Nhà soạn nhạc tài ba yêu say đắm thiếu nữ 14 tuổi

Tình yêu khác thường ca nhà son nhc Robert Schumann đi vi người v tài năng và chung thy Clara Schumann là mt minh chng đp nht v s gn bó gia tình yêu và âm nhc c đin.

Năm 18 tuổi, Robert Schumann tới Leipzig với mục đích học luật. Nhưng trong khi ông bắt đầu trở thành một sinh viên luật siêng năng thì cũng là lúc tình yêu với âm nhạc ngày càng lớn dần. Robert Schumann quyết định đi tìm giáo viên dạy piano và chọn Fried-rich Wieck, không chỉ vì danh tiếng của ông mà bởi Wieck có một cô con gái mới 9 tuổi nhưng đã bộc lộ những tài năng âm nhạc khác thường. Schumann cho rằng, nếu một người cha đã đem lại những thành công bước đầu cho con gái của mình ắt hẳn sẽ là một giáo viên giỏi. Chàng thanh niên 18 tuổi hết sức quan tâm đến cô bé tài năng sáng chói mang tên Clara này và thường ở bên cô bé nhiều giờ để kể cho cô nghe những câu chuyện thần tiên.

Đó là điểm bắt đầu của một cuộc tình lãng mạn nhất trong số các chuyện tình.

Schumann không chỉ theo học Wieck mà còn sống hai năm dưới chung mái nhà với thầy và được đối xử như một thành viên của gia đình. Khi Clara biểu diễn tại Zwickau, Schumann đã viết thư gửi mẹ mình, trong đó không tiếc lời ca ngợi cô bé thần đồng 13 tuổi. Và khi mẹ của Schumann gặp Clara, hai người cùng đứng bên cửa sổ nhìn Robert đi ngang qua, rồi bà mẹ siết lấy cô bé trong vòng tay và thì thầm: “Cháu có thể sẽ trở thành vợ của con trai bác trong một ngày nào đó”.

Khi Clara mới 14, Robert Schumann 23 tuổi, đã dành cho cô một tình yêu thật lãng mạn: “Ngày mai, đúng lúc 11 giờ, anh sẽ chơi khúc adagio trong Variations của Chopin và chỉ chăm chú suy nghĩ về em. Anh cầu xin em cũng làm như vậy, vì thế chúng ta vẫn có thể gặp gỡ và thấy nhau về mặt tinh thần”.

Tình địch của Clara

Để thay đổi cảm xúc của chúng ta trong một tác phẩm âm nhạc cần phải có chút nghịch tai cũng như sự hòa âm của âm thanh ngọt ngào. Tiến trình của tình yêu đích thực không bao giờ được vận hành một cách êm ái, nhiều nhà thơ vĩ đại đã nói như vậy; tất nhiên là Clara và Robert cũng không thoát khỏi điều đó. Nốt nhạc nghịch tai đầu tiên đã xuất hiện dưới bóng dáng của một tình địch. Trong một chuyến lưu diễn, Clara đã gặp lại người quen là Ernestine von Fricken, cô gái từng theo học với Clara trong lớp học của ông Wieck. Sau đó không lâu, ông Wieck đã gửi Clara tới Dresden theo học lý thuyết âm nhạc với Reissiger. Trong suốt thời gian Clara vắng mặt, Robert đã bắt đầu có mối quan tâm khá lớn tới Ernestine. Robert miêu tả cô như “một cô gái ngây thơ đầy hấp dẫn, một tâm hồn trẻ thơ, mềm yếu và không kém phần sâu sắc, gắn bó với tôi và tất thảy vẻ đẹp được tạo bởi tình yêu chân thành nhất, đặc biệt là âm nhạc – nói tóm lại là một cô gái tôi có thể ao ước lấy làm vợ”.

Robert đã trao nhẫn cho Ernestine trước khi cô rời Leipzig, nhưng ngay sau đó, ông mới nhận ra đó chỉ là sự mê say ngắn ngủi, “một giấc mộng đêm hè”. Robert nhận ra sự tương phản giữa họ, và ông thấy rằng, Clara mới là cô gái ông yêu đích thực.

Với Clara, cô tuyệt vọng khi trở về nhà và biết rằng, Robert đã đính ước với Ernestine. Cô bắt đầu một tour diễn khác nhưng trái tim của cô thì không còn tha thiết với chuyến biểu diễn. “Clara biểu diễn một cách miễn cưỡng và dường như không muốn làm bất cứ điều gì nữa”, cha của cô viết từ Hamburg như vậy.

May mắn thay, cơn si cuồng với Ernestine cũng đã qua và kết thúc nhanh chóng. Trong nhật ký của mình, Robert đã ghi lại rằng, ông nhận được nụ hôn đầu tiên từ Clara vào tháng 11-1835, cô đã đón nhận tình yêu của ông.

Sự giận dữ của người cha

Tiếng sấm giữa bầu trời xanh đã đột ngột đến khi cơn giận dữ của Wieck bùng lên: ông phát hiện ra mối tình của cô con gái qua lời mách bảo của những người quen biết. Ông giải quyết mọi chuyện theo cách riêng của mình, dọa bắn Schumann trừ khi Clara gửi lại tất cả những bức thư Schumann đã gửi cô. Wieck đã cố gắng làm tất cả để cố gắng tạo ra cảm tưởng rằng, Clara đã từ bỏ Robert. Khi Robert lén lút gửi cho Clara bản piano sonata Fa thăng thứ, tác phẩm ông đề tặng cô, và ông từng nói rằng “một trái tim đau khổ khóc than vì cô” nhưng ông đã không nhận được bất cứ sự hồi âm nào.

