Thơ về Con gái


Thơ sưu tầm :
Lạ chưa! quen hắn hồi nào?
Gặp nhau, hắn lại cười chào thật tươi.
Chắc là hắn đã lầm người
Hay có ẩn ý sau… mười cái răng?

Mà sao ta lại băn khoăn?
Lạ chưa! lòng mãi tần ngần không yên…
Muốn quên chẳng thể nào quên
Chỉ vì một nụ cười duyên hôm nào.


Thơ Nguyễn Bính

Làng bên vào đám tối nay chèo
Nàng thấy bà đi, tất tưởi theo.
Tằm tơ kéo được đôi khuyên bạc
Giấu giếm nay nàng mới dám đeo…

Nàng đẹp mà nàng lại có duyên
Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen.
Thấy họ nhìn mình, nàng quá thẹn
Níu bà về để… tháo đôi khuyên

—————————————————————————————————————————————————————————————————————

Cập nhật tin 30-11-2010

Vụ hối lộ tiền polymer liên quan Thụy Sĩ

Án rửa tiền tại ngân hàng Thụy Sĩ?

Nhà cầm quyền Hà Nội, trong một thông tin, cho hay qua “Ban chỉ đạo trung ương” về phòng chống tham nhũng là “đã phối hợp với cơ quan tư pháp Thụy Sĩ để làm rõ thông tin công ty Securency (Úc) đưa hối lộ trong hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer của Việt Nam”.

Lê Ðức Thúy, nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, người nằm đằng sau các tai tiếng về in tiền giấy nhựa polymer. Ông Thúy đến trụ sở LHQ hồi cuối tháng 6, 2009 dự hội nghị về cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và hệ quả của nó đối với phát triển. (Hình: STAN HONDA/AFP/Getty Images)

Bản tin được báo điện tử Pháp Luật Việt Nam (cơ quan chủ quản là Bộ Tư Pháp) trích dẫn hôm Thứ Bảy, và nói chính phủ Thụy Sĩ đã “khởi tố vụ án”.

Việt Nam đổi từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer từ năm 2002 để chống tiền giả quá phổ biến. Nhà thầu trúng mối là Securency, cung cấp từ giấy, mực, máy in và kỹ thuật.

Tai tiếng quan chức nhà nước Cộng Sản Việt Nam ăn hối lộ của công ty Securency bùng lên từ giữa năm 2009 khi báo The Age ở nước Úc khui ra chuyện này và tiết lộ Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty Phát Triển Kỹ Thuật (CFTD) đã đứng làm bình phong nhận số tiền “hoa hồng” lên hơn $10 triệu Úc kim rồi bỏ vào một số trương mục tại ngân hàng Thụy Sĩ.

Một loạt bài ký sự điều tra của hai ký giả báo The Age tiết lộ nhiều chuyện làm ăn trái luật chống hối lộ quan chức ngoại quốc của nước Úc. Trong đó, không những họ hối lộ bằng tiền mà còn cả gái điếm cho một ông phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam nữa.

Dù có một số viên chức cầm đầu Securency đã bị cách chức, cảnh sát Úc điều tra sâu rộng về các vụ làm ăn không minh bạch của công ty này, ngày 3 tháng 11, 2009, ông Trần Quốc Vượng, viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao của chế độ, vẫn cho rằng thông tin của báo chí Úc chỉ là tin “tố giác”, chứ chưa thể được coi là bằng chứng, là căn cứ để khởi tố ông Lương Ngọc Anh.

Công ty Securency là một công ty bán quốc doanh, một nửa do Ngân Hàng Trung Ương của Úc làm chủ, nửa còn lại do một công ty Anh Quốc làm chủ. Cũng vì vậy, cơ quan điều tra Anh Quốc cũng nhảy vào tìm hiểu.

Bài báo trên tờ báo điện tử của đảng Cộng Sản Việt Nam hồi tháng 10, 2009 ca tụng Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty CFTD. Báo Úc tố ông này là bình phong cầm tiền ăn hối lộ cho quan chức của chế độ Hà Nội khi in tiền bằng giấy nhựa polymer. Bài này đã bị xóa ngay sau khi tin tức dính tới ông này xuất hiện trên báo Úc. (Hình: Chụp lại từ báo điện tử ÐCSVN)

Theo bản tin trên tờ Pháp Luật Việt nam “Cảnh sát các nước đã đồng loạt tiến hành nhiều vụ khám xét bắt giữ tại Malaysia, Thụy Sĩ, Anh, Úc liên quan tới các nhân viên của Securency bị tình nghi dính líu đến nghi án chi các khoản hoa hồng khổng lồ để có được hợp đồng in tiền ở các quốc gia khác ngoài Úc”.

Khi vụ việc được khui ra, báo The Age dẫn lời ông Myles Curtis, giám đốc điều hành của Securency nhìn nhận mối qua hệ của họ với công ty CFTD ở Hà Nội. Nhưng để được “hoa hồng” kếch xù như vậy, Ron Marchant, giám đốc Á Châu của Securency cho hay, CFTD chỉ “liên quan đến phiên dịch hồ sơ và làm cầu nối liên lạc với viên chức Ngân Hàng Nhà Nước của việt Nam”. Sắp xếp các cuộc họp rồi đưa đón phi trường, đặt khách sạn và thông dịch. Ðại khái chỉ có vậy.

