Năm giác quan của tình yêu

Từ “tình yêu” mang rất nhiều ý nghĩa cảm xúc khác nhau; làm nhân đôi niềm vui và vơi đi nỗi buồn một cách kì diệu. Tình yêu cũng là một trong những thành phần tạo nên thành công của hôn nhân. Đối với một số người, nói yêu một người dễ hơn rất nhiều việc bạn thể hiện ra điều đó bằng hành động.

  Đây là một vấn đề trong rất nhiều mối quan hệ yêu đương và cả trong hôn nhân. Một số người cảm thấy cần những hành động cụ thể mới thấy an tâm là mình đang thực sự được yêu. Nhưng có năm ngôn ngữ tình yêu khác được thể hiện qua năm giác quan mà bạn chưa biết. 

5 giác quan của tình yêu
 
Thị giác 
Mỗi ngày bạn đều thấy người bạn đời nhưng bạn có thật sự nhìn người ấy chưa? Bạn có chú ý đến những thay đổi ở bạn đời và khen ngợi không? Mọi người có thể nói đó cũng không là tất cả những gì họ cần, nhưng ít nhất bạn cũng cần phải nhìn thấy những thay đổi tích cực để còn kịp nhận ra rằng bạn vẫn chưa đánh mất đi những đam mê, quyến rũ với người phối ngẫu. Chắc chắn người ấy sẽ rất hạnh phúc nếu bạn thật sự quan tâm.
Vị giác
5 giác quan của tình yêu
 
Bạn từng nghe câu con đường đến trái tim phải đi qua dạ dày, và điều này hoàn toàn đúng. Vị giác quan trọng không kém trong tình yêu. Sự hòa hợp về sở thích ăn uống, khẩu vị sẽ là chất xúc tác để cả hai thể hiện tình yêu của mình qua những bữa ăn mà tự tay cả hai làm cho đối phương thưởng thức. Sự đồng điệu về mặt này cũng hun đúc cho mối quan hệ duy trì và phát triển
Khứu giác
5 giác quan của tình yêu
 
Giác quan này cũng khá quan trọng. Mùi hương con người là một dấu ấn khó phai và sẽ là tác nhân kéo cả hai cá thể lại gần nhau hơn. Do vậy, giữ cơ thể sạch sẽ với những mùi hương dịu nhẹ từ lotion hay nước hoa hoặc thậm chí là mùi hương từ chính cơ thể bạn cũng là một yếu tố để quyến rũ người bạn đời, khiến đối phương thấy không thể thiếu bạn. 
Xúc giác 
Sự tiếp xúc về mặt thể xác cũng là một trong những ngôn ngữ tình yêu và rất quan trọng cho một tình yêu phát triển, từ cái ôm, nụ hôn, sự âu yếm và hơn cả là tình dục. Mỗi người chúng ta phản ứng với xúc giác rất khác nhau, nên đừng ngại bỏ công tìm hiểu sở thích xúc giác của người bạn đời. Một cái chạm đầy yêu thương có giá trị rất mạnh mẽ mà đôi khi không đòi hỏi bạn phải nói một lời nào. Tất cả đã thể hiện qua xúc giác. 
 Thính giác 
Chúng ta có hai cái tai nhưng chỉ có một cái miệng, có nghĩa là chúng ta cần nghe nhiều hơn là nói nhưng mấy ai chú ý đến điều này. Dường như có quá nhiều lời nói và không đủ sự lắng nghe. Bạn có bao giờ chủ động lắng nghe những tâm sự thường ngày của bạn đời hay chỉ nghe cho có? Chúng ta chỉ nghe những gì chúng ta muốn chứ không nghe những gì mà người bạn đời muốn. 
@Yahoo

Cập nhật tin 9-5-2012

Phát hành vàng giấy để trả cho vàng thật !?

