Truyện của Phạm Lưu Vũ “Vạn thế sự là hạng người thừa “

(Trích Luận ngữ Tân thư)

Thánh nhân bất nhân, xem thiên hạ như rơm, như chó (Lão Tử -Đạo đức kinh), hay thiên hạ bất nhân, coi Thánh nhân chỉ là thứ đồ thừa? Không thể phân biệt được. Chỉ biết rằng mấy nghìn năm, bậc vạn thế sư (thầy của muôn đời) thừa vẫn hoàn thừa…

Vẫn “lời tựa“ trong Luận ngữ tân thư. Sau đây lại xin trích một đoạn trong bộ sách đó:

Khổng Phu Tử bỏ nước Lỗ, chán nước Tề, không chịu được nước Vệ… cùng học trò lang thang như con thuyền không bến đậu, song cũng chẳng giận dỗi với ai. Thế mà vẫn có lúc phải coi lũ vua quan trong thiên hạ như kẻ cướp (Phu Tử dĩ thiên hạ quân thần vi đạo tặc). Nhưng ngài phải hội đủ ba lý do sau thì mới mở miệng ra nói:

Một: hiểu cái điều định nói, hiểu cả cái ngược lại với điều định nói.

Hai: chắc chắn có người nghe, dẫu người nghe ấy ở cách xa ba trăm dặm.

Ba: chắc chắn có người hiểu, dẫu người hiểu ấy ba trăm đời nữa mới sinh.

Kĩ lưỡng đến như thế, vậy mà ngài từng nói suốt ba mươi năm ròng rã. Một hôm, có kẻ cuồng sĩ nước Sở tìm đến trỏ ngài mà bảo:

“Phu Tử có phải là người duy nhất ở đời này bị thừa ra không đấy? Phu Tử đúng là thừa rồi“.

Nói xong bỏ đi ngay, vừa đi vừa lẩm bẩm: “Quá thừa! Quá thừa!“. Tử Lộ bèn vào hỏi:

“Gã cuồng ấy nói thừa, thừa cái gì đấy thưa thầy?“.

Khổng Tử trả lời:

“Gã bảo ta là người thừa ra ở đời này thì đúng quá, đúng quá. Đời nào mà chẳng có người như thế. Ta chính là đã gánh hộ một suất thừa ra ấy cho thiên hạ. Nhưng bảo ta là người duy nhất thì chưa lấy gì làm chắc“.

Tử Lộ nổi giận nói:

“Vậy thầy hãy chỉ cho biết, cần phải đập chết bao nhiêu (thằng) trong đời này, khiến thiên hạ trông thấy phải run mật khiếp sợ, thì thầy mới khỏi bị thừa ra?“.

Khổng Tử bảo:

“Dùng một vạn cái dũng của ngươi, đi đập chết cả thiên hạ này, biến thiên hạ thành một bãi tha ma. Rốt cuộc ta thừa vẫn cứ thừa. Sức (hiểu) của anh Do (Tử Lộ) không vượt quá nổi đời này“.
Tử Lộ ra. Tử Cống bước vào hỏi:

“Gã cuồng ấy nói thừa, thừa cái gì đấy thưa thầy?“.

Khổng Tử trả lời:

“Gã bảo ta là người thừa ra ở đời này thì đúng quá, đúng quá. Đời nào mà chẳng có người như thế. Ta chính là đã gánh hộ một suất thừa ra ấy cho thiên hạ. Nhưng bảo ta là người duy nhất thì chưa lấy gì làm chắc“.

Tử Cống hăng hái nói:

“Vậy thầy hãy chỉ cho biết, cần phải gom bao nhiêu của cải trong đời này, khiến thiên hạ trông vào phải tối sầm mắt lại, thì thầy mới khỏi bị thừa ra?“.

Khổng Tử bảo:

“Dùng mười vạn cái khôn của ngươi, gom bằng hết của cải trong đời này, biến cả thiên hạ thành một lũ khố rách áo ôm. Rốt cuộc ta thừa vẫn cứ thừa. Sức (hiểu) của anh Tứ (Tử Cống) không vượt quá nổi đời sau“.

