Cười chút chơi- Đi du lịch qua Tàu

Một ông Tây qua chơi Trung Cộng.

Trong mấy ngày ông vào các động
Vui bướm ong cùng những cô nàng
Tóc đen dài, mắt xếch, da vàng
Đẹp như tiên trên trời giáng thế.
Trở về Pháp, ống bô bị bể,
Của qúy ông đổi sắc “xanh lè”.
Ông hoảng hồn, dấu biệt hiền thê.
Và vội vã đi thăm bác sĩ.
-”À há! Anh vừa qua xứ qủy,
Lăng nhăng gì với mấy cô Tầu?”
-”Dạ thưa phải, tôi xui gì đâu!”
-”Thì vậy đó! Bệnh anh tệ lắm!
Thuốc men gì thì cũng chả thấm.
Chỉ còn cách cắt bỏ đi thôi!”
Ông Tây nghe toát hết mồ hôi,
Không tin nổi hai tai mình nữa!
Ông vội vàng chạy ù ra cửa,
Đi tìm ông bác sĩ thứ hai.
Ông này khám, rồi cũng nói ngay:
-”Hết thuốc chữa, chỉ còn cách cắt!”
Ông Tây lại chạy quanh, chạy quất,
Đến gặp ông bác sĩ Niệu Khoa
Mà danh tiếng vang dội gần xa.
Nhưng cũng chỉ đuợc lời khuyên cắt.
Ông Tây đành gặp vợ thú thật.
Bà chửi ông một trận tơi người.
Nhưng cuối cùng thì cũng dịu lời:
-”Anh hãy trở qua Tầu mà chữa.
Bên ấy chắc bệnh này thừa mứa.
May ra họ có cách trị lành.”
Trở lại Tầu, hy vọng mong manh,
Ông tìm đến một thầy thuốc bắc
Nổi danh chữa được nhiều bệnh tật.
Ông thầy Tầu khám, rồi nói ngay:
-”Cái lị vừa mới qua chơi lây?
Mấy cú luờng truyền pệnh cho lị?
Về Pháp lị ti khám pác sĩ,
Pác sĩ Tây lói phải cắt thôi?
Pây giờ thì ngộ lã khám dzồi,
Ngộ pảo lị là không phải cắt!”
Ông Tây nghe mừng chẩy nuớc mắt:
-”Tạ ơn Thầy, Thầy cứu dùm tôi!”
Ông thầy Tầu chỉ tủm tỉm cười:
-”Không phải cắt.,.Tự ló sẽ dzụng!”

CHẨM TÁ NHÂN
———————————————————————————-

Những câu hỏi muôn thuở của tình yêu

Có người nói uống ruợu không nên say quá sáu phần, ăn no không nên quá bảy phần còn khi yêu đừng nhiều quá tám phần. Điều này liệu có chính xác? Cùng xem các chuyên gia nói gì.

Có phải tình yêu là nhờ theo đuổi mà đạt được?

Không chính xác. Tình yêu thật sự về cơ bản không cần phải theo đuổi hay tán tỉnh. Những tín hiệu ngầm của đôi bên đã có thể mang trái tim họ đến gần với nhau hơn. Có khi đối phương chẳng hề dùng bất cứ chiêu tán tỉnh nào nhưng hai người vẫn thấy trái tim mình loạn nhịp mỗi khi gặp nhau.

Còn một khi hai trái tim đã không thể hoà chung nhịp đâp thì cho dù có dùng trăm phương nghìn kế, kết quả vẫn chỉ là một tình yêu đơn phương mà thôi.

Khi yêu là phải dâng hiến tất cả?

Hoàn toàn sai. Mỗi người đều là một cá thể độc lập có quyền sống cho chính mình. Cuộc sống của bạn phải thuộc về bạn chứ không phải ai khác. Chúng ta có cách nghĩ, lối sống riêng và cũng có những bí mật riêng. Đừng vì bất kỳ ai mà hy sinh cả bản thân.

Ngoại hình và tính cách – cái nào quan trọng hơn?

Đa số đàn ông dưới 25 tuổi coi trọng ngoại hình của phái đẹp, nhưng từ 25 tuổi trở đi, họ sẽ chú ý đến những cô gái có vẻ đẹp tâm hồn, có thể yêu, hiểu và gắn bó với họ cả cuộc đời.

