8 bất lợi khi là gái zin

Hiến dâng sự trong trắng cho một ai đó không phải bạn là người hư hỏng, mà bạn đã dám phiêu lưu với cuộc tình của chinh mình.Vì thế cho dù cuộc tình đó có kết thúc tốt đẹp hay không thì bạn vẫn vui vì có được những trải nghiệm thú vị trong tình dục.Đó cũng là điều mà các cô gái chưa bước chân vào sex không thể có.

Dưới đây là 8 điều bất lợi được Katherine Chen, theo học chuyên ngành tiếng Anh tại đại học Princeton (Mỹ) viết trong cuốn “The Virgin Diaries” được EMandLO.com đăng tải:

1. Bạn có thể trở thành người ngoài cuộc khi bạn bè chia sẻ với nhau những kinh nghiệm tình dục của bản thân.

2. Chưa “ném” mình cho tình dục thì chứng bệnh hoang tưởng về hậu quả tiêu cực do sex mang lại càng rõ nét. Bạn luôn sợ mang thai, mắc bệnh hoa liệu hoặc tan vỡ trái tim. Trong khi thực tế có rất nhiều biện pháp để phòng ngừa.

3. Các thể loại phim cấp 3 hay văn học với nội dung tình ái chỉ có thể làm bạn hài lòng về thị giác hoặc trí tưởng tượng phong phú hơn nhưng lâu dài nó sẽ làm cả hai thấy chán với cảnh “yêu chay”.

4. Rất nhiều cô gái còn trong trắng luôn làm ra vẻ đoan trang, cả thẹn và kiểu cách nhưng đừng đứng ở vị trí đó để phán xét người khác khi họ đã chẳng còn trinh nguyên. Dù cho có mất zin rồi thì người ta vẫn luôn đứng đắn.

5. Bạn có thể sẽ phải thích nghi với hàng loạt những quy tắc hoặc giá trị về phẩm hạnh mà một cô gái còn tiết hạnh phải làm.

6. Sự thú vị của chuyện hẹn hò, run rẩy trước cảm xúc cuồng nhiệt và hạnh phúc khi được kết nối với ai đó là những điều bạn chưa thể có nếu vẫn còn trinh nguyên.

7. Thủ dâm không thể coi là biện pháp thay thế như khi quan hệ với đối tác thực sự.

8. Dù tốt hay xấu, trở thành kiểu “trinh nữ trong sạch” trong xã hội không phải là bạn có “giá trị” hơn những cô gái đã nếm trải mùi vị của sex.

@ DatViet

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Chuyện về ‘người tị nạn hạnh phúc’

Hồi ký Anh Đỗ kể lại cuộc ra đi từ Việt Nam sang Úc

 

Hồi ký của một danh hài người Úc gốc Việt vẫn là sách bán chạy tại nước này, ba tháng sau khi ra mắt.

Cuốn The Happiest Refugee (Người Tỵ Nạn Hạnh Phúc Nhất) của Anh Đỗ đang đứng thứ tư trong danh sách sách ăn khách tại Úc, với 35.600 bản đã được bán.

Hiện tại, sách của anh còn bán chạy hơn hồi ký của cựu thủ tướng Úc John Howard, người vừa ra cuốn Lazarus Rising hôm 1/11 và đã bán được hơn 13.000 bản.

Tờ Sydney Morning Herald cuối tuần này phỏng vấn Anh Đỗ, người cho hay: “Nhiều độc giả email cho tôi, nói cuốn sách khiến họ cười và khóc.”

Nam diễn viên nổi tiếng người Úc từng giành Oscar, Russell Crowe, gọi điện cho Anh Đỗ và nói anh đã thức đến 3h sáng để đọc.

Anh Đỗ nói lúc đầu anh cứ tưởng là bạn mình đùa, nhưng hóa ra đó chính là tài tử của phim Gladiator.

Crow đã đưa cuốn sách vào diện tác phẩm phải đọc cho các cầu thủ bóng bầu dục của đội mà anh sở hữu tại Sydney, Rabbitohs.

