Cơn giận về giải Nobel của Trung Quốc là chưa từng có kể từ thời Xô Viết

Nguồn: AP


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Tin từ OSLO, Na Uy (AP) – Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên bị giày vò vì giải Nobel Hòa bình. Nhưng cuộc tấn công dữ dội của họ về giải thưởng năm 2010 trao cho nhà bất đồng chính kiến tại lao Lưu Hiểu Ba đã đạt đến mức độ đã từng được chứng kiến trong thời các chế độ Liên Xô và Đức Quốc xã.

Ngay cả các nhà bất đồng chính kiến thời chiến tranh lạnh Andrei Sakharov và Lech Walesa cũng đã có thể có được những người vợ nhận lãnh giải thưởng cho họ. Giải thưởng trao cho nhà hoạt động dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đã được nhận lãnh bởi người con trai 18 tuổi của bà vào năm 1991.

Nhưng sự việc Trung Quốc đàn áp các thân nhân của Lưu có nghĩa là lần đầu tiên huy chương và chứng chỉ Nobel sẽ không có khả năng được trao, kể từ năm 1936 khi Adolf Hitler ngăn cấm không cho nhà hoạt động vì hòa bình Đức Carl von Ossietzky nhận giải thưởng.

Sự độc đoán của Trung Quốc chứa đựng rủi ro của một phản ứng ngược, đặc biệt là khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang chuẩn bị đến thăm Washington vào tháng Giêng cho một chuyến thăm cấp nhà nước đầy trang trọng.

“Thất bại của giải Nobel chỉ đơn thuần làm tăng cường mối nghi ngờ ngày càng tăng về Trung Quốc – nhưng cũng biểu lộ là Trung Quốc đang cảm thấy hiện họ có đủ quyền năng để không cần phải thực sự quan tâm đến ý kiến quốc tế. Có thể đấy là một tính toán sai lầm nghiêm trọng cho Trung Quốc”, Christopher Hughes, giáo sư về vấn đề quốc tế của Trung Quốc tại Trường Kinh tế London đã cho biết.

Với việc Lưu đang phải chấp hành án phạt tù 11 năm vì tội lật đổ, vợ của ông bị quản chế tại nhà và gia đình của họ bị áp lực từ phải chối các cuộc phỏng vấn, không rõ liệu có phải Lưu đang bị áp lực phải chối từ giải thưởng hay không.

Các phạm nhân được phép gặp gia đình hàng tháng một lần. Tại cuộc gặp với vợ mình lần cuối cùng từng được biết đến ngay sau khi giành được giải thưởng, Lưu nói rằng ông muốn dành giải thưởng cho các nạn nhân của vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989.

Những lời chỉ trích tiềm ẩn trong giải Nobel là tất cả những chua cay hơn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi sự đi lên của đất nước. Trong ba mươi năm qua, các lãnh đạo Trung Quốc đã nâng hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và xây dựng Trung Quốc từ bùn lầy nước đọng trở nên một quyền lực kinh tế trong khi chính phủ đã trở nên ít xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của người dân.

Bắc Kinh nhìn giải thưởng này như một sự khiển trách đến những nỗ lực hội nhập vào nền trật tự thế giới vẫn còn bị thống trị bởi phưong Tây một cách hòa bình của Trung Quốc. Tệ hơn nữa, việc công bố giải Nobel đã được đưa ra khi các lãnh đạo cảm thấy bị vây hãm bởi các cuộc kêu gọi ngày càng tăng trong một xã hội Trung Quốc thay đổi nhanh chóng để tôn trọng tự do dân sự và tôn trọng pháp luật – những mục đích mà Lưu tranh đấu.

Một hậu quả từng hiển thị sự bẩn thỉu chưa từng thấy của chính phủ trong những năm gần đây. Họ đã cố gắng thuyết phục hoặc cảnh cáo các chính phủ nước ngoài để tẩy chay lễ trao giải vào ngày 10 Tháng Mười Hai ở Oslo. Một số ít các quốc gia, bao gồm cả Nga, đã từ chối lời mời đến tham dự lễ trao giải.

Moscow tuyên bố rằng đại sứ của họ sẽ không có mặt tại Na Uy vào thời điểm đó và chối rằng điều ấy không có liên quan gì đến áp lực của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của hai cường quốc đang lên này có thể mang lại một cái nhìn thoáng về cuộc xung đột trong tương lai về quyền con người giữa những nước khổng lồ truyền thống về kinh tế của thế giới và những nước thức tỉnh của họ.

