
Theo PNO
—————————————————————————————————————————————–
Theo PNO
—————————————————————————————————————————————–
Cựu tổng thống Clinton ca ngợi quan hệ đối tác bền vững Mỹ – Việt Nam
Hôm nay, 14/11/2010, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ghé thăm Việt Nam trong chuyến công du châu Á. Ông có cuộc gặp với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tới nói chuyện với sinh viên tại đại học Ngoại thương, ở Hà Nội. Theo báo trên mạng Bloomberg News, trong cuộc nói chuyện với sinh viên Việt Nam, ông Clinton khẳng định, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, trong 15 năm qua, bang giao giữa hai nước đã phát triển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và an ninh.
Ông Bill Clinton nhắc lại rằng chính quyền Hoa Kỳ quan tâm đến việc phát triển quan hệ với Việt Nam, chia sẻ những lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Khi nêu ra những lĩnh vực hợp tác mà Mỹ và Việt Nam cần thúc đẩy phát triển, ông đề cập đến vấn đề « hợp tác an ninh » và nhấn mạnh đến mối quan hệ đối tác bền vững giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Theo cựu tổng thống Mỹ, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã có mức thu nhập trung bình tính theo đầu người tăng nhanh. Kể từ khi hai nước ký Hiệp định Thương mại năm 2001, trao đổi mậu dịch hai chiều đã tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ tới làm ăn tại Việt Nam, ví dụ như Intel Corp trong năm nay, đã thực hiện dự án đầu tư 1 tỷ đô la ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông Clinton đánh giá rằng nhờ có Hiệp định nói trên mà Mỹ hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là một trong năm quốc gia đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam.
Bloomberg News trích dẫn số liệu của Ủy ban Ngoại thương Hoa Kỳ, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ lên tới 12,4 tỷ đô la trong năm 2009 so với một tỷ đô la trong năm 2001. Trong chín tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 18%, đạt mức 10,75 tỷ đô la trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam đến từ Mỹ tăng 19%, lên tới 2,51 tỷ đô la.
Cuối tháng ba năm nay, hai nước đã ký một thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân, xây dựng các quy định và phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết, nhằm bảo đảm an ninh và an toàn cho khu vực hạt nhân dân sự của Việt Nam.
Năm 2004, Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong danh sách các quốc gia châu Á đầu tiên cần được tài trợ trong khuôn khổ kế hoạch chung 15 tỷ đô la phòng chống HIV và AIDS.
Trong bài nói chuyện với sinh viên Việt Nam, hôm nay, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton cho biết, « việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những thời điểm đáng tự hào nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi » và « tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là một trong số điều hiếm hoi mà cả hai đảng chính trị tại Washington đều tán đồng ». ( RFI )
================================================
Chính quyền VN sẽ tiêu $31 tỷ USD năm tới
Quốc Hội Việt Nam, giữa tuần qua, đã biểu quyết thông qua ngân sách của chế độ năm 2011 là 725,600 tỉ đồng hay tương đương với khoảng $37 tỉ USD theo hối suất 19,500đ/USD.
![]() |
Một phụ nữ chở một “rừng trái cây” trên một chiếc xe gắn máy di chuyển ở Sài Gòn. Xe gắn máy là phương tiện vận chuyển từ người đến các loại hàng hóa phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. (Hình: AP/Nick Ut) |
Theo tờ Thời báo Kinh Tế Việt Nam, ngân sách này được nhà nước dự trù thâm thủng 5.5%. Tuy nhiên, Quốc Hội lại biểu quyết “chốt” mức bội chi ngân sách năm tới là 5.3%, hay không vượt quá 120,600 tỉ đồng.
Ngân sách dự thu chỉ dự trù đạt được 595,000 tỉ đồng, (tương đương 26.2% tổng sản lượng quốc gia) cộng với 10,000 tỉ đồng thặng dư từ tài khóa cũ đưa sang, sẽ là 605,000 tỉ đồng (tương đương khoảng $31 tỉ USD).
Khoảng thời gian này năm ngoái, Quốc Hội Hà Nội đã biểu quyết thông qua ngân sách 2010 là 582,000 tỉ đồng (tương đương khoảng $31 tỉ USD). Dự thu chỉ đạt 461,500 tỉ đồng, tương đương 23.9% ngân sách. Thâm thủng ngân sách dự tính 6.3%.
Các con số về thâm thủng ngân sách Việt Nam cũng như ngân sách đích thực thường không phải là các con số công bố. Thâm thủng ngân sách năm ngoái, theo một số ước lượng quốc tế từ hơn 8% đến 10%. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) năm ngoái ước tính thâm thủng ngân sách của chế độ Hà Nội là 9%.
Ngày 3 tháng 11 năm 2010, đại biểu Ðỗ Mạnh Hùng phát biểu trong phiên họp đầu tiên thảo luận về ngân sách đã phải kêu rằng “Thực chất bội chi ngân sách của chúng ta là bao nhiêu?”
Ngân sách Việt Nam không hề công bố chi tiết vì cái ngân sách nuôi một lượt hai hệ thống song hành là nhà nước và hệ thống đảng. Nhân dân cùng khổ phải chịu đựng “một cổ hai tròng”.