Hồi ký của anh Anh Đỗ kể về cuộc hành trình của gia đình thoát khỏi chế độ cộng sản ở Việt Nam để đến Úc.

Đến Úc với bàn tay trắng, gia đình vẫn nuôi các con thành tài.

Em trai của Anh Đỗ là Khoa Đỗ, từng được danh hiệu “Người Úc Trẻ Xuất Sắc trong năm 2005”, và hiện là một đạo diễn.

Còn Anh Đỗ là một diễn viên hài nổi tiếng trên truyền hình Úc, và cũng tham gia một số bộ phim như Little Fish và Footy Legends (anh viết chung kịch bản cùng Khoa Đỗ, người đạo diễn cho phim).

Được biết Anh Đỗ đang viết một kịch bản phim dựa theo hồi ký, và hy vọng anh sẽ được đóng vai cha của mình.

@bbc

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

TT Nguyễn Tấn Dũng đơn độc trong vụ Vinashin: do ông hay do cơ chế?

… Đầu tóc ông gọn gàng, bồng bềnh nhưng giọng ông đã chớm run, đã chớm mệt, đã có lúc volum trong giọng nói của ông đã pha chút “cà cuống”, “”cà lăm” trước những câu hỏi dồn và trước tình thế đơn thương, độc mã. Không một Bộ trưởng nào sát cánh với ông, chia sẻ với, đứng cạnh ông trong tình huống gieo neo, hiểm nghèo này ? Ông vẫn mạnh mồm: sẽ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của từng thành viên chính phủ và sẽ công khai trước bàn dân thiên hạ…

Phúc Lộc Thọ Phiên chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp kết thúc ngày 26/11/2010 đã thật sự để lại nhưng dư âm đậm nét, làm vỡ bung ra nhiều vấn đề và đồng thời cũng đã để lại những mối quan ngại sâu sắc trong dư luận của đông đảo cử tri không chỉ đối với năng lực quán lý, điều hành của Chính phủ mà cả đối với hiệu lực của các quy đinh pháp luật hiện hành ( thể chế ) đối với hoạt động quản trị kinh tế-xã hội và hiệu lực quản trị bộ máy. Phiên chất vấn đã phần nào cho thấy không khí dân chủ tại diễn đàn Quốc hội đã bắt đầu ấm lên; những vấn đề bức xúc của cử tri đã được thẩm thấu, đã được đem tới bàn nghị sự và đặt thẳng, căng, công khai trước mặt những quan chức chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề trọng đại của đất nước…

Phiên chất vấn của kỳ họp lần này có thể nói là đã đạt tới cái kết có hậu, ( liệu nó đã là cái hậu của một cơ chế được bộc lộ tới tận cùng của cái mặt trái của nó ): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra điều trần trước Quốc hội, trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội; buộc ông phải chính thức nhận trách nhiệm về vụ “đắm tàu “ Vinashin. Ông đã trách nhiệm nhưng ông chưa chính thức có lời xin lỗi theo thông lệ trước Quốc hội, trước nhân dân.

Vụ Vinashin thật sự là một thảm họa gây ra cho cái túi tiền nhà nước vốn đã eo hẹp lại bị thâm thủng nặng nề. Cử tri thấy tội trước cảnh Thủ tướng giống như ông bố hết tiền trong khi con đang xin tiền mua sách vở khi ông trả lời một đại biểu người dân tộc: tại sao lại cấp tiền cho các dự án miền núi nhỏ giọt. Ông thanh minh ( đại ý ): Cái bánh ngân sách chỉ có vậy, đã ưu tiên lắm rồi…

Khoản tiền 86.000 tỷ đồng do Vinashin làm thủ tục vay ngân hàng và phát hành qua nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các dự án kinh doanh giải ngân ồ ạt trong vòng vài ba năm; Số tiền này đang đứng trước nguy cơ trở thành gánh nặng cho Ngân sách vì khó có khả năng sinh lời, thậm chí khả năng thu hồi vốn cũng đang mờ mịt. Vinashin là doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý, thế nhưng khả năng thu hồi lại vốn trong một tương lại gần là khó, không khác gì “khiêng trứng bằng gậy “ ( trứng treo đầu đẳng )…

Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi đứng ra điều trần trước Quốc hội cũng đã chính thức thông báo: năm 2010 Vinashin có doanh thu khoảng trên 600 triệu USD, sẽ lỗ khoảng 1600 tỷ đồng; Năm 2011 tiếp tục lỗ.”Nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi trở lại…”

Một vấn đề đặt ra vậy thảm họa này do khách quan là chủ yếu: khủng hoảng kinh tế thế giới hay do khâu quản lý yếu kém, không hiệu quả dẫn tới hậu quả này? Đây là một dấu hỏi chưa được trả lời minh bạch, sòng phẳng và có cơ sở khoa học, kinh tế tại diễn đàn Quốc hội. Mặc dù vụ việc đã xảy ra hơn 1 năm và rất nhiều cơ quan tham mưu chức năng của Chính phủ đã vào cuộc nhưng lại chưa có ý kiến chính thức…Có làm minh bạch sòng phẳng thì mới có khả năng ngăn chặn những Vinashin khác.

Theo các quy định của các thể chế luật pháp hiện hành: Tập đoàn Vinashin do Thủ tướng trực thành lập, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt vàg trực tiếp quản lý; Tuy Thủ tướng tuy trực tiếp quản lý điều hành nhưng cũng lại chỉ quản lý theo kiểu điều hành từ xa, điều hành bằng chủ trương ở tầm vĩ mô. Điều này đã bộc lộ qua câu trả lời chất vấn của Thủ tướng trước câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Loan:” Chúng tôi cũng khẳng định còn rất khó khăn nhưng khả thi và triển vọng, thực hiện nó là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung cụ thể như thế nào để trả được nợ, chúng tôi sẵn sàng trình bày, Ban chỉ đạo, Hội đồng quản trị Tập đoàn sẽ sẵn sàng trình bày để đại biểu Loan góp ý kiến. Ở đây tôi không thể trình bày cụ thể làm chiếc tàu nào, lãi bao nhiêu, trả nợ năm nào bao nhiêu. Thưa các đồng chí tôi không làm được điều đó, xin các đồng chí thông cảm cho.”

Mọi sự điều hành đều nằm trong tay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc đúng thì thì Thủ tướng đúng và ngược lại…Qua vụ Vinashin cho thấy, cái mô hình thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh chưa đồng thời tạo lập song hành với nó cái cơ chế: Khi Chủ tịch HDQT và Tổng Giám đốc đúng, nhưng gặp khó khăn thì Thủ tướng sẽ dùng quyền lực Thủ tướng để can thiệp hỗ trợ giúp giải tỏa ách tắc; ngược lại khi Chủ tịch HDQT và Tổng Giám đốc sai, vi phạm pháp luật thì Thủ tướng kịp thời phanh lại, chấn chỉnh, không để bung bét ra rồi mời nhảy vào…Còn để cho đổ bể ra rồi thì có kết tội cố ý làm trái phỏng có ích gì.

Việc cố ý làm trái trong việc mua một con tàu cũ ngẫm cho cùng cũng là chuyện nhỏ, cái lớn là 86 ngàn tỷ đồng kia đầu tư vào cái gì, đi đâu, vì sao không có hiệu quả, vì sao không biết để ngăn chặn? Khi Vinashin trình phương án kinh doanh để xin vay vốn, Thủ tướng có nắm chắc như là đã nắm cái phương án tái cơ cấu Vinashin mà Thủ tướng đã khẳng định trước Quốc hội lần này không ?

Người đầu tiên tìm cách tách thoát ra khỏi cái “ con tàu đắm”- trách nhiệm, đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính Võ Văn Ninh; qua cách giải trình trước Quốc hội, cử tri có thể hiểu: Bộ Tài chính không tham gia duyệt các dự án vay vốn kinh doanh của Vinashin nên không chịu trách nhiệm về sự thất bát của khoản tiền 86 ngàn tỷ này?