Ở trong nước, công an đã bắt giữ đe dọa hàng loạt các nhà vận động dân chủ và các luật sư về dân quyền để họ không có cảm giác được khuyến khích bởi giải Nobel.

Báo chí, phương tiện truyền thông, tất cả đều do nhà nước kiểm soát, đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền ở trong nước để ma quỷ hóa Lưu như một tội phạm và giải thưởng Nobel như là công cụ đưa ra bởi phương Tây muốn kềm hãm một Trung Quốc mới mạnh mẽ nhưng hòa bình.

Thậm chí các quan chức cao cấp còn gợi ý rằng bằng cách nào đó chính phủ Hoa Kỳ đã ở đằng sau quyết định của giải Nobel – một lời bóng gió ám chỉ mà Ngoại trưởng Clinton đã từng bác bỏ trong một cuộc họp tại Trung Quốc tháng trước.

Sử gia về giải Nobel Asle Sveen cho biết phản ứng của Trung Quốc so sánh với phản ứng của Đức Quốc xã vào năm 1936 và của Liên bang Xô viết khi nhà khoa học trở thành nhà bất đồng chính kiến Andrei Sakharov của Nga được trao giải thưởng tại đỉnh cao của cuộc Chiến tranh Lạnh.

Hitler đã rất tức giận với giải thưởng trao cho von Ossietzky, một nhà báo bị kết tội phản quốc vì đã xuất bản các thông tin bí mật tái vũ trang Đức trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, khiến ông đã cấm tất cả người Đức không bao giờ được giải Nobel nữa. Điều đó đã khiến ba người Đức – Richard Kuhn, Adolf Butenandt, hai người đoạt giải về hóa học và Gerhard Domagk, giải thưởng về ngành y học – phải từ chối giải thưởng của họ.

Tương tự như vậy, nhà văn Boris Pasternak, người Nga bị chính quyền Liên Xô buộc phải từ chối giải thưởng Nobel văn học của ông vào năm 1958.

Chính quyền Xô Viết cũng cấm Sakharov không được nhận lãnh giải thưởng về hòa bình năm 1975 và đã tước bỏ danh hiệu danh dự của ông.

Nhưng Jelena Bonner, vợ ông đã có thể nhận giải thay cho ông vì bà đã được cấp thị thực xuất cảnh sang Ý để điều trị một bệnh về mắt trước khi giải thưởng được công bố, Sveen cho biết.

“Chúng tôi không biết liệu các nhà chức trách có cho phép bà được đi hay không nếu như bà đang ở trong Liên Xô vào thời điểm đó” Sveen nói.

Các biện pháp của chính phủ Trung Quốc liên quan đến giải thưởng của Lưu mãnh liệt hơn so với khi một kẻ thù khác, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, đã được trao giải thưởng hòa bình năm 1989.

Vào thời điểm đó, Bắc Kinh bị quốc tế cô lập, bốn tháng trước đã đã đưa quân đội đến đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn và sau đó nhìn thấy các khối cộng sản Đông bắt đầu sụp đổ. Tây Tạng bị đặt dưới tình trạng thiết quân luật, những người bất đồng chính kiến hoặc ở trong tù, đang trốn tránh hoặc bỏ đi lưu vong và nền kinh tế thì lạnh lùng khi phần lớn các nhà đầu tư phương Tây xa lánh Trung Quốc.

Frank Pieke, một giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Leiden, Hà Lan cho biết ông rất ngạc nhiên khi Trung Quốc đã không để các vấn đề dịu xuống sau sự phê phán tức thì – và được dự kiến – của họ lúc thông báo giải thưởng năm nay vào tháng Mười.

Thay vào đó họ đã tố thêm cược bằng cách cố gắng thuyết phục các quốc gia khác tránh xa buổi lễ phát giải thưởng. Lần cuối cùng mà một điều tương tự đã xảy ra là khi các quốc gia Khối hiệp ước Warsaw làm mất mặt buổi lễ trao giải thưởng cho Sakharov.

Cho đến nay, ngoài Trung Quốc và Nga chỉ có bốn quốc gia đã từ chối lời mời tới dự lễ – Cuba, Kazakhstan, Morocco và Iraq – vì những lý do không xác định.

