– Ông có thể để chúng tôi cùng vào phòng bên, chúng tôi sẽ quan hệ. Ông hãy nghe tiếng thở của chúng tôi dược không ? Bác sỹ hơi bị ngạc nhiên, nhưng cũng đồng ý.Khi hai người “làm xong việc”, bác sỹ nói :
-Với nhiều năm kinh nghiệm trong chuyện này, cháu chắc chắn thì không có vấn đề gì cả.
Rồi ông bác sỹ thu của họ 20 ngàn đồng
Cách vài hôm, hai cụ già lại dắt nhau tới xin vào phòng bên cạnh như lần trước. Bác sỹ lại phán không có vấn đề gì và thu 20 ngàn đồng.
Chuyện xẩy ra vài tuân liền.Đến một hôm , bác sỹ không kìm nén được , bèn hỏi:
– Chính xác thì các cụ định khám cái gì vậy ?
Cụ ông cười..nhe cả lợi
– Chúng tôi không định khám gì cả . Tôi và bà ấy vốn là người tình cũ, 50 năm rồi mới gặp lại nhau.
– Thì sao ạ ?
– Bà ấy đã có chồng, tôi thì đã có vợ nên chúng tôi không thể tới nhà bà ấy được, và cũng không thể đến nhà tôi. Khách sạn luôn đòi 90 dola một lần như vậy.Nhà nghỉ cũng đòi tới 50 nghìn. Chúng tôi thực hiện việc ấy ở đây với 20 nghìn đồng và còn lấy lại 10 nghìn từ tiền bảo hiểm y tế nữa chứ !
Dự Đoán Kinh Tế – Ngày 2/5/2012, trên báo Pháp Luật TP.HCM có bản tin với tiêu đề “Người dân đang chuyển kênh đầu tư”. Nội dung bản tin có vẻ không liên quan mấy đến tiêu đề của bài báo. Điều này làm chúng tôi chú ý. Tiêu đề thật sự đáng ra nên là “CÓ HIỆN TƯỢNG RÚT VÀNG HÀNG LOẠT TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM”.
Dưới đây là trích đoạn nguyên văn bản tin:
Mới đây tại Hà Nội có thông tin người dân đến một ngân hàng rút vàng hàng loạt khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc bù đắp cân đối trạng thái.
Phân tích hiện tượng này, ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB), cho rằng kênh đầu tư của người dân đang có sự chuyển dịch. “Từ đầu năm đến nay, chứng khoán đã tăng lên 37%. Bất động sản cũng đang xuống giá và là cơ hội tốt cho những người có tiền. Mặt khác, giá vàng gần đây không còn tăng nữa, có thể nhiều người cảm thấy giữ vàng không có lợi bằng các kênh đầu tư khác” – ông Hải nói.
Tuy nhiên, đại diện một ngân hàng ở TP.HCM lại cho rằng sự việc vừa qua chỉ xảy ra ở riêng một ngân hàng. Có thể ngân hàng đó có dấu hiệu thanh khoản xấu hoặc người dân nghe các thông tin như sắp có sự sáp nhập, hợp nhất… nên đến rút vàng ra.
Chúng ta thấy rõ rằng việc rút vàng hàng loạt ở đây không phải là chuyển kênh đầu tư như tiêu đề bài báo hay phân tích của ông Trần Thanh Hải. Đây là tín hiệu cảnh báo bán chính thức của báo giới Việt Nam về hiện tượng rút vàng hàng loạt sắp sửa xảy ra.
Đồng thời, đây là những điều mà chúng tôi đã cảnh báo người dân Việt Nam trong quá khứ, đó là hãy rút hết vàng trong ngân hàng Việt Nam về do toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất đã phá sản. Họ còn hoạt động đến bây giờ chẳng qua là do làm giả sổ sách, lấy lỗ làm lời, ôm tiền chia nhau mà thôi.
Mới gần đây nhất, bài báo “Vì sao hàng loạt quan chức ngân hàng ngã ngựa?” của báo Đất Việt đã tổng kết lại những vị quan chức ngân hàng đang bị truy tố tội bòn rút tiền ngân hàng thực chất là tiền gửi của nhân dân (Cafef, 02/05/2012) . Danh sách này sẽ còn dài thêm ra. Có những vị sau khi đánh quả lớn đã nhanh chóng cao chạy xa bay ra nước ngoài, tiêu xài vô độ trên số tiền ăn cắp, rút ruột có được.
