Sự “tùy tiện” và “vô liêm sỉ” qua mấy sự kiện trong tuần

Hà Đình Sơn

Cũng như mọi người, hàng ngày tôi phải tất bật với công việc để kiếm sống. Nhưng khi đọc tin tức trên báo chí thì tôi không thể không lên tiếng, bởi nếu “chín bỏ làm mười” thì xã hội này sẽ thành bãi rác cả. Tôi xin kể từ việc nhỏ đến việc lớn sau đây.

Thứ nhất: Vietnam.net 03/11/2010, đưa cái tin “Nhà Chính phủ tặng GS Châu giá 12 tỷ đồng”. Nhà là một thứ tài sản, nói tặng nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Người được tặng tài sản là người được toàn quyền sở hữu tài sản được tặng, tức là hội đủ 03 quyền: định đoạt, chiếm giữ, sử dụng. Nhưng đọc tiếp đến phần nội dung của cái tin “Theo nguồn tin từ báo điện tử Chính phủ, chiều 2/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua, giao cho gia đình sử dụng lâu dài.” Thì ra GS Châu chỉ được có 01 quyền được giao nhà sử dụng lâu dài, như vậy mà Vietnam.net “dám” nói là GS Châu được tặng nhà giá 12 tỷ đồng thì quá tùy tiện khi đưa tin.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm nhà GS. Ngô Bảo Châu. Ảnh: Chinhphu.

Thứ hai: Cũng về việc GS Châu được cấp nhà, Trang tin chính phủ (VGP) trích “PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền mẹ của GS Ngô Bảo Châu cho biết, GS. Ngô Bảo Châu hiện đã nhận giảng dạy tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ) 9 tháng/năm. Trong thời gian nghỉ 3 tháng không hoạt động tại Mỹ, GS. Ngô Bảo Châu hoàn toàn tự chủ về thời gian để trở về Việt Nam với vai trò là người đứng đầu Viện nghiên cứu cao cấp về toán tại Hà Nội cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhằm thúc đẩy ngành toán học Việt Nam.”

Mọi người đều biết khi làm việc ở Hoa Kỳ thì gia đình của GS Châu (gồm vợ và các con) cũng sống ở bên đó. Vậy ¾ thời gian trong năm căn hộ cao cấp trị giá 12 tỷ đồng được nhà nước cấp dùng để đãi ngộ phụ, mẫu GS Châu. Giá thuê căn hộ này không dưới 3.000 USD/tháng, 9 tháng ~ 27.000 USD/tháng (540 triệu đ), đây không phải là số tiền nhỏ, nước ta là một nước nghèo. Đối với GS Châu đến lúc này vấn đề tiền bạc không phải chuyện “khó khăn” nữa bởi lương GS giảng dạy ở Hoa Kỳ rất cao, vậy mà GS xử sự cho trường hợp này thì thật không đẹp, vì đây là tiền thuế của nhân dân.

Cần phải công bằng ghi nhận rằng: GS Châu đoạt giải thưởng toán học quốc tế Fields đã đem lại không ít vinh dự cho nhà nước và dân Việt Nam. Nhưng về của cải, hay tiền bạc thì cái “bổ đề” đó chưa đem lại gì thiết thực cho người dân Việt Nam chí ít là cho đến đến lúc này. Một ghi nhận không nhỏ nữa đó là GS Châu đã có thư kiến nghị “can” Chính phủ trong việc khai thác bô xít Tây Nguyên vì nguy cơ tác hại đến môi trường rất nghiêm trọng của dự án đó. Về chuyện tiền bạc GS Châu khi được giải Fields cũng có tự nguyện hiến tặng cho Việt Nam một số đáng kể rồi…nhưng việc nào đi việc đó, không nên “bù trừ”.

Thứ ba: Cũng trong tin này VGP trích “Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là lần đầu tiên Thường trực Chính phủ quyết định sử dụng ngân sách nhà nước để mua nhà và giao cho một nhà khoa học sử dụng lâu dài.”

Ở đây có khái niệm “Thường trực Chính phủ” mọi người nghe có vẻ quen, nhưng tra cứu Luật Tổ chức Chính phủ 2001 là luật quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ thì không có bất cứ một từ nào nói đến “Thường trực Chính phủ” là gì, phải chăng đây chính là một tùy tiện lớn hơn.

Điều 60, Luật nhà ở 2005: “Đối tượng được thuê nhà ở công vụ:

1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác.

2. Sĩ quan chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, phục vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh.

3. Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.”

Điều 35, Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở: “Điều kiện được thuê nhà ở công vụ:

Cán bộ, công chức thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Nghị định này khi được bố trí thuê nhà ở công vụ phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc chưa được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương nơi đến công tác.”

Kết luận: Chiểu theo pháp luật hiện hành thì GS Châu không là đối tượng và không đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ, và càng không thể được cấp nhà công vụ. Đây là một hành vi tùy tiện nữa của những người đứng đầu Chính phủ. Họ đã điều hành bộ máy hành pháp theo cảm hứng, tùy tiện, không theo pháp luật, hậu quả sẽ rất tai hại cho xã hội.

Thứ tư: Tại phiên thảo luận kỳ của họp quốc hội đang diễn ra, khi bàn đến trách nhiệm giám sát của quốc hội, quốc hội phải có trách nhiệm truy vấn đến cùng, làm rõ sai phạm của thủ tướng và từng thành viên chính phủ, về vấn đề để thất thoát tài sản trên 100.000 tỷ đồng ở Vinashin. Quốc hội thì lờ mờ, ù ù cạc cạc về tình trạng vỡ nợ của Vinashin thì một số đại biểu lại nói là thực hiện theo chỉ đạo của Bộ chính trị, UBKT trung ương Đảng là đủ rồi. Quốc hội không cần phải lập ủy ban điều tra lâm thời. Điều này thể hiện hành vi ‘vô liêm sỉ’ trắng trợn xảy ra nơi nghị trường. Bởi vì các đại biểu quốc hội phải thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nếu không như vậy thì các vị chẳng khác gì « bù nhìn trông dưa ».

