Một thanh niên người Việt đặt chân đến Mỹ với vỏn vẹn 2 USD trong túi và rồi 15 năm sau, anh đã bán công ty riêng của mình với giá 1,8 tỷ USD.
Thành công đầy ấn tượng của nhà doanh nghiệp trẻ người Việt tên là Trung Dũng đang thu hút giới truyền thông Mỹ. Anh đang trở thành một “huyền thoại” trong thế giới công nghệ cao.
Những bài viết về anh xuất hiện trên các báo và tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle… và trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của biên tập viên đài CBS Dan Rather.
Nhà doanh nghiệp trẻ Trung Dũng.
Liều thuốc uớc mơ!
Bước ngoặt lớn đầu tiên đến với anh 20 năm trước đây khi là một chàng trai 17 tuổi. Năm 1984, Trung Dũng rời Việt Nam sang Mỹ. Lúc bấy giờ, trong túi anh chỉ có vỏn vẹn 2 USD và vốn tiếng Anh rất ít ỏi.
Lúc đầu anh và người chị của mình xin được lưu trú ở Louisiana, sau đó chuyển sang Boston. Một năm sau, anh may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học và ghi tên học hai môn Toán và Tin học ở Trường Đại học Massachusetts ở Boston.
Trung Dũng tiếp tục vừa học vừa làm đủ thứ công việc, từ rửa chén bát trong nhà hàng đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính để nuôi sống bản thân và gia đình. Hàng tháng anh trích một phần ba khoản thu nhập từ 300 đến 400 USD để gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Cuối cùng anh đã lấy được hai bằng đại học về toán và tin học, đồng thời hoàn tất một phần lớn chương trình cao học.
Cũng trong thời gian đó, mẹ anh bị bệnh ung thư, anh phải tạm dừng việc học để đi làm cả ngày kiếm tiền lo cho mẹ. Cuối năm 1995, sau khi mẹ mất, anh từ bỏ công việc chạy thử phần mềm để theo đuổi kế hoạch: Phát triển một chương trình có thể giúp các công ty chỉ đạo, kiểm soát, quản lý công việc kinh doanh qua mạng.
Do không có đủ tiền mua máy tính xách tay, anh phải gắn chiếc máy tính cá nhân cồng kềnh và màn hình 17-inches lên chiếc xe hơi Honda Civic rồi “kéo lê” nó đi từ nơi này đến nơi khác để giới thiệu phần mềm của mình.
Do không có bề dày thành tích, anh chẳng thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Vốn đã ốm yếu, anh lại càng ốm hơn do bị sụt cân và trở nên xanh xao vì mất ngủ do bị giằng xé giữa sức ép phải nuôi sống gia đình và thực hiện ước mơ của mình.
May mắn thay, một người bạn giới thiệu anh với Mark Pine, nguyên là Ủy viên Ban Quản trị Sybase Inc đã về hưu nhưng vẫn muốn nhảy vào ngành công nghệ kỹ thuật cao. Đó là một cơ hội mà Dũng quyết định không để vuột mất.
Thành công
Được sự hỗ trợ của Mark Pine, OnDisplay trở thành một trong những công ty phần mềm thành công, thu hút những khách hàng như Travelocity.com. Ý tưởng của anh đã thuyết phục được các nhà đầu tư và huy động được 35 triệu USD từ các nhà đầu tư trước khi chuyển sang cổ phần hóa.
Với kiến thức về máy tính, Trung Dũng thành lập OnDisplay, chương trình giúp các doanh nghiệp lấy dữ liệu từ những vị trí khác trên mạng trong khi vẫn ở tại chỗ của mình.
Khi công ty chuyển sang cổ phần hóa (năm 1999), trị giá cổ phiếu của Trung Dũng trên giấy tờ là 85 triệu USD. Năm tháng sau, công ty và thương hiệu của nó được chuyển nhượng cho Vignette với cái giá 1,8 tỷ USD.
Ở khu trường sở Bishop Ranch tại San Ramon, trong tòa cao ốc cạnh trụ sở cũ của OnDisplay, Trung Dũng lại mở một công ty phần mềm mới, một công ty Fogbreak mà anh hy vọng sẽ “tỏa sáng” hơn công ty trước của mình.
Với Fogbreak, anh đặt mức yêu cầu cao hơn trước. Vừa là sáng lập viên, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành, anh muốn làm cho Fogbreak phát triển thành một công ty lớn và có lợi nhuận ngang ngửa với PeopleSoft nổi tiếng của Mỹ.
Khiêm tốn!
Hiện nay Fogbreak vẫn đang đối mặt với những thách thức của thị trường kỹ thuật cao, đang tăng cao trong những tháng gần đây, nhưng không đến nỗi nóng bỏng như thời OnDisplay.