Tử Cống ra. Tăng Tử bước vào hỏi:

“Gã cuồng ấy nói thừa, thừa cái gì đấy thưa thầy?“.

Khổng Tử trả lời:

“Gã bảo ta là người thừa ra ở đời này thì đúng quá, đúng quá. Đời nào mà chẳng có người như thế. Ta chính là đã gánh hộ một suất thừa ra ấy cho thiên hạ. Nhưng bảo ta là người duy nhất thì chưa lấy gì làm chắc“.

Tăng Tử buồn bã nói:

“Vậy thầy hãy chỉ cho biết, cần phải tỏ cái đạo hiếu cao đến mức nào, khiến thiên hạ trông vào phải che mặt xấu hổ, thì thầy mới khỏi bị thừa ra?“.

Khổng Tử bảo:
“Dùng trăm vạn cái hiếu của ngươi, trải ra khắp thiên hạ này, biến thiên hạ thành một lũ con ngoan, suốt đời chỉ biết vâng dạ. Rốt cuộc ta thừa vẫn cứ thừa. Sức (hiểu) của anh Sâm (Tăng Tử) chẳng qua trong khoảng ba đời“.

Tăng Tử ra. Nhan Hồi bước vào hỏi:

“Gã cuồng ấy bảo thầy là người thừa trong thiên hạ có phải không?“.

Khổng Tử trả lời:

“À té ra là anh đã biết. Ta thừa ra ở đời này hay đời này là thừa với ta, cũng như ta quá chật với thiên hạ này hay thiên hạ này là chật chội với ta thì chưa biết được. Thiên hạ còn ai nghe nữa không? Còn ai hiểu nữa không? Nhưng nếu bảo ta là người duy nhất thì chưa lấy gì làm chắc“.

Nhan Hồi thản nhiên bảo:

“Thiên hạ đang vô đạo, sự tầm thường, giả dối đã dâng đến tận trời. Vua quan rặt một lũ chó má, vừa đểu cáng, vừa bịp bợm, lại suốt ngày lôi những thứ tư tưởng, chủ nghĩa vớ vẩn nào đó từ sọt rác ra để ngụy trang cho cái bản chất kẻ cướp của mình. Bọn kẻ sĩ thì hèn hạ, tiểu nhân, cả đời chỉ biết theo đuôi chính trị. Những loại trí thức, đỗ đạt thì kiêu ngạo, u tối. Bàn đến danh lợi, mặt ai cũng tươi tắn, khôn ngoan. Nhưng hễ động bàn đến chữ nghĩa, văn chương thì lập tức mặt đần ra như mặt cái người cả đời chưa bao giờ đọc sách… Thế mà thầy còn đem đạo lý ra để nói, thì dẫu có bị mắng là người thừa, cũng vẫn còn nhẹ đấy…“.

Khổng Tử hỏi:

“Ngươi đúng là đã biết tại sao rồi chứ?“.

Nhan Hồi tiếp tục trả lời:

“Thầy sở dĩ nói đạo lý, chính vì đã hiểu hết cái vô đạo lý trong thiên hạ này. Song đạo lý đâu chỉ nói cho một đời. Đạo lý dẫu thừa ở đời này, chưa chắc đã thừa ở đời sau. Thừa ở đời sau, chưa chắc đã thừa ở đời sau nữa… Cứ như thế, đạo lý nếu có bị thừa ra, thì cũng chỉ thừa với một đời cụ thể, không bao giờ thừa với muôn đời. Biết đâu ba trăm đời nữa, thế nào chẳng có kẻ hiểu ra…“.

Khổng Tử nghe đến đó, đang ngồi bỗng đứng bật ngay dậy, giơ hai tay, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“Hỡi con người họ Nhan kia, ngươi có phải là kẻ biết nghe không đấy. Sức (hiểu) của ngươi đúng là để ở chỗ của muôn đời. Ta thà làm kẻ đánh xe cho nhà ngươi, còn hơn làm thầy của lũ đế vương trong thiên hạ. Đúng là từ khi nhận thấy mình như bị thừa ra, thì ta cũng biết ngay rằng không phải ta là người duy nhất…“.

