GIỚI TÍNH : 14 điểm khác biệt nổi bật giữa hai phái

Giữa hai phái luôn tồn tại sự khác biệt nhất định về tâm lý, đặc biệt khi đối mặt với các vấn đề tình cảm.


1. 25% nam giới có tình yêu sét đánh trong lần gặp đầu tiên, nhưng chỉ có 15% nữ giới nảy sinh tình cảm sau 4 lần gặp gỡ.

2. Nam giới có rất nhiều bằng hữu thời thanh niên, ngược lại sau tuổi trung niên phái nữ lại có nhiều bạn bè hơn.

3. Nữ giới đưa ra quyết định nhanh chóng hơn nam giới.

4. Trong độ tuổi từ tiểu học đến trung học, nam giới dễ phối hợp với mọi người hơn nữ giới, nhưng khi trưởng thành, nữ giới lại dần trở thành người trợ giúp.

5. Thông thường nam giới rất lo sợ khi người yêu bị giết hoặc tự sát, còn nữ giới lại lo sợ người yêu ra đi vì tai nạn hoặc bệnh tật già yếu.

6. Nam giới ưa thích công việc mang tính mạo hiểm và có thời gian nghỉ ngơi, ngược lại nữ giới yêu thích công việc có qui luật nhất định.

7. Nghiên cứu cho thấy, khi gặp kẻ xấu nữ giới có hành vi phản kháng cao hơn nam giới 25 %.

8. Điều tra cho thấy, nam giới và nữ giới có mức độ nói dối như nhau.

9. Nam giới đã kết hôn cảm thấy thỏa mãn với hạnh phúc hiện tại hơn người độc thân gấp 2 lần, ngược lại nữ giới đã kết hôn lại cảm thấy không mấy vui vẻ như thời độc thân dù họ có hay không có con.

10. Nam giới độc thân phạm tội nhiều hơn người đã có gia đình, còn tội phạm nữ giới phần lớn là người đã lập gia đình.

11. Trong 10 người đàn ông kết hôn chỉ có 1 người sống với vợ nghiện rượu. Nhưng trong 10 phụ nữ lập gia đình có đến 9 người sống với ông chồng nghiện rượu.

12. Nguyên nhân gây sảy thai là do căng thẳng mệt mỏi, và đa số là sảy bé trai.

13. Nam giới thường xuyên mơ thấy gặp gỡ người lạ trong môi trường xa lạ, và có liên quan đến bạo lực, còn nếu mơ thấy nữ giới sẽ liên quan đến tình dục. Giấc mơ của nữ giới thường trong môi trường quen thuộc, gặp bạn bè hoặc người thân.

14. Trước một cửa hàng ở Đức đặt một tấm gương, sau 8 giờ quan sát phản ứng của hai giới khi bước qua chiếc gương đó, điều thú vị được phát hiện:

Trong số 1620 phụ nữ đi qua tấm gương, có 1/3 dừng lại trong giây lát nhìn vào gương. 600 nam giới đi qua tấm gương đều dừng lại ngắn mình trong đó và đa số nhìn lại phía sau xem liệu có người để ý đến hành động của mình hay không.

@ Dantri

———————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

CẬP NHẬT TIN 12-9-2011

Vì sao TQ mềm mỏng hơn với các láng giềng?

Bắc Kinh đã gửi nhà ngoại giao hàng đầu sang Hà Nội gần đây.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09 có bài với tiêu đề “Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng”. BBC trích lược vài nét chính để độc giả tham khảo về góc nhìn của một số chuyên gia Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc.

Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận hòa giải hơn để giải quyết căng thẳng.

Quan hệ ngoại giao và quân sự với Việt Nam và Philippines được củng cố thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong hai tuần qua.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp vào ngày 31 tháng 8 tại Bắc Kinh và tái khẳng định cam kết để giải quyết một cách hòa bình lãnh thổ tranh chấp trong vùng Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt vào ngày 29 tháng 8 đã gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh để mở đường cho một chuyến thăm Trung Quốc vào năm nay của tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Và tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã đến Hà Nội gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Cả hai ông đã đồng chủ trì một phiên họp về quan hệ song phương và thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.

Thiếu tướng đã nghỉ hưu Từ Quang Vũ của Quân Giải phóng Nhân dân, cho biết rằng Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ với Việt Nam và Philippines xấu đi.

‘Bên thứ ba’

“Mặc dù có một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và tồn tại thái độ chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines trong vòng ba tháng qua, Bắc Kinh nhận ra rằng bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế của chúng ta, và điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba,” ông Vũ nói tuy từ chối đề cập bên thứ ba là nước nào.

Trong khi đó học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết “bên thứ ba” là Hoa Kỳ.

“Hoa Kỳ đã có mặt ở đó; Hoa Kỳ chưa bao giờ rời châu Á”, Giáo sư Vương nói.

Đã có hơn 10 cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội.

“Bắc Kinh biết điều này rất rõ và nhận ra rằng Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra rằng, khi xét tới sự ổn định của Đông Nam Á với lợi ích kinh tế chung giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ tại Nam Hải không phải là vấn đề lớn “.

Ông Vương cho biết ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là duy trì tốt mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp biển, bởi vấn đề phức tạp không thể được giải quyết về ngắn hạn.

“Căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa nên được kiểm soát, không được phép leo thang, vì sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực Đông Nam Á,” ông nói.

“Bắc Kinh cũng nhắc nhở các nước các nước láng giềng là chúng ta có cùng một văn hoá và lịch sử, đặc biệt là ở chỗ tất cả chúng ta đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trong thế kỷ qua.”

Ông Vương cho biết Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam, Philippines và những người khác thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khả năng tranh chấp biển leo thang.

‘Không thể cắt quan hệ’

Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “Vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.

“Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt quan hệ với Việt Nam và Philippines “, ông Trương nói.

Trung Quốc lo ngại VN gần hơn với Hoa Kỳ

“Khi so với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. ”

Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường.

Hai nước hồi tháng trước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y.

“Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ vì Washington là quá quan trọng đối với Hà Nội,” ông Trương nói.

Ông cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội.

“Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ, và Trung Quốc không có khả năng làm điều đó,” ông cho biết.

Ông Trương có nhiều Việt Kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ.

“Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ,” ông Trương nói.

=======================================================

Tướng Kỳ từng bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

Lần đầu tiên phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho cựu Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ về nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giận dữ, đỏ mặt, mất bình tĩnh và gọi tất cả các cựu viên chức chính quyền miền Nam là “tội đồ” và sẽ “không bao giờ được chào đón” về Việt Nam, theo tiết lộ của các công điện ngoại giao được Wikileaks tiết lộ. Các công điện này cũng cho thấy, trong hai lần đầu về Việt Nam, Tướng Kỳ dành nhiều thời giờ vận động cho việc tu bổ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.

Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ (trái) cùng vợ ông, bà Lê Kim, trả lời báo chí trong lần đầu ông về lại Việt Nam, tháng 1 năm 2004. Công điện ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trước đó khi phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho Tướng Kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giận dữ bác bỏ và gọi ông Kỳ và các viên chức Việt Nam Cộng Hòa là “tội đồ”. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng, nổi giận với Ðại Sứ Raymond Burghardt được tường thuật lại trong một công điện từ tòa đại sứ ở Hà Nội gởi về Bộ Ngoại Giao, ngày 11 tháng 3, 2003, và sau đó lại được nhắc lại trong một công điện khác, ngày 28 tháng 3, 2003.

Wikileaks không có toàn bộ các công điện ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng trong số những công điện mà Wikileaks có được, lần đầu tiên danh tánh Tướng Kỳ xuất hiện là trên bức công điện 11 tháng 3. Công điện đó tường thuật cuộc họp giữa Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với Ðại Sứ Burghardt, một cuộc họp do ông Dũng yêu cầu, để tìm cách nâng cao quan hệ hai nước.

Trong buổi họp, ngoài nhiều đề tài khác, Phó Thủ Tướng Dũng phàn nàn về những nghị quyết cờ vàng ở California và Virginia. Ông nói ông hiểu rằng hiến pháp Mỹ không cho phép Bộ Ngoại Giao ngăn chặn những nghị quyết đó, nhưng yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ “tác động nhiều hơn”.

Ðại Sứ Burghardt cho rằng lý do cốt yếu là vì phía chính quyền Việt Nam chưa hết lòng kết nối với cộng đồng người Việt tại Mỹ. Ông đề nghị một số biện pháp, và nói thêm, “thậm chí mời cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương”.

Lúc đó, theo công điện này, “PTT Dũng phản ứng đầy xúc cảm, cho rằng các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam; họ là ‘tội đồ’ và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.”

Cái gọi là “phản ứng đầy xúc cảm” của ông Dũng được miêu tả kỹ hơn trong công điện ngày 28: “Mặt ông bất thình lình rắn lại và ông phó thủ tướng gần như nổ tung vì giận dữ.”

Thấy vậy, Ðại Sứ Burghardt bàn rằng chắc phải “nhiều thế hệ nữa” mới có sự hàn gắn giữa hai bên, và ông Dũng “đồng ý”.

Hơn hai tuần sau, Ðại Sứ Burghardt gặp thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng, kể lại chuyện này. Ông Bàng tỏ ý là ông đại sứ nên nói những chuyện như vậy với bên ngoại giao, như “Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên, cựu Phó Thủ Tướng Nguyễn Mạnh Cầm, hơn là với những người từng trong quân đội hay an ninh như PTT Dũng.”

Chẳng bao lâu sau đó, quan điểm của ông Dũng bị thất bại. Chính quyền Việt Nam cấp visa cho Tướng Kỳ, và ông về thăm Việt Nam trong một chuyến đi được quảng bá rầm rộ vào tháng 1, 2004.

Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa

Sau chuyến đi đó, tới cuối năm 2004 ông Kỳ trở lại Việt Nam lần thứ nhì. Trong lần này, ông có gặp phó tổng lãnh sự và tham tán chính trị Mỹ, và buổi gặp mặt này được ghi lại trong một công điện đề ngày 9 tháng 11, 2004.

Trong cuộc nói chuyện, Tướng Kỳ cho biết trong chuyến về đầu tiên, ông đã đề cập tới việc sửa sang lại Nghĩa trang Quân đội, nhưng những người ông gặp đều không muốn làm chuyện này. Họ cho rằng việc làm này “quá nhạy cảm” đối với phái bảo thủ và quân đội. Khi đó, ông Kỳ đã nói với họ, “Nếu các ông muốn hòa giải với Việt kiều, các ông phải hòa giải với người đã chết, trước đã.”

Ba tuần trước khi về lại Việt Nam lần thứ nhì, Tướng Kỳ tổ chức một buổi tiếp tân tại nhà ở Quận Cam, cho thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình. Lúc đó, ông Bình mới loan báo chính quyền Việt Nam đã đồng ý sẽ sửa sang lại Nghĩa trang Quân đội. Theo lời ông Bình, người được giao trách nhiệm trong việc này là Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ Quốc Phòng.

Ông Kỳ nói, sau khi nghĩa trang được sửa sang xong, ông sẽ dẫn đầu một phái đoàn người Việt hải ngoại làm lễ khai mạc.

Trong công điện này, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick chú thích thêm là chính phái đoàn ngoại giao Mỹ cũng nhiều lần đề nghị phía Việt Nam tu bổ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như một cách mở cửa với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Ðó là chuyện xảy ra năm 2004. Tuy nhiên, sau đó, không có dấu hiệu gì là phía chính quyền Việt Nam đứng ra tu bổ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Nghĩa trang vẫn nằm trong quyền cai quản của Quân khu 7 và không ai được vào “khu vực quân sự” này. Phải tới năm 2006 mới có một quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đã là thủ tướng, “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An (tức Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa) bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật”.

Sau khi quyết định đó được đưa ra, có những nhóm người Việt hải ngoại đứng ra tự bỏ công sức sang sửa các ngôi mộ trong nghĩa trang, và đó là những nỗ lực duy nhất tu bổ nghĩa trang này.

==============================================================================

Mẹ đi làm xa, con sống nhờ bú… bò cái
Ban đầu, con bò không chịu để cậu bé 20 tháng tuổi bú, nhưng cậu khóc lóc vì thèm sữa nên cuối cùng nó cũng “động lòng”.