Oracle Corp và PeopleSoft xích lại gần nhau trên thị trường phần mềm, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng khi mua những sản phẩm của một công ty mới phát triển mà họ lo rằng sẽ không còn tồn tại trong những năm tới. Nhưng Dũng không hề nhụt chí.
Trụ sở chính của Fogbreak, công ty mới của Trung Dũng chẳng có chút hào nhoáng để xứng tầm với một người vừa tạo lập một gia tài kếch xù. Từng cả gan thành lập công ty trong bối cảnh kinh tế suy sụp, Trung Dũng hiểu rằng không được hoang phí trong chi tiêu. Anh thà không có thư ký và một văn phòng xa hoa lộng lẫy để tập trung tất cả cho nhu cầu của khách hàng.
Những người từng gặp người tỷ phú này khi anh còn là một chàng trai tay trắng đều nhận xét rằng, anh là một người rất khiêm tốn. Anh thành công vì đã biết nắm bắt cơ hội một cách nghiêm túc.
Trước ông Lellouche, hồi tháng Bảy Bộ trưởng Hervé Morin đã có chuyến thăm lịch sử tới Hà Nội, với tư cách bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Pháp tới Việt Nam kể từ khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong chuyến thăm đó, ông Morin đã nhấn mạnh rằng Pháp “sẵn sàng về mặt chính trị” trong việc tham gia hiện đại hóa quân đội Việt Nam, và đã thảo luận với lãnh đạo Việt Nam về các hợp đồng mua bán radar, trực thăng và máy bay vận tải.
Hãng thông tấn Pháp cho rằng, với 3.200 cây số bờ biển, Việt Nam đang tập trung hiện đại hóa hải quân, nhất là trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền với nước láng giềng Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Việt Nam đã mua nhiều vũ khí và trang thiết bị từ Nga trong hai năm qua, tiêu biểu là hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và 20 chiến đấu cơ Su-30MK2.
“Thế nhưng nước Nga ngày nay không còn là Liên bang Xô viết nữa,” AFP dẫn lời một nhà quan sát nói: “Việt Nam đang tìm cách tiếp cận các nước lớn phương Tây nhằm đề phòng quan hệ với Bắc Kinh xấu đi”.
Hướng về phương Tây
Hãng tin Pháp cho rằng những điều cấm kỵ xưa kia trong quan hệ với Mỹ và Pháp nay không còn nữa.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hồi cuối năm 2009 đã thăm cả hai quốc gia nói trên, và có cuộc gặp quan trọng tay đôi với người tương nhiệm Hoa Kỳ Robert Gates.
Ông Benoît de Tréglodé, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (IRASEC), đặt tại Bangkok, Thái Lan, nói: “Tuy quân đội Việt Nam không công bố về các thỏa thuận đối tác với nước ngoài, họ đã trở nên cởi mở hơn rất nhiều”.
Tuy nhiên, theo AFP, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra về quy mô hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.
Về danh chính ngôn thuận, ngân sách quốc phòng chỉ chiếm 2% GDP của Việt Nam.Thế nhưng thực tế, theo đánh giá của Pháp, con số này không bao gồm nhiều hợp đồng mua bán vũ khí mà Hà Nội vẫn giữ bí mật.
Trong chuyến thăm của Quốc vụ khanh Pierre Lellouche, Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 56 triệu euro để thực hiện dự án chế tạo vệ tinh quan sát với hai công ty Pháp là Astrium SAS thuộc Tập đoàn Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng châu Âu (EADS) và công ty VEGA
Ra mắt dự án xây dựng ‘Las Vegas châu Á’ tại Lạng Sơn
Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn chính thức ra mắt Dự án Dân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn – nơi được nhà đầu tư tin tưởng rằng có tiềm năng trở thành một trong 4 thành phố casino lớn nhất thế giới, sánh ngang với Las Vegas, Macau, Genting.
Hoàng Đồng Lạng Sơn là dự án xây dựng Thành phố Casino đầu tiên tại Việt Nam trên mặt tiền đại lộ 1A – Thị trấn Cao Lộc, thuộc đặc khu kinh tế Lạng Sơn, với diện tích quy hoạch toàn khu 186 ha và tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD.
Phối cảnh tổng thể Sân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn.
