Đơn tố cáo của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Sau đây là đơn của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà gửi tới Uỷ ban Tư pháp Quốc hội. Đơn còn được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng



—————————————————————————————————————————————

Cuộc tình qua những lá thư….

Thư của bồ nhí gửi cho bà vợ già :

Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm :
Chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao ? Đàn ông thì ham thích nhiều thứ. Họ thích đến mãnh liệt. Và bà đừng giấu em, bà hảy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó. (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó.) Ông thì thích máy móc, ông thì thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thì thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.
Nhưng dàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. Chuyện ấy trong bóng đá, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.

Bà thân mến,
Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông ta là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và một người thông minh không bao giờ chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn nổi bật ở nhiều phương diện.
Theo ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và đi chợ rẻ. Bà còn đsi xử tốt với chó mèo… Em xin thú thật, các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chổ nọ chổ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.
Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp.
Bà kinh ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà, v.v… Bà cảm giác chẳng có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra.
Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là con tim già lao vào một con tim trẻ. Như đã nói em thua bà về một tỷ thứ. Đúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. Nhưng em lại hơn bà hai tỷ.
Bà sẽ gầm lên, Bà sẽ quát lên: Hơn ở chổ nào?
Thưa bà, những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẫn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin.
Em biết chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chổ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chổ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.
Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về tri thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hảnh khi ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Và, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc vấy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm.
Khi ở bên ông,em không ngóc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột về một bài thơ, giận dỗi về một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách (trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hóa đơn tiền điện và ra khỏi nhà vì chậu quần áo chưa phơi).
Đấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hảy mừng vì điều đó.
Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hảy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp là phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chổ này, và bà không biết được.
Xin bà hảy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rằng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơn giản vì ông có nhiều đâu mà sứt mẻ. Bà hảy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiễm trở lại nhà. Cần che chở và sẳn sàng che chở.
Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu.
Chúc bà vui khỏe

Thư phúc đáp của bà vợ gửi cho bồ nhí !!!
Thưa cô,
Tôi đã đọc thư của cô một cách bình tỉnh. Đúng như cô đã nói, ở tuổi tôi và ở địa vị của tôi, sự bình tỉnh luôn luôn có thừa.
Này cô,
Việc chồng có bồ nhí khiến toi ngạc nhiên. Đó là cảm giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hơn cả cảm giác căm phẩn.
Vì sao vây?
Thưa cô, vì tôi tin chắc rằng lão (hảy gọi sự vật với đúng tên và đúng tuổi của chúng, cô nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải bàn cãi cả.
Khi viết thư cho tôi, cô có vẻ tự đắc pha chút hả hê. Cô có cảm giác thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất khác thường nên mới gặp may như thế.
Cô nhầm thảm hại quá cô ơi!
Quả thật lão là một cái mỏ. Hay nói chính xác hơn, đã từng là cái mỏ. Điều ấy cách đây ba mươi năm về trước, cả thành phố đều phải công nhận chứ đâu cần phải một cô gái có trí tuệ siêu việt gì.
Nhưng trên trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẻo, đã nổ mìn khai thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm. Và giờ đay, mỏ chỉ còn khung, còn lại sự hoang tàn.Chỉ có đôi mắt ngốc của cô, chỉ có đôi môi dại của cô và chỉ có một tí não khờ khạo của cô mới không nhận ra điều đó.
Cô vớ được lão, khi tôi trong một chừng mực nào đó, đã mắc cho lão tự do. Cho lão có cảm giác sổng chuồng. Đàn ông sống bằng ảo tưởng cô ạ, và nuôi dưỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo là nhiệm vụ của phụ nữ chúng ta.
Tôi không vui khi lão có bồ. Nhưng chớ nói rằng tôi hoảng sợ vì điều đó. Tôi quá hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ được bao nhiêu. Phần của cô, hởi ôi, thật là thảm hại.
Cô khéo là ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngã lăn khi gặp tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này, gặp hai của đấy, tôi chỉ đập một cái cho bẹp đi là xong.
Rồi cô khoe là cô biết chớp mắt, biết ngã đầu và biết cười he hé nghiêng nghiêng. Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể làm, thậm chí còn hay hơn cô ấy chứ. Nhưng vì mục đích gì, gặt hái gì khi mọi thứ đã no nê? Cô nhìn lão trong quán cà phê hạng sang. Trong com-lê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có khá nhiều dịp (nhiều hơn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo may ô chả hiểu màu gì.
Và tôi cam đoan rằng, cái tôi nhìn mới là sự thật. Cái cô nhìn là giả. Cô thừa biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cơm. Cô thương tôi vì tôi chỉ chăm chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là nhà tôi và lão chỉ có nữa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không, lão tự phải lo. Tôi còn bận lo cho bản thân mình.
Tôi không chúi mũi vô bếp như cô tưởng và lão tưởng chút nào. Tôi say mê đánh bài. Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích “tám” và hăng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi sắm đủ cho mình (bằng tiền lão, dĩ nhiên).
Còn việc cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng thì xin cô hảy cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẫn và phù du đó ngày xưa tôi cũng nghĩ là ghê gớm lắm. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có ích lợi gì. Chúng chỉ như những hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi cằn cỗi, mà là do đã quá đủ rồi !
Cuối thư cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn ra khỏi cô. Tôi chả hiểu ai thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá. Giá mà lão đi với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cơ hội tuyệt vời để lại được tung tăng.
Tôi tin chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó và mình có sự mặn mà. Những thứ đó, cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi!
Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về. Cáo chết còn quay đầu về núi, trong khi lão chả phải là cáo, lão là người. Tôi cũng chả giày vò, đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hang tôm hang cá. Tôi chỉ cười khảy mà thôi. Một nụ cười mà đã làm lão nhớ đến cả chục năm.
Chúc cô may mắn trên con đường chinh phục các lão khác. Thế gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên.
Chào cô..

