Cười chút chơi

Đối thoại kiểu Hanoi

Có một em tuổi dậy thi ở Hà Nội vừa dắt xe ra khỏi cửa thì

vỏ xẹp lép do hết hơi. Dắt xe ra đầu đường, vừa trông thấy

anh thợ sửa xe, cô nàng liền gọi to:
– Anh ơi, “bơm em phát”!
Anh thợ sửa xe nhìn rồi đáp:
– Non thế bơm cái gi?
Đang vội nên cô gái nhanh nhẩu:
– Tối qua em vừa sờ rồi, chưa thủng đâu, cứ bơm đi!
Anh thợ sửa xe bèn lắc đầu:
– Thôi thì quay đít vào đây ….

====================================================

Mướn nhân viên

Một ông giám đốc đang báo mướn nhân viên vài điều kiện: nam giới và có gia đình.

Một bà gọi điện thoại chất vấn ông giám đốc:
“Tại sao ông chỉ mướn các ông có gia đinh? Chắc ông cho phụ nữ chúng tôi dốt nát và yếu đuối phải không?”
Ông giám đốc trả lời: “Không phải thế bà ạ. Sở dĩ chúng tôi chọn những ông có gia đình vì chúng tôi chỉ muốn mướn những nhân viên đã quen bị sai vặt mà
không biết giận dỗi và cãi lại thôi.”

——————————————————————————————————————————————————————————————————

10 sự kiện kinh tế thế giới năm 2010

VINH NGUYỄN

Kinh tế thế giới năm 2010 nhiều sáng tối.

 

VnEconomy xin điểm lại 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong năm 2010
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, 2010 là một năm khá “bộn bề” của kinh tế toàn cầu, cho dù cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm đã qua đi. 

Bên cạnh những điểm sáng vẫn còn không ít khoảng tối, khiến bức tranh tổng thể của kinh tế thế giới trở nên đa dạng, khó nắm bắt. VnEconomy xin điểm lại những sự kiện chính trong năm qua.

1. Lục địa già “oằn mình” trong bão nợ

Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan sang các nước khác trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2010. Sau Hy Lạp và Ireland, các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Italia được dự báo có thể là những nạn nhân tiếp theo. Nhiều quốc gia châu Âu đã phải tiến hành các biện pháp “thắt lưng buộc bụng,” gây ra làn sóng bất bình trong dân chúng.

Các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư. Đã có nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về sự tồn vong của đồng tiền này. Trong khi đó, lợi suất các món nợ chính phủ của các nước lân cận khu vực đồng Euro đang leo cao chót vót do các nhà đầu tư thực sự không hiểu rõ sự rủi ro.

2. Gió đông thổi bạt gió tây

Trái ngược lại với tình cảnh bi đát ở châu Âu, các thị trường mới nổi, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã có một năm tăng trưởng ngoạn mục và trở thành động lực của sự tăng trưởng toàn cầu. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh.

Ngân hàng Thế giới tăng quyền bỏ phiếu tại thể chế này cho các nền kinh tế mới nổi thêm 3,13%, lên 47,19%. Trong khi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiến hành một số cải tổ mang tính lịch sử, theo đó đến năm 2012 sẽ chuyển 6% quyền bỏ phiếu trong cơ quan này của các nền kinh tế phát triển sang cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

3. Trung Quốc soán ngôi Nhật Bản

Hôm 16/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, GDP quý 2 của xứ sở mặt trời mọc chỉ đạt 1,29 tỷ USD, thấp hơn khá nhiều so với mức 1,34 tỷ USD theo thống kê được công bố trước đó của Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức soán ngôi của Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Các con số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc cho thấy, nước này đang thay đổi toàn diện, từ sức mạnh quân sự tới tài chính trên toàn cầu. Trung Quốc đã là nhà nước xuất khẩu lớn nhất, nhà sản xuất thép lớn nhất và ảnh hưởng trên toàn cầu ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá, Trung Quốc vẫn chỉ là nước “đang phát triển” về kinh tế và việc vượt qua Nhật Bản “chỉ mang tính biểu tượng mà thôi”.

4. Mỹ tiếp tục in tiền

Nền kinh tế đầu tàu thế giới suýt rơi vào suy thoái kép trong năm 2010, nhưng may mắn thoát khỏi nguy cơ này. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế vẫn yếu ớt, chưa đủ sức giảm bớt tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao ngất ngưởng.

Để hỗ trợ kinh tế, Mỹ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tín dụng, lãi suất thấp kỷ lục và bơm thêm tiền vào thị trường. Hôm 2/11, Mỹ đã công bố gói nới lỏng định lượng lần thứ 2, với giá trị 600 tỷ USD. Kế hoạch này của Mỹ đã bị cộng đồng quốc tế, trong đó đứng đầu là Trung Quốc và Đức, lên án gay gắt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Seoul.

5. Tranh cãi tiền tệ nóng bỏng

Cuộc tranh cãi khắp toàn cầu về có hay không một cuộc chiến tiền tệ khởi nguồn từ tuyên bố mạnh miệng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil Guido Mantega hôm 27/9. Theo ông Mantega, cuộc chiến tiền tệ quốc tế đã nổ ra bởi chính phủ nhiều nước trên toàn cầu đua nhau hạ tỷ giá giúp tăng tính cạnh tranh.

Ông Mantega đã thừa nhận điều mà các nhà hoạch định chính sách đã nói riêng với nhau: Ngày càng nhiều quốc gia coi tỷ giá đồng tiền thấp như là một cách giúp vực dậy kinh tế nước họ. Việc nhiều nước cố gắng hạ tỷ giá đã khiến sự hợp tác trong các diễn đàn kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

6. Giá vàng sóng sau dồn sóng trước

Sau khi tạo sóng lớn vào cuối tháng 11/2009, vàng thế giới lặng lẽ một thời gian khá dài. Tuy nhiên, hàng loạt lý do khó cưỡng khác từ nửa cuối năm 2010 đã khiến sóng vàng liên tục dồn ép và đua nhau phá hết kỷ lục này tới kỷ lục khác. Hôm 6/12, giá vàng giao ngay đã bất thần vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại 1.429,4 USD/ounce, còn vàng kỳ hạn giao tháng 2/2011 chạm mức 1.425,7 USD/ounce.

Giá vàng đang hướng tới năm tăng thứ 10 liên tiếp, do việc chính phủ các nước dành hàng nghìn tỷ USD để giữ lãi suất ở mức thấp, nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng. Theo giới phân tích, giá vàng trên thế giới sẽ còn cơ hội tăng tiếp trong năm 2011. Mức giá có thể lên ngưỡng 1.700 – 2.000 USD/ounce.

7. Lạm phát nghiêm trọng ở khắp nơi

Từ cuối năm 2010, tình trạng lạm phát đã trở nên nghiêm trọng ở các nước đang nổi, như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và một số quốc gia khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 11/2010 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2009, mức tăng cao nhất trong vòng 28 tháng qua.

Không thua kém gì Trung Quốc, chỉ số CPI của Ấn Độ trong tháng 10/2010 cũng tăng 7,5%. Cùng thời điểm này, tại Nga là 9,8% và của Hàn Quốc là 4,1%, cao nhất trong 20 tháng qua. Riêng Brazil, chỉ số CPI trong năm 2010 dự đoán tăng tới 5,5%.

8. Hàng không thế giới lao đao

Hàng không thế giới đã có một năm lao đao, đặc biệt là vào tháng 4 năm nay, khi một ngọn núi lửa Eyjafjallajokull ở miền Nam Iceland phun trào, đã đẩy hàng tấn tro bụi vào không khí, khiến hàng không trên toàn châu Âu và các khu vực khác trên thế giới có đường bay tới châu lục này bị tê liệt, gây ra cảnh ùn tắc hỗn loạn ở nhiều sân bay quốc tế lớn.

Chỉ tính riêng tại châu Âu, hơn 100.000 chuyến bay đã bị hủy, ảnh hưởng tới hơn 10 triệu hành khách. Nhiều sân bay đã phải đóng cửa trong nhiều giờ hoặc cả ngày. Đây là vụ đóng cửa hàng không lớn nhất ở châu Âu kể từ chiến tranh thế giới thứ hai tới nay.

9. Bão thu hồi xe lan rộng toàn cầu

Năm 2010, hàng loạt hãng xe tên tuổi trên thế giới đua nhau thu hồi sản phẩm để sửa chữa. Cơn cuồng phong này đã điểm mặt gần như toàn bộ những thương hiệu xe hàng đầu thế giới, từ các hiệu xe Mỹ General Motors, Ford, Chrysler cho tới các hãng xe Nhật Bản Toyota, Honda, Nissan…

Trong đó, đáng chú ý nhất là vụ thu hồi đình đám của Toyota trên khắp toàn cầu. Hãng này cũng phải nộp phạt số tiền kỷ lục 48,8 triệu USD cho các nhà chức trách Mỹ để dàn xếp các cuộc điều tra về việc Toyota cố tình thông báo chậm lỗi chân ga, vốn bị xem là nguyên nhân khiến hàng chục người thiệt mạng.

10. Những vụ IPO “khủng”

Năm 2010, trong số những yếu tố kinh tế tích cực, có lẽ không thể bỏ sót những vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với mức thu về kỷ lục. Đầu tiên phải kể đến là vụ IPO của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc thu về 22,1 tỷ USD hồi tháng 7. Nhiều nhà phân tích đã coi vụ IPO của ngân hàng này là một thước đo đối với niềm tin vào triển vọng kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, vị trí quán quân IPO năm 2010 lại thuộc về hãng xe hơi General Motors. Với số tiền thu về 23,1 tỷ USD hồi tháng 11, đợt phát hành lần đầu cổ phiếu ra công chúng của General Motors đã trở thành vụ IPO lớn nhất trong lịch sử chứng khoán thế giới. Sự kiện cũng đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của thương hiệu xe Mỹ nổi tiếng này, sau một thời gian khá dài phải tái cấu trúc.

 

@VnEconomy
——————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————–

Câu chuyện “Z30” 25 năm trước

1.  Bàng hoàng vì chỉ thị miệng
BÙI HOÀNG TÁM

 

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, năm 1982 khi làm bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh đã không cho thực hiện Chỉ thị Z30 tại tỉnh.Lúc đó có lệnh miệng từ trên: tịch thu tài sản những gia đình có nhà hai tầng trở lên!

Trở lại “sự kiện Z30” chúng tôi muốn nhìn lại sự ấu trĩ của một thời để càng hiểu thêm giá trị to lớn của đổi mới và cùng nhau rút ra những bài học thấm thía.

Câu chuyện “Z30” xảy ra vào thời khắc lịch sử đêm trước đổi mới. Trong một lần trò chuyện với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, khi xảy ra sự việc là bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh, chúng tôi bất ngờ biết đến câu chuyện này.