Quần thể Dự án Sân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn bao gồm: Trung tâm thương mại quốc tế 50.000 m2, 3 tòa khách sạn thương mại và casino Lạng Sơn, 6 tòa khách sạn, chung cư cao cấp, 10 tòa cao ốc văn phòng cho thuê, 300 khu biệt thự nghỉ dưỡng sân Gofl, trung bình diện tích mỗi tòa từ 300 đến 400 m2, 1659 cửa hàng cho thuê, quần thể Câu lạc bộ vui chơi giải trí gồm bể bơi, trung tâm chăm sóc sức khỏe Spa, các sân vận động cỡ lớn, trung và nhỏ, sân cầu lông, tennis, chợ truyền thống và khu mua sắm cao cấp… Các công trình dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao, quy hoạch một cách tổng thể và đồng bộ. Theo ông Lâm Bảo Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn, từ nay đến hết quý 2 năm 2011 sẽ giới thiệu ra thị trường khu biệt thự liền kề cao cấp gồm 240 căn (đã xây thô và có sổ đỏ) được thiết kế theo 4 phong cách kiến trúc châu Âu khác nhau (thành Orsay, Cung điện Versailles, Bảo tàng Louvre, thành Provence). Đến quý 4 năm 2012 hoàn thành tiếp 192 căn hộ liền kề thương mại, 100 tòa nhà biệt thự đồng thời đi vào hoạt động khách sạn cao cấp, 3 khách sạn Casino và Sân Golf 18 lỗ cũng bắt đầu đón khách.
Sân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn cách cửa khẩu Hữu Nghị 12 km, cách thủ phủ tỉnh Quảng Tây 220 km và cách Thủ đô Hà Nội 150 km. Từ khu đô thị này có thể đi bằng đường bộ tới Thành phố Nam Ninh của Trung Quốc. Với lợi thế nằm trong khu vực hành lang vàng, là cửa khẩu quan trọng nhất để Trung Quốc bước vào Asean đồng thời là khu miễn thuế mậu dịch tự do của Trung Quốc đối với Việt Nam, khu vực được cho là trong 10 năm nữa sẽ phát triển và có tiềm lực nhất châu Á.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới Bất động sản Netreal Việt Nam là đơn vị được chủ đầu tư Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn ủy quyền phân phối độc quyền dự án này.
SAN JOSE, California – Ông Lê Văn Bá, người sáng lập hệ thống Lee’s Sandwiches, gồm hơn 30 tiệm ở California và một số nữa ở bốn tiểu bang khác, vừa từ trần vì ung thư hôm Thứ Ba, hưởng thọ 79 tuổi, theo tin của The Mercury News.
Ông Lê văn Bá sáng lập Lee’s Sandwiches vào đầu thập kỷ 1980. Hồi ở Việt Nam trước 75 ông từng là một doanh nhân thành công, ông Lê Văn Bá làm chủ một nhà máy đường ở Nam Việt Nam. Annie Le, con gái trưởng của ông nói: “Mọi người gọi ông là ‘Vua Ðường.’ Bấy giờ ông rất có tiếng ở Việt Nam.”
Sang định cư ở San Jose vào năm 1980; sau ba năm, ông cùng các con bắt đầu gầy dựng lại sự nghiệp bằng cách mở hệ thống Lee’s Sandwiches, dựa theo nguyên tắc hệ thống bán thức ăn nhanh McDonald’s của Ray Kroc.
Cùng vợ Nguyen Thị Hanh, năm con trai và bốn gái, ông lèo lái gia đình làm ra những sản phẩm như bánh mì, chè, chả, bánh các loại, kể cả các đồ đóng gói nhập cảng từ Pháp.
Từ bảy tiệm ở San Jose, rồi nhảy xuống vùng Nam California và lan qua cả miền Tây Nam, hệ thống các tiệm của ông Ba và gia đình được coi là một trong những hệ thống kinh doanh đầu tiên của người Việt, xâm nhập vào dòng chính ở các khu mua bán của Hoa Kỳ.
Khi ông Bá và gia đình mới dọn đến San Jose cách đây 30 năm, sau một thời gian ngắn tạm cư ở New Mexico và Monterey, ông Bá quyết định tự làm chủ lấy mình chứ không làm công cho người khác nữa.
Ðiều này có nghĩa là họ phải tự học để kinh doanh lấy. Hai người con trai lớn nhất, Lê Văn Chiêu và Henry Lê cùng ông Bá bán thức ăn lưu động trên một chiếc xe truck, loại xe người Việt Nam quen gọi là “xe lân,” từ đó họ khuếch trương thành công với tên Lee Industrial Catering.
Về sau nhờ vợ ông học hỏi thêm cách chế biến thức ăn từ người bà con làm bếp chính ở Việt Nam, họ mở tiệm Lee’s Sanwiches đầu tiên vào tháng 6, 1983 tại trên đường Santa Clara, San Jose.
Kể từ đó hệ thống Lee’s Sandwiches bành trướng nhanh chóng khắp vùng Bay Area và quận Cam, ngay cả những nơi xa xôi như Oklahoma City, Dallas, Houston và Chandler, Arizona.
Ngoài việc kinh doanh, ông Bá là cựu chủ tịch Hội Ðồng Hương An Giang ở South Bay.