Ông Um Oeung, người Campuchia cho biết cháu nội ông sống nhờ vào… bò cái kể từ khi bố mẹ bé phải rời bỏ làng quê đi kiếm việc làm.

Bé trai Tha Sophat, 20 tháng tuổi, bắt đầu bú bò cái từ hồi tháng 7 sau khi thấy con bê được cho bú, và đây cũng là thời điểm bố mẹ bé rời làng quê, tha hương đi kiếm việc làm. Ông Um Oeung kể rằng, mới đầu con bò không chịu để thằng bé bú nhưng khi thấy thằng bé khóc lóc, con bò cũng… rủ lòng thương, chịu cho bú. Từ đó, mỗi ngày bé bú bò từ một đến hai lần.

Bé Tha bú bò mà lớn lên.

Bé trai Tha Sophat đang sống với ông bà ở tỉnh Siem Reap, Campuchia, kể từ khi bố mẹ bé sang Thái Lan kiếm việc làm.

Giờ thì con bò cái không nề hà gì việc cho thằng bé bú, nhưng ông Um Oeung tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của cháu mình khi phải tiếp tục bú bò cái như thế

———————————————————————————————————————————————————————————————————————————–

SỰ THẬT BỈ ỔI QUA VỤ KIỆN ” ĐÒI CHỒNG ”