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————–

Tại sao tình dục lại thú vị?

Nếu bị dẫn dụ bởi nhan đề, chờ đợi ở cuốn sách này những bí quyết đưa đối tác lên đỉnh hay kỹ năng hướng dẫn các tư thế mới trong vấn đề tình dục, thì bạn đọc sẽ thất vọng!

Giáo sư địa lý, điểu học, sinh lý học Jared Diamond.

Quả thật, Why is Sex fun? The Evolution of Human Sexuality (Tại sao tình dục lại thú vị? Quá trình tiến hoá của giới tính con người) của Jared Diamond không nói chuyện giường chiếu, cũng không gây sốc như một tư liệu có hơi hướm khiêu dâm, mà thú vị ở chỗ khác: cùng bạn khám phá những bí ẩn từ cội rễ tiến hoá tình dục ở con người.

Trước hết, Jared Diamond nhìn nhận con người có đời sống tình dục… kỳ quặc nhất: một con chó sẽ lấy làm kinh hãi khi nó nghĩ về việc con người có thể quan hệ tình dục bất cứ ngày nào trong tháng, và cái cách con người thực hành chuyện đó cũng vô cùng cầu kỳ phức tạp. Mà không chỉ loài chó, 30 triệu loài sinh vật khác trên trái đất này, trong đó có 4.300 loài động vật có vú khác cũng sẽ “chào thua”, không thể hiểu nổi cái phương thức tình dục lắm công phu và quái đản của con người.

Những đặc điểm quan trọng làm nên sự khác thường nơi đời sống tình dục của con người theo tác giả, chung quy là: vai trò của đàn ông trong xã hội loài người khác con đực của những loài khác; chu kỳ kinh và sự mãn kinh ở phụ nữ khác với con cái những loài khác; sự phát triển của bộ ngực phụ nữ và đời sống quan hệ tình dục riêng tư ở loài người có lý lẽ của nó và con người khác đa số động vật ở chỗ: coi tình dục tạo ra lạc thú chứ không dừng lại ở sự truyền giống.

Những luận điểm trên được triển khai hết sức thú vị: xét vai trò đàn ông trong xã hội loài người, cuốn sách đặc biệt ghi nhận sự tử tế (trên danh nghĩa và đa số) của đàn ông khi chịu chung sống thành từng cặp với một bà vợ, “độc quyền” quan hệ tình dục với cô ta suốt đời, sinh con và có sự “hợp tác kinh tế” trong việc nuôi con. Con đực các động vật có vú và một số loài chim (đười ươi, hươu cao cổ, chim bắt ruồi, chim thiên đường…) sẽ chế nhạo điều này vì chúng thường không sống cùng con mái sau khi thụ tinh cho nó vì còn phải bận bịu đi dụ dỗ, giao phối với những con mái khác, đồng thời để mặc bạn tình cho những con đực hàng xóm tha hồ bày trò.

Cuốn sách còn đặt ra và dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu, khám phá, lý giải các câu hỏi hài hước nhưng thực chất là để giải mã các đặc điểm sinh dục của con người: tại sao cả bồ câu trống và mái đều có thể tiết ra sữa dinh dưỡng để nuôi con? Tại sao cá ngựa đực thường sở hữu tập tính mang thai trong lúc quý ông loài người lại lúng túng ngay cả trong việc cho con bú… bằng bình? Tại sao việc quan hệ tình dục ở loài người bị coi là việc cực kỳ lãng phí sức lực nếu nhìn dưới góc độ sinh học? Tại sao phụ nữ không có dấu hiệu rõ ràng về thời điểm rụng trứng để “chào mời” đối tác như con cái các loài động vật khác? Quá trình mãn kinh ở phụ nữ có phải là một sự sai sót di truyền, chống lại bản thân sự sinh sản? Tại sao đàn ông không có quá trình ngừng sản xuất tinh trùng? Có hay không những cuộc chiến giới tính đầy khốc liệt ở xã hội loài người (dĩ nhiên, đây không phải là chuyện đánh ghen)?…

Khi bạn đọc hết cuốn sách này, trả lời được những câu hỏi trên, nghĩa là bạn đã có thể hình dung đến những động lực tiến hoá rất đặc biệt quy định sự hình thành đặc điểm phương thức tình dục, giới tính của con người hôm nay. Và điều quan trọng của những hiểu biết đó là gì? Như Jared Diamond viết trong lời đề dẫn: “Cuốn sách không thể làm tan biến những đau khổ khi bạn phát hiện một nửa của mình có người khác, bê trễ việc chăm sóc đứa con chung của hai người hoặc bỏ mặc bạn với đứa con của mình. Nhưng nó có khả năng giúp bạn cái cách mà cơ thể bạn cảm nhận được vấn đề, hiểu được tại sao người thân yêu của bạn lại cư xử như anh ấy, cô ấy đang làm”.