Tuy ít tham gia chính trị, ông Bá cũng bị ảnh hưởng trong vụ đòi bãi nhiệm Nghị Viên Madison Nguyễn, khi một số người chủ trương “Recall Madison Nguyễn” tố cáo ông Bá bênh vực cô Madison Nguyễn. (TP)
Kịch bản đã diễn ra còn “có nghề” hơn tớ dự kiến tí chút! Đặc biệt là vài sự cố ngoài tầm kiểm soát như vụ chất vấn “ai chỉ đạo web chính phủ “doạ nạt”, ”chụp mũ” đại biểu của nhân dân phát huy dân chủ tại Hội Trường Quốc Hội”? Hoặc bị “quay” về những con số tưởng tượng, những phần trăm vu vơ (như %Pe mà Pe thì không có tính đơn vị % bao giờ)… những con người cụ thể, những câu phát ngôn cụ thể. Đến nỗi người bị chất vấn đành… ”xin lỗi!… để xem lại”… hoặc “… không hiểu tôi diễn đạt thế nào đó không rõ chứ… nội dung nó là thế này…” Còn lại tất cả đều đúng như tớ đã dự đoán trong 2 entries trước!
1/ Vấn đề nguy hiểm chết người nhất là kiến nghị “Dừng ngay việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên” của ba ngàn trí thức, lão thành cách mạng, khoa học gia thứ thiệt, các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước đã bị chính thức bác bỏ, không một câu trả lời, coi như không hề có. Vẻn vẹn chất vấn về vấn đề đại sự quốc gia còn lại duy nhất một đại biểu Dương Trung Quốc…, đơn độc, bé miệng giữa hàng loạt những vị không “ai khảo mà xưng” về cái chủ trương lớn này cực kỳ đúng đắn, cực kỳ có lợi cho kinh tế, dân sinh cho tương lai đất nước. Tất cả đều đã được chuẩn bị cực kỳ đầy đủ và “khoa học” để khẳng định lần cuối cùng: MIỄN BÀN THÊM VỀ BÔ-XÍT!
Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, kể cả cấp tốc cho một phái đoàn đi nghiên cứu tình hình bùn đỏ của Hung-ga-ri, và trở về trước ngày chất vấn chính phủ với những tài liệu “nóng hổi”, ”không thể bác bỏ” như: Kỹ thuật bể chứa của Hung cổ lỗ sỹ từ năm 1942 còn “Ta” xây dựng bể chứa bằng kỹ thuật “hiện đại nhất thế giới”… nên các vị cứ yên tâm đi!… thì cuối cùng vị nào vị nấy đều nhắc đi nhắc lại: Đây là chủ trương lớn của Đảng… là “Đã có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính Trị”… Chỉ cần nhắc lại lời của thủ tướng N.T.D tổng kết như sau: ”Việc thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán từ Đại Hội IX và Đại Hội X của Đảng. Để triển khai chủ trương này, trong hai nhiệm kỳ qua, chính phủ đã ba lần báo cáo và đã được Bộ Chính Trị thảo luận, có kết luận chỉ đạo, một lần báo cáo Ban chấp hành Trung Ương Đảng và một lần báo cáo Quốc Hội”… thì, dù là một em bé lớp 5 cũng phải thấy KẾ HOẠCH KHAI THÁC BÔ-XÍT ĐÃ ĐƯỢC CÁC VỊ GIỎI TOÀN DIỆN NHẤT NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ BÀN BẠC TỪ LÂU, QUÁ LÂU VÀ THỰC HIỆN TỪ KHUYA, QUÁ KHUYA RỒI! Bộ Chính trị đã quyết! Chúng tôi (các Bộ Trưởng Đảng viên cao cấp – đại biểu quốc hội dù gì cũng phải chấp hành, 91% đại biểu quốc Hội là đảng viên sức mấy dám phản đối, trừ phi muốn liều mạng bỏ Đảng như Phạm Đình Trọng, Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận! Còn lại mấy anh đại biểu-quần chúng lẻ tẻ. Bịt mồm thiếu gì cách! Và rõ ràng có một số hăng say diễn trò dân chủ nhất, lần này, trước ba, bốn toà quan trên, bỗng… ỉu xìu trông thấy. Thậm chí có vị ống kính lia khắp Hội Trường cũng chẳng thấy mặt mũi đâu!
Vụ Bô-xít coi như… thông qua êm ru! Ý kiến của Bộ Chính Trị là ý Trời, ai phản đối nổi! Chỉ cần 4 ông Bộ Chính Trị thôi cũng có trong tay mọi vũ khí sắc bén để bịt miệng, thậm chí “bỏ bóp” cái trang mạng bô-xit hay kích động “quần chúng thiếu hiểu biết” bất cứ lúc nào khi cần thiết!