Dự Đoán Kinh Tế – Chuyện trên nghe có vẻ khó tin nhưng lại là sự thật tại Việt Nam. Thông tư số 12/2012/TT-NHNN khoản 1 điều 1 quy định: Tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25 tháng 11 năm 2012.  
Trong khi đó, báo chí kinh tế Việt Nam mấy ngày nay đều chạy tít: “Gia hạn huy động vàng thêm 7 tháng”, “Gia hạn huy động vàng đến ngày 25/11”. Những thông tin diễn giải của báo chí Việt Nam trong nước HOÀN TOÀN SAI. 
 Thông tư 12 ghi rõ là cấm huy động vàng chứ không ghi gia hạn huy động vàng. Bạn đọc phải tách hẳn vế thứ 2 của câu này ra mới thấy rõ: 
 “trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả”. 
 Tức là nếu ngân hàng không còn đủ vàng để chi trả cho khách, họ sẽ phát hành 1 chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để trả cho khách. Chứ thực sự là họ không được huy động thêm vàng nào hết mà sẽ huy động ngay chính số vàng khách hàng đang ký gửi tại ngân hàng. Đó chính là hành động phát hành vàng giấy để trả cho vàng thật khách gửi vào. 
 Tại sao NHNN phải làm vậy? Đơn giản là hiện toàn hệ thống ngân hàng đang thiếu vàng khách ký gửi với số lượng rất lớn trong vài năm gần đây.
 Tại TPHCM – thị trường vàng lớn nhất nước – tổng dư nợ cho vay vàng hiện còn hơn 600.000 lượng chưa thể thu hồi. Trong đó, dư nợ cho vay vốn bằng vàng để đầu tư và kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao của các ngân hàng, kế đến là dư nợ cho vay vốn bằng vàng để sản xuất kinh doanh, cho vay chế tác nữ trang… 
 Trong điều kiện kinh tế khó khăn, bên vay chưa thể trả được những khoản nợ vay vốn bằng vàng từ những năm trước đây nên tỷ trọng nợ khó đòi đang đẩy các ngân hàng vào chỗ khó tất toán dư nợ vàng. 
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vốn bằng vàng của từng ngân hàng tính đến hết tháng 2/2012 lần lượt: NamABank 18,21%, VietABank 11,62%, SouthernBank 5,4%, OCB 4,97%, Eximbank 4,13%, SCB 3,52%, ACB là 0,98%, DongABank 0,03%. 
 Các bạn lưu ý rõ số vàng này CHƯA THỂ THU HỒI. Số vàng bán đi này đã được đầu tư, cho vay lĩnh vực bất động sản, giờ đang lỗ sặc gạch không thể thu hồi vốn và trở thành nợ xấu của ngân hàng. Vậy là họ chơi trò QUỴT vàng được hợp pháp hóa bởi Ngân hàng nhà nước, in vàng giấy ra trả cho những người mang vàng thật đến gửi. 
 Phen này những ai đến ngân hàng đòi vàng ắt hẳn phải ngập đắng nuốt cay cầm tờ giấy vàng đi về và không biết vàng thật của mình đang ở đâu. 

———————————————————————————–
Nông dân Vụ Bản chít khăn tang chống cưỡng chế đất 

Nhiều phụ nữ, trong số hai trăm nông dân ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đã chít khăn tang trắng trên đầu vào hôm 8 tháng Năm để chống cưỡng chế đất.

Nhiều nông dân chít khăn tang chờ lực lượng cưỡng chế đất. (Hình: Blog Nguyễn Xuân Diện)

Cuộc cưỡng chế đất dự tính sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày 9 tháng Năm, giờ Việt Nam

Hình ảnh cho thấy trong số nông dân có rất nhiều phụ nữ. (Hình: Blog Nguyễn Xuân Diện)

Theo tường thuật của blog Nguyễn Xuân Diện, thì công an huyện, dân phòng, công an xã…tất cả đều mặc thường phục đang tập trung về khu vực gần nơi sẽ cưỡng chế vào sáng 9 tháng Năm. Tin cho biết, cuộc cưỡng chế sẽ có cả quân đội tham gia, và kiêm cả việc phòng cháy chữa cháy tại hiện trường.’

‘Khoảng 100 cái rào sắt đã được chở về từ chiều, tập kết ngay gần đó. Nghe đồn, ngoài chó nghiệp vụ, chiều nay chủ đầu tư thuê cả xe cứu hỏa từ Nam Định về Vụ Bản, và còn thuê cả lực lượng công binh dò mìn nữa…’

Sau vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24 tháng Tư với hàng ngàn nhân viên công lực tham gia thì đây là vụ cưỡng chế đất được dư luận đặc biệt quan tâm.