Bên cạnh ngân sách nhà nước, còn có ngân sách chi tiêu của đảng CSVN với đủ các ban bệ đi song hành với guồng máy nhà nước. Ngân sách này hoàn toàn bí mật không hề hé lộ chi phí tốn kém ra sao.
Trong ngân sách 2011 mới biểu quyết, có cả khoản tăng lương tối thiểu cho cán bộ công chức từ 730,000 đồng/tháng (khoảng $37 USD) lên thành 830,000đ/tháng (hay khoảng $41 USD) tức khoảng 14% từ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Bên cạnh đó là phát hành thêm 45,000 tỉ đồng trái phiếu để đầu tư các dự án tăng trưởng kinh tế. Giới chuyên viên quốc tế nhiều lần thúc hối Hà Nội phải đặt chuyện chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu bằng các giới hạn in tiền tài trợ các dự án tăng trưởng. Nhưng những tháng gần đây, lạm phát tăng nhanh mà báo chí trong nước đều nêu ra những lời kêu ca về vật giá.
Trong một phiên họp Quốc Hội hôm 7 tháng 11 năm 2010, đại biểu Trần Du Lịch, đơn vị Sài Gòn, kêu rằng “Nếu Quốc Hội không có quyết sách lớn về phân bổ đầu tư và sử dụng ngân sách thì nền kinh tế sẽ không thể thoát khỏi ‘sa lầy’ về bội chi trong những năm tới…”
================================================
Trung Quốc thừa sức ‘thổi bay’ căn cứ Mỹ tại Nhật, Hàn
Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế và An ninh Mỹ- Trung (UCESRC) cảnh báo, các tên lửa thông thường của Quân đội Trung Quốc có khả năng tấn công và phá hủy 5 trong số 6 căn cứ không quân lớn của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ngày 11/11, hãng thông tấn Bloomberg dẫn báo cáo thường niên của UCESRC sẽ công bố trong tuần tới, đưa tin: Trung Quốc đang tăng cường khả năng để “ngăn cản” các hoạt động quân sự của Mỹ ở tây Thái Bình Dương bằng cách gia tăng biên chế số lượng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
![]() |
Tên lửa DF-21 (Đông Phong 21) đang được phát triển để có thể tấn công cả các mục tiêu di động. |
Báo cáo có nêu rõ sức tấn công tên lửa hiện nay của Trung Quốc có thể đủ khả năng để phá hủy đường băng, nhà chứa máy bay, cơ sở chứa nhiên liệu và bảo dưỡng tại căn cứ không quân Osan và Gunsan ở Hàn Quốc và các căn cứ không quân Kadena, Misawa và Yokota ở Nhật Bản. Các căn cứ này nằm cách Trung Quốc trong bán kính 1.100 km.
Trung Quốc đã tăng cường kho vũ khí tên lửa hành trình khoảng 30% kể từ năm 2009. Đến nay, điều này đã “tạo ra một thách thức đáng kể cho lực lượng quân sự Mỹ hoạt động trong khu vực”, theo báo cáo của UCESRC.
Tháng 6/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo rằng sự gia tăng trong kho vũ khí tên lửa của Trung Quốc đã tạo ra mối đe dọa cho các tàu sân bay Mỹ.
![]() |
Không chỉ tiêu diệt các mục tiêu cố định như căn cứ quân sự, tên lửa đường đạn của Trung Quốc đang được phát triển để có thể tấn công các mục tiêu di động như các tàu sân bay. Trong ảnh, tàu sân bay USS George Washington (CVN-73). |
Chưa hết, báo cáo còn nêu rằng việc triển khai các tên lửa đạn đạo đối hạm của Trung Quốc trong tương lai “có thể ảnh hưởng nghiêm trọng” tới quá trình giao thương của Mỹ tới khu vực.
Nguồn: Thông Luận
Và những người ủng hộ ông Dũng phản công bằng những thư tố giác các đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng. Các thư này được phổ biến bằng cách truyền tay trong nội bộ đảng. Phe ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ cho rằng sự thắng bại được quyết định chủ yếu trong nội bộ đảng chứ không phải qua dư luận.
Thông Luận phổ biến ba thư tố giác sau đây vì, như độc giả có thể nhận xét, chúng nói lên khá nhiều về cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong ĐCSVN.
– Thư thứ nhất là thư của ông Trần Đức Quế gửi Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Ông Trần Đức Quế tự giới thiệu như một đảng viên già dù đã về hưu, nhưng vẫn còn ưu tư tới sự sống còn của đảng. Ông tố giác ông Nông Đức Manh là tham nhũng, ông Trương Tấn Sang thủ đoạn, ông Hồ Đức Việt ăn chơi trác táng, ông Nguyễn Phú Trọng âm mưu dùng Quốc Hội để chống đảng. Điều đặc sắc mà thư này vô tình nói lên là quan hệ mật thiết giữa các lãnh tụ cộng sản và đám mafia tư sản đỏ. Ông Nông Đức Mạnh dùng những tay tư sản đỏ Thắng Mượt, Tùng Sa Lông làm tay chân, ông Trương Tấn Sang dùng Tâm Tân Tạo, một tư sản đỏ khác, vận động giúp mình tranh chức Tổng Bí thư. Hình như chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng là người xứng đáng.
