6 bí ẩn phòng the của nữ giới

Tình dục không hòa hợp đa phần đều do nam giới không hiểu bạn tình. Dù bạn là nam hay nữ, những tiết lộ dưới đây có thể vẫn hữu ích cho bạn, giải đáp phần nào băn khoăn về phái đẹp trong đời sống phòng the.

Đôi khi “không” nghĩa là “đồng ý”

Nghe rất phi logic, nhưng nó lại đúng trong “chuyện ấy”. Không tin, bạn cứ thử với bạn đời của mình xem! Tuy nhiên, luật pháp đã ghi rõ, nếu thực hiện “chuyện ấy” mà không được sự cho phép của người kia là hành vi phạm pháp, bất kể người ấy là nam giới hay nữ giới. Vì vậy, điều quan trọng là hai người cần phải nói chuyện với nhau một cách nghiêm túc về những gì cả hai muốn và không muốn.

Mức độ cảm hứng của quý bà có bằng quý ông?

Thực ra cảm hứng của phụ nữ không hề kém nam giới chút nào. Âm vật của phụ nữ cũng bao gồm nhiều dây thần kinh như ở nam giới, nhưng lại tập trung ở một khu vực nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, những cảm giác kích thích mà họ cảm thấy sẽ vô cùng mãnh liệt. Một số phụ nữ cho biết họ từng đạt  nhiều cực khoái một lúc, điều hiếm khi gặp ở nam giới. Mỗi phụ nữ mỗi khác và việc cảm hứng của lần này cực kỳ mãnh liệt, nhưng lần khác lại kém hơn là điều bình thường.

Phụ nữ thích nhanh và mạnh mẽ?

Trên thực tế, hiếm khi chúng ta thấy người phụ nữ nào phàn nàn về việc chàng không đủ nhanh và mạnh. Tuy nhiên, họ lại bình luận về việc muốn được cảm nhận một mối liên kết với người bạn đời và họ muốn được đụng chạm, vuốt ve một cách nhẹ nhàng, chậm rãi trên toàn cơ thể. Phong cách nhẹ nhàng và chậm rãi này có thể khiến các chàng cực kỳ thoải mái và trút bỏ gánh nặng “trình diễn” sang một bên. Như mọi khía cạnh khác của “chuyện ấy”, điều quan trọng chính là sự khác biệt giữa từng cá nhân và sở thích của phụ nữ có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Đây cũng chính là điều quan trọng mà cả hai bên nên cùng nhau thảo luận.

Phụ nữ thích “solo”?

Theo phần lớn các nghiên cứu, khoảng 2/3 phụ nữ từng “tự sướng” ít nhất một vài lần trong đời. Có thể họ làm vậy để thư giãn, để dễ ngủ hơn và vô số những lý do khác. Và họ có thể “một mình” cho dù còn độc thân hay đã lập gia đình. Hầu hết phụ nữ “tự sướng” đều đạt cực khoái. Và một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cực khoái đạt được qua việc “tự xử” mạnh mẽ hơn về mặt thể chất so với cực khoái có được khi làm chuyện ấy. Điều này có thể do việc thiếu vắng đối phương làm phụ nữ có khả năng tập trung cao độ hơn vào việc thỏa mãn bản thân.

Phụ nữ chỉ cảm thấy thỏa mãn khi đạt cực khoái?

Rất nhiều phụ nữ có thể thỏa mãn mà không cần “lên đỉnh”. Mặt khác, một số phụ nữ đạt cực khoái có thể cảm thấy thỏa mãn về mặt sinh lý, nhưng về tâm lý thì không. Cách tốt nhất để biết nàng có thỏa mãn hay không, đó là hỏi xem nàng cảm thấy như thế nào và liệu nàng có cần hay muốn gì nữa không.

Điều gì khiến phụ nữ chán ghét tình dục

Có ba nguyên nhân chính. Một là chồng có hình tượng không tốt, đây là nguyên nhân thường gặp. Hai là cuộc sống tình dục đơn điệu, không thay đổi. Ba là chồng coi nhẹ tỷ trọng của tình dục trong tình yêu.