—————————————————————————————-

Jacqueline Nguyễn vào tòa kháng án liên bang

 Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn được Thượng Viện chấp thuận vào tòa kháng án liên bang khu vực số 9, với tỷ số 91 thuận, 3 chống, theo tin báo The Hill.

Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn. (Hình: Getty Images)

Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào tòa này hồi tháng 9. Hiện nay, bà đang là thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang cho trung tâm California, cũng do Tổng Thống Obama đề cử năm 2009.

Trước lúc bỏ phiếu, Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein thúc giục các vị đồng viện ủng hộ tân thẩm phán.

“Nếu được chấp thuận hôm nay, bà sẽ là vị thẩm phán (kháng án) liên bang đầu tiên người phụ nữ Á Châu,” Feinstein tuyên bố. “Và tôi vinh dự được bày tỏ sự ủng hộ rất mạnh mẽ của tôi cho sự đề cử này.”

Tòa kháng án liên bang là tòa ở mức ngay dưới Tối Cao Pháp Viện. Khu vực số 9 bao gồm khắp miền Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang kể cả California, và hai vùng lãnh thổ Guam và Northern Mariana.

Thân phụ Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn là một đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bà tốt nghiệp cử nhân tại đại học Occidental College và tiến sĩ luật tại UCLA.

Trang blog Nguyễn Xuân Diện cho hay, những người nông dân này tụ tập trên cánh đồng của ba xã Kim Thái, Liên Bảo, Liên Minh, đều thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đây là nơi mà nhà cầm quyền sẽ thu hồi đất để xây dựng Khu công nghiệp Bảo Minh.

Theo những người nông dân này, họ bị lấy mất 160 héc ta đất ruộng và họ không chấp nhận số tiền đền bù mà họ cho là trái pháp luật.

”Thông báo khẩn, trong đêm nay rạng sáng mai, 9-5-2012 theo nghị quyết họp của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định về việc cưỡng chế đất dịch vụ của nông dân xã Liên Minh, nằm trong tổng thể dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Khu công nghiệp Bảo Minh do Tập đoàn dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư, lấy mất 160 ha đất ruộng của 3 xã Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái. Với tinh thần giữ đất và không chấp nhận phương án đền bù sai luật sẽ rất căng thẳng.’


‘Bóc mác’ quà tặng biếu ‘độc’ của đại gia Việt

Những món quà các chủ doanh nghiệp, doanh nhân tặng, biếu các cá nhân, đơn vị dù là quà gì? Tiền mặt hay cổ phiếu, hàng hóa, đất đai… đều rất quý giá, nếu mục đích làm từ thiện, trả ơn… Tuy nhiên, có không ít trường hợp mục đích cho tặng lại chỉ để vụ lợi.

Trong thông báo gửi Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM mới đây, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, cho biết sẽ trích ra 150.000 cổ phiếu QCG đang sở hữu để làm quà tặng. Thông báo không đề cập sẽ tặng 150.000 cổ phiếu QCG cho ai. Nếu giao dịch cho tặng thành công, bà Loan còn giữ 60,58 triệu cổ phần, thay vì 60,73 triệu cổ phần như hiện tại. Thời gian chuyển nhượng dự kiến trong 2 tháng (từ 9/5 đến 9/7).

Đây là lần thứ 2 trong gần một năm qua, nữ doanh nhân Quốc Cường Gia Lai trích cổ phần QCG đang sở hữu để biếu tặng. Cuối năm 2011, bà Loan định dùng 201.005 cổ phần QCG để cho tặng nhưng có một đơn vị từ chối nhận. Chính vì vậy, bà Loan chỉ tặng 81.850 cổ phần. Sau giao dịch này, bà nắm giữ 60,73 triệu cổ phần QCG và giữ nguyên số cổ phần này đến nay.
Bà Loan là cổ đông lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai, nắm 49,98% tổng số cổ phần QCG lưu hành. VOF Investment Limited giữ 10% cổ phần QCG, 40% còn lại thuộc sở hữu của nhiều cổ đông khác. Phó tổng giám đốc Nguyễn Quốc Cường (con trai bà Loan) sở hữu 537.500 cổ phần QCG.
Nếu tính theo thị giá cổ phiếu QCG trên thị trường chứng khoán ngày 7/5 (12.500 đồng một cổ phiếu), thì số tài sản 150.000 cổ phiếu QCG bà Loan sẽ tặng cho một người/đơn vị giấu tên trên lên tới hơn 1,87 tỷ đồng.