Thư của ông chồng gửi vợ và bồ nhí :
Hai bà than mến !
Tôi đã đọc thư của bà nọ gửi cho bà kia. Tại sao tôi đọc thư Tại vì khi các bà cả đời theo dõi tôi, rình rập tôi, chả lẻ không có phút nào tôi theo dõi lại.
Đọc xong hai bức thư, tôi hơi buồn. Dù cố tỏ ra lịch sự, để xứng đáng với bản than mình và xứng đáng với tôi, nhưng các bà vẫn vênh váo và công kích lẫn nhau. Bà nọ coi thường bà kia, cho bà kia là nạn nhân của mình.
Thưa các bà,
Có một điều chắc chắn hai bà không chịu hiểu: chính tôi mới là nạn nhân của hai bà. Cả thế giói biết điều đó. Cả nhân loại tiến bộ lên án điều đó.
Ai, nếu không phải hai bà, chỉ sau mười mấy năm, đã biến một chàng trai khỏe mạnh, đầy nhiệt tình, đày sức sống như tôi thành một ông già tuy chưa già (còn lâu tôi mới già) nhưng gầy yếu, còm nhom, sợ sệt?
Ai, nếu không phải hai bà, có lúc từng người một, ngày đêm tra khảo tôi, ép uổng tôi, vùi dập tôi?
Trong cuộc tàn phá đời tôi, hai bà có rất nhiều điểm chung: cùng nấu ăn dỡ, cùng mua cho tôi những chai bia dỡ và cùng bắt tôi đi coi những bộ phim dỡ.
Nhưng hai bà, mỗi người đều có những đặc điểm riêng, ghê rợn. Bà đầu tiên thích xuất hiện trong nhà với bộ đồ nhàu nát, với mái tóc rối bù cùng với đôi dép chiếc nọ chiếc kia. Bà sau này xuất hiện nơi công cộng với quần sọc chật căng, với áo thủng ở lưng cùng với mắt xanh viền đỏ. Cả hai thứ ấy đều giết tôi, đều nện tôi chí tử về mặt tinh thần.
Nếu bà thứ nhất sểnh ra lại chạy sang hàng xóm, nghe thiên hạ kể về chồng thiên hạ, sau đó tự khai báo về chồng mình, thì bà thứ hai sểnh mắt ra là phóng thẳng tới quán cà phê, nghe thứ nhạc cả thiên hạ nghe tuy chả đứa nào hiểu được câu nào.
Nếu bà thứ nhất đay nghiến tôi bao giờ về thì bà thứ hai hỏi tôi bao giờ đi. Nếu bà thứ nhất kêu rằng tiền điện, tiền gas đã tăng thì bà thứ hai than thở son môi và phấn hồng sao không giảm giá. Nếu bà thứ nhất khảo tôi về tiền lương thì bà thứ hai khảo tôi về quà tặng. cả hai bà, trong một phạm vi nào đó, đều lái tôi và đối xử với tôi như thế tôi là giám đốc nhà băng.
Cho nên không lạ gì, cho tới tận phút này, nhiều lúc tôi ngạc nhiên là mình còn sống. Hoặc mình chưa ngồi trên chiếc xe lăn. Nhưng tôi cảm thấy rất rỏ ràng, cái giờ phút đó cũng chả còn xa nữa.
Đọc tới đây, chắc hai bà sẽ hỏi: khổ như vậy sao ông (bà thứ nhất gọi ông) và sao anh (bà thứ hai kêu anh) vẫn đèo bồng?
Khổ quá. Câu hỏi đó, chính tôi cũng thường tự hỏi mình. Và tôi cũng mang ra hỏi bạn bè tôi, tức mấy gã đàn ông khác. Số phận chúng cũng chả hơn gì. Và bọn tôi đành kết luận thế này: cái kiếp đàn ông nó thế !
Nhân đây cũng nói luôn, kiếp đàn ông thật ra là kiếp vo cùng khổ cực. Nhiều khi chả khác gì con ngựa ,con trâu (chẳng hề được như con dê mà dân gian vẫn nói).
Đàn ông sinh ra là để đàn bà lợi dụng, bóc lột (đôi khi bóc lột còn thô bạo hơn cả cướp bóc), đè nén và hành hạ. Đàn ông sinh ra là để đàn bà sai đi mua đồ, sai lái xe, sai trả tiền, sai đón con, sai luôn cả việc …đi ngủ.
Trong cái bể khổ mênh mông, bao la đó, sự khổ vì bồ nhí cũng chả nổi bật bao nhiêu. Nó chỉ được gom chung vào nổi khổ vì các bà. Đã là các bà thì một bà, hai bà hoặc ba bà cũng thế thôi !
Hai bà thân mến,
Giờ đây tôi cũng đã tỉnh ra rồi. Tôi xin hai bà tha cho. Tôi không còn sức nữa. Kể từ giờ phút này, tôi là một gã trai vô hại. Từ bỏ mọi mưu mô. Tôi ăn cơm nhà, tôi ngủ giường nhà. Tôi nuôi vài con chim, mua vài hòn non bộ, săm mấy giò phong lan. Tôi mở ti vi xem tiết mục “Thầy thuốc gia đình”. Tóm lại, tôi hoàn lương toàn diện.
Hai bà đừng xỉa xói nhau nữa. Đừng so bì nhau nữa. Tôi đã đầu hàng. Tôi đứng giữa hai phe. Tôi xin ngừng bắn.
Bà nào định đi đâu, cứ đi. Bà nào đang ở đâu, cứ ở. Tôi cũng thế. Tôi xin một phút bình yên. Tha cho tôi đi nhé.
(sưu tầm)

—————————————————————————————————————————————————-

Cập nhật tin 9-11-2010

Hoa Kỳ phản công ngoại giao tại châu Á – Thái Bình Dương

Từ trái qua phải : Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd, và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith tại Melbourne ngày 8/11/2010. 

Từ trái qua phải : Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd, và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith tại Melbourne ngày 8/11/2010. 