Ông nói điều này có phần đúng đó là các khoản vay không qua Bộ Tài chính. Thế nhưng trong các khoản vay đó, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định khoản tiền 750 triệu USD cho Vinashin vay qua nguồn trái phiếu chính phủ ? Khoản này thì BT Vũ Văn Ninh không thể phủi tay và ông đã thoái thác kiểu khác: Lúc thẩm định cho Vinashin vay là phù hợp, còn khi vay về không hiệu quả nữa là do Vinashin, có nghĩa là do Thủ tướng ? BT Bộ Tài chính không phải chịu trách nhiệm? Như vậy ông Vũ Văn Ninh đã tìm cách nhảy ra khỏi con tàu để thoát cái thân ông để mặc Thủ tướng chống chọi với sóng gió dư luận.

Ông tìm cách thoát thân như vậy là thoát thân lấy được; thực ra Hiến pháp, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách đều quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với các dự án nhóm A. Ông đã biện minh: Thanh tả Bộ Tài chính đã vào thanh tra, đã phát hiện Vinashin sử dụng vốn không có hiệu quả nhưng kiến nghị không nghe.

Người thứ 2 cũng tìm cách nhảy ra khỏi con tàu tàu Vinashin để thoát thân đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng. Ông Bộ trưởng đã viện dẫn Nghị định 51 quy định chức năng nhiệm vụ chung chung của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải như: Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, hàng năm và làm thêm những việc do Thủ tướng phân công. Như vậy, đối với vụ Vinashin thì nếu Quốc hội muốn hỏi trách nhiệm của BT Bộ Giao thông thì nên hỏi Thủ tướng xem đã phân những trách nhiệm gì rồi hãy hỏi ông ? Tóm lại ông cũng né tránh và nhảy lên bờ vẫy chào Thủ tướng đang xoay trần ra chèo con tàu Vinashin đầy nước…

Người trả lời thẳng thừng, cạn tàu ráo máng nhất với Thủ tướng có lẽ đó là BT Bộ Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc; ông ngửa bài: 6 Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch Đầu tư đã có ý kiến về vụ đầu tư cho Vinashin nhưng Thủ tướng không nghe ? Bây giờ còn trách gì Bộ Kế hoạch-Đầu tư cái nỗi gì ? Sau cái câu ấy hình như BT Bộ Kế hoạch Đầu tư cảm thấy áy náy nên ông liền ném cho Thủ tướng một “ cái phao “, ông đưa Luật Doanh nghiệp ra để thanh minh, để đổ một phần trách nhiệm chìm tàu Vinashin cho Quốc hội?

Qua cách ứng xử của 3 vị bộ trưởng cho thấy có 3 khả năng: Do cớ chế hiện này đã đẩy Thủ tướng vào tình thế chuyên quyền độc đoán, ôm hết công việc về mình quyết; các thành viên Chính phủ đã tham mưu hết nhẽ, hoặc đã can một vài vụ, vài lần mà không ăn thua nên đành khoát nước theo mưa? Bây giờ cơ sự xảy ra rồi thì bỏ mặc Thủ tướng đứng ra chèo chồng lấy ? Hay do cơ chế quản lý doanh nghiệp có vấn đề, trách nhiệm không rõ ràng nên “khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” ?

Hay do cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới, nó mạnh quá giật cấp 14-15 nên đã chơi một đòn nốc ao cả “bầu đoàn thê tử” của đoàn tàu Vinashin? Nắng mưa là chuyện của trời; việc ra khơi đánh bắt cá là chuyện quanh năm ngày tháng của bà con Quảng Ngãi. Có lúc bị chìm tàu, có lúc bị Trung Quốc bắt nhưng bà con Quảng Ngãi vẫn hiên ngang bám biển, tồn tại để đánh cá về lấy tiền nuôi con ăn học…Có qua vụ Vinashin này, Chính phủ chắc mới thấy bà con ngư dân Quảng Ngãi tài.