Người đàn bà vác đơn đi “kiện chồng” – kỳ 1

Chí Thiện (bạn đọc danlambao) – Cách đây vài năm, khi còn làm việc ở một cơ quan công quyền, tôi được tiếp xúc với nhiều người dân đến nộp đơn khiếu kiện. Có một trường hợp đặc biệt gây ấn tượng với tôi, đó là một phụ nữ khá kiên trì với việc viết đơn kiện người tình của chồng, nhưng cũng là gián tiếp “tố cáo” chồng mình. Chồng của bà ta là ông Trần Văn Thành, lúc ấy đang là phó tổng biên tập báo Phụ Nữ Việt Nam; tình nhân của ông Thành là bà Nguyễn Phương Minh, lúc ấy là Phó chủ tịch Hội LHPNVN, kiêm Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam.
Người vợ ấy nói với tôi rằng, đơn thư của bà đã được gửi tới khoảng 20 cơ quan báo chí, ban ngành, đoàn thể, nhưng hầu như không nhận được hồi âm, hoặc họ chỉ giải quyết qua loa lấy lệ. Tôi xin chép ra đây một trong những đơn thư ấy để gửi đến các bạn vì bản thân nó là một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn và nói lên được khá nhiều vấn đề đang diễn ra trong xã hội của chúng ta.
*
Kính gửi: Bà Hà Thị Khiết, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN.
Tên tôi là: Phan Thị Vinh, 56 tuổi, nguyên là giáo viên nghỉ hưu ở Diền Thái, Diễn Châu, Nghệ An. Hiện nay tôi trú tại phòng… nhà… khu tập thể Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tôi là vợ ông Trần Văn Thành, Phó tổng biên tập báo Phụ Nữ Việt Nam.
Kính thưa bà, tôi muốn được trực tiếp gặp người lãnh đạo cao nhất của TW Hội LHPNVN để giãi bày, nhưng tôi biết bà bận trăm công nghìn việc, không dễ gì gặp được. Vì thế tôi viết lá thư này mong bà bớt chút thời gian lắng nghe và minh xét cho tôi.
Thưa bà, tôi là người phụ nữ vô cùng đau khổ, bao nhiêu năm qua sống trong tủi nhục vì bị người khác cướp đoạt hạnh phúc. Nếu người quan hệ bất chính với chồng tôi, phá hoại hạnh phúc yên ấm của gia đình tôi chỉ là một phụ nữ bình thường ngoài xã hội thì tôi đâu dám làm phiền đến bà. Nhưng người đó không ai khác lại chính là bà Nguyễn Phương Minh, Phó chủ tịch Hội LHPNVN, kiêm Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam. Có thể câu chuyện của tôi hơi dài dòng, nhưng tôi xin minh chứng để bà rõ.
1. Người chồng tuyệt vời và những tháng năm hạnh phúc
    (Những tiêu đề phụ do người biên tập đặt)
Kính thưa bà. Năm 1976, anh Trần Văn Thành đi B ra và nhận công tác tại báo PNVN. Đối với cá nhân tôi thì chồng tôi là một con người tuyệt vời về mọi mặt, hết lòng yêu thương vợ, yêu quý con. Có thời gian tôi dạy học cách nhà gần 200 km, đường núi hiểm trở, vậy mà anh Thành vẫn mượn xe đạp đi lên thăm tôi…
Vợ chồng tôi yêu nhau say đắm, luôn biết thông cảm, nhường nhịn, chăm sóc lẫn nhau. Chúng tôi sống tràn trề hạnh phúc trong suốt gần 20 năm đầu.
Không phụ lòng yêu thương quý mến của chồng, tôi vô cùng tự hào và biết ơn anh ấy. Đáp lại, tôi rất thương yêu, quý trọng bố mẹ chồng. Gia đình bố mẹ chồng làm ruộng (vợ chồng tôi cùng quê, cùng đội sản xuất), tôi luôn sắp xếp công việc ở trường một cách khoa học, hợp lý để có thời gian giúp đỡ, chăm sóc bố mẹ chồng từ việc lớn đến việc nhỏ cho chồng yên tâm công tác. Mỗi năm vài ba dịp được sống bên nhau qua các kỳ nghỉ phép của cả hai vợ chồng, chúng tôi đã dành tất cả tình yêu thương săn sóc và động viên nhau cùng tiến bộ.
Trước năm 1983, khi anh chưa được phân nhà, mỗi lần nghỉ hè, mấy mẹ con tôi lại ra Hà Nội với anh thì thì cả nhà tôi sống vui vẻ, sum họp đầm ấm tại phòng làm việc của anh tại tầng thượng của báo PNVN tại 47 Hàng Chuối. Có lẽ đó là thời gian hạnh phúc nhất của tôi và gia đình tôi. Mặc dầu cuộc sống lúc ấy còn khó khăn đủ bề, nhưng chồng tôi vẫn hết lòng yêu thương và đầy trách nhiệm với vợ con. Tôi còn nhớ hồi đó, cứ đến bữa ăn là anh Thành xách cặp lồng sang bếp ăn của TW Hội mua cơm cho cả nhà cùng ăn. Có hôm chỉ có rau muống luộc, cá mè kho thì anh động viên mẹ con ăn tạm. Hôm nào có món ngon thì anh mua thêm cho mẹ con bồi dưỡng. Những ngày hè, ngày phép ngắn ngủi sống sum họp vợ chồng, được anh động viên chăm sóc nhiều, tôi cảm thấy vui khỏe và hạnh phúc vô cùng. Chính niềm vui và hạnh phúc đó đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua tất cả để lo toan chu đáo việc nhà và làm tốt việc trường.
Mẹ chồng tôi rất yếu, cụ bị bệnh đau dạ dày kinh niên, suốt mùa đông phải ngồi hơ bụng bên bếp lửa, cụ ăn cháo quanh năm. Ngày 12/10/1984, sau một cơn đau dữ dội dẫn đến bục dạ dày, mẹ chồng tôi đột ngột qua đời. Bố mẹ chồng tôi chỉ có 2 người con trai. Tôi là con dâu trưởng, một chú em chưa có gia đình đi làm ăn tít tận trong nam không về, bố chồng tôi thì yếu, các cháu còn nhỏ chưa giúp được gì, một mình tôi phải lo tất cả mọi việc cho lễ tang để đưa mẹ tôi về nơi an nghỉ cuối cùng. Việc tang lễ xong xuôi, 5 ngày sau anh Thành cùng một số anh chị em đại diện cho báo PNVN mới về. Ngày hôm sau đoàn trở về Hà Nội, riêng anh Thành ở lại với vợ con gần 1 tháng. Suốt trong thời gian đó, anh không nề hà việc gì, từ giặt giũ quần áo, cơm nước đến dọn dẹp sửa sang nhà cửa. Anh còn đi xin gốc cây của hàng xóm, vất vả đào lên rồi đem về nhà bổ nhỏ, phơi khô, bó thành từng bó nhỏ để vợ con đun dần.
Năm 1985, anh Thành được phân công vào Văn phòng 2 của báo ở 38 Võ Văn Tần, TP HCM. Anh mang một con trai vào ở cùng và đi học ở trong ấy. Để hợp lý hóa gia đình như vợ chồng đã bàn, hè năm 1985 anh đón mẹ con tôi vào 38 Võ Văn Tần, chuẩn bị cho việc chuyển công tác của tôi vào với anh trong đó. Suốt 2 tháng ở với chồng con tại 38 Võ Văn Tần, tôi được mọi người ở VP2 giúp đỡ rất nhiều. Xong xuôi mọi việc, anh bảo tôi về quê cắt giấy tờ chuyển vào. Tôi về nhà chưa được 2 tuần thì nhận được thư anh báo: “Em đừng cắt giấy nữa, anh lại trở ra HN công tác như cũ”. Thế là tôi tiếp tục ở lại với ngôi trường thân yêu và bạn bè đồng nghiệp của tôi. Còn anh cùng cháu trai trở ra Hà Nội. Không thực hiện được ý định hợp lý hóa gia đình, thế là hàng năm cứ đến hè, cả gia đình tôi lại sum họp tại HN. Sau đó tôi lại trở về Nghệ An dạy học…