EUTERS/Mick Tsikas

Washington đang tiếp tục phản công ngoại giao, nhằm tái khẳng định vai trò trong khu vực, qua đó cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ví dụ mang tính thời sự nhất là chuyến công du châu Á của tổng thống Barack Obama diễn ra song song với các cuộc đối thoại hàng năm giữa các bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ-Úc.

Sau một thời gian lơ là do phải tập trung xử lý cuộc chiến tranh Afghanistan và Irak cũng như hồ sơ chống khủng bố quốc tế, giờ đây, Hoa Kỳ đã quan tâm trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Theo giới phân tích, Washington đang mở một đợt phản công ngoại giao, nhằm tái khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực, qua đó kiềm chế, cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ví dụ nổi bật, mang tính thời sự nhất là chuyến công du châu Á của tổng thống Barack Obama diễn ra song song với các cuộc đối thoại hàng năm giữa ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Úc.

Sự lựa chọn Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trong chuyến viếng thăm châu Á của tổng thống Obama mang đầy ý nghĩa. Sau khi chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng kinh tế trị giá 10 tỷ đô la, tại Bombay, cuối tuần qua, hôm nay, tổng thống Mỹ tới thủ đô New Delhi và tại đây, ông tuyên bố : « Ấn Độ không chỉ là một nước đang trỗi dậy và hiện nay, là một cường quốc thế giới ».

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, quan hệ giữa hai nước là một trong những quan hệ đối tác lớn nhất của thế kỷ 21 và ông kêu gọi chia sẻ trách nhiệm giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới. Chiều nay, tổng thống Mỹ đọc diễn văn tại nghị viện Ấn Độ và một trong những chủ đề mà New Delhi rất mong đợi, đó là được Washington ủng hộ để Ấn Độ có thể trở thành thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ Hoa Kỳ – Ấn Độ không mấy tốt đẹp, thậm chí có lúc căng thẳng. Tuy nhiên, bang giao song phương đã từng bước được cải thiện trong những năm 90 dưới thời tổng thống Bill Clinton và được thúc đẩy mạnh mẽ dưới chính quyền George Bush. Theo AFP, các chuyên gia về chính sách đối ngoại nhận định rằng Washington hỗ trợ New Delhi trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao là nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.

Cuộc phản công ngoại giao của Mỹ được phối hợp với chuyến viếng thăm một số nước châu Á-Thái Bình Dương của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ. Từ gần hai tuần qua, ngoại trưởng Hillary Clinton công du nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bà đã tham dự với tư cách là khách mời đặc biệt của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 10. Trong những ngày qua, tại Melbourne, ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có những cuộc đối thoại thường niên với các đồng nhiệm Úc.

Trong cuộc họp báo ngày hôm nay, bà Clinton đã kêu gọi Trung Quốc hãy đóng vai trò một đối tác có trách nhiệm và tuyên bố, xin trích, « Hoa Kỳ đã có một sự hiện diện từ lâu tại châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi đã từng có mặt ở đây từ 100 năm nay. Chúng tôi đã, đang và sẽ có mặt tại đây. ». Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết là Úc và Hoa Kỳ quan ngại về những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản và kêu gọi xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.

Hải quân Mỹ tiếp tục hoạt động tại tất cả những nơi được coi là vùng biển quốc tế

Về phần mình, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và đô đốc Mike Mullen nhấn mạnh rằng hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở Hoàng Hải và tại những nơi mà Mỹ coi là vùng biển quốc tế, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Hôm qua, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates còn tuyên bố là Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á, củng cố quan hệ quân sự với Úc. Nhân dịp này, hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác theo dõi không gian. Xin nhắc lại là vào 2007, Trung Quốc đã thành công trong việc bắn tên lửa đạn đạo phá hủy vệ tinh cũ, làm dấy lên lo ngại là Bắc Kinh tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian.

Các hoạt động ngoại giao của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương diễn ra vào lúc Trung Quốc ngày càng thể hiện lập trường độc đoán, trong khu vực, với Nhật Bản, với các nước láng giềng Đông Nam Á, hiện đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.

Trong nhãn quan của Washington và các chiến lược gia Hoa Kỳ thì sự phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tạng đối với ưu thế truyền thống của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Theo giới phân tích, trong bối cảnh đó, mọi động thái, phát biểu của tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong các chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương sẽ được Bắc Kinh chăm chú theo dõi, phân tích, và điều này sẽ tác động đến nội dung cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nhân Hội nghị thượng đỉnh G20, sẽ diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc trong tuần này.

—————————————————————————————————————————————————-

Giá vàng và cơn bão vật giá ở Sài Gòn

Phùng Thức/Người Việt

Những ngày đầu tháng 11 năm 2010, ở một tiệm vàng thuộc chợ An Ðông, Sài Gòn, một người đàn ông, tay cầm một xấp tiền loại 500 ngàn đồng VN để mua vàng. Ông này nói: “Vàng lên còn lẹ hơn bắn pháo bông.” Một bà đang chờ bán sợi dây chuyền vàng 18 thì nói: “ Trong cái xui có cái hên, vàng lên có thêm ít tiền chạy thuốc cho con bị đụng xe.”

Khách mua vàng tại một tiệm vàng ở Hà Nội. Thời gian vừa qua vàng tại Việt Nam lên giá chóng mặt kéo theo các loại ngoại tệ khác tăng giá khiến tiền đồng của VN mất giá. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Ðến ngày 5 tháng 11, giá vàng hiện lên tới đỉnh 34.99 triệu đồng một lượng và hứa hẹn còn tiếp tục vượt mọi kỷ lục Việt Nam trong những ngày tới.