Trong lần chất vấn lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn tự tin như mọi lần, ông đã tỏ ra nao núng ngay những phút đầu bằng một phản ứng theo kiểu năm ăn, năm thua. Khi Chủ tịch Quốc hội đề nghị mang bàn ghế riêng cho ông ngồi, ông trả lời: ông xin đứng để trả lời chất vấn Quốc hội. Ông nói rõ nếu như khi nào đứng không nổi nữa thì mới xin ghế để ngồi, có khi ngồi bệt xuống sàn không cần ghế cùng nên. Câu nói này của ông liệu có hàm ý làm cho người nghe liên tưởng tới tình huống giống như những người chiến binh trước khi ra sa trường, tự xác định tư tưởng cho mình ngay từ đầu: nhất đỏ ngực, nhì xanh có; một là nhất, hai là bét…

Đầu tóc ông gọn gàng, bồng bềnh nhưng giọng ông đã chớm run, đã chớm mệt, đã có lúc volum trong giọng nói của ông đã pha chút “cà cuống“, “ cà lăm “ trước những câu hỏi dồn và trước tình thế đơn thương, độc mã. Không một Bộ trưởng nào sát cánh với ông, chia sẻ với, đứng cạnh ông trong tình huống gieo neo, hiểm nghèo này ? Ông vẫn mạnh mồm: sẽ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của từng thành viên chính phủ và sẽ công khai trước bàn dân thiên hạ.

Thế nhưng ông có kỷ luật được không, họ có cũng ông chia sẻ gành nặng nhọc nhằn này không khi mà dấu hiệu một số vị đã nhảy lên bờ để thoát thân khỏi cái con tàu đang có nguy cơ chìm vì sóng to, gió cả ?!

Liệu Thủ tướng có tìm nổi một ” Lê Lai ” nào trong cái cơ chế thị trường được định hướng xã hội chủ nghĩa này không ? Xem hồi sau sẽ rõ !

P.L.T.

http://phamvietdaonv.blogspot.com/2010/11/tt-nguyen-tan-dung-on-oc-trong-vu.html

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Hoa Kỳ và chính sách ‘ngoại giao pháo hạm’

Nick Childs

Phóng viên quốc phòng BBC

Tàu USS George Washington đã từng vào gần bán đảo Triều Tiên sau vụ đắm tàu Cheonan

Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington và các tàu chiến, phi cơ của Mỹ đang kéo vào gần bờ bán đảo Triều Tiên sau vụ bùng phát vừa qua giữa hai miền Nam Bắc Hàn.

Đây quả thật là chính sách ‘ngoại giao pháo hạm’ theo kiểu Thế kỷ 21.

Năm nay, tàu George Washington cũng đã từng vào vùng biển này, theo sau căng thẳng của vụ tàu chiến Cheonan của Nam Hàn bị đánh chìm hồi tháng Ba mà nhiều người cho là do miền Bắc gây ra.

Khi ấy, cũng như bây giờ chiếc tàu đến để gửi ra thông điệp: vừa để trấn an miền Nam, vừa để răn đe miền Bắc.

Đây cũng là động thái Hoa Kỳ làm nhiều lần để đối phó với các cuộc khủng hoảng thời Chiến tranh Lạnh và sau này.

Trên nhiều phương diện, hạm đội các tàu sân bay của Hoa Kỳ vừa là phương tiện ngoại giao, vừa là một thứ vũ khí.

Hải quân Mỹ từng tự hào khoe rằng cứ khi nào nổ ra khủng hoảng, câu hỏi đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ luôn là: “Hàng không mẫu hạm gần nhất hiện ở đâu?”

Ví dụ, Hoa Kỳ điều tàu sân bay nguyên tử USS Enterprise đến Vịnh Bengal để tỏ sức mạnh trong thời gian nổ ra cuộc chiến Ấn Độ với Pakistan năm 1971.

