Việt Nam cứu vãn hội võ mồm ASEAN
Nguồn: Luke Hunt, The Diplomat
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Cuộc họp cuối của mười nước ASEAN một lần nữa lại biến thành một hội đấu võ mồm được quan trọng hoá quá đáng không hơn không kém, lần này họ lại đổ lỗi cho chính hai quốc gia đối tác của ASEAN.
Trung Quốc, với danh tiếng chuyên hà hiếp đẳng cấp thế giới, và Nhật Bản, với chính sách đối ngoại trì trệ chẳng kém gì việc đổi mới kinh tế của mình, đã chiếm hết những quan tâm tại một cuộc gặp gỡ thực sự chán chường của các bộ trưởng quốc gia trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội – bằng cách quyết định không tham gia thảo luận.
Tranh chấp mới nhất về Quần đảo Điếu Ngư và việc Trung Quốc tảng lờ những cuộc họp đã được sắp xếp trong việc họ đòi hỏi lại chủ quyền một khu vực vốn đã bỏ quên từ lâu là một sự xấu hổ đối với quốc tế và cũng như việc Bắc Kinh bị đánh giá thấp tại Hội nghị Thượng đỉnh về Thay đổi Khí hậu Copenhagen trong tháng Mười hai năm ngoái.
Quần đảo này nằm trong khung nội dung của thoả ước Hợp tác Chung năm 1960 giữa Hoa Kỳ và Nhật bản và đã không bị phản đối trong hơn nửa thế kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, khi Bắc Kinh vẫn nhận những món nợ mềm từ Tokyo như là một phần của sự bồi thường hậu thế chiến. Các nhà quan sát thấy đây là một điều hụt hẫng trước thái độ của Bắc Kinh.
Nhưng người tái lập lại những biện pháp duy lý trong cuộc hội thảo chính là Việt Nam.
Hà Nội đã thắng điểm trong một cuộc đảo chính ngoại giao nhỏ qua việc thông báo sẽ mở cửa việc phục vụ các hạm đội tại Vịnh Cam Ranh cho hải quân các nước trên thế giới.
Có thể Trung Quốc cũng sẽ phản đối khi điều này sẽ giúp Mỹ, Nga và hầu như bất cứ ai có tàu kéo hoặc tàu ngầm cần phải sửa chữa có lối vào Đông nam Á qua đường biển Nam Hải và những tuyến hàng hải đang bị tranh chấp.
Nga đã cam kết xây dựng những cơ sở sửa chữa như một phần của hợp đồng 2,2 tỉ Mỹ kim cung cấp sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo cho Việt Nam. Căn cứ này từng là chiến lợi phẩm của cuộc Chiến tranh Lạnh, tịch thâu lại từ Mỹ khi cuộc Chiến tranh Việt Nam chấm dứt và sau đó cho Nga thuê đến năm 2002.
Kể từ ấy, Việt Nam đã nhấn mạnh rằng không một cường quốc nào được phép kiểm soát Vịnh Cam Ranh và quyết định này, rất đúng, cũng nằm trong ngữ điệu của họ.
Hình ảnh những chiếc tàu chiến Hoa Kỳ tìm được nơi đỗ an toàn tại bến cảng của một cựu thù chắc sẽ khiến Trung Quốc và Nhật quan tâm.
—————————————————————————————————————————————
Việt Nam gia tăng trấn áp tiếng nói đối kháng trước Đại hội Đảng

Tại Việt Nam, chính quyền tỏ thái độ cứng rắn, gia tăng các biện pháp trấn áp những tiếng nói đối kháng và các blogger chỉ trích chế độ trong bối cảnh đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị Đại hội lần thứ 11, sẽ được tổ chức vào đầu tháng giêng năm 2011. Đó là nhận định của AFP. Chỉ tính từ đầu tháng 10 tới nay, đã có 17 nhà đấu tranh cho dân chủ, blogger đã bị bắt giữ, khởi tố hoặc kết án tù.
Vụ bắt giữ gần đây nhất xẩy ra hôm thứ sáu, 05/11/2010 liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ, người đã sử dụng chính luật pháp hiện hành của Việt Nam để chỉ trích mạnh mẽ những hành vi tham nhũng, lạm quyền, độc đoán của chế độ. Tiến sĩ luật Hà Vũ là con trai nhà thơ nổi tiếng Cù Huy Cận, một thành viên chính phủ cách mạng lâm thời đầu tiên được thành lập năm 1945.