Một năm sau, Clara chơi tác phẩm này tại một buổi biểu diễn ở Leipzig. Schumann bí mật tới dự buổi biểu diễn để lắng nghe tác phẩm này. “Anh có đoán được, sau này Clara đã viết thư cho ông, rằng em đã chơi tác phẩm này bởi vì em không còn cách nào khác để bộc lộ cho anh thấy rõ nội tâm của em không? Em đã bị cấm làm điều đó, vì thế em chỉ còn cách đó để công khai tình cảm của mình.

Cô gái đang yêu đã có một cách làm tuyệt vời. Cô đã nhờ một người bạn thân thiết, rằng cô khẩn cầu Robert hãy gửi lại cô những bức thư mà cha cô một năm trước đây đã bắt cô phải trả lại Robert. Trái tim của Robert rung lên mãnh liệt khi nhận được thông điệp này. Điều đó tác động mạnh hơn cả bản sonata, bởi chứng tỏ thật sự rằng, Clara còn yêu ông. Robert trả lời lại rằng ông sẽ vẫn giữ những bức thư cũ nhưng cô sẽ có thể có nhiều bức thư mới rồi gửi một thông điệp cùng với một bó hoa. Trong bức thư này, ông yêu cầu cô chỉ cần viết một từ “Vâng” và cô đã trả lời “Chỉ đơn thuần từ “vâng” mà anh đã hỏi em ư? Đó là một từ ngắn ngủi nhưng quan trọng biết bao! Tất nhiên, một trái tim tràn ngập tình yêu không thể nói lên lời. Từ sâu thẳm tâm hồn mình, em thì thầm với anh mãi mãi: Vâng”.

Tình yêu và âm nhạc


Trong một bức thư, Schumann viết “Nếu như anh ứng tác bên cây đàn piano, nếu như anh sáng tác mà không phải suy nghĩ, thứ anh thiết tha muốn vẽ lên tất cả với một chữ cái lớn và hợp âm duy nhất – Clara”. Và Clara, cũng trong vòng xoáy ấy, chỉ có duy nhất ý nghĩ về Schumann khi chơi đàn. Sau khi miêu tả về sự phấn khích cô đem lại trong một buổi hòa nhạc tại Prague, cô viết trong bức thư gửi Schumann: “Em nghĩ về anh trong khi em chơi đàn và khi nhận được sự tán thưởng của khán giả, vì vậy toàn bộ khán giả cũng trở thành đồng cảm sâu sắc với em”. Trong bức thư khác viết từ Vienna, cô thổ lộ: “Mặc dù hoàng đế, hoàng hậu và những người khác trò chuyện với em, nhưng điều em cần nói với anh là em muốn trò truyện với anh biết nhường nào”.

Wieck không phải là người đánh giá thấp tài năng của Schumann, ngược lại, ông là một trong những người đầu tiên hiểu rõ giá trị của thiên tài. “Cha em đã nói về anh, Clara viết, với mọi người với nhiệt tình sôi nổi, và hỏi em có thể chơi một vài tác phẩm của anh không. Trong một dịp ông tổ chức một bữa tiệc lớn (trong bữa tiệc có những nhà thơ hàng đầu Vienna tới dự) chỉ để mọi người nghe em chơi “Carnaval” và trong tháng hai vừa qua ông đã bảo em chơi “Toccata” và “Etudes Symphoniques” của anh”.

Cuối cùng, Wieck đã miễn cưỡng đồng ý để Robert cưới Clara với điều kiện cặp vợ chồng trẻ không được ở tại Leipzig, nơi hoàn cảnh khiêm tốn của họ sẽ tương phản quá nhiều với sự giàu có của Mendelssohn và David. Về điểm này, Clara không đồng ý với cha mình. Cô từng viết thư cho Schumann rằng cô không thèm muốn những tàu ngựa và kim cương, cô chỉ ao ước cảm thấy sự tin tưởng rằng cuộc sống được đảm bảo mà không ảnh hưởng gì đến con đường nghệ thuật của mình. Công việc của một người vợ đằm thắm và một người mẹ hiền đối với Schumann dường như còn cao hơn cả sự nghiệp của một nghệ sỹ và một người dạy nhạc, ông đã từng viết cho Clara: “Em hãy chuyên tâm cho những buổi học thật tốt, nhưng khi em trở thành vợ anh, em không cần phải làm thêm bất cứ điều gì khác, bởi vì đó sẽ là công việc của anh”.

Schumann không chia sẻ quan điểm coi thường vị trí và quyền lực của phụ nữ trong xã hội thời kỳ đó. Ông không ngăn cản nỗ lực sáng tác của Clara mà còn khuyến khích cô, kết quả là cô đã sáng tác được nhiều ca khúc nghệ thuật có giá trị mà chưa bao giờ một nhà soạn nhạc nữ có được, những tác phẩm mà oái oăm thay lại phản chiếu tinh thần của Mendelssohn hơn là tinh thần của Schumann. Vào năm 1839, cô viết một cách đầy khiêm tốn: “Thời gian trước đây em vẫn nghĩ rằng em có tài năng về sáng tác, nhưng em đã thay đổi quan điểm này của mình. Một người phụ nữ không cần phải có nhu cầu sáng tác. Em có nên tiếp tục sáng tác nữa không? Em nghĩ rằng đó có thể là sự trưng bày của tính kiêu ngạo, thứ mà cha em trước đây vẫn thường khuyến khích em”.