Cùng với nhịp sống ngày càng nhanh của cuộc sống hiện đại và tăng cường ý thức cạnh tranh, nguyên nhân thứ hai thường gặp nhất. Người chồng do quá quan tâm đến sự nghiệp hoặc hoạt động xã hội quá nhiều, thích giao tiếp nên không quan tâm nhiều đến  vợ, làm cho quan hệ hai vợ chồng ngày càng xa cách. Giao lưu tình cảm cũng như sự tìm hiểu giữa hai người cũng theo đó mà giảm sút hay ngừng ngắt, dẫn đến vợ có tâm lý chán ghét tình dục. Là người chồng, bạn hãy cố gắng làm người đàn ông mẫu mực trong sự nghiệp và trong gia đình.

BS. Nguyễn Hằng

@ Sức Khỏe & Đời Sống
——————————–——————————————————————————————————————–

Cập nhật tin 12-11-2010

Trai Trung Quốc thích lấy gái Tây

Việc các cô dâu tương lai ở Trung Quốc ngày càng thực dụng khiến nhiều đàn ông nước này tìm đến vòng tay của những phụ nữ phương Tây.

Tristin Tang, người Trung Quốc, và cô vợ người Mỹ cùng ba cậu con trai của họ. Ảnh: China Daily.
Tristin Tang, người Trung Quốc, và cô vợ người Mỹ cùng ba cậu con trai của họ. Ảnh: China Daily.

“Trai Trung Quốc mơ gái Tây phương” là tiêu đều của mẩu quảng cáo mà Li Lei đăng trên mạng. Anh đang tìm kiếm những cô gái người nước ngoài (ở Bắc Kinh) sẵn sàng cho một mối quan hệ dài lâu và nghiêm túc. “Lâu dài và nghiêm túc” theo ý anh có nghĩa là hôn nhân.

Sau khi du học 5 năm ở Hà Lan và Anh, chàng trai 30 tuổi nhận thấy anh yêu thích tính cách của phụ nữ châu Âu. Họ độc lập, không quá điệu đàng và thẳng thắn hơn các cô người Trung Quốc. Yếu tố cuối cùng chính là điểm anh yêu nhất. “Nếu muốn gì, họ sẽ nói cho anh biết”, anh chàng nói giọng Anh chuẩn cho hay.

Ngoài viết quảng cáo tìm người yêu, anh chàng quản lý dự án trong một công ty thương mại cũng tham gia hàng loạt các cuộc hẹn hò chớp nhoáng với người nước ngoài.

Tony, 28 tuổi, người Hồ Nam, cũng mê các cô gái Tây phương. Anh từng yêu hai cô gái người Trung Quốc và nhiều lần tức điên vì không hiểu họ buồn bực vì chuyện gì. Hai năm trước, anh quyết định chỉ chọn bạn gái ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Tony làm nghề phân tích dữ liệu tại một công ty đa quốc gia trong suốt 5 năm nay và anh thường xuyên tiếp xúc bạn đồng nghiệp nữ là người nước ngoài.

Việc Li và Tony chuyển hướng sang thích phụ nữ phương Tây là do con gái Trung Quốc ngày càng thực dụng. Các cô thường đòi hỏi chồng tương lai có nhà trước khi kết hôn. “Các cô người nước ngoài sẽ nói: ‘Không sao, ta có thể cưới trước rồi sẽ cùng làm việc để mua nhà'”, Tony kể lại cuộc trò chuyện với những người bạn gái ngoại quốc.

Li thì cho biết việc quá coi trọng tài sản của các cặp mới cưới đã làm tình yêu bị méo mó.

Số lượng các chàng như Li và Tony ngày càng tăng lên ở Trung Quốc do phụ nữ nước ngoài tới đây nhiều hơn, cũng như các chàng ở đây được sống ở nước ngoài cũng nhiều.

Fishbowl Events, nhóm chuyên tổ chức các cuộc hẹn chớp nhoáng với người nước ngoài, cũng nhận thấy xu hướng này. “Năm 2007, chúng tôi chỉ có 20% thành viên là đàn ông Trung Quốc. Giờ đây con số là khoảng 40% và nhiều trong số họ chỉ tìm tới các cô gái Tây”, Ola Zdzarska, đồng sở hữu Fishbowl, cho hay.

Tristin Tang, 35 tuổi, chưa bao giờ nghĩ tới chuyện hẹn hò với phụ nữ phương Tây, nữa là kết hôn. Tuy nhiên, 5 năm trước, anh tình cờ gặp cô cháu gái của một đối tác người Mỹ. Giờ đây, anh và cô Christina Gabe đã kết hôn và có với nhau ba cậu con trai.