Dự luận không thể không đặt nghi ngờ về tính trung thực với những lô “quà tặng” khủng như siêu xe Bentley Continental Spur.
Trường hợp các chủ doanh nghiệp, doanh nhân cho, tặng, biếu một cá nhân, đơn vị nào đó bằng cổ phiếu, cổ phần mà họ đang sở hữu không phải là hiếm. Trước giờ có khá nhiều trường hợp cho tặng như vậy, với số lượng còn khủng hơn nhiều.
Ngày 23/3/2009, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM thông báo ông Đặng Quang Hạnh, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư & công nghiệp Tân Tạo (mã CK: ITA) tặng 534.600 cổ phiếu cho Trường Đại học Tân Tạo, với mục đích để trường này tặng học bổng cho sinh viên. Nếu tính theo giá cổ phiếu ITA ngày 23/03/2009 (19.400 đồng/cổ phiếu), thì số cổ phiếu này tương ứng với số tiền là 10,371 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 23/7/2008, ông Hạnh cũng từng tặng cổ phiếu ITA cho quỹ từ thiện ITA và Trường Đông Nam Á để làm từ thiện và trao tặng học bổng cho sinh viên, học sinh, với số lượng lên tới 2,8 triệu cổ phiếu. Khi đó, ông Hạnh đang nắm giữ 4.968.000 cổ phiếu ITA (chiếm 4,3% vốn điều lệ). Số cổ phiếu Phó tổng giám đốc ITA còn nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch trên là 2.160.000 cổ phiếu (chiến 1,88%).
Tính theo thị giá của cổ phiếu ITA ngày 22/7/2008 là 92.000 đồng/cổ phiếu thì số tài sản ông Hạnh biếu tặng quỹ từ thiện ITA và Trường Đông Nam Á lên tới 257,6 tỷ đồng.
Những món quà các chủ doanh nghiệp, doanh nhân tặng, biếu các cá nhân, đơn vị dù là quà gì, là tiền mặt hay cổ phiếu, cổ phần, hàng hóa, đất đai… đều rất quý giá nếu mục đích cho tặng không vụ lợi, như làm từ thiện, trả ơn… Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp mục đích cho tặng lại không phải để cho tặng, hoặc nhân những kẻ hở của pháp luật để dùng hình thức cho tặng quà nhằm mục đích riêng của mình như trốn thuế, lách giấy tờ…
Cụ thể, một số vụ cho, tặng cổ phiếu đình đám đã gây sự chú ý của công chúng đầu tư. Đơn cử, ngày 21/3/2007, ông Lê Quang Tiến, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT (thời điểm đó) đã chuyển nhượng hơn 1,85 triệu cổ phiếu trong tổng số 3,7 triệu cổ phiếu FPT đang sở hữu cho người vợ cũ theo quyết định ly hôn của tòa án, sau đó ông này còn tặng 900.000 cổ phiếu FPT cho con gái.
Ngày 26/7/2007, ông Lương Cao Tùng, thành viên HĐQT Công ty CPXuất khẩu Bến Tre (ABT) tặng 250.000 cổ phiếu ABT cho bà Nguyễn Thu Hương, chị vợ của ông, ước tính theo thị giá cổ phiếu ABT thời điểm đó, số tiền lên đến hơn 25 tỷ đồng.

Pháp luật chứng khoán các nước trên thế giới đều có quy định về những trường hợp này và coi đây là ngoại lệ đối với nguyên tắc trung gian của các giao dịch trên thị trường tập trung.

Tuy nhiên, những chuyển nhượng trực tiếp này chỉ được phép thực hiện khi thỏa mãn các tiêu chí nhất định để đảm bảo rằng, chuyển nhượng không thông qua trung gian không phải là mục tiêu vụ lợi của nhà đầu tư.