Năm 2012 là năm CP VN thực hiện tái cơ cấu ngân hàng. Sự thật về hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đã làm cho không ít người phải sững sờ. Theo đánh giá đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Habubank chỉ trong vòng có 2 tháng bị lỗ tới 4000 tỷ đồng, mất gần hết vốn chủ sở hữu (Vef, 02/05/2012).
Dĩ nhiên, câu trả lời xác đáng nhất trong trường hợp này là Habubank đã gian lận trong việc kiểm toán tài chính, kê lỗ nhiều thành lỗ ít, lỗ ít thành có lãi.
Các ngân hàng khác cũng vậy thôi, toàn gian lận kiểm toán tài chính cả.
Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng bà con cô bác hãy tỉnh táo, rút lại vàng gửi ngân hàng của mình về trước ngày kết kim 25.05.2012 sắp tới gần. Nếu không rút kịp về, hẳn có ngày sẽ có ngày quý vị phải khóc lóc thảm thiết khi thấy số tài sản mồ hôi nước mắt của mình bay hơi vì kết kim, kết hối và đổi tiền ĐÃ TỪNG XẢY RA TRƯỚC KIA.
SGTT.VN – Phú Yên không chỉ có càphê thơm đến giọt sau cùng mà còn chan chứa nhiều hải sản tinh nguyên. Ăn là mê tơi! Nhất là đám mực ống tươi xanh nơi con mắt và lấp lánh làn da trắng hồng.
Vị mực ngọt đậm đà, thịt dẻo dai “ăn đứt” họ mực ở những vùng biển khác. Đó là bí mật tuyệt vời, “chỉ có mực quê em mới có!” Hỏi tại sao, cô chủ quán biết vậy mà cũng… chịu thua. Có thể do thổ nhưỡng đã tạo nên chất lượng phiêu sinh ở đây đặc biệt hơn biển Phan Thiết, Bình Định, Cà Mau…Những con mực ống dần uốn trên bếp than hồng. Thơm ngào ngạt! Hương thanh khiết theo từng cơn gió sông Đà Rằng, thoảng qua khứu giác lữ khách.Để cảm nhận sự khác biệt này là chuyện không đơn giản. Và càng khó hơn với một thực khách chưa từng thưởng ngoạn nhiều ở non nước hữu tình Phú Yên, chưa nếm nhiều sản vật quê nhà. Riêng sản vật của tỉnh này như một hòn ngọc chưa mài dũa. Còn các nhà làm du lịch có thể bận rộn với những dự án lớn hơn…Về Sài Gòn, gặp lại mực ống cũng tậu từ quê Gành Đá Dĩa – Phú Yên ở quán Cây Me, Bình Thạnh. Nắng rát mặt, tìm hoài chẳng thấy một lá me. Cô chủ quán nói gọn: “Me khó nuôi em chặt rồi”. Đúng là kiểu đùa lạc quan của dân Gành Đá.Công tâm mà nói, độ tươi con mực quán này kém điểm so với mực bờ kè sông Đà Rằng. Dễ hiểu bởi con mực sẽ phải “bơi” trong đá lạnh qua cả vài trăm cây số. Bù lại, nó cũng có nhiều cung bậc từ bàn tay người đứng bếp.Thế nhưng, vẫn có cách “son phấn” nhẹ: gia ít nước mía và thơm (khóm) ép vào hỗn hợp muối ớt để thịt con mực ngon ngọt hơn. Song chắc gì chủ quán Cây Me chịu lỡ mất hương đồng cỏ nội, nếu vậy thì “chu choa”… buồn ơi là buồn.
——————————————————————————————————-
Ðến phòng mạch bồ cũ, bị nhổ hết răng
WARSAW (Austrian Times) -Một nữ nha sĩ Ba Lan có thể bị tù ba năm sau khi nhổ hết răng của người bồ cũ khi ông này đến phòng mạch khám răng chỉ ít ngày sau khi hai người chia tay.
