Cập nhật tin 30-11-2010

Vụ hối lộ tiền polymer liên quan Thụy Sĩ

Án rửa tiền tại ngân hàng Thụy Sĩ?

Nhà cầm quyền Hà Nội, trong một thông tin, cho hay qua “Ban chỉ đạo trung ương” về phòng chống tham nhũng là “đã phối hợp với cơ quan tư pháp Thụy Sĩ để làm rõ thông tin công ty Securency (Úc) đưa hối lộ trong hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer của Việt Nam”.

Lê Ðức Thúy, nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, người nằm đằng sau các tai tiếng về in tiền giấy nhựa polymer. Ông Thúy đến trụ sở LHQ hồi cuối tháng 6, 2009 dự hội nghị về cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và hệ quả của nó đối với phát triển. (Hình: STAN HONDA/AFP/Getty Images)

Bản tin được báo điện tử Pháp Luật Việt Nam (cơ quan chủ quản là Bộ Tư Pháp) trích dẫn hôm Thứ Bảy, và nói chính phủ Thụy Sĩ đã “khởi tố vụ án”.

Việt Nam đổi từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer từ năm 2002 để chống tiền giả quá phổ biến. Nhà thầu trúng mối là Securency, cung cấp từ giấy, mực, máy in và kỹ thuật.

Tai tiếng quan chức nhà nước Cộng Sản Việt Nam ăn hối lộ của công ty Securency bùng lên từ giữa năm 2009 khi báo The Age ở nước Úc khui ra chuyện này và tiết lộ Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty Phát Triển Kỹ Thuật (CFTD) đã đứng làm bình phong nhận số tiền “hoa hồng” lên hơn $10 triệu Úc kim rồi bỏ vào một số trương mục tại ngân hàng Thụy Sĩ.

Một loạt bài ký sự điều tra của hai ký giả báo The Age tiết lộ nhiều chuyện làm ăn trái luật chống hối lộ quan chức ngoại quốc của nước Úc. Trong đó, không những họ hối lộ bằng tiền mà còn cả gái điếm cho một ông phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam nữa.

Dù có một số viên chức cầm đầu Securency đã bị cách chức, cảnh sát Úc điều tra sâu rộng về các vụ làm ăn không minh bạch của công ty này, ngày 3 tháng 11, 2009, ông Trần Quốc Vượng, viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao của chế độ, vẫn cho rằng thông tin của báo chí Úc chỉ là tin “tố giác”, chứ chưa thể được coi là bằng chứng, là căn cứ để khởi tố ông Lương Ngọc Anh.

Công ty Securency là một công ty bán quốc doanh, một nửa do Ngân Hàng Trung Ương của Úc làm chủ, nửa còn lại do một công ty Anh Quốc làm chủ. Cũng vì vậy, cơ quan điều tra Anh Quốc cũng nhảy vào tìm hiểu.

Bài báo trên tờ báo điện tử của đảng Cộng Sản Việt Nam hồi tháng 10, 2009 ca tụng Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty CFTD. Báo Úc tố ông này là bình phong cầm tiền ăn hối lộ cho quan chức của chế độ Hà Nội khi in tiền bằng giấy nhựa polymer. Bài này đã bị xóa ngay sau khi tin tức dính tới ông này xuất hiện trên báo Úc. (Hình: Chụp lại từ báo điện tử ÐCSVN)

Theo bản tin trên tờ Pháp Luật Việt nam “Cảnh sát các nước đã đồng loạt tiến hành nhiều vụ khám xét bắt giữ tại Malaysia, Thụy Sĩ, Anh, Úc liên quan tới các nhân viên của Securency bị tình nghi dính líu đến nghi án chi các khoản hoa hồng khổng lồ để có được hợp đồng in tiền ở các quốc gia khác ngoài Úc”.

Khi vụ việc được khui ra, báo The Age dẫn lời ông Myles Curtis, giám đốc điều hành của Securency nhìn nhận mối qua hệ của họ với công ty CFTD ở Hà Nội. Nhưng để được “hoa hồng” kếch xù như vậy, Ron Marchant, giám đốc Á Châu của Securency cho hay, CFTD chỉ “liên quan đến phiên dịch hồ sơ và làm cầu nối liên lạc với viên chức Ngân Hàng Nhà Nước của việt Nam”. Sắp xếp các cuộc họp rồi đưa đón phi trường, đặt khách sạn và thông dịch. Ðại khái chỉ có vậy.