– Thư thứ hai là thư của ông Trần Minh Hồ gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Bộ Chính Trị và “các đ/c lão thành trụ cột”? Chắc chính ông Trương Minh Hồ cũng là một “đ/c lão thành trụ cột” vì đã từng “ngồi nói chuyện với nhau” với Tổng Bí thư. Ông Trương Minh Hồ nhắc lại những sai phạm của ông Trương Tấn Sang trong quá khứ khi còn công tác tại Sàigòn: câu kết với trùm băng đảng Năm Cam, ăn tiền để bao che người Hoa, ép dâm v.v. Nghiệm trọng hơn là đang đánh phá chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng cách dùng thủ hạ Nguyễn Hữu Hiền, câu kết với “bọn phản động, trí thức bất mãn, công luận , công cụ của đảng” để “đánh Thủ tướng”. Ngoài ra ông Trương Tấn Sang còn bị cáo buộc đã đưa ra vụ bê bối Vinashin và điều động báo chí triệt hạ ông Nguyễn Tấn Dũng trước ngày đại hội; dùng bọn tư sản xã hội đen Thắng Mượt (từng bị tù về tội gian lận, hiếp dâm), Hùng Ken, Tâm Tân Tạo để vận động cho mình làm Tổng Bí thư. Ông Trương Tấn Sang bị mô tả như là người “rất đê tiện, cơ hội và hèn mọn”. Ông Nguyễn Văn Chi, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban Kiểm Tra Trung Ương bị tố giác là câu kết với ông Trương Tấn Sang để “Sang lên, Chi ở lại thêm khoá nữa”.
– Thư thứ ba là thư của ông Lê Văn Lý, cũng một đảng viên lão thành, gửi Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương, và các vị lão thành của trung ương đảng. Ông Lê Văn Lý đả kích hai đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh giành chức Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Hai ông Trọng và Sang bị tố giác là câu kết với nhau để vận động Quốc Hội bác bỏ dự án Đường Sắt Cao Tốc mà đảng và chính phủ đã thông qua. Như thế, theo ông Lê Văn Lý là “vỗ mặt đảng”. Ông Nguyễn Phú Trọng bị coi là có trách nhiệm lớn nhất trong vụ này. Ngoài ra ông Nguyễn Phú Trọng còn bị phê phán là người “lý luận lỗi thời không phù hợp với kinh tế tri thức và cơ chế kinh tế thị trường”, nhận thức nông cạn.
Thư của ông Lê Văn lý chủ yếu nhắm tấn công ông Trương Tấn Sang. Ông Lê Văn Lý cũng nhắc lại những chuyện bê bối trong quá khứ của ông Trương Tấn Sang như trong hai thư của các ông Trần Đức Quế và Trần Minh Hồ. Ông Trương Tấn Sang cũng bị tố giác đã dùng vụ Vinashin để vận động báo chí tấn công ông Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra về mặt chính trị ông Trương Tấn Sang còn bị buộc một tội khác: khuyến khích những phần tử “phản động chống đảng” và những trí thức “gai góc”, “phản biện” như nhóm IDS, thân thiện với Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh người từng nhiều lần phê phán chính phủ để làm một “Enxin Việt Nam”, người “đổi mới” ĐCSVN.
Qua những thư này những người bênh vực ông Nguyễn Tấn Dũng vô tình mô tả ông Dũng như một người bảo thủ, kiên trì giữ vai trò độc quyền của đảng, trong khi ông Trương Tấn Sang, và ở một mức độ nhẹ hơn ông Nguyễn Phú Trọng, như những người ủng hộ khuynh hướng dân chủ hóa mà nhân dân Việt Nam và cả đa số đảng viên cộng sản chờ đợi. Phải chăng chính vì những bênh vực như vậy mà uy tín của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày càng sút giảm? Người ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi các tác giả đều coi việc ông Trương Tấn Sang đưa vụ bê bối Vinashin ra công luận là một tội đối với đảng.
Một chi tiết: có hai tác giả nhắc lại vụ bà Nguyễn Thị Hồng với cùng một cách thuật theo đó ông Trương Tấn Sang đã ép dâm bà Hồng và vì bị từ khước đã bỏ tù bà này. Theo một hồ sơ điều tra trình lên Tổng Bí thư (sau đơn tố giác của chồng bà Hồng) mà chúng tôi có được thì sự việc lại khác: trong buổi liên hoan đó, bà Hồng thuận tình nhưng ông Trương Tấn Sang (lúc đó là Bí thư Thành ủy Sài Gòn) chê Thị Hồng già, và gọi điện thoại bắt Công ty Vietnam Airline đưa sang cho ông một tiếp viên hàng không trẻ đẹp.