Một lần nữa, ai phê bình tớ là “không tin sao lại ký tên “dừng ngay khai thác bô xít” hãy thông cảm cho tớ vì… tớ không tin vào cái gì có thể tốt lên nếu không có sự phế bỏ cái BCT với bộ máy đàn áp khổng lồ chỉ huy bởi trên một trăm ông tướng trên cái đất nước mà “nhà tù” luôn sẵn sàng đón những ai dám phản đối 15 ông tài giỏi nhất nước!
2/ CHUYỆN CON TẦU ĐẮM VINASHIN BỖNG TRƯƠNG PHỀNH LÊN MẠNH MẼ
Cái kịch bản: “Đi tắt đón đầu, mở cửa sẵn” như tớ dự đoán đã diễn ra trên mức hoàn chỉnh: Một chiến dịch tuyên truyền trên khắp các phương tiện thông tin truyền thông rằng thì là: “Vinashin chưa chết”, “Vinashin không vỡ nợ”, “Vinashin đang được tái cơ cấu và phát triển”, “Vinashin đang làm ăn có lãi”, “Vinashin không nợ nần nhà nước, không dùng tiền của Nhân Dân”, Nợ của Vinashin là nợ làm ăn”… “sẽ làm ăn để trả nợ”… Qua chiến dịch “hồi sinh cấp tốc” làm cho cái tên Vinashin vẫn “đương nhiên tự tại” thậm chí đoạt ngay tên của những công ty mới được từng mảnh con tàu đắm này ghép lại làm người đọc, người nghe chẳng biết đằng nào mà lần. Cứ như Vinashin là quỷ nhập tràng hoặc Tôn Ngộ Không phân thân mình thành hàng chục, hàng trăm Vinashin khác. Cánh cửa đã mở, ai chất vấn xin mời vào! Thế là mắc phải một bát quái trận đồ toàn những con số trăm tỉ, ngàn tỉ, những phần trăm, tỉ lệ bằng những lỗ lãi, bằng USD, bằng VND cụ thể… mà ai tọc mạch đến mấy cũng không sao chất vấn nổi! Lý do đơn giản đến tức cười là vì chính các đại biểu quốc hội đã từng nói trắng ra rằng, “những con số vu vơ”, “những con số khó tin”, “những con số chẳng biết ở đâu mà ra”. Thế là sa đà vào những cái rất cụ thể để thắc mắc những điều rất trừu tượng!
Chỉ riêng về phần giải trình cho “Vinashin không chết”, “không vỡ nợ”, “đang phát triển” thủ tướng đã đưa ra đúng 82 con số tỉ tỉ, triệu, triệu, tớ đã muốn hoa mắt, ù tai huống chi hàng loạt các vị đại biểu i tờ về kinh tế sau 2 ngày ngồi nghe các thứ giải trình đã muốn gẫy lưng, làm sao mà chẳng ngáp ngắn ngáp dài, lắc đầu ngán ngẩm hoặc… tế nhị mỉm cười và chẳng hiểu sao khá nhiều…ghế trống!
Nhưng cũng phải công nhận có một vài sự cố xảy ra ngoài kịch bản. Đáng kể nhất là:
a) Việc truy cứu đến cùng ai chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Vinashin.
b) Ai đã chỉ đạo đăng tải một số bài trên website của chính phủ “doạ nạt”, chụp mũ, lên án các đại biểu quốc hội đã phát huy dân chủ, chất vấn thủ tướng và chính phủ?
Về vấn đề thứ nhất thì tuy cánh cửa đã mở nhưng thủ tướng lại mở toang ra thêm như sau: “Là người đứng đầu chính phủ, tôi xin chịu trách nhiệm về những hạn chế yếu kém, của thủ tướng, phó thủ tướng và những thành viên chính phủ có liên quan đang tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm….” Còn kiểm điểm ở đâu, kiểm điểm thế nào, kiểm điểm với ai thì ông Dũng lại hơn một lần nhắc tới… Bộ chính trị và kéo luôn Bộ chính trị vào chủ trương tạo điều kiện cho tập đoàn Vinashin sớm phục hồi, sản xuất kinh doanh.Tập trung hoàn thiện thể chế cơ chế, nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả, quản lí nhà nước và quản lí của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, không để xảy ra tình trạng như Vinashin. (Hành văn theo kiểu đánh đố người đọc!) Riêng việc ai đề cử ông Bình (vừa tổng giám đốc kiêm luôn chủ tịch hội đồng quản trị) thì ông Dũng lần này thú thực là: Từ khi bộ chính trị có chủ trương thành lập những tập đoàn kinh tế của nhà nước từ thời còn ông Kiệt, ông Khải đã tạm thời xử dụng ông Bình vì chưa tìm ra ai có thể đảm trách được cương vị này!