Khách mua vàng tại một tiệm vàng ở Hà Nội. Thời gian vừa qua vàng tại Việt Nam lên giá chóng mặt kéo theo các loại ngoại tệ khác tăng giá khiến tiền đồng của VN mất giá. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Một bà nội trợ cho biết: “Dạo này tôi có tiền là gom lại mua vàng, gom mua từng năm phân, một chỉ, nằm ngủ thẳng cẳng cũng lời khẳm, tính chuyện làm ăn chi cho mệt mỏi.” Tâm lý trữ vàng đã thật sự quay trở lại với dân Việt Nam. Trong bối cảnh lạm phát bắt đầu vô mùa những “kỷ lục” như hiện nay thì mua vàng và giữ vàng giúp cho giới thu nhập trung bình một vị thế bảo đảm tốt hơn gởi tiền tiết kiệm ở ngân hàng.

Một ông giáo về hưu, cuối tuần thường đi tiệm quen ăn phở. Ông than rằng, chỗ ăn quen “tự ý” nâng giá phở lên thêm năm ngàn một tô. Ông nói: “Ông nhớ giùm tôi, từ hôm nay, phở cũng bám theo giá vàng để đua nhau lập kỷ lục nhé. Mình thử cược với nhau xem chừng nào một tô phở có mùi vị ăn được đạt kỷ lục ngang bằng một phân vàng.”

Theo các dự báo mới nhất của các tổ chức kinh tế thế giới như IFM, WB, ADB cho rằng lạm phát ở Việt Nam khoảng 8.5-9.5% và với mức lạm phát trên 7% thì nền kinh tế trục trặc bất thường. Nền tài chính Việt Nam có dấu hiệu trở lại những “cơn điên” trượt theo giá vàng như thời chế độ cộng sản hô hào kinh tế bao cấp.

Ở một góc khác, một bà Việt kiều về từ nước Úc thì lại tươi rói. Bà nói: “Tiền Úc, tiền Canada đổi sang tiền Việt lên giá xài sướng tay luôn. Tội nghiệp tiền Mỹ hết sức. Tôi không hiểu tại sao tiền Mỹ ở Việt Nam lại như vậy.”

Cơ sở để Việt kiều Úc và Việt kiều Canada hả hê là giá của hai ngoại tệ này hiện nay chỉ kém tiền Mỹ chút chút, một điều trước đây không hề có. Thực ra tiền Mỹ cũng có nhích lên nhưng liền bị nhà nước Việt Nam nắm đầu kéo lại để gọi là “ổn định tài chính vĩ mô.” Nhưng ngày nào giá đô la Mỹ qui đổi sang tiền Việt không đúng qui luật kinh tế thị trường thì xem ra khó có thể giữ lâu “kinh tế vĩ mô.”

Trở lại với chuyện tiền Úc, tiền Canada, hai đồng tiền chỉ sau tiền Mỹ nhưng hoàn toàn không bị mất “tự do” như tiền Mỹ. Hiện nay, nhiều người cho rằng trước sau gì hai loại ngoại tệ trên cũng qua mặt tiền Mỹ ở thị trường Việt Nam và đó cũng là một dạng kỷ lục. Dạng kỷ lục này khiến cho ai thích “sưu tầm” ngoại tệ mạnh không phải là tiền Mỹ thì có cơ trúng mánh.

Chuyện đồng đôla Mỹ không được phép đã tự động tăng giá lên gần 22 ngàn đồng một đô la đã lập tức bị nhà nước giám sát, thắt chặt. Một người sành sỏi ở các chợ ngoại tệ đưa ra lời khuyên là: “Mua bán ngoại tệ chỉ là chuyện trao tay kiếm lời như con tôm con cá bó rau, muốn làm giàu an toàn thì trữ vàng, nhà nước thắt chặt giá đô la, kéo giảm giá vàng thì mua vàng vô sướng tay, chờ vài hôm vàng lại ùn ùn lên giá.”

Hiện nay, cứ đi ra phố, từ siêu thị cho tới cửa hàng nhỏ, đâu đâu cũng bảng “giảm giá” từ 30-50 %. Chuyện hàng hóa đua nhau giảm giá làm người dân phấn khởi tinh thần nhưng rờ lại túi thì rỗng. Một ông chủ kinh doanh phòng trọ nói: “Trừ việc ăn sáng cà phê, chiều chiều đi nhậu tối chẳng muốn tốn tiền cho gì khác. Ðể dành tiền mua vàng cất chơi cho sướng!”

Hiện nay ai cũng thuộc bài ca lên giá, tăng giá, vượt giá, đội giá… và tất nhiên ai cũng biết đời sống và số phận người lao động nghèo sẽ rơi vào cảnh mất giá. Và đáng lo hơn cả bão lũ ở các tỉnh miền Trung là chuyện sắp vào mùa bão giá cuối năm Tết đến.

Nhưng ở Việt Nam ai cũng đồng tình là có một thứ tiền ở ngoài mọi biến động tăng giá hay giảm giá đó là việc chính quyền chi xài tiền thuế dân. Ðơn cử là đến lúc này, sau khi “hoành tráng” xài tiền thuế dân cho đại lễ ngàn năm Thăng Long, được báo chí hỏi là nhà nước đã chi bao nhiêu tiền thì cả hệ thống cầm quyền đều không đưa ra được con số nào hết. Hóa ra tiền thuế dân là thứ chỉ có giá trị khi biến thành tiền tham nhũng.

Phải kể tới một kỷ lục mới về vàng, đô la đút túi tầng lớp cán bộ tham nhũng. Thế nên thế giới đã xếp hạng tham nhũng Việt Nam nằm trong tốp dẫn đầu.

—————————————————————————————————————————————————-

Một phụ nữ nuốt 41 gói heroin bay từ Sài Gòn về Sydney

SYDNEY (TH) – Một phụ nữ từ Úc về Việt Nam chơi, quay lại Sydney với một bụng đầy Heroin hôm 29 tháng 10, 2010.

Cảnh sát Úc kiểm tra hành lý tại phi trường Sydney, cửa ngõ mà nhiều người từ Việt Nam mang ma túy vào Úc. (Hình: Ian Waldie/Getty Images)

Người phụ nữ này đã qua mặt được trạm kiểm soát của cả hai cửa khẩu Tân Sơn Nhất và Sydney. Nhưng khoảng 3 giờ sáng hôm 30 tháng 10 vừa qua, bà đã phải gọi xe cứu thương chở gấp vào bệnh viện địa phương. Nơi đây, các bác sĩ đã lấy ra 41 gói cao su đựng heroin, trong đó có một số bao đã bị vỡ.