Tang và Gabe thường bị nhầm lẫn là du khách Mỹ và anh chàng hướng dẫn viên. “Chúng tôi có nhiều điểm chung”, Gabe, 33 tuổi, nói. “Chúng tôi có kiểu hài hước giống nhau và cũng quan tâm tới khoa học”.

Tang nói thêm: “Chúng tôi cũng thích các hoạt động ngoài trời”, như là đạp xe, cắm trại, leo núi và chơi bóng đá.

Cặp vợ chồng cho biết các khác biệt về văn hóa vẫn là một thách thức trong cuộc sống của họ nhưng chính điều đó giúp họ giao tiếp với nhau nhiều hơn. “Hiểu rằng chúng tôi nói hai thứ tiếng khác nhau, chúng tôi quyết tâm giao tiếp nhiều hơn. Tôi nghĩ, đó cũng là một điều tốt”, Gabe tâm sự.

===============================================

Bình cổ của Trung Quốc giá gần 70 triệu USD

Một chiếc bình cổ của Trung Quốc vừa duco975 bán với giá kỷ lục 69,3 triệu USA ở Anh

Miệng chiếc bình cổ. Ảnh: AP.
Miệng chiếc bình cổ. Ảnh: AP.

Chiếc bình cổ này được bán tại cuộc đấu giá tại London hôm qua. Ban đầu, nhà đấu giá Bainbridges ước tính nó có thể có giá là gần 2 triệu USD.

Chiếc bình màu vàng và xanh dương thuộc về hai chị em người Anh. Những người này không hề có ý niệm gì về đồ vật quý giá mà họ sở hữu.

“Họ cũng hy vọng song không dám tin cho tới khi mọi việc ngã ngũ”, BBC dẫn lời Helen Porter, đại diện cho nhà đấu giá, cho biết.

Người mua – được cho là đến từ Trung Quốc – đã trả giá 69,3 triệu USD cho chiếc bình cùng với khoản phụ thêm 14 triệu USD cho nhà đấu giá.

Chiếc bình cổ – cao gần 41 cm – được đưa ra khỏi Trung Quốc vào khoảng năm 1860. Gia đình người Anh nói trên đã sở hữu nó trong suốt 70 năm nay.


=====================================

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Mỗi người có một thời để viết

Café thứ bảy, hôm qua, đón khoảng 200 đọc giả tham gia buổi giao lưu với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, trong dịp phẩm mới của chị Khói trời lộng lẫy ra mắt.

Theo lời nhạc sĩ Dương Thụ thì dường như đây là một buổi giao lưu văn chương đầu tiên tại TP HCM có lượng bạn đọc tham dự đông đảo đến thế. Vì vậy, đến phút sau cùng, Đất Việt mới có buổi trò chuyện với cái tên có thể nói là “hot” nhất của văn đàn Việt Nam hiện tại.

Chị là một người viết giỏi nhưng khá ít nói và rụt rè trong giao tiếp. Cảm giác của chị thế nào khi phải “đối chất” với số lượng bạn đọc quá đông như hôm nay?

– Thú thật tôi rất run trong giây phút đầu tiên bước chân vào căn phòng chật kín người vì tôi không nghĩ mình được chào đón nồng nhiệt đến thế. Nhưng rồi cảm giác đó nhanh chóng qua đi với sự chân tình của đọc giả. Khi phát hiện ra có quá nhiều người yêu mến mình tôi cảm thấy vui.

Trong Khói trời lộng lẫy các nhân vật của chị được làm việc trong  một Viện di sản thiên nhiên và con người. Ở đó, họ đi khắp nơi để ghi lại âm thanh và hình ảnh của cuộc sống. Chị muốn gửi gắm thông điệp gì vậy ?

– Nếu đọc kỹ bạn sẽ thấy chính những con người đi ghi lại hình ảnh của cuộc sống rồi cũng không tồn tại. Cuộc sống này có quá nhiều thứ tốt đẹp đã hiện diện rồi mất đi. Đó là một nỗi buồn mênh mang.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong buổi giới thiệu tác phẩm mới.

Ông Võ trong Cánh đồng bất tận vì hận vợ bội bạc đã đối xử cay nghiệt với những phụ nữ đến với ông sau này. Cô Di trong Khói trời lộng lẫy hận cha vô tình đã bắt cóc đứa em cùng cha khác mẹ suốt 14 năm trời. Để rồi cả ông Võ và cô Di đều rơi vào tận cùng tuyệt vọng. Vì sao trong hầu hết những cái kết của truyện của chị đều đau đớn đến cay nghiệt?