Tóm lại, mọi vấn đề băn khoăn, thắc mắc tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi cho rằng đều đã được nhanh chóng, gọn gàng đều đã được giải quyết bằng cách nhận lỗi tập thể, nhận lỗi yếu kém, thiếu giám sát, kiểm tra, thanh tra nên khuyết điểm trong khi điều hành một mô hình kinh tế chưa hề có nên phải vừa học, vừa làm thì sai sót là điều không thể tránh khỏi. Thành khẩn quá đi rồi ấy chứ! Còn như yêu cầu của đại biểu Thuyết muốn có việc kiểm điểm trước quốc hội thì xin… Hãy chờ vì chúng tôi đang tiến hành kiểm điểm. Khi nào xong sẽ báo cáo công khai đàng hoàng! Chấm hết.
2 ngày rưỡi chất vấn trôi qua, 7 phút giành cho mỗi người. Thời gian giành cho thủ tướng hẳn 1 nửa ngày sau đó lại còn in toàn văn trên các báo nhớn. Mọi lời ngợi ca về thắng lợi tốt đẹp của kì họp quốc hội lần này mà lời “kêu gọi toàn đảng, toàn quân, toàn dân, quyết tiến lên vượt qua khó khăn hoàn thành mọi kế hoạch do bộ chính trị đề ra“… tớ đã viết hộ từ trước, nay lại được nhắc lại bằng một văn phong rối rắm, rườm rà, trừu tượng,… tâm linh hơn.
… Đọc xong, nghe xong những lời kết luận, những lời giải đáp – trình bày lần này của chính phủ trước cơ quan quyền lực cao nhất tớ thấy:
a-/ Vị nào vị nấy đều chẳng phải vô tình mà luôn đưa ra những địa chỉ trừu tượng. “Trung ương đã…”, Ban bí thư đã…”, “Bộ chính trị đã…” để trốn tránh hoặc làm nhẹ trách nhiệm của cá nhân mình (dù chính mình cũng là uỷ viên T.U, Uỷ viên Bộ Chính Trị!). Riêng có bộ trưởng Võ Hồng Phúc thì oang oang thú nhận ngay giữa hội trường là “Mình chỉ là loài “Đười ươi giữ ống!?
b-/ Chẳng vị nào kể cả chất vấn cũng như giải và trình cái địa chỉ Bộ Chính Trị đó nó có sai gì? Sai ở đâu? Sai đến mức nào? Có cần, có dám, có thể phạt ngay cái “địa chỉ trừu tượng”đó hay không? Chính nó “bắt” chính phủ và quốc hội phải thi hành một “chủ trương lớn” đã ký kết sai chức năng với nước ngoài ngay từ khi quốc hội chưa hề biết cách đây đã gần một thập niên! Chính nó đã chỉ đạo thành lập những Tập Đoàn Kinh tế Nhà Nước, những “Quả Đấm Thép” theo kiểu Conglomérat, Trust, ”Chaebol” của nước ngoài bằng cách nhập một loạt cơ sơ vật chất, máy móc, nhân lực… của nhà nước, của nhân dân rồi giao cho những con người “tay trắng nên ông”, không một đồng xu cha ông để lại, không lao động sáng tạo, như các ông chủ Daewoo, Samsung…, mà làm nên sự nghiệp, làm giầu cho đất nước??? Ai? Ai? Ai? Chẳng ai cả! nếu không chính các ông “Ai” đó thấy mình sai lầm mà sai lầm lần này nó sẽ chẳng thua sai lầm trong “Cải Cách Ruộng Đất – Chấn – chỉnh tổ chức” đâu. Chừng nào cái tư duy “kiêu ngạo cách mạng” “Đã đánh thắng 2 Đế Quốc to” thì cái chuyện làm kinh tế khó mấy cũng… ”xong ngay”, cũng… chẳng đưa nước ta đến mục tiêu “cao đẹp”… 3.000 USD bình quân một đầu người năm 2020!!! (than ôi! than ôi! cho các “chuyên gia kinh tế hàng đầu” của chính phủ!)
Rõ ràng màn “Ghêm sô Dân chủ” trong quốc hội lần này chẳng giải quyết được chuyện gì cụ thể, không làm thoả mãn yêu cầu của nhiều người. Tuy nhiên, ”hậu ghêm-sô” không thể không tác động đến những cái đầu mụ mị, những trái tim đã hoá đá, …những cái ghế đã sắp đổ gãy vì sức nặng của quyền và lợi….
Chỉ cần nói lên được Sự Thật!
Chỉ cần 1-1=0! Đừng 1-1=2! (blog Quê Choa)
Không đánh lận con đen giữa dân chủ của ta khác dân chủ nước ngoài.