Phạm Lưu Vũ

————————————————————————————————————————————————————————–

Vụ án Điếu Cày và bản chất của đảng

Tổng Hợp của Phạm Thanh Quang

Blogger Điếu Cày bị phạt 900 triệu và hai năm rưỡi tù giam… Anh là ai? Tại sao anh bị phạt tiền và tù? Anh có tội tình gì? Đây là vụ án thật hay là một nghịch lý của cái gọi là Xã hội Chủ Nghĩa, một chế độ “rừng rú” còn sót lại trên trái đất này của thế kỷ XXI. Những vấn đề đặt ra sẽ được phơi bày trong loạt bài dưới đây. Tổng hợp của ban điều hành trang nhà www.vietquoc.org

Điếu Cày một cái biệt danh nghe hơi lạ nhưng thân thương vì đây là cái ống điếu dùng để hút thuốc lào, ở Việt Nam có câu: “nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”…. anh Điếu Cày tức là người viết trang mạng Blog nên gọi anh là nhà báo hay nói tóm gọn là Blogger Điếu Cày (Blogger = người dùng Blog). Tên thật là Nguyễn Văn Hải bút danh là Hoàng Hải viết trên những trang Blog, sinh năm 1952 từng đi bộ đội Cộng Sản Việt Nam (CSVN), anh đang sống ở Quận 3 thành phố Sài Gòn.

Những hoạt động của anh Nguyễn Văn Hải hiện nay như sau:

  1. Thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, quy tụ các cây bút tình nguyện viết về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân bị thiệt hại từ các chính sách trưng dụng đất đai, nhà cửa của Chính phủ.
  2. Thành lập trang web mang tên “Dân Báo” đăng tải phóng sự và bài viết do những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện.
  3. Lập blog riêng mang tên “Điếu cày” ghi lại những suy nghĩ cá nhân về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và sưu tập những bài viết đáng chú ý về Việt Nam.
  4. Tham gia các cuộc tuần hành lên án chính sách ngoại giao gây hấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008.

PHẢN ỨNG CỦA NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA ANH Nguyễn Văn Hải:

Hoạt động xã hội của anh Nguyễn Văn Hải và những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do chỉ đơn thuần là sự bày tỏ hòa bình quan điểm cá nhân đối những vấn đề cấp thiết của xã hội.  Quyền bày tỏ quan điểm như vậy hoàn toàn hợp pháp và cần được tôn trọng.

Tuy nhiên, trong mắt nhà cầm quyền Việt Nam, các hoạt động xã hội của anh Nguyễn Văn Hải được xem là sự thách thức quyền cai trị của Đảng Cộng Sản đối với nhà nước và xã hội, bởi lẽ họ vẫn tiếp tục duy trì cách lý giải về sự đe dọa quyền lãnh đạo [độc đoán] của Đảng Cộng Sản như hiểm họa về “an ninh quốc gia” mà mọi người dân tuyệt đối không có quyền xâm phạm.

Họ đã sử dụng bộ máy công an liên tục quấy nhiễu anh Nguyễn Văn Hải bằng cách triệu tập anh đến đồn công an làm việc, bất chấp giờ giấc sinh hoạt bình thường của một công dân tự do, hòng tạo áp lực tinh thần để anh Nguyễn Văn Hải chấm dứt các hoạt động xã hội của mình.

Khi thấy không thể khuất phục anh về tinh thần, nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách bức hại anh về sinh kế vì họ đơn giản nghĩ rằng triệt hạ nguồn thu nhập chính của anh sẽ tạo áp lực về vật chất khiến anh không thể tiếp tục các hoạt động khác.

Nguồn thu nhập chính mà anh Nguyễn Văn Hải có được là từ việc cho thuê nhà.  Gần 10 năm nay anh cho Công Ty Mắt Kính Hà Nội thuê căn nhà do anh làm chủ tại địa chỉ 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Sài Gòn.  Hầu hết những hợp đồng thuê mà hai bên ký kết đều buộc bên thuê, tức là Công Ty Mắt Kính Hà Nội, phải nộp thuế thu nhập tính trên tiền thuê.  Mặc dù việc nộp thuế như vậy là nghĩa vụ của bên cho thuê, tuy nhiên luật pháp Việt Nam cũng công nhận sự thỏa thuận giữa các bên về ai là người nộp thuế.

