20 quốc gia có nợ nước ngoài/GDP cao nhất thế giới

Các khoản chi tiêu, vay mượn tăng cao quá mức trong suốt khủng hoảng tài chính khiến nợ công của các nước tăng cao.

Thâm hụt chi tiêu, nợ chính phủ và vay mượn của lĩnh vực tư nhân là tình trạng phổ biến tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, một phần do khủng hoảng tài chính mà một số quốc gia và nền kinh tế nợ nần nhiều hơn đáng kể so với các nước khác.

Nợ nước ngoài chính là các khoản nợ, nguồn vốn và tiền lãi mà một quốc gia phải trả cho người cho vay ngoài nước. Con số này không những bao gồm các khoản nợ chính phủ mà còn nợ của các doanh nghiệp và cá nhân đối với các thực thể ngoài nước.

Một phương pháp hiệu quả nhằm đo lường nợ của một quốc gia là so sánh tổng nợ nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bằng cách so sánh nợ của một quốc gia với những gì mà nước này làm ra được, tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP có thể được sử dụng để quyết định khả năng thanh toán nợ nần của một nước.

Sau đây là danh sách 20 quốc gia có nợ nước ngoài cao nhất thế giới, trích từ báo cáo về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới để xem nước nào có tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP cao nhất. Báo cáo sử dụng số liệu mới nhất về nợ nước ngoài từ Ngân hàng Thế giới (WB) và số liệu về GDP từ World Factbook của CIA.

Kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009, tình hình nợ tại nhiều quốc gia ngày càng tác động mạnh đến các thị trường.

Tại nhiều quốc gia châu Âu, các mức nợ này đã khiến các tổ chức cũng như nhà đầu tư trái phiếu quốc tế gây sức ép lên chính phủ về việc cắt giảm nợ công thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng cũng như cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt.

Quốc gia nào có nhu cầu cắt giảm chi tiêu mạnh nhất chính là các nước có nợ chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong nợ nước ngoài, chẳng hạn như PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha).

1. Ireland

– Nợ nước ngoài/GDP: 1.382%

– Tổng nợ nước ngoài: 2,38 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 172,3 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 566.756 USD

2. Anh

– Nợ nước ngoài/GDP: 413,3%

– Tổng nợ nước ngoài: 8,98 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 2,17 ngàn tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 146.953 USD

3. Thụy Sỹ

– Nợ nước ngoài/GDP: 401,9%

– Tổng nợ nước ngoài: 1,3 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 324,5 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 171.528 USD

4. Hà Lan

– Nợ nước ngoài/GDP: 376,3%

– Tổng nợ nước ngoài: 2,55 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 676,9 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 152.380 USD

5. Bỉ

– Nợ nước ngoài/GDP: 335,9%

– Tổng nợ nước ngoài: 1,32 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 394,3 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 127.197 USD

 

6. Đan Mạch

– Nợ nước ngoài/GDP: 310,4%

– Tổng nợ nước ngoài: 626,1 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 201,7 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 113.826 USD

 

7. Thụy Điển

– Nợ nước ngoài/GDP: 282,2%

– Tổng nợ nước ngoài: 1 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 354,7 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 110.479 USD

 

8. Phần Lan

– Nợ nước ngoài/GDP: 271,5%

– Tổng nợ nước ngoài: 505,06 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 186 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 96.197 USD

9. Áo

– Nợ nước ngoài/GDP: 261,1%

– Tổng nợ nước ngoài: 867,14 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 332 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 105.616 tỷ USD

10. Na Uy

– Nợ nước ngoài/GDP: 251%

– Tổng nợ nước ngoài: 640,7 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 255,3 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 137.476 USD

 

11. Hồng Kông

– Nợ nước ngoài/GDP: 250,4%

– Tổng nợ nước ngoài: 815,65 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 325,8 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 115.612 USD

 

12. Pháp

– Nợ nước ngoài/GDP: 250%

– Tổng nợ nước ngoài: 5,37 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 2,15 ngàn tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 83.781 USD