Mật lệnh

Vào một ngày giữa năm 2006, Chủ tịch Nguyễn Văn An cho gọi tôi đến Văn phòng Quốc hội – 37 Hùng Vương. Chỉ sau mấy tiếng gõ nhè nhẹ rụt rè của tôi, ông xuất hiện ngay sau cánh cửa. Nụ cười hào sảng, cái nắm tay ấm và chặt của ông đã khiến sự e dè của tôi biến mất. Hôm đó, ông đã kể cho tôi khá tường tận về lý do vì sao khi còn làm bí thư tỉnh ủy, ông đã không đồng ý cho tỉnh Hà Nam Ninh thực hiện Chỉ thị Z30.


Ông Nguyễn Văn An

Năm 1982, Nguyễn Văn An khi đó mới 45 tuổi, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhận nhiệm vụ bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh. Ngày đó, Hà Nam Ninh là một tỉnh rộng, gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình sáp nhập lại nên đất rộng, dân số rất đông. Thời điểm ấy, bị cô lập do chính sách cấm vận của Mỹ cùng những non kém, sai lầm trong quản lý của ta, kinh tế gần như kiệt quệ, đời sống nhân dân cả nước vô cùng khó khăn. Tiếng là thành phố công nghiệp nhưng đa số người dân Nam Định sống dựa vào nghề nông. Ngay ở Nhà máy Dệt Nam Định, niềm tự hào của nền công nghiệp và ngành dệt thì máy móc cũng quá cổ lỗ, dây chuyền lạc hậu và thiếu nguyên liệu trầm trọng. Hàng ngàn cán bộ, công nhân trong tình trạng thất nghiệp triền miên. Công nghiệp đã vậy, thương mại thì lưu thông trì trệ, luôn tạo ra sự độc quyền, đặc lợi cho một số người vì nạn ngăn sông, cấm chợ ở hầu hết các địa phương. Cơ chế hợp tác xã đánh kẻng, chấm công trở thành một gánh nặng đè lên vai nông dân. Năng suất lúa suy giảm, ruộng đất bị bỏ hoang. Các chương trình đánh bắt cá ven biển èo uột và thường xuyên thất bại.

Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An hiểu rằng bây giờ không phải là lúc ngồi vạch ra những ý tưởng viển vông với nhà máy to, công trường lớn mà con đường thoát đói nghèo cho mảnh đất này là phải ngay lập tức chỉnh đốn nông nghiệp. Vì vậy, nhiều chính sách “cởi trói” cho nông dân đã được tỉnh “vụng trộm“ ban hành, đời sống nhân dân trong tỉnh tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước được cải thiện.

Giữa lúc công việc bước đầu có chiều thuận lợi thì một buổi chiều, ông An nhận được công văn từ Công an thành phố Nam Định gửi sang trình bí thư tỉnh ủy duyệt phương án kiểm tra hành chính và tịch thu tài sản bất minh. Kèm theo công văn là một bản danh sách gồm hơn 200 gia đình nằm trong diện phải ra quyết định tịch thu tài sản. Tiêu chí để lập danh sách là những đối tượng có nhà từ hai tầng trở lên và được xếp thứ tự ABC.

Mới nhìn qua bản danh sách, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An tái mặt. Sao lại có chuyện vô lý thế này? Để có tiền xây căn nhà tránh mưa, tránh nắng, người dân phải trả bằng biết bao mồ hôi, công sức với khoảng thời gian nhiều khi đằng đẵng cả chục năm trời. Thế mà giờ đây lại có lệnh tịch thu tài sản của họ là cớ gì? Để kiểm chứng lại những suy nghĩ của mình, ông An đã yêu cầu văn phòng lục tài liệu để tìm xem từ trước đến nay có văn bản pháp luật nào quy định về việc này hay không nhưng tuyệt nhiên không thấy có.

Buổi sáng xám

Ông An bèn gọi điện thoại sang ông giám đốc công an thành phố:

– Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và được biết từ trước đến nay, Đảng và Chính phủ chưa bao giờ có chỉ thị dạng như thế này. Bên các anh lấy văn bản này ở đâu ra vậy?

– Dạ, cái này do cấp trên chỉ đạo ạ! – ông giám đốc công an thành phố trả lời.

– Cấp trên là cấp nào? Cụ thể là ai chứ? Sao không đưa ra bàn ở cấp ủy?

– Báo cáo anh, đây là chỉ thị vào hàng tuyệt mật của trung ương nên không thể đưa ra bàn ở cấp ủy được. Vả lại, Hà Nội và một số địa phương đã cho triển khai rồi ạ!

Ngẫm nghĩ một lát, ông An nói:

– Để tôi trực tiếp lên Hà Nội xem xét tình hình và tìm hiểu cụ thể. Từ giờ đến khi tôi về, các anh phải “án binh bất động” đợi lệnh tôi – ông An chỉ đạo.

Suốt đêm đó, Nguyễn Văn An không tài nào chợp được mắt. Tính đi tính lại, nghĩ tới nghĩ lui nhưng ông vẫn không hiểu vì sao lại có cái chỉ thị miệng kỳ lạ này. Tờ mờ sáng hôm sau, ông An gọi lái xe đến đón. Để kiểm chứng cảm xúc của mình, trước khi lên đường đi Hà Nội, ông yêu cầu lái xe chạy một vòng quanh thành phố Nam Định. Ngắm những dãy nhà lúp xúp chen chúc nhau ở các khu phố Trần Hưng Đạo, Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàn Thuyên, Cổng Hậu…, ông không khỏi chạnh lòng. Trưởng thành từ một công nhân điện, lăn lộn cùng cơ sở, gắn bó với đồng ruộng nhiều năm rồi mới trở thành người lãnh đạo cao nhất của một tỉnh, ông quá hiểu sự vất vả, gian nan của người dân quê hương ông. Những con người cần kiệm và thông minh nhưng vẫn đang phải sống vật lộn cùng nghèo khổ… Thế mà giờ đây ông đang phải đối mặt với một việc cực kỳ khó khăn: Ký lệnh đồng ý để các cơ quan công quyền tịch thu tài sản của người dân mà không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Ông chợt rùng mình khi nghĩ đến bản danh sách hơn 200 hộ nằm trong diện này, “Rồi họ sẽ ra sao khi bị tịch thu nhà cửa, tài sản?”.

Ôtô chở ông đến Hà Nội khi trời chưa sáng rõ mặt người, các công sở cửa còn đóng im ỉm. Lân la các khu phố, ông được biết Hà Nội đã triển khai chỉ thị này từ mấy hôm nay và tình hình rất xấu. Ông còn nghe nói có gia đình cả nhà thắt khăn tang, bị tống lên xe, kêu khóc ầm ĩ…

Ông đến Văn phòng Trung ương Đảng cũng là lúc các phòng ban đã bắt đầu làm việc. Ông định vào thẳng để hỏi cho ra nhẽ nhưng lại thôi vì nghĩ mình là cán bộ trẻ, mới nhậm chức chưa lâu nên cũng có phần e ngại. Đi dò hỏi các phòng, ban người thì bảo nên làm, người lại bảo không, chẳng ai có ý kiến gì khẳng định. Thấy không kết quả, ông cho xe về Nam Định.

Con đường từ Hà Nội về Nam Định. Nguyễn Văn An hoang mang không biết nên xử trí thế nào cho phải. Nếu không ký quyết định triển khai thì biết đâu lại làm trái chỉ đạo, mà ký thì không có cơ sở pháp luật. Đã không ít lần ông tự nhủ “Các nơi đã làm rồi, hay mình cũng triển khai cho xong?”. Thế nhưng lần nào cũng vậy, cứ nghĩ đến đấy là hình ảnh người dân lam lũ lại hiện lên trong tâm trí ông...

 

2. Không chấp nhận “làm theo”
BÙI HOÀNG TÁM


Những phản ứng có chiều gay gắt của ông Đoàn Duy Thành-Bí thư Thành ủy Hải Phòng và ông Nguyễn Văn An-Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã nhận được sự ủng hộ của trung ương.


Đang lúc bối rối, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu ông Nguyễn Văn An: Gặp ông Đoàn Duy Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng để tham khảo ý kiến. Nếu bên ông Thành triển khai thì sẽ liệu, mà nếu ông ấy chưa làm thì mình cũng không nên vội.

Kiên quyết đấu tranh

Đối với ông Đoàn Duy Thành, ông An rất có tình cảm. Tuy cùng là bí thư nhưng ông Thành lớn tuổi, thuộc thế hệ đàn anh, là người có trình độ nên ông An kính trọng và ngưỡng mộ. Mỗi khi có việc gì hệ trọng, ông An thường trao đổi với ông Thành và ngược lại, ông Thành vẫn thường bàn bạc với ông An.

|
Ông Đoàn Duy Thành

Ngay sáng hôm sau, ông An gọi chủ tịch tỉnh cùng đi Hải Phòng tìm ông Thành. “Có lẽ cùng suy nghĩ nên khi tôi đến Hải Phòng đã thấy ông Thành chờ sẵn” – ông An kể.

“Tôi hỏi vì sao Hải Phòng chưa thấy triển khai Chỉ thị Z30, ông Thành có nói rằng Hải Phòng chưa làm bởi còn đang chờ chỉ thị chính thức của Ban Bí thư hoặc của bên Chính phủ. Rồi ông ấy phân tích về mặt pháp lý, từ trước đến nay không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định tịch thu tài sản bằng quyết định hành chính cả. Còn về tình, cuộc sống của nhân dân hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thậm chí là khổ cực. Việc tích cóp được chút tiền làm nhà, làm cửa không dễ dàng gì. Nay tịch thu thì người dân ở đâu?… Vì cũng có suy nghĩ giống như ông Thành nên chúng tôi nhanh chóng đi đến nhất trí là phải chờ chỉ đạo chính thức bằng văn bản của trung ương chứ không thể chỉ đạo miệng”.

– Nghe nói ngay khi đó bác đã cho đốt các quyết định tịch thu nhà những gia đình thuộc diện bị tịch thu tài sản? – tôi hỏi.

– Chuyện ấy là có thật. Tôi cho đốt vì không muốn nghĩ ngợi gì về nó nữa.

– Còn chuyện tháng 6 năm đó (6-1983), ông Thành đem việc này ra phát biểu tại một kỳ họp của trung ương? Tôi hỏi ông An.

– Tháng mấy thì tôi không nhớ rõ, chỉ nhớ khoảng giữa năm, Trung ương tổ chức hội nghị. Ông Thành đã nói liền hai tiếng đồng hồ về những sai lầm của Chỉ thị Z30. Ông ấy cho rằng đó là chỉ thị sai lầm, là trái pháp luật và thiếu đạo lý. Ông ấy nói rất găng về những điều chúng tôi đã bàn với nhau từ trước. Ông ấy thống thiết rằng đã trực tiếp xem tịch thu ba căn nhà ở Hà Nội, rồi ông hỏi: “Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Người cộng sản là phải hy sinh suốt đời vì nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Khi làm bí thư Quận ủy Ngô Quyền, tôi đã nói với người dân rằng kháng chiến thắng lợi, bà con sẽ hết cảnh nghèo khổ, không còn phải chui rúc trong cái nhà tranh, vách đất dột nát mà sẽ ở nhà xây to đẹp… Nay dân xây, ta lại tịch thu thử hỏi làm sao được…”.