Khi yêu, lãng mạn hay hiện thực quan trọng hơn?

Hiện thực. Nếu không có hiện thực làm nền tảng thì những ước muốn về tình yêu lãng mạn cũng chỉ là viển vông.

Bạn muốn được cùng người yêu tận hưởng những bữa tối lãng mạn tại những nhà hàng sang trọng hay cùng nắm tay nhau đi chu du bốn phương giống như những cặp tình nhân trong các bộ phim tình cảm lãng mạn. Nhưng thực tế hai bạn vẫn đang là sinh viên với khoản “trợ cấp” có hạn hàng tháng, những điều lãng mạn kia liệu có thể trở thành sự thực?

Nhìn vào thực tế, chấp nhận và vượt qua được thực tế đó và chỉ nghĩ đến những điều lãng mạn trong giới hạn cho phép thì tình yêu của bạn mới có thể kết hoa thơm, trái ngọt.

Chia tay rồi có thể làm bạn không?

Tốt nhất là không nên. Cắt không đứt thì tâm bạn vẫn chưa yên. Những gì đã qua hãy để nó ngủ yên trong ký ức, đừng để nó có cơ hội trỗi dậy dày vò bạn. Chúng ta không sống cho ngày hôm qua mà phải sống cho hiện tại và hãy nhớ tình yêu chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải toàn bộ cuộc sống của bạn.

Có phải yêu một người không nên quá tám phần?

Có người nói uống ruợu không nên say quá sáu phần, ăn no không nên quá bảy phần còn khi yêu đừng nhiều quá tám phần. Bởi vì tình yêu cũng có những giới hạn của riêng nó:

Yêu một người phải biết cảm thông nhưng cũng cần biết khuyên giải, có cảm ơn và cũng có cả xin lỗi, đã nhận lỗi thì phải sửa chữa sai lầm; chấp nhận chứ không phải chịu đựng, khoan dung chứ không phải dung túng; là giúp đỡ chứ không phải chi phối, là nghi ngờ nhưng không phải chất vấn, là chia sẻ chứ không phải lên án,  là quan tâm lẫn nhau chứ không xâm phạm cuộc sống cá nhân của nhau, là khó quên không phải không thể quên; có thể lãng mạn chứ không cần luôn phải lãng mạn, có thể nắm tay nhau đến cuối con đuờng cũng có thể học cách buông tay khi cần phải mỗi người mỗi ngả.

Lãng mạn trong tình yêu là gì?

Là tặng hoa, tặng quà; là đi bộ dưới trời mưa hay là bữa tối dưới ánh nến lung linh… Thực tế thì tất cả những thứ đó chỉ là một chất xúc tác cho cảm giác lãng mạn mà thôi. Do vậy không có những thứ đó bạn vẫn có thể cảm nhận được sự lãng mạn.

Chỉ cần khi hai người ở bên nhau đều cảm thấy không khí yêu thương ngập tràn thì mọi thứ xung quanh đều có thể trở nên thật đẹp đẽ và thơ mộng. Còn nếu không có cảm xúc của tình yêu thì hai người có cùng nhau ngồi ngắm trăng cũng chẳng khác nào đang cùng nhìn ngọn đèn cao áp.

Hồng Vân

Theo Sina

@ DanTri

—————————————————————————————————

CẬP NHẬT TIN 2-11-2010

Nga nhận hợp đồng xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên cho VN

Việt Nam vừa tiến thêm một bước nữa trong kế hoạch phát triển điện nguyên tử bằng việc ký kết một hợp đồng trị giá 5 tỉ đô la, giao cho Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam. Kế hoạch của Việt Nam xây dựng đến 8 nhà máy điện nguyên tử trong vòng hai thập kỷ tới tạo ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước muốn tranh thầu cung cấp công nghệ này cho Việt Nam. Từ Hà Nội, phóng viên Tấn Chương của ban Việt ngữ đài VOA có bài tường trình chi tiết sau đây.