Thông Luận
Lá thư thứ nhất: Trần Đức Quế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2010
Kính gửi:
– Bộ Chính Trị
– Ban Bí Thư Trung Ương Đảng
– Các Uỷ Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Khoá 10
Như thư gửi Bộ Chính Trị – Ban Bí Thư Trung Ương Đảng và các Uỷ Viên Trung Ương Khóa 10 ngày 22 tháng 4 năm 2010, dù là cán bộ đã nghỉ các chức danh công tác trong biên chế nhà nước, nhận thức rõ, đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ người đảng viên ghi trong điều lệ Đảng, nên tôi đã tham gia đóng góp một số ý kiến về công tác nhân sự Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc của Đảng sắp đến (Đại Hội 11). Đến nay, trong khi chưa nhận được hồi âm từ các đồng chí, lại có những chuyện tôi được nghe kể lại và trực tiếp được nghe, khiến chúng tôi thực sự băn khoăn lo lắng.
Vừa qua, trong một buổi liên hoan các cháu trong nhà tổ chức, tôi vô tình được biết một anh có tên là Thắng Mượt trong buổi ăn uống khoe là người thân tín nhất của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nên bất cứ việc gì anh ta cũng làm được hết. Ngoại trừ đồng chí Nông Đức Mạnh, cán bộ cao cấp nào của Đảng, nhà nước, bộ, ngành, địa phương, anh ta đều gọi bằng thằng, thật khó nghe. Thắng Mượt nhắc đến đồng chí Dũng, Bí thư Vĩnh Phúc đã được Thắng sắp xếp nói với “Cụ” tức là đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Đồng chí Đức Đam, Bí thư Quảng Ninh cũng được Thắng Mượt sắp xếp, “Cụ” đồng ý sắp tới cho làm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Thắng Mượt còn ba hoa kể tên nhiều người ở một số bộ, ngành, địa phương nhờ Thắng chạy, mỗi lần từ mấy chục nghìn đến hàng trăm nghìn đô la để Thắng Mượt sắp xếp nói với “Cụ”. Thực tình, ban đầu tôi không nghĩ là anh ta nói thật, nhưng khi nghe tên, chức vụ những tên người được anh ta khoe là đã sắp xếp, khoe rủ người này người khác đi với “Cụ” tảo mộ và hỏi thằng cháu tôi nói đó là Thắng mà bạn bè anh ta thường gọi là Thắng Đầu Mượt, Giám đốc Công ty TNHH Xây Dựng Hải Đăng ở Hà Nội, người có rất nhiều đất đai, tài sản ở Hà Nội và các tỉnh khác, từng có tội gian lận, hiếp dâm, bị đưa đi tù ở Quảng Ninh, sau được về làm ở Phú Thọ, được người quen giới thiệu với đồng chí Nông Đức Mạnh khi còn làm Chủ tịch Quốc Hội, thân thiết với đống chí Nông Đức Mạnh trong nhiều năm nay, rất có thế lực, nên hay lợi dụng làm tiền, nếu quả đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh quan hệ như vậy thì nguy quá, lại một câu chuyện giống chuyện phò mã PMU18 quá. Chỉ một buổi nghe Thắng Mượt khoe khoang đã thấy như vậy, nếu còn thêm buổi nào nữa, chắc còn không ít chuyện.
Khi kể việc này cho một số đồng chí, tôi còn được các đồng chí đó nói lại không ít người là “đại gia” khoe khoang kiểu anh Thắng Mượt, như anh Tùng Sa Lông quan hệ với đồng chí Nông Đức Mạnh, anh Đặng Thành Tâm, còn gọi là Tâm Tân Tạo, một trong những người giàu nhất ở nước ta hiện nay thường khoe khoang rất gần gũi với đồng chí Thường trực Ban Bí Thư Trương Tấn Sang, được anh Tư Sang giao công việc vận động các doanh nghiệp ủng hộ anh Tư Sang làm Tổng Bí thư. Nhiều dư luận giới doanh nghiệp ở Hà Nội cũng nói đồng chí Hồ Đức Việt đi đâu cũng say sưa, nhậu nhẹt, tiền bạc, em út, vợ con chi phối cúng khấn để lên chức, lên quyền. Cũng có khá nhiều dư luận các đồng chí lão thành, hưu trí, cựu chiến binh bình luận, lo lắng, đặt câu hỏi về đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng có phải giáo điều hay không, điều khiển Quốc Hội lung tung khác xa thời đồng chí Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc Hội, có phải định độc lập với Đảng để thể hiện vai trò tìm kiếm vị trí Tổng Bí thư hay không. Tôi còn thấy đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh đã nêu nhiều về Nguyễn Chí Vịnh, chúng tôi lo lắm, làm sao lại như thế.
Đây là những chuyện tôi chỉ được nghe, các đồng chí chắc cũng không cần phải hỏi tôi, anh Nông Đức Mạnh chỉ cần cho tổ chức, công an hỏi ở Hà Nội có Thắng Mượt hay không, hỏi anh Tư Sang có dặn Tâm Tân Tạo tìm cách nói xấu chính phủ, tìm xem chính phủ có gì sai để đánh, đứng đằng sau báo chí để đánh hay không thì các đồng chí sẽ có câu trả lời đầy đủ.
Cuối cùng, xin gửi đến Bộ Chính Trị – Ban Bí Thư Trung Ương lời chào kính trọng và chúc các đồng chí cùng BCH-TƯ chuẩn bị tốt nhất để Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thành công tốt đẹp.