13. Bồ Đào Nha

– Nợ nước ngoài/GDP: 223,6%

– Tổng nợ nước ngoài: 552,23 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 247 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD

14. Đức

– Nợ nước ngoài/GDP: 185,1%

– Tổng nợ nước ngoài: 5,44 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 2,94 ngàn tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD

15. Hy Lạp

– Nợ nước ngoài/GDP: 182,2%

– Tổng nợ nước ngoài: 579,7 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 318,1 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 53.984 USD

16. Tây Ban Nha

– Nợ nước ngoài/GDP: 179,4%

– Tổng nợ nước ngoài: 2,46 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 1,37 ngàn tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 60.614 USD

17. Ý

– Nợ nước ngoài/GDP: 146,6%

– Tổng nợ nước ngoài: 2,6 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 1,77 ngàn tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 44.760 USD

18. Australia

– Nợ nước ngoài/GDP: 138,9%

– Tổng nợ nước ngoài: 1,23 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 882,4 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 57.641 USD

19. Hungary

– Nợ nước ngoài/GDP: 120,1%

– Tổng nợ nước ngoài: 225,24 tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 187,6 tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 22.739 USD

20. Mỹ

– Nợ nước ngoài/GDP: 101,1%

– Tổng nợ nước ngoài: 14,83 ngàn tỷ USD

– GDP 2009 (ước tính): 14,66 ngàn tỷ USD

– Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 48.258 USD

 

40 điều thú vị về các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới

Số liệu thống kê cho thấy hơn 90% người sử dụng Internet có biết ít nhất một trong số các trang mạng xã hội hàng đầu như Facebook, Twitter, LinkedIn và Youtube.
Facebook
1. Facebook chỉ mất chưa đầy 9 tháng để chinh phục con số 100 triệu người dùng.
2. Trung bình một tháng có khoảng 25 tỷ nội dung (đường dẫn web, ghi chú, ảnh,…) được chia sẻ trên Facebook.
3. Hơn 300 nghìn người dùng hiện đang hỗ trợ dịch các ngôn ngữ trên Facebook.
4. Nhóm người dùng phát triển nhanh nhất trên Facebook là phụ nữ trong độ tuổi 55-65.
5. Hai phần ba trong số Top 100 website tại Mỹ và gần hết trong số Top 100 website lớn nhất thế giới kết nối với Facebook.
6. Có hơn 250 triệu người dùng thường xuyên truy cập Facebook qua điện thoại di động.
7. Số lượng thành viên thường xuyên truy cập Facebook bằng dế cưng cao gấp đôi những người dùng thiết bị khác.
8. Trung bình, một tín đồ Facebook kết nối với khoảng 60 trang, nhóm và sự kiện khác nhau trên Facebook.
9. Hơn 500 tỷ phút một tháng được sử dụng cho Facebook.
10. Hơn 750 triệu bức ảnh đã được tải lên Facebook vào thời khắc chuyển giao sang năm mới 2011.