Tấn Chương

Tổng thống Nga Dimitry Medvedev (trái) bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Hà Nội, ngày 31 Tháng 10, 2010  

Hình: AFP

Tổng thống Nga Dimitry Medvedev (trái) bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Hà Nội, ngày 31 Tháng 10, 2010

Việt Nam trong một ngày hôm qua đã có đến hai loan báo hạt nhân thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, đó việc ký hợp đồng trị giá 5 tỉ đô la, giao cho Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đặt tại tỉnh Ninh Thuận, và một hợp đồng thứ hai cũng về xây dựng nhà máy điện hạt nhân được ký kết với Nhật Bản, tuy chưa có chi tiết rõ như hợp đồng với Nga.

Giáo sư Tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết: “Chính phủ đã quyết định nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì dành cho Nga làm đối tác xây dựng. Và hôm qua đã ký hiệp định liên chính phủ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga về xây dựng nhà máy điện hạt nhân.”

Ông Vương Hữu Tấn giải thích với đài VOA lý do Nga được chọn làm đối tác đầu tiên.

Tiến Sĩ Vương Hữu Tấn: “Tất nhiên điện hạt nhân gắn liền với rất nhiều yếu tố, kể cả chính trị, kinh tế v.v. Thường tuổi thọ của một nhà máy điện hạt nhân có đến hàng trăm năm.  Tức là cái quan hệ giữa các nước là rất quan trọng. Quan hệ mang tính chất đối tác, chiến lược lâu dài. Có thể nói Việt Nam và Nga, hai nước cũng có những quan hệ truyền thống lịch sử rất lâu rồi. Và cái quan trọng nữa là công nghệ của Nga cũng là công nghệ tốt và rất nhiều nước đã nhập của Nga, ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ, rồi Iran, và mốt số nước Đông Âu cũng đã nhập công nghệ của Nga.”

Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales ở Australia nhận định rằng Việt Nam đã có những bước đi rất thận trọng trong việc chọn đối tác cho kế hoạch trọng yếu này.

Nhà nghiên cứu tình hình Việt Nam và khu vực, Giáo sư Carl Thayer nói rằng: “Tôi không cho rằng một quyết định quan trọng ở tầm mức như thế này được Việt Nam đưa ra mà không có sự cân nhắc chính trị kỹ lưỡng. Việt Nam đã tỏ ra quyết tâm trong khu vực Đông Nam Á, và là nước đầu tiên trong số nhóm một số nước khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Hiện nay Việt Nam loan báo sẽ xây dựng 4 nhà máy, và rồi sắp tiến tới kế hoạch xây tất cả đến 8 nhà máy. Do đó vẫn còn thêm các hợp đồng đấu thầu nữa được đưa ra. Nga giành được hợp đồng đầu tiên. Chúng tôi không rõ khía cạnh thương mại của hợp đồng, nhưng tôi cho rằng Việt Nam cần được Nga tài trợ, và cần được tài trợ cho tất cả các dự án vừa nêu. Và có thể đó cũng là một yếu tố giúp cho việc hình thành hợp đồng với nhau. Hai nhà máy khác được trao cho Nhật Bản, và đó là cuộc đua chủ yếu với Pháp và Nam Triều Tiên. Tuy nhiên như thế thì đơn tranh thầu của Mỹ vẫn còn để ngỏ, bởi vì Mỹ đã ký một thỏa thuận năng lượng với Việt Nam, và theo đó để cho Việt Nam xử lý các thanh nhiên liệu uranium, và đó là một chuyện khá hiếm khi mà Mỹ tin tưởng Việt Nam tuân thủ các quy địnn giám sát quốc tế. Do đó hiện tại hai nước đã vượt lên trước trong cuộc đua, nhưng các tiềm năng khác vẫn còn đó. Và Việt Nam có thể sẽ cân đối lại bằng cách để cho Mỹ, hay liên danh Nhật-Mỹ vào cuộc ở một gia đoạn kế. Tuy nhiên ở giai đạon này, Việt Nam quyết định sử dụng Nga và Nhật Bản, hai nước có kinh nghiệm trong lãnh vực này, nhưng lại không tỏ ra đe dọa đối với Trung Quốc.”

Theo Viện trưởng Vương Hữu Tấn, thì nếu dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xúc tiến suôn sẻ, thì năm 2020 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ đưa vào vận hành phát điện thương mại với công suất khoảng một ngàn MW, và đến năm 2025 sẽ có 8 ngàn MW điện hạt nhân, chiếm khoảng 7% tổng công suất phát điện của Việt Nam, và đến năm 2030 sẽ có từ 15 đến 16 ngàn MW, chiếm khoảng 10,3% tổng công suất phát điện của Việt Nam.