Hình minh họa (AP/Getty Images)
“Tôi hết sức muốn giữ thái độ chuyên nghiệp và tách ra khỏi những giận dữ của mình,” theo nha sĩ Anna Mackowiak, 34 tuổi. “Nhưng khi tôi thấy ông ta nằm đó, tôi nghĩ ‘thiệt là thằng chó’ và quyết định nhổ hết răng ông ta.”
Ông Marek Olszewski, 45 tuổi, đến phòng mạch của bà Mackowiak vì đau răng chỉ ít ngày sau khi họ chia tay. Bà sau đó chích thuốc tê với liều lượng “rất lớn” cho ông này, rồi đóng cửa phòng lại để từ từ nhổ hết răng của ông.
Ông Marek Olszewski cho hay khi tỉnh dậy ông cảm thấy có điều gì lạ vì không cảm thấy răng của mình và bị băng khắp hàm.
Ông cũng cho hay người bạn gái mới của ông đã bỏ ông vì bộ mặt “không răng” của ông.
Nha Sĩ Mackowiak hiện đang bị điều tra về tội có hành vi sai trái khi hành nghề.
Tôi nhận được tin Bùi Hằng được thả khi mấy anh em đang đi chơi ở Hà Tĩnh. “Nó thả Bùi Hằng rồi!” “Thế à?”. Ba đứa chúng tôi lặng lẽ theo dõi xem cái việc họ thả Hằng như thế nào. Hồi Hằng còn ở trại cải tạo, cứ nghĩ là khi cô được thả, chúng tôi sẽ reo hò, nhảy nhót rồi hô to những lời ca ngợi cô. Nếu thả tại chỗ chắc chắn sẽ có ít nhất 5 xe đi đón …
Thế mà chúng tôi cứ trầm lặng như thế theo dõi tin tức. Bảo là không mừng ư? Không phải. Dù Hằng không muốn ra khỏi trại, cứ ở trong đó để tố cáo, để kiện nhưng bạn bè phải mừng chứ. Ít ra, cô đã thoát khỏi những ngày bị đày đọa trong trại cải tạo, chẳng khác gì nhà tù.
Nhưng bảo là vui thì không. Cái cách nại ra lý do để bắt cô rồi đưa đi cải tạo; cái kiểu đầy đọa cô để trả thù; rồi cái cách thả cô làm tôi không thể vui được.
Và vui thế nào được khi những bức ảnh đầu tiên của Minh Hằng sau khi ra khỏi trại được truyền thông đưa lên. Mình hỏi JB Nguyễn Hữu Vinh đang dán mắt vào laptop: “Ai đấy? “Minh Hằng chứ ai”. Trời ơi, tôi không tin ở mắt mình nữa. Minh Hằng tiều tụy đến thế này ư? Lòng như xát muối, như thắt lại.
Lục lại hình ảnh Minh Hằng trong những lần xuống đường biểu tình chống TQ:
Còn giờ đây là ảnh Minh Hằng sau 5 tháng được nhà cầm quyền đưa đi cải tạo:
Cần phải thay đổi tên của cái gọi là “Cơ sở giáo dục Thanh Hà”. Cải tạo thế nào mà làm cho trại viên từ 67 xuống còn 52 kg. Không biết bản báo cáo thành tích cuối năm của trại Thanh Hà có con số này không? Cũng còn may là Hằng là người có sức chứ phải người thể lực kém thì việc chết trong trại không có gì lạ. Gọi là hủy diệt chứ giáo dục, cải tạo gì.
5 tháng trong trại Thanh Hà với Bùi Thị Minh Hằng, theo cô nói là khoảng thời gian hãi hùng nhất về lối hành xử của chính quyền đối với nhân dân. Cách hành xử man rợ đối với cô đã thức tỉnh viên thầy thuốc mặc trang phục công an. Cô kể với đài VOA rằng “viên thày thuốc của trại đã nói rất chân tình với cô ấy, công khai trước nhiều người và có mặt cả cấp trên của anh ta, là hãy để anh ta đưa cô ấy về đến nhà một cách an toàn, rồi thì anh ta sẽ cởi bỏ bộ quân phục này”.