Nhiều nốt nghịch tai

Wieck đã đề nghị hoãn đám cưới lại hai năm và Clara cũng ưng thuận; vì vậy Robert đã ấn định đám cưới vào dịp lễ Phục sinh năm1840, nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra trong quãng thời gian chờ đợi này.

Wieck đã giới thiệu những người đàn ông khác với Clara trong hy vọng rằng cô có thể từ bỏ Robert nhưng vô hiệu. “Thật kỳ lạ, cô viết, nhưng không một người đàn ông nào làm em cảm thấy hài lòng, em không màng đến họ, bởi vì chỉ một người khiến cho em được sống – Robert của em”.

Khi Wieck nhận thấy rằng mọi phương pháp đều vô hiệu, sự phẫn nộ càng tăng lên. Clara thấy cha mình ghi “không bao giờ tôi ưng thuận”, và gạch đậm hai gạch dưới dòng chữ này; rồi cô viết thư cho Robert: “Em khiếp sợ đến nhường nào với những điều đã xảy ra đó, em phải làm những việc không được sự cho phép của cha, không được cha mẹ ban phúc lành. Điều đó mới đau đớn làm sao! Nhưng em có thể không làm điều gì vì anh ư? Tất cả mọi thứ, mọi thứ”.

Nếu đó là trường hợp này, Robert hồi đáp, nếu cha em không bao giờ đồng ý, tại sao không chờ hai năm nữa– tại sao không giữ lấy luật pháp trong đôi tay chúng ta và tổ chức đám cưới bất ngờ? Schumann đã chuyển nhà và tờ “Tạp chí âm nhạc mới” ra hằng tuần của ông, để tới Vienna, bởi vì Wieck đã hứa sẽ đồng ý cho phép Schumann lấy Clara ở bất kỳ nơi nào trừ Leipzig. Nhưng bây giờ ông mới phát hiện ra rằng, đó chỉ là phép “câu giờ” của Wieck. Wieck trở nên hết sức kích động, ông đe dọa rằng nếu Clara không khước từ Schumann thì có thể sẽ tước quyền thừa kế của cô và sẵn sàng chuẩn bị cho một vụ kiện kéo dài từ bốn đến năm năm.

Robert đã buộc phải thảo một văn bản tới Wieck, trong đó yêu cầu ông chính thức “trả tự do” cho con gái: “Chúng tôi cần một cơ sở vững chắc để tin cậy sau những điều khủng khiếp đã xảy ra, ông nợ điều đó với chính bản thân ông, với Clara và cả tôi”. Wieck đã đưa ra sự ưng thuận của mình phụ thuộc vào 6 điều về quá trình cư trú, tài sản của Clara và quyền thừa kế của cô, những điều kiện khiến không thể nghĩ rằng đó là một sự thỏa hiệp thực sự. Robert viết thư cho Clara, “Ông ấy, sau tất cả mọi diều, sẽ là cha của anh, và anh hứa với em rằng sau khi chúng ta thành hôn, anh sẽ làm tất cả để giảng hòa với ông ấy”.

Chương cuối

Khi Clara từ chối chấp nhận những điều kiện của cha mình, ông trở nên giận dữ hơn bao giờ hết. Ông khước từ việc bàn giao tiền cho Clara, những đồng tiền cô thu được từ những buổi recital, trong lý lẽ rằng, cô còn nợ ông tiền cho hàng ngàn bài giảng.

Những hành động sau đó của Wieck giống như một kẻ điên dại hơn là một người cha. Wieck đã quay ra ủng hộ Kamilla Pleyel, một nghệ sĩ pianist, hỗ trợ các buổi biểu diễn của cô và tự cho phép làm tất cả những điều khác để làm tổn thương con gái mình. Ông cáo buộc Schumann là một kẻ nghiện ngập – một gánh nặng sai lầm gây tổn thương cực độ cho Clara.

Chứng điên cuồng này đã lên tới đỉnh điểm trong một bức thư mạo danh, Wieck viết gửi Clara tố cáo sự hung bạo của Schumann. Ông xếp đặt bức thư này đến tay cô chỉ trước khi bắt đầu một buổi recital quan trọng đầu tiên tại Berlin với hy vọng sẽ đưa cô đến sự suy sụp tinh thần. May mắn sao, buổi recital đó đã được hoãn lại bởi vì một chấn thương tay nhỏ của Clara.

Toà án mà Wieck lựa chọn đệ đơn đã bãi miễn vụ việc, sau một năm trì hoãn. Không có điều gì có thể ngăn cản được đám cưới, cuối cùng cũng được tổ chức một cách lặng lẽ vào ngày 12-9-1840. Schumann cho rằng “sự nhẫn nại siêu phàm” của họ đã được đền đáp bằng một liên kết hạnh phúc trên cả phương diện hôn nhân lẫn nghệ thuật. Khi tạm ngưng các bổn phận gia đình, Clara tiếp tục biểu diễn, giới thiệu với thế giới những kiệt tác của chồng mình bằng cảm hứng lấy từ trái tim đồng cảm của mình như ngày họ mới yêu nhau. Wieck đã giảng hòa và hạnh phúc thực sự đã tràn ngập trong gia đình họ.

Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Robert Schumann đã tìm thấy nàng thơ của mình. Những sáng tác với cảm hứng từ tình yêu của họ như các tập ca khúc nghệ thuật “Frauenliebe und leben”, “Liederkreise Op.24”, “Liederkriese Op.39”, “Diechterliebe Op.48”, những tác phẩm thính phòng và giao hưởng khác đã trở thành kiệt tác.

Thế nhưng bất hạnh đã đến trong nhiều năm sau đó, chứng mất trí nhớ, nỗi ám ảnh thường trực về cái chết, sự suy sụp về tinh thần luôn giày vò Schumann. Vào một đêm lạnh tháng 2-1854, Schumann đã bí mật rời khỏi nhà và lao mình xuống dòng sông Rhine. Tuy được cứu sống nhưng Schumann đã rơi vào trạng thái điên loạn hoàn toàn khiến Clara buộc phải gửi ông vào một bệnh viện tâm thần ở gần Bonn. Hai năm sau, Schumann qua đời vào ngày 29-7-1856, để lại Clara góa bụa và 8 con nhỏ. Trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời, Clara đã tiếp tục sự nghiệp biểu diễn với những kiệt tác của người chồng thiên tài.

“Clara đã sáng tác một chuỗi những tiểu phẩm, trong đó thể hiện một thứ âm nhạc đầy nhạy cảm, tinh tế hơn bất kỳ những tác phẩm cô ấy sáng tác trước đó. Nhưng việc có những đứa con, và một ông chồng luôn luôn sống trong vương quốc của huyễn tưởng, không thể duy trì công việc sáng tác. Cô ấy không thể sáng tác một cách thường xuyên, và tôi vẫn thường bối rối nghĩ rằng có biết bao ý tưởng sâu sắc đã bị đánh mất bởi nó đã không được viết ra”. (Robert Schumann đã ghi lại điều này trong nhật ký chung của ông và Clara).

(Theo Tạp chí Tia Sáng)

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Cập nhật tin 17-11-2010

5 triệu người Bắc Triều Tiên không có đủ lương thực

Trẻ em Bắc Triều Tiên 

Hình: ASSOCIATED PRESS

Phúc trình Liên hiệp quốc ghi nhận số lương thực nhập khẩu sẽ chỉ cung cấp khoảng một nửa năng lượng cần thiết mỗi ngày cho con người, có thể “tác động tiêu cực nghiêm trọng”

Hôm thứ Ba, các cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc nói rằng gần 1/5 tổng số dân Bắc Triều Tiên đứng trước tình cảnh thiếu lương thực.

Đánh giá của Tổ chức Lương Nông Quốc tế, FAO, và Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới, WFP, dựa trên kết quả chuyến công tác tới Bắc Triều Tiên hồi tháng 9.

Bắc Triều Tiên đang thiếu 550.000 tấn lương thực, mặc dầu vụ mùa thu hoạch tốt và nguồn tiếp liệu thực phẩm có gia tăng chút ít.

Một phúc trình của Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế nói rằng có khoảng 5 triệu người đang đứng trước nguy cơ đói kém.

Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói rằng Bắc Triều Tiên sẽ phải nhập khẩu 850.000 tấn ngũ cốc để bù vào mức thiếu hụt, nhưng họ chỉ có kế hoạch nhập khẩu khoảng 325.000 tấn trong khoảng thời gian từ 2010 tới 2011.

Phúc trình vừa kể nói số lương thực nhập khẩu sẽ chỉ cung cấp khoảng một nửa năng lượng cần thiết mỗi ngày cho con người, có thể gây ra “tác động tiêu cực nghiêm trọng” nếu tình trạng thiếu hụt không được giải quyết.

============================================================

VN dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số sinh viên sang Mỹ du học

Thứ Ba, 16 tháng 11 2010

Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số sinh viên sang Mỹ du học 

Hình: ASSOCIATED PRESS

Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số sinh viên sang Mỹ du học

Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên ngày 16/11 trích dẫn phúc trình thường niên của Viện Giáo dục Quốc tế vừa công bố cho thấy Việt Nam đang xếp thứ 9 trong danh sách 10 quốc gia có nhiều người sang Mỹ du học nhất, với hơn 13.000 du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Kế đó là Thổ Nhĩ Kỳ, trên 12.000 người.

Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực về số sinh viên qua Mỹ du học.

Ba nước dẫn đầu về số người du học Hoa Kỳ là Trung Quốc, Ấn Độ, và Nam Triều Tiên. Trung Quốc hiện có trên 127.000 học sinh-sinh viên học tập tại Mỹ.

Các nước tiếp theo trong danh sách bao gồm Canada, hiện xếp thứ tư, theo sau là Đài Loan, Nhật Bản, Ả Rập Xê-Út, và Mexico.

Nguồn: Yong Hap News, VOVnews, VTC.vn

==========================================================

Ít nhất 500 người ở Pháp đã tử vong vì dùng thuốc Mediator để giảm cân

Thuốc Mediator được lưu hành tại Pháp trong khoảng từ 1975 đến năm 2009. 

Thuốc Mediator được lưu hành tại Pháp trong khoảng từ 1975 đến năm 2009. 