————————————————————————————————–

Giấc mơ Mỹ qua những câu chuyện của nữ nhà văn gốc Việt

Angie Châu, tác giả cuốn Quiet As They Come

 

Angie Châu vẫn còn nhớ cảnh gia đình cô cùng sống với 3 gia đình họ hàng khác ở chung trong một ngôi nhà, và mỗi gia đình chỉ có một phòng ngủ, khi họ mới tới Mỹ, năm cô lên 4 tuổi. Đó là quãng thời gian mà cô nhớ nhất và cũng là bối cảnh mở đầu của những câu chuyện cô kể trong tập truyện ngắn Quiet As They Come.

Nhà văn Angie Châu cho biết cô bắt đầu viết tập truyện ngắn này cách đây nhiều năm vì cô nhận thấy chưa có mấy nhà văn viết về kinh nghiệm của những người Việt định cư ở Mỹ.

“Điều gây cảm hứng cho tôi chính là việc tôi thích đọc sách, tôi thích văn học và với tư cách là một người đọc, tôi cảm thấy còn thiếu những tác phẩm mô tả về kinh nghiệm của người Việt ở Mỹ. Tôi cũng cảm thấy những tác phẩm đã được xuất bản có vẫn còn thiếu sự đa dạng nhất định mà tôi muốn được đọc. Vì vậy tôi muốn viết ra những câu chuyện mà mình muốn được đọc.”

Angie nói cuốn sách của cô không chứa đựng thông điệp hay khẩu hiệu nào mà cô chỉ hy vọng người đọc cảm thấy thích thú và họ có thể tìm thấy một mối liên hệ nào đó với những người đồng hương của mình trong từng câu chuyện.

“Trên hết tôi muốn cộng đồng người Việt, cả những người trẻ tuổi cũng như những người lớn tuổi có thể thấy được sự hiện diện của một cuốn sách viết về chính họ. Tôi muốn họ có thể tìm thấy một cuốn sách như vậy ở các thư viện công cộng. Tôi muốn một em bé cũng có thể tới thư viện và tìm đọc về những nhân vật mà các em có thể liên hệ tới, hay những nhân vật trong cuốn sách mà các em có thể coi là những nhân vật quả cảm, ví dụ những nhân vật có thể vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để vươn lên. Còn đối với những người không phải là người Việt Nam thì tôi muốn họ có thể hiểu được những cảm xúc của người Việt trên đất Mỹ, cả những sự đau khổ, những nỗi cô đơn, chán chường, thất vọng lẫn những thành công và tình yêu của họ trong cuộc sống. Tôi muốn những câu chuyện của mình có đủ mọi nhân vật với đủ mọi trạng thái cảm xúc như vậy.”

Angie Châu nói rằng những câu chuyện cô kể là từ chính sự trải nghiệm của mình và chỉ là cách nhìn của cá nhân cô. Cô nói cộng đồng người Việt rất lớn và đa dạng và có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên một trong những điểm chung mà cô nhận thấy là tất cả đều tìm cách cân bằng giữa việc hội nhập nhưng đồng thời làm sao để vẫn giữ lại được những giá trị truyền thống:

“Họ cân nhắc làm cách nào và ở mức độ nào họ có thể hội nhập vào đất nước mới của mình, vào truyền thống và văn hóa phương Tây. Họ phân vân không biết nên duy trì và giữ lại những gì về quá khứ và nguồn cội, và nên giữ lại bao nhiêu? Đó là một sự giằng kéo, một sự đấu tranh để quyết định nên giữ lại và truyền lại những gì cho thế hệ mai sau, bởi lịch sử và văn hóa là những điều rất quan trọng. Nhưng giữ lại bao nhiêu là đủ khi mà chúng ta không thể hội nhập được nếu không tiếp thu những điều mới mẻ.”

Nhà văn Angie Châu cũng nói cô không tô hồng cuộc sống ở Mỹ mà nói về cả những khó khăn và vất vả mà những người Việt định cư ở Mỹ phần lớn đã trải qua.