Mặc dù có thỏa thuận như vậy giữa anh Nguyễn Văn Hải và Công Ty Mắt Kính Hà Nội, nhưng trên thực tế bên thuê vẫn không nộp thuế từ gần 10 năm nay.  Đây là sự vi phạm luật pháp và vi phạm thỏa thuận của Công Ty Mắt Kính Hà Nội, chứ không phải của anh Nguyễn Văn Hải.  Thay vì truy cứu trách nhiệm của Công Ty Mắt Kính Hà Nội, cơ quan công an Việt Nam lại tìm cách thay đổi bản chất sự việc, tìm cớ quy tội để bắt giam anh Nguyễn Văn Hải.  Họ thậm chí khuyến khích Công Ty Mắt Kính Hà Nội chối bỏ nghĩa vụ nộp thuế của mình và tìm cách đổ trách nhiệm trốn thuế cho anh Nguyễn Văn Hải.

SỰ KIỆN RƯỚC ĐUỐC VÀO NGÀY 29/4/2008 VÀ VIỆC KHỞI TỐ ANH Nguyễn Văn Hải

(Blogger Điếu Cày người thứ hai từ bên trái)

Vì biết anh Nguyễn Văn Hải từng đi đầu trong các cuộc tuần hành lên án chính sách ngoại giao gây hấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa thời gian gần đây, nên nhà cầm quyền Việt Nam rất lo ngại khả năng anh sẽ tổ chức biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympics tại Sài Gòn vào ngày 29/4/2008.

Để loại trừ khả năng này, Công an Quận 3 TPHCM đã liên tục triệu tập anh Nguyễn Văn Hải đến đồn công an thẩm vấn mỗi ngày từ 7giờ30 đến 23giờ, mà không cho ăn uống và nghỉ ngơi trong suốt thời gian thẩm vấn.  Điều này khiến sức khỏe của anh suy giảm nghiêm trọng.

Nội dung thẩm vấn xoanh quanh hoạt động của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, trang web Dân Báo và các hợp đồng cho thuê nhà.  Họ thừa hiểu rằng anh Nguyễn Văn Hải hoàn toàn không vi phạm pháp luật trong các hoạt động xã hội và cả việc cho thuê nhà.  Tuy nhiên, việc triệu tập bất chấp giờ giấc này là cách duy nhất mà họ có thể làm để “quản chế” anh.

Khoảng giữa tháng 3/2008, vì không chấp nhận cách thức thẩm vấn vi phạm nhân quyền và dân quyền của Công an Quận 3 TPHCM và trước tình trạng sức khỏe ngày một suy giảm của mình, anh Nguyễn Văn Hải rời khỏi nơi ở để đi nghỉ dưỡng một thời gian.  Điều này càng khiến sự lo ngại vô cớ của Công an Quận 3 TPHCM về việc anh Nguyễn Văn Hải có thể tổ chức biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympics tại Sài Gòn vào ngày 29/4/2008 càng gia tăng.

Họ điên cuồng truy tìm anh Nguyễn Văn Hải như một tội phạm bất kể anh đang là công dân tự do trước pháp luật.  Họ thậm chí vô cớ thẩm vấn gia đình và những người bạn quen biết của anh Nguyễn Văn Hải theo cách thức vốn chỉ áp dụng với những người phạm tội đã bị khởi tố và bắt giam.

Sau hơn một tháng truy lùng với đủ mọi thủ đoạn, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt anh Nguyễn Văn Hải vào trưa ngày 19/4/2008 tại Đà Lạt và áp giải về Sài Gòn ngay trong ngày.  Lệnh khởi tố vụ án “trốn thuế” và khởi tố bị can được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận 3 TPHCM phê chuẩn vội vã vào cùng ngày để hợp thức hóa việc bắt giam bất hợp pháp của công an.