“Ðại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Jean Hubert Lebet xác nhận Thụy Sĩ và Việt Nam đã hợp tác thông tin trong vụ án này. Theo ông đại sứ, phía Việt Nam đã chủ động đề nghị Thụy Sĩ cung cấp thông tin. Sau khi xem xét trên cơ sở pháp lý, Thụy Sĩ đã đồng ý hợp tác và hai bên đã có các văn bản giấy tờ, hồ sơ trao đổi về vụ việc.” Báo PLVN viết. “Ðại Sứ Jean Hubert Lebet cũng cho biết, do hai nước chưa có hiệp định về tương trợ tư pháp nên khi mỗi quốc gia có yêu cầu về một vấn đề cụ thể thì đều thông qua con đường ngoại giao và các cơ quan trong nước sẽ xem xét để đáp ứng. Tuy nhiên, ông Jean Hubert Lebet cũng nói có một số trường hợp Thụy Sĩ yêu cầu Việt Nam giải trình về cá nhân cụ thể nhưng chưa nhận được câu trả lời hoặc có sự chậm trễ trong trả lời.”

Cũng trong bản tin của PLVN “Liên quan đến vụ việc này, phó chánh văn phòng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, ông Phạm Anh Tuấn xác nhận phía Thụy Sĩ đã khởi tố vụ án liên quan đến vụ việc tại công ty Securency.”

Các ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng với những trương mục “ma” mà những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ, buôn bán ma túy, võ khí lậu, nhiều nước trên thế giới mang tiền của tới đây giấu đút. Trước áp lực của thế giới, Thụy Sĩ đã phải thay đổi chính sách và cộng tác với các nước để chống rửa tiền.

Bản tin PLVN nói “Viện KSND tối cao đang nghiên cứu những tài liệu được các cơ quan tư pháp Thụy Sĩ chuyển đến, xác minh vụ việc này”.

Lương Ngọc Anh, khi tên bị nêu trên báo Úc, đã không còn thấy xuất hiện trên danh sách các cấp của CFTD.

Báo The Age từng đặt nghi vấn, CFTD là một công ty bình phong làm ăn liên hệ tới nhiều quan chức có máu mặt ở Việt Nam, dính tới cả cơ quan tình báo. Nếu không có những móc xích và quan hệ đặc biệt, không thể nào công ty này lại thầu được những dịch vụ béo bở cho các công an, quân đội và chính phủ ở Hà Nội.

Nói khác, chuyện ăn bẩn để in tiền polymer ở Việt Nam không phải chỉ dính đến bố con ông Lê Ðức Thúy (khi ông này còn là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước) mà còn dính đến cả guồng máy quyền lực phức tạp ở Hà Nội.

Nếu Thụy Sĩ bạch hóa vụ rửa tiền này, người ta không rõ họ và cả chế độ Hà Nội có giám bạch hóa những chi phiếu chuyển từ trương mục của CFTD (ở Thụy Sĩ) đến trương mục của các cá nhân và tổ chức thật sự là kẻ được chia phần để in tiền giấy nhựa polymer hay không.(NguoiViet)

========================================================================

Trung Quốc và Nga tẩy chay đôla Mỹ

Trung Quốc tiến thêm một bước mới trong nỗ lực quốc tế hoá nhân dân tệ, sau khi đạt được một thoả thuận thương mại song phương mới với Nga đầu tuần này. Hai nước này tuyên bố sẽ sử dụng tiền tệ của mình trong trao đổi buôn bán trực tiếp giữa hai bên, thay vì sử dụng đồng đôla Mỹ.