Ngoài việc bị đày đọa trong 5 tháng trời, Bùi Thị Minh Hằng phải chịu nhiều hệ lụy. Cháu Bùi Nhân phải bỏ học để lo thăm nuôi mẹ. Truyền thông Hà Nội còn khoét sâu thêm vào sự bất hòa của gia đình Hằng từ trước, dàn dựng lên màn đấu tố khiến cho mối quan hệ giữa Hằng với gia đình đã xấu trở nên khó có thể nhìn lại mặt nhau. Đây là việc làm ghê tởm nhất, thiếu nhân văn, phi nhân tính nhất. Bài báo “Trò lố bịch của những kẻ cơ hội: Màn kịch nhẫn tâm” (của báo An ninh thủ đô) chỉ những người ủng hộ Hằng lại chính là lột tả tâm địa của họ một cách chính xác nhất. “Họ làm nên một màn kịch vô cùng nhẫn tâm như chính nhan đề bài báo của họ” (Bùi Thị Minh Hằng trả lời tạp chí Thanh niên của đài VOA)
Mãi hôm qua, tôi mới gọi điện hỏi thăm Hằng vì biết Hằng sẽ có đông bè bạn đến thăm, hàng ngày phải trả lời rất nhiều cuộc điện thoại. Tôi cũng muốn Hằng nghỉ ngơi mấy ngày đã vì biết Hằng còn yếu lắm. Hằng cho biết, thời gian trước mắt, cô cần phải giải quyết rất nhiều việc bỏ dở trong thời gian cô bị bắt vào trại. Cô cũng nói tới một số việc mà cô cần làm để làm rõ việc bắt cô vào trại trái pháp luật.
Hằng bảo ở ngoài thì cũng chỉ tưởng tượng tới mức độ nào đó thôi chứ vào đây mới thấy sự độc ác của con người với nhau kinh khủng như thế nào. Hằng bảo em chỉ nói qua như thế chứ chưa thể kể ra ngay được vì có rất nhiều chuyện để nói. Tôi biết rồi đây, Hằng sẽ lần lượt tố cáo ra công luận.
Khác với việc trục xuất Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ, chúng áp giải về Vũng Tàu như một con lợn. Chúng còng 2 tay Hằng ra đằng sau, trói chân xích chân vào ghế để nằm trên sàn xe. Phải chăng, biết đây là cơ hội cuối cùng có thể hành hạ Hằng nên chúng cố tận dụng để trả thù cô.
Mấy năm trước tôi có dịp trò chuyện với một anh công an trẻ về “kinh tế tri thức.” Tôi cố giải thích với anh rằng không có dân chủ tự do thì kinh tế tri thức không phát triển được.
Tôi ước ao anh bạn này, và các bạn sinh viên ở Việt Nam hãy đọc bài báo trên tờ Economist trong tuần vừa qua, về “Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba.” (The third industrial revolution.)
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất bắt đầu ở thế kỷ 18, khi các xưởng dệt ở Anh quốc dùng máy làm việc thay sức người. Ðầu thế kỷ thứ 20, công ty Ford làm cách mạng lần thứ nhì, chế tạo xe bằng phương pháp dây chuyền. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba đang diễn ra, do ảnh hưởng hỗ tương của nhiều hiện tượng: Tạo ra những vật liệu mới, phương pháp sản xuất mới, tổ chức việc sản xuất và phân phối theo lối mới.
Nghiên cứu, đầu máy của kinh tế tri thức, càng quan trọng hơn trong việc chế hóa. Ở Mỹ hiện nay kỹ nghệ chế hóa (manufacturing) chỉ đóng góp 11% trong tổng sản lượng nội địa; nhưng trong số tiền tiêu để nghiên cứu, phát minh, canh tân, thì 68% được dùng cho công nghiệp chế hóa. Người ta đầu tư vào trí não. Hiện nay số sản xuất hàng chế hóa của Mỹ và Trung Quốc trị giá ngang ngửa nhau; nhưng bên Mỹ người ta chỉ dùng đến một số nhân công nhỏ bằng 10% số công nhân bên Tàu; nghĩa là mười người Tàu làm ra bằng một người Mỹ. Trong tương lai, việc sản xuất hàng loạt sẽ lỗi thời, thay thế bằng phương pháp sản xuất theo nhu cầu, sở thích từng khách hàng. Chi phí vật liệu sẽ giảm bớt vì các vật liệu mới ra đời vừa rẻ, vừa nhẹ, vừa bền cứng hơn. Sản xuất một món hàng ở Mỹ hay ở Trung Quốc cũng không quan trọng nữa vì tỷ lệ chi phí về nhân công không đáng kể (hiện nay trong giá một cái iPad 500 đô la chỉ có 33 đô la trả cho công nhân khắp thế giới, mà trong đó lại chỉ có 8 đô la cho người Trung Quốc làm những việc dễ nhất). Tất cả các sáng kiến mới này không phải do một nhóm người nào nghĩ ra. Ðó là do đóng góp của rất nhiều người qua mạng Internet, chia sẻ ý kiến và phát minh trong một hệ thống mở, giống như Facebook vậy.