Ba tác phẩm đồ sộ, đầy sức hút và từng giành những giải thưởng khoa học danh giá tại Mỹ của Jared Diamond đã được dịch ra tiếng Việt: Sụp đổ; Súng, vi trùng và thép; và Loài tinh tinh thứ ba. Bạn đọc Việt Nam lại sắp vinh dự đón nhận Why is Sex fun? – công trình được công bố năm 1997 của giáo sư địa lý, điểu học, sinh lý học người Mỹ – Jared Diamond qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Thuỷ Chung do NXB Tri Thức ấn hành.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

@ SGTT

______________________________________________________________

Cập nhật tin 4-11-2010

GS Ngô Bảo Châu được cấp nhà ở tháp Vincom

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý chiều 2/11 tới thăm gia đình GS. Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa cấp tặng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là lần đầu tiên Thường trực Chính phủ quyết định sử dụng ngân sách nhà nước để mua nhà và giao cho một nhà khoa học sử dụng lâu dài.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói chuyện với GS Ngô Bảo Châu và gia đình. Ảnh: Chinhphu.v

Đó không chỉ là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà còn là sự tin tưởng, gửi gắm của giới khoa học và nhân dân Việt Nam về những đóng góp quan trọng của GS. Ngô Bảo Châu vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền khoa học cơ bản của đất nước trong thời gian tới.
Thay mặt gia đình, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ niềm vui và vinh dự khi cùng gia đình ở tại căn hộ tiện nghi, hiện đại được Chính phủ cấp.
GS Ngô Bảo Châu cho biết đây là căn hộ mới xây dựng, có thiết kế tiện nghi và phù hợp về nhu cầu sinh hoạt và làm việc của GS trong thời gian ở Việt Nam.
GS Ngô Bảo Châu đánh giá rất cao việc Chính phủ xúc tiến khẩn trương thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về toán và cho rằng đây là tiền đề để tạo bước đột phá trong việc phát triền nền toán học cũng như nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam trong 10 năm tới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm nhà GS. Ngô Bảo Châu. Ảnh: Chinhphu.

Căn hộ mà Chính phủ giao cho gia đình GS. Ngô Bảo Châu rộng 160m2 thuộc khu căn hộ cao cấp của tòa nhà cao tầng Vincom B nằm giữa 2 phố Bùi Thị Xuân và Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bắt đầu từ tháng 11/2010, gia đình GS. Ngô Bảo Châu đã chính thức dọn về ở căn hộ mới.
PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền mẹ của GS Ngô Bảo Châu cho biết, GS. Ngô Bảo Châu hiện đã nhận giảng dạy tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ) 9 tháng/năm. Trong thời gian nghỉ 3 tháng không hoạt động tại Mỹ, GS Ngô Bảo Châu hoàn toàn tự chủ về thời gian để trở về Việt Nam với vai trò là người đứng đầu Viện nghiên cứu cao cấp về toán tại Hà Nội cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhằm thúc đẩy ngành toán học Việt Nam.
Được biết, giá bán thị trường loại căn hộ trên dao động khoảng 3650 – 3850 USD/m2. Như vậy, nếu nhẩm tính căn hộ của GS Châu vào khoảng gần 600.000 USD (tương đương 12 tỷ đồng).
Trước đó, “chúa đảo Tuần Châu” Đào Hồng Tuyển đã ngỏ ý tặng GS Châu căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại bán đảo Tuần Châu nhưng đã bị từ chối với lý do “không nhận quà tặng của cá nhân”.
Bắt đầu từ tháng 11- 2010, gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chính

thức dọn về ở căn hộ mới.

Theo Chinhphu.vn – Land today

————————————————————————————————–

Ba hãng hàng không mới chưa biết… bay

Thị trường hàng không trong nước thời gian qua có thêm sự tham gia từ các hãng tư nhân, nhưng dường như thị trường chưa có thêm lợi ích gì từ sự tham gia của các hãng này.

Mới khai trương chưa đầy một tháng nhưng AMK đã cho thấy sự cạnh tranh của mình ở một số đường bay như Phú Quốc, Côn Đảo… Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy AMK chưa thể cạnh tranh về dịch vụ với VNA, đối thủ trực tiếp của hãng hàng không này. Ảnh: Ca Hảo

Trong nước hiện có sáu hãng hàng không, trong đó có ba đơn vị tư nhân là công ty cổ phần hàng không Đông Dương – Indochina Airlines (ICA), công ty cổ phần hàng không Mekong – Air Mekong (AMK) và công ty cổ phần hàng không VietJet – VietJet Air (VJA). Tuy nhiên, cho đến lúc này, VJA vẫn chưa có kế hoạch cho chuyến bay thương mại đầu tiên, trong khi đó ICA đang bị chủ nợ “truy lùng”. Như vậy, hiện chỉ có AMK đang hoạt động để cạnh tranh với hai “ông lớn” – Vietnam Airlines (VNA) và Jetstar Pacific Airlines (JPA).

Dịch vụ kiểu… đem con bỏ chợ

Đến nay, AMK cất cánh chưa đầy một tháng, tuy nhiên những trục trặc mà hãng gặp phải không hề nhỏ, khiến khách hàng mất lòng tin. Ngày 2.11, chị Bùi Thị Hồng Nhung, chủ một đại lý vé máy bay trên đường Giải Phóng (Tân Bình, TP.HCM) cho biết, vừa mới bay nhưng AMK đã… đem con bỏ chợ. Theo chị Nhung, đại lý của chị có bán hơn 30 vé cho khách đi tuyến Đà Nẵng – TP.HCM vào các ngày từ 31.10 đến 15.11. Số khách này mua vé từ ngày 30.9 với giá 500.000 đồng/vé. Tuy nhiên, đến ngày 30.10, bỗng dưng AMK thông báo đường bay này bị hoãn thời gian cất cánh đến 16.11, thay vì 31.10 như kế hoạch.

Với việc thay đổi này, hãng đề nghị hoàn tiền vé lại cho khách, hoặc khách có thể chuyển ngày bay sang giai đoạn từ sau ngày 15.11. “Hãng không hề có sự hỗ trợ nào về việc thay đổi này trong khi đó mọi kế hoạch cho chuyến đi đã được khách lên kế hoạch vài tháng trước. Đại diện của hãng thì đưa ra lý do cơ quan chức năng chưa cho phép bay và kêu gọi khách cũng như đại lý thông cảm!”, chị Nhung nói.