“Ðại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Jean Hubert Lebet xác nhận Thụy Sĩ và Việt Nam đã hợp tác thông tin trong vụ án này. Theo ông đại sứ, phía Việt Nam đã chủ động đề nghị Thụy Sĩ cung cấp thông tin. Sau khi xem xét trên cơ sở pháp lý, Thụy Sĩ đã đồng ý hợp tác và hai bên đã có các văn bản giấy tờ, hồ sơ trao đổi về vụ việc.” Báo PLVN viết. “Ðại Sứ Jean Hubert Lebet cũng cho biết, do hai nước chưa có hiệp định về tương trợ tư pháp nên khi mỗi quốc gia có yêu cầu về một vấn đề cụ thể thì đều thông qua con đường ngoại giao và các cơ quan trong nước sẽ xem xét để đáp ứng. Tuy nhiên, ông Jean Hubert Lebet cũng nói có một số trường hợp Thụy Sĩ yêu cầu Việt Nam giải trình về cá nhân cụ thể nhưng chưa nhận được câu trả lời hoặc có sự chậm trễ trong trả lời.”

Cũng trong bản tin của PLVN “Liên quan đến vụ việc này, phó chánh văn phòng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, ông Phạm Anh Tuấn xác nhận phía Thụy Sĩ đã khởi tố vụ án liên quan đến vụ việc tại công ty Securency.”

Các ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng với những trương mục “ma” mà những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ, buôn bán ma túy, võ khí lậu, nhiều nước trên thế giới mang tiền của tới đây giấu đút. Trước áp lực của thế giới, Thụy Sĩ đã phải thay đổi chính sách và cộng tác với các nước để chống rửa tiền.

Bản tin PLVN nói “Viện KSND tối cao đang nghiên cứu những tài liệu được các cơ quan tư pháp Thụy Sĩ chuyển đến, xác minh vụ việc này”.

Lương Ngọc Anh, khi tên bị nêu trên báo Úc, đã không còn thấy xuất hiện trên danh sách các cấp của CFTD.

Báo The Age từng đặt nghi vấn, CFTD là một công ty bình phong làm ăn liên hệ tới nhiều quan chức có máu mặt ở Việt Nam, dính tới cả cơ quan tình báo. Nếu không có những móc xích và quan hệ đặc biệt, không thể nào công ty này lại thầu được những dịch vụ béo bở cho các công an, quân đội và chính phủ ở Hà Nội.

Nói khác, chuyện ăn bẩn để in tiền polymer ở Việt Nam không phải chỉ dính đến bố con ông Lê Ðức Thúy (khi ông này còn là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước) mà còn dính đến cả guồng máy quyền lực phức tạp ở Hà Nội.

Nếu Thụy Sĩ bạch hóa vụ rửa tiền này, người ta không rõ họ và cả chế độ Hà Nội có giám bạch hóa những chi phiếu chuyển từ trương mục của CFTD (ở Thụy Sĩ) đến trương mục của các cá nhân và tổ chức thật sự là kẻ được chia phần để in tiền giấy nhựa polymer hay không.(NguoiViet)

========================================================================

Trung Quốc và Nga tẩy chay đôla Mỹ

Trung Quốc tiến thêm một bước mới trong nỗ lực quốc tế hoá nhân dân tệ, sau khi đạt được một thoả thuận thương mại song phương mới với Nga đầu tuần này. Hai nước này tuyên bố sẽ sử dụng tiền tệ của mình trong trao đổi buôn bán trực tiếp giữa hai bên, thay vì sử dụng đồng đôla Mỹ.

Biếm hoạ. Ảnh: TL internet

Theo giới quan sát quốc tế, mặc dù còn bị hạn chế vì chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế, tầm ảnh hưởng của nhân dân tệ sẽ lớn hơn nhiều nếu Trung Quốc đạt được những thoả thuận tương tự với các đối tác thương mại khác như ASEAN, một khả năng dễ xảy ra.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin, sau khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Saint Petersburg, đã tuyên bố kể từ nay đồng rúp của Nga sẽ được trao đổi chính thức trên thị trường ngoại hối Trung Quốc và nhân dân tệ sẽ được mua bán ở Moscow. Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc ước đạt khoảng 50 tỉ đôla Mỹ trong năm nay. Hầu hết những giao dịch thương mại hai bên gần đây sử dụng đồng đôla Mỹ là loại tiền tệ chính. Thoả thuận này được cho là một trong những bước đầu tiên trong việc chối bỏ đôla Mỹ trong thương mại. Doanh nghiệp địa phương hai bên bấy lâu nay đã sử dụng nội tệ trong giao dịch mậu dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế việc loại bỏ hoàn toàn đôla Mỹ không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Một nguyên nhân chính là việc nhân dân tệ không được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối sẽ khiến cho doanh nghiệp Nga ngại ngần không muốn giữ nhân dân tệ.

Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ cho biết, trước đó Trung Quốc đã ký một thoả thuận tương tự với Hong Kong, cũng trong nỗ lực nhằm quốc tế hoá tiền tệ. Liu Li Giang, một chuyên gia kinh tế của ngân hàng này nhận định, với dự trữ ngoại tệ rất lớn của Trung Quốc hiện nay, việc quốc tế hoá nhân dân tệ sẽ giúp giảm bớt tác động của nguồn vốn nóng từ bên ngoài và đẩy mạnh vai trò nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại, tài chính. “Chúng tôi cho rằng những thoả thuận tương tự sẽ được Trung Quốc ký với các nước ASEAN vì mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai bên và việc đã có sẵn một hiệp định mậu dịch tự do. Trong một chừng mực nào đó, điều này đưa ra một lựa chọn mới ngoài USD, bấy lâu nay là loại tiền tệ được sử dụng chính trong hoá đơn thanh toán thương mại ở khu vực châu Á… Trung Quốc sẽ không chỉ trở thành một nhà xuất khẩu vốn lớn mà còn là một nhà cung cấp tài chính cho những hoạt động thương mại khu vực”, Liu Li Giang nói.

Cả Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách nâng cao ảnh hưởng đồng nội tệ của họ trên toàn cầu và đã kêu gọi cải tạo hệ thống tài chính toàn cầu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Họ chia sẻ chung một quan điểm rằng, thế giới quá phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ, và cần có một đồng tiền mạnh khác bên cạnh đồng đôla.

Cũng không phải ngẫu nhiên thoả thuận trên được Nga – Trung đưa ra vào thời điềm này. Giới phân tích cho rằng, đây có thể là một sự trả lời với hành động được coi là thiếu trách nhiệm của Mỹ với kinh tế thế giới khi cục Dự trữ liên bang Mỹ tung ra 600 tỉ USD để mua trái phiếu. Người ta nhớ đến câu nói của một trong những cựu giám đốc ngân quỹ của Mỹ, John Connolly, rằng: “Đây là tiền đôla của chúng tôi và vấn đề của các vị”. Trước tình hình này, các quốc gia lớn khác đang tìm cách củng cố thế mạnh nội tệ của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào đôla trong quan hệ thương mại.

Lan Anh (SGTT )

=========================================================================

Washington vinh danh một thợ làm tóc

Tiệm hớt tóc của ông Diego D’Ambrosio đã có mặt ở Washington, DC gần nửa thế kỷ nay. Nếu đến tiệm hớt tóc này vào bất cứ một ngày nào, quí vị cũng có thể sẽ gặp một thẩm phán Tối cao Pháp viện, một vị đại sứ hay người đưa bánh pizza đang cắt tỉa tóc hay cạo râu tại tiệm. Theo tường trình của thông tín viên đài VOA June Soh thì người Ý nhập cư này đã kết bạn với rất nhiều người, và ông đã được thành phố mà ông gọi là nhà này vinh danh. Mời quí vị bấm vào mũi tên bên dưới để theo dõi thêm các chi tiết.

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-


Wikileaks là gì?

Jonathan Fildes

Phóng viên công nghệ, BBC News

Biểu tượng Wikileaks
Wikileaks nổi tiếng là trang mạng chuyên tung ra những thông tin nhạy cảm

Trang mạng chuyên tung tin nội gián, Wikileaks, một lần nữa lại trở thành tâm điểm chú ý.

Wikileaks mới tung ra một loạt các tài liệu mật của Mỹ, mà lần tung tin này, họ nói, lớn hơn rất nhiều so với các đợt tung tài liệu về Afghanistan và Iraq.

Tháng trước, Wikileaks đưa lên mạng gần 400 ngàn tài liệu cho biết chi tiết về các sự kiện tại Iraq sau cuộc chiến của Mỹ năm 2003 – chỉ vài tháng sau khi đã tung ra 90 ngàn tài liệu mật gồm các phúc trình về tình báo và các biến cố quân sự Mỹ tại cuộc chiến ở Afghanistan.

Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ “rò rỉ thông tin” của trang mạng vốn nổi tiếng vì ấn hành các tài liệu nhạy cảm của các chính phủ và các tổ chức được nhiều người biết đến.

Chẳng hạn vào tháng 4/2010, Wikileaks đưa lên trang mạng của họ video cho thấy một chiếc trực thăng Apache của Mỹ giết chết 12 người, trong đó có hai phóng viên Reuters, trong một trận tấn công ở Baghdad năm 2007. Một phân tích gia quân sự của Mỹ hiện đang đợi bị đưa ra xét xử vì tội để lộ video này, cùng các tài liệu nhạy cảm về quân sự và ngoại giao khác.

Vào tháng 9/2009, Wikileaks đưa ra một loạt danh sách và địa chỉ của những người mà họ nói là thuộc về đảng cực hữu BNP của Anh. BNP sau đó nói danh sách này là “sự giả mạo ác ý”.

Và trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2008, Wikileaks còn cho ra các bức ảnh chụp lại màn hình chứa hộp thư email, ảnh và sổ địa chỉ của ứng viên cho chức phó Tổng thống Mỹ là bà Sarah Palin.