Thở phào

Ông An chợt ngừng kể, đôi mắt dõi ra ngoài cửa sổ. Tôi hiểu rằng ông đang xúc động mạnh. Chờ một lát, tôi hỏi :

– Khi ông Thành nói thế, bác có lo không?

– Lo chứ! Tôi liếc nhìn sang chỗ Tổng Bí thư Lê Duẩn và Phó Thủ tướng Phạm Hùng, thấy cả hai ông đều nghe rất chăm chú và có chiều đăm chiêu lắm. Đến đoạn ông Thành yêu cầu khi nào có ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ thì sẽ thi hành nghiêm túc, còn điện thoại nhắc nhở “theo Hà Nội mà làm” thì ông ấy không làm và xin chịu trách nhiệm trước Đảng. Tôi thấy Phó Thủ tướng Phạm Hùng hườm hườm vài cái, cười rồi nói: “Sáng tạo, rất sáng tạo. Tôi ủng hộ ý kiến của anh Thành”. Mấy phút im lặng nặng nề trôi qua, Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng dậy, hỏi có ý kiến nào phân tích đạo lý hơn thì phát biểu, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm và không ngờ việc làm của mình những ngày qua lại được lãnh đạo và nhiều đồng chí trong Trung ương ủng hộ mạnh mẽ thế.

“Tôi nhắc lại không chỉ để làm một bài học kinh nghiệm mà để khẳng định thành tựu của đổi mới. Hơn hai mươi lăm năm qua, chúng ta đã đi một quãng đường dài, rất dài, đặc biệt là tinh thần thượng tôn pháp luật. Bây giờ, muốn tịch thu của người dân dù chỉ là cái chòi lá cũng phải có tòa án. Thế mà ngày ấy, tịch thu cả một gia sản của người ta mà chỉ thông qua kiểm tra hành chính. Điều lạ kỳ là không hiểu sao ngày ấy người ta cứ nói mập mờ “Cái này bí mật, không phổ biến rộng, cứ triển khai theo ý của trên…”: Sau này tôi được biết thì hình như ông bộ trưởng Nội vụ (Bộ Công an) khi đó cũng không biết gì về vụ việc này. Cũng may chứ nếu ngày đó Hải Phòng và Nam Định cùng làm, rồi sẽ lan ra cả nước thì sự thể không biết sẽ ra sao.

– Nhưng những người trong danh sách có giàu thật không?

– Có giàu có gì đâu!

Cả thành phố Nam Định ngày đó còn nghèo lắm, của cải có được là bao nhiêu. Những cái nhà nằm trong danh sách bị tịch thu ấy nó bé tẹo như cái chuồng chim thôi.

“Nếu như trong số họ có những người có được tài sản do bất minh? Tài sản có bất minh hay không thì anh phải điều tra để chứng minh mà chưa chứng minh hoặc không chứng minh được thì không thể kết luận. Pháp luật là chứng cứ chứ không phải tin hay không tin” – ông An bộc bạch.

– Nghe nói ngày ấy bác cũng bị quy chụp là hữu khuynh?

– Có chuyện đó đấy. Nguy hại nhất là có người coi Chỉ thị Z30 như là biện pháp trong đấu tranh giai cấp, chống bọn tham nhũng. Chống tham nhũng cũng phải dựa trên luật pháp chứ!

– Giả sử như lúc đó có văn bản chỉ đạo của trên, bác có làm không?

– Nếu trên đã quyết, đương nhiên tôi phải chấp hành. Đó là một nguyên tắc. Nguyên tắc chấp hành pháp luật, nguyên tắc cấp dưới phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Chấp hành nhưng tôi sẽ có ý kiến. Cấp trên ra lệnh, anh không làm không được nhưng làm mà thiếu trách nhiệm cũng không được. Anh phải có trách nhiệm với trên và cả với dân.

Câu chuyện về Z30 khép lại như một chuyện cổ tích có hậu và cũng để lại một bài học xương máu tuy giản dị nhưng lại hệ trọng và cũng rất thời sự: Mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Một chân lý giản dị nhưng không phải bao giờ và lúc nào chúng ta cũng thực hiện được. Nghĩ về chuyện này, tôi cứ băn khoăn tự hỏi nếu ngày đó không có những người như ông An, ông Thành cùng sự sáng suốt của cố Phó Thủ tướng Phạm Hùng, đặc biệt là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn thì không hiểu sự thể sẽ đi đến đâu?

 

3. “Hải Phòng có cách làm khác…”
PHAN LỢI – LÊ KIÊN

 

Nhắc đến “Z30” không thể không nhắc đến người số một kiên quyết phản đối “chỉ thị mật” này. Đó là ông Đoàn Duy Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thời kỳ đó.

Chúng tôi tìm gặp ông Thành để tìm hiểu sâu thêm về nguồn gốc của việc không thực hiện “Z30”.

“Tôi vẫn cổ vũ xây nhà to”

Ông Đoàn Duy Thành nhớ lại: Lúc đó đang giữa thời kỳ xây dựng đất nước, Hải Phòng là công trường sôi động nhất của cả nước. Sau khi trung ương cho Hải Phòng thực hiện “khoán sản phẩm trong nông nghiệp” vào cuối năm 1980, Hải Phòng tiếp tục quai đê lấn biển, phát triển giao thông, mở mang đô thị… Như được “cởi trói”, nhân dân rất hồ hởi, say sưa lao động với mục tiêu xây dựng thành phố cảng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác thời chưa kết thúc chiến tranh.

Cần phải nhắc lại rằng thời điểm Hải Phòng đang là đại công trường cũng chính là thời điểm “đêm trước của đổi mới”. Vì vậy, phần lớn những cung cách làm ăn mới đều phải “vượt rào”. Để thực hiện ý đồ “mở cửa” thành phố cảng, ông Đoàn Duy Thành đã phải ra sức thuyết phục để tạo sự đồng thuận nơi các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy. Sau đó công việc khó khăn hơn rất nhiều: thuyết phục lãnh đạo Đảng, nhà nước cho Hải Phòng làm trước. Đoàn Duy Thành nhiều lần gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Trường Chinh, các phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, Phạm Hùng… trình bày cặn kẽ rồi dùng tình cảm để thuyết phục.

Tháng 3-1982, ông Thành ngồi vào ghế Bí thư Thành ủy Hải Phòng. “Tôi nghĩ rằng lúc đó Hải Phòng “đổi mới”, “mở cửa” là rất thuận vì không đồng chí lãnh đạo nào phản đối, tuy mức độ ủng hộ của từng người là khác nhau. Nhưng không ngờ, đùng một cái có chỉ thị “Z30”” – ông Thành trầm tư.

Lúc Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp bàn về “Z30” thì Hà Nội đang triển khai.

Thấy Hải Phòng không có động tĩnh gì, lãnh đạo Bộ Nội vụ triệu tập ông Dương Khắc Thụ – Giám đốc Công an Hải Phòng đến để phê bình. Trước khi ông Thụ lên Hà Nội, ông Thành dặn là người ta hỏi thì cứ trả lời “Hải Phòng có cách làm khác”. Nếu người ta hỏi cách làm khác là cách nào thì bảo “Cứ hỏi Bí thư chúng tôi”. Ông Thành cũng không cho phép ông Thụ lập danh sách những nhà trong diện tịch thu, vì nghĩ rằng nếu lên danh sách rồi có đốt danh sách này như Hà Nam Ninh thì cũng vẫn gây xáo trộn tâm lý xã hội.

“Nếu lập danh sách thì lúc đó Hải Phòng sẽ có bao nhiêu nhà bị tịch thu?” – chúng tôi hỏi. Ông Thành trả lời: “Chắc cũng cỡ năm trăm nhà. Tôi nhớ lúc đó có mấy anh thủy thủ xây nhà to hai, ba tầng đều thuộc diện phải tịch thu cả. Một số anh trong số đó rất sợ. Hôm tôi đến dự tổng kết ở Công ty VOSCO, khi nói chuyện, anh em lo lắng hỏi tôi Hải Phòng có tịch thu tài sản như ở Hà Nội không. Tôi trả lời là Hải Phòng sẽ không làm và tôi sẽ nói rõ chuyện này ở hội nghị Trung ương. Tôi còn khuyên anh em là tiết kiệm được tiền cần xây nhà cao và đẹp hơn nữa. Anh em thủy thủ vui lắm”.

Đầu còn là còn… đương đầu!

– Tại sao ông lại quyết liệt với “Z30” như vậy?

– Chúng tôi vào sinh ra tử để giành độc lập dân tộc, để sau khi có độc lập và thống nhất rồi thì tìm cách phát triển kinh tế, đem lại cơm no áo ấm cho nhân dân. Vậy mà giữa lúc nhân dân đang hăng hái xây đắp cơ đồ của thành phố, đang cố gắng vượt qua thời kỳ rất khó khăn của kinh tế đất nước thì cớ sao lại thực hiện cái chỉ thị vô lý như vậy? Nếu tôi không quyết liệt thì lấy cớ lúc đó Hà Nội đã làm, ở hội nghị Trung ương người ta hoàn toàn có thể biến “chỉ thị mật” kia thành một nghị quyết của Trung ương. Nếu chuyện đó xảy ra thì là đại họa.

Nghe nói không khí thủ đô vô cùng ngột ngạt. Ông Thành bí mật lên tận nơi để xem xét, nghe ngóng. Ông đến xem ba nhà đang bị tịch thu, tận mắt chứng kiến cảnh khóc than, ai oán của người dân. Ông Thành lo lắng đến mất ăn mất ngủ…

Hồi đó nghe cấp dưới trình bày, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành cũng phân vân nhưng là phân vân thế thôi chứ không ông nào dám lên gặp lãnh đạo trung ương hỏi cho ra nhẽ. Thế nên cứ tỉnh này gọi điện thoại dò hỏi tỉnh kia. Ông Thành nhớ là vào tháng 3, tháng 4 gì đó, ông nhận được cuộc điện thoại từ TP.HCM của ông Bảy Dự (Nguyễn Võ Danh) – Phó Bí thư Thành ủy hỏi là “Hải Phòng có làm không?”. Sau đó thì ông Mười Cúc (nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lúc đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM) cũng không cho TP.HCM làm, đợi đến hội nghị Trung ương để hỏi cho ra nhẽ.

Trong cuộc “hội kín” với ông Nguyễn Văn An – Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh (chúng tôi đã thuật lại qua lời kể của ông An ở bài trước – NV), hai ông Thành và An đã nói rất găng về “Z30”. “Lúc đó, tôi phân tích rất kỹ rồi nói với anh An rằng: “Tôi biết chú ra đây hỏi chuyện tôi là chú cũng có ý định không thực hiện nên anh em mình phải quyết tâm, cho dù có mất chức bí thư, mất vị trí ủy viên Trung ương thì tôi cũng không thực hiện “Z30”. Đến tháng 6 họp hội nghị Trung ương, tôi sẽ phát biểu về vấn đề này”” – ông nhớ lại.