“Tôi hy vọng các câu chuyện của mình mô tả mọi mặt của cuộc sống. Thực sự là không phải cứ đến Mỹ là mọi thứ đều hoàn hảo. Theo tôi, ‘Giấc mơ Mỹ’ có thể trở thành hiện thực đối với một số người may mắn, nhưng đối với một số người khác thì giấc mơ đó lại có thể tan vỡ. Đó không phải là một sự bảo đảm hoàn toàn chắc chắn.”

Năm 2009, Angie Châu đã nhận được giải thưởng văn học UC Davis Maurice dành cho lĩnh vực tiểu thuyết. Cô nói giải thưởng này là một nguồn động viên to lớn đối với cô và tiếp thêm cho cô cảm hứng sáng tác mới.

Angie Châu, tên Việt Nam là Châu Thanh Thư, có bằng Cử nhân về Văn hóa Đông Nam Á và Kinh tế Chính trị của đại học University of California, Berkeley và có bằng Thạc sĩ tại đại học University of California, Davis. Các tác phẩm của cô đã được đăng tải trên các báo và tạp chí Indiana Review, Santa Clara Review, Night Train Magazine, Slant v.v.

Tập truyện Quiet As They Come được nhà xuất bản IG Publishing xuất bản năm 2010.  Quí vị có thể tìm hiểu thêm về tác giả Angie Châu tại trang web: http://www.angiechau.com/biocontact.shtml

————————————————————————————————–

Bà già 88 tuổi vẫn mê sex

Ở tuổi 88, BettyWhite vẫn tự hỏi, liệu đam mê tình dục có thể giảm dần theo thời gian? Dù sao thì với bà, ngày ấy vẫn chưa tới.

Với mái tóc vàng lộng lẫy, cựu minh tinh màn bạc Hollywood này trông vẫn rạng rỡ, xinh đẹp dù đang tiến gần đến tuổi “cửu tuần”. Không ngượng ngùng, Betty White cho biết bà vẫn xem phim sex thường xuyên.

“Tôi yêu đàn ông và luôn luôn mê thích việc làm tình. Tôi tự hỏi liệu những đam mê tình dục có giảm dần đi theo tuổi tác không? Nếu đúng như thế thì tôi vẫn đang đợi ngày đó đến. Tôi làm đám cưới với người chồng thứ nhất cũng chỉ vì chúng tôi lúc nào cũng muốn gắn chặt vào nhau. Cuộc hôn nhân đó kéo dài 6 tháng thì cả 6 tháng đó, chúng tôi ở trên giường”, bà Betty khoe.

Betty xinh đẹp thời son trẻ.

Người chồng sau của bà là Allen Ludden cũng đã tạ thế cách đây gần 30 năm, và kể từ đó, Betty White sống độc thân, nhưng không có nghĩa là phải kiêng sex.

Betty ở tuổi 88.

Bà tâm sự trên tạp chí Parade: “Tôi thích ‘yêu’ những người đàn ông nhiều tuổi hơn. Với tôi, họ luôn quyến rũ. Nhưng bây giờ thì bạn thấy đấy, đâu còn nhiều những người nhiều tuổi hơn tôi?”.

Hồng Phạm (theo Showbizspy)
—————————————————————————————————

Tín hiệu đáng mừng: Bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và thành viên Chính phủ

Một tín hiệu đáng mừng cho mỗi chúng ta, trong phiên họp sáng náy của Quốc hội có đề xuất của ông Nguyễn Minh Thuyết yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ và Thủ tướng khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Chứng tỏ ngày càng có nhiều đại biểu dám nhìn thẳng, nói thật.

Vụ Vinashin: Yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ

“Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức QH, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên ChÍnh phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị QH tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan”, ĐB Nguyễn Minh Thuyết đề xuất.

Phiên thảo luận kinh tế – xã hội sáng nay (1/11) trở thành cuộc “truy” trách nhiệm quyết liệt, dồn dập của các ĐBQH.

Lập ủy ban điều tra lâm thời

Đề xuất của ĐB Thuyết nhận được sự tán đồng của các ĐB như Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan, Huỳnh Ngọc Đáng… Thậm chí ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) dành hẳn 7 phút để phân tích khía cạnh pháp lý của việc thí điểm mô hình tập đoàn. Nhiều ĐB thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm “liên đới” của chính Quốc hội vì đã dung dưỡng tình trạng sai phạm quá lâu và không kịp thời “lấp” lỗ hổng pháp lý.