Cảnh sát Úc kiểm tra hành lý tại phi trường Sydney, cửa ngõ mà nhiều người từ Việt Nam mang ma túy vào Úc. (Hình: Ian Waldie/Getty Images)

Các nguồn tin báo chí Úc không cho biết bà có phải là người gốc Việt Nam hay không, chỉ nói đó là một phụ nữ 37 tuổi cư ngụ ở phố Hughes, thành phố Cabramatta.
Ðây không phải là lần đầu tiên có người nuốt heroin vào bụng mang từ Việt Nam về Úc. Mang ma túy trong hành lý hay quấn quanh người đều bị các loại máy soi điện tử và quang tuyến ở các phi trường khám phá dễ dàng.

Khi khám xét căn nhà của phụ nữ nói trên, cảnh sát cho hay đã tìm thấy 6 bong bóng chứa heroin cùng với cái cân, một số tài liệu, một nhật ký, một số thẻ simcard điện thoại di động.

Tổng cộng, cảnh sát đã thu giữ khoảng 100 gam heroin với trị giá bán trên thị trường khoảng $45,000 Úc kim (hay khoảng $45,691 Mỹ kim).

Phụ nữ nói trên đã bị cảnh sát Cabramatta bắt giữ và truy tố.

Mới ngày 5 tháng 10, 2010 vừa qua, một người đàn ông đã bị bắt giữ ở phi trường Sydney và truy tố về tội nhập cảng 1.5kg heroin đựng trong hành lý từ Việt Nam về Úc. Tối đa, ông này có thể bị kết án tù tới 25 năm, nhưng nếu ở Việt Nam thì khó tránh khỏi tử hình.

Hồi tháng 8, 2008, một phụ nữ tên Trần Thị Ngọc Dung, 35 tuổi, bất tỉnh ở phi trường Tân Sơn Nhất đã phải đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu. Tại đây, bác sĩ mổ bụng đã lấy ra 2 túi là hai bao cao su tránh thai chứa heroin đã bị vỡ. Lượng heroin lớn đã ngấm vào máu đã làm bà chết ngất.

Ít nhất đã có 4 người Úc gốc Việt bị kết án tử hình vì buôn lậu ma túy từ Việt Nam về Úc bị bắt ở Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ Úc nên đã được đổi thành án tù chung thân

—————————————————————————————————————————————————-

Mỹ nói không chống Trung Quốc, báo chí trong vùng nói ngược lại

MELBOURNE (TH) – “Không phải vì Trung Quốc,” Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói hôm Chủ Nhật, khi đến Úc để thảo luận tăng cường hợp tác quân sự.

Ông nói với báo chí trước khi đặt chân xuống Melbourne rằng: “Chúng tôi không đặt thêm một căn cứ quân sự nào khác tại Á Châu. Chúng tôi thật sự chỉ muốn cải thiện mối quan hệ đã có.”


Ông Gates đi cùng với Ngoại Trưởng Hillary R. Clinton đến thảo luận với chính phủ Úc nhiều mặt, từ cho quân đội Mỹ sử dụng nhiều hơn nữa các căn cứ trên nước Úc đến hợp tác không gian (quân sự), chống hải tặc, chống khủng bố.

Ông bắn tiếng trấn an Trung Quốc khi nói: “Mỹ tìm nhiều cách tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện quân sự tại Á Châu.” Nhưng ông nói, các bước đi của Hoa Kỳ kể cả chuyện thảo luận với Úc không phải là để phản ứng lại các hành động của Bắc Kinh.

“Các hành động của Hoa Kỳ là nhắm nhiều hơn đến mối quan hệ với cả Á Châu hơn là về Trung Quốc.” Ông lấy thí dụ về các chuyến dự hội nghị và thăm viếng Việt Nam và một số quốc gia khác trong vùng 18 tháng qua của ông và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton.

Nhưng đài phát thanh quốc gia Nga ở Moscow bình luận về chuyến đến Úc của ông Gates và bà Clinton là những gì được thảo luận là nhằm chống lại sự phát triển quân sự của Trung Quốc.

Báo South China Morning Post (SCMP) ở Hongkong hôm Thứ Bảy, dựa vào các diễn biến xảy ra từ quanh đảo Ðiếu Ngư (tranh chấp Nhật Bản-Trung Quốc) và tranh chấp biển Ðông giữa Trung Quốc và các nước nhỏ yếu phía Nam, đặc biệt là Việt Nam, rồi các hội nghị ASEAN ở Hà Nội, bình luận rằng Mỹ đang bắt đầu tạo thế cân bằng lực lượng ở khu vực hầu đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Các chương trình tập trận qui mô của Trung Quốc diễn ra nhiều lần ở biển Ðông, hành động khiêu khích thách đố ra mặt với Nhật Bản ở đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư), với Mỹ ở phía Nam đảo Hải Nam, với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhằm cho thấy một nước Trung Quốc không phải chỉ đông đảo về người, mà còn hùng mạnh về quân sự.

Ở phía Bắc Thái Bình Dương đối diện với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã có các căn cứ đạt tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở phía Nam, không còn căn cứ rất tốt ở Phi Luật Tân, thảo luận tăng cường sử dụng các căn cứ Úc tuy có xa hơn một ít nhưng vẫn trong tầm chiến lược nhiều ý nghĩa.

Năm ngày trước khi ông Gates tới Úc, Trung Quốc tổ chức tập trận Thủy Quân Lục Chiến bắn đạn thật ở biển Ðông. Báo Quân Ðội Nhân Dân Trung Quốc (PLA) khoe đây là cuộc tập trận “thường xuyên” của 1,800 quân thuộc một trung đoàn TQLC với sự tham dự của hơn 100 máy bay trực thăng, tàu vớt mìn, tàu ngầm, xe lội nước, tàu đổ bộ. PLA còn khoe cho biểu diễn tập trận trước mặt hơn 200 sĩ quan thuộc 70 nước tới học tập quân sự ở Trung Quốc.