Ông kể tiếp: “Bữa đó về đến nhà đã đúng nửa đêm. Tôi trằn trọc không ngủ được, đem chuyện kể hết với nhà tôi. Nhà tôi nói: “Anh định đương đầu đến bao giờ?”. Tôi trả lời: “Tôi sẽ đương đầu đến khi còn cái đầu này”. Hai vợ chồng tâm sự, đến lúc mệt quá ngủ lúc nào không biết”.

Trước hội nghị Trung ương, báo Đảng đăng sáu bài phê phán các tỉnh không thực hiện “Z30” thì một bài phê phán Bắc Giang, năm bài còn lại phê Hải Phòng. Ông Thành gặp tổng biên tập nói thẳng là báo có đăng một trăm bài thì cứ đăng nhưng không có chỉ thị thì Hải Phòng vẫn không thực hiện.

Câu chuyện “Z30” sẽ được tiếp tục phân tích bởi ông Đoàn Duy Thành. Chúng ta đã thật sự may mắn khi “Z30” đã được chấm dứt kịp thời, tránh những tổn thất đáng tiếc. Ông nhíu mày nhớ lại: “Khoảng tháng 3-1983, ông Thụ – Giám đốc Công an TP đến báo cáo với tôi: Trung ương có chỉ thị tối mật “Z30”, ra lệnh tịch thu tài sản của tất cả các gia đình có nhà từ hai tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Hà Nội làm trước, Hải Phòng theo Hà Nội mà làm. Tôi hỏi anh Thụ là chỉ thị này ai ký? Nội dung cụ thể thế nào? Anh ấy trả lời là không có chỉ thị bằng văn bản nhưng Hà Nội đang làm rồi”.

Quái lạ! Sao một chuyện động trời thế mà lại không có văn bản chỉ thị rõ ràng? Nay là thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước rồi mà sao lại vẫn còn kiểu chỉ thị kỳ cục như vậy? Trăn trở với hàng loạt câu hỏi, ngày hôm sau Bí thư Đoàn Duy Thành triệu tập cuộc họp khẩn của Ban Thường vụ Thành ủy. Ông Thành đề nghị mọi người suy tính cho kỹ vì đây là vấn đề liên quan đến cả đạo lý và pháp luật, người dân không phạm pháp thì cớ sao lại tùy tiện tịch thu nhà của họ. Rồi ông Thành kết luận là Hải Phòng không làm khi chưa nhận được chỉ thị, mà chỉ thị phải nói rõ nguồn cơn, mục đích, yêu cầu thì mới làm.

 

4. Không cản “Z30”, khó có “đổi mới”
PHAN LỢI – LÊ KIÊN

Tháng 6-1983, hội nghị Trung ương họp, “mổ xẻ” về Z30. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đoàn Duy Thành có cơ hội nói lên tiếng nói tâm huyết của mình.

“Độc thoại” ở hội nghị Trung ương

Bữa sáng khai mạc hội nghị Trung ương, Phó Thủ tướng Phạm Hùng điều khiển phiên họp. Bao nhiêu trăn trở, suy tư bấy lâu, nay có điều kiện lên tiếng giãi bày trước các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, ông Thành đã nói một mạch hai tiếng đồng hồ.

Ông nhớ lại: “Anh Phạm Hùng chỉ định tôi phát biểu đầu tiên. Tôi chỉ dành 15 phút đầu để nói về kế hoạch sáu tháng cuối năm. Sau đó, tôi nói rằng bây giờ tôi phải đề cập ngay đến vấn đề đang sôi nổi và bức xúc của xã hội, đặc biệt là Hải Phòng, là chuyện Z30.

Trong lúc phát biểu, tôi kể tường tận sự việc tôi được chứng kiến tại ba gia đình bị tịch thu ở Hà Nội, họ than khóc thế nào, ai oán ra sao… Sao lại làm thế được? Sao anh không chứng minh được tài sản người ta là bất minh mà vẫn vô cớ tịch thu? Sao anh không giải thích rõ ràng lý do tịch thu đó? Tôi nói thẳng rằng làm như thế là trái đạo lý, làm mất nhân tâm, cản đường xây dựng, phát triển, trái với cả tư tưởng kinh tế của Mác…”.

Nói đến đây, ông Thành trầm ngâm, nhấp một ngụm nước rồi tiếp lời: “Tôi phải nói căng như thế vì hội nghị Trung ương là cơ hội duy nhất. Nếu ở hội nghị Trung ương mà không ngăn được thì coi như muộn mất rồi, người dân sẽ phải gánh chịu một trận “bão táp” mới mà hậu quả chắc chắn là hết sức nặng nề. Tôi nói xong, anh Phạm Hùng đứng bật lên, nói: “Sáng tạo, rất sáng tạo, tôi ủng hộ anh Thành.”

Sau mấy phút giải lao của hội nghị, không khí hội trường im bặt. Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng lên, chậm rãi nói: “Còn đồng chí nào phát biểu nữa không? Còn đồng chí nào nói đạo lý hơn đồng chí Thành nữa thì cứ phát biểu”. Sau gợi ý của Tổng Bí thư, ông Quất (Bí thư Bắc Giang), rồi đến một đồng chí ủy viên Trung ương phía Nam đứng lên nói ngắn gọn, bày tỏ sự ủng hộ đối với ý kiến của tôi”.

“Khó hiểu nhất là không có ai đứng lên bảo vệ “Z30”, thành ra ý kiến phản đối trở thành “độc thoại” một chiều” – ông Thành trầm ngâm. Rồi ông kể tiếp: “Lúc anh Ba Duẩn nói xong, tôi nghĩ bụng “Thế là ổng đã ủng hộ mình rồi!”. Tôi rỉ tai anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng Bí thư, lúc ấy là Bí thư Thành ủy TP.HCM): “Anh phát biểu đi để góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, Nam bộ cũng phản đối “Z30” mà. Anh Linh bảo: “Ông nói thế là đủ lắm rồi!””.

Như vậy là câu chuyện về “Z30” đã kết thúc một cách không trống, không kèn. Từ đó về sau này, không ai nhắc lại nữa, không nơi nào thực hiện, cũng không ai nói thêm gì nữa.

Mục tiêu CNXH là dân phải giàu

Theo ông, mãi đến tận lúc họp hội nghị Trung ương thì Tổng Bí thư Lê Duẩn mới biết là có Chỉ thị “Z30”?

+ Không. Tôi nghĩ là anh Ba Duẩn có được nghe báo cáo. Nhưng có thể người ta không báo cáo cặn kẽ, cụ thể với anh. Có thể lúc đó người ta báo cáo với anh Ba là làm thử, người ta nói đây là cuộc đấu tranh giai cấp, đánh vào bọn tham nhũng, buôn lậu…

– Nhưng lúc đó cũng có một số người hào hứng thực hiện “Z30” với mong muốn thiết lập một trật tự xã hội không có tư hữu về tài sản?

+ Có người cứ mở miệng ra là nói đến đấu tranh giai cấp, đến thủ tiêu tư hữu nhưng thực tế người ta không hiểu cặn kẽ những vấn đề như thế. Người ta đã hiểu sai về bản chất và phương pháp của cách mạng, đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế.

– Những năm 1980, tư tưởng “vô sản” vẫn nặng, vậy mà ông cứ hô hào xây nhà to cửa rộng?

+ Tôi vẫn nói phi thương bất phú. Mà đó là câu của các cụ, đâu phải của riêng tôi. Lênin cũng đã từng nói là phải đổi 100 ông bôn-sê-vích không có tay nghề để lấy một người buôn bán giỏi cơ mà. Tại sao lại không đi theo đúng triết lý đó?

Tại sao anh không nghiên cứu kỹ biện chứng phát triển, không nói đến những vấn đề kinh tế Mác nói mà chỉ nói đến đấu tranh giai cấp, công hữu…? Mác đâu chỉ nói đến đấu tranh giai cấp và chuyên chính. Đó đâu phải là mục tiêu của cách mạng, đó chỉ là phương pháp cách mạng để đưa con người đến giàu có, bình đẳng thôi chứ.

Mục tiêu của Mác cũng là mục tiêu của cách mạng như chúng ta đang tuyên bố hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là không còn người bóc lột, mọi người tự giác lao động mà sống, mà làm giàu.

Theo ông, tại sao một số địa phương cũng không thực hiện “Z30”?

+ Vì người ta thấy làm như thế là sai trái. Thực hiện “Z30” có nghĩa là cải tạo thị dân, đánh vào thành thị để mọi người cùng nghèo.

Theo ông, câu chuyện “Z30” cách đây 25 năm so với ngày nay có ý nghĩa gì? Sai lầm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự trưởng thành và phát triển của tầng lớp doanh nhân hiện nay?

+ Bài học lớn nhất, trước hết theo tôi là với việc kiên quyết không thực hiện “Z30”, chúng ta đã vượt qua được một rào cản để đi đến đổi mới. Nếu chúng ta thực hiện toàn diện “Z30” vào thời điểm đó thì chẳng ai còn dám làm giàu nữa. Tôi từng hỏi các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy Hải Phòng là các anh ở đây có ai không muốn ăn ngon, mặc đẹp không? Nếu các anh cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp thì tại sao các anh lại không khuyến khích dân làm giàu?

Tôi cho rằng làm giàu là khát vọng. Dù có bị cấm đoán đến đâu người ta vẫn nuôi khát vọng của mình. Và khi có thời cơ người ta sẽ tranh thủ mọi điều kiện để làm giàu… Nhưng dù sao thì những ý chí ấy đã bị thủ tiêu trong cả một giai đoạn, nó cũng ít nhiều làm thui chột ý chí của doanh nhân thời đó. Nó cũng là lý do khiến cho thời hội nhập hiện nay, Việt Nam chưa có một tầng lớp doanh nhân đúng nghĩa, đủ sức ra khơi… Bài học sau cùng là câu chuyện về “Z30” luôn nhắc nhở chúng ta, nhất là những người cầm quyền, khi đụng đến quyền lợi của dân phải hết sức minh bạch, công khai, bởi mọi việc làm chúng ta là do dân, vì dân cơ mà!

Vâng, xin cảm ơn ông.

Ngày nay, khi đi từ Hải Phòng sang Kiến An, tôi vẫn thấy buồn vì “Z30” đã làm cho con đường này mất đẹp. Nhà cửa hai bên xây dựng thời kỳ “Z30” không xứng với con đường mở rộng! Lúc ấy, vì sợ bị tịch thu nên những gia đình đang xây dựng thì dừng lại không xây hoặc thu nhỏ lại, định xây hai tầng thì rút còn một tầng thôi…

Đăng 4 kỳ trên báo Pháp Luật TP HCM đầu tháng 3/2008

@ Vietstudies

——————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Hôn vợ không say đắm như hôn người yêu

Nhiều cặp vợ chồng phàn nàn tuy vẫn yêu nhau nhưng không còn những nụ hôn say đắm thuở nào…

 

Hôn người yêu thường say đắm

Môi là nơi nhạy cảm nhất ở vùng mặt và hôn môi sẽ làm trỗi dậy ham muốn tình dục. Người ta biết hôn người thân từ tấm bé và biết hôn người yêu khi đến tuổi cặp kê. Hôn “người ấy” không có mô hình mẫu, mỗi người có cách riêng và chỉ có thể nói rằng hôn sâu là sự nhập cuộc say đắm của cả 2 người.