Với tuyến TP.HCM – Đà Lạt và ngược lại, hành khách cũng gặp phải tình trạng tương tự. Anh Phạm Lê Minh Định (TP.HCM) cho biết, ngày 30.9, anh lên mạng của AMK mua một vé đi Đà Lạt vào ngày 5.11, tuy nhiên ngày 1.11 vào hệ thống mua vé nữa thì không thấy có chuyến bay này. Liên hệ với hãng mới biết bị huỷ chuyến đến ngày 16.11. “Theo thông báo rộng rãi của AMK, tuyến bay này được khai thác vào ngày 31.10, nhưng khi huỷ chuyến hãng không hề liên lạc với hành khách để thông báo, đồng thời cũng chẳng hề có sự bồi thường nào, trong khi tiền vé hãng đã thu cách đây cả tháng. Mọi kế hoạch cho chuyến đi của tôi bị đảo ngược hoàn toàn và phải mua vé của hãng khác với giá cao vì cận ngày bay. Tại sao mới ra mà hãng có thể xem thường khách hàng như vậy?”, anh Định bức xúc.

Hãng mới chưa đủ lực?

Phóng viên đã nhiều lần liên lạc với ông Trương Thành Vũ, giám đốc thương mại và dịch vụ của AMK để tìm hiểu thêm thông tin, song lần nào vị này cũng bận.

Trả lời phóng viên báo SGTT qua điện thoại, ông Võ Huy Cường, trưởng ban vận tải hàng không, cục Hàng không Việt Nam, cho biết đơn vị này đã cấp phép bay cho AMK tổng cộng 21 chuyến bay mỗi tuần trên chặng Hà Nội, TP.HCM – Đà Nẵng và ngược lại từ ngày 30.10 – 16.11, có nghĩa là trong quãng thời gian này hãng hoàn toàn có thể cất cánh. Ông Cường cho biết thêm, hãng đã bán 200 vé trên các tuyến bay này, nhưng không hiểu tại sao lại không bay? Cho đến cuối ngày hôm qua (2.11), cục Hàng không vẫn chưa nhận được báo cáo của AMK về việc dời ngày bay của các tuyến nói trên đến 16.11.

Với ICA, sau một năm khai thác, hiện hãng này “biệt tăm” trên thị trường với khoản nợ khoảng 800 triệu đồng của 35 đại lý và hàng chục tỉ đồng tiền xăng, dịch vụ và suất ăn. Tuy nhiên, vị tổng giám đốc của ICA – ông Hà Hùng Dũng, hiện không biết đang ở phương trời nào. Phóng viên đã nhiều lần điện thoại cho ông Dũng, song vị này chưa lần nào bắt máy. Trao đổi về tình hình của ICA, ông Cường cho biết, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp này đã hết hạn từ tháng 5.2010, ngoài ra chứng chỉ nhà khai thác (AOC) của hãng cũng đã hết hiệu lực, vì trong vòng 12 tháng không khai thác (ICA ngưng bay từ tháng 9.2009). Theo ông Cường, cục Hàng không đã có công văn yêu cầu ICA thanh toán nợ cho các đại lý và báo cáo cơ quan này trước 15.10, tuy nhiên cho đến nay ông Dũng vẫn bặt vô âm tín. “Cục Hàng không cũng như bộ Giao thông vận tải luôn mong muốn thị trường có nhiều đơn vị khai thác nhằm tạo sự cạnh tranh hơn cho ngành hàng không trong nước. Tuy nhiên, có vẻ như năng lực về tài chính cũng như điều hành của các hãng tư nhân còn nhiều hạn chế. Lúc mới ra hoạt động khá tốt, nhưng càng ngày càng lỗ và cuối cùng là phá sản”, ông Cường nhận định.

bài và ảnh: Ca Hảo

@ SGTT

————————————————————————————————–

————————————————————————————————-

Liễu Diệc Võ, nhà văn tận đáy cùng xã hội

Nhà văn Liễu Diệc Võ

AP

Le Monde hôm nay có bài phỏng vấn nhà văn Trung Quốc Liễu Diệc Võ (Liao Yiwu), nhân dịp nhà văn ly khai này lần đầu tiên đến thăm Châu Âu. Sinh năm 1958, Liễu Diệc Võ được coi là một trong những nhà văn được người đọc Trung Quốc mến mộ nhất trong thế hệ ông.Các phẩm của Liễu Diệc Võ cũng mang đầy tính thách thức đối với chế độ hiện hành tại Trung Quốc.

Cuộc đời của Liễu Diệc Võ cho đến nay có thể chia làm hai giai đoạn. Trước năm 1989, ông là một nhà thơ nổi tiếng, thường đọc thơ trực tiếp trước công chúng. Tham gia vào phong trào dân chủ 1989, Liễu Diệc Võ đã chuyển thể thành kịch một khúc bi ca để tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn. Hành động này khiến nhà thơ phải chịu một án tù bốn năm tàn khốc, trong thời gian đó ông thường bị tra tấn, hành hạ, không có giấy bút và điều kiện sáng tác. Giai đoạn trong tù được nhà ly khai thể hiện trong tác phẩm « Những bài thơ trong tù : cuộc thảm sát lớn », được dịch ra tiếng Pháp năm 2008. Liễu Diệc Võ lánh đời trong âm nhạc, ông học sáo với một nhà sư Tây Tạng, cùng bị giam.

Chính ở trong tù mà Liễu Diệc Võ đã được chứng kiến và được nghe nhiều cảnh đời nhớp nhúa trong xã hội. Sau khi ra tù, ông tiếp tục sống với những người lang thang ở tận đáy cùng của xã hội, và mô tả cuộc sống hàng ngày của những người bị đày đọa, những người bị loại ra khỏi toàn cầu hóa. Trong tác phẩm « Đế chế dưới đáy xã hội » (được dịch sang tiếng Pháp năm 2003), Liễu Diệc Võ đã mô tả việc sáng tác của ông như là chứng nhân cho những nỗi đau đớn và niềm hy vọng của những người dân thấp cổ bé họng tại Trung Quốc. Tác phẩm mới đây của nhà văn ly khai « Khi đất mở ra tại Tứ Xuyên » (dịch sang tiếng Pháp năm 2010), nằm trong dòng văn học mô tả các địa ngục trần gian tại Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn Le Monde, trước tiên trong câu hỏi về Châu Âu và nước Pháp, nhà văn Liễu Diệc Võ nhận ra sự chênh lệch rất lớn giữa hình ảnh tưởng tượng trong đầu ông về nước Pháp qua các tác phẩm của Balzac, Camus hay Sartre và thực tế hiện nay. Ông tỏ ý thất vọng, vì hiện nay người ta không còn theo đuổi những lý tưởng lớn lao nữa.