Một thí dụ, là công ty Quirky ở thành phố New York. Công việc của nó là biến sáng kiến của người khác thành sản phẩm bán được. Một học sinh trung học ở Milwaukee đưa sáng kiến đầu tiên lên mạng Quirky, về một con chấu cắm điện, có thể dùng ở Mỹ, Âu Châu, Á Châu, Úc, vân vân, vì lỗ để cắm điện mỗi nơi khác nhau. Cậu học sinh tên là Jake Zien đã vẽ kiểu một con chấu có thể dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tiện hơn những cái đang bán trên thị trường. Quirky đem chế thử rồi đưa lên mạng lưới của họ; có 709 người góp thêm ý kiến về vẽ kiểu, vật liệu, nghiên cứu thị trường, ước định giá cả, hệ thống phát hành, vân vân. Sau cùng, cái đầu cắm được đưa cho nhà máy sản xuất, với giá dưới 30 đô la Mỹ. Tới Tháng Tư năm 2012, đã hơn 200,000 người mua. Những người góp ý kiến được chia 30% số tiền công ty Quirky thua về, riêng cậu Jake Zien đã được trả 124,000 đô la, và còn sẽ được trả thêm.
Ðiều đặc biệt trong câu chuyện trên là một “hệ thống mở” để mọi người có thể cộng tác, chia sẻ sáng kiến, chia sẻ công trình và thành quả. Việc sản xuất trong nền kinh tế tương lai sẽ diễn ra mô thức đó. Một thí dụ khác: Công ty Shapeways ở Hòa Lan, chuyên sản xuất bằng “máy in 3 chiều” (3D-printing). Nếu chưa biết 3D-printer là cái gì thì các bạn là những độc giả hơi “chậm tiến” hơn người ta mất mấy năm rồi. Nó giống như cái máy in laser đi kèm các máy vi tính vậy. Máy in chỉ “đặt” mực lên trên tờ giấy, theo lệnh của một chương trình điện toán, tạo thành chữ, thành hình hai chiều. Máy 3-D đặt nhiều lớp chồng lên nhau, không dùng mực in mà dùng các vật liệu khác, như plastic, kim loại, bất cứ hợp chất nào có thể làm cho hơi “lỏng lỏng.” Cứ như vậy nó sẽ “in ra” bất cứ cái gì, như một hàm răng giả, một bộ phận tinh vi trong máy bay hoặc vệ tinh nhân tạo, một đôi giầy hay một cây vĩ cầm; miễn là cái họa đồ đã được mã hóa theo kỹ thuật số. Một bệnh nhân ở giữa rừng Phi Châu cần một bộ phận tinh vi chữa bệnh tim có thể được “in” ra ngay tại chỗ, thay vì chờ một công ty ở Ðức chế tạo, đóng gói, gửi máy bay chở qua. Công ty Shapeways ở Hòa Lan năm ngoái bán ra khắp thế giới 750,000 sản phẩm chế theo phương pháp 3-D, và số thương vụ còn gia tăng. Phương pháp “in 3-D” đã được phát bằng sáng chế từ năm 1986, đến nay ngoài những máy dùng trong kỹ nghệ giá hàng triệu đã có loại máy 3-D cá nhân bán với giá mấy ngàn. Năm 2010 mới có gần 6 ngàn người mua, năm sau số tiêu thụ đã lên gần 24 ngàn máy 3-D cá nhân. Shapeways được gọi là một “cộng đồng chế tạo trên mạng” (online manufacturing community) bởi vì người ta có thể upload (gửi) họa kiểu (design) món hàng mình cần tới, được cho biết ngay giá cả, tùy theo muốn làm bằng vật liệu nào. Người “mua” có thể rao bán món hàng đó trên cùng mạng lưới, món hàng có thể được thay đổi tùy theo ý kiến của khách hàng mới, vân vân.