– Mỗi một tác giả có một cách thể hiện riêng. Vả lại thực tế cuộc đời này có quá nhiều nỗi đau và mất mát. Viết ra điều ấy tôi không muốn tô đen cuộc đời mà ngược lại ấy là sự chia sẽ với những nỗi bất hạnh.

Có bao giờ chị viết trong nỗi lo lắng và sợ hãi ?

– Tôi không rõ mình có sợ hãi hay không nhưng tôi không quan tâm đến những viên đá đã ném vào tôi. Đã có một lúc nhiều bài báo đã phê phán tôi nặng nề nhưng tôi có cảm giác họ đang viết về một ai khác chứ không phải là Nguyễn Ngọc Tư. Có lẽ thái độ sống ấy đã giúp tôi mạnh mẽ và vững bước trên con đường của mình.

Một nhà văn cần phải có cảm hứng và thai nghén đề tài nhưng Nguyễn Ngọc Tư sáng tác gần như đều đặn và mỗi tác phẩm đều tạo dấu ấn. Làm sao chị có bút lực sung mãn đến thế?

– Tôi vẫn còn nhớ nhà văn Trang Thế Hy từng nói rằng mỗi nhà văn chỉ có một mùa “năng sản”, nghĩa là mỗi người chỉ có một thời để viết. Có khi qua giai đoạn đó không thể sáng tác được. Có lẽ đây là thời điểm sung sức của tôi chăng?

Vậy thì sau Khói trời lộng lẫy, khi nào thì đọc giả sẽ lại có dịp đón nhận những sáng tác mới của Nguyễn Ngọc Tư?

– Thú thật là tôi cũng không biết là khi nào nữa!

Xin cảm ơn chị!

Nguyễn Huy

@ Bao DatViet

————————————————————————————————————————————————–

Một loài thằn lằn chưa từng biết được tìm thấy ở nhà hàng Việt Nam

Nguồn: Lenta nationnalgeographic

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng một món ăn phổ biến trong nhà hàng ở Việt Nam được chế biến từ một loài thằn lằn mà cho đến nay chưa được biết bởi các nhà khoa học. Giống thằn lằn này được mô tả trong bài viết của các nhà khoa học công bố trên tạp chí ZOOTAXA. National Geographic giới thiệu tóm tắt bài viết này.

Một nhà khoa của Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là người đầu tiên chú ý đến giống bò sát kỳ lạ này khi ăn trong một nhà hàng ở phía đông-nam Việt Nam  Ba Ria-Vung Tau Province (see map). Ông đã gửi những hình ảnh của các con thằn lằn cho các đồng nghiệp của mình ở Hoa Kỳ. Các nhà khoa học Mỹ đã xác định rằng những động vật này thuộc giống Leioleps, mà các đại diện của nó được sinh sản bằng cách partenogenetic  – tức là không có sự tham gia của con đực.

Các nhà khoa học đã gọi loài bò sát mới này là Leiolepis ngovantrii. Họ cho rằng nó là giống lai của hai loài cùng họ. Phân tích DNK cho thấy giống cái – đó là L. guttata. Giống đực hiện chưa xác định được.

Cách đây không lâu các nhà nghiên cứu lần đầu tiện phát hiện ra rằng “ sự thụ thai không thuần khiết” thường có ở những con trăn Boa constrictor. Nói chung, ở các động vật có xương sống phương pháp sinh sản như thế rất ít xảy ra, bởi vì nó dẫn đến sự giảm sút về đang dạng genes.

@-Kichbu

The newfound lizard (pictured) is a common food in southeastern Vietnam.

Photograph courtesy Lee Grismer

——————————————————————————————————————————————————————————————

 

Thượng đỉnh G20 kết thúc, bất đồng vẫn tồn tại

Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Séoul ngày 12/11/2010.

Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Séoul ngày 12/11/2010

Reuters

Hội nghị thượng đỉnh 20 quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất địa cầu đã kết thúc vào ngày hôm nay 12/11/2010 tại Seoul. Bản thông cáo chung đúc kết hai ngày tranh luận trên các đề tài gây căng thẳng, từ tiền tệ đến trao đổi thương mại, cho thấy bất đồng vẫn tồn tại mặc dù giới lãnh đạo chính trị có đưa ra một số tuyên bố lạc quan.