Về Trung Quốc, Liễu Diệc Võ chỉ rõ : vòng xoáy đau khổ không lối thoát của những người sống dưới đáy xã hội. Để thoát ra khỏi cảnh nghèo khó khốn cùng, những con người này không có quyền lựa chọn lối thoát nào khác hơn là trộm cắp, mãi dâm, và chính những hành động đó càng khiến cho họ phải chịu thêm sự tủi nhục. Tại Trung Quốc, theo ông, giữa giới tinh hoa và những người bần cùng nhất không bao giờ có những liên lạc, cho dù Internet có thể làm thay đổi một chút tình hình. Chính vì vậy, Liễu Diệc Võ nói : sứ mệnh của ông là góp phần vào việc truyền đi tiếng nói của những con người đau khổ này.

Một phần chính trong bài phỏng vấn được dành cho giải Nobel Hòa bình người Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba, cũng là một người bạn của Liễu Diệc Võ. Nhà văn ly khai khẳng định giải thưởng cao quý này là sự thừa nhận quốc tế quan trọng đối với những người từ lâu nay đấu tranh vì tự do, trong im lặng và trong sự thờ ơ. Bất chấp sự bưng bít của chính quyền Bắc Kinh, sự kiện này có thể ví như tấm vải che sự thật tại Trung Quốc đột nhiên rách toạc.

Nhà văn Liễu Diệc Võ chỉ ra một thực tế là đa số những người tham gia vào phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989, đã từ bỏ lý tưởng cách mạng dân chủ. Nhà ly khai đặc biệt nhấn mạnh đến việc đa số các nhà Trung Quốc học tại Trung Quốc, đã thỏa hiệp với chế độ để được hưởng quyền tự do đi nước ngoài và phần lớn các nhà Trung Quốc học trên thế giới đã có một vai trò rất tiêu cực trong việc mang lại hiểu biết sai lầm về Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới, với việc nhấn mạnh đến « thành công kinh tế kỳ diệu » của cường quốc này.

Đối với nhà văn ly khai, Trung Quốc hiện nay đang sống trong « một chiếc bong bóng đầu cơ được ngụy trang rất tốt ». Những người được lợi nhiều nhất từ thực tế này, là những người đặt tiền nhiều nhất tại nước ngoài, và họ sẽ bỏ đi khi nào hệ thống nổ tung. Toàn bộ hệ thống tại Trung Quốc dựa trên sự bịp bợm.

Tuy nhiên, Liễu Diệc Võ không có ý định rời khỏi Trung Quốc. Kết thúc cuộc phỏng vấn với Le Monde, nhà văn ly khai khẳng định, sứ mạng của ông là tiếp tục một truyền thống lâu đời tại Trung Quốc, đó là truyền thống của những người chép sử trung thành, mở đầu với sử gia Tư Mã Thiên, là người đã từng chấp nhận bị thiến vì nói ra sự thực. Tất nhiên là, ông nói thêm, ông cũng không mong rằng mình phải chịu kết cục bi thảm đó.

@ RFI

—————————————————————————————————

Vì sao ĐB Quốc hội nói mạnh hơn tại kỳ họp này?

“Đại biểu phát biểu mạnh vì dân bức xúc nhiều”, đó là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Dũng sau hai ngày thảo luận tại Hội trường về tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

Ông đánh giá thế nào về ý kiến phát biểu của các ĐBQH tại kỳ họp này?

Đại biểu có trách nhiệm hơn với dân nên những bức xúc của dân đều được phản ánh tại QH. Chỉ có điều mức độ mỗi người một khác, có người nói mạnh, có người vừa phải.

Tôi nghĩ không nên nói quá mạnh mà nên nói đúng mức, vì nói quá sẽ khiến người nghe khó tiếp thu, có những đại biểu đã nói hơi quá mức.

Nhiều đại biểu vẫn nói dàn trải, không tập trung, trúng đích, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng vì đây là nhiệm kỳ cuối nên các ĐBQH quyết liệt hơn?

GS Nguyễn Lân Dũng (Ảnh: TD)

 

Tôi cho rằng không phải vì “tôi sắp thôi rồi nói cho thoải mái”, ĐBQH lúc nào cũng phát biểu như nhau chứ không phải là vì nhiệm kỳ cuối.

ĐBQH là người có trình độ, có tư cách, không phải là nói lấy được. Các vị nói mạnh mẽ hơn vì đây là không khí chung của cả xã hội.

Thái độ của Đảng là mở rộng dân chủ, góp ý cho dự thảo. Do vậy, Đảng khuyến khích, dân nói nhiều, nhất là thời kỳ vừa rồi góp ý cho Đại hội Đảng, Đảng rất coi trọng lắng nghe và tập hợp ý kiến của dân.

Mặt khác, ĐBQH ngày càng có trách nhiệm cao hơn với dân. Đại biểu có trách nhiệm nên mạnh bạo hơn. Ngoài tiếp xúc với cử tri, các Đại biểu còn qua phương tiện truyền thông để lấy thông tin, xem dân bức xúc gì nhất, từ đó đưa ra thảo luận tại QH.

Kỳ họp này, đại biểu phát biểu quyết liệt vì dân bức xúc nhiều. Trong đó, những vấn đề người dân quan tâm nhất cũng là những vấn đề ĐBQH nói nhiều nhất như: vụ Vinashin, an toàn Bauxite, vấn đề tham nhũng, cải cách hành chính, và phát triển nông nghiệp.