Các tài liệu gây tranh cãi khác được trang mạng này đưa ra bao gồm một bản Quy trình Hoạt động chuẩn tại Trại Delta, là tài liệu đưa ra chi tiết những hạn chế đối với tù nhân tại vịnh Guantanamo.

Tranh chấp pháp lý

Wikileaks gây ra nhiều tranh cãi khi xuất hiện lần đầu tiên trên mạng vào tháng 12/2006 và hiện vẫn gây nhiều ý kiến chia rẽ. Một số người coi đây là tương lai của báo chí điều tra. Một số khác lại coi đây là hiểm họa.

Vào giữa tháng 3/2010, giám đốc mạng này là Julian Assange đưa ra một tài liệu được cho là của tình báo Mỹ, nói rằng Wikileaks là “mối đe dọa tới quân đội Hoa Kỳ”.

Chính phủ Mỹ sau đó khẳng định với BBC tài liệu đó là thực.

Một người phát ngôn cho quân đội Mỹ nói với BBC: “Việc ấn hành không được phép các tài liệu nhạy cảm của Bộ Quốc phòng trên Wikileaks sẽ cung cấp cho các dịch vụ tình báo nước ngoài những thông tin mà họ có thể sử dụng để gây hại cho quân đội và các lợi ích của Bộ Quốc phòng”.

Wikileaks giờ đây tuyên bố họ đã có trong tay hơn một triệu tài liệu.

Bất cứ ai cũng có thể cung cấp thông tin cho Wikileaks mà không cần nêu danh, nhưng một nhóm các chuyên gia đánh giá – là những người tình nguyện từ truyền thông chính thống, các phóng viên và nhân viên của Wikileaks – sẽ quyết định đăng tải những gì.

Ông Assange nói với BBC: “Chúng tôi sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến và kỹ thuật hợp pháp để bảo vệ các nguồn tin của chúng tôi”.

Julian AssangeÔng Assange là người sáng lập ra Wikileaks 

Trang mạng này nói họ nhận các “tài liệu mật, bị kiểm duyệt hoặc bị hạn chế mà có tầm quan trọng về chính trị, ngoại giao hay đạo đức”, nhưng họ không lấy các “thông tin hay tài liệu mang tính đồn đoán, phát biểu ý kiến hay tường thuật trực tiếp vốn sẵn có đối với công chúng”.

“Chúng tôi chuyên chú vào việc cho phép những người nội gián muốn nêu ra những sai trái hay các phóng viên bị kiểm duyệt đưa thông tin ra cho công chúng”.

Trang này được một tổ chức mang tên Sunshine Press điều hành và nói là họ được “cấp ngân sách nhờ các nhà hoạt động nhân quyền, phóng viên điều tra, kỹ thuật viên và công chúng”.

Kể từ lần đầu xuất hiện trên mạng, Wikileaks đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức về pháp lý, muốn họ phải bị đưa ra khỏi mạng.

Chẳng hạn vào năm 2008, ngân hàng Thụy Sỹ Julius Baer đã thắng kiện, được phép ngăn chặn trang mạng sau khi Wikileaks tung ra “vài trăm tài liệu” về các hoạt động ở nước ngoài của ngân hàng này.

Tuy nhiên, rất nhiều trang mạng anh em khác của Wikileaks – với các máy chủ khác nhau đặt tại nhiều nơi trên thế giới – vẫn tiếp tục hoạt động.

Lệnh của tòa sau đó đã bị bỏ đi.

Vai trò tương lai

Wikileaks tuyên bố cho tới nay, họ đã phải đương đầu với hơn “100 vụ tấn công bằng pháp lý”, một phần là do cái mà họ mô tả là “hệ thống máy chủ chống nổi đạn” của họ.

Ban đầu, trang Wikileaks phần lớn nằm trong hệ thống máy chủ của nhà cung cấp Thụy Điển PeRiQuito (PRQ), vốn nổi tiếng vì còn là máy chủ cho trang mạng chia sẻ dữ liệu The Pirate Bay.

Wikileaks còn có các tài liệu thuộc các ngành tư pháp, trong đó có của Bỉ.

Nhờ có kinh nghiệm xử lý với các đạo luật khác nhau trên thế giới, Wikileaks đã được các dân biểu Iceland nhờ tới để giúp thảo ra kế hoạch cho chương trình Sáng kiến Truyền thông Hiện đại Iceland (IMMI).

Kế hoạch này kêu gọi chính phủ chấp thuận các đạo luật bảo vệ phóng viên và nguồn cung cấp tin cho phóng viên.

Khi đó, ông Assange nói: “Để bảo vệ an toàn cho các nguồn tin của mình, chúng tôi phải phân bố các tài sản, mã hóa mọi thứ, và di chuyển nhân sự cũng như hệ thống viễn thông khắp thế giới để tận dụng các đạo luật bảo vệ tại các hệ thống tư pháp khác nhau”.