2. Đám mây u ám và sự hoài nghi
Bố chồng tôi lâu nay đã già yếu, đầu năm 1992 thì lâm bệnh nặng, nằm liệt giường gần 1 năm. Suốt năm đó, tôi đã nhắn nhiều người, bằng nhiều cách, kể cả viết thư, nhưng chồng tôi vẫn không thấy về. Lúc đó con lớn học ở HN, con nhỏ chưa biết gì. Một mình tôi chạy lo thuốc thang, tắm giặt, cơm cháo chăm sóc bố chồng. Bên cạnh đó tôi vẫn cố gắng hoàn thành công tác ở trường trên cương vị là tổ trưởng tổ chuyên môn với 12 giáo viên. Bà có biết tôi đã cố gắng đến mức nào không? Có ngày hầu như tôi không được ngả lưng. Ngày hai buổi tới trường, tối về một mình trực bố, tiếng kêu la, trăn trở của bố suốt đêm khiến tôi không tài nào chợp mắt được, có lúc gần như kiệt sức. Tôi đành xin phép các anh chị tôi cho mẹ đẻ của tôi sang ở với tôi để giúp đỡ trông nom bố chồng thay tôi trong những lúc tôi đi dạy học. Tôi vẫn gắng vượt lên khó khăn để làm tròn bổn phận người con dâu.
Đau yếu, khắc khoải chờ mong mãi chẳng thấy con trai về, đến ngày 12 tháng chạp năm đó, bố chồng tôi đã trút hơi thở cuối cùng trên cánh tay tôi. Trước khi ra đi, biết con trai không về, bố chồng tôi đã gắng hết sức tàn trăng trối một câu: “Thằng Thành có làm chủ tịch nước thì cũng phải về với tui một tí chứ”. Lúc đó mọi người vây xung quanh cụ đều trào nước mắt. Có đau lòng không hở bà?!
Khi nhớ lại lời trăng trối của cùng trước khi cụ đi xa, cũng như lần mẹ chồng tôi mất, lần này cũng lại một mình tôi đứng ra lo liệu từ đầu đến cuối để đưa bố tôi về nơi an nghỉ cuối cùng. Công việc xong xuôi đâu vào đấy thì gần 6 giờ tối hôm đó anh Thành mới về, cùng với đại diện của cơ quan báo. Sau 3 ngày anh Thành đã vội vã quay ra HN, mặc dù tôi đã cố nài nỉ anh ở nhà thêm ít ngày nữa, vì nhà lúc này lạnh lẽo, trống trải quá. Nhưng anh vẫn quyết ra đi. Lúc này tự nhiên tôi so sánh: năm 1984 mẹ mất thì anh Thành về ở nhà với vợ con gần 1 tháng. Bây giờ cả mẹ và bố đều đã mất thì anh ở nhà có 3 ngày. Qua đó tôi cảm nhận được sự thay đổi không bình thường của chồng tôi.
Kính thưa bà! Từ khi Nguyễn Phương Minh lên làm Tổng biên tập, chồng tôi làm Phó tổng biên tập được mấy năm, tôi thấy anh ấy bắt đầu thay đổi, ngả nghiêng, lạnh nhạt với tôi… Trước sự đối xử trái ngược hoàn toàn đó, tôi đã linh cảm có sự chẳng lành.
Tháng 6/1993, nghỉ hè, tôi lại ra HN thăm chồng như bao hè khác. Tôi đến cơ quan báo PNVN lấy chìa khóa nhà. Mọi người xúm níu lấy tôi cười cười nói nói, câu ra câu vào… Qua thái độ của họ, tôi lờ mờ hiểu ra là chồng tôi có bồ. Lúc đó tôi chưa biết là ai, nhưng tinh thần bắt đầu cảm thấy lo lắng. Rất buồn, tôi định lên tầng 3 gặp chồng tôi ngay, nhưng mọi người cản lại, bảo giờ này anh ấy đang nghỉ trưa, tí hãy lên. Tôi đợi đến đúng 1 giờ rồi đi lên. Tôi thấy chồng tôi và Nguyễn Phương Minh đang ở trong phòng của Phương Minh, bà Minh mặc váy hoa lửng, tay áo khoét sát nách, cổ trễ trông rất khêu gợi. Lúc đó một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi: Tại sao bà Minh mặc váy ngủ trong giờ làm việc ở cơ quan? Trang phục như vậy hoàn toàn không phù hơp với cương vị làm việc của bà, nếu không nói là thiếu nghiêm túc và bất lịch sự. Tôi lịch sự: “Chào anh – chị”, bà Minh nói: “Chúng tôi đang bàn việc cơ quan”. Sau đó cả ba người cùng lặng đi khoảng 3 phút, không ai nói câu gì. Rồi chồng tôi đứng dậy bảo tôi sang phòng anh ấy (tầng ba lúc đó có 2 phòng, là phòng Phương Minh sát ngay cạnh phòng của chồng tôi).
Thái độ của bà Minh hôm đó khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ một người lãnh đạo cơ quan văn hóa như bà Minh mà lại cư xử bất lịch sự, thiếu văn hóa như vậy. Khi vợ cấp phó của mình lặn lội từ quê xa xôi ra thăm chồng thì tối thiểu khi tôi chào, bà Minh cũng nên chào đáp lại, nên mời khách ngồi, mời khách uống nước, rồi mới hỏi thăm sức khỏe, công việc. Nhưng bà Phương Minh đã không làm được cái việc tối thiểu ấy. Sau này tôi mới hiểu ra là bà Minh mất bình tĩnh, lúng túng khi thấy tôi nên mới xử sự không bình thường như vậy!
3. Đôi “gian dâm” dần lộ diện
Tối hôm đó, tôi tâm sự lại với đứa con gái lớn (SN 1971), con tôi nói: “Chuyện quan hệ của cha con biết từ lâu rồi. Chính bà Phương Minh theo đuổi cha, phá hoại hạnh phúc của mẹ đấy! Con biết, tháng 5 vừa rồi cơ quan báo PNVN đi du lịch ở Thái Lan, bà Phương Minh đã kéo cha đi làm tình ở bên đó, cả cơ quan đều biết…”. Tôi hỏi: “Tại sao con không nói cho mẹ?”. Con tôi trả lời: “Vì con quá thương cha, thương mẹ. Con không muốn mẹ phải đau khổ. Cả cuộc đời mẹ chưa được một ngày thảnh thơi sung sướng. Con cũng không muốn làm mất danh dự của cha ở cơ quan. Khi con mới biết quan hệ của hai người (con hay đến cơ quan để gặp cha và bắt gặp một số hiện tượng…), con đã tìm mọi cách gặp bà Phương Minh. Khi gặp được thì bà Phương Minh nói với con: “Tôi không nói chuyện với trẻ con”. Con tức quá hỏi lại: “Không muốn nói chuyện với trẻ con thì muốn nói chuyện với sư tử Nghệ An à?”. Mẹ ơi, vì quá thương mẹ mà con phải giấu lặng trong lòng”.
Nghe con nói, lòng tôi đau như bị muối xát, tinh thần sụp đổ. Lúc này hé dần trong tôi chân dung vị Phó chủ tịch Hội, Tổng biên tập báo đầy ý thức quyền lực và đang cố gắng bằng mọi cách lôi kéo, quyến rũ chồng tôi. Biết nguy cơ mất mát tình cảm đang rình rập, tôi vẫn bình tĩnh chuyện trò vui vẻ với chồng như ngày nào… Nhưng anh ấy cố tình lảng tránh sự gần gũi của tôi, lúc nào anh cũng ra vẻ bài bài vở vở. Chờ lúc lên giường, tôi nói chuyện thì anh ấy lại bảo là mệt, làm việc suốt ngày, đau đầu, không muốn nghe…
Với quyết tâm cứu vẫn hạnh phúc, tôi đã đi đến một quyết định khó khăn, đó là bỏ nghề dạy học để đi theo chồng, bất chấp hậu quả xảy ra. Thế là từ tháng 7/1993, tôi đem con ra Hà Nội ở hẳn với chồng. Lúc đó tôi mới hơn 40 tuổi. Cay đắng đến gần, ngọt bùi thì xa vời vợi… Chồng tôi đối xử với tôi rất tồi tệ. Anh ấy muốn đi lúc nào thì đi, về lúc nào thì về, bữa ăn bữa không.