Trong câu hỏi chất vấn của các ĐBQH, ông ấn tượng với câu nào nhất?

Mỗi người có một ấn tượng riêng và không phải ai nói mạnh là mình ấn tượng đâu, có những người nói không mạnh nhưng sâu sắc thì mình cũng ấn tượng.

Với vấn đề bô xít, tôi thích phần chất vấn của ĐB Dương Trung Quốc vì nói đúng, thẳng thắn.

Về vấn đề Vinashin, anh Thuyết (ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết – Lạng Sơn) nói thẳng thắn nhưng hơi nặng nề.

Vừa rồi, trong phiên làm việc sáng 1/11, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết có đề nghị cần bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng, các thành viên Chính phủ, theo quan điểm của ông có nên bỏ phiếu tín nhiệm không?

Điều này không xảy ra được nếu chúng ta không sửa Luật. Theo thì phải có 20% số đại biểu ký tên đề nghị thì mới bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này là rất khó.

Tôi cho rằng, việc có lập Ủy ban lâm thời điều tra làm rõ trách nhiệm để xảy ra sai phạm ở Vinashin hay không tùy thuộc vào sự cân nhắc của Thường vụ QH và QH. Mình không đủ tầm nên không có ý kiến là nên hay không nên.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm nếu có sự đồng thuận cao

Tôi cho rằng trong Luật đã quy định ĐBQH có thể đặt vấn đề như anh Thuyết. Tuy nó chưa diễn ra nhưng nếu có sự đồng thuận cao thì vẫn cứ phải tiến hành.

Cá nhân tôi muốn nhìn trong cơ chế vì đây là một lỗi hệ thống. Một trong những cơ quan phải chịu trách nhiệm chính là QH vì có những liên quan đến cơ chế vận hành của Bộ máy và thông qua Luật của QH ban hành.

Vấn đề đặt ra là giám sát QH khá mạnh nhưng tại sao hiệu năng lại thấp? Tức là QH không đi đến cùng.

Nói cho cùng, Đảng là người lãnh đạo toàn diện. Thủ tướng hay Chủ tịch QH đều là lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, đây là cơ chế và cơ chế ấy thiếu hiệu lực trong vấn đề điều hành. Tất nhiên có cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng cần phân tích rõ ra, chứ không nên đặt vấn đề chọn một người hay một vài người.

Việc chọn lựa này phải dựa trên sự đánh giá cụ thể, chuẩn xác. Tuy nhiên, thời gian qua có thể thấy, cơ quan có thể đánh giá là thanh tra thì lại bộc lộ quá nhiều hạn chế, yếu kém.

Nguồn : Bảo Ngọc – VTCNews

—————————————————————————————————

Chuyện gì đã xảy ra cho chính sách ‘Vươn lên bằng Đường lối Hòa bình’ của Trung Quốc?

David Blumenthal, Foreign Policy

Làm sao ta có thể lý giải sự kiện một Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đáng lẽ ra phải biết, theo cách nói của Đặng Tiểu Bình, “chờ thời cơ và che giấu sức mạnh của mình”, nhưng trong thực tế Trung Quốc (TQ) lại đang gây hấn với hầu hết các nước láng giềng, kể cả Hoa Kỳ? Lẽ ra người TQ phải biết sử dụng các “quyền lực mềm” phong phú của mình để theo đuổi một chính sách ngoại giao tinh vi nhằm trấn an thế giới là TQ đang vươn dậy một cách hòa bình. Nhưng trong năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã tỏ ra khá vụng về, chứ không khôn ngoan như người ta thường biếm họa. Thực vậy, TQ đã tuyên bố toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] là lãnh hải của mình – một vùng biển rất quan trọng vì có trữ lượng tài nguyên phong phú và là nơi nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Khỏi cần phải nói, lập trường này của TQ không làm hài lòng Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Hơn nữa, khi TQ vừa muốn hòa hoãn trở lại trước sự chống đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ về vấn đề chủ quyền Biển Nam Hải, thì Bắc Kinh lại quay qua lên tiếng đe nẹt và o ép để Nhật Bản phải bỏ thủ tục pháp lý trong việc xét xử viên thuyền trưởng một tàu đánh cá TQ chủ ý đâm vào tàu tuần dương Nhật Bản tại vùng quần đảo Sankaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp. Tóm lại, TQ đã cứng rắn nhiều hơn là mềm dẻo. Hình như Bắc Kinh không còn muốn “chờ thời cơ” và vươn dậy một cách hòa bình. Sách “The Mind of Empire China’s Foreign Relations” (Tư Duy về Đường lối Ngoại Giao của Đế quốc Trung Hoa) của Christopher Ford vừa xuất bản giúp ta giải thích thế giới quan của các nhà lãnh đạo TQ và những động cơ thúc đẩy họ có cách ứng xử làm chúng ta và các đồng minh phải bất bình. Ford đã lý luận khá thuyết phục là cách ứng xử của TQ là do tư duy đế quốc của Trung Hoa mà ra. Theo Ford lịch sử Trung Hoa không có một tiền lệ nào về sự sống chung ổn định giữa các vương quốc bình đẳng. Hơn thế nữa, sự tranh giành bá quyền trong lãnh thổ TQ và sau này với các lân bang khác là một đặc tính khá liên tục trong lịch sử Trung Hoa.Ford viết:

Truyền thống của TQ về liên hệ giữa các quốc gia là một hệ thống có trung tâm là nước Đại Hán được ổn định và cai trị bởi một quyền lực tối thượng chính thống, và các nước khác trên thế giới triều cống TQ.