Cùng với anh Nguyễn Văn Hải, người vợ cũ của anh là cô Dương Thị Tân cũng bị khởi tố vì “đồng phạm” mặc dù cô hoàn toàn không liên quan đến việc cho thuê nhà.  Mục đích đưa cô Dương Thị Tân vào vụ án này là để khám nhà và thu thập chứng cứ mà khi bắt giam anh Nguyễn Văn Hải phía cơ quan công an hoàn toàn không có.

Ngày 21/4/2008, Công an Quận 3 TPHCM tiến hành khám nhà riêng của anh Nguyễn Văn Hải và nhà riêng của chị Dương Thị Tân, đồng thời tịch thu một số tài liệu và vật dụng cá nhân.

BẢN CHẤT VỤ ÁN VÀ NHỮNG VI PHẠM CỦA NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM

Thực chất của vụ án này không phải là “trốn thuế” như nhà cầm quyền Việt Nam tạo dựng để bắt giam anh Nguyễn Văn Hải. Đây là một vụ án chính trị nhằm trấn áp tiếng nói bất đồng chính kiến trong phê phán các chính sách của chính phủ và Đảng Cộng Sản.  Họ đã dựng đứng những sự việc không có thật để tạo ra “chứng cứ” quy tội “trốn thuế” cho anh Nguyễn Văn Hải.

Toàn bộ những cuộc thẩm vấn mà Công an Quận 3 TPHCM thực hiện đối với gia đình và bạn bè anh Nguyễn Văn Hải hầu như đều tập trung vào những hoạt động xã hội mà anh làm cũng như truy tìm ai là thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do xung quanh anh.

Trước và sau khi bắt giam anh Nguyễn Văn Hải, họ gặp gỡ những người dân sống gần nơi anh ở và giải thích rằng anh là “đối tượng phản động nguy hiểm” mà nhà nước trừng phạt.  Họ trấn áp và hù dọa những người quen biết anh Nguyễn Văn Hải rằng anh là thành viên một tổ chức phản động chống phá nhà nước, nếu không tố giác anh sẽ bị xem là đồng phạm.

Quả thật, “trốn thuế” và “phản động” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhauTrong vụ án này rõ ràng “trốn thuế” chỉ là cớ để trừng phạt điều mà luật pháp không thể cấm người dân làm, đó là tự do bày tỏ chính kiến một cách hòa bình.

Trên thực tế, cơ quan công an đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp khi bắt giam anh Nguyễn Văn Hải như sau:

Nhóm bắt giữ và thẩm vấn anh Nguyễn Văn Hải không chỉ là đội cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế mà còn có Phòng An Ninh Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ và Chống Gián Điệp (PA 35) thuộc Công an TPHCM.

Thật khó hiểu khi tội “trốn thuế” lại khiến Phòng An Ninh Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ và Chống Gián Điệp nhọc công sức điều tra thay vì chỉ để một nhóm cảnh sát chuyên môn về tội phạm kinh tế tham gia điều tra.  Cần lưu ý rằng Phòng An Ninh Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ và Chống Gián Điệp của là cơ quan chủ lực trấn áp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam trong nhiều vụ án chính trị khác tại Việt Nam.

Cho đến thời điểm ban hành lệnh khởi tố và bắt giam anh Nguyễn Văn Hải vào ngày 19/4/2008, cơ quan công an hoàn toàn không có trong tay đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc cho thuê nhà giữa anh Nguyễn Văn Hải và Công Ty Mắt Kính Hà Nội, mà mãi sau khi khám xét nhà vào ngày 21/4/2008 họ mới thu được một số tài liệu nhất định.  Như vậy, việc khởi tố và bắt giam anh Nguyễn Văn Hải hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.  Điều này càng chứng minh rằng bản chất vụ án là chính trị, chứ không phải “trốn thuế” mà họ rêu rao.

@ Danlambao

————————————————————————————————————————————————————————–

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG THỨ 11 – “Tái đắc cử!”

moonlight, X-Cafe

Gần như hầu hết các Quan Bí thư Tỉnh đều “Tái Đắc Cử” trong một kỳ bầu cử gọi là rất Đổi mới, rất Dân chủ (trong Đảng)

Báo Thanh Niên:

Ông Lê Thanh Hải tái đắc cử Bí thư Thành ủy TP.HCM...