Không đánh lận con đen giữa kinh tế thị trường và kinh tế xã hội chủ nghĩa…
Được thế thì mọi trò chơi dân chủ bi hài sẽ không còn phải tái diễn như vừa qua nữa. Đấu tranh dân chủ nghị trường chẳng cần kịch bản, đối phó, diễn xuất, chẳng cần ai tổng đạo diễn, đạo diễn, chẳng ai phải làm diễn viên mà chỉ là một đại diện chân chính của người dân mà thôi!
Và tớ, cũng chẳng phải mất sức theo dõi một Game show mà kịch bản diễn ra và kết thúc thế nào đều đoán trúng phóc ngay từ đầu! Vô duyên cực kỳ!
Tại đây, hai bên thống nhất thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ quốc phòng.
Trước đây Việt Nam và Trung Quốc đã có ba cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng, nhưng chỉ ở cấp chuyên viên. Cuộc đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng giữa Việt Nam và Mỹ đã được tổ chức từ hồi tháng Tám.
Báo trong nước cho hay Đối thoại Chiến lược Quốc phòng-An ninh Việt-Trung diễn ra vào sáng 27/11 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trưởng đoàn Việt Nam là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trưởng đoàn Trung Quốc là Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Báo Quân đội Nhân dân viết cuộc đối thoại “nhằm cụ thể hóa thỏa thuận của hai Bộ trưởng Quốc phòng hai nước; tăng cường hợp tác trao đổi chiến lược, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo; hợp tác Hải quân, Biên phòng và các lĩnh vực hợp tác khác”.
Tờ báo của quân đội Việt Nam cũng nói hai bên đã “đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề”.
Cuộc đối thoại này được cho như cơ chế tham vấn quan trọng về an ninh và quốc phòng nhằm giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa hai quốc gia láng giềng mà cách đây ba thập kỷ đã trải qua cuộc chiến biên giới ngắn ngày nhưng đẫm máu.
Tăng cường lòng tin
Hôm 17/08, Việt Nam và Hoa Kỳ lần đầu tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng ở cấp thứ trưởng để “bàn về các vấn đề cùng quan tâm”, trong khi giới bình luận nói đang có quan ngại về sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.
Tại đây, hai bên đã “chia sẻ một số quan điểm của mình về việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc”.
Báo chí nước ngoài trong năm nay đã phản ánh nhiều về các trao đổi quốc phòng-quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bình luận đây là bước tiến lại gần cựu thù Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo trong khu vực.
Bên lề cuộc đối thoại cấp thứ trưởng hôm 27/11, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã hội kiến Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang.
Ông Trương Tấn Sang được trích lời nói quan hệ chiến lược với Trung Quốc là “một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
Hợp tác an ninh-quốc phòng Việt-Trung được cho là đã có cải thiện trong những thập niên gần đây, với sự trao đổi nhiều đoàn cán bộ sỹ quan và hoạt động tuần tra chung.
Binh lính Bắc Hàn ở khu vực cận biên giới liên Triều.
Trung Quốc kêu gọi nhóm họp khẩn cấp giữa các quốc gia chủ chốt giữa lúc căng thẳng tăng cao tại bán đảo Triều Tiên sau khi Bắc Hàn pháo kích gây chết người ở một hòn đảo nằm ở miền Nam.
Bắc Kinh đề nghị các thành viên của sáu quốc gia từng tham gia vào các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân Bắc Hàn nhóm họp trong tháng Mười Hai.
Hai miền Triều Tiên, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga là các bên tham gia vào các cuộc đàm phán.
Hàn Quốc nhanh chóng cho biết họ không quan tâm đến việc chính thức nối lại các cuộc đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Căng thẳng vẫn còn cao trên bán đảo, với Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành một cuộc tập trận quân sự chung, mà Bắc Hàn tố cáo như một hành động khiêu khích.
Phản đối giận dữ
Người dân Hàn Quốc ở đảo Yeonpyeong ở dưới hầm trú ẩn với sự bảo vệ của quân đội.
Cuộc đàm phán sáu bên về Bắc Hàn đã bị đình trệ từ tháng 4/2009, và Hàn Quốc cũng như Hoa Kỳ lên tiếng rằng họ sẽ không tái tục tham gia cho đến khi nào Bắc Hàn đưa ra được một đề xuất thực sự nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này.
Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Hàn đang cố gắng đẩy cao căng thẳng để tăng cường vị thế trước khi nối lại các cuộc thương thảo.
Vũ Đại Vệ, đại diện của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán, hôm qua cho biết: “Phía Trung Quốc, sau khi nghiên cứu cẩn thận, đề xuất tổ chức các cuộc tham vấn khẩn cấp giữa các trưởng đoàn đàm phán sáu bên vào đầu tháng Mười Hai tại Bắc Kinh để trao đổi quan điểm về các vấn đề then chốt mà các bên quan ngại hiện nay.”