Cũng theo Ford, TQ có một ý thức lâu đời về trật tự thế giới. Bắc Kinh cho rằng “trật tự tự nhiên” của thế giới chính trị có tính cách “tôn ti” và tư duy cho rằng các nước thực sự đứng riêng và độc lập là không chính đáng.

Nhưng một vài người có thể hỏi vặn lại, ta nghĩ sao về sự kiện TQ chấp nhận – nếu không muốn nói tôn trọng – ý niệm của phương Tây về quan hệ quốc tế: đó là, không can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia có chủ quyền? Nếu chỗ đứng đương nhiên của TQ là ở chóp bu trong cái tôn ti trật tự lấy TQ làm trọng tâm, và nếu các quốc gia có chủ quyền khác chỉ là các thực thể nhỏ bé phải biết nễ phục TQ, thì tại sao TQ lại dám giả nhân giả nghĩa lên tiếng bảo vệ nguyên tắc Westphalia qui định địa vị bình đẳng giữa các quốc gia? [Hiệp ước Westphalia, ký kết năm 1648, giữa một số quốc gia chính của Châu Âu, nhằm bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của nhau. ND.]

Theo Ford, cũng như các học giả Jacqueline Newmyer và Michael Pillsbury, câu trả lời có thể được tìm thấy trong điều kiện văn hóa của những nhà chiến lược TQ: nhiều nhà chiến lược ưu tú của TQ đã ví giai đoạn hiện tại trong chính trường quốc tế như thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Hoa. Theo bà Newmyer, thời Chiến quốc là “một thời đại quân sự hóa, một thời đại chinh chiến, khi bảy vương quốc nhỏ tranh nhau làm bá chủ vùng lãnh thổ TQ được coi là địa bàn cốt lõi của dân tộc Hán, trước khi Tần giành được toàn thắng, thống nhất Trung Hoa và mở ra kỷ nguyên các vương triều thay nhau cai trị đất nước này cho đến đầu thế kỷ 20”.

Trong thời kỳ này của lịch sử Trung Hoa, các vị vương có thế lực ngang nhau đã tranh giành nhau làm minh chủ. Tình trạng này kéo dài cho đến khi – theo Ford – “một nhà nước Khổng giáo đơn nhất, công minh, đạo đức” cai trị nước Trung Hoa trong hai thiên niên kỷ và thiết lập ra một mô hình nghiêm chỉnh cho quan hệ có tôn ti với các nước láng giềng.

Thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Hoa không những chỉ đáng quan tâm trên quan điểm học thuật mà thôi. Theo bà Newmyer, Đặng Tiểu Bình đã làm sống dậy một phong trào nghiên cứu thời Chiến quốc trong giới tinh anh chiến lược TQ. Theo ông Pillsbury, Nhân dân Giải phóng Quân phải học tập lịch sử thời Chiến quốc để biết cách tiếp cận với giai đoạn hiện nay trong tình hình chính trị quốc tế.

Như thế, rất có thể là, hiện nay TQ chỉ sử dụng thái độ tôn trọng các chuẩn mực Westphalia [về toàn vẹn lãnh thổ, ND] trong chính sách đối ngoại của mình như một công cụ hữu ích trong phạm trù mà các nhà chiến lược TQ coi là công cuộc đấu tranh giành bá quyền chính trị đang diễn ra hiện nay. Sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền được Bắc Kinh chấp nhận như một thực tế, chí ít là trong giai đoạn hiện nay, cho đến khi TQ thiết lập được một trật tự chính trị phù hợp với quan niệm tôn ti trật tự TQ ở vào vị trí trung tâm, một thứ tôn ti thỏa mãn được tham vọng tự nhiên của TQ. Quan niệm “không can thiệp vào công việc nội bộ” và tôn trọng chủ quyền của nhau là một đường lối tiện lợi để TQ bảo vệ phần lãnh thổ TQ đã hoàn toàn kiểm soát và cả phần lãnh thổ hay lãnh hải TQ đang tranh chấp chủ quyền.

Trong tình hình cạnh tranh quốc tế hiện nay, TQ cố sức theo dõi đến cả những điều chỉnh tế nhị nhất trong việc phân bố quyền lực giữa các quốc gia. Nguyên nhân trực tiếp của việc TQ tuyên bố chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa rộng lớn có thể phát xuất từ nhận định rằng nước bá quyền hiện nay – tức Hoa Kỳ – đang choáng váng vì cuộc khủng hoảng tài chính và quẫn trí vì hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Nhược điểm này của nước hùng mạnh nhất trong hệ thống chính trị thế giới đã tạo thời cơ cho TQ công khai tuyên bố chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa và o ép các nước “chư hầu” chung quanh phải chấp nhận mệnh lệnh của Bắc Kinh.

Những phản bác mạnh mẽ của các vị bộ trưởng Hoa Kỳ từ bà Clinton đến ông Gates đã gây ngỡ ngàng cho phía TQ và khiến bộ trưởng ngoại giao TQ, ông Dương Khiết Trì, phải sững sờ và giận dữ. Nhưng chính trong cơn thịnh nộ, ngoại trưởng họ Dương đã để lộ lối suy nghĩ của giới tinh anh TQ. Trong cách nhìn của bộ trưởng Dương Khiết Trì, ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton đã “tấn công TQ”, và họ Dương lại tuyên bố, “TQ là nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ và điều đó là một sự thật.” Phản ứng này rất có ý nghĩa nếu được nhìn qua lăng kính thế giới quan của TQ như các học giả Ford, Newymer và Pillsbury đã giải thích. Một là, Bắc Kinh tự coi mình đang ở trong một cuộc tranh giành gay cấn để chiếm địa vị bá quyền tương tự như trong thời Chiến quốc. Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia và bảo vệ đồng minh của mình không được TQ nhìn theo mặt thật, mà lại coi đó là những mũi “tấn công” nhắm vào TQ. Hai là, theo trật tự tự nhiên của mọi việc trong thiên hạ, “các tiểu quốc” phải biết chấp nhận chỗ đứng ưu việt của TQ. Dưới mắt Bắc Kinh, việc anh chấp nhận vị trí tự nhiên của mình trong cái tôn ti trật tự này không những là một vấn đề chính trị dựa vào quyền lực (power politics) theo ý nghĩa hiện thực cổ điển, mà còn là việc đúng đắn, hợp với lẽ phải và là đường lối duy nhất để thiết lập một trật tự ổn định.