©France 24/AFP

Tối qua (15/11), Tổ chức an toàn y tế Pháp đối với các sản phẩm sức khỏe (AFSSAPS), đã đưa ra tuyên bố về việc Mediator, có chứa chất benfluorex, thường được các bệnh nhân mắc bệnh đái đường, thể béo phì, sử dụng để cắt cơn đói, là nguyên nhân gây tử vong của khoảng 500 người tại Pháp trong vòng 30 năm qua.

Là một biệt dược được công ty Servier, hãng dược phẩm lớn thứ hai tại Pháp, đứng sau Sanofi-Aventis, đưa vào thị trường từ năm 1975, cho đến cuối năm 2009, khi thuốc này bị cấm bán. Một nghiên cứu của Quỹ Bảo hiểm sức khỏe (CNAM), được xuất bản vào cuối năm 2009, thực hiện trên 43 000 bệnh nhân tiểu đường có dùng loại thuốc này cho thấy : trong số những người điều trị bằng thuốc này, tỷ lệ người bị các chứng bệnh van tim cao gấp ba lần, và tỷ lệ người phải phẫu thuật van tim cao gấp bốn lần những người theo một phương pháp khác.

Tổ chức an toàn y tế đối với các sản phẩm sức khỏe của Pháp đã đặt hàng CNAM làm một nghiên cứu thứ hai về số lượng người tử vong liên quan đến việc dùng thuốc Mediator. Chiều hôm qua, sau một cuộc họp đặc biệt về phương pháp và kết quả nghiên cứu của CNAM, Tổ chức an toàn y tế đối với các sản phẩm sức khỏe của Pháp đã chính thức đưa ra khuyến cáo ngành y tế nên tiếp tục theo dõi tác động của biệt dược này và đặc biệt nhấn mạnh với các bệnh nhân nào đã từng dùng thuốc này trong hơn ba tháng, nên đi khám lại bác sĩ.

Bản thân công ty Servier đã phải rút khỏi thị trường một biệt dược khác năm 1997, có tác dụng cắt cơn đói, có tên gọi là Isomeride và nhiều lần bị kết án trả tiền phạt vì loại thuốc này. Bác sĩ Irène Frachon (bệnh viện Brest) là một trong những người đã nỗ lực để đưa tác hại của Mediator ra công luận, với việc xuất bản cuốn sách « Mediator 150 mg. Bao nhiêu nạn nhân tử vong ? » (xuất bản tháng 6/2010) . Tuy nhiên, về tác hại của loại thuốc này, bác sĩ Irène Frachon cho biết, không nên quá sợ hãi, nếu như ai đó đã trót dùng thuốc, bởi tác hại nghiêm trọng của loại thuốc này chỉ liên quan đến 1/2000 người sử dụng.

=======================================================================

Người sắp bị nhục hình ‘thú tội’ trên TV

Bản án ném đá đến chết dành cho Sakineh Mohammadi Ashtiani, 43 tuổi, đang được chờ tòa án tối cao Iran xem xét lại, nhưng cô vẫn có thể bị tử hình bất cứ lúc nào bằng các hình thức khác,AP cho hay.

Vụ việc Ashtiani đang là tâm điểm căng thẳng giữa Iran với nhiều nước phương tây, đặc biệt là các nhóm nhân quyền Mỹ và châu Âu. Đệ nhất phu nhân Pháp Carla Bruni từng lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích bản án.

Ashtiani bị tòa án Iran kết tội ngoại tình và âm mưu giết chồng năm 2006. Người phụ nữ này có hai con trai. Cô bị án đánh 99 roi, sau đó thêm án tử hình bằng hình thức ném đá, bất chấp việc Ashtiani nói bản cung của cô là do bị ép. Cho dù nếu được miễn hình thức ném đá, người phụ nữ này cũng có thể bị treo cổ vì hai tội danh nói trên.

Trên truyền hình hôm qua, một phụ nữ được cho là Ashtiani nói: “Tôi là kẻ có tội”. Gương mặt cô ta được che mờ, giọng nói được dịch từ tiếng Thổ Azeri sang tiếng Farsi.

Đoạn băng cũng phát những lời nói được cho là của con trai Ashtiani và luật sư của cô. Cả hai người này bị bắt tháng trước. Trong băng còn có cả lời của hai người Đức bị bắt vì định phỏng vấn gia đình Ashtiani hồi tháng 10.

Trong lời cung phát trên truyền hình hôm qua, con trai của Ashtiani rút lại tuyên bố trước đó rằng mẹ anh bị tra tấn khi lấy cung, và rằng thông tin ép cung là do luật sư của bà nói thế. “Ông ấy nói với tôi rằng (mẹ) bị hành hạ. Không may, tôi lại nghe lời ông ta và nói dối với báo chí nước ngoài”, người được cho là con trai của Ashtiani nói. Người này còn thêm rằng anh ta lấy làm tiếc đã nhờ hai luật sư trước, nếu không thì vụ án của mẹ anh đã diễn ra “bình thường”.

Hình thức thi hành án bằng ném đá được áp dụng trở lại ở Iran sau cách mạng Hồi giáo 1979. Tuy nhiên, dù các tòa vẫn thường tuyên loại này, thì việc thi hành án vẫn thường được chuyển qua hình thức khác. Theo AP, vụ ném đá mới đây nhất diễn ra năm 2007, tuy nhiên giới chức Iran không thừa nhận.