Trong các kiểu hôn, hôn sâu kiểu Pháp (French kiss) là kiểu hôn ngọt ngào, nồng nhiệt, mãnh liệt nhất, bộc lộ sự ham muốn khám phá và chiếm hữu nhau của đôi bạn tình. Hôn sâu và đắm đuối sẽ giúp cho gương mặt trông trẻ hơn, rạng rỡ hơn, cũng là một cách tốt để kiểm soát stress vì não tiết ra hormon oxytocine đem lại cảm giác dễ chịu và cảm giác gắn bó nhau hơn.

Theo tiến sĩ Bryan Stamlord công tác ở Trung tâm Sức khoẻ thuộc Đại học Louisville, hôn còn giúp giảm cân. Một nụ hôn nồng cháy có thể đốt cháy 2 Kcalo/phút, kích hoạt quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng lên gấp đôi và vì thế, nhiều người nghĩ rằng nhịp tim tăng nhanh khi hôn nhau cũng tương tự như khi tập thể dục hay đi bộ nhanh.

Có một nghịch lý là cùng với thời gian, đặc biệt là sau nhiều năm sống chung, cho dù cuộc sống viên mãn và hạnh phúc đi nữa, không ít cặp đôi lại cảm thấy nụ hôn của họ dường như… già đi và không còn say đắm như thời trẻ.

Nụ hôn già vì… bị truất quyền

Những tưởng lẽ tự nhiên và dễ hiểu là càng trải qua nhiều năm tháng sống hạnh phúc bên nhau sẽ say nhau hơn và nụ hôn sẽ đắm đuối hơn nhưng đã có không ít người nuối tiếc, thậm chí như một lời trách móc về… nụ hôn già nua?

Có phải “Đã no cơm thì chán chè?” Để có một lời giải thích khoa học thì phải dựa vào lý thuyết của nhà sáng lập ra khoa phân tâm học S. Freud (1856 – 1939), về bản năng tính dục.

Tình yêu được hình thành rất sớm và biến động suốt đời người ; là một xung lực nội tại của con người muốn có khoái cảm, muốn thoả mãn những nhu cầu sinh lý, nhu cầu cả về bản thể và tinh thần…

Về nhu cầu tính dục, khi bước vào tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển tới độ chín, nam và nữ có “dung mạo” riêng cả về thể chất và tâm lý. Khi đó, bản năng tính dục mới thực sự bừng nở, nhu cầu mạnh mẽ và đem lại khoái cảm nhất là nhu cầu quan hệ nam nữ, còn những hành vi khác như: hôn, nhìn ngắm, sờ chạm bạn tình chỉ được xem là những biểu hiện phụ, những hành vi của khúc dạo đầu.

Chính ở giai đoạn thanh xuân này, tình yêu nam nữ nẩy nở, những xúc cảm và ham muốn tình dục trở nên sôi nổi nhất, lúc đầu đôi bạn tình chỉ trao nhau những cái xiết tay, ôm, hôn, vuốt ve… đem lại cảm giác dễ chịu; từ đó tạo ra những biến đổi sinh lý ở cả 2 người; và đôi khi sự hứng khởi mạnh mẽ đến mức họ sẵn sàng tiến đến hành vi giao hợp.

Cái hôn ở thời điểm này sẽ rất say đắm, khó quên vì diễn ra trong bối cảnh của tiến trình sinh lý hừng hực nhất, trong trạng thái tâm lý rạo rực nhất; nhưng rồi khoái cảm của khúc dạo đầu không thể thay thế cảm giác thoả mãn do quan hệ tình dục đem lại, dần trở thành một trải nghiệm ngọt ngào, nhạt dần theo thời gian, nhất là khi đã thành vợ chồng.

Cơ sở sinh học của cái hôn đã “hết lửa” là ở chỗ “quyền lực” của nó đã bị một quyền lực khác hiệu quả hơn và đem lại khoái cảm nhiều hơn lấn át. Đến một lúc nào đó, nụ hôn tình ái có nguy cơ bị phế truất hoàn toàn hay chỉ còn là một nghi thức.

Một minh chứng cho điều này là hiện tượng tự kích dục ở vị thành niên thường chấm dứt sau khi đã kết hôn, cho thấy có sự thay thế khoái cảm ở mỗi giai đoạn của đời sống tính dục con người biến đổi theo tuổi tác, hoàn cảnh sống và sức khoẻ…

Là diễn biến bình thường

Phân tích trên cho thấy đó là diễn biến bình thường và thường được chấp nhận trong cuộc sống vợ chồng. Hôn nhân mới chỉ là sự khởi đầu của tình vợ chồng, đòi hỏi cả 2 người nỗ lực không ngừng cho cuộc sống chung, luôn phải vượt qua những thách thức bất ngờ của nhiều chặng đường.

Từ tình yêu sôi nổi nhưng non trẻ và nhiều mơ mộng đến tình vợ chồng trong sự đối diện những vấn đề của cuộc sống gia đình và phải thiết lập lối sống chung có trách nhiệm, hoà hợp về tình dục… để điều chỉnh, thích nghi và duy trì tình yêu đang có nhiều nguy cơ chao đảo…

Do vậy nụ hôn làm sao có thể tồn tại độc lập và giữ mãi được sự nồng nàn, say đắm trước bao biến đổi sinh lý – tâm lý ở mỗi người cũng như trong cuộc sống chung của 2 người.

@ Người lao động

——————————————————————————————————————————————————————————————————

Ông Phạm Nhật Vượng doanh nhân giàu nhất Việt Nam trên dàn chứng khoán

Ngày 29-12, theo công bố và tính toán của trang web cafef.vn, với khối tài sản trị giá hơn 15.215 tỷ đồng, cao hơn 34% so với ông Đoàn Nguyên Đức, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam năm 2010.

Ông Phạm Nhật Vượng.

Tính theo giá đóng cửa ngày 29-12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu USD. Trong khi đó, lượng cổ phiếu HAG của ông Đức trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.

Khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam.

Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ ba với 4.042 tỷ đồng.

Lần lượt tiếp theo là ông Trần Đình Long (cổ phiếu sở hữu HPG); Nguyễn Văn Đạt (PDR); Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên TTCK Việt Nam với 2.262 tỷ đồng (VIC, VPL); Hà Văn Thắm (OGC); Phạm Thuý Hằng (VIC); Nguyễn Thị Như Loan (QCG); Hoàng Thị Yến (MSN).

***Phạm Nhật Vượng du học ở Liên Xô cũ rồi ở lại làm ăn. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, đời sống của người dân nhiều nước trong khối cộng đồng gặp khó khăn, Phạm Nhật Vượng đã sang Ucraina và thành lập Tập đoàn kinh tế TECHNOCOM, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ucraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới. Giá trị Thương hiệu MIVINA (Mì Việt Nam) được định giá trên 1 tỷ Đô la Mỹ.

Lĩnh vực kinh doanh này phát triển lên nhanh nhanh chóng, tổng số vốn hiện nay lên tới hàng trăm triệu USD với hơn 3.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Anh Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn TECHNOCOM kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mạiViệt Nam tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Anh Phạm Nhật Vượng đầu tư về quê hương và hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Anh Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng 08 phó chủ tịch khác.

Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn TECHNOCOM đổi tên thành Tập đoàn VINGROUP (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ucraina) về Hà Nội (Việt Nam). [2]

Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, ông Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho ông Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán. [3]

Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng. Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Gần đây nhất, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và chuẩn bị thành 2.000 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2009 [4]. Công ty đang xây một tổ hợp lớn gồm căn hộ cao cấp, văn phòng, khu mua sắm ở Hà Nội.

Vinpearl: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 2001 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chào sàn HOSE vào ngày 31 tháng 1 năm 2008. Công ty này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch dịch vụ và bất động sản. Là chủ đầu tư của dự án Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land, Vinpearl Hội An, các khu du lịch này là điểm đến và là nơi diễn ra những cuộc thi Hoa hậu mang tầm quốc gia, quốc tế…

Theo wikipedia

Tổng hợp

——————————————————————————————————————————————————————————————————-

Cuộc sống dưới lòng đất ở Bắc Kinh

Hàng trăm căn hầm ở Bắc Kinh Trung Quốc được cho thuê làm nhà ở cho những người không có đủ tiền sống trên mặtt đất.

Căn phòng của Dong Ying dưới mặt đất. Ảnh: Spiegle Online.
Căn phòng của Dong Ying dưới mặt đất. Ảnh: Spiegel Online.

Với Dong Ying, 27 tuổi, Bắc Kinh là thành phố trong mơ. Hai năm trước, cô giáo thể dục từ Hắc Long Giang ở vùng đông bắc tới thủ đô sinh sống. Ngày ngày cô tới các trung tâm thể hình, giúp những người giàu ở Bắc Kinh rèn luyện sức khỏe. Để đến được với các học trò, cô phải đi tàu điện 4 tiếng mỗi ngày.

Dong Ying kiếm được khoảng 3.000 tệ (450 USD) mỗi tháng, số tiền cô không thể kiếm được khi sống ở quê nhà. “Tôi hạnh phúc”, cô nói. “Tôi yêu công việc và tôi cảm thấy tự do”.

Tuy nhiên, cuộc sống ở Bắc Kinh không chỉ toàn màu hồng. Dong Ying phải sống dưới mặt đất. Nơi duy nhất cô có đủ tiền thuê là căn phòng nhỏ trong hầm của một tòa chung cư. Mỗi tháng cô trả gần 70 USD cho nó, khoảng 15% tổng thu nhập.

Phòng của Dong Ying đủ chỗ cho một cái giường, một tủ nhỏ và một cái bàn. Cô dùng chung toilet và nhà tắm với những người thuê khác. Những người sống ở đây đều phải ăn cơm ở bên ngoài vì không được nấu ăn.

Ảnh: Spiegle Online.
Lối xuống một căn hầm. Ảnh: Spiegel Online.

Căn phòng của Dong Ying là một trong khoảng hàng trăm phòng thuê nhà tương tự ở dưới các chung cư hiện đại ở quận Chaoyang, ngoại ô Bắc Kinh. Trong khi những dân cư giàu có bước vào tòa nhà, rẽ trái, phải để lên thang máy, những người như cô đi qua một căn hầm đến chỗ giữ xe đạp, sau đó đi cầu thang xuống bên dưới. Không hề có lối thoát hiểm ở đây.

Chủ cho thuê những căn hầm này là quản lý tòa nhà chung cư, biến chỗ trống không được sử dụng thành nhà cho thuê. Một số người còn cho thuê cả hầm tránh bom – điều này là vi phạm luật pháp.

Nhu cầu đối với những căn hộ dưới lòng đất này có thể tăng lên trong tương lai. Chính quyền Bắc Kinh vừa cho phép dẹp hàng chục ngôi làng ngoại ô Bắc Kinh để xây các tòa nhà mới và trung tâm thương mại.