Đó không phải là một kết quả tuyệt vời nếu Trung Quốc muốn dùng cơ hội để thể hiện sức mạnh đang lên trên trường quốc tế của mình.

Nhưng Pieke cho biết lập trường cứng rắn của lãnh đạo Trung Quốc về giải Nobel chủ yếu là một thông điệp tới người dân Trung Quốc.

“Đó là một phương cách cho thấy các đảng cộng sản mạnh mẽ như đã từng”, ông nói.

Ngay cả nếu không có ai nhận lãnh giải thưởng cho Lưu, các phần khác của buổi lễ trao giải thưởng vẫn sẽ tiếp tục theo kế hoạch. Một dàn đồng ca thiếu nhi sẽ biểu diễn – theo yêu cầu của Lưu – và Liv Ullmann, nữ diễn viên Na Uy sẽ tuyên đọc một văn bản do Lưu soạn.

Geir Lundestad, phát ngôn viên của Ủy ban Nobel Na Uy cho biết sự vắng mặt của một người nhận giải sẽ không làm cho giải thưởng của năm 2010 rơi vào lãng quên: “Tôi đồng ý với những người nói rằng các giải thưởng trao cho những người đoạt giải không thể tham dự được lễ trao giải đã trở thành một trong những giải quan trọng nhất”.

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Ngày Cầu tiêu Thế giới: Top 10 quốc gia thiếu cầu tiêu nhất

Nguồn: Stephen Kurczy, The Christian Science Monitor

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Bạn trông thấy nhiều người ngồi xổm hôm nay? Đừng bực mình. Sự kiện “Đại Tồn” này được tổ chức trên toàn thế giới cùng lúc với kỷ niệm 10 năm Ngày Cầu tiêu Thế giới, một đề án nhằm kêu gọi sự cần thiết của các cơ sở vệ sinh đúng tiêu chuẩn.

Mỗi ngày, có khoảng 1,1 tỉ người đại tiện mà không dùng bất cứ loại cầu tiêu nào, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết. Ngay cả nếu khi có cầu tiêu, thì các nhà cầu cũng không nhất thiết là hợp vệ sinh. Tổ chức WaterAid America ước tính khoảng 2,5 tỉ người – chiếm gần 40% dân số thế giới – làm việc riêng của mình một cách không an toàn, thường là ở những nơi công cộng.

Ngày Cầu tiêu Thế giới được tổ chức bởi Tổ chức Cầu tiêu Thế giới tại Singapore, có khoảng 235 nhóm thành viên trên 58 quốc gia “hoạt động nhằm xoá bỏ những cấm kỵ về vấn đề cầu tiêu và chuyển tải vấn đề vệ sinh lâu dài.” Sau đây là danh sách những quốc gia tồi tệ nhất thế giới về việc người dân thiếu phương tiện sử dụng các cơ sở vệ sinh.

1. Ấn Độ: 638 triệu
Quốc gia với dân số đông nhất thế giới sau Trung Quốc có số lượng người dân đi cầu ngoài trời đông nhất thế giới. Gần 640 triệu người Ấn, hoặc 54% của 1,1 tỉ dân, không có điều kiện sử dụng cầu tiêu hoặc những cơ sở vệ sinh. Trong một số bang, tờ Monitor tường thuật vào năm ngoái, vấn nạn này trở nên quá tồi tệ đến nỗi các phụ nữ trong các làng mạc lưu truyền câu nói: “Không cầu tiêu, không cưới.”

2. Indonesia: 58 triệu
Có khoảng 58 triệu dân Indonesia, chiếm 26% dân số, không sử dụng cầu tiêu. Miền nam châu Á, nơi cư ngụ của 64% dân số thế giới vẫn đi cầu ngoài trời, đã thấy hoạt động này suy giảm nhiều nhất – từ 66% trong năm 1990 xuống còn 44% trong năm 2008.

3. Trung Quốc: 50 triệu
Trung Quốc có 50 triệu công dân đi cầu ngoài trời. Con số này chỉ chiếm 4% dân số 1,3 tỉ người. Hơn 267 triệu người Trung Quốc đã có được phương tiện vệ sinh tốt hơn từ năm 1990, theo báo cáo của WHO. Như tờ Los Angeles Times vừa phát hiện, sự giàu có tăng vọt tại Trung Quốc cũng dẫn đến việc mua thêm nhiều cầu tiêu. Gần 19 triệu chiếc bàn cầu được bán ra ở Trung Quốc hàng năm – gấp đôi số cầu tiêu được bán tại Mỹ.