Thông thường, các chương trình tập trận qui mô của Trung Quốc không diễn vào những ngày thời tiết lạnh giá như thời gian này nếu không nhằm chủ đích đặc biệt nào đó.

Một mặt, một số báo chí Trung Quốc đăng tải lời tướng lãnh của họ đe dọa Việt Nam liên quan tới vấn đề tranh chấp biển Ðông. Nhưng mặt khác, báo chí Trung Quốc cũng dẫn lời viên chức nhà nước Bắc Kinh bắn tiếng giải quyết các vấn đề của khu vực trong tinh thần “thân hữu.”

Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân của Trung Quốc được tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời nhìn nhận: “Trong những năm gần đây, một số nước can thiệp vào chuyện biển Ðông, cùng tập trận với một số nước láng giềng của chúng tôi. Do đó, bây giờ chúng tôi phải đối phó với những hành động can thiệp đó bằng quyền lực chính trị.”

Hồ Chính Nguyệt, phụ tá ngoại trưởng Trung Quốc cả quyết Bắc Kinh muốn đàm phán tranh chấp lãnh thổ và quyền hải hành “thân hữu” với các bên liên quan. Ông này còn kêu gọi các bên “đừng làm xấu đi tình hình” dù chính họ tổ chức tập trận dương oai, vẫn có các hành động bị Việt Nam phản đối, dù chỉ phản đối suông.

Ngày Thứ Sáu tuần qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội họp báo phản đối Trung quốc đã phổ biến bản đồ trực tuyến về biển Ðông (www.tianditu.cn và http://www.chinamap.cn), trong đó, vẽ đường yêu sách 9 đoạn (thường gọi là lưỡi bò) chiếm gần hết biển Ðông bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Hai ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ tuyên bố ở một hội nghị ASEAN tại Hà Nội ngày 22 tháng 7, 2010 rằng Hoa Kỳ có quyền lợi trên biển Ðông và muốn các bên giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao, Bắc Kinh cho tập trận hải quân qui mô bắn đạn thật trên biển Ðông để trả lời. Hình ảnh và tin tức được phổ biến rộng rãi.

Việt Nam những tháng gần đây đã phản đối Trung Quốc mở rộng các cơ sở và căn cứ trên một số đảo của quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, cũng như dò tìm dầu khí ở khu vực này.

Trước khi Bộ Trưởng Gates tới Hà Nội dự hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ngày 11 tháng 10, 2010 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ công bố một tài liệu cáo buộc Bắc Kinh ngấm ngầm gia tăng sức mạnh quân sự, chi ra hàng tỉ đô la trang bị từ tàu ngầm nguyên tử, tự phát triển máy bay tàng hình, sản xuất thêm nhiều hỏa tiễn tầm xa, tầm gần.

Những hành động quân sự nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung quốc chắc chắn ai cũng phải nhìn thấy. Việt Nam đang đa phương hóa đối tác chiến lược không những với Hoa Kỳ mà cả với Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Pháp, Úc, Tân Tây Lan và sự hỗ trợ ngầm của một số nước ASEAN, theo sự phân tích của SCMP, sẽ làm Bắc Kinh nhức đầu và phật ý.

Thật ra, theo sự phân tích này, Hà Nội mới chỉ được nhìn thấy đang đi tìm đối lực để nhờ người đối phó với Trung Quốc. Ông Gates sau khi rời nước Úc sẽ đến Malaysia để củng cố mối quan hệ quân sự giữa hai nước từng cùng nhau tập trận “Mãng Xà” hàng năm với Thái và Singapore.

Có phải để đối phó với Bắc Kinh hay không, ít nhất, hành động được mô tả là “balangcing act” của Mỹ đang diễn ra rõ nét hơn.

@ NguoiViet

—————————————————————————————————————————————————-

Chiến dịch hạt nhân của Moscow tại châu Á

Nguồn: Richard Weitz, The Diplomat

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Châu Á đói khát năng lượng cho Nga một cơ hội để tiếp xúc lại với châu lục này. Nhưng liệu chiến lược hạt nhân sẽ bảo đảm sự ảnh hưởng của họ?

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nhận định rằng nhiều nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần trước đã bày tỏ việc muốn có được những kỹ thuật năng lượng hạt nhân của Nga, ông chỉ đã nhấn mạnh một hiện tượng đã quá rõ ràng – năng lượng hạt nhân và bán vũ khí hiện là hai nguồn cung cấp quan trọng trong ảnh hưởng của Moscow tại châu Á.

Việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã đến Hà Nội để tham dự hội nghị, cuộc họp thượng đỉnh Nga-ASEAN chính thức đầu tiên trong vài năm – đã nhấn mạnh mối quan tâm rộng hơn của Moscow trong việc củng cố vị thế của Nga như là một cường quốc châu Á.

Và trên quan điểm của Moscow, Hà Nội là một địa điểm lý tưởng cho một hội nghị ASEAN. Tìm cách tăng cường quan hệ với nước ngoài để giúp kềm chế Trung Quốc đang lên, vốn đang có tranh chấp về chủ quyền biển với Việt Nam, chính phủ Việt Nam đang mong muốn hồi phục mối quan hệ lâu dài với Nga cũng như xây dựng những quan hệ mới với Washington.

Bên lề hội nghị, Medvedev và các lãnh đạo Việt Nam đã ký kết một bản ghi nhớ cấp quốc gia để thừa nhận việc Nga sẽ xây cho Việt Nam nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với sản lượng 2,4GW. Theo Rosatom, tập đoàn quốc doanh độc quyền năng lượng hạt nhân của Nga, phí tổn để xây nhà máy gồm hai cơ sở này sẽ vào khoảng 5,5 tỉ Mỹ kim, được dự trù sẽ bước vào hoạt động vào năm 2020. Mặc dù các bên vẫn chưa thoả thuận một hợp đồng chắc chắn, các quan chức Nga đã cho biết rằng họ đang chuẩn bị để cho Việt Nam (vẫn là một quốc gia tương đối nghèo) vay một số vốn cần thiết để xây dựng nhà máy.