Thuyền trưởng Chip Miller của tàu USS George H.W. Bush đón quan chức quốc phòng Việt Nam trong một chuyến thăm

Vào năm 1981, hàng không mẫu hạm Mỹ cũng vào gần bờ biển Libya và trong cuộc đối đấu, hai phi cơ của Mỹ đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu Libya.

Năm 1996, khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc lên cao, Tổng thống Bill Clinton đã điều hai hàng không mẫu hạm vào vùng biển đó.

Trong suốt thập niên 1990, khi xung khắc với chế độ Saddam Hussein tăng độ nóng, Washington đã tỏ thái độ rằng họ rất nghiêm túc về tình hình bằng cách gửi tàu sân bay vào vùng Vịnh Ba Tư, có lúc cả ba chiếc.

Gây niềm ghen tỵ

Không nước nào có nhiều hàng không mẫu hạm như Hoa Kỳ.

Nếu có dịp lên tàu, bạn hẳn sẽ được mời lên đài chỉ huy để gặp thuyền trưởng.

Sĩ quan này sẽ khoa tay múa chân chỉ về hướng sàn bay rất lớn để nói rằng diện tích bốn acres đó chính là “lãnh thổ Hoa Kỳ” được “khoanh lại, gửi đi” ra các đại dương nhằm chuyển thông điệp của Washington.

Cũng vì lý do đó, các cường quốc đang nổi như Ấn Độ và Trung Quốc hiện suy tính nghiêm túc về cách xây dựng hàng không mẫu hạm của riêng họ.

Nhưng liệu Bình Nhưỡng có hiểu hết thông điệp Washington gửi về phía họ lần này?

Có vẻ như lần ra khơi trước của tàu George Washington không tạo hiệu ứng mong muốn.

Vậy lần này nó có đủ sức làm Seoul yên tâm không?

Có nhiều chủ đề tế nhị tại đây. Bắc Kinh đã than phiền về chuyến hải hành của chiếc tàu Mỹ.

Lần trước họ đã làm được chuyện thay đổi kế hoạch của tàu George Washington.

So với tàu HSM Invincible của Anh thì tàu USS George Washington của Mỹ lớn gần gấp đôi(So với tàu HSM Invincible của Anh thì tàu USS George Washington của Mỹ lớn gần gấp đôi)

Trong giai đoạn cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và nước Trung Quốc đang lên, chiếc hàng không mẫu hạm có mặt ở Thái Bình Dương là một biểu tượng quan trọng.

Đây là chỉ dấu rằng Hoa Kỳ quyết tâm muốn duy trì sự hiện diện của mình.

Cùng lúc, đang có cuộc tranh luận nóng về tầm quan trọng trong kế hoạch của Trung Quốc muốn phát triển tên lửa đạn đạo được thiết kế chuyên để nhắm vào các hàng không mẫu hạm.

Điều này giải thích vì sao Washington sững người khi một tàu ngầm Trung Quốc bất chợt nổi lên ngay gần nhóm hàng không mẫu hạm đang tập trận ở phía Nam Nhật Bản năm 2007.

@bbc

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

VN bó tay trước chỉ tiêu kiềm chế lạm phát

Chợ ở Hà NộiGiá lương thực thực phẩm đã tăng 15% trong một năm qua

Mức lạm phát trong tháng 11 ở Việt Nam tăng ở mức cao nhất trong năm 2010 và mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% đã phá sản.

Tính theo tháng, lạm phát trong tháng 11 tăng hơn 1,8% so với tháng 10 trong khi mức tăng giá cả của 11 tháng đầu năm nay là 9.6%.

Nếu tính từ tháng 11 năm ngoái tới nay, giá cả các mặt hàng ở Việt Nam đã tăng hơn 11% và đây cũng được cho là mức cao nhất trong 20 tháng qua, theo hãng tin kinh doanh Bloomberg.

Hãng này cũng trích lời các doanh gia than phiền về giá lương thực thực phẩm tăng.

“Giá tất cả các mặt hàng chúng tôi mua ở chợ địa phương đã tăng đáng kể trong tháng trước,” ông Craig Jackson, Giám đốc chuỗi cửa hàng Al Fresco ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được dẫn lời nói.