Trần Đức Quế
Lá thư thứ hai: Trần Minh Hồ
Hà Nội, ngày 2/9/2010
Kính gửi:
– Đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
– Các đ/c Uỷ Viên Bộ Chính Trị
– Các đ/c lão thành trụ cột.
Tôi là một cán bộ đã nghỉ hưu có tuổi đời, tuổi đảng và tuổi cách mạng nhiều hơn đ/c, đã nhiều lần trao đổi với đ/c nhưng có những điều không nói được khi ngồi với nhau nên phải có thư này. Tôi muốn thảo luận với đ/c về việc vì sao đ/c bao che, nâng đỡ Trương Tấn Sang?
Tôi biết đ/c sẽ nói rằng đ/c Trương Tấn Sang là người trong sạch, đạo đức có phải vậy không?
Những điều tôi nói ra đây là chắt lọc từ nhiều đ/c, có đ/c đã ở vị trí tứ trụ triều đình, có đ/c nguyên là Bộ Chính Trị, nguyên Uỷ Viên Trung Ương, tướng lĩnh và lão thành cách mạng…
Về Trương Tấn Sang: đ/c nhớ rằng anh Sang làm Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm Chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng. Anh Sang luôn tỏ ra trong sạch, không nhận nhà lớn, ở một căn nhà nhỏ, nhưng tiền vàng thì nhiều hết chỗ nói, bị mất chức Bí thư đưa ra Hà Nội mọi người nghĩ rằng Trương Tấn Sang sẽ bị kỷ luật, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị nhưng rồi đ/c Tổng Bí thư bao che, đ/c còn vận động cả Trung Quốc bao che cho Trương Tấn Sang nên chỉ bị khiển trách rồi sau đó lên chức.
Đ/c cũng đã nhận được tố cáo của vợ chồng chị Hồng – Giám đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một Bí thư Thành uỷ ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù. Vi phạm đạo đức như vậy mà đ/c vẫn bảo vệ là cái lẽ gì?
Đó chỉ là vài chuyện không thể nào quên khi Trương Tấn Sang còn ở thành phố.
Còn bây giờ thì sao? Trương Tấn Sang luôn có bộ máy bao vây chính phủ. Điều này đã có từ thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt hai năm 2009 và 2010 này sắp tới đại hội nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công toàn diện. Tôi dùng chữ toàn diện ở đây để nói rằng việc tấn công Thủ tướng là có kế hoạch, có mưu mô, có tổ chức. Anh Sang dùng cả bàn tay địch, cả loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để đánh Thủ tướng. Để làm gì? Rõ ràng là để lật đổ và giành ghế. Có đúng không đ/c Tổng Bí thư? Nguyễn Hữu Hiền một phần tử tha hoá nay bị khai trừ khỏi đảng đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần Huỳnh Duy Thức. Trương Tấn Sang đã yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế giới (WB). Trương Tấn Sang có ý đồ gì và trách nhiệm như thế nào trước việc làm này? Nguyễn Hữu Hiền từng nói: “Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại”, có phải vậy không đ/c Tổng Bí thư?
Một việc mới nhất trong hàng loạt việc Trương Tấn Sang lập ra để đánh Thủ tướng, đánh chính phủ là vụ Vinashin. Đ/c nghĩ lại xem vì sao lại cho kiểm tra Vinashin khi chỉ có 6 tháng nữa là đại hội đảng toàn quốc. Và lố bịch thay Uỷ Ban Kiểm Tra vừa làm xong chưa báo cáo Bộ Chính Trị, chưa có kết luận cuối cùng thì Trương Tấn Sang đã cho Hải (thư ký của anh Sang) gởi ngay thông tin cho tổng biên tập các báo lớn, rồi trực tiếp gọi điện thoại cho họ yêu cầu phải đưa lên báo trước ngày 13/7/2010 nhằm gây áp lực trước cuộc họp Bộ Chính Trị nghe Ủy Ban Kiểm Tra báo cáo. Tôi tìm hiểu được biết Trương Tấn Sang đã kết với chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Nguyễn Văn Chi để “thần tốc” dựng Vinashin đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ thỏa thuận nhau “Sang lên, Chi ở lại thêm khoá nữa”. Ngày 31/7/2010 Bộ Chính Trị đã họp và có kết luận về vụ Vinashin rất rõ ràng và hoàn toàn khác với nội hàm các bài báo mà Trương Tấn Sang đã chỉ đạo.
Đ/c Tổng Bí thư xem như vậy có vi phạm nguyên tắc đảng không? Có phải cách hành xử của đảng ta không? Và Trương Tấn Sang có biến công cụ của đảng, biến công luận thành công cụ riêng của mình không?
Gần đây tôi có đọc được thư của ông Trần Đức Quế, một cán bộ tham gia từ kháng chiến chống thực dân Pháp: Nêu việc Đặng Thành Tâm (Tân Tạo) dùng tiền đi vận động Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư và dư luận Hà Nội càng xôn xao với những cái tên như Hùng Ken, Thắng Mượt, những doanh nghiệp giàu có nhưng rất xã hội đen là đệ tử của Tổng Bí thư, của Trương Tấn Sang đang tung tiền để chạy ghế cho Trương Tấn Sang.