Ngày càng rõ ràng là Việt Nam đang nổi lên như một đối tác quan trọng của Moscow trong khu vực Đông nam Á. Tập đoàn Dầu khí quốc doanh của Việt Nam, Petro Việt Nam, đã đang là một trong vài công ty nước ngoài được phép khai thác dầu hoả trong lãnh thổ Nga và liên doanh RusVietPetro (với 51 phần trăm cổ phần sở hữu bởi Zarubezhneft của Nga) đang thăm dò những quặng mỏ tại khu vực tự trị Nenets kể từ khi đăng ký thành lập vào năm 2008.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những hệ thống vũ khí quan trọng của Nga. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng Nga tháng Mười hai năm ngoái, ông đã ký một hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo cũng như những quân cụ tối tân khác. Trong khi đó, vào tháng Bảy năm nay, Việt Nam đã đồng ý để mua thêm 20 chiến đấu cơ Sukhoi.

Nhưng bên ngoài vấn đề vũ khí, chính nhu cầu năng lượng ngày càng cao tại châu Á đã là động lực chủ yếu thúc đẩy các quốc gia trong vùng xem Nga là một đối tác tiềm năng. Thu nhập ngày càng đi lên cũng như việc gia tăng dân số đã khiến những nước này có khả năng nhập khẩu dầu và khi đốt với số lượng lớn nhằm đa dạng hoá những nguồn năng lượng bên ngoài để giảm thiểu những nguy cơ phải dựa dẫm về kinh tế và an ninh trên chỉ vài quốc gia.

Năng lượng hạt nhân là lựa chọn thông dụng vì nó không chỉ cho phép các quốc gia đáp ứng những nhu cầu về thương mại và an ninh mà còn giúp các nước ASEAN giới hạn việc thải khí carbon và cắt giảm sự nương tựa vào điểm nghẽn trong giao thông đường biển của khu vực, vốn đang là yếu điểm đối với các lực lượng hải quân nước ngoài cũng như dễ bị gián đoạn bởi hải tặc và khủng bố. Riêng Việt Nam đã dự định xây dựng tám lò phản ứng hạt nhân trong hai thập niên tới, với ít nhất là một lò được dựng định bước vào hoạt động trong thập niên tới.

Nga không chỉ hấp dẫn về lĩnh vực hạt nhân. Các quốc gia ASEAN cũng đang quan tâm vào việc mở rộng sử dụng tiềm năng địa nhiệt điện và thuỷ điện – mặc dù bị giới hạn về tiềm năng, các nhà máy địa nhiệt điện và thuỷ điện thường có chi phí ít hơn các cơ sở điện hạt nhân và có thể đưa vào vận hành nhanh hơn. Các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của ASEAN có thể được chính thức vận hành trong vòng một thập niên, trong khi các hệ thống địa nhiệt điện và thuỷ điện có thể bước vào phục vụ chỉ trong vòng vài năm. Do đó Nga đã đề xuất hợp tác với các quốc gia ASEAN trong những dự án địa nhiệt điện và thuỷ điện cũng như nhà máy điện hạt nhân.

Những hợp đồng năng lượng này là một phần từ nỗ lực liên tục của giới lãnh đạo Nga, đặc biệt là Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin nhằm lợi dụng tài sản năng lượng để tăng cường kinh tế cũng như ảnh hưởng toàn cầu của Nga. Hôm tháng Ba, Putin đã đề ra một mục tiêu nhằm tăng cường thị phần của Nga trong thị trường nguyên tử quốc tế từ 16 phần trăm hiện nay lên đến 25 phần trăm. Một phần của mục tiêu này là nhằm lợi dụng mối quan tâm về năng lượng hạt nhân mới được hồi sinh trên thế giới, chính phủ Nga đã cùng Rosatom ký kết những hợp đồng nguyên tử với Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và những quốc gia khác. Nhưng để đuổi kịp mục tiêu cung cấp một phần tư thị trường nguyên tử toàn cầu, Nga bắt buộc phải nắm giữ được thị phần quan trọng trong thị trường nhiên liệu hạt nhân, lò phản ứng cũng như những dịch vụ hạt nhân khác đang phát triển ở châu Á.

Atomstroyexport, chi nhánh về xuất khẩu của Rosatom, đã hoặc sẽ sớm hoàn thành các hợp đồng xây dựng nhà máy năng lượng Bushehr với Iran, hai lò phản ứng song sinh Jiangsu Tianwan với Trung Quốc, và một nhà máy năng lượng nguyên tử đang được xây dựng tại Kudankulam với Ấn Độ. Thêm vào đó, Trung Quốc và Ấn độ cũng đã ký kết những thoả thuận với Atomstroyexport để xây thêm vài lò phản ứng tại Tianwan, Kudankulam và tại Haripur ở Tây Bengal. Nhờ hệ thống tài chính hào phóng của Nga, rất có triển vọng rằng Việt Nam và Bangladesh cũng sẽ hoàn tất những hợp đồng của mình với Atomstroyexport để xây dựng những lò phản ứng hạt nhân.

Như một phần của hợp đồng được thoả thuận, thông thường Rosatom sẽ giúp khách hàng thiết kế, xây dựng và vận hành các nhà máy cũng như cung cấp việc đào tạo và đôi khi cho vay vốn. Ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ, Moscow yêu cầu các công ty của mình cung cấp toàn bộ nguồn nhiên liệu hạt nhân được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân thương mại của Nga. Chính sách của Nga cũng thường bắt buộc khách hàng phải hoàn trả những thỏi nhiên liệu đã sử dụng từ các lò phản ứng về lại Nga thay vì lưu giữ hoặc xử lý trong nước hoặc tại một quốc gia khác. Sau đó Nga có thể cất giữ những nhiên liệu đã sử dụng này và đến một lúc nào đấy, sẽ chiết xuất chất Plutonium từ chất thải hạt nhân nằm trong những thanh nhiên liệu đã xử dụng qua và dùng nó để tạo ra nhiên liệu hạt nhân mới. Bên cạnh những lợi thế về kinh tế mà các công ty Nga có được từ quá trình này, những qui định về cung cấp và “lấy lại” cũng mang chức năng hữu ích nhằm chống chạy đua hạt nhân.