Theo luật Hồi giáo, án ném đá được tiến hành như sau: người chịu án nếu là đàn ông bị chôn sống đến thắt lưng, nếu là phụ nữ bị chôn đến ngực, hai tay cũng bị chôn. Những kẻ thi hành án đọc to bản án rồi sau đó ném đá cho đến khi tội nhân tử vong.

—————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Nguồn hải sản , một trong những nguyên nhân gây va chạm tại biển Đông

Giới chuyên gia quốc tế nhận định, cùng với con đường hảng hải huyết mạch và tài nguyên dầu khí, hải sản tại biển Đông cũng là một nguyên nhân gây va chạm trên biển. Căng thẳng giửa Trung Quốc và các nước láng giềng có nguy cơ mỗi ngày mỗi nhiều hơn khi nguồn cá theo thời gian và nhịp độ đánh bắt giảm đi dần.

Theo các nhà phân tích thì ngư dân Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines,Đài Loan và các nước trong khu vực, vì sinh nhai, bắt buộc phải đi ra khỏi ngư trường truyền thống, phiêu lưu vào những vùng biển tranh chấp để đánh cá.

Đó là câu chuyện của chiêc tàu cá Trung Quốc bị hải quân Nhật Bản cảnh báo rồi xảy ra va chạm gần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9 năm nay. Đây là vùng biển nhiều tôm cá hiện nay thuộc chủ quyền Nhật Bản, do Tokyo quản lý, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều muốn giành lấy phần. Vụ va chạm này đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng giữa hai nước hùng mạnh nhất tại Á châu.

Chuyên gia Jonathan Holslag, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại Bruxelles giải thích rằng « nguồn hải sản tại Đông Á suy giảm rất nhanh và hiện nay đang có một cuộc tranh giành nhau đánh cá ». Theo chuyên gia này, thì vì lý do kinh tế các ngư dân không qua tâm đến chuyện tranh chấp lãnh hải. Do vậy sự hiện diện của các công ty ngư nghiệp hàm chứa « mầm gây căng thẳng và xung đột » nhiều hơn cả các giếng dầu và mỏ khí đốt. Rất có thể nguồn cá sẽ tạo ra khủng hoảng chính trị trong tương lai.

Tại biển Đông, loài cá thu trắng được xem là quý hơn vàng. Giá mỗi kilo cá thu trắng bán trên thị trường Trung Quốc là hơn 13 đôla, đắt gấp 5, 6 lần các loại cá được tiêu thụ nhiều nhất. Từ nhu cầu lợi nhuận này mà các đội ngư thuyền Trung Quốc ngày đêm đánh bắt tại biển Đông và biển Hoa Đông cho đến tận lãnh hải của đảo Fidji, Tonga ở nam bán cầu kéo dài đến châu Phi nơi mà Trung Quốc được một số nước như Tanzania, Kenya hay Madagascar cho phép khai thác.

Nhưng tại biển Hoa Đông và biển Đông nơi có hơn nửa chục quốc gia Á châu tranh chấp lãnh hải một cách gay go. Giáo sư Yves Tiberghien tại Đài Loan nhận định là mỗi ngày sẽ có nhiều căng thẳng hơn và nguồn cá cạn dần trong khi nhu cầu gia tăng. Trong bối cảnh Trung Quốc tiêu thụ nhiều cá hơn mà trữ lượng tại biển Đông không còn dồi dào nữa thì tàu cá Trung Quốc phiêu lưu xa hơn.

Chỉ trong tháng 8 và tháng 9, hơn 80 tàu đánh cá Trung Quốc đến tận vùng Điếu Ngư hoạt động. Theo lời kể của một ngư dân Trung Quốc thì Senkaku/Điếu Ngư là « ngư trường truyền thống » của dân chài Phúc Kiến. Nhưng trong thời gian gần đây, tuần duyên Nhật Bản tỏ ra nghiêm nhặt hơn , ít bao dung hơn so với những năm trước.

Vụ va chạm hôm 7/9/2011 ghi dấu đỉnh điểm của tình hình căng thẳng. Các ngư dân Trung Quốc nói rằng họ đến Điếu Ngư vì ở đây có nhiều cá chứ không phải do lòng ái quốc thúc giục tranh đấu gì cả. Tuy nhiên thái độ của chính quyền có lẽ không giống như quan điểm của ngư dân. Hôm nay, bất chấp cảnh báo của Tokyo nhiều lần khẳng định chủ quyền, Bắc Kinh thông báo đưa đến vùng tranh chấp một tàu « ngư chính » có trang bị trực thăng.

Câu hỏi đặt ra với Việt Nam làm sao để Hoàng Sa và Trường Sa không biến thành « ngư trường » của Trung Quốc ?

@ RFI

—————————————————————————————————————————————————————————————————————–

Dòng máu đỏ: giới con ông cháu cha ở Trung Quốc

Nguồn: Jamil Anderlini, Financial Times

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Khi Diệp Kính Tử hào hứng kể về hoạt động thương mại và từ thiện của mình, rất dễ để quên rằng cô là một “tiểu vương” – tầng lớp nối dõi đầy đặc quyền của những người khai sinh ra nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Điều này làm cô tương đương với những người thuộc dòng họ Roosevelt hoặc Kennedy, nhưng có lẽ với nhìều quyền lực và ảnh hưởng hơn.

Giới làm ăn ở Trung Quốc đặt nặng trên vấn đề “quan hệ” với sự quen biết cá nhân có qua có lại nhằm bảo đảm mọi thương vụ, từ chợ làng cho đến những đỉnh cao quyền lực của nền kinh tế.

