Kính thưa ngài:
Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài của Hoa Kỳ, một tổ chức đã bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận hơn 70 năm qua, rất lấy làm đau buồn bởi tình trạng ngày càng gia tăng bóp nghẹt tự do, đặc biệt là đối với các bloggers ở đất nước của ngài.
Các ví dụ gần đây nhất của sự đàn áp truyền thông là bản cáo trạng đối với 3 nhà báo bị giam giữ trong nhà tù Việt Nam suốt nhiều tháng qua. Các cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Hải,Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần liên quan đến tổng cộng 421 bài báo mà họ đã viết và đăng trên blog cá nhân, được cho là đã “phỉ báng nhà nước”. Cả ba người có thể phải lãnh án tù lên đến 20 năm nếu bị kết tội theo quy định của Điều 88, khoản 2 của Bộ luật hình sự Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Theo tờ báo New York Times, ông Nguyễn Văn Hải, 60 tuổi, còn được gọi là Nguyễn Hoàng Hải, đã bị cầm tù từ năm 2008 về tội danh “trốn thuế”, trên thực tế thì sự “vi phạm” của ông là “viết về những vấn đề nhạy cảm của quyền con người, tham nhũng tại Việt Nam và chỉ trích tình trạng nhân quyền của Trung Quốc” ở trên blog chính trị mang tên Điếu Cày. Vào ngày dự kiến được trả tự do sau khi hoàn thành bản án 30 tháng tù về tội “trốn thuế” vào năm 2010, gia đình ông đã bị đánh thức bởi một cuộc đột kích của cảnh sát trước bình minh, và vợ của ông đã bị đánh đập bởi cảnh sát và nói rằng ông sẽ không được thả ra và chờ những cáo buộc mới. Tổ chức Ân xá quốc tế đã báo cáo rằng ông ta bị bệnh và đã mất sụt cân rất nhiều.


Tại tất cả các quốc gia tân tiến, các nhà báo có nhiều chức năng quan trọng, trong đó góp phần nâng cao dân trí để người dân có thể tham gia hiệu quả vào các thảo luận của các vấn đề của đất nước, như được ghi rõ trong Điều 53 của Hiến pháp. Một vai trò quan trọng khác của nhà báo là điều tra đã phát hiện ra tham nhũng để các sai trái có thể bị truy tố. Ví dụ, Nguyễn Văn Khương, bút hiệu Hoàng Khương, đã vạch trần tình trạng tham nhũng của cảnh sát giao thông tham nhũng trong phóng sự điều tra của ông cho Báo Tuổi Trẻ. Đây cũng là một thể hiện đầy tính nhạo báng khi phóng sự của ông về nhân viên cảnh sát nhận hối lộ để bỏ qua hành vi vi phạm giao thông lại dẫn đến việc ông bị bắt giam vào ngày 02 tháng 01, 2012, để điều tra ông về hành vi hối lộ cảnh sát.
Thưa ngài, thật là kinh ngạc khi tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã xếp Việt Nam vào hạng 172 trong 179 nước được khảo sát về Chỉ số Tự do báo chí hàng năm. Chỉ có bảy quốc gia đã được báo cáo là đàn áp truyền thông hơn so với Việt Nam. Theo RSF, hiện Việt Nam bỏ tù 5 nhà báo và 18 blogger.
Những thành viên của Ủy Ban Tự Do cho Báo Chí của Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài kêu gọi ngài trả tự do ngay lập tức cho các nhà báo, các blogger và thực hiện ngay các bước có thể để bảo vệ quyền tự do phát biểu, đảm bảo bởi Điều 69 của Hiến pháp của nước Việt Nam và Điều 19 của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền.
Trân trọng,
Susan R. Schorr
Larry Martz
Ủy ban Tự do Báo chí
Gửi đến:
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Văn phòng Chủ tịch
1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Fax: (011.84.4) 823,1872
cc:
H.E. Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ
1 Bách Thảo
Hà Nội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
H.E. Nguyễn Quốc Cường
Đại sứ Việt Nam tại U.S.A.
Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1233 20th Street, NW (Suite 400)
Washington, DC 20036
Fax: (202) 861.0917
Đại sứ Lê Hoài Trung
Đại diện thường trực
Công cán thường trực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
866 United Nations Plaza, Suite 435
New York, NY 10017
Fax: (212) 644.5732
H.E. David B. Shear
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đại sứ quán Hoa Kỳ
7 Láng Hạ
Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam
Fax: (011.84.4) 38.50.50.10
Maria Otero
Trợ lý ngoại giao cho Dân Chủ và Quan hệ quốc tế
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
2201 C Street, N.W.
Washington, DC 20520
@ Danlambao