Điều thú vị là Nga (và không phải là quốc gia duy nhất trong việc này) đối xử với Ấn Độ không khác gì với Trung Quốc, bất chấp Ấn Độ không được chính thức thừa nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân bởi Hiệp ước Chống Chạy đua Vũ khí Hạt nhân (Trên thực tế Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng các nhà lãnh đạo của nước này đã từ chối tham gia Hiệp ước Chống Chạy đua Vũ khí Hạt nhân, cáo buộc nó mang tính kỳ thị). Kết quả là Nga đang cung cấp nhiên liệu hạt nhân đã được làm giàu cho Kudankulam, và lại cho phép Ấn Độ xử lý những nhiên liệu đã sử dụng cũng như cất giữ lại chất Plutonium.

Những hoạt động thương mại về hạt nhân của Nga tại châu Á không chỉ giới hạn trong việc bán các lò phản ứng. Vào tháng Ba năm 2008, AtomEnergoProm, chuyên kiểm soát các thành phần hạt nhân phi quân sự của Nga, đã ký kết một thoả thuận khung với Tập đoàn Toshiba của Nhật để thăm dò khả năng hợp tác năng lượng nguyên tử trong những lĩnh vực như xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, các cơ sở làm giàu chất hạt nhân và những kỹ thuật nguyên tử tân tiến khác. Nếu những dự án khả thi này được hình thành, hai công ty cho biết là họ có thể thành lập một liên doanh chiến lược.

Chỉ vài tuần trước đây, chính quyền Nga đã chính thức ủng hộ một thoả thuận về hợp tác năng lượng hạt nhân hoà bình ký kết với Nhật vào tháng Năm 2009. Thoả thuận này là một trong vài hiệp ước kinh tế song phương giữa hai quốc gia, vốn vẫn chưa ký kết hiệp ước hoà bình chính thức nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh năm 1945. Theo sau việc phê chuẩn của quốc hội Nga, thoả thuận này cho phép việc trao đổi thông tin về an ninh hạt nhân giữa hai nước.

Có thể sẽ có thêm những điều chỉnh trong chính sách xuất khẩu hạt nhân của Moscow. Đầu năm nay, Nga đã ký một hợp đồng nguyên tử với Thổ Nhĩ Kỳ trong đó Rosatom không chỉ sẽ xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ mà trong một dàn xếp chưa từng thấy, cũng sẽ sở hữu và vận hành cơ sở này để bảo đảm rằng Nga sẽ thu hồi lại số nợ lớn đã cho Thổ Nhĩ Kỳ vay. Để khắc phục khó khăn về việc Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ tiền để trả cho việc xây dựng nhà máy, công ty năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Tetas đã cam kết sẽ mua phân nửa năng lượng điện trong ít nhất 15 năm với giá cố định từ nhà máy do Nga sỡ hữu.

Rosatom cũng đang đi đầu trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên nước đầu tiên trên thế giới, một hệ thống mà Indonesia và những quốc gia phần đông là đảo (hoặc những quốc gia có những mạng lưới sông ngòi rộng lớn), có thể quan tâm đặt hàng. Vì nhà máy sẽ tự quản chế, việc hoàn trả nhiên liệu đã dùng qua sẽ dễ dàng, toàn bộ nhà máy sẽ được đưa về lại Nga sau khi đã sử dụng hết nguồn nhiên liệu bên trong. (Dù thế, phản đối về vấn đề môi trường vẫn còn mạnh mẽ, với việc các nhà sinh thái học cảnh báo về khả năng của một “Chernobyl trên nước”).

Nhưng việc thống lĩnh nguyên tử của Nga tại châu Á không hoàn toàn là một bảo đảm – cũng như nhu cầu về năng lược hạt nhân sẽ vẫn tiếp tục. Ví dụ có thể là giá dầu và khí đốt sẽ đi xuống sâu đủ để giảm mạnh nhu cầu về năng lượng nguyên tử, hoặc một đột phá về việc sản xuất năng lượng mặt trời hoặc những nguồn nhiên liệu khác có thể được khám phá, làm cho giá thành quá cao ngay từ đầu để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trở nên ít được chấp nhận hơn.

Trường hợp xấu nhất đối với Nga là một tai nạn hạt nhân lớn, tương tự như Chernobyl, sẽ làm mất đi những hậu thuẫn rộng rãi cho năng lượng hạt nhân. Ngay cả hiện nay, những cuộc biểu tình sinh thái tại Haripur ở miền đông Ấn Độ đã khiến Rosatom phải yêu cầu các quan chức Ấn Độ cân nhắc việc cho phép Nga xây dựng nhà máy tại một khu vực khác.

Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất đối với Moscow có thể là việc những quốc gia khác đang bắt đầu xé bỏ một trang trong cuốn tàng thư chiến lược của Nga. Nga hiện đã có những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về kỹ thuật hạt nhân thương mại tại Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Thật vậy, trong cùng ngày Việt Nam ký kết bản ghi nhớ để mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nga, Hà Nội cũng đã ký một thoả thuận tương tự với Nhật, có nghĩa là Nga và Nhật sẽ trực tiếp cạnh tranh nhau trong những hợp đồng hạt nhân tại Việt Nam trong những năm sắp đến.

Nga cũng đã chứng kiến lợi thế của mình đang tuột dần trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Có thể họ cũng sẽ phải chứng kiến một viễn cảnh tương tự trong lĩnh vực hạt nhân của mình.

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————-