Twitter

11. Một phần tư người dùng sử dụng chính trang cá nhân của họ trên Twitter để cập nhật trạng thái. Khoảng ba phần tư còn lại sử dụng phần mềm của hãng thứ ba.
12. Mạng xã hội vừa đạt 100 triệu người dùng đang hoạt động.
13. Một nửa trong số thành viên thường xuyên đăng nhập Twitter mỗi ngày.
14. Khoảng 40% số người đăng nhập mà không hoạt động hoặc tweet lần nào trong vòng một tháng.
15. Có hơn 600 triệu lượt tìm kiếm trên Twitter trong một ngày.
16. Khi mới bắt đầu, Twitter chỉ là dịch vụ nhắn tin di động.
17. Hơn 60% người dùng Twitter đang sinh sống bên ngoài nước Mỹ.
18. Gần 1 triệu phần mềm của hãng thứ ba được viết cho Twitter.
19. Đến tháng 6/2011, một ngày có 600.000 người đăng ký tài khoản Twitter, cộng thêm 350 tỷ lượt tweet đăng lên mỗi ngày.
20. 55% số người dùng đăng nhập vào Twitter thông qua thiết bị di động.
LinkedIn
21. LinkedIn là một trong bốn dịch vụ “truyền tin” lâu đời nhất, được thành lập vào ngày 5/5/2003.
22. Có hơn 115 triệu người dùng trên toàn thế giới.
23. Thành viên của LinkedIn có mặt trên 200 quốc gia tại tất cả châu lục.
24. Hơn một nửa số thành viên LinkedIn là những công dân bên ngoài nước Mỹ.
25. Jeff Epstein được tuyển dụng vào chức Giám đốc tài chính của Oracle nhờ trang cá nhân LinkedIn của ông.
26. Khoảng 35% thành viên ghé thăm trang web hàng ngày và 42% cập nhật hồ sơ của mình thường xuyên.
27. Khoảng một triệu thành viên mới tăng lên mỗi tuần.
28. Thành viên trẻ tuổi sử dụng LinkedIn để tìm việc làm. Ngược lại, giới quan chức sử dụng LinkedIn nhằm mở rộng mạng lưới và thúc đẩy doanh nghiệp.
Youtube
29. Video đầu tiên được đăng lên Youtube có tên “Me at the Zoo” vào ngày 23/4/2005.
30. Đến tháng 6/2006, hơn 65.000 video tải lên mỗi ngày.
31. Tên miền Youtube.com được đăng ký đúng vào ngày Valentine năm 2005.
32. Mỗi ngày, người sử dụng Facebook xem lượng video dài tới 150 năm của Youtube.
33. Một tháng, chúng ta bỏ ra khoảng 2,9 tỷ giờ vi vu trên Youtube, tương đương hơn 325.000 năm!
34. Hơn một nửa số thành viên của Youtube dưới 20 tuổi.
35. Nếu muốn xem hết mọi video trên Youtube, bạn cần lượng thời gian tương đương 1.700 năm.
36. Youtube ban đầu là trang video hẹn hò trực tuyến.
37. Các video âm nhạc chiếm khoảng 20% kho dữ liệu của Youtube.
38. Youtube hiện sử dụng lượng băng thông bằng tổng dung lượng băng thông của thế giới mạng vào năm 2000.
Ngoài ra..
39. Hơn 90% người dùng Internet biết ít nhất một mạng xã hội kể trên.
40. Trung bình một người dùng mạng xã hội có 195 người bạn.
——————————————————————————————————————————————————————

CẬP NHẬT TIN 26-9-11

Hơn 2 triệu người đói ở Việt Nam

Tư Ngộ/Người ViệHàng đoàn người chen nhau mua vàng tích trữ khi giá vàng giảm giá khoảng 1 triệu một lượng gây tắc nghẽn con đường Trần Nhân Tông qui tụ các tiệm vàng ở Hà Nội hôm Thứ Bảy 24 tháng 9 năm 2011, theo tin tức của tờ Thanh Niên.

Một người dân tỉnh Thanh Hóa phải đi ăn mày vì mất mùa, không có gì ăn. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Nhưng đồng thời, theo con số của Tổng Cục Thống Kê được báo Lao Ðộng tường thuật cùng ngày Thứ Bảy thì “9 tháng năm 2011, cả nước còn 580,000 lượt hộ thiếu đói, tương ứng với trên 2 triệu lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 8.4% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Con số này và tỉ lệ “thiếu, đói giảm” có vẻ gì không nghiêm chỉnh vì mới tháng trước, Thông Tấn Xã Việt Nam, cơ quan thông tin chính thức của nhà nước CSVN cũng dựa vào Tổng Cục Thống Kê, cho hay ngày 29 tháng 8 năm 2011 là “trong tháng 8, số hộ thiếu đói cả nước đã giảm gần 39% với gần 19,000 hộ thiếu đói; số nhân khẩu thiếu đói giảm trên 34% so với cùng kỳ năm trước với khoảng 85,000 nhân khẩu thiếu đói”.