Hàng nghìn lao động nhập cư sống trong các ngôi làng này. Người dân Bắc Kinh gọi họ là những đàn ong. Phá hủy những ngôi làng đó sẽ khiến nhiều người mất chỗ ở. Họ hoặc phải kiếm nhà ở cách xa thành phố hoặc phải chui xuống mặt đất nếu muốn sống gần nơi làm việc.

Giới chức Bắc Kinh luôn tự hào rằng ở thành phố của họ không hề có nơi ổ chuột như tại Bangkok hay Nairobi. Tuy nhiên, họ không nhắc tới sự thật rằng hàng triệu người không có đủ tiền để ở những căn hộ đàng hoàng. Trung bình, giá thuê nhà ở Bắc Kinh mỗi tháng khoảng 450 USD, tương đương với lương tháng của Dong Ying. Giá cả càng ngày càng tăng. Hồi đầu năm, trung bình một căn hộ cho thuê là 415 USD, năm trước, giá chỉ 350 USD.

Lý do cho tình trạng này là cầu luôn vượt quá cung. Ở Bắc Kinh có rất ít nhà cho thuê. Hơn hai phần ba các căn hộ tại đây là thuộc sở hữu cá nhân. Nhà xã hội cũng chỉ mới được phát triển. Năm ngoái, chính phủ xây 8.000 căn nhà cho người có thu nhập thấp thuê, năm nay con số là 10.000 căn.

Tình cảnh của những người có tiền cũng không hề khá khẩm hơn trong khi giá nhà ngày càng tăng vọt. Hiện trung bình mỗi mét vuông ở Bắc Kinh là 3.400 USD.

Đối với giới giàu Trung Quốc, nhà ở Bắc Kinh được coi là một khoản đầu tư đáng kể giống như vàng hay cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực nhằm chặn nạn đầu cơ kiểu này bằng các luật lệ và thuế suất mới.

Ảnh: Spiegle Online.
Căn phòng của một gia đình ba người dưới hầm ở Bắc Kinh. Ảnh: Spiegel Online.

Chắc còn rất lâu Wang Xueping, 30 tuổi, mới có thể mua được căn hộ riêng. Hàng ngày cô phải ra vào căn hầm dưới tòa nhà ở trung tâm Bắc Kinh. Hai tháng trước, cô và con từ Cát Lâm tới đây để sống cùng chồng. Anh này lái xe ở Bắc Kinh suốt 3 năm nay.

Giờ đây, gia đình ba người sống trong căn phòng dưới hầm với diện tích 10 mét vuông. “Điều quan trọng là chúng tôi có thể sống cùng nhau như một gia đình”, Wang Xueping cho biết.

Cô giáo Dong Ying thì mới tìm thấy vận may. Cô vừa chuyển sang một căn hầm khác, có chút ánh sáng. Cô cũng vừa mới có người yêu. Anh này vừa mua nhà. Nếu họ kết hôn, những ngày sống dưới mặt đất của cô sẽ chấm dứt.

@ DatViet

———————————————————————————————————————————————————————————————————————

Chân dung tân đại sứ Mỹ

Ông David Shear khi phát biểu về Đài Loan và Trung Quốc tại trung tâm Carnegie Endowment ở Hoa Kỳ hồi tháng 7/2010
Tân Đại sứ David Shear có quan tâm nhiều đến quan hệ Đài Loan và Trung Quốc

 

Vào tháng 1/2011 này, tân đại sứ Hoa Kỳ mới được bổ nhiệm, ông David Shear, dự kiến sẽ đến Việt Nam thay ông Michael Michalak, người hoàn thành nhiệm kỳ hơn ba năm của mình.

Như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Shear sẽ “tiếp tục các bước đi của người tiền nhiệm và nhấn mạnh đến giáo dục như một ưu tiên cho chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam”.

Là người thông thạo của tiếng Trung và tiếng Nhật, ông Shear có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại châu Á, và từng phụ trách các hồ sơ Đông Bắc Á của Bộ Ngoại giao Mỹ (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ).

Ông cũng không xa lạ với tình hình Đông Nam Á ở cương vị phó đại sứ tại Malaysia trước đó.

Cho tới khi được Tổng thống Obama bổ nhiệm hôm 9/12 vừa qua, chức vụ gần nhất từ 2009 mà ông Shear nắm giữ là vị trí Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương.

Học thuật và quân sự

Ở cương vị này, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc và Đài Loan liên quan đến vụ Mỹ đồng ý bán 6,4 tỷ đô la vũ khí cho đảo quốc.

Trong một phát biểu hồi tháng 3/2010 trước một ủy ban về quan hệ Mỹ – Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission), ông Shear đã trình bày về Đài Loan.

Theo ông, dù Hoa Kỳ không đóng vai trò trung gian môi giới xuyên eo biển, nước Mỹ có “quyền lợi mạnh mẽ về an ninh để tạo môi trường đảm bảo cho một giải pháp hòa bình, không mang tính cưỡng bức nhau trong quan hệ hai bên”.

Trong phát biểu hồi tháng 7 tại Bấm Carnegie Endowment, ông khẳng định Hoa Kỳ không ủng hộ Đài Loan độc lập nhưng khuyến khích quan hệ xuyên eo biển về thương mại, giảm căng thẳng và ủng hộ cho Đài Loan có một môi trường phát triển thịnh vượng và dân chủ.

Trước đó, trong một lần điều trần hồi tháng 2, ông Shear nói rằng liên quan đến phản ứng của Trung Quốc, chính ph́ủ Hoa Kỳ “giữ liên hệ gần gũi với các công ty bán vũ khí cho Đài Loan”.

Theo AP khi đó, ông Shear cho rằng “Sự tự tin càng cao của Trung Quốc khiến Bắc Kinh tăng cường thái độ xác lập quyền lợi trong khu vực”.

Ông nói rằng Hoa Kỳ đang làm đủ để Trung Quốc hiểu rằng nước Mỹ “cũng có các quyền lợi mạnh mẽ của mình ở châu Á”.

AP chạy tựa cho bài viết về ông Shear rằng “Hoa Kỳ để mắt vào mối đe dọa Trung Quốc”.

Hiện chưa có nhiều các đánh giá của ông Shear về Việt Nam hay về cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ.

Ông Michalak phát biểu nhân ngày Nhân quyền tại Hà Nội
Ông Michalak sẽ rời Việt Nam sau ba năm rưỡi làm đại sứ

 

Người sắp ra đi, Đại sứ Michael Michalak đã có nhiều lần tiếp xúc với khối Việt kiều tại Hoa Kỳ cũng như khá sẵn sàng trả lời phỏng vấn các đài báo tiếng Việt ở nước ngoài.

Tuy thế, nhận định về sự bổ nhiệm ông Shear, ông Hoàng Duy Hùng, một nhà hoạt động trong phong trào Việt kiều ở Houston, Texas cho rằng:

“Chọn một đại sứ chuyên nghiệp về châu Á sành sỏi tiếng Trung Quốc và Nhật Bản sang Hà Nội là đã cho thấy Hoa Kỳ muốn nâng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lên thêm một bước cao hơn và có tính chiến lược hơn.”

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chủ đề hàng đầu của ông Shear, đại sứ thứ năm của Hoa Kỳ kể từ khi Washington lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội, khi đến Việt Nam sẽ là giáo dục.

Đây cũng là mặt mạnh của nhà ngoại giao vốn tốt nghiệp Earltham College và có bằng M.A. từ trường Johns Hopkins về quan hệ quốc tế, và cũng từng làm nghiên cứu (Rusk Fellow) ở viện chuyên về ngoại giao tại Đại học Georgetown.

Ngoài ra, ông Shear cũng theo học tại trường Đại học Waseda, Nhật Bản, Đại học Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc và cả Đại học Nam Kinh, Trung Quốc.

Tuy vậy, các lĩnh vực hoạt động của ông, gồm cả nghiên cứu và sở thích cũng thiên về quân sự.

Từng được giải thưởng về đóng góp cho quan hệ quân sự Mỹ – Nhật, bản thân ông David Shear mang đai đệ nhất đẳng trong môn kiếm đạo của Nhật.

@BBC

——————————————————————————————————————————————————————————————————-

2010: Chiến tranh tiền tệ đào sâu hố ngăn cách giữa các nền kinh tế

Theo IMF, giá trị đồng nhân dân tệ luôn thấp hơn giá trị thực (Reuters)

Theo IMF, giá trị đồng nhân dân tệ luôn thấp hơn giá trị thực (Reuters)

Trong năm qua, các căng thẳng về tỷ giá đồng đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc, tình trạng bấp bênh của đồng euro, các biện pháp đối phó của Nhật Bản, Hoa Kỳ cho thấy hố ngăn cách ngày càng gia tăng giữa một bên là những nền kinh tế phát triển và bên kia là những nước mới trỗi dậy, có tỷ lệ tăng trưởng cao.

Vào cuối tháng chín, bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mangega đã cảnh báo : « chúng ta hiện đang chứng kiến một cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế, một sự phá giá đại trà các đồng tiền ». Từ đó, giới chuyên gia đã nhiều lần sử dụng cụm từ « chiến tranh tiền tệ » để nói về những bất đồng nghiêm trọng trong các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo các nền kinh tế lớn xuất khẩu nhiều như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và những quốc gia đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu như Hoa Kỳ hoặc các nước trong khu vực đồng euro.

Thực chất của cái gọi là « chiến tranh tiền tệ » là vấn đề tỷ giá. Bắc Kinh bị tố cáo duy trì giá trị nhân dân tệ thấp so với đô la Mỹ, để khuyến khích xuất khẩu. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Hoa Kỳ và các nước khác tung ra các biện pháp phá giá đồng tiền quốc gia.

Tháng sáu năm nay, trước ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Toronto, Canada, Bắc Kinh đã ra một quyết định quan trọng, cho phép nới rộng biên độ dao động tỷ giá giữa nhân dân tệ và đô la Mỹ. Thế nhưng, biện pháp này không có nhiều tác dụng và không làm nguôi cơn bực bội của chính giới Hoa Kỳ khi mà Trung Quốc luôn luôn có tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng 10% mỗi năm.

Thượng nghị sĩ Charles Schumer, thuộc đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã đệ trình một dự luật cho phép chính quyền Washington trả đũa thương mại. Ông tuyên bố, « chỉ có một đạo luật mạnh mẽ thì mới buộc Trung Quốc phải thay đổi và ngăn chặn được làn sóng việc làm, của cải chạy ra khỏi nước Mỹ ». Chính quyền Bắc Kinh đã tỏ ra khó chịu trước áp lực của phương Tây. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đáp trả rằng chính sách tiền tệ của Trung Quốc là « đồng bộ và có trách nhiệm », còn thủ tướng Ôn Gia Bảo thì giải thích, việc tăng nhanh giá của nhân dân tệ « sẽ làm nhiều công ty Trung Quốc phá sản, nhiều người bị thất nghiệp… và gây ra những rối loạn xã hội ».