Tầng lớp con ông cháu cha được trọng vọng nhiều trong giới làm ăn trong nước lẫn ngoại quốc với hy vọng làm đòn bẩy cho mạng lưới quen biết của họ để được lợi thế trên một thị trường khốc liệt ở Trung Quốc.

Nhìn chung, cô Diệp và những người con ông cháu cha cùng thời với mình thì nổi tiếng là dè dặt và hầu như không bao giờ lên tiếng công khai. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn cực kỳ hiếm hoi, cô Diệp nói rằng việc xuất thân từ một gia đình quan trọng cũng có những hạn chế. Dù cô công nhận và hãnh diện về “dòng máu đỏ” đã tạo cho cô muôn vàn đặc quyền, cô cũng nhận thấy rõ trách nhiệm kèm theo cái họ đầy vinh quang của mình.

“Với tôi, điều rất quan trọng là mọi người phải hiểu rằng tôi đã đi lên bằng đôi chân của mình và được thành công không chỉ nhờ vào lý lịch gia đình,” cô nói.

“Một điều quan trọng nữa là tôi dùng vị thế của mình để giúp đỡ cho tổ quốc và nhân dân mình.”

Ông nội cô, Thống chế Diệp Kiếm Anh, từng là một cựu chiến binh của cuộc Vạn lý Trường chinh và người sáng lập ra Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông cũng dẫn đầu một nhóm các tướng lĩnh bắt giữ Mao phu nhân và Bè lũ Bốn tên, từ đó chấm dứt sự điên loạn của cuộc Cách mạng Văn hoá và dọn đường cho sự đi lên của Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư trưởng của Trung Quốc hiện đại.

Sinh ra trong những năm 1970 khi ông nội cô còn đang trong quá trình đưa đất nước vào con đường thịnh vượng mới, cô Diệp trải qua tuổi thơ của mình tại những ngôi trường tiên tiến dành cho con cái của giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh. Đến khi cô được 14 tuổi, gia đình quyết định gửi cô sang Hoa Kỳ và nhờ một người quen biết cũ của gia đình – Henry Kissinger – giúp đỡ để cô được vào học tại một trường nội trú nữ nổi tiếng.

“Cha tôi nói rằng ông không muốn tôi lớn lên như một công chúa với mọi thứ đều có sẵn và mọi người lúc nào cũng phải phục dịch mình. Vì thế họ gửi tôi đến một nơi khác để tôi có được một cuộc sống bình thường hơn,” cô nói bằng tiếng Anh với một giọng Mỹ đầy lưu loát.

Nền giáo dục quốc tế đã giúp cô trở nên thoải mái trong bất cứ môi trường nào và những đối tác làm ăn nước ngoài cũng như các quan chức Trung Quốc đều xem cô như là một chiếc cầu nối văn hoá quan trọng trong những thương vụ mà cô giúp thương thảo cũng như những chương trình mà cô giúp tổ chức.

Mắt cô sáng lên khi cô kể về dự án mới nhất của mình – tổ chức vòng thi cuối của giải vô địch đua xe Đức DTM 2010 tại trung tâm Thượng Hải vào ngày 28 tháng Mười một. “Chúng tôi sẽ biến trung tâm Thượng Hải thành Monaco của đông Á,” Cô Diệp hào hứng nói.

Đường đua dài 3,1km chạy vòng vèo qua khu thương mại Phố Đông nằm tại trung tâm Thuợng Hải và đã đóng cửa những khu vực quan trọng trong thành phố vừa tổ chức Hội chợ Thương mại Thế giới hoành tráng.

Với 100 triệu nhân dân tệ (15 triệu Mỹ kim) tiền đầu tư, cuộc thi này sẽ đánh dấu lần đầu tiên vòng đua cuối của giải vô địch DTM được tổ chức bên ngoài nước Đức và dự tính sẽ thu hút khoảng 80 nghìn người hâm mộ xe thể thao.

“Chúng tôi rất hài lòng khi ký kết hợp đồng với BCG [Brilliant Culture Group, công ty của cô Diệp],” Hans Werner Aufrecht, chủ tịch của ITR, đơn vị sở hữu quyền tổ chức cuộc đua DTM nói. “Với chúng tôi, lý do tổ chức cuộc đua ở Trung Quốc thì quá rõ ràng – đây là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với các hãng xe của chúng tôi là Audi và Mercedes-Benz.”

Việc cuộc đua được tổ chức tại trung tâm khu vực thương mại của Thượng Hải là một minh chứng cho mối liên hệ huyết thống của cô Diệp và lượng quyền lực vẫn còn nằm trong tên tuổi của những người sáng lập cộng sản. Có rất ít người, ngay cả trong giới lãnh đạo tinh tuyển, mới có được quyền hạn để thuyết phục được chính quyền Thượng Hải đóng cửa những khu vực rộng lớn tại thủ đô thương mại của Trung Quốc cho một cuộc đua xe.

Các công ty phương Tây cực kỳ miễn cưỡng khi đề cập đến tầm quan trọng của lý lịch gia đình trong việc họ chọn lựa đối tác làm ăn, nhưng đa số các công ty đa quốc gia đều đã nuôi dưỡng những quan hệ gần gũi với giới con ông cháu cha trong một giai đoạn nào đấy. “Ai cũng biết rằng con đường nhanh nhất để chiếm ảnh hưởng là mướn một con ông cháu cha được giới lãnh đạo cao cấp trong nước lắng nghe,” một cố vấn thương mại phương tây có vai vế với hàng chục năm kinh nghiệm tại Trung Quốc nói. “Vấn đề là cần tìm được người thông thạo công việc của mình.”