Chưa đầy một tháng mà hai bản tin dựa vào cùng một nguồn lại có những cách biệt và ngược chiều nhiều như vậy.

Bản tin báo Lao Ðộng kể trên nói nhà cầm quyền trung ương bỏ ra gần 16,900 tấn gạo và 9.2 tỉ đồng để giúp các gia đình thiếu đói và TTXVN cuối tháng trước cũng nêu ra con số tương tự như vậy.

Bản tin báo Bee.net ngày 13 tháng 5, 2011 tường thuật xuất gạo cứu đói còn đem cả ông thủ tướng ra dọa rằng “Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh sử dụng số gạo hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng cho nhân dân cứu đói. Trường hợp sử dụng sai qui định, không đúng đối tượng, không sử dụng hết số gạo được cấp phát phải có trách nhiệm hoàn trả để đưa vào dự trữ quốc gia”.

Một phụ nữ gánh ít bánh tráng bán rong độ nhật trên đường phố Sài Gòn. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Thật ra, như các tin tức báo chí loan tải dịp này, số tiền và số lương thực cứu đói đó đã được nhà cầm quyền xuất ra từ tháng 5 năm 2011 cấp phát cho các gia đình thiếu đói của 11 tỉnh chứ không phải số tiền vào gạo mới được xuất ra gần đây.

Theo các tin tức được nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa báo cáo hồi tháng 5 năm 2011, chỉ riêng 7 huyện nghèo của tỉnh này đã có 250,000 người thiếu đói triền miên, chưa kể các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đến các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Kontum, Gia Lai.

Vậy với số người đói hơn 2 triệu nói trên mới được báo Lao Ðộng dẫn thuật tin từ Tổng Cục Thống Kê, với số gạo đã phát từ tháng 5, bây giờ có bao nhiêu người vẫn phải hái rau rừng, củ rừng, vớt nòng nọc ăn trừ cơm?

===================================================================

Putin, Medvedev bàn nhau đổi việc, tiếp tục cai trị Nga

MOSCOW (AP) – Thủ Tướng Vladimir Putin hôm Thứ Bảy cho hay ông sẽ ra tranh cử tổng thống Nga trong năm tới, coi như chắc chắn sẽ lấy lại chức vụ cũ của mình và tiếp tục cuộc cai trị mà bị Tây phương coi là độc đoán, thiếu dân chủ. Lời loan báo này cũng cho thấy khả năng ông Putin sẽ nắm quyền ở Nga cho tới năm 2024.

Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev, trái, với Thủ Tướng Vladimir Putin đi dạo trong khu nghỉ mát ở Zavidovo, cách Moscow chừng 150 km về hướng Bắc. (Hình: AP Photo/Sergei Karpukhin, pool)

Khi đề cử ông Putin ra tranh cử hôm Thứ Bảy, đảng United Russia của ông cũng chấp thuận đề nghị là đưa Tổng Thống Dmitry Medvedev vào chức vụ thủ tướng, thế chỗ ông Putin. Ông Putin nhận chức thủ tướng sau khi nắm chức Tổng Thống Nga từ năm 2000 đến 2008, do giới hạn nhiệm kỳ. Tuy nhiên, ông vẫn luôn là người có nhiều quyền lực hơn cả và ông Medevdev được coi chỉ là người giữ chỗ chờ ông Putin quay lại.

Trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây, ông Putin cai trị nước Nga một cách cứng rắn, đưa ra hệ thống gọi là “dân chủ có chỉ huy” trong đó mọi thành phần đối lập hầu như bị loại trừ. Nhiều người dân Nga ủng hộ ông Putin vì coi ông là nhà lãnh đạo mạnh, có khả năng đem lại ổn định cho nước Nga rộng lớn với đủ mọi vấn đề từ tham nhũng, nổi dậy của thành phần Hồi Giáo võ trang và quá nhiều chênh lệch giàu nghèo.

