bay đến sân bay quốc tế Dulles, nay mới được tờ báo Washington Examiner đang tải, trong khi đó báo chí ở Việt Nam cho đến nay không hề đề cập đến vụ bắt giữ này.
 Trong tháng 2/2012, khi Nguyễn Anh Quân còn ở bên Ðức, Vietinfo.eu và một số tờ báo Việt Nam có nói đến nhân vật này và trong một “bữa nhậu hoành tráng” do ông chủ trì tại Viethaus (cơ sở do Nguyễn Anh Quân làm chủ) có sự hiện diện của “ân nhân” là ông đại sứ Ðỗ Hòa Bình cùng nhiều viên chức ngoại giao Việt Nam khác.
 Qua một số dự án xây dựng nhà cửa ở tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, ông Quân có dấu hiệu dính líu đến nhiều quan chức cao cấp không những ở tỉnh Vĩnh Phúc mà còn cả với nhân vật cấp tướng của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
 Nguyễn Anh Quân bị truy nã quốc tế từ ngày 3/2/2012. Trước đó, ông bị truy tố (20/12/2011) theo lệnh của công an Vĩnh Phúc sau khi ông đáp máy bay đi Ðức ngày 5/12/2011. Điều thú vị là mãi 19 ngày sau khi ra khỏi Việt Nam, ngày 24/12/2011 mới có “lệnh truy nã” để điều tra về các hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại dự án trang trại phường Ðồng Tâm”. 
Nguyễn Anh Quân và dự án Thanh Hà ở Vĩnh Phúc. (Hình: Pháp Luật Việt Nam) 
 Ít nhất, có tám cán bộ đảng viên cao cấp của tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến các “phi vụ” của Nguyễn Anh Quân bị truy tố từ cuối năm ngoái đến nay, trong đó, nguyên chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên đã bị bắt ngày 4/5/2012 về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan việc thu hồi hơn 25ha quy hoạch trang trại”. Trước đó, ông Lại Hữu Lân, 63 tuổi, nguyên bí thư thành ủy kiêm chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên, cũng đã bị tống giam với cáo buộc “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
 Nguyễn Anh Quân bị bắt giữ khi nhân viên an ninh sân bay Dulles kiểm tra lý lịch hành khách thì thấy đương sự đang bị Cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã. Khi bị thẩm vấn, ông Quân công nhận từng bị kết án từ năm 1999 về tội lừa gạt liên quan đến địa ốc. Trong nhiều đơn xin nhập cảnh Mỹ, từ tháng 8/2008 đến tháng 1/2012, ông này đều khai “chưa hề bị bắt hay bị truy tố về bất cứ tội gì.”
 Tuần trước, cơ quan điều tra của Mỹ đã thụ lý và nộp hồ sơ tại tòa án liên bang ở Alexandria cáo buộc ông Nguyễn Anh Quân tội khai gian trong đơn xin nhập cảnh. Trong khi đó, cơ quan quan thuế của Mỹ (CBP) cáo buộc ông này là “lừa gạt và cố ý gian dối”.