Theo một quan chức Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, điều này cần thiết nhằm đảm bảo tính công bằng cho nhà đầu tư khác khi mua bán chứng khoán qua thị trường chứng khoán, bởi lẽ không loại trừ có trường hợp nhà đầu tư tìm cách lợi dụng chuyển nhượng trực tiếp này để thực hiện mục đích riêng của mình như thâu tóm doanh nghiệp niêm yết, thao túng giá…

Tại Việt Nam, xét trên góc độ pháp lý, Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp chưa có quy định đầy đủ và rõ ràng về việc cho, tặng, phân chia tài sản bằng cổ phiếu niêm yết.

Giữa tháng 3 vừa qua, Bộ Công thương từng bác yêu cầu của một cá nhân ở Hà Nội xin nhập khẩu một chiếc ô tô mới cứng hiệu Bentley Continental Spur dung tích 6.0L theo hình thức phi mậu dịch với khai báo là làm quà tặng, quà biếu cho một người khác.
Thương hiệu Bentley Continental Spur được liệt vào hàng siêu xe, với dung tích 6.0L, khi về Việt Nam (cộng tất cả các khoản thuế) sẽ có giá vào khoảng 10 tỷ đồng. Một món quà là chiếc siêu xe chưa qua sử dụng mà có người lại  hào phóng trao tặng nhau quả là đáng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, một số cán bộ hải quan có kinh nghiệm nhận định vụ việc này có thể mục đích không đơn giản là tặng biếu, vì một số trường hợp xin nhập khẩu phi mậu dịch (khi khai báo quà tặng, biếu sẽ được nhập khẩu phi mậu dich) có thể là “chiêu” để các nhà nhập khẩu lách quy định về giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Cụ thể, ở đây là các quy định về giấy phép nhập khẩu ô tô tại Thông tư 20.
Chưa kể, một số người cũng không loại trừ khả năng có những trường hợp có nhu cầu chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam nhưng gặp khó khăn trong thủ tục này nên chuyển hướng sang mua hàng hoá có giá trị tương ứng và nhu cầu tiêu thụ nội địa cao để đưa về nước.
Vào thời điểm trước, tại Hải quan TP HCM, một cá nhân xin làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Sài Gòn khu vực 1 lô hàng gồm 7.500 đôi giày thể thao dành cho người lớn, có xuất xứ Trung Quốc dưới dạng “quà biếu, quà tặng”. Cục Hải quan TP HCM cho rằng số lượng lên đến 7.500 đôi giày thể thao không thể xem là quà biếu, quà tặng của cá nhân, tổ chức nước ngoài và cũng không thể nói cá nhân này nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Ngoài việc lợi dụng loại hình phi mậu dịch nhập khẩu để “né” giấy phép tự động, giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất, cá nhân này còn khai báo hải quan giá rất thấp, chỉ có 0,7 USD/đôi (chưa đến 15.000 đồng/đôi giày thể thao) để tránh việc nộp thuế đúng giá trị hàng thực nhập.
Hồi tháng 4 năm nay, dư luận xôn xao khi một doanh nghiệp là Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thái Bình Dương đã tặng cho Bộ Giao thông vận tải 1 chiếc ôtô 8 chỗ hiệu Land Cruiser VX, nguyên giá hơn 2,6 tỷ đồng. Mục đích của việc tặng biếu này được bàn cãi khá nhiều, có thể đây chỉ là việc cho tặng thông thường, có doanh nghiệp tặng từ thiện, có người lại tặng cho các cơ quan nhà nước, đấy là quyền riêng của họ. Dư luận có quyền bàn luận nhưng không có quyền khẳng định, chỉ biết rằng sau đó có thông tin doanh nghiệp trên đã trúng thầu trong một dự án của Bộ Giao thông vận tải.

@DatViet

Chi tiết vụ hai nhà báo VOV bị hành hung tại Văn Giang

Theo blog Phair Zios

Một bạn đọc cung cấp cho chúng tôi nội dung thông tin được cho là đại diện Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố về vụ việc hai phóng viên thuộc Phòng Phóng viên Thời sự Chính trị, Kinh tế của VOV bị đánh ở Văn Giang. Chúng tôi xin lược đăng một vài chi tiết từ nguồn thông tin này.