Chuyện về Trương Tấn Sang đánh chính phủ còn dài dài, nhưng chỉ cần xem như vậy cũng đã rõ rồi. Tôi không phải là hoạ sĩ nhưng những gì đã nêu có thể là một bức tranh phác hoạ sắc nét về Trương Tấn Sang, với tất cả bản chất rất đê tiện, cơ hội và hèn mọn. Một con người như vậy có thể là đảng viên cộng sản không? Tôi đề nghị đ/c Tổng Bí thư phải thật nghiêm túc, còn một ngày giữ chức Tổng Bí thư, đ/c còn phải nghiêm túc để xem xét và có biện pháp xử lý vì sự tồn vinh của đảng và của dân tộc. Đ/c làm được thì khi đ/c nghỉ chúng tôi còn nhớ đ/c, nếu đ/c làm ngơ thì sau này đừng nên gặp lớp tiền bối chúng tôi.
Chào đ/c,
Trần Minh Hồ
(Hà Nội)
Lá thư thứ ba: Lê Văn Lý
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2010
Kính gửi:
– Các đ/c Bộ chính trị
– Các đ/c Uỷ Viên Trung Ương
– Các đ/c lão thành của Trung Ương Đảng
Thưa các đ/c,
Sắp đến ngày Hội nghị Trung ương để chọn nhân sự giới thiệu Đại hội toàn quốc. Tôi trăn trở nhiều đêm không ngủ, người cầm lái quan trọng lắm, lái chệch hướng tàu đi đường khác. Liên Xô sụp đổ cũng là vậy, là con người.
Tôi muốn các đ/c sáng suốt xem xét kỹ. Vừa rồi tôi có được đọc vài lá thư không chính thức, có cái ký tập thể nhưng nói không chính xác. Riêng hai lá thư của hai đ/c Trần Minh Hồ và Trần Đức Quế tôi cho là rất nhiều lý lẽ và chứng cứ rõ ràng cần được xem xét. Tôi muốn nói thêm với các đ/c về hai đ/c Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng. Nghe nói đ/c Nông Đức Mạnh giới thiệu đ/c Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư. Tôi thấy không nên vì đ/c Trọng chỉ là người lý luận lỗi thời không phù hợp với kinh tế tri thức và cơ chế kinh tế thị trường. Trong thời đại này đảng cần người hành động, dám làm dám chịu, biết vì dân, lo cho dân và làm cho dân. Đ/c Trọng không thể làm được, vì đ/c có những sai lầm nghiêm trọng. Đơn cử hai việc để các đ/c chiêm nghiệm.
Vì sao đ/c Nguyễn Phú Trọng đưa vấn đề đường sắt cao tốc ra Quốc Hội một cách xô bồ và “tự do” đến như vậy. Chả nhẽ một vấn đề lớn như vậy mà Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán Sự Đảng, Chính phủ và Ban Bí Thư không trao đổi với nhau để xem xét có nên đưa ra Quốc Hội hay không, đưa cái gì, không đưa cái gì. Nghe nói đ/c Trương Tấn Sang và đ/c Nguyễn Phú Trọng bàn nhau để sụp bẫy chính phủ có phải không? Các thế lực thù địch bên ngoài nói rằng: Chưa bao giờ xã hội dân sự được thắng lợi ở diễn đàn Quốc Hội như lần này. Chưa bao giờ Chính phủ của Đảng CSVN bị vỗ mặt ở Quốc Hội như lần này. Ai vỗ mặt ai? Có phải hai đ/c Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng (mà quyết định là đ/c Trọng) đã vỗ mặt đảng ta không? Có chệch hướng không? Rõ ràng là đ/c Trọng đã sai phạm nghiêm trọng.
Một dẫn chứng khác, tại Hội nghị Bộ Quốc Phòng đ/c Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố: “Các đ/c đừng coi diễn biến này diễn biến nọ, (ý chỉ diễn biến hoà bình) là quan trọng, nó không thể làm được gì ta. Vì chúng ta có quân đội hùng mạnh đã đánh thắng những đế quốc to”. Có phải vậy không? Hồng quân Liên Xô không hùng cường sao, không tinh nhuệ sao, mà vẫn diễn biến được?! Bài học Liên Xô sụp đổ còn sờ sờ ra đó. Với suy nghĩ, biện chứng và cách làm như vậy không thể là Tổng Bí thư được và nói thật các đ/c nên hoan nghênh và để đ/c Nguyễn Phú Trọng về nghỉ, chọn một đ/c khác, trẻ, khoẻ, thông minh tài trí hơn để làm.