Người đàn bà vác đơn đi “kiện chồng” – kỳ 2

Lúc này sự việc đã rõ như ban ngày. Tôi có nhiều thông tin và chứng cứ chính xác chứng tỏ bà Phương Minh có quan hệ bất chính với chồng tôi. Được nhiều anh chị trong cơ quan bật đèn xanh, hai con tôi bí mật theo gót chồng tôi đến nhà bà Phương Minh ở Thanh Xuân bắc. Sự việc đã rõ ràng, anh không chối cãi được. Tôi tiếp tục khuyên giải chồng tôi, nhưng tình cảnh “cá đã cắn câu”, thật khó dứt! Trước tình thế này, tôi đã buộc phải đến gặp các anh chị lãnh đạo cũ của báo (đã về hưu) có ảnh hưởng mạnh đến chồng tôi, như chị Thanh Hương (TBT), anh Trung Anh, chị Lan Anh (Phó TBT), nhờ mọi người giúp đỡ.

4. “Cuộc chiến” giành giật lại chồng
Ai cũng thông cảm với tôi và hứa sẽ gặp hai người kia để khuyên giải. Các anh chị lãnh đạo khuyên tôi cứ bình tĩnh giải quyết dần. Tôi cũng đã đến TW Hội tha thiết xin gặp bà Trương Mỹ Hoa (Chủ tịch Hội LHPNVN lúc đó) nhưng không gặp được. Tổ chức cho tôi gặp bà Vương Thị Hanh, Phó chủ tịch Hội phụ trách tổ chức, sau đó tôi tiếp tục đến nhà riêng của bà Hanh ở Trung Tự hai lần nữa. Bà Hanh đã khuyên giải, góp ý cho tôi nên hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, coi như không có chuyện gì xảy ra để lôi chồng về. Thay mặt cho cơ quan TW Hội, bà Hanh hứa với tôi: Tổ chức sẽ mời Phương Minh họp để rút kinh nghiệm, không để ảnh hưởng đến uy tín của Hội và báo PNVN. Bà nói rằng: sẽ cơ cấu thêm cán bộ vào Ban biên tập của báo để cho hai vị không có điều kiện hoạt động riêng lẻ, đồng thời sẽ tách tầng làm việc ra, không để 2 người ngồi chung một tầng vắng vẻ như vậy. (Như bà biết, nhiều năm qua Ban biên tập báo PNVN chỉ có 2 người là bà Phương Minh và chồng tôi, không có thư ký tòa soạn).
Thưa bà Hà Thị Khiết, tôi luôn biết lắng nghe ý kiến khuyên giải của các bậc, các cấp lãnh đạo có kinh nghiệm. Tôi về chăm lo cơm nước cho chồng, xin việc đi làm thêm để san sẻ gánh nặng với anh ấy. Cứ thế, hết năm này sang năm khác, nhưng tình cảm vợ chồng tôi tiếp tục xấu đi. Tôi cố chờ đợi ý kiến của Ban tổ chức TW Hội, càng chờ càng mất tin.
5. Không “đòi” được chồng, còn bị công an hăm dọa!
Cũng là phụ nữ, chắc bà hiểu, khi bị người khác cướp mất chồng thì trái tim người vợ đau đớn biết chừng nào! Tôi vẫn quyết tâm giành lại tình cảm của chồng, dù chỉ còn một tí tẹo cũng cam lòng. Sau gần 5 năm chờ đợi, nếm trải nhiều đắng cay, tôi đã chín chắn, tự tin và vững vàng hơn. Tôi đến báo PNVN để gặp bà Nguyễn Phương Minh. Mục đích của tôi gặp để tâm sự và thông cảm cho Phương Minh; là người phụ nữ góa chồng, Phương Minh có quyền yêu và tái giá, nhưng xin Phương Minh buông tha chồng tôi ra để anh ấy về với vợ con.
Ngày hôm đó, mọi người trong cơ quan vẫn nghiêm chỉnh làm việc bình thường. Buổi trưa các chị em còn mời tôi đi ăn cơm. Tôi chờ suốt từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối không gặp được Phương Minh. Vậy mà không hiểu tại sao 2 ngày sau tôi bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Công an quận Thanh Xuân. Mặc dù không hiểu có chuyện gì, nhưng tôi vẫn chấp hành đến đúng giờ, đúng địa điểm.
Khi tôi vào phòng, đặt giấy triệu tập lên bàn thì một đồng chí công an có vẻ mặt rất “hình sự” xuất hiện, tự giới thiệu tên là Tuấn. Đ/c Tuấn hỏi tôi: “Bà có phải là Phan Thị Vinh, vợ ông Trần Văn Thành ở báo PNVN không?”. Tôi trả lời là đúng. Đ/c Tuấn tiếp tục hàng loạt câu phủ đầu, hăm dọa, thách thức tôi. Đại loại: “Tại sao bà đến cơ quan báo PNVN hành hung Tổng biên tập là bà Nguyễn Phương Minh, phá rối trật tự cơ quan?!”…
Lúc đầu tôi cũng run sợ vì chưa bao giờ tiếp xúc với công an. Nhưng rồi từ từ tôi lấy lại được bình tĩnh, vì thấy mình không làm gì sai trái cả. Tôi cố kiềm chế, chịu đựng sự cay đắng tủi nhục trào dâng, im lặng để ngồi nghe. Đ/c Tuấn nói hết rồi tôi mới hỏi lại: “Thưa đ/c Tuấn, đ/c có biết tại sao tôi đến báo PNVN để gặp bà Phương Minh không? Là bởi vì, từ lâu nay bà Phương Minh quan hệ bất chính với chồng tôi, phá hoại hạnh phúc của gia đình tôi. Mục đích của tôi là chỉ muốn khuyên bà ấy đừng ăn ở thất đức, đừng làm điều gì sai trái mà tổn hại đến danh dự cá nhân, hại đến uy tín của tờ báo PNVN, hại đến tổ chức Hội LHPNVN và hại đến danh dự chồng tôi. Như thế thì có gì sai?”
Rồi tôi nói tiếp: “Tôi đến báo PNVN, thuộc quận Hai Bà Trưng, nhà tôi cũng ở quận Hai Bà Trưng; không gặp được bà Phương Minh, tôi không trình bày với ai, không gây sự, to tiếng với ai. Vậy thì dựa vào đâu mà Công an quận Thanh Xuân (nơi bà Minh cư trú) lại ra công văn triệu tập tôi lên để vu khống, đổ tội cho tôi và hăm dọa tôi?”.