Bản thông cáo chung khẳng định là G20 sẽ « làm việc chung » sẽ « tránh những chính sách kinh tế « thiếu phối hợp » và nhất là « không để đưa đến tình trạng chạy đua phá giá đồng tiền ».

Từ Seoul, đặc phái viên Mounia Daoudi tường thuật :

” Thái độ hài lòng của nhiều viên chức cao cấp tham dự hội nghị, nhất là từ phái đoàn Hoa kỳ, không che giấu được những bất đồng sâu rộng vẫn tồn tại trên các hồ sơ quan trọng như tỷ lệ hối đoái và cán cân mậu dịch. Khi Washington khen ngợi Bắc Kinh có động thái điều chỉnh từ từ giá trị đồng tiền Trung Quốc , gần như không ai bị đánh lừa. Bởi vì sau nhiều tuần lể tranh cãi ác liệt, điều quan trọng là cần phải tránh làm mất mặt nhau.
Bản tuyên bố chung kết thúc thượng đỉnh nhắc lại lời cam kết của các cường quốc kinh tế trên thế giới là tránh mọi hành động phá giá tiền tệ để cạnh tranh, và sẽ cùng phối hợp tạo điều kiện để cho thị trường quyết định tỷ lệ hối đoái chứ không áp đặt theo quyền lợi riêng. Nói cách khác, chẳng có chính sách gì mới.

Tiến bộ duy nhất là G20 đồng ý để Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF có thêm thẩm quyền ấn định những tiêu chuẩn thẩm định những hiểm nguy do cán cân thương mại mất quân bình gây ra. Bởi vì trong vấn đề gai góc đối đầu những quốc gia thặng dư thương mại với các nước bị thâm thủng như Hoa Kỳ, giải pháp thỏa hiệp rất khó mà đạt tới. Không thỏa thuận hoàn toàn mà cũng không thất bại.

Đói với những người luôn lạc quan thì những hồ sơ bất đồng sẽ được đưa lên bàn đàm phán. Đã qua cái thời các nước lên án lẫn nhau gây ra mất quân bình trong cán cân trao đổi mậu dịch thế giới. Nếu có một điểm thành công, thì phải công nhận rằng G20 đã thuyết phục được mọi người phải nhìn nhận là kinh tế địa cầu hiện nay đã hoàn toàn lệ thuộc vào nhau.”

Trong cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh là có một sự đồng thuận chung cùng đi theo con đường vực dậy kinh tế toàn cầu. Bị chỉ trích từ nhiếu phía về kế hoạch bơm 600 tỷ đôla cho chương trình chấn hưng kinh tế gây tranh cãi, Tổng thống Mỹ giải thích rằng khi nền kinh tế Mỹ phục hồi thì điều này sẽ mang lợi ích cho cẩ thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng cam kết với lãnh đạo Hoa Kỳ là sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ nhưng cảnh báo là « cần điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi ».

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đến Seoul vào sáng sớm hôm nay đã chính thức lên làm chủ tịch luân lưu G20. Pháp là chủ tịch thứ năm của nhóm 20 cường quốc kinh tế từ khi thành lập vào năm 2008. Ông cam kết là sẽ điều hành G20 trong tinh thần « thực tế và trách nhiệm » và nhấn mạnh công việc đang chờ rất « nặng nề ».

Sau G20, lãnh đạo các nước bay sang Nhật. Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC khai mạc vào ngày mai tại Yokohama.

—————————————————————————————————————————————————

Yêu sách « đường lưỡi bò » của Trung Quốc : Không có cơ sở pháp lý

Hội nghị khoa học quốc tế về Biển Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc hôm nay 12/11/2010, với phần thảo luận về các kinh nghiệm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột tại vùng Biển Đông, cũng như các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định trong vùng.

Nhìn chung, các chủ đề này ít gây tranh luận hơn những gì được bàn bạc trong 5 phiên hội thảo hôm qua. Theo hãng tin Đức DPA, các chuyên gia có mặt trong các cuộc họp đã ghi nhận là tình hình căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã dịu bớt trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên, các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải rất khó giải quyết và có thể dẫn đến xung đột trong tương lai. Căn nguyên của vấn đề, theo nhiều chuyên gia, là yêu sách chủ quyền theo hình chữ U, còn gọi là ‘’đường lưỡi bò’’ của Trung Quốc quá bao quát, mơ hồ và thiếu cơ sở pháp lý.