Việt Nam Net:

Với 298/299 phiếu bầu chiều nay (28/9), ông Nguyễn Bá Thanh chính thức tiếp tục cương vị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong ngày làm việc đầu tiên khá nhẹ nhàng của ĐH Đảng bộ TP. Ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Trung ương Đảng, sinh tháng 4/1953, là tiến sĩ quản lý kinh tế nông nghiệp. Ngoài cương vị Bí thư Thành ủy, ông còn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐND TP, Trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng. 

Tiền Phong:

Ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang khóa XVI tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII (nhiệm kỳ 2010-2015).

Tuổi Trẻ:

Sau ba ngày làm việc, ngày 25-9 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa IX (nhiệm kỳ 2010-2015) đã bế mạc. Đại hội đã bầu ban chấp hành khóa mới gồm 51 người. Ban chấp hành Đảng bộ khóa IX đã bầu 13 người vào Ban thường vụ tỉnh ủy, ông Trần Đình Thành tái đắc cử bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015.

Đảng Cộng Sản VN:

Ngày 29/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII đã tiến hành bầu trực tiếp chức danh Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi khoá XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi với số phiếu 350/350

Pháp Luật:

Ông Lê Hữu Phúc tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị
Sau 3 ngày làm việc, sáng 26/9, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã bế mạc. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Lao Động:

Ngày 16/9, Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XV đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí; đồng chí Đào Tấn Lộc được tín nhiệm bầu lại giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XV; các đồng chí Phạm Đình Cự và Huỳnh Tấn Việt được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

VietnamPlus:

Sau 3 ngày làm việc, chiều 14/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã bế mạc. Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa mới gồm 55 người và bầu 17 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. 

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã bầu 15 người vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Ông Phạm Văn Vọng, Bí thư Tỉnh ủy khóa XIV tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

DTNews:

Đồng chí Trần Trí Dũng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy (LĐ) – Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ IX – nhiệm kỳ 2010-2015 diễn ra từ ngày 4-5.10.2010. Đại tướng Lê Hồng Anh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an – đến dự và chỉ đạo đại hội. 

DTNews:

Ngày 23/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ Cần Thơ lần thứ XII đã bầu Ban chấp hành khóa mới gồm 55 ủy viên. Ông Nguyễn Tấn Quyên, UVTƯ Đảng tiếp tục giữ chức Bí thư thành ủy Cần Thơ.

DTNews:

Chiều 28.9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 55 đồng chí; Ban chấp hành mới đã họp phiên đầu tiên bầu đồng chí Nguyễn Đức Hải tái đắc cử Bí thư Đảng bộ tỉnh khoá XX, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

… Bản danh sách còn dài dằng dặc, nhưng xin đóng tai đây với các tin cuối quan trọng:

Vietnam Net:

Chủ tịch Triều Tiên tái đắc cử Tổng bí thư
Cập nhật lúc 13:12, Thứ Ba, 28/09/2010 (GMT+7)
Sự kiện chính trị lớn nhất Triều Tiên trong 30 năm qua đang diễn ra, vài giờ sau khi Chủ tịch Kim Jong Il bổ nhiệm con trai út trở thành một vị tướng quân

ITA Express:

Ngày 22/10, tại phiên toàn thể Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, khóa 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
——————————————

Nông Quốc Tuấn lại … tái đắc cử Bí thư Bắc Giang

TTXVN đưa tin, sáng 18/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang  đã bế mạc và thông qua Nghị quyết Đại hội. Theo đó, Con trai TBT Nông Đức Mạnh là  Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang khóa XVI tiếp tục tái đăc cử làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII (nhiệm kỳ 2010-2015).

Cũng cần nói thêm, tháng 08/2010, ông Nông Đức Mạng trước khi về vườn đã dùng mọi quyền lực để đưa con trai mình lên nắm chức Bí thư Bắc Giang, thông qua một “Đại hội đột xuất” với sự ủng hộ … 100%

Theo tiểu sử, ông Nông Quốc Tuấn sinh năm 1963, năm 18 tuổi đi xuất khẩu lao động Đông Đức, kiêm nghề buôn lậu xe đạp, xoong chảo… Ông Tuấn hành nghề này liên tục từ  năm1981 đến 1988.