Biếm hoạ. Ảnh: TL internet

Theo giới quan sát quốc tế, mặc dù còn bị hạn chế vì chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế, tầm ảnh hưởng của nhân dân tệ sẽ lớn hơn nhiều nếu Trung Quốc đạt được những thoả thuận tương tự với các đối tác thương mại khác như ASEAN, một khả năng dễ xảy ra.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin, sau khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Saint Petersburg, đã tuyên bố kể từ nay đồng rúp của Nga sẽ được trao đổi chính thức trên thị trường ngoại hối Trung Quốc và nhân dân tệ sẽ được mua bán ở Moscow. Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc ước đạt khoảng 50 tỉ đôla Mỹ trong năm nay. Hầu hết những giao dịch thương mại hai bên gần đây sử dụng đồng đôla Mỹ là loại tiền tệ chính. Thoả thuận này được cho là một trong những bước đầu tiên trong việc chối bỏ đôla Mỹ trong thương mại. Doanh nghiệp địa phương hai bên bấy lâu nay đã sử dụng nội tệ trong giao dịch mậu dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế việc loại bỏ hoàn toàn đôla Mỹ không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Một nguyên nhân chính là việc nhân dân tệ không được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối sẽ khiến cho doanh nghiệp Nga ngại ngần không muốn giữ nhân dân tệ.

Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ cho biết, trước đó Trung Quốc đã ký một thoả thuận tương tự với Hong Kong, cũng trong nỗ lực nhằm quốc tế hoá tiền tệ. Liu Li Giang, một chuyên gia kinh tế của ngân hàng này nhận định, với dự trữ ngoại tệ rất lớn của Trung Quốc hiện nay, việc quốc tế hoá nhân dân tệ sẽ giúp giảm bớt tác động của nguồn vốn nóng từ bên ngoài và đẩy mạnh vai trò nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại, tài chính. “Chúng tôi cho rằng những thoả thuận tương tự sẽ được Trung Quốc ký với các nước ASEAN vì mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai bên và việc đã có sẵn một hiệp định mậu dịch tự do. Trong một chừng mực nào đó, điều này đưa ra một lựa chọn mới ngoài USD, bấy lâu nay là loại tiền tệ được sử dụng chính trong hoá đơn thanh toán thương mại ở khu vực châu Á… Trung Quốc sẽ không chỉ trở thành một nhà xuất khẩu vốn lớn mà còn là một nhà cung cấp tài chính cho những hoạt động thương mại khu vực”, Liu Li Giang nói.

Cả Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách nâng cao ảnh hưởng đồng nội tệ của họ trên toàn cầu và đã kêu gọi cải tạo hệ thống tài chính toàn cầu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Họ chia sẻ chung một quan điểm rằng, thế giới quá phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ, và cần có một đồng tiền mạnh khác bên cạnh đồng đôla.

Cũng không phải ngẫu nhiên thoả thuận trên được Nga – Trung đưa ra vào thời điềm này. Giới phân tích cho rằng, đây có thể là một sự trả lời với hành động được coi là thiếu trách nhiệm của Mỹ với kinh tế thế giới khi cục Dự trữ liên bang Mỹ tung ra 600 tỉ USD để mua trái phiếu. Người ta nhớ đến câu nói của một trong những cựu giám đốc ngân quỹ của Mỹ, John Connolly, rằng: “Đây là tiền đôla của chúng tôi và vấn đề của các vị”. Trước tình hình này, các quốc gia lớn khác đang tìm cách củng cố thế mạnh nội tệ của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào đôla trong quan hệ thương mại.

Lan Anh (SGTT )

=========================================================================

Washington vinh danh một thợ làm tóc

Tiệm hớt tóc của ông Diego D’Ambrosio đã có mặt ở Washington, DC gần nửa thế kỷ nay. Nếu đến tiệm hớt tóc này vào bất cứ một ngày nào, quí vị cũng có thể sẽ gặp một thẩm phán Tối cao Pháp viện, một vị đại sứ hay người đưa bánh pizza đang cắt tỉa tóc hay cạo râu tại tiệm. Theo tường trình của thông tín viên đài VOA June Soh thì người Ý nhập cư này đã kết bạn với rất nhiều người, và ông đã được thành phố mà ông gọi là nhà này vinh danh. Mời quí vị bấm vào mũi tên bên dưới để theo dõi thêm các chi tiết.

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s