Theo thống kê chính thức, giá lương thực thực phẩm tăng 15% trong 12 tháng qua.

Báo tài chính của Anh Financial Times nói các kinh tế gia cho rằng lụt lội ở miền Trung, vốn đã hủy họa mùa màng, khiến cho giá lương thực tăng.

Trong khi đó tiền đồng yếu đi cũng tăng sức ép lên lạm phát vì gia hàng nhập khẩu tăng cao.

Báo này nói tiền đồng, hiện đang có giá chợ đen thấp hơn 10% so với tỷ giá đồng – đô la chính thức của Ngân hàng Nhà nước, có thể sẽ yếu đi nữa trong vòng xoáy lạm phát.

“Nó trở lại câu hỏi làm sao có thể khôi phục niềm tin vào tiền đồng để người dân không chuyển tài sản của họ sang vàng và đô la,” kinh tế gia trưởng của công ty môi giới chứng khoán VinaSecurities, Alan Phạm, nói với Financial Times.

“Nếu có thể làm như vậy, tiền đồng sẽ mạnh lên và lạm phát sẽ giảm.”

‘Nhập khẩu lạm phát’

Hiện chính phủ Việt Nam đã phản ứng trước lạm phát tăng cao bằng biện pháp tăng lãi suất lên 9% đồng thời tiếp tục kế hoạch kiểm soát giá một số mặt hàng chính trong đó có xi măng, sắt, phân bón, đường và sữa.

Financial Times cũng trích lời một chuyên gia kinh tế của ngân hàng ANZ tại Singapore nói rằng lãi suất ở Việt Nam có thể sẽ không tăng trước Tết nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ trong quý tới nhằm đảm bảo mức lạm phát trong năm 2011 ở mức 7%.

Bloomberg nói mức lạm phát của Việt Nam cũng một phần bị ảnh hưởng bởi mức giá tăng trên thị trường thế giới.

“Việt Nam có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi giá cả trên thế giới,” ông Adam McCarty, kinh tế gia trưởng của hãng tư vấn Mekong Economics nói.

“Một nền kinh tế như thế này không thể tránh được việc nhập khẩu lạm phát.”

Thời báo Kinh tế Việt Nam nói mức nhập siêu của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm đã ở mức gần 11 tỷ đồng.

Báo này cũng trích nguồn của Tổng Cục Thống kê nói mức nhập siêu của tháng 11 “có thể đạt mức 1,3 tỷ USD, cao nhất trong vòng 9 tháng qua.”

Chính phủ Việt Nam đang chịu sức ép phải kiềm chế mức nhập siêu để giảm lạm phát và sức ép lên tiền đồng.

Nhưng các chuyên gia nói họ “không chắc chắn về chính sách” của Ngân hàng Trung ương trong 12 tháng qua trong lúc có chỉ trích rằng lãnh đạo Ngân hàng miễn cưỡng trong việc thắt chặt tiền tệ trước Đại hội Đảng vào tháng Một năm 2011.

Chứng khoán èo uột

Mức lạm phát cao của Việt Nam cũng được cho là góp phần giữ giá chứng khoán Việt Nam ở mức thấp thứ nhì tại Châu Á, chỉ hơn thị trường chứng khoán Karachi ở Pakistan.

Các chuyên gia của VinaSecurities nói với Bloomberg rằng các quan chức ở Hà Nội cần tăng mức lãi suất cao thêm, ổn định giá trị tiền đồng và tăng dự trữ ngoại hối.

Chỉ số chứng khoán Việt Nam đã giảm hơn 60% từ mức kỷ lục hơn 1.170 điểm hồi tháng Ba năm 2007.

Người phụ trách nghiên cứu chứng khoán của VinaSecurities, ông Adrian Cundy, nói một số lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam có mức lợi tức tốt trong đó có hàng tiêu dùng, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp.

Ông Cundy nói nên thận trọng với bất động sản, các công ty dịch vụ điện, nước và một số ngân hàng.

@bbc

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-