Đ/c Tuấn nói: “Cơ quan báo PNVN đánh công văn xuống nhờ Công an quận Thanh Xuân can thiệp. Trước khi viết giấy triệu tập bà thì chúng tôi đã trực tiếp gặp ông Trần Văn Thành và bà Nguyễn Phương Minh để tìm hiểu. Nhưng bây giờ nghe bà trình bày thì chúng tôi đã hiểu được cốt lõi của vấn đề. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm nói lại với bà Phương Minh và ông Trần Văn Thành. Chúng tôi tin rằng, bà Minh sẽ rút lui và ông Thành sẽ rút kinh nghiệm để đoàn tụ gia đình. Dù sao thì bà Phương Minh và ông Thành đều có chức vụ cao, vả lại hai người chưa có con chung…” (?).
Đ/c Tuấn còn khuyên tôi về vui vẻ chiều chồng, cơm ngon canh ngọt v.v… Tôi ngậm đắng nuốt cay tiếp thu lời khuyên của cơ quan công an.
Phần trình bày của tôi đã xong. Đ/c Tuấn đưa ra một biên bản đã viết sẵn từ trước và bảo tôi viết thêm một câu ở dưới, hứa là: “Kể từ nay, bà Phan Thị Vinh không được đến cơ quan báo PNVN nữa”. Tôi không đọc biên bản, nhưng nghe đ/c Tuấn nói thế tôi liền phản ứng: “Tại sao tôi là cán bộ giáo dục về hưu, không mắc khuyết điểm, không sai phạm gì, hơn nữa chồng tôi hiện giờ là Phó tổng biên tập báo PNVN mà tôi lại không được đến tòa soạn báo PNVN? Đây là điều vô lý, bất công, lấy chức quyền để đe dọa người dân!”. Rồi tôi khẳng định: Tôi có đầy đủ tư cách và quyền công dân để đi đến bất cứ cơ quan công quyền nào có trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của nhân dân, và tôi sẽ gặp bằng được Nguyễn Phương Minh!
Nói vậy, tôi không viết câu đó vào, nhưng vẫn ký vào biên bản để giảm bớt căng thẳng và tạo cho Phương Minh một con đường thoát. Tuy nhiên, theo yêu cầu đòi hỏi của tôi, đ/c Tuấn cũng viết vào biên bản một câu: “Bà Phan Thị Vinh có quyền lên cơ quan báo PNVN, chỉ gặp bà Nguyễn Phương Minh, ngoài ra không được gặp ai”. Kể từ ngày đó tôi chưa một lần bước chân đến báo PNVN. Tôi nghĩ, vì có quan hệ bất chính với chồng tôi nên Phương Minh sợ không dám gặp tôi. Bà ta đã dựng chuyện, vu khống cho tôi để nhờ công an quận Thanh Xuân can thiệp.
Như vậy là đã rõ, đằng sau vụ việc này có bàn tay bẩn thỉu của bà Phương Minh nhúng vào. Dựa vào chức quyền, dựa vào quen biết, thậm chí dựa vào cả đồng tiền, bà Phương Minh không từ một thủ đoạn hèn hạ nào, sẵn sàng làm những việc sai trái, dựng lên một màn kịch vi phạm pháp luật như vậy đấy.
Tôi không thể ngờ, ở cơ quan TW Hội LHPNVN, nhất là ở cơ quan báo chí có chị Thanh Tâm làm đại diện, chuyên đi khuyên giải, bảo vệ quyền lợi, hạnh phúc gia đình cho hàng triệu chị em, được phụ nữ cả nước tin yêu, mà lại có một người lãnh đạo tư cách thấp kém như bà Phương Minh. Đường đường là một cán bộ cấp cao của Hội phụ nữ mà bà Phương Minh vẫn ngang nhiên cướp chồng người khác, còn dùng “luật giang hồ” để hãm hại người phụ nữ mà mình đã cướp mất chồng.
Chỉ vì quá yêu chồng, thương con, vì uy tín của tờ báo Hội mà tôi phải nén chặt uất ức trong lòng, chịu bao hy sinh thiệt thòi mười mấy năm qua…
6. Hèn hạ, bạc bẽo
Thưa bà Hà Thị Khiết. Gần đây lại xảy ra một số việc khiến tôi không tài nào chịu đựng hơn được nữa. Tôi xin trình bày để bà được rõ: Tháng 12/2005 mẹ đẻ tôi qua đời ở quê (Nghệ An), thọ 97 tuổi. Tôi đã báo tin cho chồng tôi, nhưng anh Thành không về chịu tang để làm tròn đạo hiếu của người con rể (tôi biết lúc đó anh khỏe mạnh, không ốm đau gì). Mẹ tôi có 10 người con, cả dâu rể là 20 tròn. Đám tang mẹ có đầy đủ mặt 19 người con, từ Sơn la, Hà nội, Bình định về tiễn đưa mẹ lần cuối, chỉ trừ ông Thành. Lẽ ra chồng tôi phải chịu ơn mẹ tôi mới phải. Năm xưa mẹ tôi đã giúp tôi nuôi bố chồng tôi nằm liệt giường gần 1 năm trời trong khi anh Thành vắng nhà. Vậy mà bây giờ ông Thành và bà Phương Minh đã đối xử với gia đình tôi như vậy.
Đám tang mẹ tôi, báo PNVN, Hội LHPNVN không hề có ai tới dự đã đành, mà một vòng hoa, một bức điện thăm hỏi, chia buồn cũng không hề có. Gia đình tôi, họ hàng bà con, chính quyền địa phương rất bất bình và nhiều ý kiến chê trách, phê phán báo PNVN, Hội LHPNVN cư xử thiếu tình người, trái với chính sách cán bộ, trái với đạo lý làm người của dân tộc VN. Tôi tủi thân, xấu hổ với gia đình, với hàng xóm và bạn bè đồng nghiệp vô cùng. Tôi đã đắc tội “bất hiếu” với vong linh của mẹ tôi…
Nửa tháng sau, vì quá thương mẹ, tôi đành gọi điện trực tiếp cho công đoàn của báo PNVN và Hội LHPNVN, nhưng báo vẫn không có ý kiến gì mà lại nhờ Hội phụ nữ huyện Diễn Châu đến nhà tôi phúng viếng, chia buồn hộ. Việc làm giả dối, đối phó muộn màng ấy của báo PNVN là điều mà gia đình tôi và dư luận bà con nhân dân không chấp nhận được!