Trong hai ngày qua, tội danh bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ thay đổi liên tục và cho đến chiều ngày 06/11, đại diện bộ Công an họp báo cho biết là ông Vũ bị khởi tố, điều tra về tội “tuyên truyền chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, vu khống, xúc phạm danh dự lãnh đạo Nhà nước”, chiểu theo điều 88 bộ Luật Hình sự của Việt Nam.
Ông Cù Huy Hà Vũ được công luận trong và ngoài nước biết đến qua việc ông là người đầu tiên đệ đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong dự án khai thác bauxite Tây Nguyên và ban hành quy định cấm khiếu kiện tập thể.
Càng gần đến thời điểm tổ chức đại hội Đảng lần thứ 11, chính quyền đã liên tiếp tiến hành các vụ trấn áp, bắt giữ, bỏ tù những tiếng nói đối lập. Theo một nhà ngoại giao nước ngoài, được AFP trích dẫn, thì làn sóng trấn áp hiện nay nằm trong một chu kỳ được khởi động từ năm 2007 và cường độ đã gia tăng trong thời gian qua. Trong khi đó, một nhà tranh đấu cho dân chủ, sử dụng internet, nói với AFP là ông không biết các vụ bắt bớ như vậy sẽ chấm dứt vào lúc nào.
Hôm thứ năm, 04/11, ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ nhân blog Anhbasam chuyên điểm các thông tin “nhậy cảm” cho biết là blog của ông đã bị tin tặc đánh sập. Trước đó, ngày 23/10, bà Lê Nguyễn Hương Trà, chủ nhân blog Cô Gái Đồ Long, đã bị bắt khẩn cấp và ngày 01/11, bà bị khởi tố với tội danh lợi dụng các quyền tự do công dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Theo báo chí chính thức trong nước, thì blogger này đã viết hai bài chỉ trích một quan chức an ninh cao cấp và gia đình ông ta.
Theo một nhà tranh đấu cho dân chủ xin dấu tên, thì viết blog hiện nay tại Việt Nam rất nguy hiểm và tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn do có tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.
AFP trích dẫn nhận định của ông Phil Robertson, thuộc tổ chức Human Rights Watch – HRW, phụ trách khu vực châu Á, theo đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chỉ thị cho công an trấn áp để chứng tỏ rằng họ là người bảo vệ Đảng, trong bối cảnh là chính phủ cũng bị chỉ trích từ bên trong, đặc biệt vụ bê bối Vinashin. Cách nay vài ngày, trong khóa họp thường niên, một đại biểu Quốc hội Việt Nam đã đề nghị làm rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin phá sản và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên chính phủ có liên quan, kể cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi vì chính thủ tướng là người bổ nhiệm tổng giám đốc tập đoàn này.
Xin nhắc lại là nhiều lãnh đạo chủ chốt của Vinashin đã bị bắt và khởi tố. Nợ của tập đoàn này ước tính lên tới khoảng 4,3 tỷ đô la, tương đương 4,5% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong năm 2009.
Theo AFP, giới quan sát đặt câu hỏi là tại sao báo chí chính thống do Nhà nước kiểm soát lại đưa tin khá nhiều về vụ bê bối Vinashin, phải chăng đây là một hành động tấn công thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang tìm mọi cách để giữ chiếc ghế của mình.
—————————————————————————————————————————————–
Nhà báo Nga bị hành hung đến hôn mê
MOSCOW, Nga (AP) – Phóng viên của một tờ nhật báo lớn ở Nga được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, sau khi bị hai người đàn ông xán vào đầu, cẳng chân và mấy ngón tay, một vụ tấn công mà theo giới chức thẩm quyền Nga là có liên quan đến nghề nghiệp.

Theo hàng xóm và các nhà điều tra, những kẻ tấn công không rõ tên tuổi chờ ông Oleg Kashin, 30 tuổi, về đến căn chung cư ở trung tâm Moscow lúc sau nửa đêm để tấn công.
Bạn đồng sự của ông Kashin ở nhật báo Kommersant cho hay ông bị đánh đập tàn tệ đến nỗi toác da thịt, nứt xương hàm trên và dưới, kể cả hai cẳng dưới. Chủ bút tờ báo cho biết thêm, nạn nhân bị đập dẹp các ngón tay mục đích để không bao giờ có thể cầm bút trở lại được nữa.
Vụ tấn công này là mới nhất trong một loạt những cuộc tấn công phóng viên và các nhà hoạt động ở Nga. Tính từ năm 2000, có ít nhất 18 vụ giết chết nhà báo mà vẫn chưa điều tra ra thủ phạm, theo Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo có trụ sở đặt tại New York.