Cô Diệp đánh giá nhẹ ảnh hưởng của mình với chính quyền và nói rằng việc cô có thể tìm được sự chấp thuận cho cuộc đua xe tại Thượng Hải chủ yếu là do thành tích và phong cách chuyên nghiệp của công ty mình cũng như tính hấp dẫn của cuộc đua.

“Tôi thật sự phải làm việc nhiều hơn những người khác để chứng tỏ rằng tôi co thể tổ chức một sự kiện như thế mà không phải dựa vào lý lịch hoặc những quen biết của mình,” cô nói.

Quan điểm này cũng được nhiều người trong vòng tròn chính trị tinh tuyển chia sẻ, họ chỉ ra rằng việc là thân nhân của một nhân vật cộng sản quan trọng giúp họ có được sự quen biết với giới lãnh đạo và những đặc ân, nó cũng mang lại áp lực căng thẳng và sự soi mói.

Các công ty trong và ngoài nước làm ăn với sự giúp đỡ của những con ông cháu cha quen biết rộng đôi khi cũng gặp nguy cơ bị dính dáng vào những cuộc đấu đá quyền lực bí mật thường xuyên vốn là đặc điểm của giới chính trị đầy gian xảo và mờ ám tại Trung Quốc.

“Chúng tôi luôn dành cho một con ông cháu cha trẻ nào đấy một chức tập sự để làm gia đình đầy quan trọng của họ vừa lòng, nhưng chúng tôi không bao giờ mướn người ở Trung Quốc chỉ vì lý lịch gia đình của họ, vì về lâu về dài việc này có thể làm bạn dính líu vào những cuộc tranh giành ảnh hưởng và đấu đá phe nhóm,” một tổng giám đốc của một ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc cho biết.

Một khó khăn khác tại Trung Quốc là sự căm ghét của quần chúng nhằm vào con cháu của những quan chức tại nhiệm thường dùng vị thế của mình để tiến thân. Nhưng với những người có nguồn gốc như cô Diệp thì điều này không thực sự bị ảnh hưởng và hầu như lòng oán hận đối với dòng dõi con ông cháu cha của cô cũng tương tự như thái độ thường thấy đối với Nữ hoàng và hoàng gia Anh.

Dù thế, cô Diệp và những người cùng tầng lớp của cô vẫn thận trọng không phô trương và có một cuộc sống tương đối bình thường. Dù là một người rất đam mê xe, cô vẫn thích lái một chiếc xe thể thao đa dụng loại xoàng và có một phong cách sống dễ chịu và tương đối dè dặt.

Mọi thu nhập mà công ty của cô có được từ cuộc đua DTM tại Thượng Hải sẽ được hiến tặng cho Quỹ Tống Khánh Linh, một tổ chức từ thiện nổi tiếng nhất thuộc nhà nước mà cô Diệp là thành viên hội đồng quản trị và là người ủng hộ nhiệt tình.

Đối với cô, dòng họ của gia đình là điều cần được bảo vệ để chống lại sự bôi nhọ, và việc điên cuồng tích luỹ tài sản qua những hợp đồng mờ ám thì không phải là cách để xây dựng một di sản.

“Ông nội tôi và thế hệ của ông là những người lý tưởng và họ đã lập nên một Trung Quốc mới từ con số không,” cô Diệp nói. “Ngay cả khi thời thế đã khác và ý thức hệ đã đổi thay, thế hệ chúng tôi vẫn phải có trách nhiệm vinh danh quá khứ của họ bằng hành động và bằng những đóng góp của mình vào xã hội.”

Dòng dõi cộng sản “máu đỏ” của Trung Quốc

  • Nhân vật con ông cháu cha quyền thế nhất của Trung Quốc có lẽ là Tập Cận Bình, người đang được trông đợi trở thành chủ tịch nước, tổng bí thư Đảng CS và người đứng đầu quân đội vào năm 2012. Người cha quá cố của ông, Tập Trọng Huân, từng là phó thủ tướng và nhà kiến trúc của công cuộc đổi mới kinh tế sau 1979.
  • Con cháu của Đặng Tiểu Bình, người được xem là vị cha già của công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc, hiện là những con ông cháu cha nổi tiếng đầy quyền lực.
  • Bạc Qua Qua, tốt nghiệp Harrow và Oxford, có cha là Bạc Hy Lai, từng là bộ trưởng thương mại và hiện đang là tổng bí thư tỉnh uỷ Trùng Khánh. Qua Qua là cháu nội của Bạc Nhất Ba, nhà cách mạng kỳ cựu nằm trong nhóm “Bát Tiên” nắm giữ đất nước trong những năm 1980 và 1990.
  • Trần Nguyên, chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, là con trai của Trần Vân, cũng là một thành viên của nhóm “Bát Tiên”.
Mặc Bảo Bảo là cháu nội của Mặc Lý, một nhà cách mạng kỳ cựu cũng từng là một lãnh đạo cao cấp trong nước. Cô có một thương hiệu nữ trang và nổi tiếng là một người ăn chơi.
@ X-Cafe
—————————————————————————————————————————————————————————————————————-