“Chúng tôi đã trở nên sành sỏi về chuyện này, và chưa bao giờ bị thua trong vụ kiện nào, hay để mất nguồn cung cấp tin nào, nhưng chúng tôi cũng không mong đợi tất cả mọi người sẽ phải trải qua những nỗ lực phi thường mà chúng tôi phải thực hiện”.

Mặc dù có tiếng tăm, trang mạng này đã phải đối diện với những vấn đề về tài chính. Vào tháng 2/2010, họ ngừng các hoạt động vì không thể trang trải chi phí.

Đóng góp từ các cá nhân và tổ chức đã giúp cứu Wikileaks.

Ông Assange nói với đài BBC rằng trang Wikileaks đã tăng trưởng mạnh mẽ và đã nhận được “rất nhiều tài liệu đặc biệt”.

@ bbc

==================================================

Wikileaks tung hàng trăm ngàn bí mật ngoại giao
Ả Rập lo ngại Iran, kế hoạch Bắc Hàn, tin tặc Trung Quốc

Quốc Vương Abdullah của Ả Rập Saudi (giữa) niềm nở bắt tay Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran, trước mặt Hoàng Thái Tử Sultan (phải), tại phi trường Riyadh năm 2007. Ðiện tín mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy là trong hậu trường, Quốc Vương Abdullah thúc giục Mỹ tấn công Iran để triệt hạ chương trình hạt nhân nước này. (Hình: AP Photo/Hasan Sarbakhshian, File)

Hàng trăm ngàn tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bị công bố hôm Chủ Nhật, mở tung cánh cửa hậu trường ngoại giao quốc tế, với những lời phê bình bộc trực và những áp lực của Mỹ nhắm vào những điểm nóng Afghanistan, Iran, Bắc Hàn.

Những tài liệu này được đưa lên trang mạng wikileaks.org, đồng thời được trích đăng trên các báo New York Times, Le Monde (Pháp), Guardian (Anh), Der Spiegel (Ðức) và nhiều báo khác.

Loạt hồ sơ này là hơn 250,000 bức điện tín ngoại giao qua lại giữa Bộ Ngoại Giao và các tòa đại sứ, lãnh sự khắp nơi. Chúng tiết lộ những nỗi lo của khối Ả Rập đối với chương trình hạt nhân Iran, và những kế hoạch của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn.

Ngoài ra, còn có thư từ đề nghị những nhà ngoại giao Mỹ tại Liên Hiệp Quốc thu thập tin tức về tổng thư ký LHQ, các cộng sự của ông, và những nhà ngoại giao nước ngoài, với tầm mức rất xa so với tin tức thu thập bình thường trong ngoại giao.

Tòa Bạch Ốc lập tức lên án việc phát tán những tài liệu này, nói rằng “tiết lộ như vậy gây nguy hại cho các nhà ngoại giao, các chuyên gia tình báo, và mọi người trên khắp thế giới khi tìm đến Hoa Kỳ để được trợ giúp trong việc thúc đẩy dân chủ và chính phủ minh bạch.”

“Bản chất của điện tín báo cáo về Washington là bộc trực và không đầy đủ thông tin, không phản ánh chính sách quốc gia và nhiều khi cũng không có ảnh hưởng gì đến quyết định chính sách cuối cùng,” Tòa Bạch Ốc nói thêm.

“Tuy nhiên, những bức điện tín này có thể gây trở ngại cho việc bàn thảo riêng tư với chính quyền hoặc lãnh tụ đối lập ở ngoại quốc,” Tòa Bạch Ốc nói. “Khi nội dung những cuộc nói chuyện riêng tự bị đăng lên trang nhất báo chí thế giới, điều này không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi ngoại giao Hoa Kỳ, mà còn quyền lợi của đồng minh và bạn bè trên thế giới.”

Trên trang web của mình, báo The New York Times viết, đây là “những tài liệu quan trọng, phục vụ lợi ích công cộng, làm rõ những mục tiêu, thành công, thỏa hiệp và thất vọng về ngoại giao của Mỹ, một điều mà các tài liệu khác không làm được.”

Trụ sở Google tại Bắc Kinh trong bức hình chụp hồi tháng 3. Ðiện tín ngoại giao mật, bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh có nguồn tin báo cho biết chính Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc ra lệnh tin tặc xâm nhập hệ thống máy tính của Google. (Hình: AP Photo/Gemunu Amarasinghe, File)

Báo The Guardian cho biết một số điện tín cho thấy Quốc Vương Abdullah của Ả Rập Saudi liên tục kêu gọi Hoa Kỳ tấn công Iran để phá hủy chương trình hạt nhân. Tờ báo này cho biết các giới chức Jordan, Bahrain công khai gọi chương trình hạt nhân của Iran phải được chặn đứng bằng mọi cách. Ðiện tín tiết lộ các nhà lãnh đạo của Ả Rập Saudi, UAE và Ai Cập gọi Iran là “’độc ác,’ là một ‘mối đe dọa sự hiện hữu’ và là một thế lực ‘sẽ đưa chúng ta tới chiến tranh,’” báo The Guardian cho biết.