Mặc dù rất bận rộn với công việc buôn lậu suốt 7 năm tại Đông Đức, nhưng khi về VN ông Tuấn bỗng dưng có bằng “thạc sĩ kinh tế” và “cử nhân chính trị”. Tuy vậy, chi tiết việc học hành của ông Nông Quốc Tuấn ở đâu, khi nào thì cho đến nay vẫn là điều bí ẩn.

Ông Tuấn có bố là Nông Đức Mạnh, người giữ chức Chủ tịch Quốc Hội và TBT từ năm 1992 đến nay, nhưng phải đến năm 2009 thì  Nông Quốc Tuấn mới có được vài chức vụ giá trị. Nguyên nhân chính là vì cả 2 cha con đều bất tài, không nhiều vây cánh

Trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 11 sắp diễn ra năm tới, ông Nông Đức Mạnh chắc chắn sẽ về vườn, vì vậy ông đã kịp đưa con trai mình lên nắm chức Bí Thư Bắc Giang.

Các cán bộ, Đảng viên lão thành đã nhiều lần lên tiếng vì sự bất tài của hai cha con ông Nông Đức Mạnh và Nông Quốc Tuấn, nhất là những thông tin cho biết ông  Mạnh luôn tỏ ra thần phục Trung Quốc

————————————————————————————————————————————————————————————————–

China Today

VÀI HÌNH ẢNH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ TRUNG QUỐC  HÔM NAY

 

————————————————————————————————————————————————————————————————–

Lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc? Điểm lại con đường thăng tiến của Tập Cận Bình

Nguồn: Peter Ford, Christian Science Monitor

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Hôm thứ Hai Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa được đề bạt vào chức vụ phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương, một vị trí chủ chốt được xem như là nấc thang cuối cùng để đạt đến vị trí đỉnh của Trung Quốc vào năm 2013.

Nhân vật chắc chắn sẽ trở thành chủ tịch tương lai của Trung Quốc đã chứng tỏ mình là người ủng hộ mạnh mẽ quá trình cải cách kinh tế thị trường, nhưng ông cũng đã tránh xa cuộc tranh luận đang lớn dần về những cải cách chính trị, dẫn đến sự hoài nghi về những ý định tương lai của mình.

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, 57 tuổi, đã tăng cường cơ hội được kế vị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2013 khi ông được thăng chức trong tối thứ Hai vào một vị trí quan trọng được xem như nấc thang cuối cùng để đạt đến đỉnh cao quyền lực.

Là con trai của vị cựu thủ tướng, một anh hùng cách mạng, ông Tập là một “tiểu hoàng đế” nổi tiếng với những những quan hệ gia đình và chính trị đã giúp ông vươn lên những vị trí trong đảng Cộng sản đang nắm quyền.

Một người tạo dựng sự đồng thuận đầy hiệu quả

Ông Tập đã tạo ra cho mình một danh tiếng của một nhà quản lý hiệu quả và một người tạo dựng sự đồng thuận tài tình, người đã tìm cách không tạo ra những đối thủ đáng kể, các nhà quan sát cho biết. Mặc dù ông đã trải qua sự nghiệp của mình tại những tỉnh giàu có nhất ở miền đông Trung Quốc, ông cũng đã nổi tiếng trong cả nước qua việc giám sát những sự kiện nổi tiếng như Giải Olympic Bắc Kinh 2008 và qua cuộc hôn nhân với một ca sĩ nhạc dân tộc nổi tiếng.

Ông Tập đã được đề bạt chức phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương trong hội nghị toàn thể của Đảng vào hôm thứ Hai. Chủ tịch Hồ cũng đã được đề bạt vào vị trí này trước khi ông được đề cử vào vị trí hàng đầu của đảng vào năm 2002 và vào chức chủ tịch nước vào năm 2003.

Ông Tập đã tạo được thanh danh cho mình như một đảng viên đầy triển vọng tại những tỉnh miền duyên hải Phúc Kiến và Chiết Giang “ở đó ông đã làm tốt việc khuyến khích kinh tế thị trường và dễ dàng với giới doanh nhân” Li Cheng, một viện sĩ kỳ cựu thuộc Học viện Brookings tại Washington.