Khi vấn đề Sankaku/Điếu Ngư một lần nữa trở nên sôi động, TQ lại tỏ ra thô bạo trắng trợn như trước. Bắc Kinh hủy bỏ các phiên họp ngoại giao với Nhật Bản, chấm dứt việc xuất khẩu các chất liệu đất hiếm mà công nghệ Nhật đang cần, và đòi hỏi Nhật Bản phải lên tiếng xin lỗi sau khi Tokyo đã nhượng bộ trước các yêu sách của Bắc Kinh. Nhưng nếu chúng ta chịu phân tích cách ứng xử của TQ dựa vào các truyền thống chiến lược Đại Hán, chúng ta có thể hiểu được thái độ hiện nay của Bắc Kinh. Một là, dưới mắt Bắc Kinh, chuỗi đảo này là một phần lãnh thổ TQ – TQ không cảm thấy toàn vẹn lãnh thổ và hùng mạnh như xưa nếu Bắc Kinh không nắm được quyền kiểm soát tuyệt đối trên toàn bộ lãnh thổ mà TQ nắm giữ dưới các vương triều trước. Hai là, Nhật Bản – một nước qua nhiều thế kỷ đã bị TQ coi là và thực sự là một tiểu quốc dưới mắt dân tộc Đại Hán – bỗng dưng trở nên hùng mạnh hơn TQ vào cuối thế kỷ 19. Nhật Bản đã cho TQ nếm mùi chiến bại nhục nhã, đã hành hạ người dân TQ, đồng thời đưa đến việc TQ mất một phần lãnh thổ các vương triều trước để lại. TQ sẽ không bao giờ thỏa mãn được ước mơ tái lập cái trật tự tự nhiên nói trên, nếu Nhật Bản chưa chịu chấp nhận vị trí bá quyền của TQ và xin lỗi về hành vi của mình trong quá khứ. Hơn thế nữa, một chính sách xin lỗi và sám hối theo đường lối của nước Đức hiện đại cũng chưa đủ hài lòng TQ. Nhật Bản phải đến trước mặt TQ như một kẻ van xin, như một đứa con có lỗi lầm với cha mẹ.

Bản phân tích của ông Ford về “não trạng đế quốc” của TQ giải thích được phần nào cách ứng xử của TQ hiện nay. Nhưng tất nhiên, không một cuốn sách nào có thể nói hết mọi chi tiết phức tạp trong quan hệ đối ngoại của TQ. Mặc dù lãnh vực văn hóa chiến lược là quan trọng, nhưng phải kể đến những động cơ khác đã ảnh hưởng đến chính sách của TQ như nhu cầu tài nguyên, sự thiếu vắng một lý thuyết quản trị đất nước có thể mang lại tính chính đáng cho chế độ, và các tác động qua lại của chính trị quyền lực trong hệ thống quốc tế. Nhưng các nhà làm chính sách cũng phải tìm hiểu lăng kính nhận thức của phía TQ. Chính sách của Hoa Kỳ đối với TQ nhất định có vẻ kỳ quặc trong các hội trường của Trung Nam Hải. Kể từ thời tổng thống Nixon, Washington liên tục chào mời TQ vào tập thể “các quốc gia trong gia đình nhân loại” – công thức ngoại giao hiện nay là mời TQ làm “kẻ hùn vốn có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế. Nhưng hệ thống này đã không được định nghĩa rõ ràng. Mỉa mai là, đúng vào lúc phía TQ tập tễnh sử dụng một ít luật pháp quốc tế của Phương Tây, thì Phương Tây không còn mấy tôn trọng các nguyên tắc của Hiệp ước Westphalia (như trường hợp Kosovo, Darfur và Iraq).

Một vấn đề thậm chí còn sâu sắc hơn thế là, theo quan điểm của TQ, chỉ có một hệ thống quốc tế có ý nghĩa, đó chính là hệ thống mà TQ đang ra sức tái tạo: Một hệ thống lấy TQ làm trung tâm, trong đó (một khi hoàn tất dự án trở nên hùng cường và thống nhất giang sơn về một mối bằng cách đòi lại tất cả các phần lãnh thổ “đã mất”) TQ đủ sức thiết lập một trật tự Trung Hoa đơn nhất, công minh và có đạo lý. Trong hệ thống đó, các dân tộc không phải là Trung Hoa phải biết kính nhường TQ (vương quốc ngự trị ở trung tâm) thật đúng mức.

Điều khó cho Bắc Kinh là, không ai ở bên ngoài TQ chịu theo hệ thống quốc tế này. Phương Tây (các nước dân chủ trên thế giới) rất lấy làm hài lòng với trật tự của thế giới tự do hiện nay. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách đối ngoại Mỹ trong thế kỷ 21 là triển khai, hợp thức hóa, và bảo vệ cái trật tự ấy ở một thời điểm có nhiều sức ép nặng nề đến từ phía TQ. Một nỗ lực mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ thống phương Tây sẽ giúp Hoa Kỳ tránh được những căng thẳng như chúng ta đã chứng kiến trong năm qua. Các lãnh đạo TQ phải thấy rằng hệ thống quyền lực quốc tế vẫn chưa thay đổi, rằng người Mỹ muốn bảo vệ trật tự thế giới mà họ đã tạo ra, và rằng mọi toan tính thay đổi trật tự đó sẽ một lần nữa đưa TQ đến chỗ bại vong.

Túy Vân phỏng dịch

@ Bauxitvn

————————————————————————————————–