Hai câu chuyện trên đây cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ đang thay đổi. Mọi người cộng tác với nhau, trên những mạng mở cho công chúng. Xin kể một thí dụ thứ ba, về việc phát minh những vật liệu mới.
Một nhóm nhà nghiên cứu tại Ðại Học MIT đang tìm cách dùng vi khuẩn chế ra những vật liệu mới, sau khi quan sát những vỏ sò. Giáo Sư Angela Belcher thấy chính các vi khuẩn đã dùng các chất dưới đáy biển mà biến chúng thành những hợp chất rất cứng, như vỏ con bào ngư. Diễn trình này xẩy ra 500 triệu năm trước đây. Nhóm nghiên cứu của bà đã cố dùng những vi khuẩn vô hại này tạo ra những chất liệu mới dùng trong kỹ nghệ. Hiện họ đã thành công và áp dụng vào nhiều ngành công nghiệp, thí dụ, làm pin (battery). Từ các phát kiến đó bà Belcher đã lập ra hai công ty để dùng vi khuẩn trong việc chế ra những vật liệu. Trong nhóm này, ông Gerbrand Ceder đã dựng ra một tổ chức cung cấp tin tức về đặc tính của các vật liệu trên mạng, với mục đích trao đổi hoàn toàn miễn phí. Bao nhiêu người hăng hái tham dự trong vòng ba bốn tháng mạng này đã đăng tải các tính chất của 20,000 chất khác nhau. Thay vì phải đi tìm nhau, các nhà nghiên cứu có thể lên mạng và tìm thấy những chất gì mình cần, nếu hợp với chất khác thì kết quả ra sao.
Cộng tác qua Internet không phải chỉ ích lợi trong kinh tế, mà còn mang lại những kết quả lớn không ngờ trong cả công tác từ thiện nữa.
Hiện nay các tổ chức cứu trợ quốc tế đang sử dụng một mạng tên là Ushahidi, để thu thập, phổ biến và cập nhật các tin tức cần thiết khi muốn đối phó với các thiên tai. Ushahidi do bà Ory Okolloh, người Keynia lập ra năm 2008, sau những cuộc bạo loạn xẩy ra và nhiều phụ nữ bị cưỡng hiếp. Biết rằng các con số trên báo chí không đầy đủ, bà dùng blog của mình kêu gọi mọi người dân Kenya cho thêm các tin tức mới. Số thông tin tràn ngập, bà Okolloh phải mở ra một diễn đàn mạng (platform), và chỉ trong một ngày mạng Ushahidi đã nhận được đủ các thông tin liên can đến các nạn nhân của cuộc bạo loạn. Nhiều người tham dự vào mạng, gửi tin đến bằng điện thoại di động, cuối cùng mạng Ushahidi có những tin cập nhật hơn tất cả các cơ quan truyền thông và chính quyền. Năm 2010, khi cuộc động đất ở Haiti xẩy ra, anh Patrick Meier ở Mỹ đã dùng mạng Ushahidi để thiết lập một trung tâm thông tin mới, Ushahidi-Haiti, chỉ trong vòng mấy giờ là được người Haiti gửi cho bao nhiêu tin tức, hàng trăm người giúp việc thông dịch và kiểm tra các thông tin, nhờ thế các cơ quan cứu trợ quốc tế có thể điều hợp việc cứu trợ dễ dàng hơn – mặc dù anh Meier ở cách xẩy ra nơi động đất 2,500 cây số.