Năm 2007 ông được điều đến Thượng Hải như một người giải quyết khó khăn, để điều hành thành phố lớn nhất nước sau khi vị cựu lãnh đạo đảng tại đây bị sa thải vì tội tham nhũng. Chỉ vài tháng sau ông đã được đề cử vào Uỷ ban Thường vụ gồm chín người của Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia.

Những quan hệ gia đình của “tiểu hoàng đế”

Là con trai của một nhà cách mạng kỳ cựu, ông Tập đã hưởng được nhiều đặc ân. Ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa nổi tiếng, nơi ông theo học ngành Hoá học Hữu cơ, ông đã trở thành thư ký của Bộ trưởng Quốc phòng; ông đà làm việc tại những khu vực giàu có nhất trong nước và đã được thăng tiến vào Uỷ ban Thường vụ với một tốc độ nhanh lạ thường.

Những quan hệ gia đình cũng đã là những trở ngại cho ông. Cha của ông từng bị Mao Trạch Đông thanh trừng vào năm 1963 và đã trải qua 16 năm tù; Tập Cận Bình lúc trẻ đã bị điều đến một ngôi làng hẻo lánh ở miền Đông bắc Trung Quốc để làm việc đồng áng trong vài năm (ông từng bỏ trốn và bị công an bắt giữ).

“Ông đã có những kinh nghiệm đầu đời về khó khăn của cuộc sống và sự dã man của nền chính trị Cộng sản thời xưa,” Hoang Jing, một chuyên gia về những vấn đề thuộc giới lãnh đạo Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore nói.

Lý lịch gia đình của ông Tập đôi khi cũng trở thành những trở ngại cho sự nghiệp chính trị của ông. Ông đã đạt được số phiếu ít nhất trong số các cử tri được đề bạt vào các chức vụ uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng vào năm 1997. “Người ta không thích những ông vua con… vì họ không được thử thách nhiều,” Dr. Li nói.

Quan điểm chính trị?

Là người đứng đầu của Học viên Trung ương Đảng, ông Tập đã có tiếng nói của một người bảo thủ ôn hoà trong những vấn đề chính trị, nhưng ông đã tránh công khai tự nhận mình là về phe cải cách hoặc là người chống lại việc giải phóng chính trị trong nước.

Nhưng ông đã gây sự chú ý của quốc tế cho bản thân với một phát biểu đầu năm nay trong mộc chuyến viếng thăm Mexico, khi ông đã chế giễu việc “những người ngoại quốc phưỡn bụng rỗi việc không có gì tốt hơn là chỏ mũi vào chúng ta”.

“Trước hết, Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng; thứ hai Trung Quốc không xuất khẩu nghèo đói; thứ ba Trung Quốc không đến để gây nhức đầu cho quí vị,” ông đã nói với cử toạ người Mễ một cách cay độc. “Còn gì để nói nữa đâu?”

Cũng như một số những người trong thế hệ lãnh đạo của ông, những người sẽ vận hành Trung Quốc trong vài năm nữa, ông Tập có “một quyết tâm cao về nhiệm vụ làm cho guồng máy tiếp tục hoạt động” Giáo sư Huang nói. “Cha ông của họ thuộc về thế hệ tạo ra cách mạng. Điều này có nghĩa là họ có thể cứng rắn hơn trong việc đối phó với nạn tham nhũng ” vốn đang huỷ hoại cuộc sống chính trị và kinh tế của Trung Quốc.

Trong cùng lúc đó, Giáo sư Huang tiên đoán, ông Tập và những đồng sự lãnh đạo của mình sẽ gặp phải khó khăn trong việc chia sẻ sự giàu có của Trung Quốc cho các công dân của mình một cách đồng đều nếu không có cải cách chính trị. Thử thách lớn nhất của vị chủ tịch tương lai, ông nói, sẽ là “tạo ra được sự quân bằng giữa việc cải cách và việc giữ nguyên guồng máy.”

X-Cafe

————————————————————————————————————————————————————————–