ĐB Nguyễn Minh Thuyết: Không thể nhận trách nhiệm chung chung

Luôn phát biểu gần như cuối cùng ở rất nhiều phiên thảo luận các kỳ họp trước đó, nhưng riêng lần này, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã bấm nút khá sớm và đề xuất của ông ngay sau đó đã nhận được sự cộng hưởng của nhiều đại biểu khác.

Vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH nói thẳng: “Tập đoàn kinh tế Vinashin đã thực sự sụp đổ cho dù ta dùng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.

Theo ông Thuyết, Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào mình món nợ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu khoảng 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có thể trả nợ được. Còn với đồng bào nhiều nơi, nhất là tỉnh nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường, xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện, những nhu cầu rất thiết yếu trong cuộc sống.

Sai phạm trong chỉ đạo điều hành đã rõ nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lơi đó là ngoài lãnh đạo Vinashin còn có ai có trách nhiệm

Theo ông, “các thành viên chính phủ cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội là cơ quan đại diện của người dân bầu ra mình chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố là đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm”.

Nhắc lại vụ án Lã Thị Kim Oanh vì thất thoát 100 tỷ đồng mà 1 vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải xin từ chức và 2 vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa, ông Thuyết kết luận: “Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh như vậy nhưng phóng đại gấp 1.000 lần”.

Ủy ban Tư pháp nói có dấu hiệu bao che, nhưng ai bao che, bao che thế nào, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm gì thì ủy ban tư pháp chưa có điều kiện kết luận. Nếu QH không làm rõ được điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng trước dân.

Ông Thuyết đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên CHÍnh phủ, trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên liên quan.

ĐB Lê Văn Cuông: Phải giải quyết dứt điểm mọi chuyện ngay tại kỳ họp Quốc hội này

Đồng tình với đề xuất này, ĐB QH Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) khẳng định, mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ họp QH này. Ông Cuông nhẩm tính, mỗi người dân VN phải gánh cho Vinashin 1,5 triệu đồng trả nợ.

ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cũng cho rằng lấy lý do Vinashin hoạt động trong tình trạng chưa có khuôn khổ pháp lý là chưa hợp lẽ vì mọi thể chế đều do con người đặt ra. “Chúng tôi quan tâm đến hậu Vinashin và tân Vinashin. Khắc phục sai phạm như thế nào, những cá nhân và tập thể có liên quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm ra sao? Đề nghị QH có nghị quyết chuyên đề về vấn đề này”.

ĐB Phạm Thị Loan: Những người làm sai phải có lời xin lỗi nhân dân

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) tiếp tục “truy”, Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, các tổng công ty 90, 91, “bận trăm công nghìn việc nhưng sao Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý các DN lớn như vậy”.

Cũng theo ĐB Loan, sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm nhưng không kiểm toán, thanh tra được vì ngáng trở. Mọi sai phạm đổ hết cho lãnh đạo tập đoàn là không sòng phẳng.

Ai đã cho Vinashin vay vượt hạn mức 15% vốn điều lệ, cho phát hành trái phiếu, đặc biệt 11 đoàn kiểm tra vào mà không phát hiện sai. QH đưa Vinashin vào danh sách giám sát đặc biệt nhưng CP lại nói để Thanh tra vào cuộc, nên kiểm toán nhà nước vẫn chưa vào cuộc được. Vậy trách nhiệm ở đâu, của ai”, bà Loan nói.

Theo ĐB Loan những người làm sai cần phải có lời xin lỗi với nhân dân, nên có văn hóa từ chức để nhân dân còn có niềm tin.

Thiếu điện: EVN phải giải trình trước QH

Từ Vinashin, các ĐB tiếp tục đặt câu hỏi về điều hành, quản lý các tập đoàn kinh tế hiện nay, đặc biệt EVN.