Qua các thí dụ trên, người ta thấy một hiện tượng chung: Người tiêu thụ tham dự việc sản xuất và phân phối; chính các nạn nhân tham dự vào việc cung cấp dịch vụ cứu trợ. Internet đang thay đổi thế giới; cả nền kinh tế lẫn việc quản lý công tác xã hội, mà yếu tố quan trọng nhất là sự tham dự của đông đảo mọi người. Ðiều kiện thiết yếu là người ta được sống trong những không gian mở rộng, được tự do tham dự và trao đổi thông tin.
Ðó là đời sống bình thường của loài người, trong tương lai. Nhờ sống trong những hệ thống mở, kinh tế sẽ tiến bộ nhanh, vì bao nhiêu bộ óc sáng tạo được quy tụ, phối hợp trên các mạng, việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn vì người tiêu thụ cũng tham gia trong việc sản xuất. Các tổ chức xã hội, các cơ quan chính quyền sẽ đáp ứng nhu cầu của “người tiêu thụ” một cách nhanh chóng và thích nghi hơn.Ðiều kiện quan trọng nhất là mọi người được kính trọng, được cho phép tham dự vô điều kiện. Ðó là căn bản của các chế độ tự do dân chủ.
Trong khi cả thế giới đang tiến tới ào ào, nhờ các mạng lưới mở cho mọi người tham dự và cộng tác với nhau, thì ở một số nước chậm tiến người ta vẫn còn kiểm duyệt và cấm đoán những phương tiện truyền thông xã hội, như Facebook, Twitter, vân vân. Ðọc bản tin về cuộc đấu trí giữa giới trẻ ở Trung Quốc với nhà cầm quyền, khi họ tìm cách ngăn chặn các thông tin về Luật sư mù Trần Quang Thành, chúng ta không chỉ thấy buồn cười mà còn lo cho tương lai nước Trung Hoa. Cứ lo cấm đoán, ngăn chặn các mạng lưới trao đổi thông tin như vậy thì bao giờ người ta mới tiến được?Dân chủ là điều kiện thiết yếu để phát triển, cả về kinh tế lẫn xã hội. Các chế độ độc tài thường nại cớ rằng dân chúng còn chưa đủ trình độ để bắt đầu dân chủ hóa. Nhưng nhìn sang một nước như Keynia, trình độ dân của họ có khá gì hơn dân Việt Nam hay Trung Quốc hay không? Tại sao người ta để cho dân được sống tự do hơn? Nếu không bắt đầu dân chủ hóa, thì đến bao giờ dân một nước mới đủ trình độ để sống tự do dân chủ?Giống như một cô gái than, “Bố mẹ cháu cứ hỏi bao giờ cháu mới chịu lấy chồng. Nhưng hôn nhân là một quyết định phải tính toán cẩn thận. Cháu nghĩ nếu mình không biết cho rõ thì thà rằng đừng quyết định vội vàng.” Tôi hỏi: “Cháu có biết bơi không?” “Cháu đã tập bơi trước khi vượt biên.” “Thế thì chuyện lấy chồng cũng giống như tập bơi vậy. Nếu không nhảy xuống nước thì không bao giờ biết bơi cả.”Dân chủ hóa cũng giống như tập bơi lội. Nếu không nhảy xuống nước thì không bao giờ biết bơi. Dân chủ hóa cũng giống như lập gia đình, cứ chờ mãi thì sẽ không bao giờ sinh con đẻ cái!Nhưng có một điều khác biệt, là nhiều người có thể quyết định không lập gia đình, sống độc thân suốt đời vì lý tưởng tôn giáo chẳng hạn, mà vẫn sống hạnh phúc. Nhưng một quốc gia thì không thể nào không bước qua tiến trình dân chủ hóa. Vì nếu người dân không được tự do thì kinh tế không thể phát triển được. Kinh tế thế giới đang thay đổi lớn, trong vòng một thế hệ nữa cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba sẽ khiến các mô thức kinh doanh hiện nay trở thành lỗi thời hết. Các nước chậm chân trên đường dân chủ hóa sẽ chịu cảnh lạc hậu mãi mãi. Ðại Học Kỹ Thuật Vaal ở Nam Phi đã mở một khoa cho các sinh viên dùng máy in 3-D học nghề họa kiểu và sản xuất; họ đang mở thêm một chi nhánh tại miền quê. Không biết bao giờ các sinh viên Việt Nam mới được dùng các máy đó trong phòng thí nghiệm?