Trên vấn đề này, DPA trích lời giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhận xét rằng các diễn giả tại hội nghị đã không tìm thấy cơ sở pháp lý quốc tế nào cho tấm bản đồ theo đó Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông.

Đây là bản đồ do Trung Quốc đơn phương vẽ ra bao gồm 9 đường gián đoạn khoanh vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận là của mình, và chính thức tung ra hồi cách đây hơn hai năm. Đối với nhiều chuyên gia quốc tế, yêu sách vừa rộng khắp, vừa không rõ ràng, là nhân tố tạo nên nghi ngại nơi các quốc gia khác.

Trang web của Học viện Ngoại giao Việt Nam, trích dẫn giáo sư Hjala, nguyên Đại sứ Indonesia cho rằng Trung Quốc nên làm rõ yêu sách của mình ở Biển Đông, nhất là đường đứt khúc 9 đoạn vì theo ông, cho đến nay, Bắc Kinh chưa bao giờ làm rõ Trung Quốc muốn hợp tác cùng phát triển ở khu vực nào trên Biển Đông, hợp tác cái gì, hợp tác với ai, và theo cơ chế nào.

Nhà nghiên cứu Daniel Shaeffer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á 21 của Pháp cũng nhận định là việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường đứt khúc 9 đoạn là một phát triển đáng chú ý nhất ở khu vực trong 2 năm qua. Tuy nhiên theo ông, Trung Quốc nên công khai và làm rõ yêu sách của mình, đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh.

Giáo sư Mỹ Bronson Percival thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược CNA của Hải quân Hoa Kỳ thì cho rằng đường đứt khúc 9 đoạn và đòi hỏi đưa Biển Đông vào diện lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đã làm tăng nghi ngại của các nước trong khu vực.

Về phần mình, giáo sư Tô Hạo (Su Hao) thuộc trường Đại học Ngoại giao Bắc Kinh đã cố gắng biện minh cho lập luận của Trung Quốc khi giải thích rằng vùng nước bên trong đường đứt khúc 9 đoạn, là vùng nước lịch sử từ lâu đời của Trung Quốc, và công ước luật biển quốc tế cũng thừa nhận các vùng biển lịch sử, như trường hợp vùng biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Còn về khái niệm “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông, ông cho rằng chưa bao giờ Trung Quốc sử dụng thuật ngữ đó trong các tài liệu chính thức.

Dù sao thì theo giáo sư Carl Thayer, cuộc tranh luận giữa các chuyên gia Trung Quốc và các nước khác tại cuộc hội thảo lần này đã bớt căng thẳng hơn lần trước, cách nay đúng một năm, tại Hà Nội. Thay đổi này phản ánh không khí hòa hoãn hơn giữa Bắc Kinh và các nước khác trên hồ sơ Biển Đông, đã được thấy tại các Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng trước của ASEAN tại Hà Nội.

Nazery Khalid, thuộc Học viện Hàng hải của Malaysia nhận xét là các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang “thận trọng và rón rén’’ tại hội nghị lần này và là một điều hay khi lời lẽ của phía Trung Quốc bớt hung hăng như vào năm ngoái.

Tuy nhiên, theo DPA, một học giả Việt Nam đã tỏ ý thận trọng trước tình hình hòa dịu hiện nay tại Biển Đông. Ông Bùi Hồng Phúc, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cảnh báo : « Lời lẽ và giọng điệu của Trung Quốc đã bớt hung hăng hơn, nhưng các hành động thực tế của họ vẫn y như trước ».

@ RFI

—————————————————————————————————————————————————-

Trung Quốc mua cả thế giới

Nguồn: The Economist

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Trên lý thuyết, sở hữu chủ của một doanh nghiệp trong một nền kinh tế tư bản thì không quan trọng. Trên thực tế thì đây lại là một điều gây bàn cãi. Từ làn sóng các công ty Nhật mua lại các doanh nghiệp Mỹ trong những năm 1980 và việc Vodafone (Anh) sở hữu hãng Mannesmann của Đức vào năm 2000 cho đến những hành động ngông cuồng gần đây của các công ty cổ phần tư nhân, việc sang nhượng các công ty đã thường xuyên dẫn đến những thái độ giận dữ mang tính dân tộc.