Những tiết lộ này có thể gây khó khăn vì mặc dù ai cũng biết mối quan ngại của những quốc gia vùng Vịnh, nhưng các nhà lãnh đạo ở khu vực hiếm khi nói những lời như thế trước công chúng.

Báo New York Times nhấn mạnh tài liệu cho thấy Mỹ và Nam Hàn đang chuẩn bị cho “sự sụp đổ toàn diện của Bắc Triều Tiên” và thảo luận về những triển vọng cho một đất nước thống nhất nếu Bắc Hàn suy sụp từ bên torng.

Tờ báo cũng trích dẫn tài liệu cho thấy Mỹ gây áp lực ép các nước nhận tù nhân được thả ra khỏi Guantanamo Bay. Báo này nói Slovenia bị ép phải nhận một tù nhân nếu tổng thống nước này muốn gặp Tổng Thống Barack Obama. Một đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, Kiribati, được viện trợ hàng triệu đô la để nhận một nhóm tù.

Báo này cũng trích dẫn một điện tín từ tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh trích dẫn một số nguồn cho rằng Bộ Chính Trị nước này chỉ đạo cho tin tặc xâm nhập vào hệ thống máy điện toán của Google.

Báo New York Times nói rằng sau khi nhận được tài liệu từ Wikileaks, họ đã lược bớt thông tin, rồi gởi đến giới chức chính quyền Obama để mời họ có ý kiến gạt bỏ thông tin nào có hại cho an ninh quốc gia.

Sau khi xem qua, giới chức chính quyền đề nghị lược bớt thêm một số thông tin, báo Times nói. Tờ báo cho biết họ đã đồng ý với một số đề nghị này, nhưng không phải tất cả.

@NguoiViet

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Nợ xấu của Vinashin đe dọa một số ngân hàng Việt Nam

Vinashin đã trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ.

Vinashin đã trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ

Đức Tâm

Báo trên mạng Bloomberg cho biết là theo nhận định của công ty tư vấn tài chính Moody, nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin tương đương khoảng 3% tổng số tiền cho vay của một số ngân hàng Việt Nam. Vinashin, hiện đang đứng bên bờ vực phá sản, khó có thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn và điều này có nguy cơ gây khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam.

Trong một nghiên cứu được công bố ngày hôm nay, 29/11/2010, bà Karolyn Seet, chuyên gia phân tích tại Singapore thuộc công ty Moody’s, cho biết là ngày 19/11, tập đoàn Vinashin tuyên bố có thể hoãn trả 60 triệu đô la đáo hạn trong khoản vay 600 triệu đô la, trong lúc chính phủ Việt Nam dường như không muốn giúp đỡ giải quyết những khó khăn tài chính.

Vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thay thế ban lãnh đạo Vinashin và chính phủ thông báo tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp này. Trong khi đó, lãnh đạo mới của tập đoàn, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định lại rằng Vinashin sẽ tự cơ cấu lại trên cơ sở những gì còn lại của doanh nghiệpTập đoàn này.

Theo chuyên gia Seet, việc hoãn trả một khoản nợ dài hạn đi kèm với việc chính phủ không hỗ trợ, có thể buộc các ngân hàng Việt Nam phải cơ cấu lại khoản nợ của Vinashin, gây thiệt hại cho các ngân hàng này.

Tháng 8 năm nay, chính phủ Việt Nam thông báo, nợ của Vinashin tính cho đến tháng sáu, lên tới 86 ngàn tỷ đồng, tương đương 4,4 tỷ đô la.

Trước đây, giới phân tích nghĩ rằng chính phủ Việt Nam sẵn sàng ứng cứu, cấp vốn cho bất kỳ ngân hàng nào gặp khó khăn. Nhưng nhìn vào vụ Vinashin, thì trong tương lai, không có gì chắc chắn là chính phủ sẽ giúp đỡ các ngân hàng khi rơi vào tình trạng thiếu hụt các phương tiện thanh toán.

Theo số liệu của Bloomberg, Vinashin đã phát hành 16,2 tỷ đồng công trái và khoản vay này sẽ được thanh toán vào tháng tư năm 2017. Chi nhánh ngân hàng Deutsche Bank Vietnam cho biết, lãi suất danh nghĩa là 9%, tuy nhiên, do thị trường thiếu tin tưởng vào khả năng tài chính của Vinashin, lãi suất của công trái này đã lên tới 21,16% ngày hôm nay.

Lãnh đạo một số các ngân hàng cho vay của Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, cho biết, Vinashin là con nợ lớn nhất của họ. Trong khi đó, đa số các khoản cho vay không được khấu trừ và được coi là loại tín dụng đặc biệt.

Bản nghiên cứu của công ty tư vấn Moody’s nhận định, vụ Vinashin cho thấy chính phủ không thể cùng một lúc hỗ trợ các tập đoàn và khu vực ngân hàng. Điều này làm các ngân hàng lo ngại bị mất vốn khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, tổng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 40% khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

@ RFI

—————————————————————————————————————————————————————————————————————–

Dòng dõi cứng rắn mới của Bắc Hàn

Nguồn: Jerry Guo, Newsweek

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Cuộc tấn công chết người vào Nam Hàn báo hiệu một giai đoạn hung hăng kéo dài, bắt nguồn từ sự thay đổi lãnh đạo ở Bình Nhưỡng.