Phóng viên Hán Phi Long: Phòng Phóng viên Thời sự Chính trị – Kinh tế, Trung tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam:

Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo. Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.

Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát, nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào. Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.

Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.

Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi. Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.

Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ. Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Phóng viên Thời sự Chính trị – Kinh tế, Trung tâm Tin Đài tiếng nói Việt Nam:

Chúng tôi vào hành lang Nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan (nơi đang tụ tập đông người). Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện) liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát một bên là hàng rào cảnh sát (đứng chắn ở gần cổng nghĩa trang liệt sĩ); một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát liên tục. Nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào.
Tôi thấy tình hình khá phức tạp nên dùng điện thoại di động quay cảnh những người quá khích hò hét, ném gạch với thời lượng 33 giây rồi cất máy vào túi. Chúng tôi tiếp tục đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn cách đám đông tụ tập ở đường làng chừng hơn 20 mét.

Sau thời gian tấn công lực lượng cưỡng chế bằng gạch đá chưa đạt kết quả, nhóm người này lại ném “bom xăng”. Lực lượng cưỡng chế buộc phải nổ pháo. Đám đông tán loạn, còn lực lượng cưỡng chế từ phía cổng nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.

Tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng mang tên “Bảo Minh” đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn 1, thì thấy một nhóm cảnh sát và người mặc thường phục đeo băng đỏ đi vào nghĩa trang liệt sĩ và nhảy qua hàng rào nghĩa trang để sang khu vực nhà văn hóa thôn. Lúc đó tôi nhìn thấy phóng viên Hán Phi Long vẫn đội mũ bảo hiểm đang đứng trên bờ móng nhà văn hóa thôn, tay cầm một máy ảnh du lịch.

Đi đầu nhóm cưỡng chế là hai công an đến bên Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh. Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay hình ảnh này. Nhưng chỉ quay được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi dừng quay, chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

Khi chạy tới nơi lực lượng cưỡng chế, tôi lại nói nhiều lần “Chúng tôi là nhà báo làm nhiệm vụ, các anh đừng đánh…”. Họ không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi. Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần “Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?”. Nhưng có người trong nhóm người cưỡng chế còn chửi “Đ. M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi”. Tôi bị mấy người vặn tay về phía sau, dẫn giải về trước cửa nghĩa trang liệt sĩ và tiếp tục đánh hội đồng. Một công an nói lớn “Đừng đánh vào mặt nó”… rồi tôi bị còng tay số 8, mũ bảo hiểm rơi mất lúc nào không biết.

Còng tay tôi xong, một trung úy (cao, béo) và một thiếu úy (thấp, gầy) áp giải tôi đi theo hướng cánh đồng đang bị cưỡng chế, đến một con đường hai bên trồng tre để chờ xe thùng tới chở đi. Trên đường đi, tôi gặp một số sĩ quan đeo lon thượng tá, trung tá liền nói “tôi là nhà báo” nhưng họ lặng thinh. Một chiếc camera của lực lượng cưỡng chế đã ghi lại hình ảnh tôi bị còng tay số 8 và hai sĩ quan công an áp giải.

Đợi khoảng hơn 10 phút, tôi bị đưa lên xe thùng cùng với một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi và một thanh niên 20 tuổi. Cả ba chúng tôi bị còng. Khi lên xe, vị Trung úy áp giải tôi định thu điện thoại của tôi. Nhưng tôi nói “Nếu thu điện thoại của tôi anh phải lập biên bản, vì tôi không biết anh là ai, tên là gì. Điện thoại tôi mất thì ai phải đền? Tôi lại đang bị còng thế này”. Thế là vị Trung úy nọ phải trả lại điện thoại vào túi áo ngực cho tôi

Hiện tại, chúng tôi đang xác minh lại tính chính xác của nguồn tin trên. Nhưng về cảm quan, chúng tôi cho rằng đây là những thông tin xác thực khi đối chiếu về thời gian, địa điểm, và những hình ảnh thông tin được đưa lên mạng trong thời gian qua 

@Danluan