Theo ĐB Huỳnh Ngọc Đáng: Hơn 10 năm qua năm nào cũng thiếu điện, điện đang là bức tranh ảm đạm, nay ngành điện đã phải cung cấp điện giữa mùa mưa, cử tri nói các vị đừng tranh luận nữa mà hãy làm đi cho dân nhờ. “Kỳ họp này nên yêu cầu lãnh đạo EVN phải đến báo cáo và giải trình trước QH để tìm giải pháp”, ông Đáng nói.

Từng chất vấn quyết liệt chuyện thiếu điện, lần này, ĐB Lê Văn Cuông tiếp tục nêu kiến nghị, EVN là DN độc quyền sản xuát, nhiều năm qua là con cưng của nền kinh tế, khi có thành tích thì vơ vào, thử hỏi vai trò đầu tàu của nhà nước ở đâu khi mà thiếu điện triền miên nhưng cứ hứa tới hứa lui.

“Để thiếu điện nhiều năm liên tục, ai là người chịu trách nhiệm chính, cần báo cáo trước QH để có gì vướng mắc thì cùng tháo gỡ”, ông Cuông nói. Tiếp theo đó, ĐB Phạm Thị Loan cũng khẩn thiết yêu cầu làm rõ trách nhiệm của EVN khi họ có tiền để đầu tư chứng khoán, tài chính, có hàng ngàn tỷ đồng thưởng Tết nhân viên, hà cớ gì không có tiền đầu tư các dự án điện và liên tục đòi tăng giá.

Phía dưới hội trường, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng ngồi chống cằm trầm ngâm.

Phiên thảo luận sẽ còn tiếp tục sau giờ giải lao.

Theo VNN + Blog HayDanhThoiGian

————————————————————————————————–

“Phát súng” nổ giữa Quốc Hội : Nguyên văn bài phát biểu của ĐB Nguyễn Minh Thuyết

…tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra.

Kính thưa Quốc hội.

Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2010 này nước ta đã đạt và vượt 16/21 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Cũng như đông đảo người dân tôi rất hân hoan trước tin vui này và sự trân trọng những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên tôi cũng vô cùng lo lắng trước những khuyết điểm nghiêm trọng trong điều hành nền kinh tế, phân tích chưa sâu, chưa đủ cụ thể và nghiêm khắc. Trong thời gian có hạn tôi chỉ tập trung nói về vụ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin sụp đổ. Vâng, thực sự nó đã sụp đổ, mặc dù chúng ta có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình. Tập đoàn Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt, một thế kỷ mới trả nổi. Đối với đồng bào nhiều nơi nhất là nông thôn. miền núi thì trả món nợ khổng lồ này có nghĩa là chậm làm đường, làm cầu, xây trường, xây bệnh viện v.v… những nhu cầu rất thiết yếu của cuộc sống đồng bào. Sai phạm trong chỉ đạo điều hành thì đã rõ. Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là ngoài lãnh đạo Vinashin còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này.

Báo cáo của Chính phủ cho biết Chính phủ có trách nhiệm và đã nghiêm túc kiểm điểm, nhưng cụ thể như thế nào? Theo tôi hiểu trong trường hợp này các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội – cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình. Không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm.

Vụ việc này nhắc tôi nhớ đến vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm. Vì nuông chiều, luôn áp dụng những siêu cơ chế cho công ty của Lã Thị Kim Oanh dẫn đến thất thoát trên 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức và 2 vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa. Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1000 lần. Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản Nhà nước. Nhưng ai bao che? Bao che thế nào? Vì nguyên nhân gì? Nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận. Thế mà nếu Quốc hội không làm rõ được điều này thì không hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước dân.

Vì vậy, căn cứ Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra.

Thưa quý vị Chủ tọa,

Thưa quý vị đại biểu khách mời,

Nói những điều trên tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn, nhưng chúng ta có xử lý nghiêm vụ việc này thì mới thể hiện được sự công minh của pháp luật, hạn chế được những dự án làm ăn phá của bốc trời, đưa hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững và lấy lại được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.

Thưa quý vị, hôm nay tôi đọc một bài đã chuẩn bị sẵn là để ngay sau buổi họp này trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội như một kiến nghị chính thức của đại biểu. Trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị của tôi. Xin trân trọng cảm ơn.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết  – Lạng Sơn

Nguồn : Trang điện tử Quốc Hội

—————————————————————————————————