Việc ông Putin được đề cử trong đại hội của đảng United Russia cũng chấm dứt các tin đồn từ nhiều tháng qua là liệu ông có quay trở lại điện Kremlin hay để cho ông Medvedev, người được coi là ôn hòa và dân chủ hơn, ra tranh cử một nhiệm kỳ nữa.

Cuộc bầu cử tổng thống ở Nga sẽ diễn ra vào ngày 4 Tháng Ba và trước đó sẽ là cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 4 Tháng Mười Hai, với đảng United Russia tìm cách duy trì thế đa số, hiện với 312 ghế trong số 450 ghế.

Hiến pháp Nga cũng được thay đổi thời gian qua, gia tăng thời hạn một nhiệm kỳ của tổng thống từ bốn năm lên sáu năm, có hiệu lực vào năm 2012, nghĩa là ông Putin có thể nắm quyền cho đến năm 2024.

=====================================================

Hành nghề ăn xin, trở thành triệu phú
(Dân trí) – 1 người đàn ông ăn xin, thường xuyên xuất hiện tại trung tâm thương mại Xidan ở thủ đô Bắc Kinh đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao khi thân thế thật bị tiết lộ. Thực chất, ông là 1 triệu phú đang sở hữu khoản gia tài khổng lồ.
Thông tin về thân thế của người đàn ông ăn xin này được tiết lộ sau khi 1 cư dân mạng đăng tải thông tin của ông lên trang web Mop.com, một trong những diễn đàn lớn nhất Trung Quốc.
Sở dĩ, thân thế của người đàn ông ăn xin này được chú ý bởi vì ông khá nổi tiếng, với cách “hành nghề” khá đặc trưng của mình. Ông thường xuyên quỳ trên mặt đất và liên tục quỳ lạy những người đi qua để có được sự thông cảm và xin được tiền. Bên cạnh ông luôn có sự xuất hiện của 1 người phụ nữ lớn tuổi, nằm trùm kín chăn và dường như đang bị bệnh rất nặng.
Liên tục dập đầu để xin tiền người qua đường, bên cạnh có 1 người nằm trùm chăn như đang bệnh nặng
Tuy nhiên, mánh khóe này sau đó đã bị lật tẩy tại 1 nhà ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh. Khi người đàn ông này vẫn đang “diễn” lại trò cũ để xin tiền, thì người đàn bà đang nằm trong chăn đột nhiên… bật dậy và bỏ chạy vì sự xuất hiện của các cán bộ quản lý đô thị tại sân ga.
Các cán bộ quản lý tại trung tâm thương mại Xidan cho biết đã nhìn thấy người đàn ông này ăn xin với hình thức trên nhiều lần trên đường phố và thường xuyên phải yêu cầu ông ngừng việc này. Tuy nhiên, ông tiếp tục trốn tránh các cán bộ quản lý để tiếp tục “hành nghề”, và bỏ chạy mỗi khi họ đến gần.
“Chúng tôi không biết ông ấy đã kiếm được bao nhiêu tiền, và chúng tôi không có thẩm quyền pháp lý để phạt ông ta” – Một nhân viên từ phòng quản lý trung tâm thương mại Xidan cho biết.
Sau khi bài viết về thân phận người đàn ông được đăng tải lên diễn đàn, nhiều người khẳng định ông ta kiếm được 4.000 Nhân dân tệ (tương đương 626 USD) mỗi giờ, tuy nhiên nhiều người cho rằng số tiền này là quá lớn.
Hiện chưa rõ, tài sản khổng lồ của người đàn ông này kiếm được do hành nghề ăn xin, hay thực chất đây chỉ là “công việc làm thêm” của ông ta.
Video lật tẩy hành vi của người đàn ông ăn xin, cho thấy người đàn bà trong chăn hoàn toàn khỏe mạnh:

——————————————————————————————————————————————————————–