Bây giờ tôi nói về đ/c Trương Tấn Sang:
Thư đ/c Trần Minh Hồ và Trần Đức Quế đã phản ảnh khá rõ. Những chuyện như vậy với đ/c Sang còn nhiều. Thử hỏi từ ngày vào Bộ Chính Trị đến giờ đ/c Sang có chủ trương nào, đề xuất nào, công việc nào để đóng góp với Đảng xứng tầm Thường trực Ban Bí Thư không? Ngược lại đi tạo vây cánh để đánh đảng, đánh đ/c mình. Dùng danh nghĩa Thường trực Ban Bí Thư chỉ thị các báo đánh để hạ uy tín của đảng, hạ uy tín đ/c mình. Chúng ta hãy thử hệ thống lại về đ/c Sang:
– Về đạo đức: Rất tồi tệ, đã từng dính dáng đến vụ án Năm Cam xã hội đen nổi tiếng, đã từng ăn của người Hoa Chợ lớn phải mất chức Bí thư Thành uỷ và nhận án kỷ luật. Sa đoạ hơn đã ép chị Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công Ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 ăn ngủ với mình, cung phụng mình, Hồng không đáp ứng đủ liền bị cho vào tù mấy năm. Ra tù vợ chồng Hồng phát đơn kiện, Tổng Bí thư (đ/c Mạnh) không xử, cho người vào vận động vợ chồng Hồng rút đơn. Sa đoạ và tha hoá như vậy chỉ có khai trừ Đảng mới đáng, sao lại lên chức? Mới đây Trương Tấn Sang còn dùng giám đốc các doanh nghiệp như Tâm Tân Tạo, Hùng Ken, Thắng Mượt đi vận động để mình làm Tổng Bí thư, thật là quá xấu.
– Về lập trường chính trị: Một con người như Nguyễn Hữu Hiền (Giám đốc một Công ty viễn thông ở Tp. Hồ Chí Minh) được đ/c Sang đầu mối của bọn phản động chống Đảng mà lại là chỗ thân tín được Trương Tấn Sang giới thiệu làm Cục trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Bọn Hiền (đã bị đưa ra khỏi đảng) vẫn coi Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin Việt Nam, là người “đổi mới” cho Đảng CSVN (???).
Trương Tấn Sang đã nói gì với Hiền? Các thông tin mà bọn Trần Huỳnh Duy Thức đưa lên mạng cả mấy chục bài chống Đảng là thông tin từ Hiền cũng có nghĩa Hiền lấy từ Trương Tấn Sang. Rõ ràng Trương Tấn Sang đã hợp tác với kẻ chống đảng.
Gần đây ta đều biết có Viện IDS tập hợp những trí thức “gai góc” để “phản biện” chống lại Đảng, Trương Tấn Sang luôn tiếp họ tại nhà, một thành viên IDS khoe rằng: “anh Tư Sang nói mọi việc không có gì quan trọng, các anh (IDS) cứ hoạt động”.
Tôi chỉ nêu 2 hiện tượng trên chúng ta có thể thấy rõ quan điểm lập trường của Trương Tấn Sang như thế nào? Lập trường đó có thể được các đ/c tín nhiệm không?
Vì sao Trương Tấn Sang đến tận nhà thăm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh? Chỉ vì muốn vuốt ve lấy thêm “uy tín”. Cách đi của đ/c Sang là như vậy, không phải đương đầu, không lao vào cuộc để khổ thân, cứ để mọi người làm và ta hưởng bằng sự vuốt ve, lấy lòng.
Tôi giật mình khi được thông tin ngày 31/07/2010 Bộ Chính Trị mới họp nghe báo cáo về vụ Vinashin thì đầu tháng 7 đ/c Sang đã cho thư ký (đ/c Hải) cung cấp thông tin và “chỉ thị ý kiến anh Tư” là phải đăng trước ngày 13/7/2010 để gây sức ép. Kết luận rõ ràng của Bộ Chính Trị đã lột trần sự gian xảo của Trương Tấn Sang. Tổng biên tập các báo có uy tín bị sập bẫy Trương Tấn Sang vô cùng bức xúc. Đ/c Nguyễn Văn Chi Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra chắc cũng thấy mình bị đẩy cây bởi Trương Tấn Sang và hối hận phải không?
Tôi phân tích như vậy, mong các đ/c tỉnh táo suy nghĩ, phải chọn một đ/c Tổng Bí thư có tâm, có tầm, dám làm, dám chịu. Các đ/c lưu ý rằng người hành động sẽ có những khuyết điểm, nhìn thấy sửa sẽ tốt hơn, đừng vì vậy mà chỉ chọn người hiền, lúc này chọn người hiền theo kiểu tròn trĩnh trơn tru sẽ hoá ra chọn kẻ ngu dốt.
Kính mong các đ/c sáng suốt.
Thân ái,
Lê Văn Lý
(Hà Nội)
—————————————————————————————————————————————–
Một khảo sát vừa được hãng thông tấn Global Times thực hiện để lấy ý kiến trên hơn 1.300 người dân Trung Quốc cho thấy như vậy.
Hơn 2 tháng sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tuần duyên Nhật Bản trên vùng biển gần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Sensaku dẫn đến căng thẳng chính trị giữa hai nước, hãng thông tấn Global Times được thực hiện một cuộc khảo sát qua điện thoại đối với 1305 người dân tại 6 thành phố Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Trường Sa, Tây An và Thẩm Dương.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 90% người được hỏi quan tâm đến những vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước khác. Đa số không chấp nhận để Hoa Kỳ đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết tranh chấp. Thậm chí ngược lại, có đến gần một nửa số người cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên mà Trung Quốc cần phải thận trọng cảnh giác, kế đó là Nhật Bản, thứ ba là Việt Nam và lần lượt sau đó là các nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei.