Thưa bà, tình cảnh của gia đình tôi lúc này tồi tệ hơn bao giờ hết. Kể từ tháng 2/2004 đến nay, chồng tôi bỏ cơm nhà, ăn cơm với Phương Minh ở cơ quan, thỉnh thoảng có về nhà ngủ. Nhưng 2 tháng nay, anh ấy mang tất cả quần áo, đồ dùng lên cơ quan và ăn ở luôn trên đó. Tôi gọi điện cho cô Khanh phụ trách văn phòng, Khanh trả lời “Cháu không dám can thiệp đến chuyện Tổng biên tập và Phó TBT”. Tôi lại gọi điện đến tổ chức công đoàn hỏi: Tại sao công đoàn và Tổng BT lại tạo điều kiện cho chồng tôi lên cơ quan ở? Cô Cẩm Chương, chủ tịch công đoàn trả lời: “Chúng tôi không biết, việc gia đình thì tự gia đình giải quyết”. Thưa bà, Cẩm Chương trả lời vô trách nhiệm và thiếu tình người như thế thì tôi đủ hiểu tổ chức CĐ của báo PNVN đã thối nát và tê liệt đến thế nào! Bản thân tôi trước đây cũng là chủ tịch công đoàn, cán bộ phụ nữ của trường nên tôi không thể nào chấp nhận được thái độ và cách trả lời ấy.
7. Lời cầu xin khi đã ở “bước đường cùng”
Thưa bà Hà Thị Khiết. Tôi đã nghe lời khuyên bảo của những người có trách nhiệm, của các tổ chức, bình tĩnh cố nén mọi đau khổ trong lóng, chịu nhiều áp lực và dư luận không đúng về mình để níu kéo hạnh phúc gia đình, giành lại người cha cho 3 đứa con tôi. Nhưng tôi càng nén chịu bao nhiêu càng mất mát đổ vỡ bấy nhiêu. Đã 15 năm rồi, thử hỏi nếu bà rơi vào hoàn cảnh tôi, bà có chịu đựng, chờ đợi được trong sự vô vọng ấy hay không?
Bây giờ tôi chẳng còn gì để mất. Bà Nguyễn Phương Minh đã đẩy gia đình yên ấm của tôi xuống vực thẳm, dồn tôi vào chân tường, tôi chẳng còn biết kêu ai. Tôi hy vọng chỉ có bà và tổ chức của bà mới có thể cứu giúp tôi được. Vậy xin bà đừng vô tâm, đừng thờ ơ với số phận của tôi. Xin bà hãy thương lấy người phụ nữ đau khổ, bất hạnh này. Đừng để tôi phải đi tiếp đến các cơ quan chức năng và công quyền khác để trình bày, tố cáo, nhờ giúp đỡ. Đừng đẩy tôi đến bước đường cùng. Khi tôi đã buộc phải đi đến bước đường cùng thì không phải chỉ có bản thân tôi, mà cả bà Phương Minh sẽ cùng gánh chịu hậu quả, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến báo PNVN và cơ quan TW Hội.
Dù tôi đã nói nhiều, nhưng cũng không thể nào nói hết được những mưu mô, thủ đoạn, cách đối xử tồi tệ đối với tôi và các con tôi của người đàn bà chỉ biết chạy theo ham muốn nhục dục… Bà Phương Minh đã dùng chức quyền, dùng tiền (rất nhiều tiền) để khống chế, mua chuộc, lôi kéo chồng tôi chống lại tôi. Xét cho cùng, chồng tôi chỉ là một “nạn nhân” của người đàn bà hư hỏng này – người đàn bà mà tôi được biết là đã ngoại tình với nhiều người ngay cả khi chồng còn sống. Năm 1992 chồng Phương Minh chết, mồ chưa xanh cỏ thì bà ta đã chạy theo chồng tôi. Trước đây ông Thành vốn là một người chồng tốt, thế nhưng từ ngày quan hệ với bà Phương Minh thì anh ấy đã tha hóa, chạy theo lối sống buông thả, thực dụng, quên cả đạo lý làm người.
Cuối cùng, tôi tha thiết cầu xin bà, với quyền lực, uy tín và trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất ở Hội LHPNVN, bà hãy can thiệp bằng cách nào đó để bà Phương Minh buông tha chồng tôi ra, để chồng tôi có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình trước khi quá muộn. Tôi xin bà hãy bớt chút thì giờ vàng ngọc cứu giúp gia đình tôi, dù chỉ một lần. Tôi cũng mong bà mở lòng nhân đức cho tôi được gặp trực tiếp bà, dù chỉ 10 phút thôi, tôi sẽ vô cùng biết ơn.
Tôi xin kính chúc bà sức khỏe, hạnh phúc để lãnh đạo phong trào PN cả nước ngày càng đi lên, để phụ nữ Việt Nam không ai còn phải chịu cảnh bất công ngang trái như tôi. Một lần nữa cảm ơn bà đã lắng nghe câu chuyên của tôi.
(Thư này ngoài gửi đến bà, tôi cũng đã gửi đến một số cán bộ lãnh đạo và cơ quan có trách nhiệm giải quyết giúp gia đình tôi)
Hà nội, ngày 31/10/2005.
Kính thư: Phan Thị Vinh.
*
Thông tin cuối:
Cũng theo bà Phan Thị Vinh: Đầu năm 2006, bà nhận được một cuộc điện thoại bí ẩn từ Ban Tổ chức Trung ương, nói: “Chị gửi ngay đơn thư tới Vụ Thi đua khen thưởng của Văn phòng Chủ tịch nước (số 1 Hoàng Hoa Thám) và Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước (số 103 Quán Thánh), vì bà Khiết và bà Minh đang xin nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập. Gửi ngay kẻo không kịp”.
Bà Vinh làm đúng theo lời chỉ dẫn và đã có kết quả: Năm 2006, bà Hà Thị Khiết và bà Nguyễn Phương Minh đã không được tặng Huân chương Độc Lập.
Năm 2007, bà Nguyễn Phương Minh tiếp tục bị kiện vì tội tham nhũng, lộng quyền và được cho về hưu sớm 2 năm. Ông Trần Văn Thành về hưu năm 2009. Hai người này đã tốn kém hàng tỉ đồng “chạy án” để không bị truy tố ra pháp luật.
Bà Hà Thị Khiết hiện nay giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương, Bí thư Trung ương đảng.
@ Danlambao
———————————————————————————————————————————————————————————————————————————–