Những quan tâm này chắc chắn sẽ tăng lên trong vài năm tới, khi các công ty nhà nước Trung Quốc đang trên đà mua sắm thoải mái. Những khách hàng Trung Quốc – đa phần là ẩn danh, thường do Đảng Cộng sản điều khiển và đôi khi mang động cơ chính trị cũng như lợi nhuận – đã chiếm một phần mười tổng số giá trị từ những thoả thuận liên quốc gia trong năm nay, với việc mua lại tất cả các thứ từ khí đốt Mỹ cho đến mạng điện lực của Brazil cho đến hãng xe Volvo của Thụy Điển.

Điều dễ hiểu là đang có một sự phản đối ngày càng tăng đối với trào lưu này. Một số người lập luận rằng việc các nhà tư bản để những người cộng sản mua lại những công ty của mình đang đưa chủ nghĩa kinh tế thị trường tự do đến mức cực đoan lố bịch. Nhưng đây lại là việc họ nên làm vì việc phân toả vốn của Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho họ cũng như cho toàn thế giới.

Tại sao Trung Quốc thì khác

Không bao lâu trước đây, những công ty do nhà nước quản lý thường được xem là một sinh vật bán sinh mà số phận sẽ được tư nhân hoá toàn phần. Nhưng tổng hợp những yếu tố – số tiền tiết kiệm khổng lồ từ những quốc gia đang lên, sự thịnh vượng nhờ dầu hoả và việc mất tin tưởng vào mô hình thị trường tự do – đã dẫn đến việc nổi dậy của chủ nghĩa tư bản do nhà nước quản lý. Có khoảng một phần năm giá trị của thị trường chứng khoán toàn cầu hiện đang nằm trong tay của những công ty này, tăng gấp đôi so với mười năm trước.

Những quốc gia giàu có đã cho phép sự phát triển của những nền kinh tế trọng thương mại trước đây: Hãy nhớ đến sự phát triển do nhà nước chỉ đạo của Nam Hàn hoặc những công ty do nhà nước quản lý của Singapore, vốn đang là những kẻ sang nhượng tích cực ở nước ngoài. Nhưng Trung Quốc thì khác. Nó hiện đã là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, và có lúc sẽ bắt kịp Hoa Kỳ. Những công ty khổng lồ của họ mãi cho đến gần đây vẫn chú trọng vào trong nước nhưng cũng đang bắt đầu sử dụng nguồn vốn dồi dào của mình ở nước ngoài.

Các công ty Trung Quốc chỉ sở hữu 6% tổng số đầu tư toàn cầu trong các doanh nghiệp quốc tế. Trong lịch sử, những kẻ đứng đầu từng có những cổ phần lớn hơn rất nhiều. Cả Anh vào năm 1914 và Mỹ vào năm 1967đã đạt đỉnh điểm ở mức 50%. Việc đi lên tự nhiên của Trung Quốc có thể được tăng tốc bởi số lượng tiền tiết kiệm khổng lồ của họ. Hiện nay số tiền này được đầu tư chủ yếu vào các công phiếu chính phủ của các quốc gia giàu có; ngày mai nó có thể được dùng để mua lại những công ty và bảo vệ Trung Quốc trước những tình trạng mất giá hoặc có thể bị phá sản của các nước giàu.

Các công ty Trung Quốc vươn ra toàn cầu với những nguyên nhân bình thường: nhằm thâu tóm những nguyên liệu thô, kiến thức kỹ thuật và phương tiện vào các thị trường nước ngoài. Nhưng chúng lại chịu sự chỉ đạo của chính quyền vốn được các quốc gia khác xem như là một đối thủ chiến lược chứ không phải là một đồng minh. Như chúng tôi đã giải thích vắn tắt (xem bài viết ở đây), họ thường xuyên bổ nhiệm các giám đốc, chỉ đạo các thương vụ và cung cấp vốn cho các công ty thông qua các ngân hàng nhà nước. Một khi đã được mua, các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể trở thành những nhà cung cấp bắt buộc cho Trung Quốc. Một số người tin rằng Công ty Trung Quốc còn gian ác hơn thế: ví dụ, Hoa Kỳ cho rằng các công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc đe doạ nền an ninh quốc gia của mình.