Khi được hỏi về những giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, 39,8% người Trung Quốc được thăm dò cho rằng phải chiến đấu khẳng định chủ quyền; 35,3% khác cho rằng nên đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền qua một bên và cùng nhau phát triển trong khi vẫn tiếp tục lên tiếng khẳng định chủ quyền; chỉ có 18,3% đồng ý xác định lại biên giới lãnh hải cùng với các quốc gia thích hợp.
Theo TS. June Teufel Dreyer, Giảng viên Khoa học Chính Trị của trường đại học Miami, chuyên gia phân tích về quan hệ chính trị của Trung Quốc với các nước thì việc Trung Quốc lo ngại Việt Nam là có thực, tuy nhiên kết quả của các cuộc khảo sát trên báo chí không phải lúc nào cũng chính xác và phản ánh đúng thực tế. Theo bà, điều dư luận nên quan tâm hơn chính là thái độ của chính phủ Trung Quốc và những phản ứng của chính phủ Việt Nam.
Theo đánh giá của tờ New York Times, việc Trung Quốc leo thang trong vấn đề quân sự và các chính sách thương mại đã khiến cho các nước láng giềng cũng phải để mắt xem lại thực lực quân sự của mình. Hầu hết các quốc gia châu Á đều ngấm ngầm hiểu rằng việc Trung Quốc sẽ thay thế cho Hoa Kỳ ở vị trí đứng đầu trong khu vực là điều thấy trước, tuy nhiên quá trình thay thế đang diễn ra quá nhanh khiến cho nhiều nước lo ngại. Vấn đề hạ giá đồng nhân dân tệ, cấm xuất khẩu đất hiếm đến Nhật và sau đó là Mỹ và châu Âu đã dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh sử dụng các lợi thế kinh tế để làm vũ khí ngoại giao và chính trị.
Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc không ngừng bành trướng và thực hiện các hoạt động lấn lướt trên các vùng biển tranh chấp. Li Jie, một nhà chiến lược của Viện Nghiên cứu Hải quân của Trung Quốc, khẳng định rằng Bắc Kinh cần gửi ra một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng rằng sức mạnh quyền lực của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.
Trước sức ép của người khổng lồ đầy tham vọng, việc đưa ra một chính sách ngoại giao và đối phó thích hợp với Trung Quốc đang là vấn đề đau đầu cho các nhà lãnh đạo châu Á. Nhiều quốc gia châu Á đã lên tiếng chào đón Hoa Kỳ trở lại khu vực để tìm lại vị thế cân bằng với quyền lực đang lên của Bắc Kinh. Tại Việt Nam, sau thương vụ mua tàu ngầm và chiến đấu cơ của Nga, việc Việt Nam quyết định mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài, theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, là một bước đi đúng hướng và cần thiết.
TS. June Teufel Dreyer nhận xét: “Tôi nghĩ cho đến lúc này thì chính phủ Việt Nam đã hành động khá khôn ngoan. Họ đã có thông báo về việc cảng Cam Ranh sẽ mở cửa cho hải quân và tàu nước ngoài, đã ký thỏa thuận để Nhật Bản xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đồng thời cũng để nước này khai thác đất hiếm, thứ mà Trung Quốc đã quyết định là không bán cho Nhật nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng”.
Trở lại với kết quả cuộc thăm dò khi một số người dân Trung Quốc cho rằng Việt Nam là quốc gia thứ 3 mà Bắc Kinh cần đề phòng, cũng có ý kiến cho rằng có thể việc giáo dục lịch sử cũng như tình trạng kiểm soát thông tin tại Trung Quốc đã dẫn đến nhận xét trên ở một số người. Bởi vì thực tế là đối với không ít người dân ở Trung Quốc, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã được giáo dục rằng chủ quyền của hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa (Trường Sa và Hoàng Sa) là thuộc về Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác luôn luôn có ý đồ chiếm đoạt lấy các vùng biển đảo này.
Nhận xét về tình trạng trên, TS. Dreyer nói: “Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975. Vì vậy, tôi không hiểu vì sao mà người ta có thể nói rằng các quần đảo trên là của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người đã đọc sách giáo khoa của Trung Quốc thì nói rằng có nhiều điều không hẳn là đúng sự thật”.
Riêng trong vấn đề để Hoa Kỳ làm trung gian trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền các vùng biển đảo, hơn 76% người Trung Quốc được hỏi đã bác bỏ ý kiến này. Điều này khiến người ta nhớ lại cách đây không lâu, chính quyền Bắc Kinh cũng đã tỏ ra tức giận với Hoa Kỳ khi ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra lời đề nghị tương tự đối với việc tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông.Mặc dù mọi cuộc khảo sát đều mang tính tương đối nhưng trước con số khá cao, mang tính thể hiện sự đồng lòng của người dân Trung Quốc đối với các quyết định của chính quyền khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự thành công của chính sách giáo dục và sự kiểm soát thông tin hữu hiệu của Bắc Kinh trong mục tiêu phục vụ cho chính trị. Vấn đề ở chỗ, hy sinh dân trí để đạt được mục tiêu chính trị lại không phải là lựa chọn của một xã hội dân chủ và văn minh.
Khánh An
@RFA
—————————————————————————————————————————————–