Trong sáu tháng, giá trị đồng tiền Trung Quốc chỉ tăng có 2,9% so với đô la Mỹ. Thậm chí Quỹ Tiền tệ Quốc tế còn nhận định là giá trị nhân dân tệ luôn luôn thấp hơn giá trị thực của nó. Trung Quốc áp dụng chính sách để cho nhân dân tệ bám theo đô la Mỹ. Trong thời gian qua, đồng tiền của Mỹ lại sụt giá so với các đồng tiền khác, do vậy, nhân dân tệ của Trung Quốc lại mất giá khoảng 3% so với đồng euro và 4,5% so với đồng yên Nhật Bản. Trong bối cảnh này, châu Âu và Nhật Bản cho rằng họ là nạn nhân của « cuộc chiến tranh tiền tệ ».

Tại châu Âu, điều trớ trêu là Hy Lạp, Ailen, hiện vẫn trong tình trạng kinh tế suy thoái, xuất khẩu trì trệ, do giá trị đồng euro cao khi mà Đức vẫn xuất khẩu mạnh. Thậm chí, trong năm nay, châu Âu còn nhiều lần cảnh báo nguy cơ tan vỡ khu vực đồng euro.

Nhìn sang Bắc Á, để thúc đẩy xuất khẩu, phục hồi kinh tế, chính phủ Nhật Bản không ngần ngại can thiệp vào tỷ giá. Ngày 15 tháng chín, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2004, Tokyo đã bán từ 200 đến 300 tỷ yen và mua vào đô la để hạ giá đồng tiền quốc gia và tuyên bố sẽ tiếp tục làm như vậy nếu cần.

Với thỏa thuận Jamaica, năm 1976, hệ thống tiền tệ thế giới chấp nhận trên thực tế sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chế độ bản vị đô la đã đi tới giới hạn của nó. Kinh tế gia Pháp Patrick Artus, được AFP trích dẫn, nhận định, nhờ chế độ bản vị đô la, chính quyền Mỹ có thể dễ dàng phát hành tiền tệ, đáp ứng nhu cầu của mình.

Để ngăn chặn đồng tiền quốc gia tăng giá, Ngân hàng Trung ương các nước khác buộc phải mua số đô la này, để sau đó lại đi mua công trái do Ngân khố Hoa Kỳ phát hành. Khoản dự trữ ngoại tệ này cho phép các Ngân hàng Quốc gia phát hành thêm tiền tệ, Trung Quốc đưa thêm vào lưu thông nhân dân tệ, Brazil phát hành đồng real, Hàn Quốc đồng won v.v. Tháng 11 năm nay, chính ông Ben Bernake, thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ phải thừa nhận rằng hệ thống tiền tệ quốc tế được xây dựng như hiện nay có khiếm khuyết về cơ cấu.

@rfi

——————————————————————————————————————————————————————————————————

Máy bay bà giá ‘đá’ phi công trẻ

Lặng lẽ uống suốt cuộc rượu, cuối buổi, Tùng bỗng khóc nấc rồi gào lên: “Tao đau quá, Xuyến bỏ tao rồi”. Xuyến là người yêu, hơn Tùng 7 tuổi.
Trong các cuộc tình “chị em”, thường thì người ngay ngáy lo bị bỏ rơi là “máy bay bà già”. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính anh chàng phi công lại vật vã, đau khổ vì bị “đá”.

Đẹp trai, chân tình vẫn bị bỏ rơi

Tùng, 28 tuổi, quen Xuyến trong buổi khai trương quán rượu của anh bạn. Nhìn người phụ nữ có gương mặt kiêu sa ngồi lặng lẽ, chỉ  thỉnh thoảng mỉm cười nhưng khi ai mời thì nâng chén lên uống rất “gọn”, Tùng đã bị cuốn hút, tìm cách bắt chuyện ngay. Cuối buổi, Tùng xin đưa “chị” về. Rồi dần dần họ yêu nhau. Tùng biết Xuyến đã ly dị, có một con gái và từng có nhiều mối tình nhưng anh nghĩ điều đó không lạ với một phụ nữ đẹp như Xuyến. Tùng yêu mê mệt, thậm chí còn nghĩ đến chuyện cầu hôn “chị” dù biết chắc sẽ gặp sự phản đối từ gia đình, bởi người đẹp trai và khá thành đạt như anh có rất nhiều sự lựa chọn.

Nhưng Tùng vừa hé lộ ý định ấy với Xuyến thì cô đòi chia tay, bảo sẽ không bao giờ kết hôn lần nữa, lấy chồng trẻ lại càng không. Tùng rút lại lời cầu hôn, chỉ xin tiếp tục yêu nhau nhưng cũng không được. Thấy anh vật vã, Xuyến bảo: “Em chia tay cũng vì thương Tùng. Đằng nào Tùng cũng phải lập gia đình, nếu còn yêu em thì khổ cho Tùng thôi”.

Cuộc chia tay này khiến cả gia đình Tùng mừng rỡ, riêng anh thì đau đớn mãi, gần hai năm sau mới có người yêu mới. Biết Xuyến cũng đã có thêm vài mối tình nhưng khi nghe ai nhắc đến cô, anh vẫn bênh chằm chặp và tỏ ra vô cùng trân trọng.

Chia tay vì chàng “không chịu lớn”

Khi “cặp” với Hường, người lớn hơn mình 5 tuổi, Mạnh chưa tính đến chuyện tương lai, chỉ nghĩ yêu thì đến với nhau. Yêu, nhưng biết thế yếu của Hường là nhiều tuổi, rất sợ bị bỏ rơi, nên Mạnh thường lấn lướt người yêu khi có bất đồng. Nếu không bằng lòng là chàng trai 23 tuổi này lại dỗi, không thèm đến, không thèm liên lạc, người yêu gọi điện không thèm nghe… Tất nhiên là sau đó hai người lại tay trong tay nhờ Hường khéo nịnh. Mạnh càng được nước, khoan khoái nghĩ mình có quá một tí cũng chẳng sao, Hường phải chịu hết.

Thế nên  anh chàng choáng nặng khi một lần cãi nhau đòi chia tay, bạn gái OK ngay. Thò tay vào tủ khoắng một lượt, cô vứt ra mấy thứ đồ của Mạnh, nào sơ mi, nào mũ, nào xạc pin điện thoại…, bảo mang về luôn cho đỡ mất công quay lại. Nghĩ  Hường tức quá “nói càn”, Mạnh ung dung gom đồ đi về. Thế nhưng chờ mãi cả tuần sau không thấy cô gọi điện làm lành, anh chàng đành xuống nước nhắn tin. Vẫn không thấy trả lời, Mạnh tìm đến tận nhà để giảng hòa, và ngạc nhiên khi “máy bay bà già” kiên quyết không nối lại. Cô bảo, yêu phải đứa trẻ con, mệt quá, chán quá rồi, chia tay cho khỏe.

Trục xuất “thợ đào mỏ”

Trong số những anh chàng “yêu” người lớn tuổi hơn, có không ít người có mục đích dựa dẫm, lợi dụng về kinh tế. Khánh là một ví dụ. Chàng sinh viên mỹ thuật học mãi chưa ra trường này gần ba năm trời sống trong nhà người yêu hơn 8 tuổi, chẳng những được nuôi ăn học mà còn cung phụng tiền để “hoành tráng” với bạn bè. Khánh được bạn gái chiều như chiều vong, và tự anh chàng cũng biết là mình nên “đáp lại” một cách xứng đáng. Hai người sống vui vẻ, hài lòng về nhau.

Nhưng giờ thì Khánh đã bị đá ra ngoài đường, ở nhờ nhà bạn này một tí, bạn kia một tí. Tất cả chỉ vì chị người yêu phát hiện Khánh có léng phéng với một cô bạn. Thực ra anh chàng cũng không có ý định yêu đương nghiêm túc với cô gái này, chỉ là vì cô ấy xinh quá, lại thích anh chàng, nên anh chàng mới không cầm lòng được. Khánh quen sống sướng như tiên, giờ ăn nhờ ở đậu, tiền không có mà tiêu, thấy ân hận quá. Nhưng dù có nỉ non thế nào,  bạn gái cũng không chấp nhận cho quay lại nữa.

Khi bị “máy bay bà già” bỏ, hầu hết các “phi công trẻ” đều bị sốc, không tin được, vì họ thường quá tin vào lợi thế của mình. Cũng chính vì vậy nên họ cảm thấy rất “đau”, thấy bẽ bàng, cho dù cho thật lòng yêu hay không. Điều mà họ ít để ý là những cô người yêu lớn tuổi có thể thấy đau hơn nhiều, vì cái bị tổn thương không phải sĩ diện, mà là tình cảm. Thúy Lan, người từng chia tay với một “phi công trẻ”, tâm sự, cô rất yêu nên cố gắng chiều, cố gắng nhịn, nhưng dường như anh ta không chịu hiểu đó là vì tình yêu, mà luôn nghĩ rằng vì cô già hơn nên phải chấp nhận thế.

“Anh ta mấy lần dan díu với người khác, rồi quay lại khóc lóc bảo thực sự chỉ yêu mình em, em hãy tha thứ cho sự thiếu chín chắn của anh. Tôi đã tha thứ, nhưng đến lần thiếu chín chắn thứ tư thì tôi chịu”, Lan kể, “Nhiều tuổi hay ít tuổi thì tôi cũng cần một người đàn ông, chứ không phải một cậu bé”.

Lam Giang
—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Cập nhật tin

Vụ án mua dâm trẻ em tại Hà Giang: Chủ tịch tỉnh không bị truy tố

16 người bị nêu tên cũng không bị truy tố

HÀ GIANG (TH) Mười sáu (16) người bị nêu tên trong vụ án mua dâm trẻ em tại Hà Giang, trong đó có nguyên chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Giang, Nguyễn Trường Tô, đều không bị truy tố.

Sầm Ðức Xương, hiệu trưởng trường trung học huyện Vị Xuyên, Hà Giang, ngồi ở tòa án phúc thẩm ngày 30 tháng 1, 2010. (Hình: VNExpress)

Bản kết luận điều tra của công an tỉnh Hà Giang nói rằng không đủ bằng chứng chứng minh 16 cá nhân bị tố cáo mua dâm đã có hành vi mua dâm người chưa thành niên, theo sự tường thuật của báo Dân Việt hôm Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010.

Vụ án mua dâm trẻ em ở tỉnh Hà Giang vỡ lở hồi tháng 9 năm ngoái làm dư luận khắp nơi sửng sốt. Các báo đưa tin hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, ông Sầm Ðức Xương, đã cưỡng ép tình dục các học sinh của ông là hai cô nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy dụ dỗ thêm một số nữ sinh khác hơn 10 cô tuổi từ 13 đến dưới 18 tuổi, đến bán dâm cho ông Xương và nhiều quan chức trong tỉnh.

Trong số 16 quan chức có máu mặt của tỉnh Hà Giang được hai cô Hằng và Thúy khai trong vụ này, chỉ có ông Nguyễn Trường Tô là bị nêu đích danh, một viên chức công an cao cấp và giám đốc một ngân hàng ở Hà Giang không thấy nêu tên. Một người có tên tắt là Lê Minh T., là cán bộ hải quan cửa khẩu Thanh Thủy.