Cuộc tấn công bất ngờ hồi tuần trước của Bắc Hàn vào vùng biên Yeonpyeong của Nam Hàn Quốc đáng lo ngại không chỉ bởi vì nó đánh dấu việc lần đầu tiên thường dân đã bị nhắm mục tiêu và sát hại sau khi chiến tranh kết thúc hơn một thế kỷ rưỡi trước đây. Thực hiện trong bối cảnh nguy hiểm, có tính cách “kề cận chiến tranh” gần đây – vụ đánh chìm tàu Cheonan, gây căng thẳng các xung đột gần biên giới, việc tiết lộ một nhà máy sản xuất hạt nhân bí mật và rõ ràng điều này không còn chỉ là những trò diễn tuồng của vương quốc ẩn dật này nữa.

Tuy nhiên, các quan chức phương Tây và hai bên Triều Tiên tiếp tục nhìn thấy – hoặc hy vọng – rằng sự leo thang mới nhất này là sự vùng vẫy của Bắc Hàn để mong tìm một vị trí tốt hơn tại bàn đàm phán, đặc biệt là, khi đất nước vẫn tiếp tục bị thiếu lương thực trầm trọng. Sự thật khó nghe phải không ? Những gì chúng ta đang nhìn thấy, nhiều khả năng là sự khởi đầu cuộc chuyển dịch của một chính sách cứng rắn, loại chính sách mà thế giới đã từng không nhìn thấy nữa kể từ sau cuộc chuyển quyền mới đây của chế độ kiểu Stalin, khi vị Lãnh tụ Kính yêu, Kim Jong-il, đã nhận dây cương từ Kim Il Sung, cha của mình. Lý do khiến kịch bản này đáng sợ chính là những quyền lực bên ngoài Bắc Hàn, thậm chí cả Trung Quốc, đất nước gần nhất mà Bắc Hàn từng có được trong tính cách là một đồng minh – đã có ít sức bẩy tác động trong việc thay đổi hành vi tâm thần phân liệt của miền Bắc.

Theo như hai quan chức chính phủ cao cấp, những người đã không có thẩm quyền tuyên bố bởi vì họ đang tham gia vào các cuộc thương thảo đang diễn ra, nếu không có gì khác xảy ra, tòa Bạch Ốc đang chấp nhận một thái độ chờ xem, bởi vì các lựa chọn để đối phó với một chế độ Bắc Hàn táo bạo như vậy là có hạn chế. Được phép như thế, Hàng không Mẫu hạm USS Washington đã được điều đến cuộc tập trận bốn ngày với Hải quân Nam Hàn, nhưng động thái này chủ yếu là có tính tượng trưng. Washington đang ở trong một vị trí đặc biệt giới hạn bởi vì bất kỳ nhượng bộ nào, cụ thể là trở lại với cuộc đàm phán lục quốc cũng có thể được xem như là sự khuyến khích loại bắt nạt này, hai viên chức cao cấp đã cho biết.

Thật vậy, cuộc pháo kích hồi tuần trước đã diễn ra trong cùng một vùng biển nơi xảy ra vụ đánh chìm tàu quân sự Nam Hàn Cheonan, sát hại 46 thủy thủ trong tháng này. Tin tức cũng đã xuất hiện vào cuối tháng Mười, từ hai đoàn đại biểu Mỹ trở về nước, rằng chế độ có trang bị vũ khí hạt nhân đã bí mật xây dựng một nhà máy sản xuất hạt nhân thứ nhì, khiến nhiều nhà phân tích nghĩ rằng quân đội Bắc Triều Tiên chẳng bao lâu nữa sẽ tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba .

Bằng chứng ngày càng rõ từ các chuyến bay không ngưới lái và các đe dọa của Bắc Hàn trong những tháng dẫn đến cuộc đột kích gợi ý về một cuộc tấn công có chủ ý. Nhưng động thái trông như hướng vào bên trong nội bộ của họ, cho thấy rằng Kim Jong Un, người con trai thứ ba của Lãnh tụ Kính yêu đã bắt đầu tiến trình đổ bê tông cho cơ sở quyền lực của mình trong một xã hội ưu tiên về quân sự. Người thừa kế có khuôn mặt trẻ con này được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh chìm tàu Cheonan. Những sự cố này tương tự như các trò hề chết người của Kim Jong-il trong những năm đầu tiên của ông ta trong vị trí chờ đợi lên ngôi. Năm 1983, ông dàn dựng một vụ ám sát Tổng thống Nam Triều Tiên, người đã đi du lịch ở Miến Điện. Âm mưu không thành công này đã giết chết 21 người, bao gồm một số thành viên của nội các Nam Hàn. Bốn năm sau, ông bị cáo buộc chủ mưu vụ đánh bom một máy bay chở khách Nam Hàn bay về Hán Thành, theo điệp viên Bắc Hàn Kim hui-Hyon, vụ tấn công đã giết chết tất cả 115 người trên máy bay.