Trung Quốc là một trong những quốc gia mà chuyện đi cầu ở ngoài thì thường thấy ở thành phố nhiều hơn là ở thôn quê. 6% dân số thành thị so với 2% dân miền quê – đi cầu ngoài trời, theo cập nhật về tình hình vệ sinh năm 2010 của WHO.

4. Ethiopia: 49 triệu
Bảy trong 10 người dân miền quê Ethiopia không sử dụng cầu tiêu trong nhà. Phương tiện vệ sinh của đất nước không có biển trong khu vực Sừng Phi châu đã tiến triển rất ít trong hai thập niên qua, với chỉ 12% dân số có điều kiện sử dụng những phương tiện tốt hơn.

Quốc gia láng giềng, Eritrea nằm trong khu vực Hồng Hải, có tỉ lệ người sử dụng cầu tiêu thấp nhất thế giới, với khoảng 85% dân số phóng uế ngoài trời.

5. Pakistan: 48 triệu
Trong tổng số 177 triệu dân Pakistan, có khoảng 48 triệu người đại tiện bất cứ nơi nào họ muốn. Nhưng Pakistan cũng có được tiến bộ rất lớn trong hai thập niên qua trong việc tăng cường phương tiện sử dụng cầu tiêu và những cơ sở vệ sinh khác, với 47 triệu người không còn phóng uế ngoài trời, theo cập nhật của WHO năm 2010 về tiến triển vệ sinh và nước uống.

Nhưng gần đây Pakistan lại bị tụt hậu với nạn lũ lụt khổng lồ khiến hàng triệu người mất chỗ ở và làm tồi tệ thêm điều kiện vệ sinh vốn đã nghèo nàn, theo báo cáo của tờ Monitor.

6. Nigeria: 33 triệu
Là quốc gia đông dân nhất châu Phi, Nigeria cũng là quốc gia đứng thứ 6 trong tỉ lệ công dân đi cầu ngoài trời đông nhất. Trong 151 triệu người đang sống tại Nigeria, có 33 triệu làm chuyện ấy ngoài trời. Tuy nhiên cũng đã có 12 triệu người đã có điều kiện sử dụng các cơ sở vệ sinh trong vòng hai thập niên qua.

Hai thập niên qua, trong suốt khu vực Nam Sahara, số người không sử dụng các cơ sở vệ sinh giảm 25%, theo báo cáo năm 2010 của WHO.

7. Sudan: 17 triệu
Hơn 17 triệu người, chiếm 41% dân số ở quốc gia Sudan vùng bắc Phi dùng cầu tiêu ngoài trời.

8. Nepal: 15 triệu
Quốc gia trên dãy Himalaya nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc có tỉ lệ người sử dụng cơ sở vệ sinh thấp, với khoảng 52 % của 29 triệu dân thiếu điều kiện sử dụng hệ thống cầu tiêu trong nhà. Tuy nhiên 31% dân số – 6,8 triệu người – cũng đã có được các cơ sở vệ sinh tiến bộ hơn trong hai thập niên qua.

9. Brazil: 13 triệu
Có khoảng 13 triệu người Brazil đi cầu ngoài trời, theo báo cáo của WHO, mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 7% tổng số 192 triệu người. Hai thập nbiên qua, có khoảng 80% dân số có được những phương tiện vệ sinh khá hơn, giúp hơn 50 triệu người có cầu tiêu tốt hơn. Trong suốt khu vực Mỹ La Tinh và vùng Caribbean, tỉ lệ dân số khu vực phóng uế ngoài trời giảm từ 17% trong năm 1990 xuống còn 6% trong năm 2008.

10. Niger: 12 triệu
Bốn trong 5 người dân ở Niger đi cầu ngoài trời, căn cứ theo báo cáo của WHO. Tức là khoảng 12 triệu người hoặc 79 % trong tổng số 14,7 triệu dân của quốc gia vùng trung-bắc châu Phi này. Đây là một tiến bộ nhỏ từ 84% tổng dân số làm chuyện này ngoài trời vào năm 1990, theo cập nhật 2010 của WHO về tiến độ trong việc phát triển vệ sinh

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-