Phiên xử sơ thẩm ngày 6 tháng 11, 2009 kết án Sầm Ðức Xương 10 năm 6 tháng tù về tội mua dâm trẻ em, Nguyễn Thị Hằng 6 năm tù và Nguyễn Thị Thanh Thúy 5 năm tù về tội môi giới mãi dâm.

Các bị can đều kháng án và trong phiên tòa phúc thẩm ngày 1 tháng 2, 2010, luật sư bảo vệ hai cô gái dẫn chứng chứng minh vụ án đã sai thủ tục hình sự tố tụng, các nạn nhân của các vụ hiếp dâm trẻ em đã bị biến thành bị cáo. Họ đã bị công an điều tra ép ký trên tờ giấy trắng và viết hàng chữ những lời khai trên là đúng sự thật rồi sau đó công an tự viết các lời khai không đúng sự thật. Những lời khai đúng và cần thiết của các cô gái đã không được ghi trên biên bản điều tra. Hậu quả gian dối đã dẫn tới kết quả sai lệch của bản án sơ thẩm.

Trong phiên xử phúc thẩm, hai cô gái nói trên đã khai với cơ quan điều tra là họ đã quan hệ tình dục nhiều lần với ông Sầm Ðức Xương, ông Nguyễn Trường Tô và nhiều quan chức khác khi còn dưới 18 tuổi. Mẹ của nạn nhân Nguyễn Thị Thanh Thúy nói với báo Thanh Niên là con bà đã bị công an điều tra ép từ chối Luật Sư Trần Ðình Triển làm luật sư bảo vệ. Bà cũng nói bà sẽ làm đơn phản đối bản kết luận điều tra mới vì nó khuất tất và vô lý.

Cũng trong phiên phúc thẩm, các cô đã nộp một danh sách, mà về sau được báo chí trong nước gọi là “danh sách đen,” gồm tên và số điện thoại của ít nhất 16 quan chức tỉnh Hà Giang. Những người có tên trong danh sách bị cáo buộc là có quan hệ tình dục, mà đúng ra phải bị ghép vào tội hiếp dâm trẻ em, với các bản án nặng nề.

Ông Nguyễn Trường Tô đã bị mất chức đại biểu Hội Ðồng Nhân Dân và chủ tịch Hội Ðồng Nhân Dân tỉnh Hà Giang từ cuối tháng 7 vừa qua và đã bị khai trừ khỏi đảng.

Trong một số lần tiếp xúc với báo chí, Luật Sư Trần Ðình Triển cho hay ông đã bị các người mà ông không biết đã khủng bố đe dọa tính mạng ông qua điện thoại sau khi đã không mua chuộc được ông. Gia đình các cô gái nạn nhân cũng từng bị đe dọa, mua chuộc nhiều lần.

Vì các lời khai của hai cô Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thị Hằng cũng như các lời biện luận đanh thép hùng hồn của Luật Sư Triển trong phiên tòa phúc thẩm, bản án sơ thẩm đã bị hủy bỏ để điều tra lại từ đầu. Nhưng bản kết luận điều tra mới cũng vẫn kết luận và ban hành cáo trạng truy tố lại các bị can Sầm Ðức Xương, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội danh như đã truy tố trước đây.

Tức ông Xương vẫn bị tội mua dâm trẻ em, còn hai cô Hằng và Thúy vẫn bị vu cho tội môi giới mãi dâm. Theo tin các báo Thanh Niên và Dân Việt, cơ quan điều tra chỉ nhìn nhận cơ quan điều tra dẫn đến phiên tòa sơ thẩm năm ngoái non kém chứ không nhận làm sai Luật Tố Tụng Hình Sự dù chứng cứ hiển nhiên đã chỉ rõ.

Cả hai cô Thúy và Hằng đã kể chi tiết họ đã bị các ông Xương, ông Tô và những quan chức kia quan hệ tình dục bao nhiêu lần, ở đâu, thời điểm nào. Các cô gái vị thành niên khác quan hệ tình dục với họ ở đâu, bao giờ, người ta tin nếu có một cuộc điều tra nghiêm chỉnh và đúng luật của một nền tư pháp độc lập về 17 cô gái vị thành niên, mà không bị một áp lực hay đe dọa nào, sự thật mới có thể phơi bày.

Trong bản tin của tờ Thanh Niên, báo này dẫn lời Luật Sư Nguyễn Văn Tú, một trong 2 luật sư bảo vệ cho hai cô Hằng và Thúy nói kết luận của cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang có rất nhiều mâu thuẫn, biểu lộ sự bao che bỏ lọt tội phạm.

“Trong kết luận của cơ quan công an nói có tới 16 người bị tố cáo mua dâm nhưng không nói rõ tên tuổi, chức vụ, địa chỉ cũng như lời khai của họ, không hiểu là họ đã xác minh cái gì và căn cứ vào đâu để Viện KSND truy tố. Tôi thấy đây là điều rất bất thường trong một bản kết luận điều tra. Thứ hai, không có đủ căn cứ để chứng minh phạm tội nhưng cơ quan công an lại đi kiến nghị xử lý 16 người này theo quy định pháp luật khác là rất vô lý. Thứ ba, cơ quan công an cho rằng không đủ căn cứ để chứng minh phạm tội của những người kia, tại sao không khởi tố những người tố cáo vì tội vu khống vì những người tố cáo đã cung cấp số điện thoại, khai nhận rất chi tiết những lần mua bán dâm?” Báo Thanh Niên dẫn lời LS Tú.

Còn tờ Dân Việt viết ở cuối bản tin rằng: “Khi đã kết luận không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng bị tố cáo mua dâm về hành vi gì?”

============================================================================

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2010: “Câu lạc bộ tỷ đô”

Lượng xuất khẩu cao su năm 2010 chỉ tăng nhẹ, nhưng kim ngạch lại tăng tới gần 90%

Y Nhung

Năm nay Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu đen; đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo; đứng thứ ba về xuất khẩu cao su thiên nhiên…

VnEconomy xin điểm qua những đóng góp của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Thuỷ sản góp 4,94 tỷ USD

Mặc dù liên tiếp gặp phải những khó khăn từ đầu năm tới nay, nhưng ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn “kiên cường” vượt qua và chinh phục nhiều thị trường mới trên thế giới. Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ước tính hết năm 2010, ngành thủy sản sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 4,94 tỷ USD, tăng 16,3% so với con số thực hiện trong năm 2009.

Dẫn đầu trong xuất khẩu thủy sản phải kể đến sự đóng góp của sản phẩm tôm. Theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2010 Việt Nam sẽ xuất khẩu được 220 ngàn tấn tôm, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD, con số được coi là kỷ lục xuất khẩu của ngành thủy sản trong những năm qua.

Đứng thứ hai là sản phẩm cá tra, hiện nay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 650.000 tấn cá tra. Trong 5 năm tới (2011-2015), lượng xuất khẩu sẽ đạt khoảng 800 nghìn tấn/năm. Cùng với tôm và cá tra, năm nay giá trị xuất khẩu cá ngừ, nhuyễn thể và giáp xác khác cũng tăng trưởng khá.

Gạo xuất khẩu đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2010, xuất khẩu gạo được đánh giá là đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị. Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 ước đạt 6,88 triệu tấn, kim ngạch là 3,23 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 15,4% về lượng và tăng tới 21,2% về giá trị. Bình quân giá gạo xuất khẩu đạt 468 USD/tấn, tăng 5,02% so với năm trước.

Năm nay, thị trường Indonesia có mức tiêu thụ gạo của Việt Nam tăng đột biến, gấp 24 lần về khối lượng và 30 lần về giá trị so với năm ngoái. Số liệu trên đã đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam sau Philippines và châu Phi.

Xuất khẩu cao su tăng gần 90% về kim ngạch

Ước tính xuất khẩu cao su cả năm 2010 đạt 773 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2,32 tỷ USD chỉ tăng 5,7% về lượng nhưng kim ngạch tăng tới 89,1%.

Giá cao su tăng liên tục là do nhu cầu tăng nhờ sản xuất công nghiệp tại các nước hồi phục, nguồn dự trữ của các quốc gia này lại giảm xuống mức thấp. Thời gian qua, các thị trường tiêu thụ lớn của cao su Việt  Nam, ngoại trừ Trung Quốc đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, điển hình như Ấn Độ tăng gấp 3 lần về lượng và 7 lần về giá trị.

Bên cạnh đó, nguồn cung trên thế giới lại giảm vì bão lụt ở các nước có diện tích cao su lớn như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Giá cao su bình quân 11 tháng đã lên tới 2.923 USD/tấn, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoại lệ cà phê

Trong khi hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thuỷ sản thời gian qua xuất khẩu đều tăng cả về lượng và giá, thì mặt hàng cà phê lại đi theo hướng ngược lại.

Ảnh hưởng của thời tiết đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm, trong khi tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan. Khối lượng xuất khẩu năm 2010 chỉ đạt 1,1 triệu tấn và giá trị thu về là 1,67 tỷ USD, giảm xấp xỉ 5% về lượng và 3,7% về giá trị so với con số đã đạt được trong năm 2009.

Năm nay, cũng có sự thay đổi lớn về vị trí của các thị trường tiêu thụ cà phê. Là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam năm 2009, Bỉ đã bị tụt xuống vị trí thứ 6 khi lượng nhập khẩu chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Trong khi đó, hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và Đức lại có sự tăng trưởng khá, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu điều 4 năm liên tiếp dẫn đầu thế giới

2010 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chạm mốc 1 tỷ USD. Con số này đã giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong năm thứ tư về xuất khẩu mặt hàng này.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính lượng điều xuất khẩu cả năm 2010 đạt khoảng 196 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 1,14 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và 34,8% về giá trị so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 5.737 USD/tấn tăng 21,5 % so với cùng kỳ năm 2009. Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về tiêu thụ điều của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 32,6% về giá trị.

Với những thuận lợi nêu trên, sang năm 2011, ngành điều đặt mục tiêu mang về cho đất nước 1,5 tỷ USD thông qua hoạt động xuất khẩu, tăng khoảng 32% về giá trị so với năm 2010.

Gỗ và sản phẩm gỗ vượt 400 triệu so với kế hoạch

So với năm 2009, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng tới 31,2% về giá trị khi đạt con số 3,4 tỷ USD, vượt xa kế hoạch đặt ra hồi đầu năm là 3 tỷ USD.

Ba thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc (chiếm tỷ trọng tới 66,3% về kim ngạch) đều có mức tăng trưởng khá, riêng Trung Quốc đã tăng gấp 2 lần về kim ngạch nhập khẩu so với năm ngoái.

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), năm 2011 nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn rất lớn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có thể đạt tới 4,1- 4,2 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Vietforest cho rằng những năm tới ngành gỗ phải tiếp tục đạt mức tăng trưởng khoảng 35%/năm thì đến năm 2020 mới đạt được mục tiêu kim ngạch là 7 tỷ USD như chiến lược phát triển mà ngành đã đề ra. (VnEconomy )

——————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-