 Việc ông Nguyễn Anh Quân bị điều tra sau nhiều lời tố cáo dữ dội trên báo thuộc “diện cấm xuất cảnh” từ tháng 10/2011 mà vẫn dễ dàng leo lên máy bay đi Ðức rồi đến Mỹ là một bí ẩn. Các chuyện làm ăn lường gạt “chạy dự án” của ông Quân nằm dưới những cái vỏ rất “ấn tượng”. Theo hồ sơ tại sở KH&ÐT Vĩnh Phúc, Tam Ðảo Mới là công ty cổ phần (của Nguyễn Anh Quân) có trụ sở tại TP. Vĩnh Yên thành lập ngày 11/3/2005 (trước khi xuất hiện ‘dự án trang trại’ ở phường Ðồng Tâm một thời gian ngắn). Dù ngành nghề kinh doanh của ông ty này là ngành bất động sản, xây dựng, khách sạn, du lịch… không có nghề nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ông ta lại lập ‘Dự án trang trại lập ra để trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia cầm, thủy sản… ‘”
 Sau khi được cấp giấy phép, với sự “nhắm mắt” của quan chức từ tỉnh ủy đến cấp dưới, “Dự án Trang trại” đã được phù phép để 25.5 ha đất nông nghiệp “chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất xây dựng khu đô thị để bán lại cho các doanh nghiệp đầu tư địa ốc,” kiếm lời.
Ảnh minh họa.
 Dựa vào đâu mà giỏi pháp thuật như thế?
 Nguyễn Anh Quân thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục mang quân hàm sỹ quan cao cấp, đi xe biển đỏ của quân đội” ; “có thể vỗ vai các cán bộ chủ chốt của tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây cũng như hiện nay”; “vườn cây cảnh của Quân thuê gần nhà thi đấu Vĩnh Yên trưng bày mấy chục cây tùng nhập ngoại, lúc nào cũng có một trung đội cảnh sát bảo vệ”…
 Nhiều dấu hiệu chứng tỏ ông là một sĩ quan quân đội dưới vỏ bọc của “Tổng Cục 2,” tức cơ quan tình báo quân đội. 
 Nguyễn Anh Quân với tư cách tổng giám đốc – đại diện theo pháp luật công ty cổ phần BETA BQP (địa chỉ 33 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã làm giả hồ sơ, tự nhận là nhà đầu tư thứ cấp (một hình thức thầu phụ) của công ty CIENCO 5 trong dự án Thanh Hà, Hà Nội. Việc giả mạo này đã được thực hiện trót lọt một cách dễ dàng vì Quân có trong tay một công văn giới thiệu do một vị quan chức cao cấp Bộ Quốc Phòng ký tên, đóng dấu.
 Theo một nguồn tin, số tiền Nguyễn Anh Quân huy động của nhiều người trong dự án này lên tới hơn 500 tỷ đồng (khoảng $25 triệu) và Quân “không phải” sĩ quân quân đội, còn vì sao ông ta là giám đốc công ty BETA Bộ Quốc phòng vẫn còn là một dấu hỏi.” 
Với cộng đồng người Việt tại CHLB Đức và đông Âu, còn nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Tương tự như vụ Văn Giang, ai thật sự đứng đằng sau những vụ cướp đất này? Bằng cách nào Nguyễn Anh Quân đang bị truy tố lại có thể dễ dàng bay sang Đức và là “chủ đầu tư mới” của Viethaus tại Berlin? Phải chăng có bàn tay của Tổng cục 2, tình báo quân đội Việt  Nam giúp đỡ và Ai đã lo lót vụ này? Vai trò của công ty SASCO trong vụ Nguyễn Anh Quân như thế nào? Ông đại sứ Đỗ Hòa Bình đã “giúp” kẻ tội phạm đang bị truy tố và Interpol truy nã đã làm sai nguyên tắc, luật pháp của nước CHXHCN VN?
Những câu hỏi ngỏ đó đang chờ các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết! Phần 1: Từ vụ ‘nuốt đất’ tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin

Nguyên Chủ tịch Vinalines sẽ bị truy nã quốc tế

 Nếu không bắt được Nguyên Chủ tịch Vinalines thì việc điều tra sẽ khó khăn, song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án. Tuy nhiên cơ quan CSĐT sẽ phối hợp với Interpol để ra lệnh truy nã quốc tế nếu xác định bị can này trốn ra nước ngoài. 
Hiện CSĐT đã bắt 6 người và phát lệnh truy nã cựu chủ tịch Dương Chí Dũng

 Tại cuộc họp báo sáng 22/5, đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) thông báo một số kết quả điều tra sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong việc chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M; lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. 

Đại tá Trần Duy Thanh – Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng (C48, Bộ Công an) – cho biết, hiện chưa có thông tin nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy bị can Dương Chí Dũng – Cục trưởng Cục Hàng Hải – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), nguyên Chủ tịch HĐQT và HĐTV Vinalines – bỏ trốn trước khi cơ quan tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam.

 “Việc này sẽ làm rõ khi chúng ta bắt được bị can. Nếu không bắt được ông Dũng, việc điều tra sẽ gặp khó khăn song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án vì còn căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, bằng chứng khác”, Đại tá Thanh khẳng định. 

Theo người đứng đầu C48, chiều 17/5, sau khi ra quyết định khởi tố bị can mà không có mặt bị can Dương Chí Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc, cơ quan CSĐT xác định bị can đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã.

 Trước câu hỏi của báo chí, liệu có việc lộ thông tin từ phía cơ quan tố tụng khiến ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Đại tá Thanh khẳng định: “Hiện chúng tôi chưa có một thông tin gì phản ánh liên quan tới động cơ bỏ trốn, ai thúc đẩy và có lộ lọt thông tin hay không chúng tôi đang làm rõ và sẽ sáng tỏ khi bắt được bị can”.
 Ba tháng trước, việc sửa chữa ụ nổi 83M được cơ quan điều tra cho rằng có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. Vụ án tham nhũng tại Vinalines lập tức được khởi tố điều tra.
 Nhà chức trách xác định, ông Trần Hải Sơn (Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), ông Trần Văn Quang (Trưởng phòng kế hoạch) cùng một số người đã thông đồng với Trần Bá Hùng (cán bộ Hyundai Vinashin) và Phạm Bá Giáp (Giám đốc Công ty Nguyên Ân – Nha Trang) lập 2 bộ hồ sơ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống khối lượng sửa chữa phần đáy ụ nổi, gửi giá… để chiếm đoạt, gây thiệt hại 2,9 tỷ đồng.
 Theo cơ quan điều tra, trong phi vụ này, một số cán bộ thuộc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines được chia hơn 2,5 tỷ đồng, ông Trần Sơn Hải chiếm hưởng 900 triệu đồng. Số còn lại, ông Trần Văn Quang sử dụng.
 Hiện, ông Trần Sơn Hải, Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng và Phạm Bá Giáp bị khởi tố, bắt tạm giam về Tội tham ô tài sản. 4 bị can này và những người có liên quan đã khai nhận hành vi, tự giác nộp lại hơn 1 tỷ đồng.
 Mở rộng điều tra vụ việc, nhà chức trách cho rằng đã phát hiện cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng có hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước trong việc mua ụ nổi 83M và phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
 Do vậy, ngày 17/5, Bộ Công an đã khởi tố bổ sung thêm tội Cố ý làm trái vào vụ án đang điều tra. Trong ngày hôm đó và hôm sau (18/5), ông Dũng cùng ông Mai Văn Phúc Vụ phó Vụ vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều (Phó tổng giám đốc Vinalines, Trưởng ban quản lý dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam) đã bị khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ thực thi được lệnh bắt với ông Phúc và Chiều. Ông Dũng đã bỏ trốn, đến chiều nay vẫn chưa truy bắt được.
 Theo công bố của Cục Chống tham nhũng, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch, cuối tháng 6/2007, ông Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Tại dự án có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi.
 Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng, năm 2007 ông Chiều đã ký văn bản đề nghị, ông Phúc có văn bản trình để ông Dũng ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD, trong khi đây là ụ nổi sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.
 5 tháng sau, ông Dũng lại phê duyệt điều chỉnh thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi về Việt Nam sửa chữa tổng chi phí hết 24,3 triệu USD. Đến nay, tổng số tiền Vinalines phải chi phí cho việc mua, vận chuyển, sửa chữa ụ nổi, vay lãi Ngân hàng và một số khoản chi phí khác lên đến 480 tỷ đồng. Hiện, việc vay vốn và xây dựng nhà máy cũng đã bị tạm dừng, ụ nổi không đưa được vào khai thác gây lãng phí rất lớn.
 Đến tháng 4/2010, Vinalines đã phải chi 30 tỷ đồng tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỷ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền, mua sửa chữa ụ nổi. Tổng mức thiệt hại là 100 tỷ đồng.
 Bộ Công an nhận định, nguyên nhân của việc thất thoát lãng phí trên do lãnh đạo Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch; chưa trình Thủ tướng xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc làm của các ông Dũng, Phúc và Chiều là “trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng”, Luật đầu tư, Luật đấu thầu.
@Tamnhin