Ông Vũ cho biết đây không phải là một đề nghị chính thức nối lại các cuộc đàm phán sáu bên.
Theo quan chức Bắc Kinh này “yếu tố phức tạp” đã phát sinh trên bán đảo và ông nói thêm: “Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các thành viên của cuộc đàm phán sáu bên, quan ngại sâu sắc.”
Tuy nhiên, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết Tổng thống Lee Myung-bak đã nói với cố vấn cao cấp về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, khi ông này viếng thăm Nam Hàn, rằng Seoul không quan tâm đến việc nối lại sớm các cuộc đàm phán sáu bên, vì nước này đang cần khẩn cấp ứng phó với tình trạng chiến tranh của Bình Nhưỡng.
Đáp lại kêu gọi của Trung Quốc, Phó tránh văn phòng nội các Nhật Bản Tetsuro Fukuyama nói rằng Tokyo sẽ “xử lý vấn đề này một cách thận trọng trong khi hợp tác với Hàn Quốc và Hoa Kỳ”.
Cuộc khủng hoảng bán đảo Triều Tiên bắt đầu khi miền Bắc phát động một cuộc tập kích hỏa lực pháo binh bất ngờ vào hòn đảo Yeonpyeong, gần biên giới trên biển giữa hai nước, hôm thứ Ba.
Hai thường dân Hàn Quốc và hai lính thủy quân lục chiến đã thiệt mạng trong sự kiện buộc Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từ chức và làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình giận dữ ở miền Nam.
Bình Nhưỡng khăng khăng cho rằng chính các cuộc tập trận quân sự Hàn Quốc tiến hành gần Yeonpyeong đã khiêu khích miền Bắc phát hỏa.
“Không thể lường trước”
Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu một cuộc tập trận quân sự mới vốn được lên kế hoạch từ trước vào ngày Chủ nhật ở Hoàng Hải, khoảng 125km về phía nam vùng biên giới lãnh hải có tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên.
Tàu sân bay USS George Washington và bốn tàu hải quân khác của Hoa Kỳ tham gia tập trận cùng sự hiện diện của các tàu khu trục, tuần tiễu, hỗ trợ cùng các phi cơ chống tàu ngầm của Hàn Quốc.
Ngay sau khi cuộc tập trận diễn ra, Bắc Hàn một lần nữa tuyên bố sẽ đáp trả nếu vùng lãnh hải của họ bị vi phạm.
“Chúng ta sẽ giáng trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào vi phạm lãnh hải của chúng ta,” hãng thông tấn KCNA do nhà nước kiểm soát của Bắc Hàn cho biết.
Còn hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho hay Bình Nhưỡng đã đặt các hỏa tiễn đất đối đất vào bệ phóng ở Hoàng Hải và cũng đã di chuyển các tên lửa đất đối không tới các khu vực ở biên giới, tuy nhiên Bộ Quốc phòng của Nam Hàn không thể xác nhận việc triển khai này.
Trong khi đó, người dân ở Yeonpyeong được yêu cầu ở trong các hầm trú ẩn khi người ta nghe thấy tiếng đạn pháo binh nổ vào Chủ nhật, nhưng lệnh này đã được rút bỏ chỉ 40 phút sau đó. Hiện có khoảng 20 trong số 1.700 cư dân ở lại trên đảo.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng đề nghị các nhà báo rời đi vào cuối ngày Chủ Nhật vì không thể đảm bảo an toàn.
“Ở giai đoạn này, không thể lường trước được những hành động khiêu khích nào mà Bắc Hàn sẽ sử dụng khi họ coi cuộc tập trận chung Hàn Quốc – Hoa Kỳ như một sự biện minh,” Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.
Bắc Hàn: sự kiện chính 2010
26/3: Chiến hạm Hàn Quốc, Cheonan, bị đánh chìm, làm chết 46 thủy thủ
20/5: Ủy ban điều tra cho biết một ngư lôi Bắc Hàn đã đánh chìm tàu trên, Bình Nhưỡng bác bỏ
Tháng 7 – tháng 9: Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận quân sự; Washington đặt thêm nhiều trừng phạt với Bình Nhưỡng 29/9: Bắc Hàn họp đại hội đảng có vẻ để chuẩn bị bàn giao quyền lực Cha – Con
29/10: Quân lính hai miền Triều Tiên nổ súng qua biên giới đất liền 12/11: Bắc Hàn cho nhà khoa học Mỹ tham quan cơ sở làm giàu uranium mới, bí mật 23/11: Bắc Hàn nã pháo lên đảo Yeonpyeong, giết chết ít nhất bốn người Hàn Quốc