Các công ty tư nhân từng đóng vai trò lớn trong việc chuyển vận lợi ích của việc toàn cầu hoá. Họ đã bắt cầu cho cả thế giới, phân phối tài nguyên nếu họ thấy hợp lý và cạnh tranh để giành khách hàng. Khái niệm về một chính phủ ẩn danh có thể thống lĩnh hệ thống tư bản toàn cầu thì không hấp dẫn lắm. Các nguồn tài nguyên có thể được phân bố bởi các quan chức chứ không phải là bởi thị trường. Chính trị chứ không phải là lợi nhuận có thể điều khiển các quyết định. Những quan ngại này đang được báo động ngày càng mạnh mẽ. Úc và Canada, từng là những thị trường mở của việc sang nhượng, hiện đang tạo ra những rào cản đối với các công ty nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, và rất dễ dàng để thấy các quốc gia khác cũng không còn mặn mà với việc này.

Đây là một sai lầm. Trung Quốc thì ở quá xa để có thể gây ra sự đe doạ này: đa phần các công ty chỉ mới đặt chân ra nước ngoài. Ngay cả trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nơi họ đang tích cực hoạt động, họ vẫn còn rất xa để kiểm soát đủ nguồn cung cấp để làm biến động thị trường của các mặt hàng này.

Hệ thống của Trung Quốc cũng phải là một khối thống nhất như những người nước ngoài thường tưởng. Các công ty nhà nước cũng phải cạnh tranh trong nước và những quyết định của họ thường từ sự đồng thuận hơn là bị chỉ đạo. Khi ra nước ngoài họ có thể có những động cơ khác nhau, vào một số lĩnh vực – ví dụ như quốc phòng và cơ sở hạ tầng chiến lược – thì quá nhạy cảm để cho phép họ tham gia. Nhưng những lĩnh vực này cũng tương đối ít.

Nếu các công ty nhà nước Trung Quốc tiến hành những sự sang nhượng vì chính trị chứ không phải vì lợi nhuận thì sao? Nếu những công ty khác có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì điều này không quan trọng. Ví dụ như các công ty Trung Quốc có thể xem là an toàn để được phép sở hữu những doanh nghiệp về năng lượng trong một thị trường mang tính cạnh tranh nơi khách hàng có thể lựa chọn những nhà cung cấp khác nhau. Và nếu các công ty Trung Quốc phân bổ vốn do nhà nước hỗ trợ trên khắp thế giới, điều này cũng tốt thôi. Hoa Kỳ và châu Âu có thể sử dụng số tiền này. Mối nguy hiểm về việc tiền vốn đầu tư giá rẻ của Trung Quốc có thể làm tổn hại đến những đối thủ cạnh tranh thì có thể được đối phó bằng cách tăng cường hơn nữa luật cạnh tranh hơn là từ chối việc đầu tư.

Không phải tất cả các công ty Trung Quốc đều do chính quyền quản lý. Một số có sự độc lập cao và chỉ chủ yếu quan tâm vào lợi nhuận. Thường thì các công ty này đang tiến ra nước ngoài. Lấy ví dụ như chủ nhân hiện nay của Volvo là Geely. Giờ đây Volvo có thể bán được nhiều xe hơn ở Trung Quốc; nếu không có sự sang nhượng này, tương lai của Volvo sẽ rất tăm tối.

Hãy tỏ ra tự tin một tí

Các công ty Trung Quốc có thể đem đến nguồn năng lực và nguồn vốn mới cho các công ty đang suy thoái trên thế giới; nhưng sự ảnh hưởng không chỉ có một chiều. Để thành công ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc sẽ phải thích ứng. Điều này có nghĩa là họ phải thuê các giám đốc địa phương, đầu tư vào những nghiên cứu địa phương và thoả mãn những quan tậm địa phương – ví dụ như việc tuyển dụng các công ty con tại địa phương. Các công ty Ấn Độ và Brazil có được lợi thế ở nước ngoài là nhờ lĩnh vực tư nhân và nền văn hoá cởi mở. Điều này cũng không phải là không có đối với các giám đốc Trung Quốc.

Sự đi lên của Trung Quốc có thể đem đến lợi ích vượt xa hơn lĩnh vực thương mại nhỏ hẹp. Khi họ đầu tư vào kinh tế thế giới, quyền lợi của họ cũng ngày càng đi cùng hướng với phần còn lại của thế giới; và khi việc này xảy ra, có thể lòng nhiệt tình của họ trong việc hợp tác quốc tế cũng tăng theo. Từ chối sự đi lên của Trung Quốc vì thế sẽ là một bất lợi đối với những thế hệ tương lai và cũng là một tuyên bố đầy bi quan về sự tự tin của chủ nghĩa tư bản.

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————-