Sự kiện là quay lại với các chiến thuật từ thời Chiến tranh Lạnh đánh dấu sự nổi lên của các tướng lãnh, những người đang củng cố sự kiểm soát của họ đối với chàng Kim non trẻ. Từ năm ngoái, khi những tin đồn thừa kế chuyển quyền bắt đầu rỉ ra, tiếng nói công khai của Bình Nhưỡng đã nổi thành các thang âm ngày càng hiếu chiến của các cơ quan quân sự, chẳng hạn như Ủy ban Quốc phòng và Quân đội nhân dân Triều Tiên hơn là từ Bộ Ngoại giao tương đối chừng mực.

Động lực quyền thế đang thay đổi nhanh chóng: Kim Jong-il trông thấy phải hạ mình trước các tướng lãnh diều hâu của mình – chứ không có cách nào khác, để mà củng cố người con trai còi cọc của mình. Mặc dù anh ta không hề có kinh nghiệm quân sự, Kim trẻ đã được giao cho một hạng tướng bốn sao vào tháng Chín này trong một cuộc họp hiếm có.

Có thể chính là cuộc đấu đá nội bộ này, chứ không phải là sự thôi thúc phải trở lại bàn đàm phán lục quốc, đã đưa đến cuộc xâm lược gần đây. Trong lịch sử, Bắc Triều Tiên chưa bao giờ thương thảo với các nhà lãnh đạo ngoại quốc yếu kém, và cả Washington-với cuộc bầu cử giữa kỳ thảm hại của đảng Dân chủ, và Tokyo-với tỷ lệ ủng Naoto Kan xuống thấp kỷ lục, đều đang có các nhà lãnh đạo vướng bận đấu tranh. Chiến lược hơn, chế độ Bình Nhưỡng có thể cảm nhận được rằng sau năm 2012, họ sẽ không có được một thoản thuận thuận lợi hoặc lâu dài, khi Mỹ, Hàn Quốc, và Nga bầu cử tổng thống của họ và Hồ Cẩm Đào sẽ bước xuống ở Trung Quốc.

Các cuộc đấu đá tranh giành nội bộ có tiềm năng nguy hiểm đảo ngược Bán đảo Triều Tiên vào một cuộc chiến đấu nghiêm trọng hoặc dai dẳng hơn. Mặc dù người Nam Hàn phản pháo lại, phản ứng của họ là chừng mực nếu không muốn nói là yếu. Nhưng lập trường của Seoul đang cứng rắn hơn, với vị tổng thống bảo thủ Lee Myung-bak, người đã ra khỏi “chính sách Ánh dương” từng có từ lâu đời với phía Bắc – đã ra lệnh tăng cường phòng thủ cho bán đảo và các biện pháp tham dự tích cực hơn. Sau cuộc viếng thăm Yeonpyeong của vị chỉ huy quân đội Mỹ tại Nam Quốc vào thứ Sáu, miền Bắc phản ứng bằng một cuộc thực tập pháo binh đáng báo động, và hãng tin chính thức của họ đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng “tình hình bán đảo Triều Tiên nhích gần hơn tới bờ vực của chiến tranh”. Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn cũng vừa được thay thế tuần trước khi đối diện với những chỉ trích về phản ứng quân sự mềm mỏng của đất nước. Không phải là không còn phương cách xoay sở, không lâu sau vụ tàu Cheonan bị đánh chìm, Lee đã thôi không đòi hỏi lời xin lỗi chính thức như là một điều kiện tiên quyết để đàm phán và đã từ bỏ ý tưởng sử dụng loa phóng thanh để nguyền rủa lính bảo vệ Bắc Hàn tại khu phi quân sự với các tuyên truyền chống cộng .

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc, đất nước đang ngày càng bực bội với Bình Nhưỡng là kẻ có thể làm thay đổi tình hình. Dù không hề có chia rẽ công khai về chính sách đối với Bắc Hàn, Bắc Kinh không hề muốn một Bình Nhưỡng táo bạo sẽ làm nổi bật lên cuộc đối đầu khiến gây rối cho Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ vào một thời điểm khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo chưa được thử thách kế tiếp của Trung Quốc đang chuẩn bị lên ngôi. Tuần này, tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đang kêu gọi các đối tác Trung Quốc của mình để yêu cầu một lập trường cứng rắn hơn, có thể là bằng cách kêu gọi sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho hành động ngọai giao của Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng gây áp lực đến người hàng xóm bất ổn của mình, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có xem cuộc tấn công mới nhất này như là một sự đe dọa đến hòa bình khu vực, do đó là mối đe dọa lớn hơn sự bất ổn định trong nội tình Bắc Hàn hay không.

Hiện nay, không ai có thể kham nổi một cuộc chiến tranh, có vẻ như khu vực này sẽ phải ở trong một tình trạng dài lâu của các khiêu khích chỉ trỏ mắng chửi nhau mê say, trừ khi Bắc Hàn tấn công vào trong lãnh thổ Đại Hàn. Có vẻ như Kim và đám ngu độn của y lại xoay sở để tối thiểu cũng được trở lại sân khấu trung tâm một lần nữa.

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-